Tải bản đầy đủ (.pdf) (377 trang)

Sự biến đổi đời sống kinh tế của các hộ nông dân vùng ven thành phố nha trang trong quá trình đô thị hóa (điển cứu tại phường phước hải thành phố nha trang tỉnh khánh hòa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 377 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

SỰ BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG KINH TẾ
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN
THÀNH PHỐ NHA TRANG TRONG
Q TRÌNH ĐƠ THỊ HÓA
(Điển cứu tại Phường Phước Hải - Thành phố Nha Trang
– Tỉnh Khánh Hòa)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

SỰ BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG KINH TẾ
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN THÀNH
PHỐ NHA TRANG TRONG
Q TRÌNH ĐƠ THỊ HÓA
(Điển cứu tại Phường Phước Hải - Thành phố


Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa)

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60.31.30

Người hướng dẫn khoa học
TS.LÊ HẢI THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, đề tài nghiên cứu
này chưa có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Số liệu được phân tích và dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu
thực nghiệm của tôi đã tiến hành thực hiện tại phường Phước Hải, thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào tháng 12 năm 2009.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hiền


4

LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ tận tình của Q thầy cơ, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:

 Quý thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt
q trình học tập.

 Phịng Sau Đại học và Khoa Xã hội học trường ĐH KHXH&NV
TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn.

 Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường Phước Hải, thành phố Nha
Trang đã cung cấp tư liệu và hỗ trợ tơi trong q trình thu thập
thơng tin.

 Các anh chị, các bạn đồng nghiệp, bạn đồng học đã luôn ủng hộ và
chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đối với TS.Lê Hải Thanh, người đã
tận tình hướng dẫn tơi thực hiện cơng trình nghiên cứu này.
“Con vô cùng biết ơn Ba Má và gia đình đã ln động viên tinh thần, hỗ
trợ con trong suốt q trình thực hiện luận văn”.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hiền


5

MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2
2. Sơ lược tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước ...................................... 4
2.1. Những nghiên cứu về đơ thị hóa ở khu vực Đơng Nam Á .................... 4
2.2. Những nghiên cứu về đơ thị hóa ở Việt Nam ....................................... 6
2.2.1. Những nghiên cứu về đơ thị hóa ở khu vực Bắc bộ .................... 6
2.2.2. Những nghiên cứu về đơ thị hóa ở khu vực Nam bộ .................. 13
2.2.3. Những nghiên cứu về đơ thị hóa ở khu vực Trung bộ ................ 16
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 20
3.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 20
3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 20
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 20
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................ 21
5.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21
5.2. Khách thể nghiên cứu .......................................................................... 21
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 21
7. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu ............................................................. 23
7.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 23
7.2. Kỹ thuật nghiên cứu ............................................................................ 23
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn .............................................................. 26
8.1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................... 26
8.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 27
9. Hạn chế của luận văn ..................................................................................... 28


6

PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 29
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..................... 30

I.1. Phương pháp luận nghiên cứu ..................................................................... 30
I.2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng ............................................................ 31
I.2.1. Cách tiếp cận ..................................................................................... 31
I.2.1.1. Cách tiếp cận sinh thái học đô thị .......................................... 31
I.2.1.2. Cách tiếp cận kinh tế học chính trị ......................................... 33
I.2.2.Lý thuyết ứng dụng ............................................................................ 35
I.2.2.1. Lý thuyết mâu thuẫn và biến đổi xã hội ................................. 35
I.2.2.2. Lý thuyết hiện đại hóa ........................................................... 39
I.2.2.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ...................................................... 41
I.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu................................................................. 43
I.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 43
I.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 44
I.4. Mô hình phân tích ....................................................................................... 45
I.5. Các biến số .................................................................................................. 46
I.6. Thao tác hố các khái niệm ......................................................................... 46
I.6.1. Đơ thị hóa ......................................................................................... 46
I.6.2. Mâu thuẫn – xung đột........................................................................ 52
I.6.3. Hộ nông dân ...................................................................................... 53
I.6.4. Biến đổi và biến chuyển xã hội.......................................................... 54
I.6.5. Đời sống kinh tế ................................................................................ 57

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN VÀ MẪU NGHIÊN CỨU .............. 60
II.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 60
II.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................... 60
II.1.1.1. Thành phố Nha Trang .......................................................... 60
II.1.1.2. Phường Phước Hải ............................................................... 61
II.1.2. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý ......................................................... 63


7


II.1.2.1. Thành phố Nha Trang .......................................................... 63
II.1.2.2. Phường Phước Hải ............................................................... 64
II.1.3. Tình hình kinh tế xã hội và đơ thị hóa .............................................. 65
II.1.3.1. Thành phố Nha Trang .......................................................... 65
II.1.3.2. Phường Phước Hải ............................................................... 69
II.1.4. Tổng quan một số dự án trên địa bàn phường Phước Hải ................. 71
II.1.4.1. Dự án chỉnh trị hạ lưu sông Tắc – sông Quán Trường .......... 71
II.1.4.2. Dự án khu dân cư phía Tây Lê Hồng Phong ......................... 73
II.2. Tổng quan về mẫu nghiên cứu ................................................................... 76
II.2.1. Các đặc điểm nhân khẩu học của hộ ................................................. 76
II.2.1.1. Đội sản xuất ......................................................................... 76
II.2.1.2. Quy mô nơng hộ................................................................... 78
II.2.1.3. Đặc điểm giới tính trong nơng hộ ......................................... 81
II.2.1.4. Độ tuổi của các thành viên trong nông hộ............................. 82
II.2.1.5. Trình độ học vấn của các thành viên trong nông hộ .............. 83
II.2.2. Các đặc điểm của chủ hộ .................................................................. 85
II.2.2.1. Độ tuổi ................................................................................. 85
II.2.2.2. Giới tính ............................................................................... 86
II.2.2.3. Trình độ học vấn .................................................................. 87
II.2.2.4. Tình trạng hơn nhân ............................................................. 89
II.2.2.5. Nghề nghiệp ......................................................................... 90

CHƯƠNG III: SỰ BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG
DÂN PHƯỜNG PHƯỚC HẢI TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA ......... 92
III.1. Những biến đổi trong đời sống kinh tế của các hộ nông dân Phường Phước
Hải dưới tác động của quá trình đơ thị hóa ................................................. 92
III.1.1. Những biến đổi trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp.................... 92
III.1.1.1. Diện tích canh tác ............................................................... 92
III.1.1.2. Điều kiện sản xuất .............................................................. 99



8

III.1.1.3. Sản lượng thu hoạch ........................................................... 109
III.1.2. Những biến đổi về việc làm và thu nhập ......................................... 115
III.1.2.1. Việc làm ............................................................................. 115
III.1.2.2. Thu nhập ............................................................................. 122
III.1.3. Những biến đổi về điều kiện sinh hoạt vật chất ............................... 130
III.1.3.1. Đất thổ cư – nhà ở............................................................... 130
III.1.3.2. Tiện nghi trong gia đình ...................................................... 134
III.1.4. Những biến đổi về chi tiêu và vay mượn ......................................... 137
III.1.4.1. Chi tiêu ............................................................................... 137
III.1.4.2. Vay mượn ........................................................................... 140
III.1.5. Những biến đổi về mức sống .......................................................... 145
III.2. Xu hướng biến chuyển đời sống kinh tế của các hộ nông dân phường Phước
Hải trước và sau khi bị thu hồi đất bởi các dự án quy hoạch ....................... 149
III.2.1. Nhận thức của người nông dân về các dự án quy hoạch .................. 151
III.2.2. Đền bù và thu hồi đất ...................................................................... 160
III.2.3. Định hướng chuyển đổi nghề nghiệp............................................... 168

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 177
Kết luận...................................................................................................... 178
Khuyến nghị ............................................................................................... 189

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 195

PHỤ LỤC ...................................................................................... (Đính kèm)



9

MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bản đồ
Bản đồ II.1: Bản đồ thành phố Nha Trang................................................... 63
Bản đồ II.2: Bản đồ các xã phường thuộc thành phố Nha Trang.................. 64
Biểu đồ
Biểu đồ II.1: Khu vực sản xuất của các nông hộ.......................................... 78
Biểu đồ II.2: Số thế hệ trong nông hộ.......................................................... 80
Biểu đồ II.3: Trình độ học vấn của các thành viên trong nơng hộ ................ 84
Biểu đồ II.4: Độ tuổi của chủ hộ ................................................................. 86
Biểu đồ II.5: Nghề nghiệp của chủ hộ ......................................................... 90
Biểu đồ II.6: Diện tích trồng lúa.................................................................. 93
Biểu đồ II.7: Diện tích trồng rau ruộng nước............................................... 94
Biểu đồ II.8: Diện tích trồng rau xanh ......................................................... 95
Biểu đồ II.9: Diện tích sản xuất nông nghiệp .............................................. 98
Biểu đồ II.10: Tổng số người ở độ tuổi lao động
............................................................................................................................ 11
6
Biểu đồ II.11: Số người lao động trong các ngành nghề
............................................................................................................................ 12
1
Biểu đồ II.12: Nguồn thu nhập chính của hộ
............................................................................................................................ 12
8
Biểu đồ II.13: Mức độ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt từ nguồn thu nhập
............................................................................................................................ 13
0



10

Biểu đồ II.14: Đặc điểm nhà
............................................................................................................................ 13
3
Biểu đồ II.15: Tình hình vay mượn trong giai đoạn 1
............................................................................................................................ 14
1
Biểu đồ II.16: Tình hình vay mượn trong giai đoạn 2
............................................................................................................................ 14
1
Biểu đồ II.17: Nhận định về mức sống của hộ
............................................................................................................................ 14
6
Biểu đồ II.18: Mức độ nắm bắt thông tin về các dự án
............................................................................................................................ 15
1
Biểu đồ II.19: Mức độ ủng hộ đối với việc thực hiện các dự án
............................................................................................................................ 15
9
Biểu đồ II.20: Mục đích sử dụng tiền đền bù
............................................................................................................................ 16
7
Biểu đồ II.21: Nghề nghiệp dự định chuyển đổi
............................................................................................................................ 17
0
Biểu đồ II.22: Độ tuổi trung bình của lao động nơng nghiệp
............................................................................................................................ 17
1



11

Biểu đồ II.23: Dự định di cư
............................................................................................................................ 17
5
Bảng
Bảng II.1: Tỷ lệ nữ / tổng số nhân khẩu trong hộ ........................................ 81
Bảng II.2: Trình độ học vấn của chủ hộ ...................................................... 88
Bảng II.3a: Điều kiện sản xuất .................................................................... 99
Bảng II.3b: Sản lượng lúa mỗi vụ
............................................................................................................................ 11
0
Bảng II.3c: Sản lượng rau ruộng nước mỗi vụ
............................................................................................................................ 11
1
Bảng II.3d: Sản lượng rau xanh mỗi vụ
............................................................................................................................ 11
3
Bảng II.3e: Sản lượng hoa – cây cảnh mỗi vụ
............................................................................................................................ 11
4
Bảng II.3f: Số nhân khẩu tham gia sản xuất nơng nghiệp chính
............................................................................................................................ 11
7
Bảng II.3g: Số nhân khẩu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp
............................................................................................................................ 11
9
Bảng II.3h: Tổng thu nhập một năm của hộ

............................................................................................................................ 12
3


12

Bảng II.3i: Tổng thu nhập một năm từ nông nghiệp của hộ
............................................................................................................................ 12
5
Bảng II.3j: Tổng thu nhập một năm từ phi nơng nghiệp của hộ
............................................................................................................................ 12
6
Bảng II.3k: Thu nhập bình quân đầu người trong hộ
............................................................................................................................ 12
7
Bảng II.3l: Tiện nghi gia đình
............................................................................................................................ 13
5
Bảng II.3m: Các khoản chi tiêu trong gia đình
............................................................................................................................ 13
8
Bảng II.3n: Mục đích vay (mượn)
............................................................................................................................ 14
5
Bảng II.3o: So sánh với mức sống của các hộ phi nông
............................................................................................................................ 14
7
Bảng II.4a: Lý do dự án chưa đền bù
............................................................................................................................ 15
5

Bảng II.4b: Hộ có đồng ý khoản hỗ trợ của dự án sơng Tắc
............................................................................................................................ 15
7


13

Bảng II.4c: Hộ có đồng ý khoản hỗ trợ của dự án Tây Lê Hồng Phong
............................................................................................................................ 15
7
Bảng II.4d: Khó khăn khi chuyển đổi nghề nghiệp
............................................................................................................................ 17
4
Bảng II.5: Độ tập trung, độ phân tán biến “tổng số nhân khẩu trong hộ”….80
Bảng II.6: Độ tập trung, độ phân tán của biến “độ tuổi trung bình của lao
động nơng nghiệp”
............................................................................................... 10
7
Bảng II.7: Độ tập trung, độ phân tán của biến “diện tích hộ bị thu hồi bởi
dự án chỉnh trị hạ lưu sông Tắc - sông Quán Trường”
............................................................................................................................ 16
1
Bảng II.8: Độ tập trung và độ phân tán của biến “diện tích hộ bị thu hồi bởi
dự án Tây Lê Hồng Phong”
............................................................................................................................ 16
2
Bảng II.9: Độ tập trung và độ phân tán của biến “tổng diện tích hộ bị thu hồi
bởi hai dự án”
............................................................................................................................ 16
3

Bảng II.10: Độ tập trung và độ phân tán của biến “tổng số tiền hộ được đền
bù bởi hai dự án”
............................................................................................................................ 16
4
Hình ảnh
Hình II.1: Bia di tích lịch sử văn hóa Đình Phước Hải ................................ 61


14

Hình II.2: Vườn hoa bên cạnh nhà .............................................................. 97
Hình II.3: Ruộng bỏ hoang ......................................................................... 98
Hình II.4: Các dự án đổ đất san ủi mặt bằng – lấp các kênh dẫn nước
............................................................................................................................ 10
1
Hình II.5: Cống dẫn nước thải thành phố băng ngang khu vực trồng rau
............................................................................................................................ 10
3
Hình II.6: Mương dẫn nước bị ô nhiễm do hệ thống nước thải thành phố
............................................................................................................................ 10
3
Hình II.7: Trận lụt trong cơn bão số 9
............................................................................................................................ 10
7
Hình II.8: Tỉnh cho đoàn hỗ trợ sơ tán người dân bị lụt trong cơn bão
............................................................................................................................ 10
7


15


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BKH:

Bộ kế hoạch

BXD:

Bộ xây dựng

CP:

Chính phủ

ĐU:

Đảng ủy

GĐ:

Giai đoạn

HDI:

Chỉ số phát triển con người

HTX:

Hợp tác xã


KH&ĐT:

Kế hoạch và đầu tư

NĐ:

Nghị định

QĐ:

Quyết định

TB:

Thông báo

TĐ&GSĐT:

Thẩm định và giám sát đầu tư

TP:

Thành phố

TTg:

Thủ tướng

UB:


Ủy ban

UBND:

Ủy ban nhân dân

VNRP:

Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan


PHẦN MỞ ĐẦU


17

1. Lý do chọn đề tài
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân
loại, lồi người đã trải qua ba cuộc cách mạng đơ thị. Trong đó, cuộc cách mạng đơ
thị lần thứ nhất diễn ra từ 8.000 năm trước Công nguyên, vào thời kỳ đồ đá mới, khi
lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một khu định cư kiểu đô thị nằm ở phía bắc Biển
Chết, thuộc vùng đất của Ixrael ngày nay. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai bắt
đầu từ giữa thế kỷ XVIII ở Châu Âu và sau đó lan sang Bắc Mỹ, là hệ quả của q
trình cơng nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Ngày nay, các nhà khoa học đang nói tới
cuộc cách mạng đơ thị lần thứ ba diễn ra trong các nước đang phát triển, đây được
xem là sự lặp lại cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai, song với những nét độc đáo về
điều kiện không gian và thời gian mới [37, tr.68].
Là một nước đang phát triển, một bộ phận của hệ thống kinh tế thế giới, Việt
Nam không thể tránh khỏi “làn sóng” của cuộc cách mạng này, “làn sóng” của q

trình đơ thị hóa, đã mang lại sự biến đổi và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
nâng cao đời sống của nhân dân. Nói như tác giả Nguyễn Duy Thắng “đơ thị hố là
một q trình biến đổi kinh tế - xã hội luôn đi cùng với q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố. Nó vừa là kết quả, vừa là điều kiện cần để phát triển kinh tế” [26,
tr.62].
Sau năm 1986 và nhất là sau Nghị quyết Đại hội Đảng lần VII, Đảng và Nhà
nước chủ trương đổi mới, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thì q
trình đơ thị hố ở nước ta càng trở nên nhanh và mạnh. Hiện nay, nước ta đang từng
bước đối diện với những hiện tượng nổi bật, nếu khơng nói là mang tính quy luật
của q trình đơ thị hóa, đó là: “các dịng di cư mạnh mẽ từ nông thôn vào thành thị
khiến cho tỷ lệ dân đô thị tăng nhanh; số lượng các đơ thị ngày một nhiều, các đơ
thị lớn lên, phình to ra, đời sống xã hội dần dần mang tính chất đô thị nhiều hơn là
nông thôn; đô thị đang xâm lấn, bành trướng và “thơn tính” nơng thơn” [37, tr.69].
Trong đó, hệ quả dễ dàng nhận thấy nhất là vấn đề thu hẹp diện tích đất nơng
nghiệp do nhu cầu mở rộng thành phố. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất
nông nghiệp sang đất xây dựng các khu dân cư, khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng,


18

nhà xưởng, khu công nghiệp... buộc người nông dân phải chuyển đổi nghề nghiệp
sau khi bị thu hồi đất, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp, thu nhập và sự ổn định cuộc sống của người nơng dân.
Có thể nhận thấy, ở nước ta, đơ thị hố đang diễn ra ở hầu hết các tỉnh thành
trong cả nước và thành phố Nha Trang cũng không ngoại lệ. Nha Trang là một
thành phố lớn của khu vực Nam Trung bộ, tuy không năng động và đơng đúc như
Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, nhưng với vị thế là một trung tâm kinh tế - văn
hoá - dịch vụ - du lịch của tỉnh Khánh Hồ thì nhu cầu phát triển và mở rộng không
gian đô thị là một điều tất yếu. Để đáp ứng những tiền đề cho sự phát triển cả về
dân số - kinh tế - xã hội, từ lâu Nha Trang đã từng bước được đơ thị hố, nhưng
trong giai đoạn hiện nay, quá trình này mới thực sự trở nên mạnh mẽ và có những

tác động sâu sắc đến bộ mặt của thành phố sau khi Nha Trang được công nhận là đô
thị loại một (ngày 22/04/2009). Trước những diễn tiến của q trình đơ thị hóa và
việc triển khai thực hiện các dự án quy hoạch tại thành phố Nha Trang đã ít nhiều
tác động đến đời sống của người dân nhất là người nông dân bị thu hồi đất và bắt
buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp. Đời sống kinh tế của gia đình nơng hộ vốn đã có
nhiều biến đổi trong tiến trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sẽ tiếp tục
đối diện với những xáo trộn và biến động lớn trong tương lai khi gia đình họ khơng
cịn đất để canh tác.
Nhằm tìm hiểu sự biến đổi đời sống kinh tế của các hộ nông dân vùng ven
thành phố Nha Trang trong quá trình đơ thị hóa mà cụ thể là trong 10 năm trở lại
đây, từ trước khi các dự án quy hoạch được cấp quyết định phê duyệt đến khi dự án
bắt đầu triển khai và tiến hành thu hồi đất, từ đó đưa ra những đề xuất mang tính
giải pháp giúp các hộ nông dân ổn định cuộc sống, hạn chế những khó khăn, bất
trắc trong tiến trình phát triển đất nước, tác giả đã chọn thực hiện đề tài: “Sự biến
đổi đời sống kinh tế của các hộ nông dân vùng ven thành phố Nha Trang trong q
trình đơ thị hóa”, điển cứu tại phường Phước Hải là một phường nằm ở vùng ven
thành phố Nha Trang, nơi đang có nhiều dự án quy hoạch được triển khai.


19

2. Sơ lược tình hình nghiên cứu ở trong và ngồi nước
Đơ thị hố là một xu hướng tất yếu của sự phát triển, đơ thị hố giúp mở
rộng khơng gian đô thị, chỉnh trang cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu
nghề nghiệp từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ... Nhờ vậy mà chất lượng
cuộc sống của người dân từng bước được nâng cao. Thực tế cho thấy, đơ thị hóa đã
có những tác động tích cực đến đời sống của người dân, tuy nhiên q trình này
cũng đưa đến khơng ít những ảnh hưởng tiêu cực mà nếu khơng có biện pháp can
thiệp kịp thời thì rất dễ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, đơ thị
hố đã trở thành một trong những đề tài được quan tâm nghiên cứu với nhiều mức

độ, quy mô và đề cập ở các khía cạnh khác nhau.
Để có thêm cơ sở lý luận và dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu về “sự biến đổi
đời sống kinh tế của các hộ nông dân vùng ven thành phố Nha Trang trong q
trình đơ thị hóa” (Điển cứu tại Phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hoà), tác giả đã tổng quan một số đề tài được thực hiện trong mười năm trở
lại đây (từ năm 1999 đến năm 2009).

2.1. Những nghiên cứu về đơ thị hóa ở khu vực Đơng Nam Á
Một trong những biểu hiện được xem là hệ quả của đô thị hóa là vấn đề di
dân, sự di chuyển dân cư cả trong nội địa lẫn xuyên biên giới đã trở thành một vấn
đề ngày càng được quan tâm sâu rộng trên tồn thế giới, Đơng Nam Á cũng khơng
phải ngoại lệ. Nhằm làm rõ những điểm tương đồng lẫn khác biệt trong thực tế di
dân và đơ thị hóa giữa các nước, cũng như giữa Đông Nam Á với các khu vực khác
của Châu Á và toàn cầu, tác giả Philip Guest đã có một nghiên cứu tổng quan về
“Đơ thị hóa và di dân ở Đơng Nam Á” [29, tr.297-327], trong đó chú trọng nhiều
vào những nghiên cứu từ Thái Lan. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tổng quan một
cách ngắn gọn các xu hướng và mô hình di dân ở Đơng Nam Á mà trọng tâm là vấn
đề di dân trong phạm vi quốc gia vì theo tác giả: “di dân quốc gia quan hệ chặt chẽ
với tăng trưởng đô thị hơn so với di dân quốc tế, mức độ di dân quốc gia vượt xa
mức độ di dân quốc tế và vì thế có nhiều tác động đối với các hộ gia đình và cộng


20

đồng…”. Từ những phân tích mang tính tổng quan về thực trạng, nguyên nhân và
vai trò của di dân trong khu vực Đơng Nam Á (có so sánh với các khu vực khác trên
thế giới: Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, vùng Caribe…) tác giả cho rằng mối quan hệ
giữa đô thị hóa và vấn đề di dân là mối quan hệ hai chiều. Vì rằng, đơ thị hóa và
những hệ quả của đơ thị hóa (mất đất nơng nghiệp, thiếu việc làm tại các vùng nơng
thơn…) được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu của vấn đề di dân. Tuy nhiên,

ngược lại di dân cũng được xem là yếu tố tích cực góp phần thúc đẩy q trình đơ
thị hóa nhanh hơn và sâu sắc hơn. Từ những nhận định như trên, thông qua nghiên
cứu của tác giả Philip Guest, đặt ra một vấn đề cần được quan tâm trong nghiên cứu
sắp tới đó là: dưới tác động của đơ thị hóa, đặc biệt là việc triển khai các dự án quy
hoạch và việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đô
thị, người nơng dân tại địa bàn nghiên cứu liệu có quyết định di cư và trong khu vực
có xuất hiện hiện tượng dân nhập cư hay khơng? Nếu có thì nó diễn ra theo mơ hình
và xu hướng như thế nào? Điều đó sẽ có những ảnh hưởng gì đến đời sống của
người dân trong khu vực nói chung và đời sống kinh tế của các hộ nơng dân nói
riêng?
Một nghiên cứu khác của tác giả Micheal Leaf cũng về vấn đề đơ thị hóa của
Đơng Nam Á nhưng khía cạnh được quan tâm ở đây là “nghèo khổ đô thị” trong
bối cảnh quá độ đô thị [28, tr.655-684]. Mở đầu, tác giả đưa ra một số nhận xét cơ
bản về mối quan hệ hỗ tương giữa đơ thị hóa và nghèo đô thị. Tác giả cho rằng: khi
tốc độ đô thị hóa xảy ra nhanh cùng với sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc, thì tỷ lệ
người nghèo trong các vùng đô thị sẽ giảm xuống. Nhưng trong bối cảnh đơ thị hóa
nhanh mà khơng có tăng trưởng GDP mạnh thì cả số người nghèo đơ thị và tỷ lệ
người nghèo so với tổng dân số đơ thị có thể sẽ gia tăng đáng kể. Tác giả đã phân
tích thực tế các nước như: Indonesia, Philippines… để chứng minh cho nhận định
trên. Tác giả cũng khẳng định rằng về mặt tổng thể, xu hướng hiện nay trong khu
vực Đông Nam Á là xu hướng “đơ thị hóa đói nghèo” và tư tưởng khái qt là:
“trong tình hình tăng trưởng đơ thị nhanh chóng, tự bản thân sự đơ thị hóa khơng
gây ra đói nghèo mà chỉ tập trung sự đói nghèo” và xu hướng tập trung đói nghèo


21

sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiếp theo về môi trường, an sinh, chính trị… Việt Nam
nằm trong khu vực Đơng Nam Á, vì vậy, cũng khó tránh khỏi xu hướng chung về
“đơ thị hóa đói nghèo”. Đó là xét trên bình diện rộng q trình đơ thị hóa của cả

nước, còn đối với địa bàn nơi thực hiện nghiên cứu với những đặc điểm tương đồng
và yếu tố khác biệt của địa phương thì xu hướng đói nghèo sẽ như thế nào? Hay nói
cách khác, nghiên cứu của tác giả Micheal Leaf đã giúp gợi mở một hướng nghiên
cứu về tác động của đơ thị hóa đối với đời sống của người dân mà trọng tâm ở đây
là đời sống kinh tế của người nông dân trong vùng dự án, sẽ biến đổi theo xu hướng
tăng trưởng hay sụt giảm, khắm khá hay đói nghèo và tỷ lệ này giữa các hộ nông
dân thể hiện ra sao…? Vấn đề này cũng sẽ được xem xét trong nghiên cứu về “sự
biến đổi đời sống kinh tế của các hộ nông dân vùng ven thành phố Nha Trang trong
q trình đơ thị hóa”.

2.2. Những nghiên cứu về đơ thị hóa ở Việt Nam
So với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, q trình đơ thị hóa ở
Việt Nam có phần muộn hơn do ảnh hưởng của chiến tranh và nền kinh tế bao cấp.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy, trong thời gian gần đây, quá trình này đã thực sự trở
nên nhanh và mạnh. Một số nghiên cứu dưới đây về vấn đề đơ thị hóa ở các khu vực
của nước ta cũng phần nào phản ánh được thực tế này.

2.2.1. Những nghiên cứu về đơ thị hóa ở khu vực Bắc bộ
Hà Nội là một trong hai thành phố lớn và năng động nhất cả nước, với vị thế
là thủ đô của nước Việt Nam, ngay từ những năm đầu sau đổi mới, Hà Nội đã đẩy
nhanh q trình đơ thị hóa nhằm nâng cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng đồng thời mở
rộng không gian đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong bối
cảnh tồn cầu hóa. Khi q trình này diễn ra, bộ mặt đơ thị của thành phố Hà Nội đã
thực sự thay đổi, khang trang và hiện đại hơn rất nhiều, điều đó đã ảnh hưởng tích
cực đến đời sống của khơng chỉ người dân Hà thành mà cả với người dân các vùng
lân cận. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng đưa đến một số hệ quả tiêu cực như: các


22


vấn đề xã hội, thất nghiệp, tệ nạn, nghèo đói... Vì vậy, ngay từ những năm đầu của
q trình đơ thị hóa, đã có một số nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu về các
vấn đề liên quan. Tuy nhiên, trong điều kiện giới hạn, dưới đây chỉ phân tích một số
nghiên cứu từ năm 1999 trở lại đây.
Năm 1999, tác giả Đỗ Thiên Kính đã thực hiện đề tài“Tác động của chuyển
đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp xã hội đến phân tầng mức sống” [16]. Đây là cơng
trình được viết trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề án “Tác động của chuyển đổi
cơ cấu lao động nghề nghiệp xã hội đến phân tầng mức sống qua khảo sát mẫu ở 3
xã vùng nông thôn đồng bằng sơng Hồng” (1997-1998) dưới sự tài trợ của Chương
trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (VNRP). Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các
phương pháp chính là: phân tích tư liệu sẵn có (phân tích những tài liệu nghiên cứu
trước đây ở vùng nông thôn đồng bằng Sông Hồng và ở 3 xã chọn mẫu để hiểu lịch
sử của vấn đề); điều tra khảo sát trên thực địa (phỏng vấn thơng qua bảng hỏi có
cấu trúc chặt chẽ được soạn sẵn với số lượng mẫu là 600 và chọn bằng cách phân
tầng và ngẫu nhiên theo tiêu chí mức sống; kết hợp với phỏng vấn sâu cá nhân và
phỏng vấn nhóm tập trung…). Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu sự phân tầng xã
hội ở nơng thơn đồng bằng Sơng Hồng để tìm ra nhóm nhân tố tác động đến sự
phân hoá và điều chỉnh sự phân hoá giàu – nghèo nhằm mục đích “tăng giàu – giảm
nghèo” trong cộng đồng dân cư. Nghiên cứu đã tập trung làm rõ các nội dung: sự
chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp, xã hội, vốn liếng và tài sản sẵn có, học
vấn, quyền lực của các hộ gia đình và sự tác động này đang diễn ra như thế nào; tìm
hiểu những nhân tố tác động trong đó chú ý đến nhân tố nghề nghiệp và các nhân tố
tác động đến nhân tố nghề nghiệp. Qua nghiên cứu này, mặc dù tác giả không trực
tiếp đề cập đến vấn đề đơ thị hố, nhưng nghiên cứu cũng cho thấy rằng đơ thị hố
là một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề
nghiệp và làm biến đổi đời sống của người dân đặc biệt là người nông dân.
Năm 2002, tác giả Lê Du Phong và hai đồng tác giả Nguyễn Văn Áng,
Hoàng Văn Hoa đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của đô thị hố đến nơng thơn
ngoại thành Hà Nội” [21]. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng về những tác động



23

của đơ thị hóa đến nơng thơn ngoại thành Hà Nội ở nhiều khía cạnh khác nhau: cơ
cấu kinh tế, lao động, việc làm, thu nhập, văn hóa xã hội, môi trường… Tác giả đã
xem xét, đánh giá và đưa ra nhận định về những ảnh hưởng tích cực của q trình
đơ thị hóa: sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, giá trị sản xuất công
nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân được cải thiện… Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những khía cạnh
tiêu cực của q trình này và dành dung lượng đáng kể để đề cập đến tình trạng một
bộ phận nông dân bị mất đất sản xuất, những bức xúc trong việc giải quyết đền bù
khi Nhà nước thu hồi đất... Trên cơ sở đó, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp
nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đơ thị hố đối với nơng dân và góp
phần hồn thiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở ngoại
thành Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, nghiên cứu của tác giả Lê Du
Phong đã cung cấp một nền tảng cơ sở lý luận cơ bản để nhìn nhận vấn đề đơ thị
hóa khơng chỉ ở ngoại thành Hà Nội mà cịn với cả nước nói chung và vùng ven
thành phố Nha Trang nói riêng. Nghiên cứu cũng cung cấp một số nhận định giúp
đối chiếu, so sánh tìm ra nét tương đồng và đặc điểm khác biệt về q trình đơ thị
hóa ở hai khu vực của nước ta (miền Bắc và miền Trung), qua đó có thể phân tích
nhằm đưa ra các định hướng giải pháp phù hợp cho vấn đề nghiên cứu sắp tới.
Nghiên cứu tiếp theo của tác giả Nguyễn Đức Truyến năm 2003 về “Kinh tế
hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ
đổi mới” [27]. Đề tài tìm hiểu mối liên hệ giữa sự tồn tại và phát triển của kinh tế
hộ gia đình nơng dân và q trình tái cấu trúc các mối quan hệ xã hội ở nông thôn
đồng bằng Sông Hồng từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay. Với phương pháp
nghiên cứu chính là phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi, tác giả đã đưa ra những
nhận định về sự giảm thiểu đất canh tác và áp lực dân số ngày càng tăng. Theo tác
giả các hộ nơng dân ở đồng bằng Sơng Hồng nói chung đều có xu hướng đa dạng
hóa các hoạt động kinh tế, nhưng đồng thời vẫn giữ các hoạt động sản xuất nông

nghiệp như là cơ sở cho mọi hoạt động kinh tế hộ. Xu hướng này đã chia cơ cấu
kinh tế hộ của họ ra làm ba loại chủ yếu: hộ thuần nông, hộ hỗn hợp và hộ phi nông.


24

Trong đó hộ thuần nơng là hộ có mức sống thấp nhất và hộ phi nơng là hộ có mức
sống cao nhất. Như vậy, có thể nhận thấy, trong quá trình đổi mới mà cụ thể là dưới
tác động của đơ thị hóa, cơ cấu kinh tế hộ đã có sự thay đổi, điều đó cũng đồng
nghĩa với việc đời sống kinh tế của các hộ gia đình có nhiều biến đổi với quy mô và
mức độ khác nhau. Khi sử dụng cách chia cơ cấu kinh tế hộ gia đình như đã đề cập
ở trên, thì tại địa bàn nghiên cứu (vùng ven thành phố Nha Trang), qua khảo sát
bước đầu, chỉ tồn tại hai loại kinh tế hộ là: hộ hỗn hợp và hộ phi nông, hầu như
không cịn hộ thuần nơng. Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu những biến đổi
trong đời sống kinh tế của các hộ nông dân vùng ven thành phố Nha Trang, đề tài
thực hiện khảo sát với nhóm kinh tế hộ hỗn hợp, có hoạt động sản xuất nơng
nghiệp. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Truyến sẽ cung cấp những khái niệm
và tiêu chí cơ bản để xác định khách thể nghiên cứu của đề tài.
Năm 2004, tác giả Nguyễn Duy Thắng đã thực hiện nghiên cứu về “Tác
động của đơ thị hố đến nghèo khổ và phân tầng xã hội – nghiên cứu trường hợp
vùng ven đô Hà Nội” [26]. Nghiên cứu này được thực hiện ở một số xã vùng ven
Hà Nội là Cổ Nhuế, Gia Thuỵ, Thạch Bàn và thị trấn Sài Đồng, nơi đang chịu
những tác động mạnh mẽ của q trình đơ thị hố và đang trong q trình chuyển
hố thành phường (tại thời điểm nghiên cứu). Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu
những biến đổi kinh tế - xã hội của các xã dưới tác động của q trình đơ thị hố mà
cụ thể trong bài viết này là xem xét các kết quả nghiên cứu dưới góc độ những tác
động của đơ thị hoá đến nghèo khổ và phân tầng xã hội. Cũng như các nghiên cứu
khác, tác giả đã phân tích và rút ra kết luận: đơ thị hóa vừa thúc đẩy đơ thị phát triển
vừa có những tác động bất lợi đến đời sống của người dân, đặc biệt là người nghèo
ven đô. Những tác động bất lợi được xem xét nhiều nhất là vấn đề khan hiếm việc

làm, mất đất canh tác, những tác động tiềm ẩn như bất bình đẳng trong phân bố tài
sản, việc làm và thu nhập, dẫn đến sự phân tầng xã hội và hình thành những nhóm
nghèo mới. Đây có thể được xem là những hệ quả mang tính quy luật mà bất cứ khu
vực nào khi tiến hành đơ thị hóa cũng khơng thể tránh khỏi, vấn đề là làm sao để
giảm thiểu các tác động bất lợi của đơ thị hố đến cuộc sống của người dân, đặc biệt


25

là người nghèo mà điển hình là người nơng dân. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Duy Thắng đã góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận và những minh chứng thực tế
giúp nhìn nhận vấn đề nghiên cứu về “sự biến đổi đời sống kinh tế của các hộ nơng
dân vùng ven thành phố Nha Trang trong q trình đơ thị hóa”.
Một nghiên cứu khác được trích từ Những nghiên cứu chọn lọc về xã hội học
nông thôn (2004) đề cập đến “Một số vấn đề về cơ cấu nghề nghiệp, thu nhập, mức
sống và tự quản làng xã ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc”
của tác giả Phạm Liên Kết [15]. Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa ở 3 xã
thuộc 3 khu vực đồng bằng Sông Hồng, được chọn theo tiêu chí hoạt động nghề của
các xã là: xã thuần nông, xã kết hợp đa ngành nghề và xã làng nghề điển hình. Xét
theo mức độ thu nhập, mức sống thì 3 xã tương ứng với: xã nghèo đói, xã trung
bình và xã khá giả. Tác giả cho rằng yếu tố địa lý có ảnh hưởng đối với cơ cấu nghề
nghiệp của mỗi khu vực khác nhau, từ đó nó tạo nên sự phân tầng xã hội giữa các
khu vực. Đồng bằng Sơng Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thơng đi lại dễ
dàng nên hình thành và phát triển các làng nghề rất mạnh, dân cư tập trung thuận lợi
cho sự trao đổi các sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Do vậy, các làng
xã ở đồng bằng Sơng Hồng có điều kiện phát triển hơn miền núi phía Bắc. Trong
cuộc khảo sát này tác giả cũng cho thấy rằng, xét về cơ cấu nghề nghiệp thì phần
lớn những hộ thuộc nhóm dân cư chỉ làm nghề thuần nơng đều là những hộ nghèo
vì đất canh tác ít và năng suất cây trồng thấp. Vì vậy, để thốt nghèo và nâng cao
mức sống hiện tại, thì một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là xố bỏ hình thức

sản xuất thuần nơng, thay vào đó là các hình thức sản xuất kết hợp, đa dạng hoá cơ
cấu nghề nghiệp để tận dụng tối đa nguồn lực kinh tế - văn hoá - xã hội của địa
phương. Mặc dù không trực tiếp nhấn mạnh đến yếu tố đơ thị hố và sự chuyển đổi
cơ cấu nghề nghiệp, nhưng nghiên cứu cũng cho thấy rằng hình thức sản xuất thuần
nông là kém hiệu quả và cần có sự chuyển đổi, đó cũng là một trong những biểu
hiện của đơ thị hố. Điều này giúp khẳng định lập luận rằng đơ thị hố và chuyển
đổi nghề nghiệp là một điều tất yếu của sự tăng trưởng và phát triển, vấn đề là làm
sao để sự chuyển đổi đó có hiệu quả kinh tế và tác động tích cực về mặt xã hội.


×