Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về vai trò của quần chúng nhân dân và ý nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.28 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ CỦA
QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----000-----

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ CỦA
QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA

TP. HỒ CHÍ MINH - 2011


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là kết quả cơng trình nghiên cứu
của tơi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Nguyễn Thế
Nghĩa. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hoa


4

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................8
Chương 1 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN ............... 8

1.1. BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA
VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX VỚI VIỆC HÌNH THÀNH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN........ 8
1.1.1. Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX với việc hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân .................................... 8
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế
kỷ XX với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần chúng
nhân dân .......................................................................................................... 15
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VAI TRỊ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN ........................................ 28
1.2.1. Truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam ................................................ 28
1.2.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trò của quần chúng nhân dân .................................................................. 36
1.2.3. Quan ñiểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân
dân trong lịch sử ............................................................................................... 44
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 56


5

Chương 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA
QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG SỰ
NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM ....................................................... 58

2.1. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ CỦA QUẦN CHÚNG
NHÂN DÂN TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM....................................... 58
2.1.1. Khái niệm “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh ............................... 58
2.1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần chúng
nhân dân trong cách mạng Việt Nam ................................................................ 65
2.1.3. Vấn ñề phát huy vai trò của quần chúng nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.. 80
2.2. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ CỦA
QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở

VIỆT NAM ..................................................................................................... 90
2.2.1. Sự nghiệp ñổi mới với việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân.... 90
2.2.2. Một số bài học rút ra từ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần
chúng nhân dân trong cách mạng Việt Nam .......................................... 104
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 113
KẾT LUẬN .................................................................................................... 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 117


6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã
cho thấy, hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải trải qua nhiều cuộc
kháng chiến trường kỳ ñể bảo vệ ñộc lập, chủ quyền như Việt Nam. Từ
những phong trào ñấu tranh của quần chúng nhân dân trong hơn một
nghìn năm Bắc thuộc, đến ba lần kháng chiến chống qn Ngun –
Mơng của nhà Trần, cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược thời nhà
Lê, rồi phong trào Tây Sơn ñánh bại quân Thanh và hơn 80 năm kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược… ñã thể hiện rõ điều đó. Sau thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta lại tiếp tục bước
vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp và sau đó,
20 năm chống đế quốc Mỹ và tay sai. Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân
năm 1975, ñất nước hoàn toàn ñộc lập, thống nhất, dân tộc ta bước vào
một thời kỳ mới - thời kỳ cả nước q độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong tồn bộ tiến trình lịch sử của dân tộc, có nhiều lực lượng
tham gia, song nhân tố quyết ñịnh vẫn là quần chúng nhân dân. Quần
chúng nhân dân không chỉ là lực lượng sản xuất ra những giá trị vật chất
và văn hố tinh thần của xã hội, mà cịn là ñộng lực cơ bản của mọi cuộc

cách mạng xã hội. Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính
của lịch sử. Chính vì hiểu rõ vai trị này của quần chúng nhân dân nên
suốt cuộc ñời hoạt ñộng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh
ln chú ý đến việc phát huy vai trị của nhân dân trong sự nghiệp cách
mạng. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Người ñã chỉ rõ “kách
mệnh là sự nghiệp chung của toàn dân chúng”; “Quần chúng là những
người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo…”[61, tr.250]. Nhận


7

thức sâu sắc quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trị của quần chúng nhân dân, từ khi ra ñời cho ñến nay,
Đảng Cộng sản Việt Nam ln xác định “lấy dân làm gốc”, mọi đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta ñều xuất phát từ
nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân.
Ngày nay, sự nghiệp đổi mới ñất nước diễn ra trong bối cảnh quốc
tế và trong nước có những biến động to lớn và sâu sắc. Sự phát triển
mạnh mẽ của cách mạng khoa học - cơng nghệ hiện đại, sự thâm nhập
mạnh mẽ của kinh tế tri thức, xu thế tồn cầu hố… đặt ra những thời cơ
và thách thức cho tất cả các quốc gia. Cùng với nó là những diễn biến
phức tạp, khó lường của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, của
tình hình chính trị, qn sự trên thế giới; sự chống phá quyết liệt của các
thế lực thù ñịch ñối với cách mạng nước ta… ñã tạo nên những thách
thức lớn ñối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ ñổi mới. Để giữ
vững sự ổn ñịnh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng, đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, nhất thiết Đảng và Nhà nước phải tin
tưởng vào dân, dựa vào dân, phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng
nhân dân. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trị của quần chúng nhân dân ñối với cách mạng Việt Nam

hiện nay là thật sự cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy,
tác giả chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần chúng
nhân dân và ý nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện
nay” làm ñề tài Luận văn Thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
kiệt xuất của thế giới, Người đã dành trọn cả đời mình phấn đấu cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng


8

Hồ Chí Minh là di sản tinh thần đặc sắc, phong phú của tồn Đảng, tồn dân
ta, được thể hiện sâu sắc trong đường lối chính sách của Đảng và gắn liền với
thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Nhận thức sâu sắc giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí
Minh, những năm qua, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa
học, các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục đã thực hiện nhiều cơng trình
nghiên cứu phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu gần với đề tài, có thể tiếp cận ở 2 phương diện sau:
Một là, những cơng trình nghiên cứu tồn diện, khái quát về nội dung và
giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trị của quần chúng nhân dân, như “Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi
lạc” của Giáo sư Song Thành, Nxb. Lý luận chính trị, 2005. Cơng trình này
gồm có 3 phần, phần thứ nhất tác giả đã trình bày một cách khái qt những
cống hiến sáng tạo về tư tưởng – lý luận của Hồ Chí Minh đối với cách mạng
Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với thời đại hiện nay, nhằm làm rõ vị thế của
Hồ Chí Minh với tư cách là nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam;
phần thứ hai tác giả phân tích những nội dung cơ bản trong hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh; phần thứ ba tác giả bàn về nội dung, biện pháp ñưa tư tưởng

Hồ Chí Minh vào cuộc sống.
Cơng trình “Hồ Chí Minh – Nhà cách mạng sáng tạo” do GS.TS Mạch
Quang Thắng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Ở cơng trình
này, tập thể các tác giả đã nêu bật những cống hiến lý luận của Hồ Chí Minh
vào kho tàng kinh ñiển của chủ nghĩa Mác – Lênin, làm căn cứ để khẳng định
Hồ Chí Minh thật sự là nhà cách mạng ln đổi mới và sáng tạo.
Cơng trình “Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội” do PGS.TS. Vũ Đình Hịe và PGS.TS. Bùi Đình Phong (đồng chủ biên),
Nxb. Chính trị quốc gia, 2010. Cuốn sách ñã tổng kết bước ñầu về những


9

cống hiến to lớn, quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh cho cách mạng
Việt Nam. Trên cơ sở ñó các tác giả khẳng ñịnh giá trị lý luận và thực tiễn to
lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh ñối với công cuộc giành ñộc lập dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay;…
Hai là, những cơng trình nghiên cứu trực tiếp nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trị của quần chúng nhân dân, bước ñầu rút ra những ý nghĩa lý
luận và thực tiễn ñối với cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như cơng trình
“Chiến lược đại đồn kết Hồ Chí Minh” do PGS. TS. Phùng Hữu Phú chủ
biên, Nxb. Chính trị quốc gia, 1995. Cuốn sách tập trung làm sáng tỏ chiến
lược đại đồn kết do Hồ Chí Minh khởi xướng nhằm tập hợp, phát huy sức
mạnh của toàn dân tộc và của quốc tế vì mục tiêu độc lập, tự do và chủ nghĩa
xã hội. Từ đó các tác giả rút ra ý nghĩa về lý luận và thực tiễn góp phần hồn
thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Tác phẩm “Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí
Minh” của tác giả Đàm Văn Thọ và Vũ Hùng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1997. Trong tác phẩm này, các tác giả ñã nêu lên những khái niệm về
dân, những quan ñiểm, thái ñộ khác nhau về dân trong lịch sử ở phương

Đông, phương Tây và ở Việt Nam. Tác phẩm cũng ñề cập ñến quan niệm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân, tư tưởng Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa Đảng và dân.
Tác phẩm “Tồn dân đồn kết chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ tư
tưởng Hồ Chí Minh (1954 – 1975)” của tác giả Hồng Trang, do Nxb Chính
trị quốc gia xuất bản năm 2005. Ở tác phẩm này, tác giả tập trung làm rõ tư
tưởng đại đồn kết Hồ Chí Minh, chứng minh sự vận dụng linh hoạt và sáng
tạo của Đảng ta về tư tưởng đại đồn kết Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước nhằm thực hiện thành công cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân, ñưa cả nước ñi lên chủ nghĩa xã hội.


10

Ngồi ra cịn có một số bài báo đăng trên các tạp chí Triết học, Lịch sử
Đảng, Lý luận chính trị… Chẳng hạn, Nguyễn Mạnh Tường với “Nhân dân
trong quan niệm của Hồ Chí Minh”, Tạp chí lịch sử Đảng, số 1, 1997. Trong
bài viết này, tác giả ñã nêu lên quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân dân,
khẳng ñịnh sức mạnh to lớn của nhân dân ñối với sự nghiệp cách mạng; Với
bài “Tìm hiểu tư tưởng dân là gốc của Hồ Chí Minh” ở Tạp chí Lịch sử
Đảng, số 10, 2001 tác giả Trần Hải ñã bước ñầu khái quát ñược tư tưởng Hồ
Chí Minh về nội dung lấy dân làm gốc. Hay “Tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy
dân làm gốc” của Phạm Bá Lượng, Tạp chí Triết học, số 2 (165), 2005. Trần
Nam Chuân với bài viết “Mấy vấn ñề về vận ñộng quần chúng theo tư tưởng
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, 11- 2003. “Khái niệm nhân dân
trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Mai Trung Hậu, Tạp chí Lý luận
chính trị, số 10, 2009. “Nghiên cứu về khái niệm dân trong tư tưởng Hồ Chí
Minh” của Phan Xuân Sơn, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2007… Hầu hết
các bài viết này bước ñầu ñã nêu ñược quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân
dân, khẳng định sự cần thiết phải “lấy dân làm gốc” và công tác vận động

quần chúng nhân dân hiện nay.
Nhìn chung, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân và vai
trị của quần chúng nhân dân ít nhiều đã ñược các tác giả nghiên cứu và công
bố. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu sâu
một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần chúng nhân
dân và ñánh giá ý nghĩa của tư tưởng ñó trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của luận văn
- Mục đích: Luận văn làm rõ những điều kiện, tiền đề hình thành và
những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng


11

nhân dân, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để phát huy vai trị của
quần chúng nhân dân trong sự nghiệp ñổi mới ở Việt Nam hiện nay.
- Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
+ Làm rõ những ñiều kiện, tiền ñề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
vai trị của quần chúng nhân dân.
+ Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò của quần chúng nhân dân.
+ Đánh giá, rút ra một số bài học kinh nghiệm từ tư tưởng Hồ Chí
Minh để phát huy vai trị của quần chúng nhân dân trong giai ñoạn hiện nay ở
Việt Nam.
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Đề tài khơng nghiên cứu về nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung mà tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về
vai trò của quần chúng nhân dân và ý nghĩa của tư tưởng đó trong sự nghiệp
đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ ñã nêu của ñề tài, tác giả lấy

thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, trình bày luận văn của mình. Đồng thời,
tác giả cịn sử dụng kết hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu như: logic
và lịch sử, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, khái quát hoá… Luận
văn cũng kế thừa có chọn lọc những cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa
học có liên quan với đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Luận văn góp phần làm rõ điều kiện, tiền đề hình thành, nội dung, ý
nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần chúng nhân dân đối với
sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó góp phần khẳng định rõ thêm
vai trị đặc biệt quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí


12

Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt ñộng của
Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và cơng cuộc xây dựng,
phát triển đất nước ta hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu
và giảng dạy về tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Đại học và Cao ñẳng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu luận văn bao gồm 2 chương 4 tiết.


13

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VAI TRỊ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1.1.

BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ

HỘI CỦA VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX VỚI VIỆC HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ CỦA QUẦN CHÚNG
NHÂN DÂN

1.1.1. Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX với việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần chúng nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về vai trị của
quần chúng nhân dân nói riêng là sự kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại và
thực tiễn thời ñại Người ñã sống. Đây là thời kỳ thế giới xảy ra nhiều biến
ñộng to lớn trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, v.v..
Từ những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa ñã phát triển mạnh mẽ và trở thành thống trị ở các nước Anh, Pháp và
một số nước khác của châu Âu. Đến những năm cuối thế kỷ XIX, ñầu thế kỷ
XX chủ nghĩa tư bản phương Tây bước sang một giai ñoạn mới, chuyển từ
giai ñoạn tự do cạnh tranh sang giai ñoạn ñộc quyền và chủ nghĩa ñế quốc.
Chủ nghĩa ñế quốc là một hiện tượng quốc tế, một hệ thống thế giới, chúng
vừa tranh giành, xâu xé thuộc ñịa, vừa vào hùa với nhau để nơ dịch các dân
tộc nhỏ yếu trong vịng kìm kẹp thuộc địa của chúng.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa đã làm biến ñổi cơ cấu
kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất với quy mô ngày càng
lớn. Vì vậy, nó đã đặt ra những u cầu bức xúc về nguồn nguyên liệu, nhân


14


cơng và thị trường tiêu thụ hàng hóa. Để giải quyết những vấn ñề này, các
nước tư bản ñế quốc, trong nước thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động,
bên ngồi thì đẩy mạnh q trình xâm lược và áp bức nhân dân các nước
thuộc ñịa, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, nơi cung
cấp nguyên vật liệu, khai thác sức lao ñộng và xuất khẩu tư bản.
Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa ñế quốc làm cho ñời sống nhân dân
lao ñộng ở các nước thuộc ñịa trở nên cùng cực. Nhân dân các nước thuộc ñịa
bị tước hết mọi giá trị văn hố tinh thần, quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội.
Đối với bọn thực dân, “tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen
cũng khơng đáng một xu”[80, tr.30]. Cùng với mâu thuẫn trong xã hội tư bản
(mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản), chủ nghĩa ñế quốc làm phát sinh thêm một
mâu thuẫn mới – mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc ñịa với chủ nghĩa đế quốc
thực dân. Vì vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX khơng
cịn là hành ñộng riêng rẽ của nước này chống lại sự xâm lược và thống trị
của nước khác như trước kia, mà ñã trở thành cuộc ñấu tranh chung của các
dân tộc thuộc ñịa chống chủ nghĩa ñế quốc, chủ nghĩa thực dân gắn liền với
cuộc ñấu tranh của giai cấp vơ sản quốc tế. u cầu giải phóng các dân tộc
thuộc địa khơng chỉ là u cầu riêng của các dân tộc thuộc địa mà cịn là u
cầu chung của các dân tộc trên thế giới.
Những mâu thuẫn của chủ nghĩa ñế quốc ñã dẫn tới chiến tranh thế giới
lần thứ nhất và nó là một trong những nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng
Tháng Mười Nga.
Do sự phát triển khơng đều của chủ nghĩa tư bản, một số nước tư bản
hiếu chiến muốn chia lại thuộc ñịa ñã gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần
thứ nhất (1914 - 1918). Đây thực chất là cuộc chiến tranh giành giật thuộc
ñịa và phân chia lại thị trường thế giới giữa các nước ñế quốc, một cuộc chiến
tranh phi nghĩa, phản ñộng. Cuộc chiến tranh này là sự kế tục chính sách cướp


15


bóc, nơ dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với nhân dân các nước khác. Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc dù thắng lợi có thuộc về phe nào đi nữa thì
bản chất của chủ nghĩa đế quốc vẫn khơng thay đổi; cuộc chiến tranh hao
người, tốn của ấy ñã khơi sâu, làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước tư
bản chủ nghĩa – mâu thuẫn giữa tư bản và tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản
thế giới suy yếu, tạo ñiều kiện cho cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
Nga giành ñược thắng lợi.
Dưới sự lãnh đạo của đảng Bơnsêvích do Lênin đứng đầu, cuộc cách
mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và giành ñược thắng lợi (7-11-1917). Nhà
nước Xô Viết dựa trên nền tảng liên minh cơng nơng ra đời. Cách mạng
Tháng Mười Nga thành cơng đã phá vỡ một khâu quan trọng của hệ thống tư
bản chủ nghĩa, thành lập Nhà nước ñầu tiên thật sự thuộc về nhân dân lao
động, qua đó ñã ñánh thức và cổ vũ những người bị áp bức, bị bóc lột trên thế
giới, khơi dậy tinh thần ñấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người
khỏi sự áp bức bóc lột, bất cơng. Cách mạng Tháng Mười Nga thành cơng đã
luận chứng cho khả năng thắng lợi của phong trào cách mạng thế giới những
năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là chỉ có phong trào cách mạng nào giải
quyết ñược những mâu thuẫn lớn của thời đại ở nước mình thì phong trào ñó
mới ñi ñến thắng lợi.
Trong cuốn Đường cách mệnh Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc về
lịch sử cách mệnh Nga năm 1917 và khẳng ñịnh “Trong thế giới bây giờ chỉ
có Cách mệnh Nga là đã thành cơng, và thành cơng đến nơi, nghĩa là dân
chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do và
bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam.
Cách mệnh Nga ñã ñuổi ñược vua, tư bản, ñịa chủ rồi, lại ra sức cho công
nông các nước và dân bị áp bức các thuộc ñịa làm cách mệnh ñể ñập ñổ tất cả
ñế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”[20, tr.39]. Cách mạng Tháng



16

Mười đã mở đầu thời đại giải phóng các dân tộc phương Đơng. “Cách mạng
Tháng Mười đã chặt đứt xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc, phá tan cơ sở của
nó và giáng cho nó một địn chí mạng. Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét
ñã ñánh thức nhân dân Châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay. Cách mạng
Tháng Mười ñã mở ra trước mắt họ thời ñại cách mạng chống đế quốc, thời
đại giải phóng dân tộc”[60, tr.562].
Trong cuốn sách Góp phần nhỏ bé về lịch sử cách mạng cận ñại Việt
Nam, khi ñề cập ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga ñối với Việt
Nam, tác giả viết: “Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi như một quả trái
phá kinh thiên ñộng ñịa phá tan màu ñen tối bao phủ khắp bầu trời của thế
giới tư bản chủ nghĩa, ánh sáng bình minh của sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác
– Lênin đã từ Liên Xơ - xứ sở của Cách mạng Tháng Mười - tỏa tới các dân
tộc trên thế giới, rọi sáng cho nhân dân và giai cấp công nhân các nước thấy
rõ con đường chân chính đi tới tự giải phóng mình…
… Từ khi biết tới cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, Nhà nước Xô
Viết của giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga thành lập, thì các nhà chí
sĩ ñến toàn thể nhân dân Việt Nam mới tỉnh ngộ và hướng về nước Nga, bắt
đầu dần dần có sự chuyển biến về tư tưởng, về ñường lối và phương pháp đấu
tranh cách mạng. Nhất là giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động vơ cùng
phấn khởi và tin tưởng ở lực lượng của mình hơn bao giờ hết khi thấy lần đầu
tiên những người bị áp bức bóc lột lật ñổ bọn thống trị áp bức, xây dựng lên
chính quyền nhà nước chân chính của mình và mưu quyền lợi thực sự cho
mình” [83, tr.87-88].
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi mở ra thời ñại mới - thời ñại quá
ñộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Đồng thời
nhà nước Xơ viết ra đời đã làm nảy sinh thêm một mâu thuẫn cơ bản mang
tính thời đại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Cách



17

mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ ñại và sự ra ñời của Quốc tế Cộng
sản (3 – 1919) ñã tạo tiền ñề, ñiều kiện cơ bản thúc ñẩy phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc ñịa phát triển mạnh mẽ từng bước giành ñược
thắng lợi.
Trước sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, ñặc biệt là tác
ñộng của cuộc cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của Nhà nước Xơ viết,
vào những năm 20, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị phân hố sâu
sắc về đường lối cách mạng, Quốc tế II bị phân liệt và Quốc tế III - Quốc tế
Cộng sản ñược thành lập (3-1919).
Sự ra ñời của Quốc tế Cộng sản ñánh dấu một giai ñoạn mới của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế. “Lần ñầu tiên trong lịch sử, Quốc tế Cộng
sản ñã chỉ rõ sự đồn kết tất yếu, liên minh chiến ñấu giữa giai cấp vô sản và
các dân tộc thuộc ñịa ñang rên xiết dưới ách thống trị thực dân”. [33, tr.49)
Quốc tế Cộng sản ra ñời là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với
phong trào cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh đã đánh giá cao về sự ra ñời của
Quốc tế III và nhấn mạnh vai trị của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng
Việt Nam: “Xem trong cách tổ chức Đệ tam quốc tế, có đặt ra một bộ riêng,
chun nghiên cứu và giúp đỡ cho cách mệnh bên Á – Đơng.
Xem khẩu hiệu Đệ tam quốc tế, chẳng những rằng “vô sản giai cấp” mà
lại thêm câu “…và dân tộc bị áp bức trong thế giới liên hợp lại”.
Xem quy tắc Đệ tam quốc tế trong 21 điều, điều thứ 8 nói rằng: “Các
ñảng cộng sản, nhất là Đảng cộng sản Pháp… phải hết sức giúp dân thuộc ñịa
làm cách mệnh”…
Xem cách mệnh Nga giúp cho cách mệnh Tàu, Thổ Nhĩ Kỳ, Pécsia,
Mơng Cổ.
Lại xem kế hoạch về vấn đề thuộc địa là tự tay ông Lênin làm ra.



18

Xem những việc ấy thì đủ biết rằng An Nam muốn làm cách mệnh
thành cơng, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế” [54, tr.287].
Sự kiện cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi và Quốc tế III ñược
thành lập ñã tạo tiền ñề và ñiều kiện thúc ñẩy sự phát triển của phong trào
ñấu tranh ở các nước thuộc ñịa; tăng cường sự đồn kết, liên minh giữa giai
cấp cơng nhân và nhân dân lao ñộng ở các nước ñế quốc và các thuộc ñịa
trong cuộc ñấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân. Kể từ đây, giai cấp
vơ sản, phong trào công nhân quốc tế và phong trào ñấu tranh của các dân tộc
thuộc ñịa theo khuynh hướng cách mạng vơ sản đã có bộ tham mưu chiến ñấu
của mình ñể thống nhất hành ñộng chống chủ nghĩa ñế quốc, thực dân.
Trong khi các nước phương Tây có sự phát triển mạnh mẽ, một số nước
trở thành ñế quốc thì hầu hết các nước phương Đơng vẫn cịn là những quốc
gia phong kiến bảo thủ, trì trệ, lạc hậu. Do vậy, khi bị chủ nghĩa ñế quốc xâm
lược thì phần lớn chính quyền phong kiến ở các quốc gia này ñều bất lực
trong vấn ñề bảo vệ ñộc lập dân tộc và trở thành thuộc ñịa của các nước đế quốc.
Cuối thế kỷ XIX, tình hình kinh tế - chính trị Trung Quốc lâm vào suy
thối. Triều đình Mãn Thanh bảo thủ khơng cịn đảm đương được vai trị lịch
sử của mình nên đã liên tiếp thất bại trước những cuộc chiến tranh của các
nước ñế quốc và dần dần rơi vào cảnh bị các nước thực dân ñế quốc xâu xé.
Đầu thế kỷ XX, lịch sử Trung Quốc có sự chuyến biến quan trọng đó là
cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, do Tôn Trung Sơn lãnh ñạo, lật ñổ nền
quân chủ chuyên chế Mãn Thanh và sau đó thành lập nền cộng hịa của Trung
Hoa dân quốc, thực hiện cương lĩnh chính trị theo học thuyết Tam dân: Dân
tộc ñộc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Cùng với Cách mạng Tân Hợi 1911 của Tôn Trung Sơn, phong trào
Duy Tân của hai nhà tư tưởng tiến bộ Trung Quốc lúc bấy giờ là Khang Hữu
Vi và Lương Khải Siêu cũng ảnh hưởng sâu sắc ñến các nhà nho tiến bộ của



19

Việt Nam. Từ đó thúc đẩy phong trào cách mạng theo khuynh dân chủ tư sản
ở Việt Nam những năm ñầu thế kỷ XX.
Nhật Bản là một trong số những nước hiếm hoi ở châu Á khơng bị các
nước đế quốc xâm lược và trở thành thuộc địa, thậm chí nước Nhật sau này ñã
phát triển và trở thành một ñế quốc hùng mạnh ñi xâm lược, áp bức các dân
tộc khác. Đó là vì năm 1868 khi Thiên hồng Minh trị lên ngơi, đã nhanh
chóng thi hành chính sách mở cửa, canh tân ñất nước, ñồng thời cử phái ñoàn
tham quan, học hỏi, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, thể chế chính trị, hiến
pháp của các nước châu Âu và châu Mỹ để áp dụng vào q trình phát triển
đất nước. Từ đó đã tạo ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội,
ñưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu
tiên ở phương Đơng. Sau đó Nhật Bản đã thi hành chính sách thực dân đế
quốc, bành trướng xâm lược các nước khác. Từ năm 1879 ñến 1894, Nhật
Bản liên tiếp gây chiến tranh với các nước Triều Tiên, Trung Quốc, Đài Loan.
Đặc biệt trong cuộc chiến tranh với nước Nga 1904 – 1905, Nhật Bản ñã
giành thắng lợi. Chiến thắng ñó ñã gây tiếng vang và tác động lớn đến phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á. Từ đó có rất nhiều nhân sĩ, chính
khách châu Á đến Nhật Bản để mong học hỏi kinh nghiệm và nhờ Nhật giúp
ñỡ phong trào giải phóng dân tộc ở nước mình.
Ở Đơng Nam Á, ngay từ ñầu thế kỷ XV các nước ñế quốc ñã bắt ñầu
xâm lược các nước ở khu vực này. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thì
hầu hết các nước Đơng Nam Á đã trở thành thuộc ñịa hoặc phụ thuộc và bị
bóc lột hết sức nặng nề. Đồng thời, ñã xuất hiện nhiều cuộc ñấu tranh chống
xâm lược, giải phóng đất nước ở các quốc gia này, nhưng hầu hết khơng có
một thắng lợi đáng kể nào. Duy chỉ có nước Xiêm (Thái Lan) đã nhận thức
được cục diện chính trị thế giới và đã xây dựng được chương trình hành động

để bảo vệ được chủ quyền, tuy vậy cũng khơng thốt khỏi sự lệ thuộc và bị


20

khống chế bởi sức mạnh kinh tế - chính trị của các nước ñế quốc.
Đầu thế kỷ thứ XX, do ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng mới, phong
trào ñấu tranh ở các nước Đông Nam Á chuyển sang khuynh hướng dân chủ
tư sản.
Tóm lại, tình hình thế giới và ñặc ñiểm thời ñại trên ñây ñã tác ñộng
mạnh và có ảnh hưởng rất quan trọng đến cách mạng Việt Nam và q trình
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của
quần chúng nhân dân
Đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây, nhất là đế quốc Pháp đã
nhịm ngó hịng xâm lược nước ta, mở đầu bằng việc khai thơng bn bán và
truyền giáo. Năm 1858, thực dân Pháp dùng vũ lực xâm chiếm nước ta, ñúng
vào lúc chế ñộ phong kiến Việt Nam ñã suy ñồi. Ngay sau khi ñã cơ bản kết
thúc giai ñoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp thi hành chính sách khai thác
thuộc địa, độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, biến Việt Nam vốn
là nước phong kiến thành nước thuộc ñịa nửa phong kiến, dẫn ñến những biến
ñổi to lớn trong ñời sống kinh tế - xã hội.
Về chính trị, “thực dân Pháp ñã tước bỏ quyền lực ñối nội và ñối ngoại
của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; lợi dụng triệt ñể bộ máy cai trị cũ
của chế ñộ phong kiến phục vụ cho việc áp bức nhân dân Việt Nam”[70,
tr.103-104]. Thực dân Pháp chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Nam kỳ, Trung kỳ
và Bắc kỳ. Đứng ñầu Nam kỳ là Thống ñốc, Trung kỳ là Khâm sứ, Bắc kỳ là
Thống sứ. Đối với chính quyền cấp tỉnh thì ñứng ñầu các tỉnh ở Nam kỳ là
chủ tỉnh, ñứng ñầu các tỉnh ở Bắc kỳ và Trung kỳ là Cơng sứ. Về mặt hình



21

thức, triều đình nhà Nguyễn trị vì ở Trung kỳ, nhưng thực chất quyền hành lại
nằm trong tay khâm sứ người Pháp.
Trên thực tế, từ việc phân chia Việt Nam ra làm ba kỳ, thực hiện ở mỗi
kỳ một chế ñộ cai trị riêng, ñến việc thi hành những thủ ñoạn nhằm chia rẽ
dân tộc và tôn giáo…, thực dân Pháp đã thực hiện triệt để chính sách “chia để
trị” nhằm phá hoại khối đồn kết của dân tộc Việt Nam. Kết hợp với chính
sách nham hiểm này, người Pháp chủ trương duy trì và tăng cường hợp tác
với giai cấp ñịa chủ phong kiến, biến giai cấp này thành tay sai đắc lực trong
việc vơ vét, bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị đối với nhân dân Việt Nam
phục vụ cho bộ máy thực dân. Việt Nam từ một xã hội phong kiến ñộc lập trở
thành xã hội thuộc ñịa nửa phong kiến.
Về kinh tế, ñặc trưng của chính sách khai thác thuộc địa mà người Pháp
thực hiện trên lĩnh vực kinh tế là duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết
hợp với việc du nhập hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thực
dân Pháp tiến hành cướp ñoạt ruộng ñất ñể lập đồn điền và bóc lột địa tơ; đầu
tư vốn khai thác tài nguyên ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao
Bằng…; xây dựng một số cơ sở công nghiệp (ñiện, nước); xây dựng hệ thống
ñường bộ, ñường thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa,
thu lợi nhuận cho chính quốc. Độc chiếm nguồn thuế, độc quyền sản xuất và
độc quyền ngoại thương. Tình cảnh của người dân Việt Nam dưới sự thống trị
của thực dân Pháp ñược Nguyễn Ái Quốc phản ánh như sau: “Một bên là
những người bản xứ bị dìm trong cảnh dốt nát và suy yếu bởi một hệ thống
tinh khôn nhằm nhồi sọ, đần độn hố, khơng lấp liếm hết được dưới một dạng
giáo dục bịp bợm: họ phải ñổ mồ hôi sôi nước mắt trong những lao tác nặng
nhọc nhất và bạc bẽo nhất ñể kiếm sống một cách chật vật… một bên là
những người Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình

tất cả các tài ngun của đất nước, chiếm đoạt tồn bộ xuất nhập khẩu và tất


22

cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo
khốn của nhân dân”[53, tr.8]. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp dẫn ñến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị què quặt, lạc hậu và lệ thuộc
vào tư bản Pháp.
Về văn hoá – giáo dục, người Pháp thực hiện chính sách văn hố giáo
dục mang tính thực dân, dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu và đầu ñộc nhân
dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn, tuyên truyền tâm lý tự ti, vong bản…, huỷ
hoại các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc ñã phản
ánh thực tế trên như sau: “Về tâm lý, ở phía kia là thái độ hiềm nghi và khinh
miệt; cịn ở phía này lại là tâm trạng bực dọc và thất vọng. Các ấn phẩm sách
báo thực dân ñều đầy rẫy những địn đả kích hung bạo đánh vào nhân dân bị
chinh phục,… Người ta ñọc thấy trong loại ấn phẩm vừa nêu những phán
quyết như thế này chẳng hạn: Đối với cái giống nịi annamít ấy chỉ có một
cách tốt để cai trị nó – đó là ách thống trị bằng sức mạnh…”[53, tr.7]. Rõ
ràng, mưu ñồ “ngu dân dễ trị” và đầu độc văn hố là một biện pháp, một thủ
ñoạn cai trị hiệu quả của chủ nghĩa thực dân. Mục đích của chủ nghĩa thực
dân là duy trì vĩnh viễn sự thống trị của đế quốc lên các dân tộc thuộc địa.
Chính vì vậy, ở nước ta ngồi sự chuyển biến đơi chút về văn hố ở thành thị
thì hầu như ở nơng thơn, văn hố làng xã vẫn tồn tại dưới những chính sách
bần cùng hố và ngu dân hố.
Dưới tác động của chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hố và
giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hố xã hội giai cấp
sâu sắc . Bên cạnh các giai cấp cũ (địa chủ và nơng dân), ñã ra ñời những giai
cấp và tầng lớp xã hội mới (giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tiểu tư sản).
Giai cấp ñịa chủ Việt Nam, từ khi thực dân pháp xâm lược Việt Nam,

giai cấp ñịa chủ trở thành cơ sở xã hội cho chế ñộ thuộc ñịa. Sau chiến tranh
thế giới thứ nhất, với chính sách khai thác thuộc ñịa lần thứ hai của thực dân


23

Pháp, các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam có những bước
phát triển mới. Trong đó, trên lĩnh vực nơng nghiệp, sự tập trung ruộng đất
vào tay giai cấp ñịa chủ nhiều hơn trước chiến tranh. Nói chung, lực lượng địa
chủ chiếm khoảng 7% cư dân nơng thơn nhưng đã nắm trong tay 50% diện
tích đất canh tác. Mặt khác, trong cơ cấu chính quyền các hương thơn, giai
cấp địa chủ chiếm đa số. Sự cấu kết giữa giai cấp ñịa chủ phong kiến với thực
dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp ñối với nhân
dân Việt Nam. Tuy nhiên, xét về mặt tư tưởng và tinh thần yêu nước có thể
chia giai cấp này thành hai hạng: Hạng thứ nhất có quyền lợi và địa vị do
phục vụ đắc lực cho thực dân Pháp mà ngày càng ñược củng cố. Vì thế lực
lượng này rất trung thành và cam chịu làm tay sai cho thực dân Pháp, áp bức
bóc lột nhân dân, phản bội lại quyền lợi của dân tộc; hạng thứ hai, tuy cũng là
ñịa chủ phong kiến nhưng bị thực dân Pháp chèn ép về kinh tế, hơn nữa, họ
sinh ra trong một dân tộc có truyền thống u nước, khơng cam chịu nỗi nhục
mất nước, đã ñứng về phía quyền lợi của dân tộc, tham gia chống chủ nghĩa
thực dân và bọn tay sai phản ñộng.
Giai cấp nơng dân, đây là giai cấp đơng đảo nhất trong xã hội Việt
Nam, (chiếm khoảng 90% dân số) phải chịu hai tầng áp bức bóc lột của thực
dân và phong kiến. Họ bị bần cùng hố, bị tước đoạt ruộng đất, bị mất nhà
cửa, lâm vào cảnh đói rét, buộc phải tha phương cầu thực, ñi làm phu mỏ, phu
ñồn ñiền. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giai cấp nơng dân bị phân
hố thành 3 tầng lớp là trung nông, bần nông và cố nông. Đời sống cực khổ
của người nông dân Việt Nam trong trại tập trung thời thuộc Pháp được tác
giả Ăngđơrê Viơlít mơ tả trong cuốn IndoChine SOS (Đông dương cấp cứu)

như sau: “Trong một miếng đất rộng, rào kín bốn bề, có 3000, 4000 người
mặc vải nâu rách rưới, họ chen chúc chật ních đến nỗi nhìn chung thì thấy
như là một đống gì rung rinh, có những cánh tay giơ lên gầy như que sậy,


24

khúc khuỷu khơ queo. Trong mỗi người, bệnh gì cũng có: mặt phù ra hay là
khơng cịn chút thịt, răng rụng, mắt mờ hay lem nhem, đầy ghẻ chốc. Đàn
ơng chăng? Đàn bà chăng? Hai mươi tuổi hay sáu mươi tuổi? Khơng phân
biệt được trai gái già trẻ nữa, chỉ thấy một cái tình cảnh khốn khổ tột
bậc…”[88, tr. 67-68].
Tình cảnh khốn khổ bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm
tăng thêm lịng căm thù đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý
chí cách mạng của họ trong cuộc ñấu tranh giành ñộc lập dân tộc, giành lại
ruộng ñất và quyền sống tự do, hạnh phúc của người dân. Vì vậy, nếu được
lơi kéo vào phong trào cách mạng và ñược tổ chức tốt họ sẽ phát huy được vai
trị quan trọng của mình trong cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp.
Giai cấp cơng nhân Việt Nam, ra đời từ cuộc khai thác thuộc ñịa lần
thứ nhất của thực dân Pháp trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguồn gốc của
giai cấp cơng nhân Việt Nam, đa số trực tiếp xuất thân từ giai cấp nông dân,
nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất mà thực dân Pháp thi hành ở
Việt Nam. Ngồi ra, cịn có một bộ phận thợ thủ công, một số thợ chuyên
môn ở các trường kỹ nghệ thực hành… Với nguốn gốc như vậy, giai cấp cơng
nhân Việt Nam có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nơng dân. Đặc
điểm này làm cho cơng nhân Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để hình
thành khối liên minh tự nhiên với nơng dân trong cuộc đấu tranh chống thực
dân, phong kiến. Mặc dù mới ra đời và với số lượng ít, nhưng cơng nhân Việt
Nam đã sớm sống tập trung ở các thành thị và trong các khu cơng nghiệp, vì

vậy thuận lợi cho sự đồn kết thống nhất trong đấu tranh cách mạng. Nhận
định về giai cấp cơng nhân Việt Nam ở thời kỳ này, đồng chí Lê Duẩn viết:
“Giai cấp vô sản Việt Nam tuy non trẻ và nhỏ bé, song là một giai cấp rất kiên
quyết cách mạng. Nó ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, và vừa


25

lớn lên nó đã sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin,
nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị tự giác, thống nhất khắp bắc
trung nam. Nó lại vừa mới xuất thân từ trong nơng dân lao động bị bần cùng
hố, cho nên những mối quan hệ khăng khít của nó với nơng dân đã tạo ñiều
kiện thuận lợi ñể thiết lập khối liên minh công nông vững chắc. Hơn nữa, giai
cấp vô sản Việt Nam bước lên vũ đài chính trị sau khi Cách mạng Tháng
Mười Nga vĩ ñại ñã giành ñược thắng lợi vang dội khắp năm châu, và giữa lúc
ở Trung Quốc láng giềng, sau sự phản bội của giai cấp tư sản, giai cấp vơ sản
Trung Quốc đã tiến lên nắm lấy ngọn cờ dân tộc và dân chủ. Bối cảnh lịch sử
đó càng nâng cao uy thế chính trị của giai cấp vơ sản Việt Nam. Những đặc
điểm nói trên đã làm cho giai cấp vơ sản Việt Nam có một sức mạnh và một
uy thế tinh thần rất to lớn giúp cho nó giành được địa vị ưu thắng và quyền
lãnh ñạo cách mạng Việt Nam từ sau thất bại của cuộc bạo ñộng Yên
Bái”[12, tr.21-22].
Giai cấp tư sản Việt Nam, là giai cấp mới, ra đời trong q trình thực
dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc ñịa. Nguồn gốc giai cấp tư sản Việt
Nam chủ yếu là các nhà bn và một phần từ các địa chủ chun làm thầu
khốn hoặc đại lý cho Pháp, chỉ có một số rất ít xuất thân từ lớp người tiểu
chủ đi lên. Ngay từ khi ra ñời, giai cấp tư sản Việt Nam ñã bị tư sản Pháp và
tư sản người Hoa cạnh tranh, chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị
của giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé và yếu ớt. Mặt khác, giai cấp tư sản Việt
Nam ra ñời vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản thế giới ñã trở thành chủ nghĩa ñế

quốc. Bối cảnh lịch sử ñó làm cho giai cấp tư sản Việt Nam vốn ñã nhỏ bé và
yếu ớt càng thêm nhiều hạn chế.
Trong q trình phát triển có thể chia giai cấp tư sản Việt Nam thành
hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản là những nhà tư
sản lớn, họ làm trung gian giữa tư bản nước ngoài và thị trường trong nước,


×