Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Yếu tố cổ tích trong truyện ngắn selma lagerlof luận văn thạc sĩ 60 22 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 191 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG NGUYỄN HỒNG HẠNH

YẾU TỐ CỔ TÍCH TRONG TRUYỆN NGẮN
SELMA LAGERLƯF

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2010


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG NGUYỄN HỒNG HẠNH

YẾU TỐ CỔ TÍCH TRONG TRUYỆN NGẮN
SELMA LAGERLƯF

CHUN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ
: 60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Trần Thị Thuận

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


3

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học cũng như luận văn thạc sĩ khơng chỉ có sự nỗ
lực của học viên mà cịn có sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn,
của các thầy cô trong khoa - bộ mơn, mà cịn có sự hỗ trợ của cơ quan
cơng tác, sự ủng hộ của gia đình, bạn bè.
Tơi xin chân thành cảm ơn
- TS. Trần Thị Thuận
- Các thầy cô trong khoa Văn học và Ngôn ngữ - Bộ mơn Văn học
nước ngồi trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
- Ban giám hiệu và các giáo viên tổ Văn trường THPT Huỳnh Văn
Nghệ
- Gia đình và bạn bè.


4

Selma Lagerlöf (1858 – 1940) (1)
1

Tên đầy đủ viết theo tiếng Thụy Điển: Selma Ottiliana Lovisa Lagerlöf



5

MỤC LỤC
Dẫn luận ...................................................................................................................... 1
Chương 1
Sáng tác của Selma Lagerlof ..................................................................................... 10
1.1. Các tiền đề sáng tạo của sáng tác của Selma Lagerlöf .............................. 11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 11
1.1.2. Truyền thống văn hóa ....................................................................... 14
1.1.3. Bối cảnh văn học .............................................................................. 18
1.2. Sáng tác của Selma Lagerlöf .................................................................... 23
1.2.1. Tiểu thuyết ........................................................................................ 23
1.2.2. Truyện thiếu nhi và tự truyện ............................................................ 27
1.2.3. Truyện ngắn....................................................................................... 29
Chương 2
Từ cốt truyện và các thành phần cốt truyện ............................................................... 29
2.1. Cốt truyện .................................................................................................. 30
2.1.1. Kiểu cốt truyện .................................................................................. 31
2.1.2. Kiểu diễn biến cốt truyện ................................................................... 35
2.2. Các thành phần cốt truyện .......................................................................... 39
2.2.1. Mở đầu .............................................................................................. 39
2.2.2. Cao trào ............................................................................................. 45
2.2.3. Kết thúc ............................................................................................. 58


6

Chương 3
Đến chủ đề và một số yếu tố nghệ thuật khác trong truyện ngắn Selma Lagerlöf .... 66

3.1. Chủ đề ...................................................................................................... 66
3.2. Nhân vật ................................................................................................... 74
3.3. Nghệ thuật trần thuật ................................................................................. 80
3.3.1. Thời gian ........................................................................................... 80
3.3.2. Không gian ........................................................................................ 84
3.3.3. Yếu tố hoang đường .......................................................................... 90
3.3.4. Cách miêu tả ..................................................................................... 93
Chương 4
Truyện ngắn Selma Lagerlưf - những đóng góp về nghệ thuật và những gửi gắm
tinh thần .................................................................................................................. 100
4.1. Những đóng góp về nghệ thuật ................................................................ 100
4.1.1. Chủ nghĩa lãng mạn mang màu sắc cổ tích ..................................... 100
4.1.2. Một kiểu truyện ngắn mới – truyện ngắn nửa cổ tích ...................... 104
4.2. Những gửi gắm tinh thần ......................................................................... 109
4.2.1. Truyện ngắn Selma Lagerlưf với những vấn đề mn thuở trong đời
sống văn hóa, tinh thần, đạo đức của con người ......................................................... 110
4.2.2. Truyện ngắn Selma Lagerlöf và yếu tố Thiên chúa giáo ................... 113
4.3. Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Selma Lagerlöf .......................................... 117
Kết luận ................................................................................................................... 121


7

Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 124
Phụ lục


8

DẪN LUẬN

1. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở Thụy Điển và trên thế giới biết đến nữ văn hào
Selma Lagerlưf (1858 – 1940) khơng phải vì bà được trao tặng giải thưởng Nobel danh
giá vào năm 1909 mà vì bà là người con Thụy Điển có những đóng góp văn chương
đặc sắc cho nước nhà và thế giới.
Trong buổi giao thời của bức tranh văn học thế giới với những đổi thay về phong
cách, các trào lưu sáng tác, Selma Lagerlưf vẫn có lối đi riêng. Bà thấm nhuần tinh
thần của những huyền thoại, truyện dân gian ở quê hương; từ đó, bà đã sáng tạo những
tác phẩm mang hơi thở văn học dân gian. Chính với cách kể chuyện nhẹ nhàng, gần gũi
mà các tác phẩm của bà đã thu hút được sự quan tâm từ phía độc giả.
Selma Lagerlưf sáng tác cả tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thiếu nhi nhưng
truyện ngắn là nơi thể hiện sự độc đáo trong nghệ thuật viết của bà. Hơn thế nữa, một
số tiểu thuyết của Selma cũng là một tập hợp những truyện ngắn liên kết với nhau bằng
một truyện khung nên việc tìm hiểu truyện ngắn sẽ cho chúng ta những hiểu biết về
phong cách nghệ thuật của Selma Lagerlöf.
Trong bối cảnh văn học hiện đại, truyện ngắn ngày càng có những cách tân, vượt
ra ngồi những phong cách truyền thống. Đồng thời, sự cộng hưởng giữa văn học dân
gian và văn học viết là một yếu tố đặc sắc của tác phẩm văn học về mặt thi pháp. Điều
đó thu hẹp khoảng cách giữa văn học dân gian và văn học viết, thể hiện những giá trị
văn hóa – văn học truyền thống của dân tộc. Những truyện ngắn của Selma Lagerlưf
nằm trong dịng chảy đó. Mỗi truyện ngắn của bà như một truyện cổ tích hướng đến cái
đẹp, cái thiện, làm người tốt ngày càng tốt hơn và người chưa tốt cũng sẽ có được
những bài học cho riêng mình.


9

Tìm hiểu yếu tố cổ tích trong truyện ngắn của Selma Lagerlưf chính là tìm hiểu về
văn hóa, văn học dân gian của Thụy Điển qua các tác phẩm văn học viết với một phong
cách văn chương gần gũi và thân tình. Đồng thời là tìm hiểu về phong cách nghệ thuật

của một tác giả văn học đã có những đóng góp cho văn học thế giới.
Tuy là một tác giả lớn nhưng Selma Lagerlöf chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt
Nam, những tác phẩm của bà được dịch ra tiếng Việt cịn rất ít và đã từ lâu chưa được
tái bản. Với đề tài này, chúng tôi mong rằng sẽ đóng góp một tiếng nói về tác giả, tác
phẩm và một nền văn học còn khá xa lạ ở Việt Nam và muốn chia sẻ những cảm xúc,
những điều thú vị mà chúng tôi tâm đắc khi tiếp cận truyện của Selma; mỗi câu chuyện
là một thế giới khác, một nơi thanh tĩnh của tâm hồn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nói ở trên, Selma Lagerlưf cũng như nền văn học Thụy Điển chưa được
quan tâm nhiều ở Việt Nam. Chưa có một cơng trình nghiên cứu quy mơ, cặn kẽ nào về
Selma Lagerlưf, chỉ có những bài giới thiệu khái quát về tác giả trong những phần mở
đầu của các tập truyện được dịch và xuất bản, và các cơng trình văn học sử. Trong các
bài viết ấy, tính chất truyện kể dân gian, yếu tố cổ tích trong truyện ngắn của Selma
Lagerlưf được nhìn nhận như một chất liệu làm nên sự hấp dẫn trong tác phẩm.
Khi giới thiệu về Truyện cổ Gosta Berling, nhà xuất bản Văn Học đã có nhận xét:
“…những vấn đề mà Selma đề cập đến trong các tác phẩm của mình cũng chỉ là những
vấn đề của xã hội trước mắt, như bất kì tác phẩm hiện thực nào cùng thời. Trường hợp
của Selma Lagerlöf là một trường hợp, như ta thường gọi là “bình cũ rượu mới nhưng
là một trường hợp thành cơng lớn; hơn nữa cái bình ấy lại cịn đậm tính dân gian và
tính dân tộc” [tr.17]. Tuy nhiên, “vì cách viết tiểu thuyết theo kiểu dân gian mà trong
một thời gian dài, Selma Lagerlöf đã bị nhiều nhà phê bình văn học liệt vào hàng
những nhà văn lãng mạn chủ nghĩa; vì cách trau chuốt hình thức làm cho mỗi cuốn


10

truyện gần như một bài thơ dài không vần, mà Selma cũng bị nhiều nhà phê bình cho
là đã sáng tác ra những mẫu mực nghệ thuật vị nghệ thuật” [tr.17].
Trong phần mở đầu tập truyện ngắn Những dây vô hình, dịch giả Xn Tước đã
trích lời xác nhận của nhà văn Andre Bellessort về các sáng tác của Selma Lagerlưf:

“…Rồi theo con đường các truyện tích và huyền thoại, đã đi qua cả thời gian và không
gian, bà từ từ vươn cao lên đến sự tiếp nhận một nghệ thuật tự do hơn, và của sự thật
vĩnh cửu. Tôi khơng thấy có những gì nhân đạo hơn quyển tiểu thuyết Jerusalem của
bà…” [tr.9].
Trong cuốn Lịch sử văn học Thụy Điển, tác giả Ingemar Algulin nhận định: “Văn
xi của Lagerlưf bắt nguồn không nhiều từ cách kể chuyện được coi là lí tưởng của
thế kỉ XIX, mà trước hết từ những truyện dân gian và những truyền thống truyền
miệng khác: huyền thoại, kiểu kể chuyện lãng mạn chủ nghĩa và các truyền thống
Iceland” [tr.229]. Đồng thời, tác giả này cũng có nhận xét về những truyện ngắn của
Selma: “Những truyện trong tập Những mối dây vơ hình (Osynliga Lọnkar), 1894,
thuộc loại những truyện ngắn hay nhất của bà. Chúng tản ra những motif khác nhau.
Một số lấy motif giống như những truyện đầu tay của bà, một số khác lấy trong truyền
thuyết Iceland và lịch sử thời trung thế kỷ. Một truyện là chân dung của Fredrika
Bremer. Trong nhiều trường hợp, Selma Lagerlöf thử tiến hành cách kể chuyện hiện
thực, không dùng đến những nét hoang đường trong truyền thuyết” [tr.233] .Với Kho
báu của phu nhân Arners (Herr Arners penningar) thì “đây là một truyện tăm tối và
sầu thảm của vùng Bohuslan thế kỉ mười sáu, về hình thức giống như một truyền thuyết
Iceland nhưng đầy những ma quỷ. Tuy nhiên đằng sau những sự kiện xấu xa và khủng
khiếp đó, chúng ta vẫn thấy chủ đề khơng thay đổi của Selma Lagerlưf đó là tội lỗi và
sự trừng phạt hay đền tội” [tr.235].
Trong Lời tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển, Claes Annerstedt, Chủ tịch
Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đã nhận xét chung về các sáng tác cũng như phong cách viết


11

của Selma “…Đơi mắt tràn đầy tình thương u dõi theo cuộc sống bên trong của tự
nhiên, cịn đơi tai mẫn cảm lắng nghe ngơn ngữ câm lặng của nó. Đó là lí do tại sao bà
lại thành cơng khi lột tả những bí ẩn đẹp đẽ của thế giới cổ tích, truyền thuyết, huyền
thoại và chuyện thánh thần - những bí mật mà khơng phải những ngơn từ trau chuốt

mà chỉ có những ngơn từ thật giản đơn mới có thể cảm nhận được, đúng như lời bà
của Selma Lagerlưf, sự giản dị "có đơi mắt nhìn thấu được những bí mật của Chúa"”.
Và “…Cái nhìn chân thành và sâu sắc như vậy chỉ có thể có ở người mà tâm hồn đã
gắn bó thân thiết với mảnh đất Thuỵ Điển, người được nuôi dưỡng bằng những huyền
thoại, lịch sử, văn hoá dân gian và thiên nhiên của mảnh đất này. Ta có thể dễ dàng
hiểu được tại sao cảnh chiều hơm huyền bí, huyền ảo và gợi lịng nhớ tiếc vốn đặc
trưng cho thiên nhiên Bắc Âu lại xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm của bà. Sự vĩ
đại của bà chính là khả năng vận dụng cả trái tim lẫn thiên tài của mình để làm cho
người đọc tự nhận ra mình qua những đặc điểm và tính cách vốn là đặc thù của dân
tộc mình”.
Ở Anh, tác giả Harry Edward đã nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Selma
một cách rất nghiêm túc trong cơng trình có tên Selma Lagerlưf – người phụ nữ, sự
nghiệp, thơng điệp, gồm cả những lời trích dẫn đầy đủ từ những tự truyện và những
bài phê bình của Selma ( Selma Lagerlöf the Woman, Her Work, Her Message,
including Liberal Quotation from Dr. Selma Lagerlöf’s Own Autobiographical
Writings and from Some of Her Critics). Trong cơng trình này, tập truyện ngắn tiêu
biểu nhất của Selma Lagerlöf, Những mối dây vơ hình (Invisible Links), xuất bản năm
1894, đã được đánh giá cao bởi chất dân gian mà nó hàm chứa: “…Nhiều truyện trong
đó có nguồn gốc từ những truyền thuyết của Thụy Điển cổ xưa, thấm đượm tinh thần
phương Bắc; thể hiện những suy ngẫm về những khu rừng hoang vu với những con
người hoang dã có sức mạnh siêu nhiên… nhân vật trong truyện là những người nơng
dân bình thường, những người dân chài, những người lao động cần cù, và như một nhà
phê bình đã nhận xét, những mẩu chuyện được kể không chỉ thể hiện những vấn đề gần


12

gũi mà còn thể hiện những phương diện phức tạp của con người” [tr.39-40]. Với tập
truyện này, Selma được các nhà phê bình đề cao, có thể so sánh với Kipling,
Hawthorne và Poe.

Có thể cịn những thiếu sót trong việc tiếp cận những tài liệu nghiên cứu về Selma
Lagerlöf và các sáng tác của bà nhưng với những gì chúng tơi tìm hiểu được đã cho
thấy Selma được biết đến là một nhà văn thấm đượm tinh thần dân tộc, truyền thống và
văn hóa dân gian Thụy Điển và Bắc Âu, các tác phẩm của bà có những giá trị nhất định
về cả nghệ thuật lẫn nội dung.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng 42 truyện, trong đó có
* 24 truyện đã dịch ra tiếng Việt
Tập truyện Những dây vơ hình (Selma Lagerlưf (1966), Những dây vơ hình, Xn
Tước dịch, NXB Ngày mai, 171tr)
1. Nữ hồng của hịa bình
2. Tình thương (Lời nguyền trên bia mộ*) (2)
3. Tổ chim bông lau (Truyền thuyết về tổ chim*)
4. Bức ảnh của mẹ
5. Những kẻ ngoại luật
6. Người khách đêm giáng sinh
7. Nữ hoàng Ái Mỹ Ly (Astrid*)
Tập truyện Chiếc xe của thần chết (Selma Lagerlöf (1986), Chiếc xe của thần chết:
tập truyện ngắn, Tô Chương, Ngọc Thọ dịch, NXB Văn học, 314tr)
(2)

Các tên truyện có dấu * là do người viết dịch lại từ tiếng Anh


13

8. Chiếc xe của thần chết
9. Câu chuyện một người dân chài (Sự lãng mạn của vợ người dân chài*)
10. Quỷ con
11. Lông tơ

12. Mỏ bạc
13. Những đồng equy của cụ Arno
Truyện cổ tích Thụy Điển (Truyện cổ tích Thụy Điển, NXB Văn Hóa Thơng Tin,
1997, 189tr)
14. Nữ chúa rừng xanh
15. Câu chuyện thảm thương ở Halstanas (Một câu chuyện từ Halstanas*)
16. Cô gái già Fredrika nhân hậu và thần chết (Cơ Fredrika*)
17. Nữ hồng Sigrid tuyệt vời (Nữ hồng Sigrid*)
18. Lời nguyền khắc trên đá dưới hồ Rotne
19. Ngày nghỉ của Chúa trời
20. Chuyện chàng Reor thiện xạ và con rắn bạc (Truyền thuyết về chàng Reor*)
21. Ảo ảnh con tàu Vinetta
22. Sự yên bình trên trái đất
Nhiều tác giả (2004), Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội
Nhà văn, 572tr.
23. Tại sao đức giáo hoàng sống lâu thế
Nhiều tác giả (2008), Truyện ngắn đặc sắc các tác giả được giải thưởng Nobel, NXB
Văn học, 578tr


14

24. Con chim đất (Ở Nazareth*)
* 18 truyện tự dịch
Tập truyện Những mối dây vơ hình (Invisible Links) ( />(Selma Lagerlưf, Translated by Pauline Bancroft Flach)
1. Valdemar Atterdag
2. Bác Reuben (Uncle Reuben)
3. Giữa những khóm tường vi (Among the Climbing Roses)
Tập truyện Câu chuyện ở quê nhà (The Story of a Country House)
/>(Selma Lagerlöf, The Story of a Country House, Translated by Jessie Brochner)

4. Trên nền Kungahalla vĩ đại (On the Site of the Great Kungahalla)
5. Agnete già nua (Old Agnete)
6. Chiếc nhẫn của người đánh cá (The Fisherman's Ring)
7. Santa Caterina ở Siena (Santa Caterina of Siena)
8. Cuộc chạy trốn đến Ai Cập (The Flight into Egypt)
9. Gia tài của nữ hoàng (The Empress's Money-chest)
10. Những người anh em (The Brothers)
Tập truyện Những truyền thuyết về Chúa Jesus (Christ Legends)
/>(Selma Lagerlöf, Christ legends)
11. Đêm linh thiêng (The Holy Night)
12. Ảo tưởng của hoàng đế (The Emperor's Vision)


15

13. Cái giếng của những người khôn ngoan (The Wise Men's Well)
14. Những đứa trẻ ở Bethlemhem (Bethlehem's Children)
15. Ở ngôi đền (In the Temple)
16. Chim cổ đỏ (Robin Redbreast)
17. Chúa trời và Thánh Peter (Our Lord and Saint Peter)
18. Ngọn lửa thiêng (The Sacred Flame)
4. Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi xác định vấn đề nghiên cứu là yếu tố cổ tích trong các truyện ngắn của
Selma Lagerlưf nên trong quá trình khảo sát, tìm hiểu và trình bày, chúng tôi sẽ tập
trung vào những phương diện của tác phẩm thể hiện yếu tố cổ tích. Qua đó, chỉ ra
những khía cạnh mà Selma đã tiếp nhận từ văn học – văn hóa dân gian và hiệu quả của
sự cộng hưởng ấy, cũng như những đóng góp của Selma về văn học nghệ thuật cùng
với những thông điệp được bà gửi gắm qua tác phẩm của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp:

Phương pháp thống kê: chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thể hiện những
nét chung để rút ra motif kiểu loại trong truyện ngắn Selma Lagerlöf. Từ đó có những
định hướng đúng đắn và đầy đủ cho việc tìm hiểu hệ thống truyện ngắn của Selma về
một số phương diện.
Phương pháp phân tích: trên cơ sở những dữ liệu có được từ việc thống kê, chúng
tơi sẽ tìm hiểu từng phương diện truyện ngắn của Selma để có được những đánh giá
phù hợp, rút ra được những điểm đặc sắc tạo nên sự hấp dẫn trong các tác phẩm của bà.


16

Phương pháp tổng hợp, khái quát: từ những đặc điểm do q trình phân tích đem
lại, chúng tơi sẽ khái quát nên những đặc trưng chính của truyện ngắn Selma Lagerlưf
để có cái nhìn, sự nhận định đối với những đóng góp văn học của bà.
Trên thực tế chúng tơi vận dụng kết hợp tất cả những phương pháp ấy và thêm
một số phương pháp bổ trợ như so sánh, đối chiếu để làm bài viết thêm sinh động và rõ
ràng, đầy đủ hơn.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn ngoài phần dẫn luận và kết luận, gồm có bốn chương:
Ở chương 1, chúng tơi đặt truyện ngắn của Selma Lagerlưf trong điều kiện tự
nhiên, bối cảnh văn hóa – văn học Bắc Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng để chỉ ra
những tương đồng cũng như khác biệt trong cùng một giai đoạn văn học giữa Selma và
các nhà văn khác.
Với chương 2 chúng tơi trình bày những mơ hình cốt truyện và các thành phần
cấu tạo nên cốt truyện của Selma. Qua đó, chỉ ra những nét hiện đại và truyền thống
trong sự đối chiếu với văn học viết và truyện cổ tích.
Trong chương 3, chúng tơi tìm hiểu truyện ngắn của Selma về các phương diện:
chủ đề, nhân vật, nghệ thuật trần thuật để qua đó chỉ ra yếu tố cổ tích trong tác phẩm và
hiệu quả của những yếu tố ấy.
Và chương 4, qua việc lí giải yếu tố cổ tích trong truyện ngắn của Selma, chúng

tơi sẽ đề cập đến những đóng góp của Selma về nghệ thuật và những gửi gắm mang giá
trị tinh thần.


17

Chương 1

SÁNG TÁC CỦA SELMA LAGERLÖF
Sự nghiệp sáng tác của một nhà văn khơng thể đánh giá ở một khía cạnh, bộ phận
trong sự riêng lẻ mà phải có cái nhìn khái quát, đặt trong bối chung của các điều kiện
hình thành, phát triển. Từ đó, chúng ta mới có được sự đánh giá hợp lí. Với Selma
Lagerlưf cũng vậy. Chúng ta khơng thể đưa ra bất kì nhận định nào nếu không đặt sự
nghiệp của bà trong bối cảnh chung của văn hóa, văn học, xã hội Thụy Điển và Bắc
Âu.
1.1. Các tiền đề sáng tạo của sáng tác Selma Lagerlưf
Quan niệm sáng tác của một nhà văn hình thành và phát triển gắn liền với một giai
đoạn xã hội nhất định, chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng, những tiền đề văn hóa
xã hội làm nền tảng cho sự ra đời các tác phẩm của họ. Đồng thời, những điều kiện
khách quan như địa lí tự nhiên, các phong tục tập quán, truyền thống văn hóa cũng là
những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến phong cách sáng tạo của một tác giả.
Với quan điểm như thế, khi tiếp cận những tác phẩm của Selma Lagerlöf, chúng tơi
cũng tìm hiểu những tác động làm nền tảng cho các sáng tác của bà. Từ đó, chúng tơi
có thể khái quát sự nghiệp của Selma và làm bước đệm cho việc tìm hiểu yếu tố cổ tích
trong các truyện ngắn của bà.
Các sáng tác của Selma Lagerlöf mang đậm sắc thái của truyện kể dân gian,
hướng đến việc ca ngợi những điều tốt đẹp mà con người luôn mong muốn đạt được
trong cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân để lí giải cho hướng đi ấy của Selma, trong đó
có sự tác động khơng nhỏ của điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa, văn học của
Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung.

1.1.1. Điều kiện tự nhiên


18

Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung rất được thiên nhiên ưu đãi.
Khơng chỉ là khí hậu hiền hòa mà cảnh sắc cũng rất tuyệt vời với biển mênh mông, các
ngọn núi hùng vĩ, những cánh rừng bạt ngàn. Chính điều kiện tự nhiên ấy đã đem lại
cho Thụy Điển và các nước trong khu vực này những điều kiện thuận lợi để phát triển
về mọi mặt.
Thụy Điển thuộc hệ thống các quốc gia Scandinavia nằm dọc bờ biển. Đại dương
là địa hình quan trọng của các quốc gia này. Chúng vừa là điểm du lịch vừa là đường
giao thông thuận lợi nối liền các vùng miền và các quốc gia với nhau. Vì thế, khơng chỉ
trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, biển mới đóng vai trò quan trọng mà ngay trong văn
học, đây cũng là không gian rất thú vị, thường xuất hiện trong các tác phẩm. Câu
chuyện kì thú về nàng tiên cá của Andersen lấy bối cảnh là đại dương mênh mông ở
Đan Mạch. Truyện Pippi tất dài của Astrid Lindgren cũng mang hơi thở của các vùng
biển trong và ngoài khu vực Bắc Âu bởi Pippi trải qua phần lớn cuộc sống của mình
trên biển trước khi định cư ở đất liền, với những chuyến phiêu lưu cùng cha là thuyền
trưởng Tất dài, vua của những người da đen ở một hịn đảo hẻo lánh nhưng giàu có. Đó
là nơi mà Pippi từng được chào đón với cương vị một nàng cơng chúa. Bối cảnh của
bản tình ca về tình u và khát vọng tuổi trẻ trong truyện ngắn Tuổi trẻ của Martin
Andersen Nexo, nhà văn Đan Mạch, cũng là mặt biển, trên một chuyến tàu, hai người
bạn trẻ tình cờ gặp nhau. Câu chuyện của chàng thanh niên và cô gái là về những hòn
đảo, cánh rừng mà từ con tàu họ nhìn thấy, những khát vọng, quan niệm sống của tuổi
trẻ. Từ câu chuyện ngắn ngủi trên chuyến tàu thủy ấy, hai con người xa lạ đã “nhít lại”
gần nhau hơn và trong họ nảy nở một tình yêu dịu dàng.
Và trong tác phẩm của Selma Lagerlưf, những khơng gian liên quan tới biển xuất
hiện khá nhiều. Đó có thể là một làng chài, một kinh thành sầm uất nằm dọc bờ biển, là
đường giao thông thuận tiện cho một thời kì mà các phương tiện giao thơng đường bộ

chưa phát triển như ngày nay.


19

Thụy Điển được mệnh danh là “quốc gia xanh” do được bao bọc bởi một địa hình
lí tưởng những cánh rừng xanh ngắt. Không chỉ Thụy Điển mà cả khu vực Bắc Âu còn
tồn tại nhiều cánh rừng nguyên sinh. Trong Chúa tể của những chiếc nhẫn của J. R. R.
Tolkien (tác phẩm được xem là mang nhiều yếu tố của văn hóa dân gian Bắc Âu), bối
cảnh chính là những cánh rừng ngút ngàn. Những kinh thành được bao bọc xung quanh
là rừng; Tiên tộc hay người lùn, loài quỷ cũng sống trong rừng. Những cánh rừng mang
đầy vẻ bí ẩn thích hợp cho một thời kì mọi thứ còn trong vòng hỗn độn, các thế lực tốt
và xấu cịn tranh nhau quyền ngự trị thế gian.
Khơng chỉ có biển cả mênh mông và những cánh rừng bất tận, Thụy Điển cịn có
những ngọn núi cao, những dãy đồi nối liền những cánh rừng rậm. Bên cạnh đó, do đặc
trưng của khí hậu ơn đới nên vào những tháng mùa đơng, khu vực này ln có tuyết.
Những cánh rừng phủ tuyết trắng xóa tạo nên một khung cảnh đặc trưng và thuần khiết
của thiên nhiên như vùng hồ tuyệt đẹp Lenven của Varmland hiện ra trong Truyền
thuyết về Gosta Berling của Selma Lagerlưf vào mùa đơng là một mặt băng trắng xóa
mà các xe trượt có ngựa kéo có thể di chuyển thoải mái như đi trên đường cái Trong
tiểu thuyết Truyền thuyết về Gosta Berling, chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp thiên nhiên
của Thụy Điển qua việc Selma Lagerlöf dành hẳn một số trang chỉ để miêu tả về thiên
nhiên Varmland với hồ Lenven hẹp và dài, những cánh đồng màu mỡ, những ngọn núi
xanh trải dài. Đẹp là thế nhưng mùa đông vẫn là thời điểm khắc nghiệt, ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống của con người thậm chí có thể cướp đi sinh mạng của họ.
Chúng ta khơng thể qn hình ảnh cơ bé bán diêm trong truyện Cơ bé bán diêm của
Andersen đã lìa đời trong cái lạnh rét buốt của mùa đông với ước mơ về sự sum vầy
ấm cúng.
Không chỉ trong tiểu thuyết mà những đặc trưng của điều kiện tự nhiên thể hiện
khá đậm nét trong các truyện ngắn của Selma Lagerlöf. Mỗi khung cảnh xuất hiện

trong truyện của Selma đều mang một ý đồ nghệ thuật cụ thể. Chúng sẽ là yếu tố tác


20

động, thúc đẩy hoặc tạo điều kiện cho các hành động nối tiếp nhau diễn ra. Có thể nói
một cách cụ thể: trong truyện của mình, Selma đã chọn bối cảnh để đặt các câu chuyện
vào đó. Với sự việc đó thì chỉ có thể xảy ra trong bối cảnh đó, khơng thể khác đi được
như đề cập đến biển thì trong truyện bối cảnh đương nhiên là biển, khơng thể là rừng
hay sơng.
Chúng tơi sẽ trình bày cụ thể vấn đề này ở phần bối cảnh trần thuật thuộc chương
2. Qua đó, sẽ chỉ rõ những ảnh hưởng nhất định của điều kiện tự nhiên đến các sáng tác
của Selma.
Với vẻ đẹp lãng mạn, điều kiện tự nhiên của Thụy Điển đã đề lại dấu ấn trong
nhiều loại hình nghệ thuật trong đó có văn học. Sự bí ẩn của thiên nhiên đã mang đến
cho văn học những sắc màu thần thoại, cổ tích đa dạng, phong phú.
1.1.2. Truyền thống văn hóa
Truyền thống văn hóa của Scandinavia nói chung và Thụy Điển nói riêng mà
chúng tơi đề cập đến ở đây chủ yếu là những tín ngưỡng dân gian được thể hiện qua
thần thoại Bắc Âu. Thời tiền sử cho tới trước thời Trung cổ, các nước vùng
Scandinavia đặt niềm tin vào các vị thần trong thần thoại Bắc Âu, gọi là Asatroen hay
Nordisk mytologi.
Trong thần thoại Bắc Âu, quan niệm của con người về vũ trụ xoay quanh việc
nhìn nhận Trái Đất là một dĩa dẹt gồm: Asgard, nơi các vị thần sinh sống, nằm ở trung
tâm đĩa; Jotunheim: nơi ở của người khổng lồ; Niflheim: nơi lạnh lẽo và tối tăm của
người chết. Ngồi ra, cịn có các vùng đất khác như Álfheim - vương quốc của người
Elf trắng, Svartálfaheim - vương quốc của người Elf đen, Nidavellir - vương quốc của
người lùn. Giữa Asgard và Niflheim là nơi con người sinh sống, gọi là Midgard (hay
Middle-earth).



21

Ban đầu, thế giới chỉ gồm vùng băng giá Niflheim và vùng rực lửa Muspelheim. Ở
Ginnungagap, giữa hai vùng đất, lửa của Muspelheim đã biến băng của Niflheim thành
người khổng lồ đầu tiên tên là Ymir và con bò khổng lồ Auðumbla. Con bò Audumbla
liếm băng tạo thành vị thần đầu tiên Buri cha của Borr, và Borr là cha của: Odin, Vili
và Ve. Ymir là một người có khả năng tự sinh sản, do đó, từ Ymir tộc người khổng lồ
được sinh ra. Các con của Borr giết Ymir và dùng xác Ymir xây dựng thế giới [35]. Từ
đó thế giới mới được hình thành và có sự sống cùng những sinh vật đa dạng như ngày
nay.
Theo thần thoại Bắc Âu, ngày đêm, các mùa do các vị thần chi phối. Số phận sẽ
do các vị nữ thần số mệnh là Urd, Verdandi và Skuld (chỉ quá khứ, hiện tại và tương
lai) nắm giữ. Các ngày trong tuần được gọi theo tên các vị thần
Thứ Hai: Mandag (ngày của Mặt Trăng) - Monday
Thứ Ba: Tirsdag (ngày của thần Tyr) - Tuesday
Thứ Tư: Onsdag (ngày của thần Odin) - Wednesday
Thứ Năm: Torsdag (ngày của thần Thor) - Thursday
Thứ Sáu: Fredag (ngày của thần Freja) - Friday
Thứ Bảy: Lørdag (ngày đi tắm) - Saturday

Chủ Nhật: Søndag (ngày của Mặt Trời) - Sunday
Ngoài các vị thần được cho là những đấng sáng tạo ra thế giới thì trong tín
ngưỡng dân gian Bắc Âu cịn có những thế lực siêu nhiên khác (Dựa theo trang
- Văn học dân gian Scandinavian):
Thứ nhất là ba thị tộc khổng lồ Aesir, Vanir và Jotunn. Trong đó, Aesir và
Vanir ln có những mâu thuẫn về quyền lợi dẫn đến xung đột. Nhưng cuối cùng họ
vẫn chấp nhận dàn hòa để cùng nhau cai trị thế giới trong hịa bình bằng việc trao đổi



22

tù binh hay tiến hành những cuộc hôn nhân giữa các thành viên giữa hai thị tộc. Do đó,
khơng có gì khó hiểu nếu như có một số người khơng lồ thuộc về cả hai thị tộc.
Thứ hai là một số sinh vật thuộc về thế giới thần linh như con chó sói khổng lồ
Fenrir và con rắn biển Jưrmungandr cuộn vòng quanh Trái Đất. Hai con quái vật này
là con của vị thần lừa đảo Loki và một nữ khổng lồ. Hai con quạ Hugin và Munin
(nghĩa là "suy nghĩ" và "ký ức") chuyên giúp Odin - thủ lĩnh của các vị thần - nắm
được tình hình thế giới và con sóc Ratatosk chạy trên các cành của cây thế giới
Yggdrasil ở trung tâm vũ trụ.
Bên cạnh những thế lực siêu nhiên, văn hóa dân gian của khu vực Bắc Âu cịn có
hệ thống những hình tượng, những nhân vật đã trở thành trung tâm của thần thoại,
truyền thuyết.
Đầu tiên là các “Troll, một chủng tộc xảo quyệt và dối trá, sinh sống trong rừng
hoặc trên núi. Troll có nhiều hình dạng và loại khác nhau, và nói chung là rất ít khi
được nhìn thấy bằng một hình thức tốt đẹp, kể cả những nữ Troll, hoặc đôi khi là
những Troll nam” [51]. Ban đầu, Troll có thể xuất hiện với một ngoại hình rất hấp dẫn
cho đến khi đuôi của chúng bị phát hiện, chúng sẽ hiện nguyên hình. Troll thường có
thể thay đổi hình dạng, và vì thế có thể lừa con người theo những cách chúng muốn.
Có thể nói, trong văn hóa của các nước Bắc Âu, Troll được xem là hiện thân của những
điều xấu xa.
Thứ hai, đó là chủng tộc Dwarf (người lùn). Ban đầu, chủng tộc này không phải là
những người lùn. Họ sống dưới đất, khơng thích mặt trời. Họ là những bậc thầy trong
nghề rèn với những kiến thức về nhiều loại phép thuật. Tuy nhiên tộc người này rất
tham lam và khơng dễ gì chịu bị ức hiếp. Nhưng theo thời gian, cùng với sự tiến hóa,
họ trở thành những người lùn ít ma quái và ít nham hiểm hơn. Sự biến đổi này không
được chứng minh bởi nhiều người cho rằng đó là do bị ảnh hưởng bởi những câu
chuyện thần thoại về trẻ em của người Đức mà dần dần chúng ta hình thành nên một



23

khái niệm về những người lùn. “Một vài người cho rằng những người lùn sống trên
mặt đất như một Wight (vättar hoặc huldrefolk), dẫu rằng có một số đặc điểm khác
biệt. Wight sống dưới lòng đất, thường là ngay bên cạnh khu định cư của con người, và
là mối đe dọa của những người hàng xóm trên mặt đất” [51].
“Một nhóm Wight đến từ miền bắc Thụy Điển được gọi là Vittra sống dưới lịng
đất, hầu như khơng được nhìn thấy và có gia súc riêng. Hầu hết thời gian Vittra sống
khá cách xa và không can thiệp vào các vấn đề của con người, nhưng rất đáng sợ khi
họ nổi điên” [51]. Nếu một khi bạn làm một điều gì đó gây thiệt hại cho các Wight này,
họ sẽ dùng mọi cách để đuổi bạn đi nơi khác. Vì thế con người rất ít khi gây chuyện
với những vị hàng xóm này.
Một dạng khác nữa của Wight trong văn hóa Bắc Âu mà phổ biến nhất ở Thụy
Điển đó là Tomte hoặc Nisse. “Tomte hoặc Nisse (thuộc miền nam Thụy Điển) là
những Wight tốt giúp chăm sóc nhà và kho thóc cho những người nơng dân khi họ ngủ.
Nhưng điều đó chỉ diễn ra khi những người nơng dân đáp lại hành động đó của các
Tomte bằng cách chai sẻ lương thực và anh ta có thể chăm sóc gia đình, nơng trại và
gia súc của mình” [51]. Tuy nhiên cũng giống như nhóm Vittra nói trên, những Tomte
hoặc Nisse một khi bị con người khinh miệt hoặc ngược đãi, chúng sẽ dạy cho chính
những người muốn gây thù chuốc oán ấy những bài học nhớ đời.
Biểu tượng thứ ba trong văn hóa dân gian Bắc Âu là Tiên tộc (trong tiếng Thụy
Điển là Alva nếu là nữ và Alf nếu là nam). Phần lớn, danh từ Tiên tộc dùng để chỉ
những phụ nữ xinh đẹp, có khi là những nàng tiên nhỏ bé, những linh hồn trong suốt
hoặc là sự pha trộn của những dạng thức đó, có sức quyến rũ, có phép thuật. Hình dáng
của Tiên tộc có lẽ bắt nguồn từ các vị nữ thần Dís được tìm thấy trong tơn giáo tiền Cơ
Đốc của người Scandinavia. Ở một số nơi của Thụy Điển, Tiên tộc bị xem là những thế
lực ác, có sức mê hoặc con người nhất là những người đàn ông lạc lối trong chốn rừng
sâu hoặc đầm lầy và sẽ dìm chết họ.



24

Một dạng khác của Tiên tộc là Nix và Huldra. Người ta thường gọi Nix là những
linh hồn nước bởi chúng xuất hiện dưới hình dạng là những con quỷ dữ, có thể chơi
một số nhạc cụ để dụ dỗ con người và sau đó dìm chết họ trong nước. Những Huldra là
những phụ nữ xinh đẹp nhưng thay vì sống trong đầm lầy họ sống trong rừng và họ
cũng có khả năng quyến rũ, làm mê hoặc người khác sau đó giết chết họ.
Biểu tượng phổ biến cuối cùng được đề cập đến đó chính là Rồng. Mẫu vật này
thường được biết đến như là một loài mãng xà to lớn khơng có chân, trú ngụ tại những
hồ lớn của khu vực này như hồ Storsjön của Thụy Điển, hồ Seljordsvatn của Na Uy.
Có thể thấy, tín ngưỡng của những quốc gia Bắc Âu trong đó có Thụy Điển
thường đề cập đến những người phụ nữ mang dáng vẻ xinh đẹp nhưng lại có khả năng
làm hại người khác một cách đáng sợ. Những tín ngưỡng này có thể xuất phát và chịu
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên gắn liền với rừng thẳm, núi cao, những đồng bằng
rộng lớn, những đầm lầy âm u, những hồ nước mênh mơng đầy hiểm trở và kì bí của
khu vực. Những tưởng tượng này nhằm giải thích cho những rủi ro mà cư dân ở đây
gặp phải trong thời kì sơ khai. Hơn thế nữa có nhiều quy ước khác nhau trong tín
ngưỡng Bắc Âu được dùng cho nhiều sinh vật. Và để hiểu rõ chúng biểu hiện ý nghĩa
gì nhất thiết phải đặt chúng trong một hoàn cảnh nhất định.
Những tín ngưỡng thuộc về văn hóa ln có những tác động cụ thể đối với đời
sống văn học. Trước hết, đó là chất liệu cho việc hình thành những câu chuyện kể dân
gian nhằm lí giải những vấn đề mà con người gặp phải trong cuộc sống khi khoa học kĩ
thuật chưa phát triển. Khơng dừng lại ở đó, các yếu tố văn hóa dân gian ln là nguồn
tri thức cho các nhà văn sáng tạo tác phẩm. Ngay như Selma Lagerlöf, các sáng tác của
bà cũng mang đậm dấu ấn của văn hóa, tín ngưỡng các ngước Bắc Âu và Thụy Điển.
1.1.3. Bối cảnh văn học
Văn học các nước Scandinavia khá phong phú với những di sản văn học dân gian
và văn học viết. Trong đó, hai bộ phận văn học này ln có sự cộng hưởng để tạo thành



25

những tác phẩm mang đậm màu sắc văn hóa, tinh thần của các nước Bắc Âu và không
kém phần sắc sảo về những kĩ thuật viết điêu luyện cũng như phản ánh những vấn đề
của cuộc sống hiện tại.
Di sản văn học dân gian quan trọng nhất của các nước Bắc Âu là hai quyển thần
thoại Edda cổ và Edda mới ra đời vào thời Trung cổ.
Quyển Edda cổ (Edda bằng thơ) là một tuyển tập thơ về các vị thần và anh hùng
Bắc Âu, gồm 34 tập, trong đó có 2 tập quan trọng nhất là Voluspá và Hávamál, được
viết bằng chữ Iceland cổ, trong khoảng từ năm 800 tới năm 1200.
Quyển Edda mới (Edda bằng văn xi), cịn được gọi là Snorra Edda do thi sĩ
người Iceland, Snorri Sturluson (1179 – 1241), viết khoảng năm 1220, dạy cách làm
thơ cổ Bắc Âu và có rất nhiều chuyện thần thoại.
Văn học Scandinavia nói chung và Thụy Điển nói riêng chịu tác động mạnh mẽ
của văn hóa dân gian. Có những biểu tượng của thần thoại đã trở thành những nhân
vật, hình tượng trong văn học.
Các dạng Tiên tộc trong văn hóa dân gian đã đi vào văn học dân gian với diện
mạo là những nàng tiên cá xinh đẹp, hát hay, giọng hát có thể làm mê đắm lịng người.
Những nàng tiên này dùng những lời hát ngọt ngào để quyến rũ những người đi biển
rồi sau đó làm hại họ để họ mãi mãi ở lại với biển khơi. Trong văn học viết chúng ta
cũng có thể thấy sự tồn tại của mẫu vật này trong các câu chuyện cổ tích của Andersen.
Hay với mẫu tượng những con mãng xà khổng lồ đã hiện diện trong văn học là những
con thủy quái, những con quái vật được các thế lực ma quỷ sử dụng như những công cụ
chiến đấu. Tiêu biểu là tác phẩm Chúa tể của những chiếc nhẫn. Câu chuyện được coi
là mang đậm dấu ấn của văn hóa, văn học dân gian Scandinavia. Đây là cuộc chiến
tranh giành quyền thống trị thế giới giữa các phe phái chính và tà. Quyền lực tối cao đó
được đúc kết trong những chiếc nhẫn giao cho những người đứng đầu các bộ tộc của
con người, những thế lực thuộc Trung địa. Và cuối cùng, một chiếc nhẫn là chúa tể của



×