Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.42 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH




Lê Văn Lộc










Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số : 60 31 95



LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ





Thành phố Hồ Chí Minh - 2008

LỜI CẢM ƠN

Bằng tất cả tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến TS.PHẠM THỊ XUÂN THỌ - người đã tận tụy hướng dẫn, chỉ bảo và động
viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng bày tỏ những tình cảm của mình tới Ban chủ nhiệm
khoa Địa lý cùng với các thầy cô trong khoa, Phòng Khoa học - Công nghệ và sau
Đại học của trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến UBND tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản và Cục
Thống kê tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình cung cấp các tư liệu quý giá cho tôi hoàn thành
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và quý đồng nghiệp trường
THPT Lấp Vò 2, trường THPT Thiên Hộ Dương tỉnh Đồng Tháp cùng các học viên
cao học c
huyên ngành Địa lí học khoá 16 đã hết lòng động viên và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn đúng thời gian qui định.
Cuối cùng xin gửi đến những người thân yêu nhất đã tạo điều kiện thuận lợi
cùng những lời động viên quý báu để bản thân có thêm nghị lực và quyết tâm trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn



LÊ VĂN LỘC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng Tháp là tỉnh nằm ở ĐBSCL với thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp. Trong thời gian qua, thực hiện nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ
về một số chủ trương và chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp từng bước có sự chuyển dịch cơ
cấu theo hướng CNH, HĐH đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng,
tính đa dạng
của nông sản, đạt hiệu quả cao về mặt KT-XH và môi trường.
Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhưng việc
khai thác các lợi thế để phát triển nông nghiệp và tạo sự chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp chưa xứng với tiềm năng hiện có. Để góp phần thực hiện và
thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá,
gắn liền với nhu cầu thị trường, từng bước phát triển nông nghiệp với qui mô lớn,
tập trung theo hướng CNH, HĐH; tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn đảm bảo về
số lượng, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong xu thế hội nhập.
Nghiên cứu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh để đưa ra các
giải phá
p nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH đạt hiệu
quả cao trong sản xuất, góp phần nâng cao đời sống KT-XH tỉnh Đồng Tháp. Trong
quá trình học sau đại học, chuyên ngành địa lý học tác giả luận văn luôn m
ong mỏi
tìm hiểu đóng góp sức mình vào việc nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-
XH tỉnh nhà, chính vì vậy tác giả chọn đề tài:

“Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh
Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm đề tài tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích đề tài
Tổng quan cơ sở lý luận cứu về cơ cấu ki
nh tế và chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp.

Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
theo hướng CNH, HĐH.
Đưa ra những định hướng và các giải pháp cụ thể góp phần thực hiện sự
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
3. Nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu đề tài
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
vận dụng vào việc nghiên cứu,
phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh
Đồng Tháp.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh
Đồng Tháp từ năm 1995 đến năm 2006.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng phát triển và nghiên cứu
những giải phá
p thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp
theo hướng CNH, HĐH.
3.2. Giới hạn đề tài
Thời gian nghiê
n cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh từ năm 1995 -
2006; định hướng và giải pháp chuyển dịch đến năm 2020.
Phạm vi lãnh thổ của đề tài tập trung toàn bộ 11 huyện, thị và thành phố của
tỉnh Đồng Tháp.

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việt Nam
có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, nông nghiệp đã
tập trung khoảng 80% dân số với trên 50% lao động tham gia sản xuất. Nông
nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và chiếm 20,4% trong
cơ cấu GDP cả nước (2006). Nền nông nghiệp phát triển mạnh trong những năm
sau Đổi mới, Việt Nam từ một nước hàng năm phải nhập lương thực, nhưng từ năm
1989 đến nay Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất gạo hàng đầu
thế giới. Bên cạnh câ
y lúa, nông nghiệp nước ta đã sản xuất nhiều loại nông sản với

sự phong phú đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong
nước và xuất khẩu.
Cùng với cả nước, ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc để vươn lên
trở thành vùng trọng điểm LTTP của cả nước với những thế mạnh về: sản xuất lúa
gạo, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp từng bước có sự chuyển dịch th
eo hướng CNH, HĐH; sản phẩm làm ra
ngày càng đa dạng và nâng cao dần chất lượng để tăng mức cạnh tranh trong xu thế
hội nhập.
Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp, hàng năm tỉnh đã sản xuất ra một số sản
phẩm chủ lực như lúa gạo, thủy sản, trái cây, hoa kiểng, gia súc, gia cầm… Số lượng
và chất lượng các sản phẩm
hàng hóa cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu
ngày càng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển và đóng góp đáng kể vào
chương trình an ninh lương thực của quốc gia.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về
sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp như:
Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt
Nam theo hướng CNH, HĐH từ thế kỉ XX đến thế kỉ XXI trong “Thời đại kinh tế

tri thức” của Lê Quốc Sử.
Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn CN
H, HĐH ở Việt Nam -
Đồng chủ biên PGS.TS. Nguyễn Văn Bích – PTS. Chu Tiến Quang.
Xây dựng cơ cấu sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp – TS. Lê Hưng Quốc.
Một số bài tham luận có liên quan trong hội thảo “Vì sự phát triển
ĐBSCL”:
Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm
– ngư
vùng ĐBSCL - Bộ NN&PTNT.
Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại ĐBSCL – TS. Trương Thị Minh
Sâm - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

Một số giải pháp trong sản xuất gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu ở
ĐBSCL – TS. Nguyễn Minh Châu - Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam.
Định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng khu vực đồng ĐBSCL – TS.
Dương Văn Chín - Viện lúa ĐBSCL.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản – những sản phẩm
chủ lực của ĐBSCL hiện na
y - TS. Trần Văn Hiển - Trường chính trị Tôn Đức Thắng,
An Giang.
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa
ở ĐBSCL - Trần Văn - Bộ phận địa phương, Ban kinh tế Trung ương.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL những năm đầu thế kỉ XXI
- Nguyễn Thị Minh Châu - Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
Những bước phát triển mới trong kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp vùng
ĐBSCL
- Một số giải pháp chủ yếu - Nguyễn Thị Vân - Viện Khoa học xã hội vùng
Nam Bộ.
Bên cạnh đó, có các công trình nghiên cứu về nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp:

Đề án quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2001 – 2010 - Sở NN&PTNT.
Quy hoạch nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- Sở NN&PTNT.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 - Sở
Kế hoạch và Đầu tư.
Nông nghiệp Đồng Tháp - Những thành tựu và định hướng phát triển từ na
y
đến 2010 – Lê Văn Thôi - Sở NN&PTNT.
Ngoài ra còn rất nhiều đề tài, các luận văn thạc sĩ, bài viết trong và ngoài
tỉnh liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đây là nguồn tài liệu
tham khảo quý báu cho tác giả khi thực hiện luận văn.

5. Quan

điểm nghiên cứu

5.1. Quan điểm hệ thống
Cơ cấu nông nghiệp là một hệ thống hoàn chỉnh gồm các hợp phần tạo
thành, đồng thời mỗi hợp phần lại là một hệ thống nhỏ hơn bao gồm nhiều hợp
phần khác. Chính vì vậy, cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp có liên quan chặt chẽ với
cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL và cả nước. Hệ thống cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp
gồm hệ thống trồng trọt và hệ thống chăn nuôi, với cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp.

Do vậy, khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp phải
xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và
xem xét mối tương quan, sự tác động đối với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
ĐBSCL
và cả nước.
5.2. Quan điểm lãnh thổ

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đồng Tháp được
xem như một thể tổng hợp sản
xuất lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh. Trong đó các yếu tố tự nhiên, KT-XH có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động và ảnh hưởng qua lại với nhau tạo những thế mạnh riêng
cho tỉnh và cho từng vùng trong tỉnh. Các nhân tố đó tác động đến sự chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và các vùng trong tỉnh. Trên cơ sở phân tích các yếu tố
tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh, tác
giả đưa ra những định
hướng, giải pháp để khai thác các lợi thế của tỉnh và từng vùng trong tỉnh nhằm thúc
đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.
5.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Quá trình phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung có sự biến
chuyển t
heo thời gian và không gian. Khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp tỉnh Đồng Tháp cần quán triệt quan điểm lịch sử viễn cảnh để thấy được quá
trình hình thành, phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ đó, xác định đúng đắn sự
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp trong hiện tại và định hướng phát triển,
chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp trong tương lai.

5.4. Quan điểm tổng hợp
Sự phát triển nông nghiệp c
hịu sự tác động tổng hợp các nhân tố tự nhiên,
KT-XH. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và chi phối lẫn nhau.
Chính vì vậy trong sản xuất nông nghiệp Đồng Tháp, tác giả cần phân tích, đánh giá
các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển và chuyển dịch từ đó đưa ra những định
hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt những tiềm năng của địa
phương.
5.5. Quan điểm sinh t
hái bền vững

Sinh vật tồn tại và phát triển phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nhất định.
Tuy nhiên, sự phát triển của sinh vật có giới hạn nếu đến một ngưỡng nào đó, cơ
thể sinh vật thích nghi thì sẽ tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng. Ngược
lại, nếu các chỉ tiêu sinh học thay đổi quá mức, cơ thể sinh vật không thể thích nghi
do đó sẽ bị suy giảm năng suất, chất lượng hoặc sinh vật không thể tồn tại. Ngoài

ra, sự phát triển nông nghiệp có hiệu quả còn nhờ vào sự phát triển nhiều giống loài,
cây con (sự phong phú nguồn gen). Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần bảo tồn
độ phì nhiêu của tài nguyên đất, bảo vệ chất lượng nước và giữ gìn sự phong phú
các nguồn gen; đồng thời cần có kỹ thuật canh tác thích hợp; hạn chế đến mức thấp
nhất sự suy thoái môi trường; m
ang lại hiệu quả cao về mặt KT–XH và môi trường.
6. Phương pháp nghi
ên cứu
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như phương pháp
thu thập và xử lí tài liệu, phương pháp toán học, phương pháp thống kê, phân tích,
so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp chuyên gia. Đề tài còn sử dụng phương
pháp đặc trưng của địa lý học như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
bản đồ, phương pháp thực địa. Đặc biệt trong đề tài có sử dụng phần mềm Map Info
để thành lập các bản đồ.
7. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm
3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó
phần nội dung có bố cục 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận chung
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
đến năm 2020.


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ cấu kinh tế
1.1.1. Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là một tổng t
hể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có
quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian
nhất định, trong điều kiện KT-XH nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính, lẫn
định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu xác định của nền
kinh tế.
Cơ cấu ki
nh tế của một quốc gia bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần
kinh tế, cơ cấu lãnh thổ trong đó quan trọng nhất là cơ cấu ngành. Một nền kinh tế
tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà cần phải có cơ
cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

1.1.2. Các khía cạnh biểu hiện
1.1.2.1. Cơ cấu ngà
nh
Cơ cấu ngành là bộ phận cơ bản, phản ánh mối liên hệ kinh tế và công nghệ
sản xuất; là yếu tố cốt lõi của chiến lược ổn định và phát triển KT-XH, tạo điều kiện
thực hiện các mục tiêu
chiến lược đề ra.
Trong nền kinh tế quốc dân, chia thành hai khu vực sản xuất gồm khu vực
sản xuất vật chất và khu vực phi sản xuất vật chất.
Khu vực sản xuất vật chất là tổng hợp các ngà
nh sản xuất của cải vật chất
phục vụ đời sống con người, tạo ra sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cho đất
nước.
Khu vực sản xuất phi vật chất là tổng hợp các ngành dịch vụ phục vụ cho
sản xuất, đời sống con người vả xã hội. Ngày nay, trước sự phát triển của KHKT,


năng suất lao động của xã hội ngày càng cao, ngành dịch vụ ngày càng trở thành
ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

1.1.2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế
Về quan hệ KT-XH có các thành phần kinh tế khác nhau: kinh tế Nhà nước,
kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đại hội IX của Đảng
cộng sản Việt Nam khẳng định mô hình kinh tế nước ta trong giai đoạn quá độ là
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà
nước
và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Trong thực tế các thành phần kinh tế có những khả năng và điều kiện tồn
tại, vận động và phát triển theo những quy luật riêng. Song, trong giai đoạn hiện nay
của nước ta các thành phần kinh tế này vừa hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh
nhau trên cơ sở hướng dẫn của phá
p luật, chính sách và kế hoạch của Nhà nước.
Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực
để góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy nhanh sự phát triển nền kinh
tế theo hướng CNH, HĐH.
1.1.2.3. Cơ cấu lãnh t
hổ
Cơ cấu lãnh thổ
l
à sản phẩm của sự phân công lao động theo lãnh thổ nhằm
khai thác các nguồn lực phát triển kinh tế để hình thành các vùng kinh tế có đặc
điểm khác nhau, dẫn đến việc hình thành một cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ khác
nhau. Mức độ hình thành, phát triển và hoàn thiện của cơ cấu lãnh thổ hoàn toàn
phụ thuộc vào mức độ phân công lao động, vào trình độ công nghiệp hoá mà động
lực chính của nó là cuộc cách mạng KH & CN. Việc xác định cơ cấu lãnh thổ hợp

lý tạo điều kiện để mỗi vùng phát huy tiềm năng sẵn có để hì
nh thành vùng sản xuất
hàng hoá và phát triển tổng hợp để tiến tới xây dựng vùng kinh tế phát triển của cả
nước tại những nơi có điều kiện thuận lợi.
1.1.3. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
1.1.3.1. Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu ki
nh tế là quá trình thay đổi cấu trúc và các mối liên hệ
của một nền kinh tế theo một chủ đích và phương hướng nhất định. Chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là quá trình làm biến đổi nền kinh tế từ chỗ có
cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp và
dịch vụ hiện đại. Đó là quá trình làm tăng thêm tốc độ của sản xuất công nghiệp
trong nền kinh tế gắn liền với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự
tăng trưởng nha
nh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.1.3.2. Yêu cầu khác
h quan để xây dựng một cơ cấu kinh tế tối ưu
Cơ cấu kinh tế tối ưu được hình thành và phát triển trên cơ sở khách quan
phù hợp với điều kiện tự nhiên và KT-XH, đặc biệt là các quy luật kinh tế : quy luật
quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; quy
luật của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy l
uật lưu thông tiền tệ, quy luật
cung cầu; quy luật tái sản xuất như quy luật tăng năng suất lao động, quy luật tích
luỹ,…
Cơ cấu kinh tế tối ưu đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng, nguồn lực của
lãnh thổ sản xuất kinh doanh. Đồng thời cơ cấu kinh tế tối ưu có khả năng sử dụng ngày
càng nhiều lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh giữa các vùng và khu vực, giữa t
rong

và ngoài nước gắn liền với việc hình thành “cơ cấu kinh tế năng động”, với chiến
lược hướng ra xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu, với sự phân công lao động và
thương mại quốc tế.
Cơ cấu kinh tế tối ưu phản ánh được xu hướng phát triển của cuộc cách
mạng KHKT, công nghệ và xu hướng toàn cầu hoá.
Cơ cấu kinh tế tối ưu lấy hiệu quả KT-
XH làm thước đo cho sự thành công.
1.1.3.3. Cơ cấu kinh tế với sự hình thành và
phát triển của nền kinh tế
thị trường
Kinh tế thị trường có tác động mạnh đối với việc tăng năng suất lao động,
sự thay đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; từ đó nó có tác động mạnh mẽ đối
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Trong nền ki
nh tế sản
xuất hàng hoá, thị trường là nơi thực hiện tái sản xuất, là khâu trung gian giữa sản
xuất và tiêu dùng. Do vậy, thị trường là yếu tố quyết định đến sự hình thành và biến

đổi cơ cấu kinh tế. Nói đến thị trường tức là nói đến nhu cầu của con người; trong
xu thế phát triển của xã hội nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng nên sẽ
tác động đến việc xây dựng nền kinh tế với cơ cấu ngành có sự chuyển dịch phù
hợp với nhu cầu của thị trường.
1.1.4. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.4.1. Khái niệm
The
o từ điển bách khoa, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của
xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm
tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra LTTP và một số nguyên liệu cho
công nghiệp. Nông nghiệp là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bao gồm
nhiều ngành như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; theo nghĩa rộng c
òn

bao gồm cả ngư nghiệp và lâm nghiệp.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các quan hệ kinh tế bao gồm các
quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong
lĩnh vực nông nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện cụ thể nhất định, nó được
biểu hiện bằng sự tương quan về số lượng và chất lượng của các mối quan hệ trên.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm nh
iều bộ phận hợp thành, nhưng quan
trọng nhất là cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ. Các bộ phận
này có mối quan hệ tương tác với nhau, cùng với sự phát triển của lực lượng sản
xuất, các mối quan hệ hữu cơ trong nông nghiệp sẽ thay đổi dẫn đến việc tăng năng
suất lao động,
thúc đẩy sự phân công lao động và hình thành các hình thức tổ chức
sản xuất mới.
1.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu nô
ng nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là quá trình thay đổi các yếu tố và mối
quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc kinh tế nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp là chuyển dịch toàn diện cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và
cơ cấu lãnh thổ.

Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp là sự thay đổi tỉ trọng giữa
các ngành, nhóm ngành trong nội bộ từng ngành nông nghiệp. Xu hướng chuyển
dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay là hướng tới một nền nông nghiệp hàng
hoá, sản xuất thâm canh theo hướng sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng và
hiệu quả cao.
Ở Việt Nam, ngành trồng trọt có sự chuyển dịch từ hướng độc canh cây lương
thực sang trồng nhiều l
oại cây công nghiệp, cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế cao.
Trong ngành chăn nuôi cũng có sự thay đổi về cơ cấu, chú trọng phát triển những loại vật
nuôi có giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với nhu cầu thị trường. Giữa trồng trọt và chăn

nuôi có sự chuyển dịch giảm tỉ trọng ngành trồng trọt tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi trong
cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nông nghiệp nước ta từ sau công
cuộc Đổi mới cũng c
ó những chuyển biến tích cực phù hợp với đường lối phát triển
kinh tế chung: giảm khu vực Nhà nước, tăng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài.
Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần
đây diễn ra mạnh mẽ, hình thành
những vùng chuyên môn hoá có sự ổn định về sản
xuất, qui mô, đảm bảo chất lượng, hiệu quả xã hội và có khả năng xuất khẩu. Các
vùng chuyên môn hóa có qui mô lớn: LTTP ở ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng; cây
công nghiệp ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, núi trung du phía Bắc.
1.1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Nhân tố tự nhiên: đây là nhân tố tác động trực tiếp đến kinh tế nông
nghiệp, là cơ sở để phát triển và phân bố nông nghiệp. Các nhân tố tự nhiên tác
động đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, lựa chọn cơ cấu sản xuất phù hợp với
đặc điểm sinh thái để tạo ra lợi thế trong cơ chế thị trường; xây dựng cơ cấu ngà
nh
phù hợp nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ môi trường sinh thái tiến tới
phát triển bền vững; tác động đến quá trình phân công lao động theo lãnh thổ nông
nghiệp.

Đất trồng: là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và
chăn nuôi. Vốn đất, cơ cấu sử dụng đất, độ phì,…ảnh hưởng tới qui mô, cơ cấu cây
trồng vật nuôi, mức độ thâm canh tăng năng suất và tổ chức lãnh thổ sản xuất nông
nghiệp.
Khí hậu: với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gi
ó

và sự bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán,…có ảnh hưởng rất lớn đến
việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng tăng vụ, xen
canh, gối vụ. Ở những vùng tài nguyên khí hậu dồi dào về nhiệt, ẩm, cường độ bức
xạ mặt trời cho phép trồng nhiều vụ trong năm, với cơ cấu cây trồng vật nuôi đa
dạng. Ngược lại, nếu khí
hậu khắc nghiệt: quá khô hạn hoặc quá giá lạnh, có sự biến
động thất thường thì tác động tiêu cực đến sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng sản phẩm. Ví dụ như ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo có
một mùa mưa và một mùa khô kéo dài; nếu c
ó năm mùa mưa đến sớm tạo lũ lớn sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và sản lượng lúa trong vụ hè thu.
Nguồn nước: là một trong những nhân tố quan trọng sản xuất nông nghiệp,
nước rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Tùy từng loại cây
trồng, mức độ cần nước khác nhau; nước là yếu tố quan trọng, là cơ sở cần thiết để
bố trí cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ hợp lý. C
hính vì vậy, để sản xuất nông
nghiệp ổn định cần phát triển hệ thống thủy lợi để tưới hoặc tiêu nước vào những
thời điểm thích hợp.
Sinh vật: là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi,
sự đa dạng về hệ động, thực vật là tiền đề để hình thà
nh và phát triển các giống cây
trồng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù
hợp với điều kiện sinh thái cụ thể của từng nơi. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
Nhân tố KT-XH
Dân cư và lao động: vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là thị trường
tiêu thụ các nông sản. Trong lĩnh vực nông nghiệp, con người là nhân tố qua
n trọng

vì trong quá trình sản xuất có nhiều khâu khó áp dụng tự động hoá bằng máy móc

mà thường phải thực hiện bằng sức lao động của con người. Số lượng và chất
lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo
chiều rộng lẫn chiều sâu. Qui mô dân số ảnh hưởng khả năng tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, nếu kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống dâ
n cư được nâng lên thì
nhu cầu tiêu thụ nông sản ngày càng cao và đa dạng. Từ đó, tác động sâu sắc đến sự
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia.
Tiến bộ của KHKT và công nghệ: tạo khối lượng nông sản, tạo sự chuyển
dịch cơ cấu, giá trị nông nghiệp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp, con người chủ động được các hoạt động trong nông nghiệp từ khâu
cung ứng giống với năng suất, hiệu quả cao. Việc áp dụng các thành quả của KH &
CN và
o sản xuất như điện khí hoá, cơ giới hoá, thủy lợi hoá, sinh học hoá làm cho
năng suất lao động trên một đơn vị diện tích tăng. Vì vậy, dưới tác động của KHKT,
công nghệ góp phần nâng ca
o năng suất lao động, giảm bớt lao động chân tay. Sản
xuất ngày càng phát triển sẽ giảm khả năng sử dụng nguồn lao động có tay nghề
thấp, đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định để sử dụng các
công cụ hiện đại, góp phần phân công lại nguồn lao động theo hướng giảm tỉ trọng
lao động trong nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong lĩnh vực phi nông
nghiệp.
Nguồn vốn: ảnh hưởng đến việc phát triển,
phân bố và chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp, thông qua nguồn vốn đầu tư tạo điều kiện giúp cho nhà nông áp dụng
tiến bộ KHKT, nâng cao kỹ năng cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất
và hiệu quả lao động. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu nôn
g
nghiệp theo hướng CNH, HĐH thì nhu cầu nguồn vốn là điều kiện cần và đủ vì nếu
thiếu vốn việc đầu tư trang bị CSVCKT&CSHT sẽ gặp khó khăn.
Thị trường: chính là mục tiêu của sản xuất hàng hoá, sản xuất cái gì? sản

xuất cho ai? sản xuất bằng công nghệ gì? Từ đó, người sản xuất hàng hoá phải tạo
ra các sản phẩm mà thị trường cần. Thị trường đư
ợc hiểu theo hai khía cạnh, nếu thị
trường cần sẽ kích thích sản xuất phát triển, nếu thị trường không cần hoặc cần ít thì

sẽ hạn chế sản xuất. Như vậy, thị trường có biến động sẽ tác động tiêu cực đến sản
xuất, nếu công tác dự báo thị trường được thực hiện đúng hướng thì sẽ tác động có
lợi cho người sản xuất. Trong sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thị trường có tác
động điều tiết đối với sự hình thành và phát triển của các vùng nông nghiệp t
heo
hướng sản xuất hàng hoá với qui mô tập trung và chuyên môn hoá cao.
Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp: có ảnh hưởng rất lớn đối với
con đường phát triển và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Nếu xác định
và phát huy đúng vị trí, vai trò của các mối quan hệ sở hữu, cùng với hệ thống chính
sách phù hợp sẽ kích thích được sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng có
lợi và ngược lại.
Ngoài ra, nhâ
n tố CSVCKT&CSHT có tác dụng tích cực đến sự chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH thể hiện qua việc đẩy mạnh vận
chuyển hàng hoá đến thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cần và đủ để sản xuất hàng
hoá đạt chất lượng cao, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
1.1.4.4. Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung
Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tích cực góp phần xây dựng
một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng
tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu KT-XH đã vạch ra trong chiến lược phát triển
kinh tế của cả nước, vùng lãnh thổ hoặc từng địa phương. C
huyển dịch cơ cấu kinh
tế góp phần khai thác có hiệu quả cao nhất các nguồn lực phát triển nông nghiệp tạo
ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong

và ngoài nước, thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất,
đáp ứng đòi hỏi khách quan của nền ki
nh tế trong mối quan hệ sản xuất phù hợp,
đồng thời là nền tảng cho nền kinh tế quốc dân phát triển hài hoà, phù hợp với điều
kiện của từng vùng để tăng số lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp xuất
khẩu, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của các vùng,
tạo những vùng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo và tăng cường sức
mạnh về an ninh lương thực, góp phần giữ vững đất nước đồng thời tăng giá trị
nông sản xuất khẩu và hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.2.1. Khái niệm
T
heo báo cáo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định:
“Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho
công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kì mới đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước”. Công nghiệp hoá được hiểu theo nhiều quan điểm khác
nhau:
Công nghiệp hoá: đem lại một tính công nghiệp cho một hoạt động nào đó
1
.
CNH: là hoạt động mở rộng tiến bộ kỹ thuật với sự lùi dần tính thủ công trong
sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ
2
.
Công nghiệp hoá là một quá trình mà các xã hội chuyển từ một nền kinh tế
chủ yếu dựa vào nông nghiệp với các đặc điểm năng suất thấp và tăng trưởng cực kì
thấp hay bằng không sang một nền kinh tế cơ bản dựa trên công nghiệp với các đặc

điểm năng suất cao và tăng trưởng tương đối cao
3
.
Công nghiệp hoá là một quá trình được đánh dấu bằng sự chuyển từ một
nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế được gọi là công nghiệp
4
.
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm công nghiệp hoá như
sau:

1
. Petit Larousse IIlustré, 1990-p. 52
2
. Encyclo pedi Fransaise, 1973-p.6298

3
. Lad rière J.les enjeux de la rationalite: Le défi de la Science et de la technologie aux culture, Aubier
Montaigne, UNESCO, 1977

4
. Mazlish B. The Breakdown of Connection and Mordern Development, World Development, 1991, Vol. 19,
No.3, p.31 - 44


Công nghiệp hoá là giai đoạn phát triển, là một sự biến đổi cơ cấu của nền
kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp
và dịch vụ. Giai đoạn phát triển này đánh dấu sự thay đổi cơ bản về tính hiệu quả,
tính công nghiệp, tính bền vững của sự phát triển. Trong quá trình phát triển KT-
XH trên thế giới, các nước phát triển đã trải qu
a quá trình CNH từ thế kỉ 18, 19 để

nâng vị trí trở thành các quốc gia công nghiệp, còn các nước đang phát triển hiện
nay đang tiến hành CNH.
Hiện đại hoá theo từ điển tiếng Việt là “Làm cho mang tính chất của thời
đại ngày nay” hoặc “Làm cho công nghiệp trở thành ngành công nghiệp tiên tiến có
đầy đủ mọi trang bị, thiết bị của nền công nghiệp hiện đại”
Xét về góc độ kinh tế, có thể hiểu khái niệm này theo J.W.HALL
5
: thực chất
của hiện đại hoá là công cuộc cơ khí hoá và công nghiệp hoá nền kinh tế.
Việt Nam là nước nông nghiệp còn khá lạc hậu, sản xuất chủ yếu bằng sức
người và sức động vật, năng suất thấp. Cần phải tiến hành CNH để cải tạo nền kinh
tế, áp dụng KHKT tiên tiến, sử dụng máy móc hiện đại để nâng cao năng suất lao
động tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trán
h tụt hậu. Do vậy, CNH, HĐH là tất
yếu khách quan đối với Việt Nam cũng như các nước có nền kinh tế kém phát triển.
Mục tiêu CNH, HĐH ở nước ta là xây dựng một nước công nghiệp có CSVCKT
hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí. Trong lĩnh vực nông nghiệp CNH, HĐH nông
nghiệp Việt Nam là chủ trương mà Đảng ta đã xác định từ Đại hội Đảng lần VI năm
1986.
1.2.2. Định hướng về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp the
o hướng
CNH, HĐH
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta theo hướng CNH, HĐH cần thực
hiện cụ thể những nội dung sau:
Phát triển nông nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh có cơ cấu
hợp lí về cây trồng vật nuôi, tăng sản phẩm hàng hoá về số lượng, tốt về chất lượng;

5
. Đại học Shiller


đảm bảo vấn đề an toàn về lương thực của xã hội, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất
khẩu.
Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, cần kết hợp
với ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - ngư nghiệp để tạo ra sản phẩm đa
dạng về mẫu m
ã, với chất lượng cao, giá thành hạ và tăng cường sức cạnh tranh thị
trường, tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn: áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng vật với năng suất chất lượng cao. Sử
dụng kỹ thuật tiên tiến tiến: thủy lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá.
Phát triển đa dạng hóa sản phẩm
nông nghiệp: phát triển các ngành nghề
truyền thống và các ngành nghề mới góp phần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp
và các loại hình sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập và
cải thiện đời sống dân cư nông thôn.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa qui mô lớn trên cơ sở
tận dụng các lợi thế của từng vùng, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng các thành tựu
KHKT và
o sản xuất, tạo ra nhiều loại nông sản chất lượng cao đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Phát triển tạo tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, đồng thời bảo vệ môi trường
sinh thái hướng tới phát triển bền vững.
Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH cần xây dựng
nâng cấp C
SHT như xây dựng, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, hoàn thiện
mạng lưới điện nhằm góp phần đắc lực phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt,
HĐH ngành thông tin liên lạc để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho nhu cầu
sản xuất và sinh hoạt đa dạng của nhân dân.
Như vậy, bước vào thế kỉ XXI sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải tạo

ra những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hà
ng hoá với cơ cấu ngành đa
dạng, vừa để xuất khẩu với sức cạnh tranh cao, vừa khai thác các lợi thế tiềm năng

của từng vùng sinh thái và nâng cao hiệu quả. Trong sản xuất nông nghiệp không
những chỉ coi trọng tính hiệu quả về mặt kinh tế mà còn phải chú ý đến việc bảo vệ
môi trường sinh thái để tiến dần tới một nền nông nghiệp theo hướng bền vững.
1.2.3. Mối quan hệ giữa sự chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp với vấn đề
CNH, HĐH
Quá trình CNH, HĐH ứng dụng tiến bộ KHKT, tiến hành CNH trong sản
xuất nông nghiệp tất yếu dẫn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chính
trong quá trình CNH nông nghiệp nông thôn, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự
chuyển dịch hợp lí gắn liền với những bước tiến của CSVCKT phục vụ cho sản
xuất. Sự chu
yển dịch cơ cấu nông nghiệp từ cơ cấu mất cân đối giữa trồng trọt và
chăn nuôi, hiệu quả thấp sang một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí về cơ cấu
ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ; tạo nên sự đa dạng về sản
phẩm nông nghiệp với chất lượng và hiệu quả cao, từng bước gắn liền với sự phá
t
triển của CSVCKT nhờ tiến hành CNH, HĐH.
Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phản ánh sự thay đổi về chất của nền
kinh tế theo hướng CNH, HĐH; tạo tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng ổn định của
kinh tế nông nghiệp, góp phần tăng trưởng và ổn định nền kinh tế chung của quốc
gia. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí phải đảm bảo đư
ợc 3 mục tiêu:
Ngành: sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đáp ứng cho nền kinh
tế quốc dân và vươn ra xuất khẩu để tích luỹ vốn.
Vùng: hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế quốc dân, nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên và nguồn lực của vùng.

Nền kinh tế: thực hiện đúng chiến lược quốc gia về mục tiêu phát triển nông
nghiệp.
1.3. Kinh nghiệm của một số nước châu Á về CNH, HĐH nông
nghiệp.
Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp; tùy theo điều kiện của mỗi quốc
gia, một số nước khu vực châu Á đã thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp với
các chủ trương, chính sách phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể và đạt được những

thành công nhất định. Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam vận
dụng trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH.
1.3.1. Thái Lan
Đến giữa những năm 1980, nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng nhất tron
g
nền kinh tế của Thái Lan với năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo luôn đứng đầu
thế giới với sản lượng xuất khẩu chiếm 30 – 40% sản lượng xuất khẩu của thế giới,
sắn cung cấp 95% nhu cầu sắn trên thị trường thế giới, ngô hàng năm xuất khẩu 4 –
5 triệu tấn, cao su luôn đứng hàng thứ ba trên thế giới về sản lượng xuất khẩu, rau
quả xuất khẩu đứng hàng thứ hai ở khu vực
châu Á – Thái Bình Dương sau Trung
Quốc. Từ năm 1990 đến những năm đầu thế kỷ XXI, tỉ trọng ngành nông nghiệp
giảm còn 8,77%, công nghiệp tăng 41,44% và dịch vụ tăng 49,79% trong cơ cấu
GDP năm 2003.
Trong tiến trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, Thái Lan đã tập trung
vào các lĩnh vực sau:
Đầu tư xây dựn
g CSVCKT & CSHT đạt nhiều thành tựu đáng kể. Tính đến
năm 2005, hoàn thiện hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích
canh tác, hệ thống giao thông đường bộ tỏa đi khắp vùng miền trong cả nước và đã
hoàn thành chương trình điện khí hóa toàn quốc.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho CNH nông nghiệp gồm:
nghiên cứu cải tạo đất đai, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống vật nuôi, cây
trồng; tiến hành t
hụ tinh nhân tạo; thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi,
nghiên cứu công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Các hoạt này đã góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế.
Phát triển HTXNN với loại hình đa dạng như HTX tín dụng để giúp nông
dân nghèo sản xuất, HTX dịch vụ, HTX t
hủy sản, HTX đất đai. Với mục tiêu chung
là hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất, khuyến khích nông dân gửi tiền tiết kiệm, cung

cấp hàng hóa cho xã viên với giá thấp hơn thị trường và giúp xã viên tiêu thụ nông
sản xuất khẩu một cách có lợi.
Như vậy, để tiến hành CNH nông nghiệp cần xây dựng HTXNN kiểu mới
tạo điều kiện cho sự tập trung hóa đất đai, phát triển nông nghiệp qui mô lớn. Phân
vùng nông nghiệp để phát triển sản xuất chuyên môn hóa, sử dụng những máy móc
thiết bị, KHKT: cung cấp các loại giống có chất lượng cao cho nông dân, chú trọng
hiệu quả quản lý sau thu hoạch, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm x
uất khẩu
nông sản đã chế biến. Tăng cường thu hút sự đầu tư vốn trong và ngoài nước để
phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách bảo hộ giá nông sản
trong tiến trình hội nhập để phát triển mở rộng sản xuất nông nghiệp bền vững có
hiệu quả lâu dài.
1.3.2. Malaysia
Trong thời
gian qua, Malaysia đã đạt được nhiều thành quả trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và
dịch vụ. Malaysia đã cung cấp nhiều sản phẩm và nguyên liệu có nguồn gốc từ nông
nghiệp như dầu cọ, ca cao, cao su.

Nhà nước đã thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH từ những năm 1960 như cải tạo và trồng mới ở các đồn điền cao su, dầu cọ,
phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo máy phục vụ nông nghiệp, phát triển công
nghiệp chế biến nông sản. Để phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH;

Malaysia đã chú trọng các dịch vụ tín dụng để cung cấp vốn cho nông dân, tập trung
áp dụng biện pháp KHKT tăng năng suất và hiệu quả của ngành trồng trọt: hướng
dẫn kỹ thuật canh tác, tăng cường m
arketing và tiêu thụ sản phẩm. Để giải quyết
đầu ra cho nông nghiệp, Nhà nước đã thành lập các tổ chức thương mại, marketing
và tiêu thụ rau quả đặc biệt là marketing rau, hoa quả xuất khẩu.
Chính sách phát triển thị trường và mở rộng địa bàn tiêu thụ nông sản như
mở rộng thị trường tiêu thụ cao su, dầu cọ đã hướng nông nghiệp chuyển dịch cơ
cấu sản xuất, tăng tỉ trọng xuất khẩu ngành trồng trọt, hình t
hành các vùng sản xuất

hàng hóa với giá trị xuất khẩu cao, tạo thành vùng nguyên liệu, thúc đẩy công
nghiệp chế biến nông sản, phát triển nông nghiệp nông thôn.
Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ vốn để phát triển nông nghiệp
nông thôn như chương trình tín dụng trung hạn cấp vốn đến tận tay nông dân, chương
trình phát triển doanh nghiệp công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, chương trình xóa đói
cho dân nghèo bằng vốn vay ưu đãi và chương trình huy động vốn trợ giúp c
ho sản xuất
nông nghiệp.
Nhà nước đã cấp vốn vào việc nâng cấp và xây dựng CSHT nông thôn, đảm
bảo điều kiện cho phát triển nông nghiệp và nông thôn phát triển theo hướng bền
vững. Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông, các công trình như
điện, nước đến xã; người dân đóng góp xây dựng hệ thống CSHT nội bộ xã, thôn.
Ngoài ra, Nhà nước còn cho dân nghèo vay vốn xây dựng nhà cửa, CSHT với vốn
ưu đãi đặc biệt và sẽ hoàn vốn trở lại khi đời sống đã ổn định.

1.3.3. Indonesia
Indonesia là một nước có dân số lớn nhất Đông Nam
Á, nên Indonesia rất
chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Nhà nước đã tăng cường đầu tư vào phát triển CSHT như các công trình giao thông,
hệ thống thủy lợi, đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng các giống cao sản vào sản
xuất. Nông dân với tinh thần tự lực, nhạy bén với cơ chế thị trường, á
p dụng công
nghệ và vận dụng nhanh, có hiệu quả những chính sách hỗ trợ của chính phủ. Kết
quả Indonesia đã tự túc được lương thực từ năm 1984.
Để ổn định giá cả và đảm bảo lương thực cho quốc gia, Nhà nước đã thành
lập quỹ bình ổn giá và cơ quan thu mua lương thực với nguồn chi ngân sách hàng
năm khoảng 5% GDP.
Chính phủ Indonesia đã thành lập nhiều ngân hàng nông thôn với qui mô nhỏ
ở khắp nơi trên lãnh thổ nhằm tạo điều kiện cung cấp vốn đến tận tay nông dân và
người nghèo. Ưu tiên tín dụng cho phát triển nông nghiệp,
phát triển thủy lợi, điện,
giao thông nông thôn vùng sâu, xa, hải đảo.

Mặc khác, Indonesia cũng ưu tiên phát triển với qui mô lớn những loại cây
trồng xuất khẩu như cọ dầu, ca cao, chè, cà phê, cao su. Hiện nay, Indonesia trở
thành một trong những nước xuất khẩu chủ yếu trên thế giới về các loại nông sản
trên.
Indonesia còn chú trọng ứng dụng các thành tựu của KHKT và công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, đẩy mạnh xuất nhập khẩu các sản
phẩm nông nghiệp. Sự phát triển nông nghiệp đa dạng góp phần tạo thêm
việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỉ trọng đói nghèo, đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia.
1.3.4. Trung Quốc

Trung Quốc có diện tích canh tác lớn c
hiếm khoảng 7% thế giới nhưng phải
đảm bảo nuôi sống 20% dân số toàn cầu nên Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn
trong việc đáp ứng nhu cầu nông sản cho người trong nước. Do vậy, Trung Quốc đã
áp dụng nhiều chính sách, biện pháp phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Hiện
nay, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng lương thực, bông, hạt
có dầu, rau quả và thịt để cung ứng cho thị trường tr
ong nước và xuất khẩu. Sự
thành công về kinh tế nông nghiệp Trung Quốc là do các nguyên nhân sau:
Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước trong
quá trình cải cách phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, chú trọng phát
huy tính tích cực của nông dân, áp dụng tiến bộ của KHKT và công nghệ mới, đầu
tư hợp lí vào các lĩnh vực hỗ trợ nông nghiệp. Nhà nước đã tập trung phát triển
CSHT nông thôn như hệ thống gi
ao thông, thủy lợi, điện, nước; phát triển rừng đầu
nguồn để đảm bảo cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác hại do lũ lụt gây ra; khuyến
khích nông dân tiết kiệm và tích lũy để đầu tư vào sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, Nhà nước chủ trương phát triển một nền nông
nghiệp hiện đại dựa trên cơ sở nền kinh tế thị trường, ứng dụng các thành tựu của
KHKT và công nghệ, q
uốc tế hóa thị trường hàng hóa nông sản và hiện đại hóa hệ
thống quản lý.

×