Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bến tre (1996 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN HÀ VY

SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
(1996 - 2010)
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. VÕ VĂN SEN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
tài liệu được sử dụng trong luận văn là chính xác, trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày
Ký tên


tháng

năm 2011


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỈNH BẾN TRE THỜI KỲ 1986-1995 .............................................. 7
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bến Tre............................................ 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện xã hội .................................................................................... 11
1.1.3. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 13
1.2. Khái quát một số nét chủ yếu về tình hình nơng nghiệp tỉnh Bến Tre thời
kì 1986-1995.......................................................................................................... 15
1.2.1. Đường lối đổi mới của Đảng tác động sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp thời kì 1986-1995 ...................................................................... 15
1.2.2. Bến Tre vận dụng đường lối đổi mới, bước đầu thực hiện quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................................................ 19
1.2.3. Kết quả vận dụng đường lối đổi mới của Đảng về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ở Bến Tre (1986-1995) ................................................. 24
Chương 2. Q TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NƠNG
NGHIỆP TỈNH BẾN TRE THỜI KỲ 1996-2005 ............................................ 35
2.1. Đường lối của Đảng về CNH-HĐH nông nghiệp ........................................ 35
2.2. Tỉnh Bến Tre vận dụng đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương
(1996– 2005) ......................................................................................................... 39
2.3. Kết quả vận dụng đường lối đổi mới của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ở Bến Tre (1996-2005) ............................................................... 45
2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành ..................................... 46

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo vùng kinh tế ........................... 62
Chương 3. Q TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NƠNG
NGHIỆP TỈNH BẾN TRE THỜI KỲ 2006-2010 ............................................ 67


3.1. Chủ trương chính sách của Đảng tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp thời kỳ 2006-2010 ....................................................................... 70
3.2. Bến Tre vận dụng đường lối của Đảng vào q trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp ............................................................................................... 71
3.3. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre thời kỳ
2006-2010 .............................................................................................................. 76
3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành ..................................... 80
3.3.2. Chuyển dich theo vùng ......................................................................... 93
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 113
PHỤ LỤC......................................................................................................... 116


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BQ

Bình qn

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP


Chính phủ

CT

Chỉ thị

ĐBSCL

Đồng bằng Sơng Cửu Long

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

Ha

Héc-ta

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu cơng nghiệp


Kg

Kí-lơ-gam

KHKT

Khoa học kỹ thuật

Km

Kí-lơ-mét

NXB

Nhà xuất bản

NQ

Nghị quyết



Tốc Độ



Trung ương

UBND


Ủy ban Nhân dân

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều
loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người, là thị trường rộng lớn của nền
kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích lủy ban đầu cho sự ngiệp phát
triển của đất nước. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nơng nghiệp đóng vai
trò to lớn trong sự phát triển kinh tế. Hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nông
nghiệp để tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để ni sống dân tộc
mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, 69,8% dân số
sống ở nông thôn và 48,2% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp,
sáng tạo ra 68% tổng giá trị kinh tế nông thôn [43, tr.14,34], năng suất khai thác
ruộng đất và năng suất lao động còn thấp… Để giải quyết những vấn đề này thì
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
với nước ta.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nơng
nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát
triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập và cải thiện mức sống cho người nơng dân. Do đó, thúc đẩy q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng địa
phương là rất cần thiết.

Là một tỉnh nằm ven biển cuối nguồn sông Cửu Long được hợp thành từ 3
cù lao lớn: Minh, Bảo, An Hóa; do phù sa 4 nhánh sơng lớn bồi tụ: Mỹ Tho, Ba
Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, Bến Tre có thế mạnh phát triển kinh tế đa dạng,
mũi nhọn là kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp (chiếm 46,71% trong cơ cấu tổng sản
phẩm xã hội (GDP) của tỉnh) [15, tr.57]. Cho nên tỉnh cần ưu tiên chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến hiện đại, tạo ra
nhiều giá trị thặng dư từ sản phẩm nông nghiệp.


2

Năm 2010, nông nghiệp tỉnh Bến Tre phát triển khá tồn diện và có sự
chuyển dịch tích cực trong nội bộ cơ cấu ngành; trồng trọt phát triển theo hướng
giảm diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả để hình thành các vùng chuyên
canh cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế như: chơm chơm, sầu riêng, măng cụt,
bưởi da xanh,… Các mơ hình trồng xen, ni xen trong vườn dừa tiếp tục được
nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song, nếu so sánh với yêu cầu của sự
phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nếu so sánh với những lợi thế
và bất lợi của tỉnh trong quan hệ với khu vực trọng điểm phía Nam và khu vực
Tây Nam Bộ, thì q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, kinh tế nơng
nghiệp nói riêng của tỉnh đang lộ ra một số vấn đề cần phải tiếp tục làm rõ về cả
cơ sở khoa học cũng như thực tiễn. Cụ thể, chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
còn chậm và tốc độ chưa cao, chưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc
tế: cơ cấu nông nghiệp còn bất hợp lý, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng
độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng phát triển chăn
ni và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này địi hỏi phải có giải pháp
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre một cách hợp lý.
Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre (1996-2010)” làm luận văn thạc sĩ lịch
sử của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Bến Tre được biết đến như là quê hương của phong trào Đồng Khởi ở miền
Nam nổ ra năm 1960, quê hương của những "Đội quân tóc dài" lừng lẫy trong lịch
sử. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu .
Tuy nhiên, việc nghiên cứu và tìm hiểu tỉnh Bến Tre trong giai đoạn từ khi
đổi mới cho đến nay hầu như rất ít được quan tâm, chỉ có một số bài viết nhằm
phục vụ cho các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, Hội đồng Nhân dân tỉnh.
Trong những năm gần đây có một số cơng trình nghiên cứu và bài viết có
đề cập đến vấn đề nơng nghiệp của tỉnh Bến Tre, cụ thể là:


3

- “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930 - 2000)” của Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh Bến Tre đã tổng kết những thành tựu và hạn chế về kinh tế - xã hội của
tỉnh từ năm 1986 đến năm 2000, trong đó có đề cập sơ lược đến vấn đề phát triển
nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn này.
- “Niên giám tỉnh Bến Tre (2001-2003)” do nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia phối hợp với cơng ty cổ phần sách niên giám Việt Nam biên soạn và xuất bản.
Tập sách đã tổng kết tình hình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 2003, trong đó có đề cập đến vấn đề nơng nghiệp. Qua đó, tập sách cũng trình bày
về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2004.
- “Niên giám tỉnh Bến Tre (2004-2005)” do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia phối hợp với cơng ty cổ phần sách niên giám Việt Nam biên soạn và xuất bản
năm 2006. Tập sách tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
năm 2004, 2005 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2006
của tỉnh Bến Tre. Sách cũng giới thiệu các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010.
- Bài viết: “Nông nghiệp Bến Tre nhìn đến năm 2000” trích từ báo Sài
Gịn Giải Phóng ngày 27/5/1997 đã khái quát những thành tựu của nơng nghiệp
Bến Tre, từ đó dự báo những triển vọng phát triển đến năm 2000.

- Bài viết: “Nông nghiệp Bến Tre trên đường hội nhập” của trang thông
tin kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre ngày 24/5/2007, nêu lên thực trạng sản xuất nông
nghiệp tỉnh Bến Tre trước những thời cơ, thách thức của thời đại toàn cầu hóa,
cũng như đề xuất một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để phát triển có hiệu
quả và phù hợp với thợi đại.
Nhìn chung, các cơng trình và bài viết có đề cập ít nhiều đến sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bến Tre, nhưng chỉ trình bày một cách
khái quát về sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định.
Cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách chi tiết quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre từ năm 1996 đến năm 2010.


4

Các cơng trình nghiên cứu trên sẽ là nguồn tư liệu quý để tác giả thực hiện đề tài
này.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài làm rõ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của tỉnh Bến Tre từ năm 1996 đến năm 2010 thông qua 2 giai đoạn: 1996 2005 và 2006 - 2010.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài hướng đến các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống quá trình vận dụng, sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng trong
lĩnh vực nơng nghiệp và lãnh đạo q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở Bến Tre từ năm 1996 đến năm 2010.
- Phân tích kết quả sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre
thời kỳ 1996 - 2010
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre trong những năm từ 1996 - 2010, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa (CNH-HĐH).

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đế tài là: tập trung nghiên cứu quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bến Tre giai đoạn 1996 - 2010
thơng qua hai phượng diện chính. Một là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo ngành kinh tế thể hiện ở sự thay đổi cơ cấu của ba ngành nông, lâm,
thủy sản. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu sự thay đổi cơ cấu trong nội bộ của từng
nhóm ngành kể trên. Hai là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo từng
vùng, về thực chất, cũng là sự chuyển dịch của ngành, hình thành sản xuất chun
mơn hố, nhưng được xét ở phạm vi hẹp hơn theo từng vùng lãnh thổ.


5

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Thời gian nghiên cứu của đề tài là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của tỉnh Bến Tre từ năm 1996 đến năm 2010. Chủ yếu qua 2 giai
đoạn lớn:
 Giai đoạn 1996 - 2005: Là giai đoạn nền kinh tế tỉnh Bến Tre bắt đầu có
những chuyển biến hợp lý. Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1996 - 2000) và thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 do đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng đề ra; hoàn thành kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) theo Nghị quyết
42/2001/ NQ-HĐND ngày 19/7/2001 của Hội đồng nhân dân khóa VI về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội .Kết quả đạt được là cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào việc nâng cao chất lượng phát
triển, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh lúa, dừa, mía, cây ăn quả, nuôi
thủy sản.
 Giai đoạn 2006 - 2010: Là giai đoạn nền kinh tế Bến Tre tiếp tục tăng
trưởng, cơ cấu nơng nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Đây cũng là giai
đoạn Bến Tre thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006 - 2010) với
mục tiệu: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phát triển bền vững,

đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010, Bến Tre thoát khỏi tỉnh nghèo, phát triển ngang
bằng với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Bên cạnh đó, để có thể hiểu rõ hơn q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của tỉnh Bến Tre, đề tài cũng trình bày một cách sơ lược quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1995.
+ Không gian nghiên cứu của đề tài là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp trên phạm vi địa giới tỉnh Bến Tre hiện nay bao gồm 8 huyện với một
thành phố. Trong đó, đề tài sẽ tập trung vào những vùng, những huyện sản xuất
nông nghiệp.


6

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng chủ yếu phương pháp
lịch sử và phương pháp logic. Qua kết hợp hai phương pháp này, nhất là phương
pháp lịch sử, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Bến Tre sẽ được
nghiên cứu và trình bày qua hai giai đoạn lịch sử chính:1996-2005 và 2006-2010.
Phương pháp phân tích thống kê và so sánh lịch sử cũng được tác giả sử
dụng nhằm phân tích sự phát triển về chất ở mỗi giai đoạn, qua đó thấy được
những thay đổi nội tại của ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo dịng
chảy thời gian, từ đó làm rõ sự phát triển của nó.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp nhất định cả về khoa học và thực tiễn:

- Hệ thống hóa một lượng lớn tư liệu lịch sử về chủ đề này.
- Làm rõ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Bến Tre từ
năm 1996 đến 2010, qua đó làm rõ những đặc điểm, bài học kinh nghiệm có ý
nghĩa thực tiễn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo,
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: . Sơ lược tình hình phát triển kinh tế nơng nghiệp tỉnh Bến Tre
giai đoạn 1986-1995
Chương II: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre
từ năm 1996 đến năm 2005
Chương III: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2006 – 2010.


7

Chương 1
SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG NGHIỆP TỈNH
BẾN TRE GIAI ĐOẠN 1986-1995
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bến Tre
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị tí địa lý
Bến Tre nằm ở phía Đơng vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được
hợp thành bởi 3 cù lao lớn là An Hóa, Bảo và Minh. Diện tích tự nhiên là 2.360,6
km² [15, tr.29]; chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL.
Về tọa độ địa lý, tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn từ 9o48' đến 10 o20' vĩ độ
Bắc và từ 106 o48' đến 105o57' kinh độ Đông. Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, ranh giới
là sông Mỹ Tho (nhánh chính của sơng Tiền), có cầu Rạch Miễu bắc qua trên quốc
lộ 60; Nam giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Trà Vinh; Tây giáp tỉnh Vĩnh

long, ranh giới là sông Cổ Chiên; Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài trên
65 km [44, tr.10] .
Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành
phố Bến Tre, cách thành phố Hồ Chí Minh 85 km về phía Tây Bắc, là trung tâm
hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh và 8 huyện: Bình Đại, Ba
Tri, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh
Phú.
Nhìn chung, địa hình tỉnh Bến Tre tương đối bằng phẳng, cao độ bình quân
1 - 2 mét, có khuynh hướng thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đơng Nam và
nghiêng ra phía biển Đơng. Bốn bề tỉnh Bến Tre là sơng nước bao bọc, bên trong
có hệ thống sơng rạch chằng chịt làm cho địa hình bị chia cắt mạnh. Về cơ bản có
thể chia địa hình tỉnh Bến Tre ra làm 3 dạng địa hình:
- Vùng có địa hình thấp: có độ cao dưới 1 mét, bị ngập khi triều lên cao.
- Vùng có địa hình trung bình: 1 - 2 mét, chỉ ngập khi triều cường vào các
tháng 9 - 12 có diện tích 165 ha.
- Vùng có địa hình cao: 2 - 5 mét, chiếm khoảng 7% tổng diện tích.


8

Đường bờ biển có khuynh hướng bồi thêm theo hướng Đông - Đông Nam
tại các cửa sông Ba Lai và Cổ Chiên do tác động tổng hợp giữa các dòng hải lưu
ven bờ và phù sa sông đổ ra biển [44, tr.110].
Chính vì những điều kiện địa hình và hệ thống sông rạch như trên đã tạo
cho Bến Tre một chế độ thời tiết khí hậu và thủy hải văn có nét hơi khác biệt so
với các tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL.
- Khí hậu
Khí hậu mang nét chung của đồng bằng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ ổn định trung bình hàng năm là 27,3oC và chia ra 2 mùa rõ rệt, mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11 với hướng gió chủ đạo là hướng gió mùa Tây Nam đến

Tây Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ đạo là
Bắc đến Đơng Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 - 1.500 mm
[44,tr.111].
Nhìn chung, khí hậu Bến Tre khá ơn hồ, ít chịu ảnh hưởng của bão lũ.
Điều kiện khí hậu của tỉnh thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật ni. Tuy nhiên,
ngồi thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên
thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.
Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn
đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.
- Sơng ngịi [44, tr.111,112]
Nằm ở hạ lưu sơng Mekơng, giáp với biển Đơng, Bến Tre có một mạng
lưới sơng ngịi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km. Tỉnh có mật độ sơng
ngịi cao nhất nước (2,7 km/km2). Sông Tiền, trước khi đổ ra biển đã tách ra làm
bốn nhánh như hình nan quạt, ôm gọn ba dải cù lao Bến Tre: sông Cổ Chiên 80
km, sông Hàm Luông 70 km, sông Ba Lai 55 km, sông Mỹ Tho 90 km. Các con
sông đều có hướng chung là Tây Bắc - Đơng Nam, đều đổ ra biển Đông với các
cửa sông rộng.


9

Thủy triều biển Bến Tre tương đối lớn, xấp xỉ với thủy triều vịnh Bắc Bộ và
lớn hơn thủy triều ở bán đảo Cà Mau khoảng 2 lần. Biên độ triều lớn nhất trong
năm tại Chợ Lách ở mức trung bình khoảng 2,6 m.
Chu kì triều một năm thường lớn nhất vào tháng 11 và 12 dương lịch và
nhỏ nhất tháng 5 và 6 dương lịch. Mực nước lớn nhất năm thường xuất hiện vào
tháng 10, 11, 12. Mực nước thấp nhất năm thường xuất hiện vào các tháng 6, 7.
Sự xâm nhập mặn: Do Bến Tre nằm ở vùng cửa sơng ven biển chịu ảnh
hưởng của triều, gió chướng, sóng ... nên tỉnh Bến Tre bị mặn xâm nhập nghiêm

trọng, nhất là trong mùa khô. Độ mặn của nước biến thiên theo từng tháng do ảnh
hưởng phối hợp của thủy triều và lưu lượng nước thủy triều đổ về.
Do lưu lượng nước sơng Ba Lai ít nên mặn xâm nhập sớm và sâu nhất, sau
đó mới đến cửa sơng Mỹ Tho, sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông.
Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm ở Bến Tre tương đối thấp và chất lượng
không cao. Tầng nước ngầm nông (dưới 100 mét) chỉ có nước ngọt ở một số khu
vực Nam Thạnh Phú, các khu vực khác bị mặn và nhiễm phèn. Tầng nước ngầm
sâu trên 100 mét chỉ có nước ngọt ở khu vực thành phố Bến Tre và Bắc Châu
Thành, các khu vực khác bị mặn và nhiễm phèn. Nguồn nước này đang được khai
thác để cung cấp nước sinh hoạt cho dân.
- Đất đai
Các nhóm đất: tài nguyên đất của tỉnh bao gồm 4 nhóm đất chính: nhóm
đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất mặn.
- Nhóm đất phù sa: chiếm diện tích tương đối lớn (khoảng 26,9% diện tích
tồn tỉnh), tập trung chủ yếu ở các huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Châu Thành và
rải rác ở Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, thành phố Bến Tre. Đất thích hợp cho nghề
làm vườn, trồng cây ăn trái.
- Nhóm đất mặn: chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất của tỉnh
(43,11%), phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển như Ba Tri, Bình Đại, Thạnh
Phú. Đất sử dụng để nuôi trồng thủy sản.


10

- Nhóm đất cát: chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích thấp nhất (6,4%
diện tích tồn tỉnh), tập trung ở Ba Tri, Mỏ Cày và thị xã Bến Tre. Đất này được
sử dụng trồng các loại cây hoa màu, các loại rau và cây ăn trái.
- Nhóm đất phèn: chiếm khoảng 6,74% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, phân
bố rải rác trên toàn địa bàn tỉnh từ vùng ngọt đến vùng mặn [44, tr.112,113].
Hiện trạng sử dụng đất

Cùng nằm ở châu thổ sông Cửu Long, nhưng so với các tỉnh khác trong
vùng, Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích đất đai ít nhất, đất nơng nghiệp
bình qn cho đầu người cũng thuộc loại thấp nhất.
Bảng 1.1. So sánh diện tích đất canh tác của Bến Tre với ĐBSCL:
Diện tích tự nhiện (ha)
Diện tích đất nơng nghiệp (ha)
Diện tích đất trồng lúa (ha)
Diện tích sơng rạch (ha)

Bến Tre
228.715
162.490
56.129
37.462
Nguồn:[38, tr. 436]

ĐBSCL
3.965.314
2.912.174
2.062.694
210.729

Bảng 1.2: So sánh diện tích bình qn đầu người:
Diện tích
- Đất nơng nghiệp (m2)
- Đất trồng lúa (m 2)

Bến Tre

ĐBSCL


Cả nước

1.247

1.749

1.168

431

1.270

585

Nguồn: [38, tr. 436]
Trong thời gian qua, diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh bị thu hẹp do q
trình CNH-HĐH, nhiều diện tích đất nơng nghiệp, đất sản xuất nơng nghiệp có
năng suất ổn định đã chuyển sang đất phi nông nghiệp: khu công nghiệp (KCN),
nhà máy, các dự án đầu tư…
Tính đến ngày 1/1/2010 đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo kết quả
thống kê đất đai hàng năm là: 179.672 ha, trong đó đất trồng lúa là: 48.104 ha, đất
trồng cây hàng năm là 143.186 ha. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bến Tre được
thể hiện cụ thể ở bảng 1.3:


11

Bảng 1.3: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bến Tre có đến thời
điểm 01-01-2010

Danh mục
Tổng diện tích đất tự nhiên (ha)
Đất sản xuất nông nghiệp (ha)
Đất lâm nghiệp có rừng (ha)
Đất ni trồng thủy sản (ha)
Đất nơng nghiệp khác (ha)
Đất phi nơng nghiệp (ha)
Nguồn[15, tr.19]

Diện tích
236.062
143.186
4.149
30.289
291
55.982

Bến Tre là tỉnh có tiềm năng dồi dào về dất đai (Trên 60% diện tích thuộc
loại thuận lợi, hoặc ít hạn chế) đối với các loại cây trồng chính. Các loại đất có
nhiều hạn chế đối với một số cây trồng như lúa, dừa, cây công nghiệp ngắn ngày
chỉ chiếm 19% diện tích, trong đó số diện tích có hạn chế quan trọng thật sự chỉ
khoảng 10%.
Trên quan điểm xây dựng một cơ cấu nơng nghiệp tồn diện, BếnTre có
tiềm năng đất đai đa dạng và phong phú để phát triển sản xuất theo mơ hình nơng,
lâm, ngư nghiệp đồng bộ và hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngày nay, sự phát triển không ngừng của nền sản xuất nông nghiệp càng
khẳng định vai trò quan trọng của đất đai - nguồn tài nguyên không tái tạo được.
Việc đánh giá chi tiết và cụ thể quỹ đất nhằm đề ra các biện pháp sử dụng hợp lý
về cả mặt tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết. Đối với Bến Tre, nơi
đất đai khá đa dạng và phong phú, cần có phương hướng khai thác và sử dụng theo

quan điểm nơng nghiệp tồn diện, vừa bảo vệ được mơi trường tự nhiên, vừa khai
thác có hiệu quả nhất tiềm năng dồi dào đó.
1.1.2. Điều kiện xã hội
- Dân số và lao động
Dân số của tỉnh có xu hướng giảm nhẹ trong các năm gần đây. Theo thông
tin từ Cục Thống kê Bến Tre, dân số của tỉnh năm 2010 là 1.360.300 người. Hiện
bình quân 1 hộ dân chỉ cịn 3,5 nhân khẩu. Về quy mơ dân số, Bến Tre đứng thứ


12

23 cả nước và thứ 7 ĐBSCL. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm 2009 là âm 0,3%
trong khi cả nước là dương 1,2%. Mật độ dân số của tỉnh tại thời điểm 1/4/2009 là
532 người/1km2, giảm 14 người so với năm 1999 [15, tr.29].
- Cơ cấu dân số:
+ Xét theo độ tuổi, Bến Tre là tỉnh có dân số trẻ, nhóm vị thành niên, thanh
niên (10 - 24 tuổi) chiếm 30,2% cơ cấu dân số (số liệu từ kết quả Điều tra, đánh
giá thực trạng chất lượng dân số Bến Tre - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng dân số được Hội đồng Khoa học - Công nghệ chuyên ngành tỉnh nghiệm thu
ngày 21/12/2006.) Tuy nhiên, dân số tỉnh đang có xu hướng già đi trong những
năm gần đây. Nguyên nhân là do chính sách kế hoạch hóa dân số của tỉnh có hiệu
quả, tỷ suất sinh tự nhiên giảm đi hằng năm.
+ Xét về độ tuổi lao động: theo kết quả điều tra từ đề tài nghiên cứu khoa
học "Điều tra, đánh giá thực trạng chất lượng dân số Bến Tre - Đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng dân số" được Hội đồng Khoa học - Công nghệ chuyên
ngành tỉnh nghiệm thu ngày 21/12/2006, quy mô dân số trong độ tuổi lao động từ
15 - 59 tăng cao (chiếm 68% cơ cấu dân số). Năm 2010, số người làm việc trong
nền kinh tế quốc dân của tỉnh là 752.018 người, trong đó số người lao động trong
nông nghiệp là 378.256 người, trong lâm nghiệp là 472 người, thủy sản là 46.058
người [14, tr.37], chiếm tỷ lệ 56%. Tuy nhiên, trên bình diện chung chất lượng lao

động cịn hạn chế, trình độ chun mơn - kỹ thuật của người dân đa số còn thấp,
chưa bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay: số lao động khảo sát có
trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên chỉ có 2,5%.
- Cơ sở hạ tầng (giao thơng, thủy lợi, điện nước)
+ Hệ thống giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông chủ yếu là đường thủy
và đường bộ. Bến Tre có những con sơng lớn nối từ biển Đơng qua các cửa sơng
chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Lng, cửa Cổ Chiên), ngược về phía
thượng nguồn đến tận Campuchia. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về


13

các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre. Trên địa bàn Bến Tre cịn có một số
tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua như: quốc lộ 17, 57 và 26.
+ Hệ thống điện: Hệ thống mạng điện nối liền lưới điện quốc gia với tổng
chiều dài đường dây trung thế trên 300km. Hệ thống hạ thế phủ gần khắp các xã
trong tỉnh.
+ Hệ thống nước: Nhà máy nước công nghiệp tỉnh có cơng suất đủ cung
ứng nước sạch cho toàn thị xã. Nhiều thị trấn, thị tứ và một số xã duyên hải cũng
đã có nhà máy nước nhỏ cung cấp nước sạch cho nhân dân. Tỉnh có một số nhà
máy nước lớn như: nhà máy nước Sơn Đông với công suất 24.000 m3/ngày đêm,
nhà máy nước mặt Ba Lai - Châu Thành với công suất 25.000 m3/ngày đêm.
+ Hệ thống bưu chính viễn thơng: Tỉnh đã hồn chỉnh hệ thống thông tin
liên lạc thống suốt từ tỉnh, huyện, xã trong nước và quốc tế với đủ loại hình điện
thoại, điện tín, điện báo, Fax và thư điện tử...
+ Hệ thống khu cơng nghiệp (KCN): Bến Tre hiện có 2 KCN là KCN An
Hiệp (72 ha) và KCN Giao Long (149,8 ha). Từ năm 2010 - 2020, Bến Tre quy
hoạch phát triển thêm 5 KCN mới với tổng diện tích 1.600 ha. Các KCN mới tập
trung chủ yếu tại huyện Châu Thành (2 khu), Mỏ Cày Bắc (1 khu), Mỏ Cày Nam

(1 khu) và Giồng Trôm (1 khu). [17]
Như vậy, Bến Tre có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng. Đó cũng là
những thuận lợi bước đầu cho ngành nông nghiệp của tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, để
thúc đẩy nhanh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu ngành nơng nghiệp nói riêng và nói
chung, địi hỏi phải có đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng thì mới đáp ứng được
đòi hỏi của thời kỳ CNH.
1.1.3. Điều kiện kinh tế
Là một tỉnh nằm ven biển cuối nguồn sơng Cửu Long, Bến Tre có thế mạnh
phát triển kinh tế đa dạng, mũi nhọn là kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp. Trong cơ
cấu tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh, khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp giữ vai trị
khá lớn; cơng nghiệp nhỏ bé và dịch vụ chưa phát triển.


14

Từ năm 1995 trở đi, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch hợp lý theo hướng
tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, Nông - Lâm - Ngư nghiệp
vẫn còn giữ vai trò chủ đạo. Đến cuối năm 2007, tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư
nghiệp cịn chiếm tới 50,65%, Cơng nghiệp - Xây dựng chiếm 16,46% và Thương
mại - Dịch vụ chiếm 32,88% [13, tr.53]. Năm 2010, kinh tế của tỉnh có những
bước chuyển biến tích cực, GDP bình qn đầu người ước đạt 16,55 triệu
đồng/người/năm, tăng 1,95 triệu đồng/người so với năm 2009. Cơ cấu kinh tế tiếp
tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH: tỷ trọng khu vực nơng nghiệp giảm cịn
46,71%, khu vực cơng nghiệp - xây dựng tăng lên, đạt 18,46% và dịch vụ tăng lên
35,77% [15, tr.57]. Dự đoán năm 2011, cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau: Nông Lâm - Ngư chiếm 43,6%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 20,2%, Thương mại Dịch vụ chiếm 36,2% [62, tr.22].
Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre khá phát triển với nhiều sản phẩm đặc
trưng, có chất lượng và uy tín cao trên thị trường trong và ngồi nước. Tỉnh đã
hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái như bưởi da xanh, sầu riêng, chơm
chơm, măng cụt, với tổng diện tích 32.680 ha (năm 2010) [15, tr.156]. Ở vùng
ngọt, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền kinh tế vườn phát triển mạnh như trồng

dừa, sản xuất hoa kiểng, cây ăn trái, chăn ni,… Tại vùng lợ và mặn, có nhiều
điều kiện thuận lợi phát triển mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Bến Tre
đứng thứ 3 ở khu vực ĐBSCL về nuôi trồng và khai thác thủy sản. Thủy sản Bến
Tre có trữ lượng tương đối lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại bao gồm thủy
sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm
2010 sản lượng thủy sản của tỉnh đạt 290.585 tấn [15, tr.118].
Bến Tre hiện đang đẩy mạnh khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên
để trong tương lai trở thành điểm đến của khách du lịch, là miền đất nhiều hứa hẹn
cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bến Tre đã xây dựng nhiều dự án mời gọi
đầu tư trên nhiều lĩnh vực như: thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông
vận tải, du lịch,...; Đặc biệt quan tâm đến các dự án chế biến thủy sản, trái cây, các
sản phẩm từ dừa, khu du lịch, cầu đường, KCN,…


15

Trên đà phát triển mạnh và những thành tựu đã đạt được trong thời gian
qua, Bến Tre đã chủ động hội nhập với các tỉnh trong ĐBSCL và các tỉnh thành
của Việt Nam; tiếp tục có những chính sách kêu gọi đầu tư hấp dẫn, thu hút nhân
tài nhằm đưa kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững hơn. Đây là cơ sở và
tiền đề để Bến Tre tạo ra những bước phát triển vững chắc trong quá trình hội
nhập nền kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
1.2. Khái quát một số nét chủ yếu về nông nghiệp tỉnh Bến Tre thời kì
1986-1995
1.2.1. Đường lối đổi mới của Đảng tác động sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nơng nghiệp thời kì 1986-1995
Vấn đề phát triển nơng nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân
luôn chiếm vị trí quan trọng trong các chương trình nghị sự của Đảng và Nhà
nước. Phát biểu tại Đại hội Công đồn tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6 ngày 19/7/1960,
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vai trị, tầm quan trọng của nơng nghiệp trong q

trình cơng nghiệp hóa đất nước: “Nước ta là một nước nông nghiệp..., muốn phát
triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy nơng nghiệp làm gốc. Nếu
khơng phát triển nơng nghiệp thì khơng có cơ sở phát triển cơng nghiệp vì nơng
nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa
của cơng nghiệp làm ra” [37, tr.14].
Trải qua các kỳ Đại hội Đảng, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân
ngày càng được Đảng nhận thức sâu sắc hơn, trên cơ sở đó đề ra những chủ
trương, định hướng đúng đắn, phù hợp với tình hình, yêu cầu trong từng giai đoạn
phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét kể từ khi thực hiện
đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Tại Đại hội VI - Đại hội của
đổi mới, Đảng đã đề ra những quan điểm, chủ trương quan trọng về đổi mới, trước
hết là đổi mới kinh tế; thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, nhấn mạnh vai trị
hàng đầu của nơng nghiệp trong việc đáp ứng những yêu cầu cấp bách về lương
thực, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Phấn đấu
đưa nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa.


16

Đại hội chỉ rõ: “Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là
trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào
việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [18, tr.20]. Đại hội còn khẳng định, trong tồn
bộ q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không được tách rời nông nghiệp với
công nghiệp, không thể chỉ coi trọng nông nghiệp hoặc công nghiệp. Nhưng ở mỗi
giai đoạn, trong từng chặng đường, vị trí của nơng nghiệp và cơng nghiệp có khác
nhau. Trong chặng đường hiện nay phải tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã
hội chủ nghĩa... “Yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sản
xuất hàng tiêu dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nơng

nghiệp” [18, tr.28].
Năm 1987, ngay sau khi tiến hành Đại hội VI, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều văn kiện quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đối với
nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (KhóaVI)
tháng 4/1987, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (Khóa VI) tháng 8/1987, tiếp tục
khẳng định Nghị quyết của Đại hội VI của Đảng và đưa ra định hướng cho một số
chính sách đổi mới về ruộng đất. Ban chấp hành Trung ương Đảng còn chỉ ra
những quy định về giá cả và lưu thơng hàng hóa; thực hiện chính sách thu mua
nơng sản theo giá thỏa thuận đã ban hành từ trước, phấn đấu thực hiện cơ chế một
giá.
Đầu năm 1988, Quốc hội thông qua Luật đất đai (1/1988), đánh dấu một
bước phát triển mới về quản lý và sử dụng đất đai.
Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 10 về chuyển đổi cơ
chế quản lý nông nghiệp. Đây là một trong những vấn đề có tính đột phá trong q
trình CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn.
Nghị quyết 10-NQ/TƯ lần thứ 6 (khóaVI) đã có sự điều chỉnh lớn trong
đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp và cơ chế quản lý kinh tế nông
nghiệp. Những vấn đề cơ bản trong đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã được


17

xác định, trong đó mũi đột phá vào khâu quyết định nhất là sở hữu tập thể. Từ đó
xác định rõ vai trị, vị trí của kinh tế hộ nơng dân, coi hộ nông dân là đơn vị kinh
tế tự chủ, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ nông dân; hình thành nhận thức đúng
đắn về kinh tế hợp tác (HTX), mở ra mối quan hệ mới, giữa kinh tế hộ nông dân tự
chủ với HTX; các đơn vị kinh tế quốc doanh, kinh tế tư nhân, cũng tồn tại và phát
triển thống nhất trong nền kinh tế thị trường. Mặt quan trọng nữa là đổi mới chính
sách vĩ mô của Nhà nước, tạo tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu
thông trao đổi. Những vấn đề cơ bản trên đây, đặt biệt là nhận thức đúng đắn về

kinh tế hợp tác, về vị trí, vai trò kinh tế hộ tạo ra động lực to lớn trong nơng
thơn…Nơng nghiệp, nơng thơn tìm lại chỗ đứng của mình để phát triển trong xu
thế đổi mới.
Nghị quyết 10 đã mở đầu cho sự phát triển ngoạn mục trong nông nghiệp,
nông thôn nước ta thời kỳ đổi mới. Từ nước đói nghèo, thiếu lương thực phục vụ
trong nước, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn.
Trên cơ sở ngày càng nhận thức đúng đắn hơn vị trí, vai trị của nơng
nghiệp, nơng thơn và nơng dân đối với sự nghiệp cách mạng, tháng 6/1991, Đại
hội VII của Đảng đã tiếp tục bổ sung, khẳng định và làm rõ tầm quan trọng của
vấn đề này. Đại hội chỉ rõ: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với cơng nghiệp
chế biến, phát triển tồn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội” [19, tr.63].
Có thể thấy, nét nổi bật của Đại hội VII là nhấn mạnh vị trí, vai trị của nơng
nghiệp và kinh tế nơng thơn; coi phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông
thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp CNH đất nước, có
ý nghĩa quyết định đối với ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
Hội nghị Trung ương 5, khóa VII (tháng 6 - 1993) đã ra Nghị quyết về
“Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thơn”, trong đó đã đánh giá
thực trạng nơng nghiệp, nơng thôn nước ta qua những năm đổi mới; xác định mục
tiêu, quan điểm tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề ra những
phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông


18

thôn giàu mạnh, văn minh theo định hướng XHCN. Hội nghị đề ra phương hướng
và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, thể hiện trên những điểm chủ
yếu là:
- Đặt sự phát triển của kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng sản xuất
hàng hóa trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Đổi mới cơ cấu kinh tế nông

nghiệp theo hướng coi trọng đúng mức sản xuất lương thực; tăng nhanh sản lượng,
năng suất, nâng cao chất lượng sản xuất và chế biến lương thực. Tăng tỷ trọng
chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thâm canh mở rộng diện tích một
số cây cơng nghiệp, mở rộng phát triển cây ăn quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng phát triển mạnh, vững chắc có hiệu quả cơng nghiệp - dịch
vụ nơng nghiệp. Khơi phục và phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng những
cơ sở thiết yếu phục vụ CNH nông nghiệp, nông thôn (tăng nhanh tỷ trọng của
những ngành này trong cơ cấu công nghiệp - dịch vụ- nông nghiệp ).
- Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần vận động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trên cơ sở
tiếp tục phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ mà đổi mới hình thức, nội dung kinh
doanh và cơ chế hoạt động của HTX. Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao
hiệu quả kinh doanh và làm tốt chức năng chủ đạo về vốn, khoa học công nghệ, thị
trường; khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân trong nơng nghiệp
nơng thơn. Thực hiện chính sách giao quyền tự chủ ruộng đất cho nông dân.
- Gắn sản xuất với thị trường, mở rộng sản xuất đi đôi với mở rộng thị
trường trong bối cảnh mở cửa, cạnh tranh khu vực và quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, nâng cao dân
chí, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đổi mới hệ thống chính sách vĩ mơ của Nhà nước, bao gồm chính sách thị
trường tiêu thụ nơng sản hàng hóa, chính sách đầu tư tín dụng, chính sách khuyến
nơng, chính sách khoa học - cơng nghệ, chính sách xã hội nơng thơn...
Các chính sách đổi mới trên đây tạo điều kiện và môi trường kinh tế - xã
hội thúc đẩy cho sản xuất phát triển. Nghị quyết Trung ương 5 là một bước phát


19

triển mới về đường lối đổi mới trong nông nghiệp. Đảng ta đã đưa ra một hệ thống
quan điểm đồng bộ về ba vấn đề lớn: Nông nghiệp, nông thôn và nông dân; gắn

phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới với nâng cao đời sống
của nông dân. Trong đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế hộ, phát
triển một bước quan điểm về kinh tế hợp tác, chính sách kinh tế nhiều thành phần;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH; giải quyết vấn
đề công bằng xã hội, xố đói giảm nghèo... Trong đó, nổi bật là sự đổi mới về
chính sách ruộng đất, nó tác động đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội nông thôn trong
q trình đổi mới.
Hội nghị Trung ương 7, khóa VII, một lần nữa nhấn mạnh: phải quan tâm
đến CNH - HĐH và kinh tế nơng thơn. Điều đó vừa khẳng định nhiệm vụ cấp bách
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, vừa chỉ ra Đảng và các cơ quan
Nhà nước phải không ngừng tăng cường chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông
thôn, đảm bảo về lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng
cao của xã hội và xuất khẩu; cung cấp ngày càng lớn về nguyên liệu cho phát triển
công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân.
Nhìn chung, đường lối đổi mới của Đảng được hoạch định, phát triển ở Đại
hội VI, VII, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ và các Hội nghị Trung
ương thực sự có tác dụng tháo gỡ những cản trở, trì trệ của cơ chế cũ và mở ra
hướng phát triển mới cho nông nghiệp, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông
thôn cho cả nước nói chung và cho nơng nghiệp tỉnh Bến Tre nói riêng.
1.2.2. Bến Tre vận dụng đường lối đổi mới, bước đầu thực hiện quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của tỉnh (1986-1995)
Sau ngày giải phóng, Bến Tre bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới từ một
khởi điểm kinh tế rất thấp. Nhiều lĩnh vực coi như phải làm lại từ đầu. Nông
nghiệp cũng đầy rẫy những khó khăn. Mấy chục năm chiến tranh, nhà cửa, ruộng
vườn bị tàn phá nghiêm trọng. Cơ sở kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu.
Trong hơn 10 năm (1975-1986), cùng cả nước, Đảng bộ Bến Tre đã lãnh
đạo nhân dân thực hiện cuộc vận động cải tạo XHCN, khôi phục sản xuất nông


20


nghiệp. Công cuộc xây dựng nông thôn đã đạt được những thành tựu bước đầu rất
quan trọng, nhất là việc xóa bỏ bóc lột về ruộng đất, đời sống của đại bộ phận
nông dân được cải thiện. Nhưng do những sai lầm, chủ quan, duy ý chí, nhất là
trong phong trào tập thể hóa nơng nghiệp, Bến Tre cùng trong bối cảnh chung của
cả nước đã lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó,
Đảng bộ Bến Tre quyết tâm tiếp tục lãnh đạo nơng dân giải phóng sức sản xuất,
phát triển kinh tế nơng nghiệp, xây dựng nơng thơn, hịa nhịp với cả nước trong
công cuộc đổi mới. Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng.
Trên cơ sở tiếp thu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng, tháng 3/1987, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bến Tre lần thứ IV đã họp. Đại hội
đã xác định mục tiêu phấn đấu cho thời kì 1987-1990 là: “Ra sức ổn định và phát
triển sản xuất, ổn định thị trường và giá cả, ổn định và nâng cao đời sống nhân
dân…; tiếp tục tiến hành cải tạo, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, sử
dụng mọi tiềm năng về đất đai, lao động tay nghề, nhằm phát triển mạnh sản xuất,
giải quyết công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân…”
[1,tr.349]. Đại hội nhấn mạnh đến việc đổi mới tư duy kinh tế, bố trí lại cơ cấu sản
xuất và cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế, sắp xếp tổ chức
tháo gỡ mọi ràng buộc, tận dụng năng lực sản xuất của 5 thành phần kinh tế, phân
bổ lại lực lượng sản xuất, sử dụng hợp lý lao động, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, làm chủ phân phối lưu thông, đổi mới cơ chế quản lý, tăng
cường chăm lo kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất của tỉnh, tập trung vào những cơng
trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Năm 1988, trong nơng nghiệp, các HTX, tập đồn sản xuất đã thực hiện
Nghị quyết 10-NQ/TƯ của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp,
giao đất cho các hộ nông dân sản xuất thay cho khốn 100. Chủ trương này có tác
dụng kích thích nơng dân hăng hái sản xuất.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện khoán 10, nhiều vụ tranh chấp đất đai xảy ra.
Bộ chính trị đã ra chỉ thị 47-CT/TƯ “Về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về
ruộng đất”. Thực hiện Nghị quyết này, Tỉnh ủy đã chỉ thị cho các địa phương thu



×