Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Vấn đề con người trong triết học hy lạp cổ đại qua một số triết gia tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.04 KB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN NHẬT THI

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
QUA MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN NHẬT THI

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
QUA MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS ĐINH NGỌC THẠCH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Đinh Ngọc Thạch. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm
về kết quả nghiên cứu của cơng trình khoa học này.

Người thực hiện

Đoàn Nhật Thi


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ “BƯỚC NGOẶT
SÔCRÁT” .................................................................................................. 11

1.1 Khái quát về sự hình thành và các giai đoạn phát triển của triết
học Hy Lạp cổ đại .............................................................................. 11
1.1.1 Khái quát đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội - cơ sở
xã hội hình thành triết học Hy Lạp cổ đại .................................... 11
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại ............ 22
1.2 “Bước ngoặt Sôcrát” và sự chuyển biến từ triết học tự nhiên
sang triết học đạo đức, nhân sinh ..................................................... 30
1.2.1 Thực trạng của triết học Hy Lạp cổ đại trước Sôcrát ........... 30
1.2.2 Nội dung, thực chất của “bước ngoặt Sôcrát” trong triết học
Hy Lạp cổ đại .............................................................................. 42
Chương 2. QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ
ĐẠI QUA MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU ................................................. 52


2.1 Quan điểm về con người trong triết học Platon ......................... 52
2.1.1 Quan điểm của Platon về bản chất con người ...................... 52
2.1.2 Quan điểm của Platon về giá trị con người .......................... 57
2.1.3 Quan điểm của Platon về lý tưởng và thiết chế xã hội
cho con người ............................................................................... 64
2.2 Quan điểm về con người trong triết học Arixtốt ........................ 83
2.2.1 Quan điểm của Arixtốt về bản chất con người ..................... 83
2.2.2 Quan điểm của Arixtốt về giá trị con người ........................ 90
2.2.3 Quan điểm của Arixtốt về lý tưởng và thiết chế xã hội cho
con người .................................................................................... 98


2.3 Đánh giá quan điểm về con người trong triết học Hy Lạp cổ đại qua
một số nhà triết học tiêu biểu (Sôcrát, Platon, Arixtốt) ................. 110
2.3.1 Giá trị của quan điểm về con người .......................................110
2.3.2 Hạn chế của quan điểm về con người ...................................115
KẾT LUẬN ................................................................................................121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................124


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hy Lạp cổ đại được xem là cái nôi của nền văn minh phương Tây nói
riêng và thế giới nói chung. Nói về Hy Lạp cổ đại Ph.Ăngghen đã viết “thời
kỳ hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại, tức là nền văn minh Hy Lạp. Khơng
có chế độ nơ lệ thì khơng có quốc gia Hy Lạp, khơng có nghệ thuật và khoa

học Hy Lạp; khơng có chế độ nơ lệ thì khơng có đế chế Rơma. Mà khơng có
cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế Rơma thì khơng có châu Âu
hiện đại” [40, 256]. Ngay từ cổ đại, Hy Lạp đã có một hệ thống triết học đồ
sộ mà tư tưởng của nó vẫn cịn ảnh hưởng đến nhân loại ngày nay. Các triết
gia thời đó đã phác thảo những vấn đề của triết học và cuộc sống con người
mà ngày nay công việc của nhân loại là tiếp tục bình chú và triển khai
những vấn đề của ngày xưa. Triết học Hy Lạp vì thế có sức hút đối với các
thế hệ triết gia muốn dấn thân vào con đường của sự thông thái. Xét trên
nhiều khía cạnh thì triết học hiện đại đã có những tìm tịi mới nhưng khơng
vì thế mà triết học Hy Lạp mất chỗ đứng, trái lại ý nghĩa của nó vẫn cịn tồn
tại. Mặt khác với tinh thần tìm về nguồn cội, quay trở lại với giá trị của các
tư tưởng trong lịch sử là điều cần thiết và bổ ích vì nó giúp chúng ta hiểu
được tiến trình của lịch sử, hiểu được quá trình đấu tranh của con người để
tự giải phóng, hồn thiện mình trong tiến trình phát triển của nhân loại để từ
đó có thể rút ra những bài học có giá trị cho hiện tại.
Nghiên cứu về triết học đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu từ lâu
và nó cũng được đào sâu với nhiều góc độ khác nhau như siêu hình học, đạo
đức, khoa học chính trị, khoa học tự nhiên…Tuy nhiên trong triết học Hy
Lạp cổ đại vấn đề con người vẫn được tìm hiểu rất ít với những tư tưởng
khái quát chung về vấn đề con người do vậy việc tìm hiểu quan niệm về vấn


2

đề con người của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại là rất cần thiết. Con người
luôn là vấn đề trung tâm của mọi thời đại chừng nào nó cịn tồn tại, nên tìm
hiểu về con người ln là vấn đề thiết thực. Mặc dù trong tiến trình phát
triển của lịch sử, nhân loại đã đạt được rất nhiều thành tựu, hiểu biết của
con người về thế giới xung quanh và chính mình ngày càng mở rộng nhưng
con người vẫn cảm nhận sự hiểu biết về chính nó ln ln chưa làm hài

lịng. Vì vậy vấn đề con người vẫn thu hút sự quan tâm và là điểm đến cho
mọi khoa học.
Trong quá trình đổi mới đất nước ta hiện nay và để đáp ứng cho công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, con người bao giờ cũng giữ vị trí trung
tâm. Con người phát triển tồn diện được đầu tư đứng mức sẽ là nhân tố
quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng được yêu cầu
của thời đại và tình hình mới. Muốn như thế phải có sự đầu tư đúng đắn và
hiểu biết rõ về nó. Với thực tiễn đất nước của những vấn đề liên quan đến
con người và những tồn tại của con người Việt Nam trong lịch sử thì việc
tìm hiểu, học hỏi bắt đầu với những cách đặt vấn đề con người trong lịch sử
là vô cùng cần thiết sẽ giúp ích cho chúng ta hiểu rõ hơn về những vấn đề
của con người. Với những nỗ lực đó luận văn tập trung tìm hiểu tư tưởng về
vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại qua một số triết gia tiêu biểu
như Sôcrát, Platon và Arixtốt, thơng qua đó rút ra những giá trị và bài học
từ lịch sử để góp phần vào việc xây dựng con người mới Việt Nam xã hội
chủ nghĩa hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Triết học Hy Lạp cổ đại trong lịch sử đã thu hút sự quan tâm của các
triết gia và nhà nghiên cứu. Mọi tư tưởng triết học phương Tây sau này đều
bắt nguồn từ những gợi mở của các triết gia cổ đại. Chính vì là ngọn nguồn
của tư tưởng triết học và những triết gia muốn xây dựng hệ thống của mình


3

cũng phải tìm hiểu về hệ thống này. Triết học Hy Lap cổ đại ngay từ những
triết gia đầu tiên và cả nguồn cội sâu xa từ thần thoại gắn liền với hệ thống
đó đã được tìm hiểu trên mọi khía cạnh và cách nhìn khác nhau.
Ở Việt Nam với tinh thần học hỏi tiếp thu từ những tinh hoa của nhân
loại, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ trước 1975 các

hệ thống triết học nói chung và những vấn đề của triết học Hy Lạp cổ đại đã
được tìm hiểu với nhiều cơng trình được nghiên cứu sâu sắc và cơng phu.
Bên cạnh đó có những nghiên cứu do vẫn cịn ảnh hưởng của điều kiện lịch
sử và lập trường giai cấp nên nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu thấu đáo rõ
ràng. Nhìn chung các cơng trình đó đã cung cấp khái quát sơ lược và những
vấn đề nền tảng của hệ thống triết học Hy Lạp cổ đại.
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế những vấn đề của kho tàng tri
thức thế giới đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc hơn. Triết học
nói chung và triết học Hy Lạp nói riêng đã được nghiên cứu chuyên sâu với
một số lượng lớn các cơng trình và cả sách dịch từ nước ngoài đã ra đời.
Trong điều kiện và giới hạn thời gian chúng tôi chỉ tiếp cận được những
cơng trình nghiên cứu liên quan đến triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và
vấn đề con người nói riêng như sau:
Về cơng trình của nước ngồi đã được dịch, chúng tôi tiếp cận là: Tác
phẩm“Lịch sử các tư tưởng chính trị” của Marcel Prelot và Geoger
Lescuyer xuất bản năm 1996 trong chương trình Khoa học cơng nghệ
KH.05, đề tài KX 05-02 do Bùi Ngọc Chương dịch đã tìm hiểu lịch trình
các tư tưởng chính trị của các nhà tư tưởng trong lịch sử, tác phẩm trình bày
sơ lược về cuộc đời, những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị và ảnh
hưởng lẫn nhau, đặc biệt phần tư tưởng chính trị Hy Lạp được trình bày
trong các phần đầu của cơng trình, ở đây những vấn đề về con người cũng
có những phác thảo và đề cập dù không nhiều.


4

Tác phẩm “Lịch sử cá nhân luận”(Nxb. Thế giới, 2001) của Alain
Laurent do Phan Ngọc dịch đã trình bày sự hình thành của cái cá nhân trong
lịch sử, Alain Laurent xem Hy Lạp cổ đại như là thời kỳ thai nghén bắt đầu
từ Sôcrát với những biểu hiện đầu tiên của cái cá nhân trong thời Cổ đại

Hy-La. Dù vấn đề cá nhân là tập trung nhưng thơng qua đó cũng góp những
cái nhìn về con người trong triết học thời đại Hy Lạp cổ đại.
Tác phẩm “V.S.Soloviev - Siêu lý tình yêu những tác phẩm phẩm triết
- mỹ chọn lọc” (Nxb. Văn hố thơng tin - Trung tâm và Văn hố ngơn ngữ
Đơng Tây, 2005) do Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch, giới thiệu và chú giải,
được xem như là những tuyển tập những bài viết hay của V.S.Soloviev triết gia lớn nhất nước Nga, được sánh ngang hàng với những cây đại thụ
của triết học thế giới, do Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu. Tác
giả V.S.Soloviev trong quá trình nghiên cứu của mình đã tìm hiểu về triết
học Hy Lạp, đặc biệt là trong phần I: Triết học và thần học với bài viết “Bi
kịch cuộc đời Platon” được viết vào năm 1898. Trong thiên khảo luận hàm
súc trên, tác giả đã tóm lược lịch sử triết học Hy Lạp trước Socrat, vừa phác
họa quãng đời đầy chất bi kịch của Platon thơng qua đó tác giả trình bày các
khía cạnh tư tưởng và nguồn gốc tác động trong sự hình thành tư tưởng
Platon.
Ngồi những cơng trình trên cịn có các tác phẩm khác như:“Khoa
học và Triết học Hy Lạp cổ đại” (Nxb. Văn hóa thông tin, 2004) của
A.C.Bowen; “Lịch sử triết học - Triết học của xã hội nô lệ” (Nxb. Sự thật,
1958) của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô; “Triết lý Hy Lạp thời bi
kịch” (Sài Gòn, 1975) của triết gia người Đức Nietzsche với bản dịch của
Trần Xuân Kiêm; “Triết học nhân sinh” (Nxb. Lao động, 2004, bản dịch
của Nguyễn Minh Sơn, Lưu Văn Hy và Nguyễn Đức Phú) của Stanley
Rosen; “Lịch sử triết học và các luận đề” (Nxb. Lao động, 2004, bản dịch


5

của Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy) của Samuel Enoch Stumpf; “Truy tầm
triết học” (Nxb. Văn hóa thơng tin, 2001, bản dịch của Lưu Văn Hy và
Nguyễn Minh Sơn) của G.Tresday, K.Struhl và R.Olsen…Nhìn chung là
các cơng trình trên chưa có sự đề cập trực tiếp sâu sắc về vấn đề con người

trong triết học Hy Lạp cổ đại, có chăng chỉ vài chi tiết nhỏ được đưa ra để
phục vụ cho các mục đích khác của tác phẩm.
Về các cơng trình nghiên cứu trong nước, chúng tơi tiếp cận được các
cơng trình sau: “Lịch sử triết học phương Tây” (Nxb. Giáo dục, 2002) của
Nguyễn Tiến Dũng; “Lịch sử triết học” (Nxb. Trẻ, 2001) của Hà Thiên
Sơn; “Lịch sử triết học” (Nxb. Giáo dục, 1999) của Bùi Thanh Quất; “Lịch
sử triết học” (Nxb. Chính trị quốc gia, 2002) của Nguyễn Hữu Vui...Đây là
những cơng trình do đề cập đến tồn bộ tiến trình lịch sử triết học nhân loại
qua các giai đoạn thời kỳ từ cổ đại đến hiện đại nên các tác giả chưa hoàn
toàn đi sâu mà chỉ cung cấp những nội dung cơ bản về các triết gia và
trường phái triết học.
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại
chun biệt theo các thời kỳ hoặc có tác phẩm nghiên cứu riêng về một tác
giả. Song song đó là một loạt các sách biên dịch những tác phẩm mà cụ thể
là các bản đối thoại, trước tác của các triết gia Hy Lạp cổ đại như: “Triết
học cổ Hy Lạp giản yếu” (Nxb. Thanh niên, 2004) của Hào - Nguyên
Nguyễn Hoá; “Tư tưởng của các triết gia vĩ đại” (Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh, 2001, bản dịch của Lâm Thiện Thanh và Lâm Duy Chân) của W. S.
Sahakan và M.L. Sahakan; “Triết học cổ Hy Lạp - La Mã” (Nxb. Mũi Cà
Mau, 1996) của Hà Thúc Minh; “Triết học Hy Lạp cổ đại” (Nxb. Giáo
khoa Mác-Lênin, 1987) của Thái Ninh; “Triết học Arixtốt” (Nxb. Khoa học
xã hội, 1998) của Vũ Văn Viên; “Đạo đức học của Nicomaque” (Sài Gòn,
1974) của Arixtốt do Đức Hinh dịch, trong phần giới thiệu, dịch giả đã có


6

những giới thiệu căn bản về tác phẩm lẫn những giá trị và hạn chế của nó;
“Những ngày cuối đời của Sơcrate” (Nxb. Văn hóa thơng tin, 2008, bản
dịch của Nguyễn Kim Dân), là một loạt các bản đối thoại của Platon ghi lại

cuộc đối thoại giữa các học trò và thầy của mình trong giờ phút cận tử,
những bản đối thoại đó được các học giả phương Tây chọn lọc và chú giải,
đây là tác phẩm quan trọng trong đó Sơcrát, Platon trình bày những quan
điểm riêng của mình về cái chết, linh hồn, sự bất tử, sự giải thốt…mặc dù
nhiều khi nó khơng hồn tồn là lời khẳng định của các triết gia; Lê Tôn
Nghiêm với tác phẩm “Lịch sử triết học Tây phương - Thời kỳ khai nguyên
triết lý Hy Lạp” do Lá Bối xuất bản năm 1975 và bộ tác phẩm gồm ba tập
“Lịch sử triết học phương Tây”(Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000),
trong đó “Lịch sử triết học Tây phương” với phần triết học Hy Lạp được đề
cập trong tập 1, đây là tác phẩm được tác giả trình bày theo lịch trình tác giả
và trích dẫn cơng phu cùng những phân tích và nhận định sâu sắc về các
triết gia Hy Lạp.
Tác phẩm “Plato chun khảo” (Nxb. Văn hóa thơng tin, 2008, bản
dịch của Lưu Văn Hy) của B.Jowett và M.J.Knight. Có thể nói đây là một
cơng trình dịch đồ sộ các đối thoại của Platôn, trước khi đi vào nguyên văn
những đối thoại các tác giả đã tóm gọn đại ý và nội dung chính cũng như
hướng dẫn trọng tâm cho người đọc các bản đối thoại.
“Socrates tư biện” (Nxb. Tri thức, 2006) của Platon và Xenophon do
Nguyễn Văn Khoa dịch, mặc dù là một cơng trình nhỏ do đa phần Platơn
phóng tác nhưng dịch giả đã có phần giới thiệu rất đầy đủ về điều kiện cho
sự ra đời tác phẩm và cái chết của Sôcrát, đặc biệt là những cứ liệu và phân
tích chi tiết về tình hình xã hội và cơ cấu đời sống chính trị của các thành
bang, qua đó dịch giả đã ca ngợi tinh thần buất khuất của Sôcrát như một kẻ
lập ngôn đầu tiên cho triết học.


7

Tác phẩm “Triết học Hy Lạp cổ đại” (Nx. Chính trị quốc gia, 1999)
của PGS.TS Đinh Ngọc Thạch với phần triết học Hy Lạp cổ đại trong

chương thứ nhất và chương thứ hai được nghiên cứu tương đối sâu sắc vừa
theo từng tác giả với các nội dung chính yếu gắn với từng tác giả riêng kết
hợp xen kẽ với các vấn đề nổi bật của từng thời kỳ theo hướng khác hẳn với
sự liệt kê trình bày lịch sử mà đa phần như các cơng trình nghiên cứu theo
hướng lịch sử triết học, qua đó so sánh đánh giá sơ lược giữa các tác giả và
các vấn đề triết học.
Một cơng trình khác cũng nghiên cứu về triết học Hy Lạp cổ đại khá
sâu theo vấn đề đi từ thần thoại và văn hoá như căn nguyên đi đến sự riêng
biệt của triết học Hy Lạp cổ đại là của triết gia Trần Đức Thảo trong tác
phẩm “Lịch sử tư tưởng trước Marx” do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn
hành năm 1995.
Tác phẩm“Aristotle và Hàn Phi Tử - Con người chính trị và thể chế
chính trị” (Nxb. Lý luận chính trị, 2007) do PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh chủ
biên, viết về Hàn Phi Tử và Arixtốt trong sự so sánh và liên hệ gần nhau về
tư tưởng, mặc dù vậy vấn đề con người của Arixtốt cũng được các tác giả
đề cập trong sự so sánh với Platon để từ đó đi đến việc xây dựng và chọn
lựa các mơ hình nhà nước lý tưởng cho con người.
Một tác phẩm khác của tập thể tác giả do Phạm Như Cương chủ biên
được xem xét từ góc độ nghiên cứu con người là “Về vấn đề xây dựng con
người mới” (Nxb. Khoa học xã hội, 1978). Đây là tác phẩm trình bày những
vấn đề lý luận và thực tiễn về con người từ con người trong lịch sử triết học
phương Tây và phương Đơng từ đó cơng trình đi đến vấn đề xây dựng con
người mới cho một xã hội mới đáp ứng cho công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước. Trong tác phẩm này mục“Con người trong lịch sử triết học
phương Tây” do Đặng Xuân Kỳ viết trình bày quan niệm con người từ thời


8

Hy Lạp đến triết học cổ điển Đức. Ở đây vấn đề con người trong triết học

Hy Lạp được trình bày tương đối gọn, cung cấp bức tranh chung sơ lược về
vấn đề con người.
Tổng quan lại trong các tác phẩm trên, triết học Hy Lạp được nghiên
cứu khá kỹ và rõ về các vấn đề triết học, chính trị, đạo đức…nhưng con
người trong triết học Hy Lạp vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và chưa được
xem như là điểm đến cuối cùng trong các hướng nghiên cứu. Tuy nhiên
chính sự kế thừa các cơng trình trên đã giúp ích cho tác giả rất nhiều trong
việc hoàn thành luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của đề tài
a. Mục đích của đề tài
Mục đích của luận văn là: Tìm hiểu vấn đề con người trong triết học
Hy Lạp cổ đại qua một số triết gia tiêu biểu, từ đó rút ra ý nghĩa và hạn chế
của các quan điểm đó.
b. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích trên luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Trình bày cơ sở hình thành và khái quát các giai đoạn phát triển của
triết học Hy Lạp cổ đại.
- Trình bày khái quát thực trạng của triết học Hy Lạp trước Sôcrát và
làm rõ nội dung, thực chất của “bước ngoặt Sôcrát” trong triết học Hy Lạp
cổ đại.
- Tập trung phân tích, làm rõ quan điểm của Sơcrát, Platon và Arixtốt
về các vấn đề con người.
- Đánh giá quan điểm về con người trong triết học Hy Lạp cổ đại qua
các nhà triết học tiêu biểu Sôcrát, Platon và Arixtốt.


9

c. Phạm vi của đề tài
Triết học Hy Lạp là một hệ thống đồ sộ với rất nhiều nhà triết học và

nhiều vấn đề được nói đến, tất cả các vấn đề của triết học hiện đại phương
Tây hầu hết đều được khởi xướng từ giai đoạn lịch sử này. Vấn đề con
người trong triết học Hy Lạp cổ đại là một đề tài vô cùng rộng và xuyên
suốt đối với các nhà tư tưởng về sau. Trong khả năng và giới hạn riêng, luận
văn chỉ tập trung xem xét khái quát những vấn đề về con người trong triết
học Hy Lạp của một số triết gia tiêu biểu. Mặt khác trong qúa trình nghiên
cứu đề tài cũng khơng thể tìm hiểu tồn bộ tư tưởng về con người của các
triết gia tiêu biểu của Hy Lạp mà chỉ tập trung ở một số triết gia tiêu biểu
nhất, cụ thể là Sôcrát, Platon và Arixtốt. Hơn thế nữa luận văn cũng không
đi sâu hết vào tư tưởng về vấn vấn đề con người ở các triết gia trên mà cũng
chỉ tập trung vào những quan điểm cơ bản nhất về vấn đề con người của
Sôcrát, Platon và Arixtốt.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngồi ra trong
q trình thực hiện luận văn, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác
như: lịch sử và lơgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn nghiên cứu vấn đề con người trong triết học Hy Lạp qua
một số triết gia tiêu biểu Sơcrát, Platon và Arixtốt có ý nghĩa thiết thực, góp
phần tìm hiểu có hệ thống về vấn đề con người nói chung đặc biệt là vấn đề
con người nói riêng trong triết học Hy Lạp cổ đại, qua đó thấy rõ những giá
trị và những bài học từ các quan điểm trong lịch sử đáp ứng nhu cầu về
những vấn đề lý luận và thực tiễn vấn đề con người trong công cuộc đổi
mới đất nước.


10

Đề tài của luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những

nghiên cứu về vấn đề con người trong lịch sử và những người có nhu cầu
quan tâm.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn có kết cấu gồm 2 chương và 5 tiết.


11

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
VÀ “BƯỚC NGOẶT SƠCRÁT ”
1.1. KHÁI QT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

1.1.1. Khái quát đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội - cơ sở
xã hội hình thành triết học Hy Lạp cổ đại
Sự phát sinh và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền mật
thiết với toàn bộ đời sống của vùng đất này. Hy Lạp cổ đại từ ngày xưa là
một vùng đất rộng lớn bao gồm phía Nam của bán đảo Bancăn của Âu
châu, các đảo trên biển Êgiê và một vùng ven biển đến tận bán đảo Tiểu Á.
Khí hậu Hy Lạp lại tương đối ơn hịa dễ chịu, mặt khác biển ở đây quanh
năm phẳng lặng nên thuận tiện cho việc phát triển hàng hải. Với vị trí địa lý
nằm ở phía Đơng Địa Trung Hải, gần với các quốc gia có nền văn minh ở
phương Đơng, Hy Lạp cịn là đầu mối giao thông biển của cả khu vực. Từ
đó việc giao thương bn bán với các vùng khác rất thuận lợi, tạo điều kiện
phát triển công thương nghiệp và sự phát triển nhanh chóng của cả nền văn
minh Hy - La. Trong đất liền, Hy Lạp cổ đại là khu vực có nhiều chỗ lồi
lõm ở bờ biển và đồi núi trong đất liền, bao quanh là những vịnh nhỏ. Sự
chia cắt và những chướng ngại đó đã làm cho liên lạc và giao thơng đường

bộ ít thuận tiện và đã khiến mỗi vùng cách biệt phải tự phát triển kinh tế tự
cung tự cấp của riêng mình. Tuy nhiên nhìn chung tất cả những đặc điểm
địa lý tự nhiên khí hậu đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hy Lạp phát triển
các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp và đặc biệt là thương
nghiệp.


12

Thời kỳ từ thế kỷ XI - IX TCN Hy Lạp bước vào thời đại Hơme, đó
là giai đoạn tan rã của cơng xã thị tộc và bắt đầu hình thành chế độ chiếm
hữu nô lệ với sự phân công lao động trong nông nghiệp giữa trồng trọt và
chăn nuôi, kinh tế vẫn còn thấp kém, tiền kim loại chưa xuất hiện, thương
nghiệp và thủ công không đáng kể trong đời sống, chữ viết cịn chưa ra đời,
truyền thống cơng xã cịn có vai trị lớn đối với các thành viên với quyền
lực tuyệt đối của các tộc trưởng. Thời kỳ này được thể hiện rõ nét qua hai
tập trường ca của Hơme là Iliát và Ơđixê. Trong các bản trường ca đó thể
hiện những sự kiện lịch sử mang tính chất anh hùng về những cuộc chiến
tranh và thân phận con người mà trong đó là hình ảnh của hai giai cấp nô lệ
và chủ nô, những xung đột trong nội bộ bản thân công xã về việc phân chia
tài sản, trong hôn nhân và đặc biệt là quyền lực xã hội.
Bước sang thế kỷ thứ VIII TCN chế độ chiếm hữu nô lệ thịnh hành,
kinh tế đã khởi sắc, đã xuất hiện sự phân công lao động mới, trong đó đã có
sự tách rời giữa nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp, giữa lao động trí óc và lao
động chân tay, đó là những bước tiến làm sâu sắc thêm sự phân công lao
động trong xã hội và sự phát triển của các ngành nghề thủ công, thương
nghiệp và các thành thị. Sang thế kỷ IX - VII TCN là thời kỳ nhân loại
chuyển từ đồ đồng sang đồ sắt, với chất liệu đó người Hy Lạp đã đóng
những tàu thuyền lớn cho phép vượt biển Địa Trung Hải phục vụ thương
nghiệp. Từ đó đã có sự phát triển các quan hệ hàng hóa, tích lũy sự giàu có,

sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên trước đây đã dẫn đến phân hóa giàu
nghèo, đối kháng giai cấp, sự thơn tính đất đai và sử dụng lao động nô
lệ…khiến chế độ công xã thị tộc lấy huyết thống làm cơ sở đã bị thay thế
bởi một thiết chế xã hội mới. Nhà nước là các thị quốc, thành bang đã ra đời
đáp ứng sự phát triển của xã hội. Thành bang lúc đầu là dinh lũy của các
chủ nô, về sau đã trở thành trung tâm của nhà nước thành bang. Được tổ


13

chức và do đặc điểm riêng của vùng địa lý nên mỗi thành bang là một “nhà
nước” độc lập bao gồm các trung tâm đô thị, nhà cửa và các cơng trình
cơng cộng…xung quanh đó là các vùng lân cận với những khu nông thôn
rộng lớn lo việc trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp thực phẩm cho thành bang.
Mỗi thành bang đa phần đều có các tường thành bao quanh phục vụ cho
việc phòng thủ, bảo vệ các thành viên trong cộng đồng khi có chiến tranh.
Giai cấp chủ nơ với việc áp bức bóc lột nơ lệ đã trở nên giàu có rất nhanh.
Đó là động lực để chủ nô ra sức phát triển buôn bán, xâm chiếm đất đai, bắt
nô lệ, mở rộng việc giao thương, khai thác nguyên liệu. Việc các thành bang
được tổ chức khoa học như thế đã đã phục vụ đắc lực cho việc làm giàu của
giai cấp chủ nô.
Như vậy trong xã hội đã xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới đã tạo
ra tính chất gay gắt và phức tạp trong đời sống xã hội. Giai cấp nô lệ ngày
càng đông và đời sống càng ngày nghèo khổ đã vùng lên đấu tranh chống
sự áp bức của giai cấp chủ nô. Như vậy chế độ chiếm hữu nô lệ Hy Lạp dù
mới ở giai đoạn non trẻ nhưng sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh tế
đã làm mâu thuẫn trong xã hội bùng phát mạnh mẽ, các vấn đề xoay quanh
con người càng ngày trở nên bức bách hơn. Mặt khác sự tranh giành quyền
lợi kinh tế và thế lực chính trị, giữa các thành bang Hy Lạp, giữa các tập
đồn q tộc chủ nơ cũng thường xun diễn ra các cuộc chiến tranh ác liệt

kéo dài giữa các thành bang. Chế độ nơ lệ, cùng với sự giàu có của một
thiểu số dân chúng đã dẫn đến những tiềm ẩn và xung đột âm ỉ có lúc gay
gắt trong xã hội. Sự gay gắt và khốc liệt trong xã hội đã làm chế độ nô lệ
Hy Lạp được xem là hình thức điển hình và đầy đủ trong lịch sử nhưng
cũng chính vì vậy mà Ph.Ăngghen trong Chống Đuyrinh đã kết luận: “Chỉ
có chế độ nơ lệ mới làm cho sự phân cơng lao động có thể thực hiện được
trên một quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và cơng nghiệp, do đó mới


14

có thể có thời kỳ hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại, tức là nền văn minh
Hy Lạp. Không có chế độ nơ lệ thì khơng có quốc gia Hy Lạp, khơng có
nghệ thuật và khoa học Hy Lạp; khơng có chế độ nơ lệ thì khơng có Đế chế
La Mã. Mà khơng có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đế chế La Mã
thì khơng có Châu Âu hiện đại” [40, 254]. Sự âm ỉ và mâu thuẫn giữa các
tầng lớp trong xã hội là hiện thực nhưng ở sự định hướng tư tưởng và hoạt
động tinh thần của xã hội dường như lại bỏ qn con người, đó cũng chính
là một thứ nơ lệ trong tư duy không đáng quan tâm như là những nô lệ hiện
thực của thực trạng xã hội Hy Lạp lúc đó.
Cùng sự đi lên của xã hội đã dẫn đến tách rời lao động trí óc và lao
động chân tay tạo điều kiện cho tầng lớp trí thức và một nền văn hóa mới
của xã hội được xây dựng, đại diện cho các giá trị trong xã hội. Đó là sự
duy lý hóa tư duy, ý thức về nhân cách, sự ca ngợi lịng can đảm, tính tích
cực và năng lực con người trong công cuộc đấu tranh với tự nhiên, thơng
qua đó cố mang đến sự giải thích hợp lý và sâu sắc những vấn đề của con
người và thế giới xung quanh nó. Sự phát triển của chế độ xã hội và nhu cầu
phát triển sản xuất nhất là thủ công nghiệp và hàng hải là động lực phát sinh
và phát triển những tri thức khoa học về khoa học tự nhiên với những nhà
triết học kiêm khoa học, với tri thức thơng thái đã đóng góp những thành

tựu quan trọng vào nền khoa học tự nhiên của nhân loại như Talét (định lý
Talét), Pitago (định lý Pitago), Acsimét (định luật Acsimét), Ơclít (các định
đề Ơclít), Hypơcờrát (thuyết thể dịch)…Bên cạnh đó là những thành tựu về
chữ viết, nghệ thuật, sử học, kiến trúc, văn học…cũng dần dần khẳng định,
có sức sống riêng trong xã hội. Những thành tựu lớn đó đã tác động đến suy
nghĩ con người về chính mình và thế giới xung quanh. Dù vậy phải thấy
rằng xu thế chung của tinh thần thời đại và sự “hiếu thắng” con người với
lý trí vừa được khẳng định nên các thành tựu mà Hy Lạp đạt được lại là


15

những thành tựu của khoa học tự nhiên, ở phần “khoa học xã hội” cũng là
sự phản ánh những nội dung trước đó, cái chung hồn tồn lấn át cái riêng,
vấn đề của xã hội đặc biệt của con người, cá nhân bị xóa mờ trong cái
chung, cái xã hội. Chính lối tư duy đó sau này đã để lại những ảnh hưởng
trong sinh hoạt tinh thần về sau của Hy Lạp cổ đại.
Vào khoảng năm 800 đến 500 TCN các đô thị văn minh đã dần được
tập trung lại trong thế giới Hy Lạp, phần lớn các thành bang đó phân bố dọc
bờ biển mà ít ở sâu trong đất liền. Các giai đoạn trong lịch sử, những thành
bang này đươc cai trị bởi các vương triều bản địa, nhưng về sau lần lượt bị
thay thế bởi sự thống trị của các dịng họ hay những bộ lạc có thế lực. Tiếp
đó sự phát triển trong canh tác đất đai do đồ kim khí xuất hiện và thương
mại bn bán nên đã làm lớn mạnh các thành bang dọc duyên hải. Điều
kiện đó đã cho ra đời một tầng lớp chủ nô mới giàu lên, do vậy trật tự của
dòng họ trước đây dần dần bị suy yếu, bị thay thế bởi các trật tự mang tính
bạo quyền hơn. Nhưng tính ổn định của các thành bang ln bấp bênh, nhất
là sự chênh lệch về của cải giữa hai cực xã hội và đặc biệt là những công
dân tự do là những nơng dân và những người khơng có ruộng đất khi họ trở
thành hạt nhân của sức mạnh quân sự của cộng đồng luôn thường trực sự

tham chiến với các thế lực bên ngồi. Trước tình hình đó, thỏa hiệp đã ra
đời để duy trì và ổn định xã hội. Sự xuất hiện của tầng lớp công dân tự do từ
phát triển thương mại là một nhân tố làm cho các thành bang ln mang
tính cách tự do và dân chủ. Tuy nhiên sự phát triển đó dẫn đến những quá
trớn mà sẽ tiềm ẩn những nguy cơ trong xã hội dẫn đến những suy sụp về
sau của Hy Lạp. Cái chết của Sôcrát, quãng đời hoạt động chính trị lận đận
và quãng đời về sau của Platon, Arixtốt đã thể hiện rõ một phần của bộ mặt
xã hội Hy Lạp cổ đại. Như vậy phải thấy rằng ngồi ba hình ảnh trên thì
những số phận khác, phần lớn số cơng dân tự do chứ chưa nói đến thân


16

phận của những nô lệ trong thực trạng xã hội ấy càng có nhiều sự bấp bênh
và vấn đề hơn, sẽ dễ dàng bị chính xã hội dân chủ của mình “đè nặng” hơn.
Nền triết học Hy Lạp cổ đại với những thành tựu gắn liền với cả vùng
Hy Lạp nhưng nơi xuất hiện lại tập trung ở vài thành bang chính mà trung
tâm sinh hoạt chính trị và tư tưởng lúc đó là sự đại diện của Athen cùng các
thành bang của các vùng lân cận. Trung tâm của Hy Lạp cổ đại là thành
bang Athen, là tiểu quốc nằm ở miền Trung với vùng đồi núi, ít đồng bằng,
đất xấu không thuận tiện cho đời sống nông nghiệp tuy nhiên nó là vùng đất
có nhiều khống sản và nằm ở cực Đông Hy Lạp với nhiều hải cảng nên
các quan hệ mậu dịch phát triển sớm và nhanh. Chính cửa ngỏ đó là điều
kiện để tiếp nhận những sản phẩm và các nền văn hóa bên ngồi. Từ những
cơ sở đó đã làm xuất hiện nhiều những người lao động trí óc, xuất thân từ
tầng lớp chủ nơ giàu có với điều kiện thuận lợi về học hành, giao du, nghiên
cứu. Do đó Athen đã trở thành một trung tâm văn hóa của Hy lạp cổ đại từ
đó các hình thức sinh hoạt tư tưởng đã có dịp xuất hiện. Đặc biệt là Athen
dưới thời trị vị của Pericơlét có thể nói rằng “thế giới phương Tây đã có
một tình u lâu dài đối với Athen thời Hồng kim. Chúng ta cảm thấy gần

gũi với Athen như là lý tưởng và kiểu mẫu của chúng ta hơn bất cứ thành
phố nào khác trong toàn bộ lịch sử nhân loại…Athen là lý tưởng của chúng
ta vì đó là nền dân chủ đầu tiên và đó là thành phố có những con người
tuyệt vời” [21, 12]. Bên cạnh đó thành bang Spácta nằm ở miền Nam Hy
Lạp là vùng đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Với cách
tổ chức và xây dựng nhà nước theo kiểu quân sự, cùng với chế độ cai trị độc
đoán, hà khắc và thông qua các cuộc chiến tranh đã trở nên hiếu chiến và
hùng mạnh.
Các thành bang trong quá trình tồn tại ln xảy ra sự thơn tính lẫn
nhau, trong tiến trình phát triển của mình Hy Lạp ln biến động hết loạn


17

lại bình và thay thế lẫn nhau, đặc biệt là những thay đổi ln ln trong
chính trị và các cuộc đấu tranh chính trị giữa các thế lực, điển hình trong số
đó là cuộc tranh giành quyền bá chủ giữa Athen và Spácta, đai diện cho hai
phái chủ nô, Athen - với phái chủ nô dân chủ đại diện, Spácta - do phái chủ
nô quý tộc bảo thủ đại diện. Cuộc chiến tranh Pêlơpơnêsê kéo hài hàng
chục năm đó (430 - 404 TCN) đã dẫn đến kết quả là sự thất bại của Athen.
Chiến tranh tuy chấm dứt nhưng đã dẫn đến sự kiệt quệ của cả hai. Sự cùng
khổ của chiến tranh và việc áp bức nặng nề từ giới chủ nô, các cuộc khởi
nghĩa của giai cấp nô lệ đã được nổ ra và làm suy yếu các thành bang. Cơ
hội đó đã được hồng đế Philíp của xứ Maxêđônia tấn công Hy Lạp năm
387 TCN và dẫn đến kết thúc nền chính trị thành bang và sự phân chia Hy
Lạp của các thành bang. Cuối cùng đến cuối thế kỷ thứ II TCN La Mã với
vũ lực đã thơn tính Hy Lạp và cả xứ Maxêđơnia chấm dứt thời kỳ huy
hoàng của Đại Hy Lạp. Xã hội Hy Lạp cổ đại như vậy không lúc nào đứng
im, mà luôn biến động và chực chờ thay đổi. Số phận con người trong thời
kỳ dã man của chế độ chiếm hữu nơ lệ càng có nhiều vấn đề bức bách hơn,

nhưng nó lại hồn tồn lu mờ trước các cuộc chiến tranh và thay đổi của xã
hội. Yếu tố này tác động rất lớn trong sự hình thành tư duy của các nhà triết
học và của triết học giai đoạn đầu.
Sự hình thành nền văn hóa Hy Lạp khơng phải ngẫu nhiên mà đó là
tiếp nối những truyền thống của các giai đoạn trước đặc biệt rõ nhất là trong
thần thoại, các hình thức sinh hoạt tơn giáo cổ xưa và các sáng tác dân gian.
Các tư tưởng triết học đã hình thành và phát triển trên các nền tảng tự nhiên
và kinh tế xã hội đó. Tuy nhiên trong nền tảng chung của xã hội, sức mạnh
của truyền thống cổ xưa vẫn là nền tảng chính của đời sống xã hội. Người
Hy Lạp cổ đại tin vào số mệnh và thích bói tốn, họ thường thờ trời đất, tin
thần linh và thờ cúng rất nhiều thần, đặc biệt là thần Dớt - chúa tể của các vị


18

thần ngự trị trên đỉnh Ơlympia. Đó là hình thức sinh hoạt tơn giáo trong xã
hội. Bên cạnh đó thần thoại là nhân tố ảnh hưởng chính đến cả xã hội. Đó là
loại hình sinh hoạt tư tưởng đầu tiên của dân Hy Lạp, trong đó phản ánh
những nội dung hiện thực của đời sống xã hội với các cuộc chiến tranh
tranh giành quyền lực, đất đai giữa các tập đồn quyền lực. Thần thoại bên
cạnh đó cũng phản ánh nền sản xuất xã hội với trình độ và cơng cụ lao động
được miêu tả khá rõ trong những câu chuyện hoang đường về các vị thần,
cùng với đó là cuộc đấu tranh gay go ác liệt chống các kẻ thù trong thiên
nhiên và sinh hoạt xã hội, phong tục tập qn của con người thơng qua hình
ảnh các vị thần. Mặc dù các hình thức thể hiện đó đượm thế giới quan thần
linh nhưng cách giải thích các hiện tượng tự nhiên xã hội cũng như các vấn
đề của con người vẫn ít nhiều phản ánh màu sắc hiện thực xã hội và những
tư tưởng duy vật thô sơ chất phát đính kèm. Ẩn dấu sau hình ảnh các thần
và những thủ lĩnh tài giỏi là thông điệp về cuộc sống của con người về lịng
u nước, tình bạn, sự chung thủy…bên cạnh đó các thói hư tật xấu đều bị

phê phán. Thần thoại là nơi thể hiện tư tưởng của con người cổ đại về thế
giới và những vấn đề của chính bản thân họ.
Sự phát triển của kinh tế và xã hội đã làm cho lối giải thích bằng tư
duy thần thoại khơng thỏa mãn được nhu cầu của con người. Triết học ra
đời đã thay thế dần tư duy thần thoại, song điều đó vẫn chưa chấm dứt sự
liên hệ với thần thoại, nó chỉ được xem là bước ngoặt trong tư duy con
người. Triết học Hy Lạp cổ đại với nỗ lực vượt thoát tầm ảnh hưởng của
truyền thống bị đè nặng với lối giải thích đậm màu sắc thần linh của thần
thoại, triết học vì thế là sự cố gắng vươn đến lý trí, lý giải bằng sự hợp lý
của lý tính. Chính vì một truyền thống quá nặng bao trùm lên cả xã hội và
thời đại nên hầu hết các nhà triết học đều mong muốn vượt thốt khỏi nó để
khẳng định chính mình. Con người và các vấn đề xã hội khơng phải là vấn


19

đề xuất phát trong mọi xem xét như ở truyền thống phương Đơng mà vấn đề
đầu tiên nó quan tâm là thế giới tự nhiên về cơ sở đầu tiên của thế giới, về
tồn tại và không tồn tại về lô gốt và phi lô gốt…triết học Hy Lạp cổ khởi
đầu là sự ngạc nhiên về thế giới. Do đó phần lớn các nhà triết học cổ đại Hy
Lạp đều có tác phẩm bàn về tự nhiên. “Phương Tây quan tâm nhiều đến
quan hệ giữa con người và tự nhiên cịn phương Đơng lại quan tâm nhiều
đến quan hệ con người và con người” [37, 120] điều đó là có cơ sở để giải
thích. Mặt khác việc giao thương mở rộng buôn bán với các nước phương
Đông đã du nhập các yếu tố văn hóa bên ngồi vào xã hội, các nhà triết học
cổ bản thân cũng thích chu du nên ít nhiều bị ảnh hưởng bởi văn hóa và
khoa học phương Đơng. Vì vậy xuất phát điểm trong việc bàn đến tự nhiên
chính là sự khẳng định khơng lặp lại những yếu tố đã có của lịch sử và bên
ngồi, đó là sự khẳng định một hướng đi riêng. Sự khẳng định đó có sự hậu
thuẫn bức bách của khoa học và yêu cầu của việc giao thương với thế giới

bên ngoài.
Triết học được xem là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới và vị trí vai trị của con người trong thế giới ra đời gắn với
sự phát triển trong tư duy nhận thức xã hội thì bên canh nguyên nhân kinh
tế, vào các thế kỷ VIII - VII TCN nó càng có điều kiện phát triển và có
nhiều nhân tố mới khi những chuyến vượt biển tìm các vùng đất mới, trao
đổi buôn bán với các nước phương Đông, nhất là vùng Ai Cập và Babylon.
Vì vậy làm cho Hy Lạp có điều kiện để tiếp xúc, học hỏi với các nền văn
hóa khác. Các ngành khoa học có lịch sử lâu đời ở phương Đơng về tốn
học, địa lý, thiên văn học, lịch pháp đều có ảnh hưởng đến sự hình thành
phát triển của các ngành khoa học ở Hy Lạp, “Phương Đông, cụ thể Cận
đông và Ai Cập, tác động đến tư duy của người Hy Lạp bởi những tuyệt tác
nghệ thuật, những thành tựu khoa học (toán học, thiên văn học) và một số


20

yếu tố huyền học” [70, 17]. Chính các nhà triết học đồng thời là nhà khoa
học với bản tính chu du thường xuyên du lịch sang phương Đông, mặt khác
một số cịn sinh ra tại những khu vực Cận đơng như Talét, Hêracơlít,
Pitago, Anaxagorơ. Một yếu tố quan trọng là cuộc viễn chinh của
Alexandrơ đại đế vào thế kỷ IV TCN sang các nước Ba Tư, Ai Cập,
Babylon, Ấn Độ và các nước vùng trung Á dẫn đến sự ra đời của các quốc
gia Hy Lạp hóa. Với lãnh thổ và cả một vùng thuộc địa rộng lớn đã tạo cơ
hội quan trọng để Hy Lạp đem các kiến thức và thành tựu của các thuộc địa
về chính quốc, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và văn
hóa của Hy Lạp cổ đai. Sự tiếp xúc với các nền văn hóa mới đó đã gây ảnh
hưởng lớn đến triết học về sau, điều đó thể hiện rõ trong vũ trụ quan sơ khai
của Hy Lạp in đậm dấu ấn của huyền học phương Đông, chẳng hạn ở
Anaxagorơ, Platơn.

Triết học Hy Lạp trong sự hình thành và phát triển đã thể hiện
khuynh hướng giao lưu với phương Đơng “trong q trình tìm hiểu phương
Đơng, những nhà trí thức Hy Lạp cổ đã rất say mê với những bí ẩn về vẻ
đẹp của văn hóa phương Đơng (Babylon, Ai Cập và Ấn Độ), vì vậy triết
học Hy Lạp cổ đại đã chịu ảnh hưởng của triết học phương Đơng hay nói
cách khác, triết học phương Đơng là một trong những tiền đề lý luận của
triết học Hy Lạp cổ đại” [37, 16]. Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là Hy
Lạp chỉ làm các cơng việc tiếp thu, kế thừa mà ngược lại “sự hình thành và
phát triển của triết học Hy Lạp là kết quả của sự phát triển lơgíc nội tại của
tinh thần Hy Lạp, được thể hiện phần nào trong truyền thống thần thoại và
tín ngưỡng mang phong cách riêng, độc đáo, khơng lặp lại. Triết học Hy
Lạp, trong sự giao lưu tích cực với những giá trị văn hóa tinh thần phương
Đơng, vẫn tạo ra những đường nét, đặc trưng, tiêu biểu cho phong cách tư
duy phương Tây” [70, 18]. Trong sự giao lưu với bên ngồi thì yếu tố chủ


×