Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết của paulo coelho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN NHẬT NAM

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA PAULO
COELHO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

TP. HỒ CHÍ MINH, 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN NHẬT NAM

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA
PAULO COELHO
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số:602230

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ ANH THẢO

TP. HỒ CHÍ MINH, 2011



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này không chỉ là tâm sức của cá nhân tôi trong suốt 2 năm. Chứa
đựng trong đó cịn là tất cả những tâm huyết, kì vọng, yêu thương của gia đình,
người thân; sự động viên, giúp đỡ, quan tâm của các thầy cơ cùng bè bạn.
Hồn tất chương trình cao học và luận văn tức là tôi đã đi hết một đoạn
đường dài. Đây là lúc tơi nhìn lại cả q trình và nói những lời tri ân chân thành
nhất.
Lời cảm ơn đầu tiên con xin gửi đến cha mẹ vì những lo toan vất vả và
những kì vọng mà hai người đã dành cho đứa con xa. Hi vọng là con đã thực hiện
được những gì mà ngày xưa, vì hồn cảnh, mẹ cha đã khơng hồn thành được.
Riêng cảm ơn mẹ với những lo lắng trong im lặng vì có đứa con trai đã chọn và
theo đuổi ngành Văn.
Em cảm ơn các thầy cô ở Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn đã
hướng dẫn, dìu dắt tận tình để em có thể đi hết con đường mà mình đã chọn. Đồng
thời các thầy cô đã truyền cho em cảm hứng và sự mạnh dạn để kiếm tìm, nghiên
cứu những địa hạt mới lạ, thâm sâu.
Em xin cảm ơn cô Anh Thảo vì sự biệt nhỡn của cơ ngay trong lần gặp gỡ
đầu tiên và sự hướng dẫn tận tình trong suốt 2 năm nghiên cứu.
Sau cùng, xin cảm ơn tất cả những ai đã và đang chung bước với tôi trên
con đường này để cùng chia sẻ những trắc trở cũng như động viên nhau để đến
đích sau cùng.

TP. HCM, ngày 14 tháng 10 năm 2011

Trần Nhật Nam


NHẬN XÉT
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………..……………………………………
………………………………………………………………………………………



………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………


MỤC LỤC
DẪN NHẬP

tr.01

CHƯƠNG 1. PAULO COELHO VÀ VẤN ĐỀ TÂM LINH

tr.10

1.1.

Cuộc đời và sự nghiệp của Paulo Coelho
1.1.1. Cuộc đời
1.1.2. Sự nghiệp

tr.10
tr.10
tr.14

1.2.

Tâm linh và ý nghĩa của tâm linh trong cuộc sống
của nhà văn
1.2.1. Vấn đề tâm linh
1.2.1.1. Tâm linh là gì?
1.2.1.2. Vai trị của tâm linh trong cuộc sống con người
1.2.1.3. Thực trạng tâm linh trong cuộc sống đương đại

1.2.2. Ý nghĩa của tâm linh trong cuộc sống và sự nghiệp
của nhà văn
1.2.3. Những đặc trưng trong thế giới tâm linh tác giả

CHƯƠNG 2: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN TÂM LINH TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA PAULO COELHO

tr.21
tr.21
tr.21
tr.24
tr.27
tr.33
tr.35
tr.46

2.1.

Mối quan hệ giữa con người, vũ trụ và tha nhân qua
cái nhìn của học thuyết Vạn vật đồng nhất thể
2.1.1. Những lí giải về vũ trụ và Thượng đế
2.1.2. Con người và bản thể
2.1.3. Con người trong mối quan hệ cùng vũ trụ
và Thượng đế
2.1.4. Mối quan hệ giữa cái tôi và tha nhân
2.1.4.1. Khuynh hướng hồ hợp
2.1.4.2. Khuynh hướng thốt li
2.2. Tính nữ thiêng liêng – một phương diện tâm linh
đặc biệt trong tiểu thuyết của Paulo Coelho
2.2.1. Khẳng định vai trò người phụ nữ trong đời sống

xã hội và tâm linh
2.2.2. Đề cao cảm quan trực giác và tình yêu
của người phụ nữ
2.2.3. Bộc lộ khuynh hướng tơn thờ tính nữ thiêng liêng
2.2.4. Nêu bậc những đặc trưng trong tín ngưỡng tơn thờ
tính nữ thiêng liêng
2.2.4.1. Đơn giản
2.2.4.2. Hồn nhiên, vô sai biệt
2.2.4.3. Cởi mở
2.2.4.4. Hoan lạc
2.2.5. Sự quy hướng về người phụ nữ của các nhân vật
trong tiểu thuyết của Paulo Coelho
CHƯƠNG 3: YẾU TỐ TÂM LINH QUA THẾ GIỚI

tr.46
tr.46
tr.50
tr.53
tr.59
tr.59
tr.65
tr.70
tr.71
tr.72
tr.89
tr.86
tr.87
tr.88
tr.91
tr.93

tr.97


3.1.

3.2.

3.3.

3.4.

NGHỆ THUẬT CỦA PAULO COELHO

tr. 103

Yếu tố không gian
3.1.1. Không gian trải rộng
3.1.2. Khơng gian bó hẹp
3.1.3. Những khơng gian đặc biệt
3.1.3.1. Hoang mạc và sa mạc
3.1.3.2. Không gian rừng
3.1.3.3. Không gian núi cao
Yếu tố thời gian
3.2.1. Thời gian tuyến tính và hồi cố
3.2.2. Thời gian kéo giãn và dồn nén
3.2.3. Thời gian hiện tại
Thế giới nhân vật
3.3.1. Nhân vật siêu nhiên
3.3.2. Nhân vật trung gian
3.3.3. Nhân vật thế tục

3.3.3.1. Nhân vật ân phước
3.3.3.2. Nhân vật song trùng
3.3.3.3. Nhân vật điên
3.3.3.4. Nhân vật mơ mộng
3.3.3.5. Người đi hành hương
Các thủ pháp nghệ thuật
3.4.1. Nghệ thuật lồng ghép và tái xuất hiện huyền thoại
3.4.2. Phong cách tự sự
3.4.3. Bút pháp cường điệu, tượng trưng và ẩn dụ

tr. 103
tr. 103
tr. 107
tr. 108
tr. 108
tr. 111
tr. 112
tr. 113
tr. 113
tr. 114
tr. 118
tr. 119
tr. 119
tr. 121
tr. 123
tr. 123
tr. 124
tr. 127
tr. 130
tr. 133

tr. 136
tr. 136
tr. 140
tr. 143

KẾT LUẬN

tr. 151

DANH MỤC THAM KHẢO

tr. 154

PHỤ LỤC
- Một vài hình ảnh về Paulo Coelho
- Trích đoạn Bên dịng Piedra, tơi ngồi xuống khóc
- Maktub

tr. 160
tr. 160
tr. 165
tr. 177

-----oOo-----


1

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài

Việc tơi chọn Paulo Coelho và những tiểu thuyết của ông làm đề tài luận
văn, trước hết, xuất phát từ động cơ cá nhân. Cũng như nhiều độc giả khác, tôi đã
làm quen với nhà văn này thông qua tiểu thuyết Nhà giả kim và thấy trong đó một
sự đồng điệu. Con đường tơi đến với văn học cũng như con đường Santiago đến
với kho tàng của mình đều là q trình thành tồn một giấc mơ. Điều đó đã thơi
thúc tơi tìm đọc những tiểu thuyết khác của ông như Quỷ dữ và nàng Prym, Phù
thuỷ phố Portobello, Mười một phút... Càng đọc, tơi càng thấy trong đó tồn tại
một thế giới tâm linh huyền diệu nhưng cũng rất giản đơn, hơn nữa, lại thực tế và
gần gũi với cuộc sống. Trong tôi dần dần hình thành những ý niệm đầu tiên về đề
tài của luận văn này.
Xét về vấn đề tâm linh, đây là một vấn đề nhạy cảm, vốn có một vai trò
quan trọng trong đời sống con người nhưng do sự chi phối bới nhiều vấn đề nên
nó khơng được nhìn nhận đúng đắn như lúc ban đầu và đơi khi lại phát triển theo
khuynh hướng tiêu cực như cuồng tín, mê tín... Tiểu thuyết của Paulo Coelho là
một trong những động thái của con người nhằm phản ứng với hiện tượng trên
thông qua văn học. Chúng thể hiện nổ lực của tác giả nhằm khôi phục lại những
giá trị chân nguyên cao đẹp cổ xưa. Tôi nghiên cứu yếu tố tâm linh trong tiểu
thuyết của Paulo Coelho là để thấy được tâm linh khơng phải là cái gì xa vời, ảo
tưởng mà là thái độ, cách hành xử của con người với cuộc sống, là tâm thế chủ
động hướng tới sự hoàn thiện, vẹn toàn.
Về bản thân Paulo Coelho, ông là một nhà văn đương đại có một số lượng
sáng tác khá lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là với giới trẻ. Các tác phẩm
có thể nói đều rất thành cơng. Tuy nhiên, con người và tác phẩm của ơng trên văn
đàn thế giới vẫn cịn gây nhiều tranh cãi và có những ý kiến trái chiều. Nghiên cứu
về ơng, tơi cũng mong muốn đóng góp một tiếng nói của riêng mình về nhà văn
này. Hơn nữa, yếu tố tâm linh đối với cuộc đời và sự nghiệp nhà văn có một mối
quan hệ đặc biệt, được phản chiếu và lặp lại trong nhiều tác phẩm. Do đó, nghiên
cứu yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết của Paulo Coelho là một việc làm có cở sở và
mang tính khả thi.



2

Thêm vào đó, Châu Mỹ Latin là cái nơi của những nền văn hoá - tâm linh
cổ xưa, đồng thời, nền văn học Châu Mỹ Latin – mảnh đất khai sinh của chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo - là một địa hạt huyền bí, khó lịng khai thác hết và ln ln
để ngỏ. Tuy thế, đó khơng phải là một thế giới hồn tồn bưng bít đối với Việt
Nam. Chúng ta đã từng biết đến, yêu thích và nghiên cứu những cây đại thụ của
nền văn học ấy như Jorge Amado, Gabriel García Marqz, Louis de Borges ... đó
là cơ sở vững vàng để ta có thể tiến sâu hơn vào thế giới văn học của lục địa này.
Vì những lí do trên mà tơi đã chọn Paulo Coelho – một nhà văn Châu Mỹ
Latin làm đối tượng của luận văn và tập trung khai thác yếu tố tâm linh – một yếu
tố quan trọng tạo nên giá trị trong những sáng tác của tác giả.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Đối tượng

Đối tượng chính của nghiên cứu này là yếu tố tâm linh và những vấn đề
liên quan được phản ánh trong các tiểu thuyết của Paulo Coelho cùng những thủ
pháp mà ông đã sử dụng để làm nổi bậc yếu tố đó.
2.2.

Phạm vi nghiên cứu

Về đề tài: Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu những khía cạnh tâm linh được
biểu hiện trong các tiểu thuyết của Paulo Coelho (điểm nhấn ở đây là mối quan hệ
giữa con người với bản thể, tha nhân và vũ trụ cùng thái độ tơn sùng tính nữ thiêng
liêng của tác giả) biểu hiện qua các tình tiết truyện và cách hành xử của nhân vật,
đồng thời, khảo sát và phân tích những thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn đã vận

dụng trong tiểu thuyết theo hướng thi pháp huyền thoại để nêu bật vấn đề trên.
Bên cạnh đó, nhằm lí giải, phân tích những yếu tố tâm linh cũng như nhân
sinh quan của tác giả được biểu hiện trong tác phẩm, tôi phải đồng thời lưu ý đến
đời sống cá nhân và gia đình ơng, cũng như những dịng triết học và tôn giáo mà
ông đã từng tiếp xúc, nghiên cứu và chịu ảnh hưởng. Điều này có liên quan mật
thiết đến nội dung cốt lõi của đề tài.
Về tác phẩm: Do tính chất của luận văn chỉ nhấn mạnh đến vấn đề tâm linh
và yếu tố huyền thoại nên phạm vi nghiên cứu, khảo sát của luận văn chỉ nằm
trong những tiểu thuyết sau:


3

1. Brida, 2008, Margaret Jull Costa dịch, HarperCollinsPublisher
2. By the river Peidra, I sat down and swept (Bên dòng Piedra, tơi ngồi
xuống khóc) (1996), Alan R. Clarke dịch, HarperCollinsPublisher.
3. Mười một phút (2009), Quý Vũ dịch, Nxb Phụ nữ và Công ty cổ phần sách
Bách Việt
4. Nhà giả kim – Ngọn núi thứ năm (2004), Lê Chu Cầu – Ngân Xuyên dịch,
Nxb. Công An Nhân Dân
5. O zahir – Nỗi ám ảnh (2006), Lê Xuân Quỳnh dịch, Nxb Văn học và
AlphaBooks.
6. Phù thủy phố Portobello (2007), Lê Khánh Toàn dịch, Nxb Phụ Nữ và
Công ty cổ phần sách Bách Việt,
7. Quỷ dữ và nàng Prym (2007), Ngọc Phương Trang dịch, Nxb Phụ Nữ và
Công ty Cổ phần Sách Bách Việt
8. The Fifth Mountain (Ngũ Sơn) (2000), Clifford E. Landers dịch,
HarperCollinsPublisher.
9. Veronika quyết chết (2008), Ngọc Phương Trang dịch, Nxb Phụ nữ và
Cơng ty Cổ phần Sách Bách Việt.

Bên cạnh đó, tơi cịn khảo sát một số những truyện ngắn, tuyển tập những
bài báo, thuyết giảng của ông như The way of the bow (Câu chuyện cây cung),
Maktub, Stories for parents, children and grandchildren (Những câu chuyện cho
cha, con và cháu), The muanual of warrior of light - Cẩm nang Những chiến
binh Ánh sáng (cả hai bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt) để làm rõ thêm vấn đề.
Ngồi ra, tơi cũng tìm hiểu thêm về hai phiên bản tiếng Anh của tác phẩm
Nhà giả kim (The Alchemist, HarperCollinsPublisher, 1998, Alan R. Clarke dịch)
và Veronika quyết chết (Veronika decides to die, HarperCollinsPublisher, 2000,
Margaret Jull Costa dịch) để làm cơ sở đối chiếu, so sánh.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một nhà văn thành cơng và có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới, tuy
nhiên, các nhà phê bình vẫn chưa xem Paulo Coelho như một đối tượng nghiên
cứu. Tác phẩm của ơng tuy được nhiệt liệt chào đón, thậm chí tác phẩm Nhà giả
kim của ơng cịn được trên 30 quốc gia đưa vào chương trình giảng dạy của nhà


4

trường nhưng đến bây giờ vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu thực sự nào viết
về nhà văn trên
Trên báo chí, ơng chỉ xuất hiện trong một vài bài viết ngắn (như các báo
Guardian, Hindu, Times of India, Starnews…), nơi đó, ơng tiết lộ một vài thơng
tin về tác phẩm sắp tới, trình bày quan điểm sáng tác và quan điểm sống, giải đáp
một phần những gút mắc cùa độc giả về nội dung tiểu thuyết.
Ông cũng xuất hiện trên những phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực này, người ta chỉ quan tâm đến đời sống thực cùng với niềm tin của
ơng là chính như đài truyền hình Ireland với bộ phim tài liệu Bảy ngày – cuộc
hành trình với Paulo Coelho, đài truyền hình Nhật Bản với Con đường Kumaro
vào tháng Hai, Con đường Santiago vào tháng Chín, kênh Con người và Nghệ
thuật với Paulo Coelho, Nhà giả kim của Ngôn từ…

Ở Việt Nam, độc giả lần đầu biết đến Paulo Coelho qua tiểu thuyết Nhà giả
kim với bản dịch của dịch giả Lê Chu Cầu được Nhà xuất bản Lao động phát hành
vào năm 2002. Cuốn sách đã được tái bản vào năm 2006 với bản dịch của Ngọc
Cầm Dương do Nhà xuất bản Phụ Nữ và công ty sách Bách Việt phát hành. Nhà
xuất bản và cơng ty này cịn tiến hành dịch và ấn hành nhiều tác phẩm khác của
ơng. Tính đến nay, trên thị trường sách Việt Nam đã có 9 đầu sách của ơng. Đó là
Nhà giả kim (2002 – Lê Chu Cầu dịch, 2007 – Ngọc Cầm Dương dịch), Ngọn núi
thứ năm (2004 – Ngân Xuyên dịch), Nỗi ám ảnh (2006 – Lê Xuân Quỳnh dịch),
Phù thủy phố Portobello (2007 – Lê Khánh Toàn dịch), Quỷ dữ và nàng Prym
(2007 – Ngọc Phương Trang dịch), Veronika quyết chết (2008 – Ngọc Phương
Trang dịch), Mười một phút (2009 – Quý Vũ dịch), Cẩm nang của người chiến
binh ánh sáng (2009 – Vũ Hoàng Tùng dịch). Tác phẩm gần đây nhất là 24 giờ cô
độc ở Cannes (2010 – Bùi Khánh Vân dịch từ tiểu thuyết O Vencedor está Só –
Người chiến thắng cô độc) mà do tiếp xúc hơi muộn và cảm thấy cốt truyện đi
theo một chiều hướng khác, tơi đã khơng đưa vào luận văn. Vì vậy, có thể nói rằng
Paulo Coelho đối với thị trường văn học Việt Nam không phải là cái tên xa lạ.
Bên cạnh đó, ơng cũng xuất hiện đơi lần trên báo chí và các trang mạng văn
hố – xã hội Việt Nam như báo Thanh niên, Văn nghệ, Tuổi trẻ, Tuổi trẻ Online,
E - văn v.v. Tuy nhiên, đó chỉ là những mục điểm sách hoặc những bài phỏng vấn
ngắn, thậm chí chỉ là những bài dịch từ những nguồn báo nước ngồi (có ghi rõ ở


5

phần Danh mục tham khảo) chứ chưa phải là những cơng trình nghiên cứu thực
thụ.
Tính đến nay, sự kiện mà trong đó vấn đề Paulo Coelho và những tiểu
thuyết của ông được đưa ra bàn luận một cách nghiêm túc và khoa học nhất là
cuộc hội thảo "Paulo Coelho và độc giả VN" tại Hà Nội vào ngày 7/11/2008 do
Công ty Sách Bách Việt đứng ra tổ chức. Cuộc hội thảo có sự tham gia của nhà

phê bình Phạm Xn Nguyên, TS. Ngô Tự Lập, nhà văn Châu Diên và các dịch
giả Lê Khánh Tồn, Nguyễn Trí Dũng... Tại hội thảo, mỗi người đều đưa ra một
cái nhìn và lối tiếp cận khác nhau đối với tác phẩm của Paulo Coelho, mục đích
cuối cùng là để giải thích: Tại sao nhà văn được coi là "ông vua Midas" trên văn
đàn thế giới, người có khả năng giúp các nhà xuất bản biến sách thành vàng.
Tiến sĩ Ngô Tự Lập với bài tham luận “Sách best-seller như là hàn thử
biểu tâm hồn” cho rằng nguyên nhân khiến Paulo Coelho trở thành nhà văn ăn
khách là do tiểu thuyết của ơng có nội dung và hình thức mang tính chất dân gian,
nó phù hợp với khuynh hướng chung của độc giả là muốn vin vào cổ tích thần
thoại để tìm lại những giá trị chân nguyên cổ xưa, phản lại lối sống máy móc, cơ
học và sự thối hố đạo đức trong cuộc sống đương đại. Ơng nói: "Loạt sách của
Coelho thật ra là những cổ tích hiện đại" [77]
Đồng quan điểm với ơng, dịch giả Nguyễn Trí Dũng cho rằng Paulo Coelho
đã vay mượn từ nhiều kho tàng “folklore” trên thế giới, đồng thời chúng "đã làm
bộc lộ được mối tương quan giữa cái chung của toàn nhân loại với cái cá nhân,
đem lại một ý nghĩa mới cho các chân lý xưa cũ bằng chính tính bi kịch trong số
phận, cuộc đời của ông". [73]
Với nhà văn Châu Diên, sự hấp dẫn của tiểu thuyết của Paulo Coelho nằm
ở lối viết giản dị, dễ hiểu và cách xây dựng nhân vật. Đặc biệt, ông nhấn mạnh đến
yếu tố nhân vật, rằng: "có một khía cạnh cực kỳ thú vị trong tiểu thuyết của Paulo
Coelho, đó là trạng thái trực cảm ở các nhân vật của ông. Trạng thái trực cảm
khiến cho các nhân vật của ông hành động như ma quái, có khi lại như kẻ thấu thị,
lắm lúc như kẻ điên rồ, hoặc nhiều khi như những người có khả năng liên hệ với
những thế giới xa lại với cuộc sống trần gian này". [73]
Từ những ý trên tôi nhận thấy rằng việc tiếp nhận tiểu tuyết của Paulo
Coelho diễn ra một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, việc đó tuy diễn


6


ra hơi trễ nhưng lại theo một khuynh hướng tích cực. Tuy nhiên, những nghiên
cứu về ông vẫn chưa nhiều và chưa ở mức độ sâu cần có. Với tơi, đây là một cơ
hội đồng thời, cũng là một thử thách rất lớn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết của Paulo Coelho,
tơi khơng loại trừ bất kì phương pháp nghiên cứu nào trong phương pháp luận
nghiên cứu khoa học. Song, do tính chất của đề tài, tơi sẽ sử dụng chủ yếu những
phương pháp sau:
Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này có ý nghĩa trong việc
phân nguồn tư tưởng, tìm hiểu những phương diện tâm linh trong 9 tiểu thuyết của
Paulo Coelho và hệ thống những thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn đã vận dụng để
nêu bật vấn đề.
Phương pháp phê bình huyền thoại: Nhiều người cho rằng những tác
phẩm của Paulo Coelho là những câu chuyện thần thoại dân gian hiện đại. Tôn
giáo, niềm tin là những vấn đề nổi bật hình thành nên nội dung của từng tác phẩm,
đồng thời khiến chúng mang đậm sắc thái thần bí, huyền ảo với những phép mầu
và những hiện tượng kì diệu, phi thường. Vì vậy việc sử dụng phương pháp nghiên
cứu này là điều cần thiết để có thể tìm hiểu những biểu hiện của chúng trong tác
phẩm và những hàm ý sâu xa ẩn chứa trong những nội dung đó.
Phương pháp phân tích, bình giảng, tổng hợp được sử dụng để phát hiện
ra những ẩn ý sâu sa của từng tác phẩm, cụ thể là mối quan hệ giữa vấn đề tâm
linh và cuộc sống tâm lí xã hội của con người, đặc biệt là con người đương đại mà
tác giả thể hiện thông qua hệ thống hình tượng của mình..
Các phương pháp nghiên cứu Tiểu sử, Xã hội và Tâm lí học rất cần thiết
trong việc lí giải mối quan hệ giữa tác phẩm và tác giả, cuộc sống xã hội, những
ảnh hưởng của thời đại vào sáng tác của nhà văn.
Phương pháp nghiên cứu so sánh, đối chiếu được dùng để đặt nhà văn
vào một bối cảnh văn học chung, từ đó, trong một phạm vi có thể, đối sánh cùng
một số các nhà thơ, nhà văn khác như Walt Whitman, R. Tagore, Hermann Hess,
Khalil Gibran,…để từ đó, thấy được sự tương đồng và tính kế thừa trong tư tưởng

cũng những đặc trưng riêng trong sáng tác của Paulo Coelho


7

5. Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu
Luận văn này hướng đến việc nêu bật những yếu tố chính tạo nên sự hấp
dẫn của tiểu thuyết của Paulo Coelho, đó là tâm linh và mối quan hệ của nó với
con người và cuộc sống, đồng thời là sắc thái huyền bí, tính chất cổ tích, thần thoại
mà ơng đã khéo léo lồng phối một cách tự nhiên vào bối cảnh hiện đại. Thơng qua
đó, tơi muốn chỉ ra được những đặc sắc trong tư tưởng, quan điểm của ông về con
người, xã hội, vụ trụ – thiên nhiên và mối quan hệ giữa chúng, trong cả những thủ
pháp nghệ thuật mà ơng đã ứng dụng vào tác phẩm của mình. Rộng hơn, tôi muốn
khẳng định việc trở lại với chất liệu dân gian, tìm về những giá trị thuần nguyên cổ
xưa, trong đó có giá trị tâm linh để chống lại sự tha hoá về tinh thần gây ra bởi lối
sống gấp gáp, cơ học là một khuynh hướng phổ biến và tích cực của văn học
đương đại
Tơi cũng xem việc thực hiện luận văn là một động thái nhằm tiếp cận với
nền văn học Châu Mỹ La Tinh, cụ thể là văn học Brazil mà đối với tôi vẫn cịn là
một điều bí ẩn. Đây là bước mở đầu với một hiện tượng phổ biến phản ánh ra
ngoài thế giới để sau đó có thể đi sâu vào những hiện tượng đặc sắc riêng biệt,
phát hiện ra cái hồn, bộ phận tinh tuý nhất trong nền văn học của quốc gia rộng
lớn này.
6. Đóng góp của luận văn
Văn học Brazil nói chung đối với độc giả Việt Nam vẫn cịn khá mới lạ. Về
bản thân nhà văn, tuy có nhiều tác phẩm đã được chọn dịch nhưng sự nghiên cứu
về ơng vẫn chưa nhiều. Vì vậy, với niềm đam mê và ý thức trong việc nghiên cứu,
tôi hy vọng sẽ đóng góp một cái nhìn về Paulo Coelho – một hiện tượng đặc biệt
của văn học thế kỉ XX, bước đầu chỉ ra khuynh hướng sáng tác và phong cách
nghệ thuật độc đáo của nhà văn này để tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp đó

về ơng – một nhà văn Nam Mỹ đương đại cũng như về cả nền văn học rộng lớn
ấy. Cuối cùng, tôi hi vọng sẽ đưa ra sự lí giải cá nhân về mối quan hệ mật thiết
giữa tâm linh, văn học và đời sống, cho thấy tâm linh không là một cái gì đó
huyễn hoặc, khơng thực mà là một bộ phận không thể tách rời trong mọi phương
diện sống của con người


8

7. Bố cục
Luận văn sẽ được triển khai theo ba chương cùng các phần Dẫn nhập và
Kết luận, ngoài ra, cịn có Thư mục tham khảo và Phụ lục.
Dẫn nhập:
Phần này sẽ trình bày lí do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
lịch sử nghiên cứu vấn đề, phương pháp, ý nghĩa và mục đích nghiên cứu, những
đóng góp và bố cục của luận văn nhằm giới thiệu khái quát định hướng nghiên
cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và những nền tảng thực hiện nghiên cứu này.
Chương 1: Paulo Coelho và vấn đề tâm linh
Chương này được dành để giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Paulo
Coelho, đưa ra những cái nhìn về ý nghĩa của hai chữ “tâm linh” và tầm quan
trọng của nó trong cuộc sống con người, đặc biệt là trong xã hội đương đại.
Chương này cũng cho thấy ý nghĩa của tâm linh đối với chính tác giả trong q
trình phấn đấu của ơng để đạt được vị trí ngày nay, nêu được những nền tảng hình
thành thế giới tâm linh trong ơng để ơng có thể phản ánh chúng vào trong tiểu
thuyết. Tất cả đều nhằm chuẩn bị những cơ sở vững chắc cho sự phát triển của
chương 2.
Chương 2: Những phương diện tâm linh trong tiểu thuyết của Paulo
Coelho
Chương này sẽ triển khai phân tích, làm nêu bậc thế giới tâm linh trong tiểu
thuyết của Paulo Coelho qua hai khía cạnh: thứ nhất, mối quan hệ giữa con người

với bản thể, tha nhân và vũ trụ; thứ hai, khuynh hướng tơn thờ tính nữ thiêng
liêng, từ đó, đưa ra kết luận là cõi tâm linh của ông rất đặc biệt nhưng lại rất nhuần
nhuyễn, thực tế và gần gũi với con người và cuộc sống.
Chương 3: Yếu tố tâm linh qua thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Paulo Coelho.
Chương này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố thi pháp không gian, thời
gian, nhân vật và nghệ thuật, phân loại và trình bày ý nghĩa của chúng trong việc
khơi gợi, hình thành và phát triển yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết của Paulo
Coelho.


9

Kết luận: Khái quát, tổng kết lại kết quả trong việc nghiên cứu yếu tố tâm
linh trong tiểu thuyết của Paulo Coelho, tóm lại những nhận định, đánh giá cá
nhân về giá trị trong những tác phẩm của ông, những đóng góp của ơng trong đời
sống tinh thần nhân loại và khợi gợi những phương hướng nghiên cứu kế tiếp.
Phụ lục: Đưa ra một vài hình ảnh tiêu biểu, trích dịch một phần tiểu thuyết
Bên dịng Piedra, tơi ngồi xuống khóc và một vài mẫu chuyện trong tuyển tập các
bài thuyết giảng Maktub của nhà văn.
************


10

CHƯƠNG 1
PAULO COELHO VÀ VẤN ĐỀ TÂM LINH
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Paulo Coelho
1.3.1. Cuộc đời
Paulo Coelho, nhà văn đương đại nổi tiếng của Brazil, là tác giả của một

loạt các tiểu thuyết ăn khách bậc nhất thế giới như Nhà giả kim, Quỷ dữ và nàng
Prym, O zahir, Mười một phút…, đồng thời, ông cũng là một trong những người
có nhiều ảnh hưởng tích cực nhất đối với giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, theo
Fernando Morais, tác giả của cuốn tiểu sử về nhà văn – The Magus, từ khi cịn trẻ,
cuộc đời ơng đã khơng hề như cổ tích.
"Một cuộc đời khơng thiếu thứ gì: bạo lực, tình dục, tơn giáo, rock & roll
và mọi thứ quái quỷ khác. Cuối cùng, tất cả chấm dứt trong sự ăn năn, vì giấc mơ
trở thành nhà văn nổi tiếng của Paulo Coelho đã trở thành sự thật.” [78]
Bản thân tôi, khi khảo sát cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, cũng tự nhận
thấy rằng nó mang đầy biến cố và có nhiều trải nghiệm thú vị.
Ơng sinh ngày 24 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình trung lưu tại Rio de
Janeiro, Brazil. Cha, Pedro Coelho, là một kĩ sư. Mẹ, Ligia, là nội trợ. Cha mẹ ông
vốn là những tín đồ Cơ Đốc giáo ngoan đạo. Ông, từ nhỏ, đã chịu sự dạy dỗ
nghiêm khắc của các tu sĩ dịng Tên. Gia đình và trường học đã cố gắng nhào
nặng, đưa ông vào một cuộc sống khuôn phép và mực thước, tuy nhiên, với bản
chất bay bổng, ơng đã sớm tự định hướng cho mình sẽ là một nhà văn trong tương
lai mặc dù định nghĩa về một nhà văn của ơng cịn rất ngơ nghê, con trẻ.
“Nhà văn thì ln ln đeo kính và khơng bao giờ chải tóc. Một nửa thời
gian thì anh ta giận dữ với mọi thứ và nửa cịn lại thì chán nản. Anh ta nói những
điều rất “sâu sắc”. Anh ta ln có những ý tưởng đáng kinh ngạc về cốt truyện
cho tiểu thuyết sắp tới của mình và ghét cuốn sách mà anh ta vừa xuất bản. Một
nhà văn thì có một nhiệm vụ và sứ mệnh khơng bao giờ được thấu hiểu bởi những
người cùng thế hệ. Một nhà văn thì biết những thứ có cái tên đáng sợ như Kí hiệu


11

học, Nhận thức luận và Tân cụ thể luận. Khi cố gắng ve vãn một người đàn bà,
nhà văn chỉ nói: “Tơi là nhà văn.” và nguệch ngoạc một bài thơ trên chiếc khăn
ăn. Điều đó ln ln hiệu quả. Khi được hỏi về thứ mà anh hiện đang đọc, nhà

văn luôn đề cập đến một cuốn sách mà chưa ai từng nghe đến.” [83] (NN dịch)
Ước mơ đó, dĩ nhiên, đã bị gia đình phản đối. Bởi lẽ, tại Brazil vào thời
điểm này, “nghệ sĩ” thường bị đánh đồng với những kẻ đồng tính luyến ái, cộng
sản, nghiện ngập, vô công rồi nghề và lập dị. Họ cố gắng đặt ông vào nề nếp và
hướng ông theo nghề kĩ sư của bố.
Bởi sống lâu dài trong sự kiềm nén nên đến năm 17 tuổi, ơng trở nên cực kì
hướng nội, mâu thuẫn giữa ơng và gia đình xuất hiện và trở nên ngày càng gay gắt.
Về sau, ông lại có những biểu hiện và hành vi q khích, nổi loạn nhằm chống lại
những quy định mà mẹ cha đã áp đặt. Xu hướng của ơng là thích làm giang hồ
đường phố, đánh nhau, cá cược và hẹn hò với lũ con gái hơn là một đứa con ngoan
theo kì vọng của gia đình. Đỉnh điểm của sự mâu thuẫn là khi chứng kiến cảnh
ông dọa nạt em gái và em họ, cha mẹ ông đã hốt hoảng đưa ông vào bệnh viện tâm
thần (vì nghĩ rằng ơng đã loạn trí), khơng chỉ một lần mà đến những ba lần (1966,
1967, 1968). Tại đây, ông đã trải qua những lần sốc điện và vô số những liệu pháp
chủ quan và vô trách nhiệm khác. Ba lần bị tống vào viện tâm thần, hai lần ông
trốn viện với hi vọng mâu thuẫn giữa bản thân và gia đình sẽ được điều hồ nhưng
ngược lại, nó càng bùng phát mạnh mẽ. Mãi đến năm 1968, nhờ có sự can thiệp
của một bác sĩ giỏi về tâm lí, đặc biệt là tâm lí tuổi trẻ, ơng mới thốt khỏi nơi đó
vĩnh viễn.
Xét về bối cảnh đất nước Brazil trong thời gian đó, đây không phải là
trường hợp đặc biệt của riêng nhà văn mà hầu như là một hiện tượng xã hội xảy ra
đối với giới trẻ nói chung tại quốc gia này. Có thể gọi đây là sự phản ứng của giới
trẻ đối với bầu khơng khí gị bó, ngột ngạt gây ra bởi chế độ độc tài đang thống trị
đất nước lúc bấy giờ.
Trở lại với hoàn cảnh của nhà văn, ông nhận định đây là biến cố quan trọng
trong cuộc đời mình. Nó đã để lại cho ơng một ấn tượng sâu đậm với những dằn
vặt, ray rứt về cuộc sống, sự tự do, thân phận và mối quan hệ của từng cá nhân đối


12


với gia đình và cộng đồng xã hội. Tuy vậy, Paulo Coelho khơng coi đó là một
chấn thương hay bi kịch – “tơi chưa bao giờ coi mình là bệnh nhân hay tù nhân.
Đó là một phần trong những cuộc hành trình của tơi.” Ngược lại, nó là một trải
nghiệm trong q trình tơi luyện bản thân dẫn dắt ơng đến gần với giấc mơ của
mình; một biến cố mà có nó ơng mới trở thành một Paulo Coelho như hiện tại.
Ơng nói: “…có một số trận chiến sẽ giết chết bạn và một số sẽ khiến bạn mạnh mẽ
hơn. Với tơi, đó là trường hợp thứ hai. Tơi khơng bao giờ xem mình là một nạn
nhân của hồn cảnh mà là một kẻ phiêu lưu, thỉnh thoảng, phải lội qua những
dịng nước dữ.” [83] (NN dịch)
Kinh nghiệm đó về sau đã được thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm
“Veronika quyết chết”. Cuốn sách cũng là một phần sự lí giải của ơng cho những
biến cố tâm lí thời trai trẻ. Kể lại câu chuyện đời mình, ơng khơng hề oán trách
cha mẹ. Theo ông, hành động của họ không phải nhằm huỷ diệt ơng, nó chỉ là sự
biểu hiện tình yêu một cách vụng về của cha mẹ đối với con cái. Trước khi cho
xuất bản tiểu thuyết trên (1998), ông đã xin phép người cha, lúc bấy giờ đã 85 tuổi
của mình. Điều này chứng minh ơng hồn tồn thấu hiểu, tha thứ và mong muốn
xố đi mặc cảm trên của họ.
Sau khoảng thời gian đó, thể theo ý muốn của cha mẹ, ông vào học ở
trường luật và quyết định chấm dứt giấc mộng văn chương. Tuy nhiên, một năm
sau, ông lại từ bỏ tất cả để sống cuộc đời của một người trong giới hippy mà cuộc
sống cũng như tư tưởng của họ đã được ông nhắc đến trong tiểu thuyết O zahir Nỗi ám ảnh. Suốt thập niên 60 của thế kỉ trước, ông đã lang thang khắp Nam Mỹ,
Bắc Phi, Mexico và Châu Âu. Ông chịu sự ảnh hưởng bởi nhà huyền bí Alistair
Crowley, sử dụng ma tuý, đồng thời, tham gia vào những hội kín, nghiên cứu tìm
hiểu những tơn giáo phương Đơng và thực hành những “bí thuật đen”.
Cũng trong thời gian đó, ơng đã cộng tác cùng một số các nhạc sĩ, ca sĩ có
cùng khuynh hướng, nổi bậc trong đó là Raul Seixas và viết lời cho những khúc
nhạc Rock của ông. Paolo Coelho tổng cộng đã viết lời cho 60 bài hát, trong đó có
những bài nổi tiếng như Tôi đã được sinh ra cách đây 1000 năm (Eu nasci há dez
mil anos atrás), Gita và Al Capone. Ngoài ra, ơng cịn làm việc với tư cách là

người viết kịch bản, một đạo diễn sân khấu và một phóng viên… Những nghề


13

nghiệp trên đã mang lại cho ông những thành công, danh tiếng, và sự tác động
nhất định. Hậu quả là vào năm 1974, ơng đã có lần bị chính quyền độc tài quân sự
đương thời bắt bớ và bị tra tấn tàn bạo bởi lực lượng bán quân sự Brazil vì họ nghi
ngờ ơng có những hành động chống phá thơng qua những lời bài hát nguy hiểm và
mang tính chất thiên tả. Rất may điều đó chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.
Suốt quãng thời gian này, trong ông, ước mơ được trở thành một nhà văn
vẫn âm ỉ cháy. Ơng nói: “Tơi có việc làm, có người để u thương, có tiền bạc
nhưng tơi vẫn chưa thành tồn được giấc mơ. Giấc mơ của tôi đã và vẫn là trở
thành một nhà văn.” [68] (NN dịch). Cho đến năm 1984 - một năm rất quan trọng
trong cuộc đời tác giả - ông kết hôn (lần thứ tư) cùng Christina Oiticica, một nghệ
sĩ điêu khắc - nàng Thơ đã gắn bó, san sẻ mọi thành cơng và bất hạnh với ông suốt
28 năm nay. Ba cuộc hôn nhân đỗ vỡ trước đó lại khơng được ơng nhắc đến.
Năm 1986, ông cùng vợ thực hiện chuyến hành hương đầu tiên của mình
trên con đường Santiago xứ Compostela dài 500 dặm của vùng tây bắc Tây Ban
Nha đến nhà thờ thánh James của xứ đó. Kết quả là một năm sau, ông đã cho ra
đời cuốn tự truyện Cuộc hành hương để kể lại chuyến đi trên. Theo những ẩn ý
trong tiểu thuyết O zahir – Nỗi ám ảnh, ý tưởng về cuộc hành hương này đã được
kích thích bởi chính Oiticica.
Qua lời nhận định của chính ơng và qua sự nghiên cứu về cuộc đời sáng tác
của tác giả, tôi nhận thấy những thành công đã bắt đầu đến với Paulo Coelho kể từ
sau cuộc hành hương này. Chuyến đi đến với thế giới tâm linh đã mở mắt cho ông,
thức tỉnh ngọn lửa văn chương mà ông đã cố cơng dập tắt, khơi nguồn cảm hứng
để ơng có được một cuộc sống như ý muốn với tư cách là một nhà văn.
Năm 1996, khi đã trở nên giàu có với nghề cầm bút, ông cùng vợ thành lập
Viện Paulo Coelho để giúp đỡ trẻ em và những người già gặp hồn cảnh khó khăn.

Năm 2002, Viện hàn lâm văn học Brazil (ABL) kết nạp Coelho làm thành
viên chính thức và sự kiện trên cũng dẫn đến nhiều lời ong tiếng ve. Nhiều người
cho rằng mục đích của ABL là muốn “chầu chực” một phần gia tài của nhà văn vì
ơng khơng có con và lợi dụng hình ảnh của ông để thu hút sự chú ý của giới truyền
thông, làm hồi sinh danh tiếng đang xuống cấp của viện.


14

Hiện tại cuộc sống của ông cùng vợ được chia ra ở hai nơi, một là Rio de
Janeiro, Brazil và hai là Tarbes, Pháp.
1.3.2. Sự nghiệp
Về sự nghiệp, tuy hiện tại là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng
và ăn khách bậc nhất nhưng thành công không đến với Paulo Coelho một cách quá
dễ dàng. Đam mê văn chương từ nhỏ, thế nhưng, ông phải kềm chế ước mơ của
mình theo nguyện vọng gia đình suốt một thời gian dài. Khi trưởng thành, phải
làm nhiều công việc khác nhau, đến năm 1982, ông mới tập tành cuộc sống của
một nhà văn với cuốn sách Văn thư địa ngục. Cuốn sách đối với ông là một thất
bại thảm hại. Cuốn sách thứ hai của ông - Thực hành giáo khoa thư của Ma cà
rồng (xuất bản năm 1986) – cũng chẳng khá hơn. Chẳng những vậy, sau khi đã
cho xuất bản nó, ơng đã phải cố gắng thu hồi vì cho rằng chất lượng sách quá kém.
Tuy vậy, 1986 vẫn là một năm ý nghĩa trong cuộc đời tác giả bởi như trên
đã nói, trong năm này ơng đã thực hiện chuyến hành hương đến Nhà thờ thánh
Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha. Kết quả là vào năm 1987, cuốn tự truyện
Cuộc hành hương đã ra đời kể lại cuộc hành trình trên con đường mịn Santiago
một năm về trước. Sự ảnh hưởng của chuyến đi không dừng lại ở đó mà cịn để lại
dấu ẩn trong nhiều tác phẩm sau này, cái tên Santiago cũng được nhắc đi nhắc lại
nhiều lần trong những những cuốn tiểu thuyết khác. Sau chuyến đi ấy, giấc mơ trở
thành nhà văn của Paulo Coelho bừng sống dậy với một nguồn cảm hứng dạt dào.
Ơng quyết định từ bỏ hẳn những cơng việc sinh lợi khác và tập trung trọn vẹn vào

viết lách. Xét về mặt tinh thần, nó đã đã mang đến cho ơng sự chín mùi và thức
tỉnh tâm linh. Kể lại chuyến đi trên, ơng nói:
“Bước ngoặt của đời tôi là chuyến hành hương đến nhà thờ Thánh
Santiago xứ Compostela. Từ sau đó, tơi – một kẻ vốn dành hầu hết đời mình để
thâm nhập vào những bí ẩn vũ trụ, đã nhận ra rằng chẳng có một bí mật nào cả.
Cuộc sống vẫn luôn luôn là một điều kì diệu. Chúng ta phải đi theo những điềm
báo và quan tâm đến tha nhân. Cuộc sống là một phép màu bất tận và chỉ hiển lộ
trong những cuộc tiếp xúc với con người. [69] (NN dịch)


15

Chi tiết này trong cuộc đời và sự nghiệp của ông chứng tỏ tâm linh và niềm
tin tôn giáo chẳng những đóng vai trị là chỗ dựa tinh thần cho tác giả mà còn là
một phần quan trọng trong nguồn cảm hứng dạt dào để ơng có thể cho ra đời nhiều
tác phẩm thành công.
Những thành công nhất định của “Cuộc hành hương” đã động viên ông
viết tiếp cuốn sách thứ tư, Nhà giả kim (1988). Cuốn tiểu thuyết này cũng chịu sự
hẩm hiu trong những ngày đầu sau khi xuất bản. Tình cảnh lúc đó được ơng kể lại
rằng:
“Nó được in ra nhưng không bán được. Thế rồi người của nhà xuất bản nói
với tơi: "Sẽ chẳng ma nào mua cuốn sách này nữa" - một phán quyết còn kinh
khủng hơn cả việc bị từ chối.” [83]
Thế nhưng, ông đã thành công khi thuyết phục những nhà xuất bản rằng đó
là một kiệt tác và về sau, nó thật sự đã trở thành một dấu son trong sự nghiệp sáng
tác của ơng. Đó là một thành cơng lớn, được ghi nhận như là một hiện tượng văn
học quan trọng của thế kỉ XX, được tái bản nhiều lần, có mặt trong danh mục
những cuốn sách bán chạy nhất tại 74 quốc gia và bán trên 65 triệu đầu sách (theo
thống kê năm 2008). Cuốn tiểu thuyết cũng đạt được kỉ lục là cuốn sách được dịch
nhiều nhất trên thế giới (67 thứ tiếng). Nhiều người đã xem nó là cuốn sách quan

trọng đã thay đổi đời mình. Trong số những người ưa thích cuốn sách trên có cả
nhà văn Ý Umberto Eco, nhà văn Nhật từng đoạt giải Nobel Kenzaburo Oe, Tổng
thống Mỹ Bill Clinton, nữ ca sĩ Madona…
Tiếp theo là sự ra đời của một loạt những đầu sách khác, đó là Brida
(Brida) – 1990, Những thiên nữ Valkiry (As Valkirias) – 1992, Nhật kí của một
Magus (O Diário de um Magus) – 1992, Maktub (Maktub) – 1994, Bên dịng
Piedra, tơi ngồi xuống khóc (Na margem do rio Piedra eu sentei e chorei) –
1994, Ngũ Sơn (O Monte Cinco) -1996, Cẩm nang của người Chiến binh Ánh
sáng (Manual do guerreiro da luz) – 1997, Veronika quyết chết (Veronika decide
morrer) – 1998, Những lời thiết yếu (Palavras essenciais) -1998, Quỷ dữ và
nàng Prym (O Demônio e a srta Prym)- 2000, Tập truyện cổ tích Cha, con và
cháu (2001), Mười một phút (2003), Thần linh và những đoá hồng (O Gênio e


16

as Rosas) – 2004, Và vào ngày thứ 7 (E no sétimo dia) – 2004, Nỗi ám ảnh (O
zahir) 2005, Những lối mòn được hồi sinh (Caminhos Recolhidos) – 2005, Phù
thuỷ phố Portobello (A bruxa de Portobello) -2006, Tuyển tập những bài viết với
tiêu đề Như dịng sơng xi chảy (2006), Cuc sng: Nhng on trớch chn lc
(Vida: Citaỗừes selecionadas)- 2007, 24 giờ ở Cannes (nguyên tác là Người
chiến thắng ln cơ độc - O Vencedor está Só) -2008. Ngồi ra, ơng cịn nhuận sắc
cho hai tác phẩm Món q lớn nhất của Henry Drummond và Thơng điệp tình
u từ nhà tiên tri của Kalil Gibran.
Ngoài hai cuốn sách đầu tiên, mỗi tác phẩm sau này là một thành công của
tác giả, trong đó, các tiểu thuyết Nhà giả kim, Nỗi ám ảnh, Mười một phút đã
nằm trong danh sách “bestseller” ở nhiều nước. Với những thành cơng đó, ơng
được mệnh danh là ông vua Midas trên văn đàn thế giới.
Mặc dù vậy, đánh giá về văn của ơng có rất nhiều ý kiến trái ngược. Nhiều
người nhận xét, tiểu thuyết của ơng có văn phong dễ đọc và đề tài, cốt truyện hấp

dẫn. Về nội dung, chúng luôn luôn hứa hẹn một sự phát lộ lớn lao nhưng ít ai có
thể thẩm thấu được. Chính vì vậy, tiểu thuyết của ơng thường được xem là sách bí
truyền (esoterical), nội dung của nó chỉ có những ai đặc biệt quan tâm mới có thể
lĩnh hội.
“Tất cả những cuốn sách của Coelho đều có khuynh hướng diễn tả một vấn
đề tâm linh nào đó, được viết với ngơn ngữ được cắt giảm tối đa dẫn đắt độc giả
đi thẳng đến một trạng thái tinh thần cao độ.” [70] (NN dịch)
Tại Việt Nam, bàn về tác phẩm của ông, nhà văn Châu Diên cũng đưa ra
những nhận xét tích cực, rằng Paulo Coelho là "một nhà văn có lối viết vơ cùng
giản dị dễ hiểu... Đặc biệt có một khía cạnh cực kỳ thú vị trong tiểu thuyết của
Paulo Coelho, đó là trạng thái trực cảm ở các nhân vật của ông. Trạng thái trực
cảm khiến cho các nhân vật của ông hành động như ma quái, có khi lại như kẻ
thấu thị, lắm lúc như kẻ điên rồ, hoặc nhiều khi như những người có khả năng liên
hệ với những thế giới xa lạ với cuộc sống trần gian này". [73]
Lại có người cho rằng văn của ơng chuyển tải một nội dung quá đơn giản,
câu văn thì lại ngắn ngủi, khơng có gì đặc sắc. Nhiều nhà phê bình ở Brazil vẫn


17

cho rằng ông là một tác giả không quan trọng, những tác phẩm của ông quá đơn
giản và giống như sách tự lực (self-help book). Sách của ông thật sự là hấp dẫn và
bán rất chạy nhưng cũng vì điều đó, cũng có người xem chúng chỉ đơn thuần là
tiểu thuyết "thương mại". Giới phê bình chê văn ơng “giản dị thái quá, khắc họa
đời sống tinh thần quá nông và cái được gọi là chủ nghĩa thần bí trong văn ơng thì
lại q phổ biến." [68] (NN dịch)
Trước những lời như thế, ơng đã trả lời rằng: “Đó khơng phải là điều tôi
bận tâm. Khi viết, tôi viết cho chính mình, đón nhận ra sao là việc của độc giả.
Chuyện họ thích hay khơng thích khơng phải là vấn đề của tơi.” [75]
Về q trình sáng tác, Paulo Coelho quan niệm rằng nó phải tn theo chu

trình của tự nhiên và mỗi nhà văn cũng như một người gieo hạt phải thực hiện
nhiều cơng đoạn để có thể có được một mùa gặt bội thu. Trước tiên là phải cày
xới, làm tơi đất “để cho khí oxy có thể thâm nhập vào những chỗ mà trước đây
chúng chưa từng đến được”. Việc này tương ứng với những động thái tiếp nhận
nguồn cảm hứng của nhà văn.
Giai đoạn tiếp theo là gieo hạt, là quá trình nhà văn liên hệ với cuộc sống,
tiếp xúc cùng nhân loại để tìm được ngơn ngữ của riêng mình. Bởi theo ơng “mọi
tác phẩm đều là thành quả từ sự liên hệ với cuộc sống” (every work is the fruit of
contact with life), từ đó, địi hỏi nhà văn phải sống một cách trọn vẹn và tự mình
trải nghiệm - “anh sống càng mãnh liệt, anh càng có thể tìm thấy ngơn ngữ của
riêng mình.”
Giai đoạn thứ ba là thời điểm chín mùi của cảm xúc, khi đó, cảm xúc đã
được thâm nhập vào chỗ sâu nhất trong tâm hồn tác giả, và tự do tuôn trào thành
tác phẩm.
Giai đoạn cuối cùng là gặt hái, tức thể hiện cảm xúc ra ngoài trang giấy.
Người nghệ sĩ phải chọn đúng thời điểm bởi nếu hái quá sớm quả sẽ còn xanh, còn
nếu để quá lâu, quả sẽ bị thối rữa. Và khi làm việc, nhà văn – nghệ sĩ “phải lao
động ngày đêm với thái độ nghiêm túc và không sợ hãi cho đến khi tác phẩm hoàn
thành.”


18

Và nhà văn làm gì với tác phẩm của mình? Theo Paulo Coelho, “Một lần
nữa, hãy nhìn Mẹ Thiên nhiên: Bà chia sẻ mọi thứ với mọi người. Khi tác phẩm
được hoàn thành, anh phải chia sẻ tâm hồn anh, không xấu hổ và không sợ hãi.”
[83] (NN dịch)
Trong tiểu thuyết Phù thuỷ phố Portobello, nhà văn cũng bộc bạch:

"Chẳng có ai thắp đèn lên để giấu ra sau cánh cửa: mục đích của ngọn đèn là

mang lại ánh sáng, mở mang tầm nhìn của mọi người, vén lên những bức màn
bí ẩn xung quanh.” [14, trang 13]
Điều này cũng đã thể hiện một khuynh hướng sáng tác của Paulo Coelho và
quan điểm của ông về nhiệm vụ của một nhà văn. Theo tác giả, viết là để chia sẻ
và mỗi tác phẩm là mỗi thông điệp mà nhà văn gửi đến cuộc đời.
DANH SÁCH CÁC TÁC PHẨM ĐÃ ĐƯỢC XUẤT BẢN TRÊN
THẾ GIỚI CỦA PAULO COELHO

Năm

1982

1986

Tựa đề (Bồ Đào Nha)

Tựa đề (Tiếng Việt)

Arquivos do Inferno

O Manual
Vampirismo

Prático

Văn thư địa ngục

do

Sách thực hành của Ma cà rồng


1987

O Diário de um Mago

Cuộc hành hương

1988

O Alquimista

Nhà giả kim

1990

Brida

Brida

1991

O Dom Supremo

Món quà lớn nhất (nhuận sắc từ
tác phẩm của Henry Drummond)


×