Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về chống tham ô, lãng phí và những bài học đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.64 KB, 132 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----000-----

NGUYỄN QUỲNH ANH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM Ơ,
LÃNG PHÍ VÀ NHỮNG BÀI HỌC ĐỐI VỚI
CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----000-----

NGUYỄN QUỲNH ANH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM Ơ,
LÃNG PHÍ VÀ NHỮNG BÀI HỌC ĐỐI VỚI
CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG


Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ ĐÌNH LỤC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là
trung thực và chưa được ai công bố.

Người cam đoan

Nguyễn Quỳnh Anh


4

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ 01
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................ 07

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM Ơ,
LÃNG PHÍ…………………………………………………………………….. 07
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí… 07
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
chống tham ơ, lãng phí………………………………………………………… 07
1.1.2. Tiền đề lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí…

13

1.1.3. Phẩm chất cá nhân và trải nghiệm của Hồ Chí Minh................................ 25
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí.................. 29
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tham ơ, lãng phí và ngun nhân, tác hại của
tham ơ, lãng phí..................................................................................................

29

1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương hướng, biện pháp đấu tranh chống
tham ơ, lãng phí..................................................................................................

41

Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM Ơ, LÃNG
PHÍ VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY......................................................................................................... 65
2.1. Thực trạng tham nhũng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay..................................................................................................... 65
2.1.1. Nhận thức chung về tham nhũng……………………………………....... 65
2.1.2. Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay..........................................

68


2.1.3. Thực trạng cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.......

80


5

2.2. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
chống tham ơ, lãng phí đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay .................................................................................................... 90
2.2.1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai
trị lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh với tham nhũng……………………

93

2.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật để đấu tranh với tham nhũng.................... 97
2.2.3. Đẩy mạnh việc phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng…………………..... 102
2.2.4. Nâng cao hiệu quả việc phát hiện, xử lý tham nhũng………………….... 108
KẾT LUẬN........................................................................................................ 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 121


6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là một “quốc nạn” gây thiệt hại lớn về nhiều mặt cho mọi
quốc gia. Nó làm suy yếu năng lực kinh tế, làm chậm quá trình phát triển của
đất nước, khiến nhân dân mất lòng tin vào bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ

thi hành đường lối, chính sách… Ở một quốc gia đang phát triển như Việt
Nam hiện nay, tham nhũng cịn làm xấu đi hình ảnh của chúng ta trong mắt
các bè bạn, tổ chức quốc tế, dẫn đến thái độ e ngại, dè dặt của họ trong các
hoạt động đầu tư, viện trợ, cho vay... Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác
định “tham nhũng” là một trong bốn nguy cơ, thách thức lớn của đất nước, là
kẻ thù của công cuộc đổi mới. Đấu tranh chống tham nhũng trở thành vấn đề
có tính sống cịn, là nhiệm vụ thường xun, cấp bách khơng chỉ đối với
Đảng, Nhà nước và các cơ quan công quyền mà còn là trách nhiệm chung của
tất cả các tầng lớp nhân dân. Trên thực tế, cuộc đấu tranh chống tham nhũng
đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo rất kiên quyết, song,
hiệu quả cuộc đấu tranh này vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Hội nghị lần thứ 3, khóa X, Đảng nhận định:
“Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp,
nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều
mặt...”[18, tr.12]*.
Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, sáng lập ra Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trên cương vị là người đứng đầu Đảng
cầm quyền, đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh thấy được mối nguy hại của
các tệ nạn gắn với nhà nước, với những người có chức, có quyền, nhất là
trong điều kiện người có chức, có quyền lại là đảng viên của một đảng vừa
lãnh đạo thành công nhân dân ta đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược,
*

Từ đây: - Số thứ nhất là số thứ tự của tài liệu tham khảo.
- Số thứ hai trở đi là số trang của tài liệu tham khảo.


7

giành độc lập cho Tổ quốc. Vì vậy, trong các bài nói và viết của mình, ngay

từ những ngày đầu giành được chính quyền cho đến sau này, Người rất chú ý
đến giáo dục cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân, và cũng chính Hồ Chí Minh là người lãnh đạo nhà nước
Việt Nam dân chủ đầu tiên đề cập việc chống tham ơ, lãng phí, coi chúng là
giặc “nội xâm” cần phải loại trừ. Người đã vạch rõ bản chất, các hình thức
biểu hiện, tính chất nguy hiểm của tham ô, lãng phí và đưa ra phương hướng,
biện pháp đấu tranh phịng, chống các tệ nạn đó. Những luận điểm của Hồ
Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí là di sản vơ cùng q giá, có giá trị to lớn
đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Lấy
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc”[12, tr.127]. Từ đó, việc nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã được tiến hành một cách rộng rãi, toàn diện và
có hệ thống hơn. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu bước đầu mới chỉ thống
nhất ở một số nội dung cơ bản: Nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng, về nhà nước của dân, do dân, vì dân; Tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa; Tư tưởng qn sự Hồ Chí
Minh... Thực tế còn nhiều nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh,
trong đó có tư tưởng về chống tham ơ, lãng phí chưa có điều kiện được tìm
hiểu sâu. Theo đó, việc nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về chống tham
ơ, lãng phí nhằm tìm kiếm, xây dựng nền tảng tư tưởng và cơ sở lý luận, từ đó
rút ra những bài học góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống
tham nhũng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam là một việc làm rất cần thiết
cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí và những bài học đối với


8


cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” để làm luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Là nền tảng, cơ sở lý luận cơ bản của cách mạng Việt Nam nên tư tưởng
Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu bởi rất nhiều cơng trình khoa học, với
những nội dung, theo các mục tiêu, ở nhiều cấp độ và do các tác giả khác nhau
tiến hành. Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí đã có một
số cơng trình, bài viết nghiên cứu, tiếp cận trên những phương diện sau:
Thứ nhất, những công trình, bài viết ít nhiều đề cập trực tiếp đến tư tưởng
Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí. Có thể kể đến Tư tưởng Hồ Chí Minh
với vấn đề chống tham nhũng của Bùi Mạnh Cường, Nxb.Lao động – Xã hội
(2003), tác phẩm này là tập hợp những bài viết thể hiện một số luận điểm của
Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí, quan liêu và vận dụng những luận
điểm đó vào cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng; Cuốn Tệ quan liêu,
lãng phí và một số giải pháp phòng chống của các tác giả thuộc Ban chỉ đạo
Trung ương 6 (2) - Viện khoa học xã hội Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia
(2006), đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về quan liêu, lãng phí và giải pháp
phòng, chống đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa những tệ nạn này với tham
ơ… Ngồi ra, tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí cũng được thể
hiện qua một số bài viết trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Tìm hiểu, học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ
Chí Minh tổ chức năm 2009, cụ thể là: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức với
vấn đề thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí của Bùi Bá Linh; Tu
dưỡng đạo đức, chống tham ơ, lãng phí, quan liêu theo tư tưởng Hồ Chí Minh
của Trần Văn Nhưng; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng,
lãng phí trong giai đoạn hiện nay của Hoàng Xuân Sơn…


9


Thứ hai, những cơng trình, bài viết phản ánh tình trạng tham nhũng và
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Một số tác
phẩm tiêu biểu như: Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới của
Nguyễn Xn m, Nguyễn Hồ Bình và Bùi Minh Thanh (Chủ biên),
Nxb.Công an nhân dân (2007); Nhận diện tham nhũng và các giải pháp
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay của Phan Xuân Sơn và Phạm
Thế Lực (Chủ biên), Nxb.Chính trị quốc gia (2008); Tham nhũng và chống
tham nhũng ở nước ta của Vũ Xuân Kiều, Tạp chí Cộng sản (số 9/1996);
Tham nhũng và chống tham nhũng của Đồn Văn Khuy, Báo Sài Gịn giải
phóng (ngày 10/3/2002)... Các cơng trình, bài viết trên đã vạch rõ thực trạng,
tính chất nguy hiểm, nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đồng
thời đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh
phịng, chống tham nhũng. Ở đây, những luận điểm của Hồ Chí Minh về
chống tham ơ, lãng phí được đề cập với tư cách là một trong những nền tảng
tư tưởng, phương pháp luận quan trọng để các tác giả xây dựng khung lý
thuyết cho cơng trình khoa học của mình.
Thứ ba, các cơng trình, bài viết nghiên cứu những lĩnh vực khác trong tư
tưởng Hồ Chí Minh như tư tưởng về chính trị, về đạo đức, song có những nội
dung liên quan đến tư tưởng về chống tham ơ, lãng phí. Với những cơng trình
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, có thể kể đến Tư tưởng chính
trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh của Lê Minh Quân,
Nxb.Chính trị quốc gia (2009); Đại cương lịch sử các tư tưởng và học thuyết
chính trị trên thế giới của Nguyễn Thế Nghĩa (Chủ biên), Nxb.Khoa học xã
hội (1999)… Trong hai tác phẩm trên, các tác giả đã khái quát những luận
điểm chính trị của Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước trong sạch, vững
mạnh, vạch ra sự nguy hiểm của sự tha hoá quyền lực nhà nước đối với sự tồn
vong của nhà nước. Với những cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh



10

về đạo đức, có thể kể đến Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Truyền thống dân
tộc và nhân loại do Vũ Khiêu chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội (1993); Tìm
hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh của Nguyễn Thế Thắng,
Nxb.Lao động (2002); Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cho cán
bộ, đảng viên của Phạm Quốc Thành, Nxb.Chính trị quốc gia (2004)… Những
cơng trình đó đã làm rõ những phẩm chất đạo đức của người cách mạng theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, nêu lên những nguyên tắc tu dưỡng đạo đức, qua đó
chống tham ơ, lãng phí, quan liêu.
Mặc dù thấy được tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chống
tham ơ, lãng phí, song, những cơng trình, bài viết nói trên mới chỉ dừng lại ở
việc bàn luận, nêu suy nghĩ, cảm tưởng về tấm gương, lời nói, việc làm, sự chỉ
đạo của Hồ Chí Minh hoặc nêu ra một số quan điểm cụ thể trong tư tưởng của
Người mà chưa thật sự đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vận dụng tư tưởng đó vào
cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí và
những bài học đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay”, mục đích của luận văn là xác lập cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, từ đó
rút ra những bài học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh
chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm
vụ sau đây:
Thứ nhất, phân tích làm rõ cơ sở hình thành và những nội dung cơ bản
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí.
Thứ hai, phân tích thực trạng tham nhũng và cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, rút ra những bài học đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở
Việt Nam hiện nay.



11

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó tác giả
cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp thống kê và so sánh.
- Phương pháp lịch sử và logíc...
5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí,
chú trọng vào những nội dung cơ bản nhất như: bản chất, ngun nhân,
tác hại của tham ơ, lãng phí; phương hướng, biện pháp đấu tranh chống
những tệ nạn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở hình thành và những nội
dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí.
Về thực tiễn, luận văn đã đánh giá thực trạng tham nhũng và cuộc đấu
tranh chống tham nhũng ở Việt Nam, rút ra những bài học đối với cuộc đấu
tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận
văn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống
tham nhũng và có thể sử dụng vào việc hoạch định chính sách, pháp luật để
phịng, chống tệ nạn này. Ngồi ra, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường
đại học, cao đẳng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.



12

Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM Ơ, LÃNG PHÍ
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG
THAM Ơ, LÃNG PHÍ
Sự hình thành của bất cứ một tư tưởng nào cũng là kết quả của sự tương
tác giữa yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan. Đó là sự phản ánh điều kiện
sinh hoạt của xã hội đương thời; sự kế thừa, chắt lọc những quan điểm, học
thuyết tồn tại từ trước và sau cùng khúc xạ qua lăng kính của cá nhân nhà tư
tưởng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tham ơ, lãng phí dĩ nhiên cũng khơng nằm
ngồi quy luật chung ấy.
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về chống tham ơ, lãng phí
Vào cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh
chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền, tức là chủ nghĩa đế quốc. Để mở
rộng thị trường, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản..., các nước đế
quốc đua nhau phát động các cuộc chiến tranh xâm lược, tranh giành thuộc địa
và nơ dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vịng vây kìm kẹp của chúng. Tính đến
năm 1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật đã chiếm hữu
một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km2 với số dân 523,4 triệu người (trong
khi diện tích các nước đó chỉ là 16,5 triệu km 2 và dân số là 437,2 triệu).
Khơng chỉ đàn áp, bóc lột nhân dân ở các nước thuộc địa, bộ máy cai trị
của chủ nghĩa đế quốc và tay sai cịn khơng từ bất cứ thủ đoạn nào để vơ vét
của cải, công sức của nhân dân chính quốc. Bởi vậy, qua nhiều năm bơn ba ở
nước ngồi, Hồ Chí Minh đã nhận rõ tính chất tiêu cực của chế độ chính trị tư
sản, đó là “con đỉa hai vịi”, một vịi hút máu nhân dân thuộc địa, một vịi hút
máu nhân dân chính quốc. Người đã đi đến kết luận: chủ nghĩa tư sản, đế quốc

ở đâu cũng tàn bạo, bất công; người lao động ở đâu cũng bị đọa đày, đau khổ,


13

“dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người
bóc lột và giống người bị bóc lột”[44, tr.266]. Tuy nhiên, chính sự áp bức của
chủ nghĩa đế quốc đã khoét sâu những mâu thuẫn của thời đại, thức tỉnh tinh
thần đấu tranh của những con người cùng khổ trên toàn thế giới. Cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc đã gắn phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa và phong trào công nhân lại với nhau ngày một chặt chẽ.
Năm 1917, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga “đã dùng bạo
lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên
chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hồn tồn mới,
một xã hội khơng có người bóc lột người”[55, tr.300 – 301]. Sự thành công
của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của nhà nước vô sản đầu tiên
trên thế giới đã phá vỡ một mắt khâu quan trọng trong hệ thống tư bản chủ
nghĩa, đưa chủ nghĩa xã hội từ chỗ là ước mơ cao đẹp của loài người trở thành
hiện thực. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song, nhà nước Xơ - Viết non trẻ đã
lèo lái con thuyền cách mạng đứng vững trước thù trong, giặc ngoài, chống
mọi tiêu cực, lạc hậu, thể hiện bản chất tốt đẹp, trong sạch của một chế độ
chính trị thực sự của dân, do dân và vì dân. Những thắng lợi đó là nguồn cổ vũ
lớn lao, cho các dân tộc thuộc địa và hàng triệu triệu con người cần lao vùng
lên giải phóng mình và giải phóng tồn xã hội.
Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX cho đến khi bị thực dân Pháp xâm lược vẫn
là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu; chế độ phong kiến đang trên bước đường
suy vong. Sự thực bộ máy chính trị nhà Nguyễn ngay từ đầu đã mang nặng
tính chất quan liêu, độc đốn và sâu mọt. Bậc quân vương chẳng qua là “đại
địa chủ” lớn nhất trong nước, có tồn quyền phung phí tài sản quốc gia trên
xương máu của nhân dân; quan lại thì phần nhiều là bọn hủ bại, bảo thủ, cầu

an, tham lam, cuồng bạo. Nhà nước thực hiện chính sách tơ thuế nặng nề; đất
đai bị quan lại, địa chủ lũng đoạn; công nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp bị o ép, cưỡng bức... Với chính sách cai trị phản động của mình, nhà


14

Nguyễn đã triệt tiêu những tiềm lực phát triển của đất nước, kinh tế - chính trị
khủng hoảng, người dân lâm vào cảnh quẫn bách, đời sống hết sức cơ cực, các
cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều nơi. Trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam trở thành
miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương Tây. Chỉ khi tiếng súng xâm
lược của thực dân Pháp vang lên, giai cấp phong kiến “mới bừng tỉnh”, song,
thay vì chống xâm lược, bảo vệ đất nước, chúng lại từng bước nhân nhượng,
cầu hồ và cuối cùng đầu hàng để gìn giữ lợi ích cho mình; khơng những thế
chúng cịn câu kết với Pháp quay lại đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân
dân ta. Bởi vậy, khi ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã bừng
cháy rực rỡ thì cả dân tộc Việt Nam vẫn đắm chìm trong ách thống trị của chế
độ thực dân, phong kiến tàn bạo.
Sau khi đã cơ bản hồn thành cơng việc bình định Việt Nam về mặt quân
sự, thực dân Pháp bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1933). Sự du nhập của
phương thức sản xuất tư bản đã khiến tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến
đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đơ thị mới,
những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Tuy nhiên, thực dân Pháp
không mang đến phương thức sản xuất tư bản hồn chỉnh mà vẫn duy trì quan
hệ kinh tế phong kiến; kết hợp phương thức bóc lột tư bản với phong kiến để
thu lợi nhuận siêu ngạch. Việc phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp
và thương nghiệp chỉ hướng tới việc bóc lột hiệu quả và mang lại lợi ích cho
nước Pháp nhiều nhất; những khoản thuế vốn đã nặng nề lại ngày càng nặng
nề hơn, bởi chúng nghĩ “trên chiếc lưng cao su của người An Nam, nhà nước
tha hồ kéo dài mức thuế co dãn”[21, tr.11].

Về chính trị, thực dân Pháp xây dựng ở nước ta một bộ máy hành chính
mang tính đàn áp nặng nề với các công cụ trấn áp như quân đội, cảnh sát, tồ
án, nhà tù; chúng cũng thực hiện chính sách “chia để trị”, dùng “người Việt để
trị người Việt”. Trong bộ máy đó, những viên quan “khai hóa” thực chất là


15

những kẻ tham ơ, hủ hóa, ăn chơi phè phỡn, lãng phí tiền bạc của những
người dân An Nam khốn khổ. Hồ Chí Minh đã đưa dẫn chứng một nhà khai
hóa điển hình, một quan tri huyện chun ăn hối lộ là Buđinơ đã dàn xếp việc
làng Tân An đóng góp và vay tiền để làm trạm điện nhưng sau đó lại “nhượng
khơng trạm điện cho một anh thầu khốn, để hưởng cái thú phải trả tiền điện
thắp sáng các nhà công cộng và đường làng. Rồi người ta bỗng nhận thấy nên
chuộc lại đặc quyền đã nhượng không và muốn thế làng phải xếp ra mấy chục
nghìn đồng”[44, tr. 152]. Một ví dụ khác có thể kể đến là:
“Một anh chủ thầu cống rãnh nào đó giao ống nước bằng vôi thay
cho ống xi măng, ống không đầy một mét lại khai là dài ba mét, rồi
chia nhau với các ông hội đồng thành phố là người Âu 1.600.000
phrăng. Một ông kỹ sư khác, đồng thời kiêm nhiệm cả nhiệm vụ phó
thống lý, biển thủ 300.000 phrăng trong việc xây cống rãnh và sửa
sang lại một đường phố. Một ông kỹ sư địa chính và hội đồng thuộc
địa nào đó đút túi hơn 900.000 phrăng tiền cơng đo đạc để lập bản đồ
đất đai ở ba tổng. Và, vì thấy ngài “thanh liêm” lắm và có chân trong
cơng ty độc quyền hải cảng Sài Gịn, nên Chính phủ vừa mới giao cho
ngài làm luôn cả các công việc đạc điền ở nhiều tỉnh khác”[44,
tr.391].
Chuyện làm đường xe lửa ở Đơng Dương cũng là một minh chứng cho sự
lãng phí và tham ơ của những viên quan Pháp nói riêng và cả bộ máy thực dân
cai trị nói chung: “Có nước nào trên thế giới dám khoe như Đông Dương có

ngun liệu và nhân cơng rẻ mạt mà dám làm một đường xe lửa phải tốn phí
từ 16 đến 20 phrăng một xăngtimét không ?... Đường Lạng Sơn, đắp để dùng
vào việc bình định vùng ấy, dự trù hết có 4 triệu, nhưng làm xong tốn đến 38
triệu... Chỉ việc nghiên cứu để đặt đường xe lửa ở Đông Dương cũng đã tốn
hết số tiền lớn có thể đủ làm cả quãng đường ấy”[44, tr.393 – 394].


16

Khơng kém các nhà “khai hóa” Pháp, những quan chức tay sai người
Việt cũng dùng mọi thủ đoạn để vơ vét, bòn rút tiền bạc của nhân dân để sống
xa hoa, lãng phí. Bởi vậy, ngay cả một người Pháp khi đến Đông Dương cũng
phải thốt lên: “Nếu đem so sánh với bọn viên chức thuộc địa thì những tên
cướp đường cịn là những người lương thiện”[44, tr.370].
Về văn hóa, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nơ dịch,
ngu dân, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các tệ nạn như mê tín dị
đoan, rượu chè, cờ bạc... Vì thế, Hồ Chí Minh đã viết: “rượu cồn và thuốc
phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc
ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần cịn lại”[44, tr.28].
Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho kết cấu xã hội - giai
cấp của Việt Nam có sự phân hố mạnh mẽ. Giai cấp địa chủ được chia thành
ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ; một bộ phận không nhỏ tiểu,
trung địa chủ mâu thuẫn về mặt lợi ích và khơng chịu nỗi nhục mất nước nên
đã tham gia chống thực dân và bọn phản động bán nước. Giai cấp nơng dân
vốn có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất khi bị đẩy vào con đường
bần cùng hóa, khơng lối thốt đã trở thành lực lượng đông đảo nhất, là động
lực cơ bản của cách mạng. Giai cấp tư sản Việt Nam cũng có một bộ phận gắn
bó, làm tay sai cho thực dân - đế quốc (tư sản mại bản), bên cạnh đó là những
tư sản loại vừa và nhỏ bị tư bản Pháp chèn ép, có tinh thần chống xâm lược,
giành độc lập dân tộc (tư sản dân tộc). Tầng lớp tiểu tư sản bao gồm tiểu

thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và
những người làm nghề tự do... cũng là bộ phận có lịng u nước nồng nàn, lại
bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách
mạng. Giai cấp công nhân Việt Nam tuy non trẻ song đã phát triển nhanh
chóng và là lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất mới,
tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại
mang bản chất quốc tế; giai cấp công nhân khi liên minh với giai cấp nông


17

dân và tư sản dân tộc, tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại
đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do.
Có thể nói, những gì mà thực dân Pháp mang đến cho nhân dân Việt
Nam không phải là sự “khai hố văn minh”, mà là sự chun chế về chính trị,
bóc lột về kinh tế, nơ dịch về văn hóa; các quyền cơ bản của con người bị tước
đoạt, chà đạp một cách thơ bạo... Hồ Chí Minh từng nói về “nhà khai hoá”
như sau: “khi người ta đã là một nhà khai hố thì người ta có thể làm những
việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất”[45, tr.56]. Song, sự áp bức và
bóc lột của thực dân Pháp gia tăng bao nhiêu thì tinh thần yêu nước, ý chí quật
cường và lịng tự tơn dân tộc của nhân dân ta càng được hun đúc mạnh mẽ bấy
nhiêu. Các phong trào chống Pháp, giải phóng dân tộc với nhiều hình thức
phong phú và đa dạng đã bùng cháy ở khắp nơi trên đất nước. Song, các
phong trào ấy đều lần lượt thất bại, bị đàn áp dã man, bởi không được sự soi
sáng của một lý luận cách mạng đúng đắn, khoa học. Điều kiện lịch sử - xã
hội đầy sơi động đó đã góp phần hình thành ở Hồ Chí Minh tư tưởng về giải
phóng dân tộc và xây dựng một nhà nước trong sạch, thật sự hướng tới nhân
dân, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Trong nhà nước đó, những cán bộ,
viên chức nhà nước phải thật sự là công bộc của nhân dân và những hiện
tượng tiêu cực nảy sinh trong môi trường quyền lực chính trị (tham ơ, lãng

phí, quan liêu) cần phải được tiêu trừ.
Bên cạnh hoàn cảnh, điều kiện đã nêu, sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về chống tham ơ, lãng phí cịn chịu sự ảnh hưởng của quê hương và gia
đình của Người. Nghệ Tĩnh là mảnh đất anh hùng, là “lá cờ đầu” của phong
trào chống thực dân Pháp lúc bấy giờ; chốn địa linh, nhân kiệt ấy cũng là quê
hương của nhiều bậc hiền nhân, chí sĩ ơm hồi bão to lớn, giàu lịng yêu nước,
thương dân như Trần Tấn, Đặng Như Mai, Phan Đình Phùng, Phan Bội
Châu... Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với
nhân dân, các anh chị của Người đều tham gia hoạt động cách mạng và bị bắt


18

bớ, tù đày hàng chục năm. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929), thân
phụ của Người là tấm gương lớn của một vị quan thanh liêm, hết lòng với dân,
với nước. Những phẩm chất, nhân cách được hình thành từ nền giáo dục của
gia đình, những truyền thống của quê hương đã dẫn dắt Hồ Chí Minh nhận
thức được tội ác của thực dân phong kiến, sự thối nát của chế độ chính trị mà
chúng áp đặt trên đất nước Việt Nam. Đây là hành trang chuẩn bị của Hồ
Chí Minh trên bước đường tìm kiếm chân lý giải phóng dân tộc, cũng là cơ
sở hình thành tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về chống tham ơ,
lãng phí.
1.1.2. Tiền đề lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ,
lãng phí
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí được hình thành trước
hết trên cơ sở tiếp thu truyền thống yêu nước, thương dân, cần cù, tiết kiệm và
những quan điểm chống tham ơ, lãng phí trong lịch sử dân tộc.
Dân tộc Việt Nam có những truyền thống văn hố vơ cùng quý báu,
những truyền thống đó đã hun đúc nên tâm hồn, trí tuệ và khí phách của Hồ
Chí Minh. Trong bảng giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam thì truyền thống

yêu nước là nhân tố cơ bản đứng đầu. Chính lịng u nước đã tạo cho nhân
dân ta ý chí quật cường, khơng quản ngại hy sinh gian khổ bảo vệ nền độc lập
cho nước nhà, đấu tranh chống những trở lực đi ngược lại với lợi ích của dân,
của nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng
nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi
khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng
vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[49, tr.171]. Truyền thống yêu nước
khơng chỉ là tình cảm, phẩm chất, tinh thần mà cịn là trí tuệ, hành động, là
dịng chủ lưu của tư tưởng Việt Nam, là cơ sở hình thành truyền thống vì dân,
thương dân, u nước ln gắn liền với thương dân, thể hiện bằng những việc


19

làm mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân đó là chăm lo phát
triển kinh tế, xây dựng một nhà nước trong sạch với những vị quan thanh
liêm, hết lịng vì dân. Bên cạnh truyền thống u nước, thương dân, dân tộc
Việt Nam còn là một dân tộc cần cù, chăm chỉ lao động và biết tiết kiệm, chắt
chiu, dành dụm; đó là một yếu tố giúp cho đất nước vượt qua những giai đoạn
khó khăn, gian khổ, vững vàng trước những sóng to, bão lớn.
Chính bởi truyền thống yêu nước, thương dân, cần cù, tiết kiệm nên nhân
dân Việt Nam đã tỏ thái độ căm ghét với hiện tượng “tham ơ”, “lãng phí”, coi
đó là kẻ thù, là ung nhọt cần phải loại bỏ. Những khi nhà nước khơng thật sự
vì dân, quan lại chỉ biết đục kht, ăn chơi, thì nhân dân xem chúng khơng
khác phường cướp giật:
“Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.
Thực tế, những triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt Nam đều
là những triều đại biết chăm lo cho dân, vua quan thanh liêm, khơng xa hoa,

lãng phí. Thời kỳ Lý - Trần, “thế nước” và “lực nước” của Đại Việt đã khá
vững mạnh, triều đình thực hiện chính sách “thân dân”, chống những tiêu cực
nảy sinh trong mơi trường quyền lực chính trị. Trần Thủ Độ (1194 – 1264) bậc công thần của triều Trần được biết đến với tư cách là một nhà thực hành
pháp trị, ông luôn làm gương cho đội ngũ quan chức về việc giữ gìn đạo đức
quan lại khơng vì tình riêng, cậy quyền thế mà xâm phạm phép cơng. Với
những người thẳng thắn phê bình, can gián, Trần Thủ Độ chẳng những khơng
trừng trị mà cịn khen ngợi, ban thưởng cho họ. Trần Thủ Độ có thể coi là một
tấm gương về sự thanh liêm, trong sáng. Không chỉ Trần Thủ Độ, các vua nhà
Trần, trong đó nổi bật là Trần Nhân Tơng đã chứng tỏ sự sáng suốt, liêm
chính của đấng minh quân. Trần Nhân Tông luôn chủ trương đẩy mạnh việc
khai hoang mở rộng diện tích canh tác, chăm lo tu bổ và xây dựng hệ thống
thuỷ lợi, miễn giảm thuế cho nhân dân. Ông thường căn dặn quan lại phải biết


20

thương dân, phải trân trọng những đóng góp của nhân dân đối với đất nước.
Bởi thế, ông không chỉ nghiêm khắc với chính bản thân, quần thần mà với cả
vị vua kế thừa. Ơng khơng ngừng khun bảo vua Anh Tơng tu dưỡng tâm
tính, kìm bớt lịng dục, xa rời tửu sắc, giữ gìn chân tâm... Có lần, vua Anh
Tơng uống rượu say quá, Trần Nhân Tông đã nổi giận xuống chiếu triệu tập,
Anh Tơng sợ sệt phải nhờ Đồn Nhữ Hài soạn biểu tạ tội. Nhân Tông xem
xong mới cho gọi vua vào và bảo rằng: “Trẫm cịn có con khác, cũng có thể
nối ngơi được, trẫm cịn sống mà ngươi còn dám làm như thế, huống chi sau
này”[39, tr.544 – 545].
Cuối thời nhà Trần, xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng,
cuộc cải cách của Hồ Q Ly khơng cứu vãn được tình thế mà cịn gây thêm
mâu thuẫn nội bộ, ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức đoàn kết thống nhất của nhân
dân khi xảy ra nạn ngoại xâm, vì vậy, đầu thế kỷ XV, nước ta rơi vào ách
thống trị của nhà Minh. Thất bại của Hồ Quý Ly đã khẳng định một chân lý

bất diệt: Dân là gốc của nước, một nền chính trị dù có quy mơ rộng lớn, có
đầy đủ những biện pháp cưỡng chế, áp bức đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu
nảy sinh tiêu cực, không được quần chúng ủng hộ thì sớm hay muộn cũng đi
tới diệt vong. Mặc dù vậy, hai chục năm sau (1460 - 1497) cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn nổ ra và toàn thắng, quân Minh đầu hàng và rút lui một cách nhục
nhã, triều đại nhà Lê được thành lập, đất nước trở lại thanh bình và bước vào
cuộc chấn hưng; tư tưởng yêu nước, thương dân ở thời nhà Lê đã được nâng
lên một tầm cao mới. Nguyễn Trãi lúc nào cũng đau đáu tâm trạng: Quốc phú
binh cường chăng có chước, bằng tơi nào thuở ích chưng dân - Dịch nghĩa:
Nếu khơng có kế sách gì làm cho nước giàu, binh mạnh thì mình nào có ích gì
cho dân [71, tr.408]… Trong thời Lê, quan điểm chống tham ơ, lãng phí cũng
được thể hiện rõ nét qua tư tưởng của vua Lê Thánh Tông (1442 – 1479) một nhà cách tân vĩ đại của dân tộc. Trong đường lối trị nước, đóng góp to lớn
của ơng là đã kết hợp thành cơng giữa “đức trị” với “pháp trị”. Đứng trên bình


21

diện “đức trị”, ông chủ trương giáo dục con người theo những nguyên tắc của
Nho giáo; thực hiện việc “nhậm hiền”, tức là lựa chọn và đề bạt những người
có tài đức cao giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình; chủ trương “quả
dục”, tức là phải tu dưỡng sao cho ít tham vọng cá nhân để khỏi làm hại đến
lợi ích của nhà nước. Đứng trên bình diện “pháp trị”, ơng chủ trương xây
dựng và hồn thiện pháp luật, quan tâm xây dựng một đội ngũ quan lại có
đức, có tài, tơn trọng kỷ cương phép nước. Bộ Quốc triều hình luật được ban
hành dưới triều Lê Thánh Tơng tổng cộng 13 chương, 722 điều thì có 6
chương, 52 điều nói về các tội liên quan đến sự tha hố về quyền lực chính trị.
Nội dung các điều luật đề cập đến nhiều khía cạnh của tham ơ, lãng phí như
hình thức, đối tượng thực hiện và các loại hình phạt đối với những tội này…
Bởi vậy, khơng phải ngẫu nhiên mà thời này được coi là một giai đoạn đất
nước phát triển toàn diện về mọi mặt, thái bình, thịnh trị; các hiện tượng tiêu

cực trong bộ máy quan lại và trong xã hội được xử lý kịp thời, quốc triều hình
luật trở thành khn mẫu về lập pháp trong một thời gian dài sau đó.
Tới thời nhà Nguyễn, mặc dù đã chịu nhiều điều tiếng và cũng là triều
đại đã dâng nước ta cho thực dân Pháp, song, ở thời kỳ đầu nhà Nguyễn cũng
thể hiện sự kiên quyết xây dựng một bộ máy nhà nước liêm khiết. Hoàng Việt
luật lệ – Luật Gia Long dành hẳn 9 điều trình bày xuyên suốt về các tội tham ơ
(quyển 17 – Hình luật). Trong đó, triều đình trừng phạt khá nghiêm những
hành động tham ô, nhũng nhiễu: chỉ cần nhận hối lộ hay sách nhiễu dân lấy
tiền, đồ vật, của cải... tương đương một lượng là đã bị pháp luật xử lý (lấy lại
những cáo sắc vua ban, xoá tên trong sổ quan, bãi chức, đánh roi...). Vua
Minh Mạng (1791 – 1840) là một vị vua triều Nguyễn rất quan tâm và đề cập
trực tiếp tới chống sự tha hoá của quan lại. Trong 10 huấn điều (10 điều dạy)
về đạo đức làm người do ông ban bố vào năm 1834 thì đã có 3 điều (các điều
1, 2 và 4) nói về việc kẻ làm quan khơng được lợi dụng phép cơng để tư túi,
giữ lịng ngay thẳng, tránh các thói tật có liên quan tới quyền lực [22, tr.149 -


22

150]. Ơng cho áp dụng chế độ dưỡng liêm (ni dưỡng tính liêm khiết), tức là
chế độ cấp tiền thêm ngồi tiền lương nhằm khuyến khích đức tính thanh liêm
của giới quan chức. Đặng Huy Trứ (1825 – 1874) là nhà tư tưởng xuất sắc của
dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIX, là một trong những người gieo mầm khai
hóa đầu tiên ở nước ta cũng đã tạo nên cả một hệ thống quan điểm về chống
tham ô, lãng phí, quan liêu. Đặng Huy Trứ yêu cầu người làm quan phải liêm
khiết bởi tác hại của tham ô, lãng phí đối với đời sống nhân dân là rất lớn.
Ơng đả kích những viên quan đi kinh lý bắt cấp dưới đưa đón linh đình, dâng
tặng phẩm; những hành động lãng phí của cơng; vạch trần những mánh khóe
khơng tự mình lấy của đút mà cho người nhà nhận hoặc cho người hầu, con ở
giở thủ đoạn vòi vĩnh. Đặng Huy Trứ viết: “Thanh là điều quan lại phải thực

hiện. Của cải đối với người ta như dầu mỡ đối với đồ vật. Đã vấy bẩn thì
khơng thể gội sạch. Huống chi ta lấy một thì dưới lấy mười, ta lấy mười thì
dưới lấy hàng nghìn. Ta được vừa miệng thì dân bị hút máu. Ta có cái khoản
đãi bạn bè thì vợ con của dân chỉ cịn cháo. Nghĩ như thế, há lại không giữ
chữ thanh liêm hay sao”[72, tr.12]. Các biện pháp chống tham ơ, lãng phí mà
Đặng Huy Trứ đề ra bao gồm: 1.Chú trọng việc kiểm tra, giám sát, bao gồm
cả các quan chức lẫn những người phục vụ của họ: “… Ngăn cấm việc xâm
phạm của công để mưu cầu tư lợi. Phải chú trọng kiểm tra, kiểm soát để chống
bọn gian tham.”[40, tr.400]; 2.Giáo dục đạo đức cho đội ngũ quan lại, “dạy họ
biết “cán”, “cần”, “cương trực”, “cơng liêm”. Cán là có tài làm việc lớn. Cần
là biết tiếc thì giờ. Cương trực là giữ chân tính và cơng liêm là giữ trong
sạch…”[40, tr.400]; 3.Lưu ý thân quyến của quan để họ đồng tâm chỉnh đốn
đức hạnh, vun đắp phúc trạch…
Có thể nói, tham ơ, lãng phí, quan liêu là những hiện tượng tiêu cực mà
các nhà nước đều phải đương đầu với nó. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã để lại
nhiều quan điểm về chống tham ơ, lãng phí, mà khơng ít trong số đó mang
tính tích cực, tiến bộ và rất khả thi. Chính truyền thống yêu nước, thương dân,


23

cần cù, tiết kiệm và những quan điểm chống tham ô, lãng phí đã trở thành
nguồn chất liệu quý báu để Hồ Chí Minh kế thừa, chắt lọc từ đó xây dựng nên
tư tưởng của mình.
Bên cạnh những truyền thống quý báu của dân tộc, Hồ Chí Minh đã tiếp
thu những tinh hoa văn hố phương Đơng, phương Tây để hình thành tư
tưởng về chống tham ơ, lãng phí.
Ở phương Đông, những quan điểm về một nhà nước trong sạch, chống
các tệ nạn tham ơ, lãng phí, quan liêu được hình thành rất sớm. Lịch sử văn
hố Trung Quốc cổ đại đã để lại nhiều câu chuyện sâu sắc, đáng nhớ về đức

thanh liêm của người làm quan. Chuyện “Ông quan thanh bạch” kể về Dương
Chấn là Thái thú quận Đông Lai, được Vương Mật là một người chịu ơn tiến
cử trước kia đêm khuya đem vàng đến biếu và bảo: “Xin ngài cứ nhận cho.
Bây giờ đêm khuya không ai biết”. Dương Chấn bèn đáp: “Trời biết, đất biết,
ông biết, tôi biết, sao lại bảo là không ai biết?” Hậu Hán Thư bình: “Dương
Chấn là một ơng quan thanh liêm, chỉ chăm lo việc nước, không tham nhũng,
không làm giàu cho mình…”[60, tr.66]. Chuyện “Khơng nhận cá” kể về Cơng
Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính thích ăn cá. Một hơm có người đem cá đến
biếu, ơng khơng nhận. Khi người em hỏi tại sao, ông trả lời: “… Nếu ta nhận,
tất ta phải giúp việc người. Giúp việc người, lỡ làm trái phép thì mất quan.
Cho nên ta khơng nhận cá chính là ta muốn được có cá ăn lâu dài mãi mãi
đó…”[60, tr.67]. Thuyết Đại đồng nêu ra từ đời Xuân Thu thì răn dạy con
người: “Như việc dùng sức lực hay năng lực, cần phải cống hiến cho quần
chúng, chớ có làm hay riêng cho bản thân là cá nhân”[60, tr.180]...
Xuất thân từ một gia đình trí thức, tinh tường Hán học, Hồ Chí Minh đã
tiếp thu và khai thác những yếu tố hợp lý trong nền văn hố Trung Quốc.
Ngồi những câu chuyện, lời nói đã đề cập trên, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng
rất nhiều của triết lý Nho giáo. Người nói: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và
tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều khơng đúng song những


24

điều hay trong đó thì chúng ta nên học”[49, tr. 46]. Học thuyết Nho giáo đề
cao các giá trị đạo đức và thể hiện khuynh hướng nhập thế, hành đạo giúp đời,
ước vọng về một xã hội bình trị… Khổng Tử (551 - 479 TCN), nhà tư tưởng
mở đầu cho trường phái Nho gia khẳng định xã hội loạn lạc, rối ren là do
những kẻ cầm quyền sa đoạ, hủ hố, khiến danh khơng chính. “Nếu danh bất
chính thì lời nói sẽ khơng đúng đắn, lời nói khơng đúng đắn thì dẫn tới việc
làm sai. Khi đó người trong xã hội sẽ khơng cịn kính trọng nhau, khơng cịn

hồ khí, luật pháp lỏng lẻo và người dân sẽ mất nơi trơng cậy nhờ vả”[7,
tr.56). Khi “dân khơng có chỗ trơng cậy, nhờ vả thì dân sẽ khơng cịn tin ở bậc
cầm quyền, lúc đó dù muốn hay khơng xã tắc cũng khó tránh bề suy sụp”[7,
tr.56]. Bởi lý do đó nên Khổng Tử chủ trương lập lại kỷ cương xã hội, chống
các hiện tượng tiêu cực, giữ gìn trật tự trong bộ máy chính quyền bằng việc
thực hiện chính danh. Tiếp tục tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử (372 – 289
TCN) - bậc Á thánh của Nho gia đã chủ trương nhân chính, bậc vua quan phải
hết lịng vì dân, đừng chỉ hướng đến cái lợi mà tha hoá, biến chất. Cũng vì thế
nên khi Huệ Vương hỏi: “Ơng có điều gì làm lợi cho nước Lương chăng?”,
Mạnh Tử đã trả lời: “Vua hà tất phải nói đến lợi. Chỉ có nhân nghĩa mà thơi.
Nếu ơng vua nói rằng làm thế nào lợi cho nước ta, quan đại phu nói rằng làm
thế nào lợi cho nhà ta, kẻ sĩ và thứ dân nói rằng làm thế nào lợi cho thân ta; kẻ
trên, người dưới ai nấy đều tranh nhau điều lợi thì nguy vậy”[7, tr.240]. Sự
ảnh hưởng của Nho giáo đến Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong chính cuộc
đời hoạt động cách mạng để giành độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho
nhân dân của Người. Quan niệm “chính danh”, “nhân chính”, “trung hiếu” của
Nho giáo đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và đưa vào đó một nội dung mới
mang tính cách mạng, người cán bộ thực hiện “chính danh”, “dân chính” thì
phải “trung với nước, hiếu với dân”, mỗi cán bộ, đảng viên phải là công bộc,
là đầy tớ thật trung thành của nhân dân, phải đấu tranh chống những tiêu cực
nảy sinh trong mơi trường quyền lực chính trị.


25

Bên cạnh văn hoá Trung Quốc và học thuyết Nho giáo, văn hoá Ấn Độ,
đặc biệt là Phật giáo cũng góp phần vào việc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về chống tham ơ, lãng phí. Những yếu tố tích cực trong triết lý đạo Phật
như tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, diệt trừ dục vọng, chủ
trương bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện, đấu tranh

chống cái ác…đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển thành ngọn lửa hun
đúc cho truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc. Người kêu gọi toàn dân,
nhất là cán bộ, đảng viên phải chắt chiu dành dụm, tu dưỡng đạo đức, khơng
xa hoa, lãng phí, tham lam của cơng; đó là sự thể hiện trách nhiệm đối với Tổ
quốc, với nhân dân, là từ bi, bác ái...
Không chỉ tiếp thu những tinh hoa tư tưởng của văn hố phương Đơng,
Hồ Chí Minh còn am hiểu sâu sắc những giá trị văn hố phương Tây, từ đó
hình thành tư tưởng về chống tham ơ, lãng phí. Gần một phần ba thế kỷ bôn
ba khắp các nước Anh, Pháp, Nga, Mỹ và một số nước Châu Âu, Hồ Chí
Minh đã tích luỹ cho mình được một hành trang kiến thức to lớn. Điều này
khơng có nghĩa là những hiểu biết về văn hố phương Tây mà Hồ Chí Minh
có được chỉ đến với Người khi đã xa rời đất nước, mà ngay từ thuở thiếu thời
Người đã tiếp xúc với cách mạng tư sản Pháp, với khẩu hiệu Tự do - Bình
đẳng - Bác ái, chính những tư tưởng ấy đã góp phần định hướng cho hành
trình tìm đường cứu nước, tìm lối thốt cho dân tộc của Hồ Chí Minh. Người
viết: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình
đẳng, Bác ái… Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp,
muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”[44, tr.477]. Có thể
nói với khát vọng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã đến với văn hố
phương Tây. Người thấy rằng các tơn giáo dù ở đâu cũng hướng đến điều
thiện, đến giải thoát con người, khơng tham lam, lãng phí. Bởi thế, trong mười
điều răn về đạo đức của Thiên Chúa giáo thì có tới hai điều khuyên con người
nên diệt trừ lòng tham và không xâm phạm những của cải không thuộc về


×