Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quan hệ thương mại giữa sài gòn chợ lớn với một số trung tâm kinh tế ở đồng bằng sông cửu long thế kỷ xvii xviii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………

NGUYỄN THỊ MỸ LỆ

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA
SÀI GÒN – CHỢ LỚN VỚI MỘT SỐ TRUNG
TÂM KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG THẾ KỶ XVII - XVIII

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Người hướng dẫn: TS. TRẦN THUẬ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2010


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ......................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ........................................ 8
5. Những đóng góp khi nghiên cứu đề tài ............................................. 9
6. Bố cục của đề tài ............................................................................... 9
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ SÀI GÒN – CHỢ LỚN
THẾ KỶ XVII - XVIII ................................................................. 11
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư ........................................................ 11
1.2. Lịch sử vùng đất Sài Gòn Chợ Lớn thế kỷ XVII - XVIII .......... 15


1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại của
Sài Gòn – Chợ Lớn với một số trung tâm kinh tế ở
Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................... 19
CHƯƠNG 2. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA SÀI GÒN –
CHỢ LỚN VỚI MỸ THO, HÀ TIÊN VÀ LONG HỒ
THẾ KỶ XVII - XVIII ................................................................. 28
2.1. Bối cảnh tự nhiên, dân cư và lịch sử của các trung tâm
kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long ............................................ 28
2.1.1. Mỹ Tho ................................................................................. 28
2.1.2. Hà Tiên ................................................................................. 32
2.1.3. Long Hồ ................................................................................ 37


2.2. Hoạt động trao đổi bn bán giữa Sài Gịn – Chợ Lớn với các
trung tâm kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long ............................ 41
2.2.1. Trao đổi buôn bán với Mỹ Tho ............................................. 41
2.2.2. Trao đổi buôn bán với Hà Tiên .............................................. 49
2.2.3. Trao đổi buôn bán với Long Hồ ............................................. 56
2.3. Sự tác động của quá trình quan hệ thương mại giữa
Sài Gòn – Chợ Lớn với các trung tâm kinh tế ở
Đồng bằng sông Cửu Long trên các lĩnh vực ................................ 62
2.3.1. Kinh tế ................................................................................... 62
2.3.2. Xã hội .................................................................................... 70
2.3.3. Tư tưởng và văn hóa ............................................................. 75
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT TRONG
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA SÀI GÒN – CHỢ LỚN VỚI MỘT
SỐ TRUNG TÂM KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
THẾ KỶ XVII - XVIII ............................................................................... 82
3.1. Sớm xuất hiện kinh tế hàng hóa, gắn nơng nghiệp –
thủ cơng nghiệp – thương nghiệp..................................................... 82

3.2. Quan hệ trao đổi buôn bán hai chiều ......................................... 85
3.3. Phát triển cả nội thương lẫn ngoại thương ................................ 87
3.4. Hình thành kinh tế mở, hướng biển, hướng ngoại .................... 90
C. KẾT LUẬN ............................................................................................. 96
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 103
E. PHỤ LỤC ............................................................................................. 110


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Ngay từ thế kỷ XVI, vùng đất Sài Gòn đã sớm được cư dân người Việt
biết đến là một nơi trù phú và giàu tiềm năng phát triển. Sang thế kỷ XVII
người Việt và người Hoa đã đến đây sinh sống ngày một đông hơn, điều này
đã làm thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế – xã hội của vùng đất vốn hoang vu nhưng
đầy tiềm năng.
Với bản tính cần cù trong điều kiện mơi trường tự nhiên thuận lợi của
vùng Đông Nam Bộ, người Việt đã cùng với các dân tộc khác đặc biệt là
người Hoa giỏi về buôn bán đã tạo nên một đô thị sầm uất lúc bấy giờ là Sài
Gịn – Chợ Lớn. Chính vì vậy vùng đất này đã giàu lên nhanh chóng và là nơi
có sức thu hút mạnh nhất dân cư của nước ta từ xưa cho đến nay.
Là một trong những trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của cả
nước, Sài Gịn – Chợ Lớn ngay từ thế kỷ XVII - XVIII đã có những hoạt động
phát triển kinh tế rất mạnh mẽ thông qua buôn bán trao đổi hàng hóa ở trong
và ngồi nước. Vốn có nền kinh tế phát triển khá thịnh đạt trong khu vực lúc
bấy giờ nên Sài Gịn – Chợ Lớn có cơ hội phát triển kinh tế hàng hóa và nhu
cầu trao đổi buôn bán là cần thiết trên nền tảng một nền nơng nghiệp phát đạt.
Hơn nữa, do vị trí thuận lợi, đặc biệt ở vùng giáp ranh của hệ thống sông Cửu
Long – Đồng Nai thông ra biển cả không xa với hệ thống kênh rạch chằng

chịt nên Sài Gịn – Chợ Lớn từ xa xưa đã có thiên hướng là một trung tâm
thương mại, giao dịch, giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng, các miền và
với các nước trên thế giới.
Quan hệ thương mại giữa Sài Gịn – Chợ Lớn với Đồng bằng sơng Cửu
Long vì vậy, cũng được hình thành và phát triển thịnh đạt từ rất sớm. Đặc biệt


2

phải kể đến một số trung tâm kinh tế lớn như Mỹ Tho đại phố, Trấn Hà Tiên,
Trấn Long Hồ. Trong đó, Sài Gịn –Chợ Lớn sớm trở thành trung tâm đầu
mối cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa đặc biệt là hàng tiêu dùng cho cả
vùng. Đồng thời, Sài Gòn – Chợ Lớn cũng là nơi tập trung tiêu thụ một lượng
lớn hàng hóa nơng lâm thủy hải sản từ các trung tâm kinh tế ở khu vực này.
Điều này ngày càng thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa hai vùng và tích
cực thúc đẩy sự phát triển sản xuất nhằm nâng cao đời sống nhân dân của
vùng đất mới. Mối quan hệ thương mại này đã tạo ra nhiều đặc điểm nổi bật
trong quan hệ kinh tế của hai vùng trong quá khứ và hiện tại.
Phát huy truyền thống thương mại từ thời xưa, ngày nay quan hệ
thương mại giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long cũng
đang phát triển mạnh và đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Thiết nghĩ việc
nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế giữa hai vùng đất này là việc làm cần thiết,
góp phần định hướng cho sự phát triển kinh tế giữa hai vùng.
Xuất phát từ u cầu đó cùng với lịng khát khao đam mê nghiên cứu
lịch sử kinh tế của dân tộc, nhất là trên lĩnh vực thương mại, nên tôi chọn đề
tài: “Quan hệ thương mại giữa Sài Gòn – Chợ Lớn với một số trung tâm kinh
tế ở Đồng bằng sông Cửu Long thế kỷ XVII - XVIII” để làm Luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Từ trước đến nay, khi nghiên cứu về lịch sử vùng đất Nam Bộ nói chung
và lịch sử về Sài Gịn – Chợ Lớn nói riêng các tác giả hầu như nghiên cứu về
lịch sử khai hoang vùng đất mới này. Trong khi đó, trên lĩnh vực kinh tế và
đặc biệt là mảng quan hệ kinh tế giữa các trung tâm kinh tế của vùng còn


3

nhiều mảng trống và chưa có một vị trí xứng đáng trong các cơng trình nghiên
cứu từ trước đến nay.
Ngay như tác phẩm “Sài Gòn từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX” của
các tác giả Trịnh Tri Tấn, Nguyễn Minh Nhựt, Phạm Tuấn cũng chỉ dành
khoảng hơn một trang sách để nói về kinh tế trong phần những biến đổi của
Sài Gịn sau năm 1698. Do đó chắc chắn sẽ khơng nhắc đến gì về mối quan hệ
kinh tế với vùng Đồng bằng sơng Cửu Long.
Đồn Thanh Hương (chủ nhiệm) với tác phẩm “Sài Gòn – Thành phố
Hồ Chí Minh 300 năm hình thành và phát triển (1698 -1998)” có phần trội
hơn khi dành khoảng hơn mươi trang để giới thiệu về sự phát triển kinh tế của
Sài Gòn – Gia Định từ 1698 - 1862 và dành vài trang cho phần quan hệ giữa
thành phố với các địa phương trong nước và quốc tế. Nhưng chừng đó không
nêu lên được mối quan hệ kinh tế giữa Sài Gịn – Chợ Lớn với Đồng bằng
sơng Cửu Long mà chỉ nói chung chung về mối quan hệ giao lưu và chỉ có đơi
nét nhắc về mối quan hệ giao thương.
Tác phẩm “300 năm Sài Gịn Thành phố Hồ Chí Minh” của nhiều tác giả
cũng chỉ dành khoảng vài trang cho mảng kinh tế thương mại của Sài Gòn
Chợ Lớn thế kỷ XVII - XVIII, song cũng chỉ nêu lên một vài nét khái quát về
hoạt động thương mại và thương cảng Sài Gịn chứ khơng hề nhắc đến mối
quan hệ kinh tế với các trung tâm kinh tế khác ở Nam Bộ.
Tác phẩm “Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh con người và văn hóa
trên đường phát triển” (Phan Xuân Biên chủ biên) có một vài bài viết có liên

quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài nhưng cũng chỉ là những nghiên cứu
tổng quát và nêu lên vài nhận định bước đầu chứ chưa phải là vấn đề nghiên
cứu chuyên sâu, chẳng hạn như bài: “300 năm kinh tế Sài Gòn – Thành phố


4

Hồ Chí Minh quá khứ – hiện tại – tương lai” của Lâm Quang Huyên, bài viết
“Cảng Sài Gòn tiềm năng và triển vọng” của Lê Huỳnh Hoa hay bài viết có
liên quan nhất đến đề tài của Trần Thị Mai là “Vài nét về mối quan hệ giữa
Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Bộ trong lĩnh vực kinh tế”.
Một tập hợp các bài viết với nhiều tác giả trong cuốn sách “Sài Gòn xưa
và nay” cũng có một số bài viết có giá trị, miêu tả được vài nét về q trình
đơ thị hóa, về cảng thị và hoạt động sản xuất thủ công nghiệp,… Tất cả là
nguồn tư liệu quí giá cho việc nghiên cứu của Tác giả như bài viết “Đơ Thị
Sài Gịn Thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Chương, bài viết “Sơng nước, bến
chợ Sài Gịn xưa” của Tràng An hay Huỳnh Thị Ngọc Tuyết với bài viết “Thủ
công nghiệp ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn”.
Huỳnh Lứa với tác phẩm “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế kỷ
XVII, XVIII, XIX” cũng dành nhiều trang để viết về đời sống và hoạt động
kinh tế trong đó nhắc khá nhiều về hoạt động kinh tế của người Hoa, góp
phần đáng kể trong việc nghiên cứu đề tài này vì người Hoa là một bộ phận
quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại của vùng đất mới lúc bấy
giờ. Chính vì vậy, tác giả cũng đặc biệt chú ý đến các tác phẩm viết về hoạt
động kinh tế thương mại của người Hoa để bổ sung nguồn tư liệu cho đề tài
như tác phẩm “Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ (từ thế kỷ XVII đến
1945)” do Nguyễn Cẩm Thúy (chủ biên) hay bài viết “Người Hoa với Đồng
bằng sông Cửu Long” của Trần Hạnh Minh Phương.
Khi nghiên cứu đề tài tác giả cũng đã tham khảo, tra cứu các tài liệu gốc
viết về Nam Bộ thế kỷ XVII, XVIII để tìm những chứng cứ khoa học và

những thông tin quý giá cho đề tài, như sách: “Đại Nam nhất thống chí” và “
Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn, “Lịch triều hiến chương


5

loại chí” của Phan Huy Chú, “Phủ biên tạp lục” của Lê Q Đơn, “Gia Định
thành thơng chí” của Trịnh Hồi Đức. Đây là những tác phẩm rất có giá trị về
mặt tư liệu, miêu tả chi tiết những gì đã xảy ra trong quá khứ, góp phần quan
trọng cho việc nghiên cứu đề tài.
Một nguồn tư liệu khá phong phú được tác giả quan tâm khi sưu tầm tài
liệu đó là các kỷ yếu hội thảo khoa học, các cuốn sách tập hợp nhiều bài viết
có giá trị như sách: Nam Bộ đất và người, Sài Gòn xưa và nay, Sài Gịn Thành phố Hồ Chí Minh con người và văn hóa trên đường phát triển, Khoa
học xã hội Nam Bộ, Một số vấn đề Khoa học Xã hội về Đồng bằng Sông Cửu
Long, Kỷ yếu hội thảo “Đô thị Mỹ Tho 330 năm”, Kỷ yếu hội thảo khoa học
“Di sản Văn hóa Hà Tiên bảo tồn và phát triển”.Đây là các tác phẩm tập hợp
nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề rất nhỏ nên được tìm hiểu khá
tường tận, hoặc là những bài viết cơng bố những tư liệu mới phát hiện,… Do
vậy, trong các bài viết này tác giả đã tìm thấy được nhiều tư liệu đáng quý về
hoạt động thương mại, giao thông đường thủy, q trình đơ thị hóa, lịch sử
hình thành và phát triển của các thương cảng, hoạt động giao lưu trao đổi
bn bán trong và ngồi nước,… góp phần đáng kể về mặt tư liệu trong quá
trình nghiên cứu luận văn.
Ngoài ra khi nghiên cứu đề tài này tác giả cũng đặc biệt quan tâm tìm
hiểu rất nhiều tác phẩm của các học giả nổi tiếng nghiên cứu về Sài Gòn và
Nam Bộ như Vương Hồng Sển, Bùi Văn Quế với bộ sưu tập rất cơng phu về
Sài Gịn xưa, là những tài liệu rất đáng quý để tra cứu và tham khảo. Đặc biết
phải kể đến Sơn Nam với các tác phẩm như: “Lịch sử khẩn hoang miền
Nam”, “Bến Nghé xưa” “Sài Gòn xưa ấn tượng 300 năm và tiếp cận với
Đồng bằng sông Cửu Long”, “Người Sài Gịn”, “Đồng bằng sơng Cửu Long

hay là văn minh miệt vườn”, “Đất Gia Định xưa”, viết khá chi tiết về quá


6

trình khẩn hoang, hoạt động kinh tế của cư dân vùng đất này và đặc biệt là
giới thiệu khá rõ nét về cuộc sống và sinh hoạt của cư dân Nam Bộ lúc bấy
giờ.
Mặt khác khi nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đặt biệt chú ý trong
việc khai thác nguồn tư liệu luận văn chuyên ngành có liên quan đến đề tài
như: luận văn Thạc sĩ Lịch sử “Quá trình hình thành và phát triển trấn Hà
Tiên từ năm 1708 đến năm 1771”của Trần Nhất Linh, hay luận án Phó tiến sĩ
Sử học “Tìm hiểu sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam
trong bối cảnh lịch sử Đông Nam Á” của Châu Thị Hải. Hai luận án viết về
kinh tế ở Hà Tiên và Mỹ Tho thời Pháp thuộc, tuy không cùng phạm vi thời
gian của đề tài, song cũng có nhắc đến thời kỳ thế kỷ XVII - XVIII và là tài
liệu tham khảo đáng tin cậy khi tác giả viết về lịch sử thương mại, đó là: luận
án Phó tiến sĩ Khoa học Lịch sử “Kinh tế Hà Tiên – Rạch Giá thời Pháp thuộc
(1867 - 1939)” của Phạm Thùy Dương và luận án Tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn
Minh Tiến về “Chuyển biến kinh tế – xã hội ở Mỹ Tho – Gị Cơng thời kỳ
1861 - 1939”.
Một trong những nguồn tài liệu phong phú và có giá trị thiết thực nhất,
tập trung vào những khía cạnh nhỏ nhưng mới và chuyên sâu đó là nguồn tài
liệu các bài báo, tạp chí, bài trích. Tác giả cũng đã sưu tầm được một số lượng
tương đối các tài liệu có giá trị và đáng tin cậy có liên quan đến đề tài, đặc
biệt là một số bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, như bài: “Bước
đầu tìm hiểu về chính sách thương nghiệp của nhà nước phong kiến Việt Nam
thế kỷ XVII - XVIII” của tác giả Trương Thị Yến, “Sản xuất hàng hóa và
thương nghiệp ở Nam Bộ thế kỷ XVII - nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Lê
Văn Năm, tác giả Huỳnh Lứa với bài “Vài nét về cuộc di chuyển dân cư và

khai thác những vùng đất mới ở Đồng Nai – Gia Định trong các thế kỷ 17,


7

18”. Đây là những bài viết khá chi tiết về hoạt động thương mại và kinh tế
hàng hóa ở Nam Bộ. Có thể nói đây là những bài viết có nhiều tư liệu liên
quan nhất đến luận văn của tác giả.
Cùng với những tài liệu nêu trên được tìm hiểu thơng qua sách, vỡ tài
liệu in ấn, tác giả cịn sưu tầm được một số tài liệu trên internet thông qua các
trang web như: google.com.vn, các website của Ủy ban nhân dân các tỉnh và
thành phố hay các trang web chuyên ngành về lịch sử.
Nhìn chung, các tài liệu mà tác giả sưu tầm được vẫn chưa phác họa rõ
nét vế mối quan hệ thương mại giữa Sài Gòn – Chợ Lớn với một số trung tâm
kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long thế kỷ XVII - XVIII. Dù vậy, đây cũng
là những tài liệu rất đáng quí để tham khảo. Cùng với việc kế thừa những
thành quả của các nhà nghiên cứu trước đây, tác giả đã nổ lực hết sức để giải
quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nhằm bổ sung vào việc nghiên cứu về mối
quan hệ giao thương trong vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII - XVIII.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu “Quan hệ thương mại giữa
Sài Gòn – Chợ Lớn với các trung tâm kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
thế kỷ XVII – XVIII”, giới hạn ở ba trung tâm kinh tế lớn của vùng là Mỹ
Tho, Hà Tiên và Long Hồ. Nhưng để làm rõ vấn đề này, đề tài cịn đi vào tìm
hiểu những nội dung khác như: bối cảnh Lịch sử – kinh tế – văn hóa – xã hội
của Sài Gịn – Chợ Lớn, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại
nêu trên. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu mối quan hệ thương mại giữa Sài Gòn
– Chợ Lớn với các trung tâm kinh tế ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đề tài còn
nêu ra một số đặc điểm nổi bật của mối quan hệ này trong quá khứ và ảnh

hưởng đến mối quan hệ hiện tại.


8

Phạm vi thời gian của đề tài là quan hệ thương mại giữa Sài Gòn – Chợ
Lớn với các trung tâm kinh tế ở Đồng bằng Sông Cửu Long thế kỷ XVII XVIII, mà chủ yếu là trong thế kỷ XVIII.
Phạm vi không gian chủ yếu của đề tài là tập trung nghiên cứu quan hệ
thương mại giữa Sài Gòn – Chợ Lớn với Phố Chợ Mỹ Tho, giữa Sài Gòn –
Chợ Lớn với Trấn Hà Tiên và giữa Sài Gòn – Chợ Lớn với Trấn Long Hồ.

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện
chứng và vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh trong nghiên cứu Khoa học Lịch sử.
Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp liên ngành như:
phương pháp điền dã, tổng hợp, so sánh đối chiếu… nhằm nêu lên được hoạt
động thương mại giữa Sài Gòn – Chợ Lớn với các trung tâm kinh tế ở Đồng
bằng Sông Cửu Long. Qua đó, giúp cho tác giả phân tích, nhận định, so sánh,
liên hệ để rút ra những đặc điểm nổi bật của mối quan hệ này cũng như ý
nghĩa và những đóng góp khi nghiên cứu đề tài.
Nguồn tài liệu tác giả tiếp cận để nghiên cứu đề tài này gồm 3 hướng
như sau:
1. Tài liệu gốc như: Phủ biên tạp lục, Gia Định thành thơng chí, Đại
Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí...
2. Luận án, sách, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, Hội thảo
khoa học…
3. Tư liệu điền dã.



9

5. Những đóng góp khi nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài này tác giả muốn cung cấp một cách hệ thống về
mối quan hệ kinh tế giữa Sài Gòn – Chợ Lớn với một số trung tâm kinh tế ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long thế kỷ XVII - XVIII so với những nguồn tài liệu
trước đây chưa làm được; góp phần giảm bớt những khoảng trống về việc
nghiên cứu hoạt động thương mại ở Sài Gịn nói riêng và ở Nam Bộ thời kỳ
trung đại nói chung.
Thơng qua việc tìm hiểu về quan hệ kinh tế giữa Sài Gịn – Chợ Lớn với
một số trung tâm kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thế kỷ XVII - XVIII
để khẳng định vai trò đầu mối của trung tâm kinh tế Sài Gòn – Chợ Lớn trong
lịch sử cũng như hiện tại, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại giữa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sơng Cửu Long ngày càng đạt được
những bước tiến mới trong xu thế hội nhập hiện nay.

6. Bố cục của đề tài
A. Phần mở đầu

B. Nội dung
Chương 1. Bối cảnh lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ XVII - XVIII
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.2. Lịch sử vùng đất Sài Gòn Chợ Lớn thế kỷ XVII - XVIII
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại của Sài Gòn –
Chợ Lớn với một số trung tâm kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chương 2. Quan hệ thương mại giữa Sài Gòn – Chợ Lớn với Mỹ Tho,
Hà Tiên và Long Hồ thế kỷ XVII - XVIII
2.1. Bối cảnh tự nhiên, dân cư và lịch sử của các trung tâm
kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long



10

2.2. Hoạt động trao đổi bn bán giữa Sài Gịn – Chợ Lớn với một
số trung tâm kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
2.3. Sự tác động của quá trình quan hệ thương mại giữa Sài Gịn –
Chợ Lớn với các trung tâm kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long trên các
lĩnh vực
Chương 3. Một số đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa
Sài Gòn – Chợ Lớn với một số trung tâm kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu
Long thế kỷ XVII - XVIII.
3.1. Sớm xuất hiện kinh tế hàng hóa, gắn nơng nghiệp –
thủ công nghiệp – thương nghiệp
3.2. Quan hệ trao đổi buôn bán hai chiều
3.3. Phát triển cả nội thương lẫn ngoại thương
3.4. Hình thành kinh tế mở, hướng biển, hướng ngoại
C. Kết luận
D. Tài liệu tham khảo
E. Phụ lục


11

Chương 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
SÀI GÒN – CHỢ LỚN THẾ KỶ XVII - XVIII
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Sài Gòn – Chợ Lớn nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh, là thành phố lớn

nhất và phát triển năng động nhất Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh có tọa
độ là 10010’ - 10038’ Bắc và 106022’ - 106054’ Đơng. Thành phố Hồ Chí
Minh thuộc miền Đông Nam Bộ, cách biển Đông 50km theo đường chim bay,
là một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường
không, nối liền các tỉnh trong vùng và là một cửa ngõ quốc tế quan trọng.
Vào thế kỷ XVII - XVIII, Sài Gòn – Chợ Lớn là vùng đất mới được
hình thành trên nền đất phù sa cổ của miền Đông Nam Bộ. Địa hình tương đối
bằng phẳng, chỉ có một vài vùng trũng thấp hướng biển, quanh năm chịu ảnh
hưởng của thủy triều và là vùng đất có nhiều đầm lầy, sơng rạch. Nằm ở vùng
hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai nên Sài Gòn – Chợ Lớn được bồi đắp một
lớp phù sa màu mỡ, cùng với một vài giồng đất cao ven biển tạo nên đặc
trưng về địa hình vùng duyên hải của các tỉnh Nam Bộ. Sài Gòn – Chợ Lớn
có mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch rất đa dạng, thuận lợi cho việc tưới tiêu
nông nghiệp, giao thông thủy lợi và hình thành các thương cảng lớn.
Sài Gịn – Chợ Lớn nằm hồn tồn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Chính vì vậy mà đây là vùng
đất nóng, ẩm quanh năm với nhiệt độ trung bình khoảng 260C, độ ẩm trung


12

bình là 82%. Thời tiết tương đối ổn định, ít xảy ra giơng bão và hầu như ít bị
ảnh hưởng lũ lụt thường niên của khu vực Đồng bằng Nam Bộ do có địa hình
tương đối cao.
Sài Gịn – Chợ Lớn là vùng đất có sinh thái đặc trưng của vùng Đơng
Nam Bộ. Đầu thế kỷ XVII, Sài Gịn – Chợ Lớn hầu hết còn hoang vu, nhiều
khu vực ở đây bị rừng che phủ với hệ động thực vật phong phú, đa dạng.
Động vật thì có nhiều loại như thú lớn, nhỏ, cá sấu, rắn rết, chim muông
phong phú. Thực vật vùng dun hải thì có rừng ngập mặn với nhiều loại hải
sản đa dạng, rừng rậm còn nhiều, rậm rạp. Điều này được miêu tả trong Phủ

biên tạp lục của Lê Quý Đôn như sau: “Phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các
cửa biển Cần Giờ, Soài Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu, tồn là rừng rậm hàng mấy
nghìn dặm” [12: 380]. Trong Gia Định thành thơng chí cũng có miêu tả: Đầu
thế kỷ XVII, vùng đất này cịn hoang vu, cây rừng rậm rạp, đầm lầy ẩm thấp,
lại thêm khí hậu độc hại và thú dữ cọp sấu hồnh hành. Ở vùng đất giồng Hóc
Mơn cịn nhiều rừng rậm, mãnh hổ thường xuyên bắt người nên có câu “dữ
như cọp vườn trầu” hay vùng duyên hải có câu“ác như sấu Vũng Gấm” [15:
48]. Chính vào lúc đó đã xuất hiện cuộc di dân tự nhiên của người Việt vào
Sài Gòn – Chợ Lớn và thời gian con người đã đảm đương và hồn thành cơng
cuộc khai phá bằng mồ hơi và cơng sức của mình, làm cho nhiều diện tích
rừng, đất hoang hóa ngày càng bị thu hẹp, cùng với nó là một lượng lớn diện
tích rừng tự nhiên và các lồi động vật q hiếm cũng dần bị cạn kiệt.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Sài Gòn – Chợ Lớn
là vùng đất có nhiều điều kiện để phát triển nơng nghiệp, thủ công nghiệp và
nghề biển. Điều này đã “đảm bảo được một cuộc sống ổn định cho lưu dân
người Việt trong điều kiện kinh tế tự cấp tự túc” [57: 8], nên Sài Gòn – Chợ


13

Lớn sớm trở thành một trung tâm kinh tế với cư dân đơng đúc được hình
thành từ rất sớm.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên đa dạng cùng với nguồn
nhân lực dồi dào là những nhân tố quan trọng và cần thiết để Sài Gòn – Chợ
Lớn sớm trở thành một trung tâm kinh tế, một đầu mối giao thông quan trọng
của quốc gia và trong khu vực.

1.1.2. Dân cư
Theo kết quả nghiên cứu và khai quật của khảo cổ học tại Gò Cây Mai,
Cần Giờ cho chúng ta thấy Sài Gòn – Chợ Lớn là nơi mà con người xuất hiện

rất sớm từ hàng ngàn năm trước. Họ là những nhóm cư dân thuộc các chủng
tộc khác nhau di trú từ lục địa về phía các quần đảo Đông Nam Á và ngược lại.
Vào đầu công nguyên vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn và cả vùng Nam Bộ
là thuộc quyền cai quản của Vương quốc Phù Nam – một vương quốc phát
triển thịnh đạt thời bấy giờ. Bước sang thế kỷ VI, Phù Nam suy yếu dần và
đến thế kỷ VII bị Chân Lạp tiêu diệt và vùng đất này lại tiếp tục hoang sơ.
Người Chân Lạp với dân số ít ỏi lại quen với việc sinh sống ở những giồng
đất cao ráo nên chưa có điều kiện để khai phá vùng đồng bằng còn nhiều ao
hồ và bãi sình lầy ở nơi đây. Hơn nữa, Chân Lạp cũng gặp nhiều khó khăn
trong việc cai quản một vùng đất rộng lớn do phải tập trung phát triển ở khu
vực trung tâm Chân Lạp và bành trướng sang phía Tây, đặc biệt là từ sau khi
vương triều Chân Lạp trở nên suy yếu do tranh giành quyền lực trong nội bộ
và đối phó với sự can thiệp của Xiêm từ phía Tây. Chính vì vậy, sự quản lý
của chính quyền phong kiến ở đây hết sức lỏng lẻo nên cư dân sống chủ yếu
bằng hình thức tự quản, điều này lý giải cho sự tồn tại của nhiều tộc người nơi
đây và phong cách sống rất cởi mở. Trong điều kiện ấy, “từ đầu thế kỷ XVII,


14

cư dân người Việt đã có những bước đi đầu tiên, một cách tự phát, trong việc
khai khẩn đất hoang và lập nên những làng người Việt ở đây” [7: 137].
Vào năm 1620, vua Chân Lạp là Chey Chettha II kết hôn với công nữ
Ngọc Vạn và đã đồng ý cho người Việt đến khai khẩn và buôn bán ở vùng đất
nay thuộc Bà Rịa, Biên Hòa và Sài Gòn, nơi đây đã trở thành những điểm qui
tụ dân cư đầu tiên của người Việt trên vùng đất Nam Bộ. Sài Gòn – Chợ Lớn
là nơi hội tụ rất nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, trong đó mạng lưới sông
rạch chằng chịt thông với các tuyến đường thủy huyết mạch là yếu tố cơ bản
thuận lợi giúp cho dân cư mới định cư làm ăn phát đạt, vùng đất này trở nên
trù phú bởi hoạt động mở mang, khai khẩn ruộng đất và buôn bán của lưu dân

người Việt. Do ngày càng đông người Việt vào định cư ở vùng đất mới, năm
1623, Chúa Nguyễn cho người sang Chân Lạp để xin mượn đất Sài Gòn lập
trạm thuế thương chính, vua Chân Lạp là Chey Chettha II đã chấp thuận cho
chúa Nguyễn lập trạm thu thuế ở Sài Gòn [18: 32]. Năm 1679, Chúa Nguyễn
Phước Tần cử tướng vào Nam lập dinh đồn ở Vùng Sài Gòn. Đây là “một kiểu
chính quyền bán chính thức do người Việt Nam dựng lên để quản lý cư dân
người Việt tại Sài Gịn, ước tính khoảng 10.000 người” [57: 11]
Năm 1698, chúa Nguyễn sai chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu
Cảnh vào lập dinh Phiên Trấn ở Sài Gịn, khi đó dân số ở đây đã lên đến
200.000 người [18: 34]. Như vậy, đến thế kỷ XVIII, số lưu dân người Việt
đến tụ cư vùng Sài Gòn – Chợ Lớn ngày càng đông, nhiều thôn xã, làng mạc
được thành lập khá sớm như: Hạnh Thơng xã – Gị Vấp (1698), An Lộc
(1716), An Phước (1746), Phú Thọ (1747), Tân Sơn Nhất (1749), An Lợi
Đơng (1759) [18: 35]. Như vậy, Sài Gịn – Chợ Lớn thực sự đã trở thành một
trung tâm chính trị và kinh tế lớn của vùng. Cùng với chính sách khuyến
khích khai thác nơng nghiệp vùng đất mới, phát triển thương mại và cho phép


15

một bộ phận người Hoa vào định cư, với lợi thế về nghề buôn bán nên họ đã
mở rộng hoạt động giao thông vận tải và thương mại suốt vùng đất Nam Bộ.
Đơ thị dần hình thành và phát triển mạnh nhưng chủ yếu dựa vào đầu mối
giao lưu buôn bán là Sài Gòn – Chợ Lớn, đặc biệt sau khi Nông Nại đại phố
dần suy yếu do cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, người Hoa
nơi đây đã di chuyển về sinh sống ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn, nơi “tập
trung người Việt với ngành nông, thủy sản, thủ công nghiệp và người Hoa với
ngành vận tải đường thủy và kinh doanh thóc gạo, các phố buôn gạo mọc ra
ngày càng nhiều, chợ búa phố phường làm nghề thủ công, dịch vụ cũng mọc
theo phố chợ và thường đặt nơi thuận tiện gần các bến thuyền hay các quan

lộ” [44: 57]. Điều này chứng tỏ về sự đông đúc, sầm uất của cư dân Sài Gòn
– Chợ Lớn lúc bấy giờ.

1.2. Lịch sử vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ XVII - XVIII
Năm 1618, Chey Chettha II của Chân Lạp lên ngôi vua và cho xây một
cung điện mới ở Oudong. Năm 1620, tại Oudong Chey Chettha II đã cử hành
lễ cưới trọng thể với một cơng nương dịng họ Nguyễn – con gái của chúa
Nguyễn Phước Nguyên (1613 - 1634) [18: 31]. Chẳng bao lâu, hồng hậu
người Việt đã có ảnh hưởng rất lớn đến vua Chân Lạp. Bà đã tạo điều kiện
thuận lợi cho nhiều người đồng hương tới khai phá, làm ăn, sinh sống ở vùng
Bà Rịa, Đồng Nai, Gia Định. Vì thế mà người Việt đến đây ngày càng nhiều,
làm nhiều nghề khác nhau, có người làm nơng, có người làm các nghề thủ
cơng và có người bn bán hay vận chuyển hàng hóa qua lại giữa hai quốc gia.
Trong điều kiện thuận lợi ấy, năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ
tới Chân Lạp gặp vua Chey Chettha II thỏa thuận về việc lập một trạm thu
thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé) và cử một số quan


16

binh đến đóng đồn để quản lý cư dân và bảo vệ hoạt động giao thương nơi
đây. Điều này đã được nhà vua Chân Lạp đồng ý. Đây là vùng rừng rậm
hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân
Việt Nam đi Chân Lạp và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai trạm thu thuế trở
thành thị tứ trên bến dưới thuyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.
Việc làm này được xem là “sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến của người
Việt trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ trong lịch sử” [7: 138].
Năm 1674, Nặc Ông Đài đánh đuổi vua Chân Lạp là Nặc Ông Nộn.
Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Để thể hiện thiện chí trong mối quan hệ
giao bang giữa hai nước, chúa Nguyễn sai thống suất Nguyễn Dương Lâm

đem binh tiến đánh Nặc Ông Đài và thâu phục ln 3 lũy Sài Gịn, Gị Bích
và Nam Vang [76: 3]. Nặc Ông Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn
phong cho Nặc Ong Nộn làm phó vương và Nặc Ông Thu làm Cao Miên
quốc vương, đặt lỵ sở ở U Đông.
Năm 1679, Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên lãnh đạo nhóm
người Hoa thất bại trong phong trào “Phản Thanh Phục Minh” khoảng 3000
quân cùng gia quyến và 50 chiếc thuyền [27: 75] đến cửa biển Tư Hiền (Đà
Nẵng) xin các chúa Nguyễn cho tỵ nạn trên đất Việt. Sau khi bàn bạc, cân
nhắc, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương “bèn khiến đặt yến tiệc đãi
họ, an ủi, khen ngợi, cho các tướng lãnh y chức cũ, phong thêm quan tước
mới, khiến vào ở đất Đông Phố để mở mang đất ấy…” [51: 184]. Những nơi
đó là Đồng Nai – Gia Định và Mỹ Tho, đã có người Việt tới sinh cơ lập
nghiệp từ trước và cùng với bộ phận cư dân người Hoa mới tạo nên một cộng
đồng cư dân Việt – Hoa vững chắc ở đất Nam Bộ.


17

Năm 1698, chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền
Nam, xem xét dân tình, hoạch định việc cai trị. Kết quả của chuyến đi này
Nguyễn Hữu Cảnh đã cho “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lấy xứ
Đồng Nai làm huyện Phước Long, dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gịn làm huyện
Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt lưu thử, cai bộ và ký lục để cai
trị…”[14: 12]. Từ đây miền biên cảnh Nam Bộ sáp nhập vào cương vực Việt
Nam một cách thật êm thắm và hòa hợp dân tộc.
Từ sau khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, sắp đặt việc cai trị và hợp
pháp hóa cơng cuộc khẩn hoang miền Nam của lưu dân người Việt và các dân
tộc anh em, Sài Gịn đã nhanh chóng phát triển trở thành một đơ thị lớn ở phía
Nam. Từ cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, Sài Gòn trở thành một trung
tâm kinh tế – văn hóa – chính trị chính thức của chính quyền chúa Nguyễn để

cai quản vùng đất Gia Định. Ngày càng có nhiều dinh thự, trụ sở hành chính,
trại lính, nhà ở viên chức, kho tàng, chợ búa, các khu dân cư mọc lên ngày
càng đông đúc. Đồng thời, Sài Gòn còn là căn cứ hậu cần của quân binh chúa
Nguyễn trong cuộc tranh chấp gay gắt với quân Xiêm hơn nửa thế kỷ. Tuy
vậy, Sài Gòn vẫn được phát triển ổn định và luôn làm tốt vai trò là một căn cứ
hậu cần và kiêm cả chức năng một thủ phủ của khu vực Nam Bộ lúc bấy giờ.
Năm 1705, vua Chân Lạp Nặc Ông Thâm liên minh với quân Xiêm để
triệt hạ thế lực tranh chấp Nặc Ông Yêm. Nặc Ông Yêm phải chạy qua Gia
Định cầu viện. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Cửu Vân đem quân đánh tan quân
Xiêm, đưa Nặc Ông Yêm về thành La Bích rồi rút qn về.
Năm 1714, Nặc Ơng Thâm đem qn từ Xiêm về đánh lấy thành La
Bích. Nặc Ơng Yêm lại cho người sang Gia Định cầu viện. Đô đốc Phiên


18

Trấn (Gia Định) Trần Thượng Xuyên phát quân sang đánh, Nặc Ông Thâm bỏ
thành chạy sang Xiêm.
Năm 1729 đất Gia Định bị đe dọa trước sự động binh của Chân Lạp,
chúa Nguyễn cho đặt sở Điều khiển để lo việc quân sự trong vùng.
Năm 1743 xảy ra cuộc tranh chấp ở triều đình Chân Lạp, giữa Nặc
Nộn, Nặc Hiên và Nặc Nguyên. Nguyễn Hữu Doãn được cử đem quân từ Gia
Định (thuộc sở Điều khiển) lập lại trật tự trong vùng. Nhân việc Nặc Nguyên
khi làm vua Chân Lạp đã áp dụng chính sách đàn áp nhóm người thiểu số
Chiêm Thành sinh sống trong vùng và có ý định liên minh với chúa Trịnh ở
phía Bắc để chống lại chúa Nguyễn. Để đối phó với chính quyền Chân Lạp và
bảo vệ những người Chiêm Thành, năm 1753, Nguyễn Cư Trinh được cử làm
Kinh lược sứ Chân Lạp, đem quân từ 5 dinh (Bình Khang, Bình Thuận, Trấn
Biên, Phiên Trấn, Long Hồ) về đồn trú ở Bến Nghé; lập doanh trại gọi là Đồn
Dinh, huấn luyện quân ngũ, trù tính lương thực và kế hoạch điều binh. Cuộc

hành quân kéo dài đến năm 1755, giải phóng được nhóm Chiêm Thành thiểu
số, lập lại an ninh ở toàn vùng Gia Định.
Năm 1757, Chúa Nguyễn Phúc Khốt hồn thành cơng cuộc xác lập
chủ quyền Đồng bằng Sông Cửu Long, ông đã cho tổ chức vùng đất mới
thành đơn vị hành chánh và đặt quan cai trị.
Từ 1776 đến 1788, Sài Gòn nhiều lần đổi chủ và bị tàn phá nặng nề bởi
cuộc tranh chấp giữa Nguyễn Phúc Ánh và quân Tây Sơn. Mãi đến năm 1788,
Nguyễn Lữ rút về Quy Nhơn, Nguyễn Phúc Ánh chiếm được Sài Gòn và sớm
xây dựng nơi đây trở thành một căn cứ quân sự vững chắc, đồng thời cũng là
một trung tâm kinh tế hành chính cho toàn vùng Nam Bộ lúc bấy giờ.


19

Tóm lại, Đến cuối thế kỷ XVIII Sài Gịn tuy mới hình thành và phát
triển trải qua nhiều biến cố của lịch sử song vẫn đứng vững và vươn lên một
vị trí trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị của tồn Nam Bộ. Có thể nói, Sài
Gịn – Chợ Lớn “nhờ vị thế đặc biệt và điều kiện thiên nhiên thuận lợi, cũng
dần dần trở thành một trung tâm kinh tế phồn vinh và lớn nhất trong vùng.
Cơng cuộc xây dựng và mở mang Sài Gịn tuy chỉ mới bắt đầu, nhưng vai trị
vị trí của Sài Gòn đối với miền Nam và khu vực đã được định hình và khẳng
định với nhiều hứa hẹn” [39: 32].

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại
của Sài Gòn – Chợ Lớn với một số trung tâm kinh tế ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội
Sài Gòn – Chợ Lớn và các trung tâm kinh tế ở Đồng bằng sơng Cửu
Long nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung ở thế kỷ XVII - XVIII là vùng
đất có điều kiện thiên nhiên hết sức thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động

thương mại.
Nam Bộ là một vùng đồng bằng rộng lớn do phù sa của hai hệ thống
sông Đồng Nai và sơng Cửu Long bồi đắp, tạo độ phì nhiêu cho các đồng
bằng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Ngồi ra đây là vùng đất trũng
thấp có nhiều kênh rạch chằng chịt và đường bờ biển dài với nhiều cảng biển
lớn thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động thương nghiệp.
Điều kiện tự nhiên ở Sài Gòn – Chợ Lớn đã trình bày ở phần trước có
ảnh hưởng tích cực trong việc phát triển hoạt động thương mại trong vùng với
các trung tâm kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long.


20

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là một trong những đồng
bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất
quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây
ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích
khoảng 360.000 km2, với đường bờ biển dài trên 700 km, đây là một vùng
biển sâu có nhiều thủy hải sản, cư dân sớm biết đóng thuyền, ghe để đi lại trên
sông và đi biển để đánh bắt thủy hải sản, thúc đẩy hoạt động ngư nghiệp phát
triển, đồng thời đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp
đường biển cũng như đường sông sớm phát triển. Do vậy, mà hoạt động kinh
tế biển phát triển từ rất sớm.
Đồng bằng sơng Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thơng
hàng hải quốc tế quan trọng; là vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng
phong phú. Nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, đồng bằng sơng Cửu
Long có mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao
thông đường thuỷ vào bậc nhất ở nước ta.
Với vị trí địa lý thuận lợi của vùng đất Nam Bộ đã tạo cho khu vực này
trở nên giàu có cả về nơng lâm thủy hải sản, lương thực thực phẩm ngày càng

dồi dào, trù phú nên nhu cầu cần phải trao đổi bn bán sớm hình thành
khơng chỉ trong vùng, khu vực mà còn đem trao đổi bn bán với nước ngồi.
Thế kỷ XVII - XVIII là thời kỳ tồn tại chế độ phong ở Việt Nam với
quan hệ sản xuất nơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo. Tư tưởng chủ yếu trong
chính sách kinh tế của nhà nước phong kiến Việt Nam qua nhiều thời đại là
“trọng nơng” và đa phần khơng khuyến khích phát triển thương nghiệp,
thương nghiệp bị kìm hãm ở mức độ chỉ để thỏa mãn nhu cầu của giai cấp
thống trị. Trong thực tế, đến thế kỷ XVIII, “nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế so


21

với thương nghiệp và nguồn sống của triều đình phong kiến vẫn được đảm
bảo. Song, sự phát triển đột biến của kinh tế hàng hóa vượt ra ngồi quỹ đạo
đi xuống của kinh tế phong kiến thời kỳ ấy” [78: 65]. Chính vì vậy, chính sách
kinh tế của nhà nước có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực là “trọng
nông” nhưng không “ức thương” đã thúc đẩy kinh tế thương nghiệp phát
triển. Đặc biệt, ở Nam Bộ lúc bấy giờ một nền kinh tế mở và tự do thương
mại đã sớm nảy nở và phát triển. Có thể xem đó là một bước tiến đáng kể
trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Sự chuyển dịch cơ cấu xã hội ở nông thôn Nam Bộ ngày càng rõ nét.
Nông dân vốn là lực lượng chủ yếu và đóng vai trị chính trong hoạt động
kinh tế của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung, đến thời kỳ này đã bắt
đầu có sự chuyển dịch và phân cơng lao động xã hội tuy chưa điển hình và
được phân định rõ ràng. Tầng lớp thợ thủ cơng đã hình thành và thủ công
nghiệp bước đầu tách khỏi nông nghiệp. Kết quả là nhiều trung tâm, nhiều
làng nghề được hình thành và phát triển ở Sài Gòn – Gia Định và một số
trung tâm kinh tế ở Nam Bộ. Sự phân hóa đó giữa nơng dân và thợ thủ cơng
chỉ được phát triển khi trong xã hội xuất hiện một tầng lớp thương nhân
chun làm cơng việc trung chuyển hàng hóa, trao đổi mua bán qua lại. Cùng

với sự xuất hiện ngày càng đông của một cộng đồng người Hoa vốn thành
thạo với nghề buôn là điều kiện thúc đẩy cho hoạt động chun mơn hóa
trong sản xuất và kinh doanh ở Nam Bộ sớm hình thành và phát triển. Tất cả
sự chuyển dịch cơ cấu trong xã hội Nam Bộ lúc bấy giờ đã góp phần thúc đẩy
hoạt động thương mại ngày càng phát triển và thịnh đạt.


22

1.3.2. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp
Thế kỷ XVII - XVIII, người Việt nói riêng và cư dân Nam Bộ nói
chung, vốn là những nơng gia giàu kinh nghiệm trong việc đồng áng, đặc biệt
là kinh nghiệm trồng lúa nước. Với bản tính cần cù cộng với điều kiện thiên
nhiên ưu đãi của vùng nên nghề trồng lúa nước ngày càng phát triển và đạt
được kết quả ngồi mong đợi, khơng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà
còn dư thừa để đem trao đổi bn bán trong và ngồi nước. Đến cuối thế kỷ
XVIII, “gạo không chỉ là lương thực, mà là nông sản hàng hóa được bán
khắp các nước trong khu vực như Ấn Độ, Luzon (Philipines), Indonésia” [57: 18].
Điều này cho thấy lúa gạo là một thứ hàng hóa khơng thể thiếu trong
hoạt động trao đổi bn bán của vùng, trong đó Sài Gòn – Chợ Lớn là trung
tâm kinh tế của cả khu vực phía Nam với đầy đủ hai chức năng chính là sản
xuất và lưu thơng phân phối hàng hóa.
Sài Gịn – Chợ Lớn thế kỷ XVII - XVIII ngồi vị trí là trung tâm
thương mại cịn là nơi sớm hình thành và phát triển của một số nghề thủ công
ở Nam Bộ. Tuy mới ở trong giai đoạn đầu của q trình tách rời khỏi nơng
nghiệp nhưng thủ cơng nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc và khơng
cịn là nghề phụ của nơng nghiệp nữa. Tuy nhiên, sự phát triển của thủ cơng
nghiệp cịn bị chi phối sâu sắc bởi nông nghiệp và nhằm cung ứng nhu cầu
sản xuất và tiêu thụ của cư dân nông nghiệp như xay xát lúa gạo, sản xuất
đường mía, làm bột từ gạo, khoai hay các nghề rèn, mộc, đóng thuyền, sản

xuất gạch, ngói, dệt, nhuộm. Trong đó, “Nền sản xuất lúa gạo sớm mang tính
chất hàng hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nhân tố, động lực kích
thích sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề thủ cơng ở Sài Gịn – Chợ
Lớn”[44: 214]. Sự phát triển khá sầm uất và qui mô của nghề thủ cơng nghiệp
ở Sài Gịn – Chợ Lớn được miêu tả trích trong bài phú Cổ Gia Định như sau:
“Cắc cớ thợ lò rèn; nghe chạc chạc nhà Ban đánh búa;


×