Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THUY QUYEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 42 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chương 3 THỦY QUYỂN</b>



Thủy quyển (thủy, phiên âm Hán Việt của 水, nghĩa là nước) trong địa vật lý, được mô tả như
là khối lượng chung của nước được tìm thấy dưới, trên bề mặt cũng như trong khí quyển của
hành tinh.


Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái đất gồm nước ngọt, nước mặn ở
cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thủy quyển bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sơng ngịi,
nước ngầm và băng tuyết.


Khối lượng của thủy quyển khoảng 1,4.1018 tấn. Trong đó đại dương có khối lượng chiếm
97,4% tồn bộ thủy quyển. Phần cịn lại là băng trên núi cao và hai cực Trái đất chiếm 1,98%;
nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%. Ranh giới trên của
thủy quyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới dưới của thủy quyển khá phức
tạp, từ các đáy đại dương có độ sâu hàng chục kilơmét, vài chục mét ở các thấu kính nước
ngầm cho đến vài chục xăngtimét ở các vùng đất ngập nước. Theo diện tích che phủ, thủy
quyển chiếm 70,8% hay 361 triệu km2 bề mặt Trái đất với độ sâu trung bình 3.800m.


<i>Nước chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái đất</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1. Vịng tuần hồn của nước</b>
* Nước:




<i>Mơ hình phân tử nước</i>


Phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxy. Về mặt hình học thì phân
tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai
lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết O-H là 96,84 picômét.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lịng đất và trong bầu khí quyển của
Trái đất. Nước trên Trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ
thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vịng tuần hồn nước đã và đang diễn ra từ
hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái đất đều phụ thuộc vào nó, Trái đất chắc hẳn sẽ là
một nơi khơng thể sống được nếu khơng có nước.


Vịng tuần hồn nước là phương pháp lưu chuyển của nước trong thủy quyển, nó bao gồm
nước có dưới bề mặt Trái đất, trong các lớp đất, đá thạch quyển (tức nước ngầm), nước trong
cơ thể động vật và thực vật (sinh quyển), nước bao phủ trên bề mặt Trái đất trong các dạng
lỏng và rắn, cũng như nước trong khí quyển trong dạng hơi nước, các đám mây và các dạng
mưa, tuyết, mưa đá, sương.


<i>Sơ đồ vịng tuần hồn nước (do Cục Địa chất Mỹ vẽ)</i>
<b>Mơ tả vịng tuần hồn nước:</b>


Vịng tuần nước khơng có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những
dịng khơng khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào
nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ
dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng
hàng nghìn năm.


Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên
mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên
mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dịng chảy mặt chảy vào trong
sơng theo những thung lũng sơng trong khu vực, với dịng chảy chính trong sơng chảy ra đại
dương. Dịng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt.
Mặc dù vậy, khơng phải tất cả dịng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước
thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược


trở lại vào nước mặt (và đại dương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra
thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá
cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm
sâu để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ
lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể
quay trở lại đại dương, nơi mà vịng tuần hoàn nước “kết thúc”... và lại bắt đầu.


<b>2. Phân bổ nước trên Trái đất</b>


Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính tốn hiện nay là 1,386 tỷ km3<sub>, tập trung trong thủy</sub>


quyển 97,2% (1,35 tỷ km3<sub>), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 97% lượng nước là nước</sub>


mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, cịn lại là nước
sơng và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong
sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên Trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất
phát từ nước mưa (lượng mưa trên Trái đất 105.000km3<sub>/năm).</sub>


Biểu đồ và bảng số liệu bên dưới giải thích một cách chi tiết nước Trái đất có ở đâu. Chú ý
rằng trong 1.386 triệu km3<sub> tổng lượng nước trên Trái đất thì trên 96% là nước mặn. Và trong</sub>


tổng lượng nước ngọt trên Trái đất thì 68% là băng và sơng băng; 30% là nước ngầm; nguồn
nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100 km3<sub>, bằng 1/700 của 1% của</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ứớc tính phân bố nước tồn cầu
<b>Nguồn nước</b> <b>Thể tích nước</b>


<b>tính bằng km3</b>


<b>Thể tích nước</b>


<b>tính bằng dặm</b>


<b>khối</b>
<b>Phần</b>
<b>trăm của</b>
<b>nước ngọt</b>
<b>Phần trăm</b>
<b>của tổng</b>
<b>lượng nước</b>
Đại dương, biển,


và vịnh 1.338.000.000 321.000.000 -- 96,5


Đỉnh núi băng,
sông băng, và
vùng tuyết phủ
vĩnh cửu


24.064.000 5.773.000 68,7 1,74


Nước ngầm 23.400.000 5.614.000 -- 1,7


Ngọt 10.530.000 2.526.000 30,1 0,76


Mặn 12.870.000 3.088.000 -- 0,94


Độ ẩm đất 16.500 3.959 0,05 0,001


Băng chìm và băng



tồn tại vĩnh cửu 300.000 71.970 0,86 0,022


Các hồ 176.400 42.320 -- 0,013


Ngọt 91.000 21.830 0,26 0,007


Mặn 85.400 20.490 -- 0,006


Khí quyển 12.900 3,095 0,04 0,001


Nước đầm lầy 11.470 2.752 0,03 0,0008


Sông 2.120 509 0,006 0,0002


Nước sinh học 1.120 269 0,003 0,0001


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Nguồn: Gleick, P. H., 1996: Tài nguyên nước. Bách khoa từ điển về khí hậu và thời tiết. S.H </i>
<i>Scheneide, Nhà xuất bản Đại học OXford, New york, quyển 2, trang 817 - 823</i>


<b>3. Thành phần của vịng tuần hồn nước </b>


USGS (Cục Địa Chất Mỹ) đã định nghĩa 15 thành phần của vịng tuần hồn nước như sau:


 Nước trong các đại dương
 Nước trong khí quyển
 Bốc hơi


 Sự thoát hơi


 Sự ngưng tụ hơi nước


 Giáng thủy


 Nước băng và tuyết
 Dòng chảy tuyết tan
 Dịng chảy mặt
 Dịng chảy trong sơng
 Trữ lượng nước ngọt
 Thấm


 Lưu lượng nước ngầm
 Suối


 Lượng trữ nước ngầm


<b>3.1. Nước trong các đại dương</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>



<i>Đại dương là kho chứa nước</i>
<b>3.2. Nước trong khí quyển: </b>


Nước được trữ trong khí quyển dưới dạng hơi, như những đám mây và độ ẩm.


<i>Trong khí quyển chứa đầy nước</i>


Mặc dù khí quyển khơng là kho chứa khổng lồ của nước, nhưng nó là một “siêu xa lộ” để ln
chuyển nước khắp tồn cầu. Trong khí quyển ln ln có nước: những đám mây là một dạng
nhìn thấy được của nước khí quyển, nhưng thậm chí trong khơng khí trong cũng chứa đựng
nước - những phần tử nước này q nhỏ để có thể nhìn thấy được. Thể tích nước trong khí
quyển tại bất kỳ thời điểm nào vào khoảng 12.900 km3<sub>. Nếu tất cả lượng nước khí quyển rơi</sub>


xuống cùng một lúc, nó có thể bao phủ khắp bề mặt Trái đất với độ dày 2,5 cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Bốc hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí. Bốc hơi nước là
đoạn đường đầu tiên trong vịng tuần hồn mà nước chuyển từ thể lỏng thành hơi nước trong
khí quyển. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các đại dương, biển, hồ và sơng cung cấp gần
90% độ ẩm của khí quyển qua bốc hơi, với 10% cịn lại do thốt hơi của cây.


<b>Bốc hơi nước điều khiển chu trình tuần hoàn nước:</b>


Bốc hơi nước từ các đại dương là cách chính để nước được luân chuyển vào trong khí quyển.
Diện tích rất lớn của các Đại Dương (trên 70% diện tích bề mặt của Trái đất được bao phủ bởi
các đại dương) cung cấp những cơ hội lớn cho quá trình bốc hơi diễn ra. Trên phạm vi tồn
cầu lượng nước bốc hơi cũng bằng với lượng giáng thủy. Mặc dù vậy, tỉ lệ giữa lượng nước
bốc hơi và lượng giáng thuỷ biến đổi theo vùng địa lý. Thông thường trên các đại dương
lượng bốc hơi nhiều hơn lượng giáng thủy, trong khi đó trên mặt đất, lượng giáng thủy vượt
quá lượng bốc hơi.


Phần lớn lượng nước bốc hơi từ các đại dương rơi ngay trên đại dương qua quá trình giáng
thủy. Chỉ khoảng 10% của nước bốc hơi từ các đại dương được vận chuyển vào đất liền và rơi
xuống thành giáng thuỷ. Khi bốc hơi, một phân tử nước tồn tại trong khí quyển khoảng 10
ngày.


<b>3.4. Thốt hơi: </b>


Là q trình hơi nước thốt ra từ các cây trồng vào khí quyển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

10% của hàm lượng nước trong khí quyển.


Thốt hơi thực vật là một q trình khơng nhìn thấy được, khi nước đang bốc hơi trên bề mặt
các lá cây, chúng ta không thể đi ra ngồi và nhìn thấy các lá cây đang bốc thoát hơi. Trong


mùa phát triển của cây trồng, một lá cây sẽ bốc thoát hơi nước nhiều lần hơn trọng lượng của
chính nó. Một mẫu Anh trồng ngơ có thể bốc thốt hơi được khoảng 11.400 - 15.100 lít
nước/ngày, và một cây sồi lớn có thể bốc hơi được 151.000 lít nước/năm.


<b>* Các nhân tố khí quyển tác động đến bốc thoát hơi nước</b>


Lượng nước bốc thoát hơi từ cây cối biến đổi lớn theo thời gian và không gian. Một số nhân
tố tác động đến tốc độ bốc thoát hơi nước:


<b>- Nhiệt độ:Tốc độ bốc thoát hơi tăng lên khi nhiệt độ tăng, đặc biệt trong mùa phát triển của</b>
cây trồng khi nhiệt độ khơng khí ấm hơn.


- Độ ẩm tương đối: Khi độ ẩm tương đối của khơng khí xung quanh cây trồng tăng thì tốc độ
bốc thốt hơi giảm. Nghĩa là nước bốc hơi khi khơng khí khơ dễ dàng hơn là trong khơng khí
bão hồ ẩm.


- Gió và sự di chuyển của khơng khí: Sự di chuyển của các lớp khơng khí xung quanh một
cây tăng lên làm cho bốc thoát hơi cũng tăng cao.


- Loại cây: Loại cây khác nhau sẽ thoát hơi nước với tốc độ khác nhau. Các loại cây sống
trong vùng khô cằn thì thốt hơi ít hơn các loại cây khác. Ví dụ cây xương rồng để giữ lại
lượng nước quý báu bằng cách giảm bớt sự thoát hơi hơn các cây trồng khác.


<b>3.5. Sự ngưng tụ hơi nước:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Sự ngưng tụ hơi nước là quá trình hơi nước trong khơng khí được chuyển sang thể nước lỏng.
Ngưng tụ hơi nước rất quan trọng đối với chu trình tuần hồn nước bởi vì nó hình thành nên
các đám mây. Những đám mây này có thể tạo ra mưa, nó là cách chính để nước quay trở lại
Trái đất. Ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược với bốc hơi nước.



Sự ngưng tụ hơi nước cũng là nguyên nhân của hiện tượng sương, hoặc nước trên mắt kính
của chúng ta khi chúng ta từ một phịng lạnh đi ra ngồi trong một ngày nóng, ẩm ướt, cịn
trong một ngày lạnh nước có thể nhỏ giọt bên ngoài cốc uống nước.


<b>Sự ngưng tụ hơi nước trong khơng khí:</b>


Thậm chí trên những bầu trời trong xanh khơng một gợn mây, thì nước vẫn tồn tại dưới hình
thức hơi nước và những giọt nước li ti không thể nhìn thấy được. Những phân tử nước kết hợp
với những phân tử nhỏ bé của bụi, muối, khói trong khí quyển để hình thành nên các hạt nhân
mây (giọt mây nhỏ, đám mây nhỏ), nó gia tăng khối lượng và phát triển thành những đám
mây. Khi những giọt nước kết hợp với nhau, gia tăng về kích thước, những đám mây có thể
phát triển và mưa có thể xảy ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>3.6. Giáng thủy:</b>


Sự rơi của nước ra khỏi các đám mây, dưới thể lỏng hoặc rắn.


Giáng thủy là nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng mưa, mưa tuyết, mưa đá,
tuyết. Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại Trái đất. Phần lớn lượng giáng thuỷ là
mưa.


<b>* Sự hình thành các hạt mưa:</b>


<i>Ảnh của 1 cơn bão</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>Lượng giáng thuỷ trung bình hàng năm theo mm và inch trên tồn cầu. </i>
<i>Vùng màu xanh nhạt là sa mạc</i>


<b>3.7. Lượng nước trữ dưới dạng băng và tuyết: </b>



Nước ngọt được trữ trong những sông băng, những cánh đồng băng và những cánh đồng
tuyết.


Nước được giử lâu dài trong băng, tuyết, và các sơng băng là một thành phần của vịng tuần
hồn nước toàn cầu. Vùng Nam cực chiếm 90% tổng lượng băng của Trái đất, các đỉnh núi
băng ở Greenland chiếm 10% tổng lượng băng toàn cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Băng hà bao phủ 10 - 11% lục địa Trái đất.


- Nếu tất cả băng hà tan chảy ngày nay, mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 70 m.


- Trong kỷ băng hà cuối cùng, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 122 m, và những
dịng sơng băng bao phủ gần 1/3 lục địa Trái đất.


- Trong thời kỳ ấm cuối cùng, cách đây 125.000 năm, mực nước biển cao hơn ngày nay
khoảng 5,5 m. Khoảng 3 triệu năm trước đây nước biển có thể đã cao đến hơn 50,3 m.


<b>3.8. Dòng chảy tuyết tan vào các sơng: </b>


Dịng chảy mặt từ tuyết và băng chảy theo nước mặt.


<i>Tuyết tan</i>


Dòng chảy tuyết là phần chính của sự ln chuyển nước tồn cầu. Trong thời kỳ mùa xuân ở
những vùng khí hậu lạnh hơn, nhiều dịng chảy mặt và dịng chảy sơng ngịi xuất phát từ tuyết
và băng. Bên cạnh việc gây ra lũ lụt, tuyết tan nhanh có thể gây ra sạt lở đất và dòng chảy bùn
đá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>Dòng tuyết tan ảnh hưởng đến dịng chảy sơng ngịi </i>



<b>3.9. Dịng chảy mặt: </b>


Dòng chảy mặt từ mưa trên lưu vực chảy trên bề mặt đất vào những sông gần nhất.


Thông thường, một phần nước mưa rơi thấm ngay vào đất, nhưng khi đất đạt tới trạng thái
bão hồ hay khơng thấm, thì bắt đầu chảy theo sườn dốc thành dịng chảy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>3.10. Dịng chảy sơng ngịi</b>


Mưa tác động chính tới dịng chảy trên các lưu vực. Mưa rơi làm tăng mực nước sơng, và mực
nước sơng có thể tăng ngay cả khi mưa ở rất xa trên lưu vực sông. Nước mưa rơi trên lưu vực
cuối cùng phải chảy ra ở mặt cắt cuối lưu vực. Độ lớn của sông phụ thuộc vào độ lớn của lưu
vực. Sông lớn có lưu vực sơng rộng, sơng nhỏ có lưu vực sơng nhỏ hơn. Tương tự như vậy,
sơng có kích thước khác nhau tác động khác nhau lượng mưa rơi. Trong các sông lớn mực
nước lên xuống chậm hơn các sơng nhỏ. Trong lưu vực nhỏ, mực nước sơng có thể lên xuống
tính theo phút và giờ. Những sơng rộng có thể mất vài ngày để biến đổi mực nước lên xuống
và thời gian lũ lên có thể kéo dài vài ngày.


<b>3.11. Lượng trữ nước ngọt</b>


Nước ngọt trên mặt đất, một thành phần của chu trình nước, yếu tố cần thiết cho mọi sự sống
trên Trái đất. Nước mặt bao gồm nước trong các dịng sơng, ao, hồ, hồ nhân tạo, và các đầm
lầy nước ngọt.


Lượng nước trong các sông và hồ luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào lưu lượng vào và ra. Dòng
chảy vào từ mưa, dòng chảy tràn trên mặt đất, lượng nước ngầm dưới đất, và lượng nước gia
nhập từ các sơng nhánh. Dịng chảy ra khỏi các hồ và sông bao gồm lượng bốc hơi và dung
tích nước bổ sung cho nước ngầm. Con người cũng sử dụng nước mặt cho các nhu cầu thiết
yếu của mình. Lượng và vị trí của nước mặt thay đổi theo thời gian và không gian, một cách
tự nhiên hay dưới sự tác động của con người.



<b>3.12. Sự thấm: </b>


Sự di chuyển của nước từ mặt đất vào trong lòng đất hay các khe nứt của đá.


Bất cứ nơi nào trên thế giới, một phần lượng nước mưa và tuyết đều thấm xuống lớp đất và đá
dưới bề mặt. Lượng thấm bao nhiêu phụ thuộc vào một số các nhân tố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>Hình ảnh dịng sơng biến mất trong 1 hang ở vùng Nam Georgia, Mỹ </i>
<i>cho thấy sơng cũng có thể chảy trực tiếp vào trong nước ngầm.</i>


Khi nước mưa thấm vào trong tầng đất sát mặt, nó hình thành vùng khơng bão hồ và vùng
bão hồ. Trong vùng khơng bão hồ, nước tồn tại trong các lỗ rỗng của lớp đá bên dưới mặt
đất, nhưng tầng đất chưa đạt tới trạng thái bão hoà. Phần phía trên của tầng khơng bão hồ là
vùng đất. Vùng đất này có khơng gian phân bố được tạo ra từ rễ cây trồng, nước mưa có thể
thấm vào tầng này. Cây trồng sử dụng nước trong tầng đất này. Bên dưới vùng khơng bão hồ
là vùng bão hoà, ở đây nước chứa đầy trong các khe rỗng giữa các phần tử đất và đá. Có thể
khoan giếng trong vùng này và bơm nước lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>3.13. Lưu lượng nước ngầm: </b>


Sự chuyển động của nước ngầm ra khỏi mặt đất.


Nước ngầm là nước tồn tại và di chuyển trong lịng đất, nó đóng góp lớn cho dịng chảy sơng
ngịi của nhiều con sơng.


Một phần lượng mưa rơi trên mặt đất và thấm vào trong đất trở thành nước ngầm. Phần nước
chảy sát mặt sẽ lộ ra rất nhanh khi chảy vào trong lịng sơng, nhưng do trọng lực, một phần
lượng nước tiếp tục thấm sâu vào trong đất.



Sơ đồ bên dưới trình bày hướng và tốc độ di chuyển nước ngầm được tính thơng qua các đặc
trưng của tầng nước ngầm và lớp cản nước (ở đây nước khó chảy qua). Sự chuyển động của
nước bên dưới mặt đất phụ thuộc vào độ thấm (nước thấm khó khăn hay dễ dàng) và khe rỗng
của đá bên dưới mặt đất (số các khe hở trong vật liệu). Nếu các lớp đá cho phép nước chảy
qua nó tương đối tự do thì nước ngầm có thể di chuyển được những khoảng cách đáng kể
trong thời gian vài ngày. Nhưng nước ngầm cũng có thể thấm sâu hơn vào các tầng nước
ngầm sâu ở đó nó sẽ mất hàng ngàn năm để di chuyển trở lại vào môi trường.


<i>Cách thức lượng giáng thủy thấm và di chuyển trong đất</i>
<b>3.14. Suối</b>


Một tầng nước ngầm liên tục được bổ sung nước đến khi nước chảy tràn trên mặt đất, kết quả
là hình thành các con suối. Các con suối có thể rất nhỏ, chỉ có nước chảy khi có một trận mưa
đáng kể, đến các dòng suối lớn chảy với hàng trăm triệu m3<sub> nước mỗi ngày.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

hồ tan, các khoảng trống hình thành cho phép nước chảy qua. Nếu dịng chảy theo phương
ngang, nó có thể chảy tới mặt đất, hình thành các con suối.


<i>Một con suối tự nhiên</i>
* Nước suối không phải bao giờ cũng sạch:


Nước từ các suối thường sạch. Tuy nhiên, nước trong một vài con suối có thể có màu trà. Ảnh
dưới biểu diễn một con suối tự nhiên trong vùng Tây Nam Colorado. Nước suối có màu đỏ
của sắt do nước ngầm tiếp xúc với khống sản trong lịng đất. Lưu lượng của nước màu trong
các suối chỉ ra rằng nước đang chảy nhanh trong các kênh dẫn rộng trong tầng nước ngầm mà
không được lọc qua các vùng đá vơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Các suối nước nóng vẫn chỉ là suối thơng thường nhưng nước tại đó ấm. suối nước nóng xuất
hiện ở những vùng gần núi lửa hoạt động, được bổ sung nước nóng do tiếp xúc với đá nóng
sâu dưới bề mặt đất. Càng dưới sâu các tảng đá càng nóng hơn, và nếu nước dưới sâu bề mặt


đất chảy tới một khe nứt rộng nó có thể tạo ra một dòng chảy lên lớp đất trên mặt, và tạo ra
một suối nước nóng.


<i>Tắm suối nước nóng tự nhiên</i>


<b>3.15. Lượng trữ nước ngầm:</b>


Lượng nước tồn tại bên dưới bề mặt đất trong một thời gian rất dài.


<i>Lượng nước thấm vào đất được trữ trong các tầng nước ngầm</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

và nó vẫn là một phần của vịng tuần hồn nước. Phần lớn nước ngầm là do mưa và lượng
nước thấm từ lớp đất mặt. Tầng đất phía trên là vùng khơng bão hồ, trong tầng này lượng
nước thay đổi theo thời gian, mà không làm bão hoà tầng đất. Bên dưới lớp đất này là vùng
bão hoà, tất cả các khe nứt, các ống mao dẫn, và các khoảng trống giữa các phân tử đá được
lấp đầy nước. Thuật ngữ “nước ngầm” được dùng để mô tả cho khu vực này. Một thuật ngữ
khác của nước ngầm là “bể nước ngầm”.


<b>4. Vấn đề môi trường liên quan đến tài nguyên nước:</b>


Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất. Lượng mưa ở sa mạc dưới 100mm/năm, trong
khi ở nhiều vùng nhiệt đới có thể đạt 5.000mm/năm. Do vậy, có nơi thiếu nước, hạn hán,
trong khi đó nhiều vùng lại mưa lụt thường xuyên. Nhiều nước Trung Đông phải xây dựng
nhà máy để cất nước ngọt hoặc mua nước ngọt từ quốc gia khác. Các biến đổi khí hậu do con
người gây ra đang làm trầm trọng thêm sự phân bố không đều tài nguyên nước trên Trái đất.


Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước. Lượng nước ngầm
khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần năm 1960, dẫn đến nguy cơ suy giảm trữ lượng
nước sạch, gây ra các thay đổi lớn về cân bằng nước.



Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm nước mặt, nước
ngầm, nước biển bởi các tác nhân như NO3, P, thuốc trừ sâu và hóa chất, kim loại nặng, các
chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh v.v... Do vậy, vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch cho dân
cư các vùng trên thế giới đang là nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức môi trường thế giới.
Trong khoảng từ 1980 - 1990, thế giới đã chi cho chương trình cung cấp nước sạch tới 300 tỷ
đô la, đảm bảo cung cấp cho 79% dân cư đô thị, 41% dân cư nông thơn.


Các tác nhân gây ơ nhiễm nước có thể chia ra làm nhiều loại: Kim loại nặng (As, Pb, Cr, Sb,
Cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe, Al, Mn...), anion (CN-, F-, NO3, Cl-, SO4), một số hóa chất độc
(thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng).


Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn trong cơ thể con người khi đạt liều lượng nhất định
sẽ gây bệnh. Một số kim loại có khả năng gây ung thư như Cr, Cd, Pb, Ni.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

nhưng nồng độ cao cũng gây bệnh ung thư...


Các thuốc trừ sâu có khả năng tích lũy chuỗi thức ăn gây độc. Một số loại clo hữu cơ như
2,4D có khả năng gây ung thư.


 <b>Ơ nhiễm nước</b>


Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:


"Ơ nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm
bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nơng nghiệp, ni cá, nghỉ ngơi,
giải trí, cho động vật ni và các lồi hoang dã".


Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường
nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.



Ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng
như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.


Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ơ nhiễm nước: Ơ nhiễm vơ
cơ, hữu cơ, ơ nhiễm hóa chất, ơ nhiễm sinh học, ơ nhiễm bởi các tác nhân vật lý.


 <b>Độ cứng, độ dẫn điện của nước</b>


Độ cứng của nước gây ra bởi sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Độ cứng của
nước được gọi là tạm thời khi có mặt muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca, Mg. Loại nước này
khi đun sôi sẽ tạo ra các kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3. Độ cứng vĩnh cữu của nước do các loại
muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg tạo ra. Độ cứng vĩnh cửu của nước thường rất khó xử lý và
tạo ra nhiều hậu quả kinh tế cho việc sử dụng chúng.


Độ cứng của nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính tốn theo hàm lượng
Ca, Mg trong nước:


Độ cứng (mg CaCO3/lit) = 2,55 Ca (mg/l) + 3,58 Mg (mg/l)
Hàm lượng CaCO3 (mg/l) < 50: Nước mềm


Hàm lượng CaCO3 (mg/l) 150: Nước cứng trung bình
Hàm lượng CaCO3 (mg/l) > 300: Nước quá cứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện.


 <b>Độ pH</b>


Nước tinh khiết ở điều kiện bình thường sẽ bị phân ly theo phương trình phản ứng:
H2O => H+ +



OH-Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức:
pH = - lg (H+)


Đối với nước cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều
OH- (kiềm), pH > 7.


Như vậy, pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình
thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH <
4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hóa chất axit
hoặc kiềm, sự phân hủy chất hữu cơ, sự hòa tan của một số anion SO-24, NO-3, v.v...


Nước mưa có độ pH < 5,6 được gọi là mưa axít.


Độ pH của nước có thể xác định bằng phương pháp điện hóa, chuẩn độ hoặc các loại thuốc
thử khác nhau.


 <b>Các chất DO, BOD, COD trong nước</b>


DO (Dissolved Oxygen - nồng độ ôxy tự do tan trong nước) là lượng oxy hòa tan trong nước
cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thủy sinh, côn trùng v.v...)
thường được tạo ra do sự hịa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do
trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân
hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo. Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt
động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các
thủy vực.


BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hóa) là lượng oxy cần thiết để vi
sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng:


Vi khuẩn, chất hữu cơ + O2 =>CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa
các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy
cần để oxy hóa tồn bộ các hợp chất hóa học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần
thiết để oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật.


Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hòa tan trong nước (DO).
Do vậy nhu cầu oxy hóa học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại
cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và
nước thải hóa chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.


<b>5. Vai trò của nước trong tự nhiên và đời sống con người</b>


Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên Trái đất. Nước chiếm 99%
trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người.


Hơn 70% diện tích của Trái đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái đất có vào
khoảng 1,386 tỉ km³, nhưng chỉ có 0,3% nước trên tồn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể
sử dụng làm nước uống.


Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3<sub>, trong đó 8% cho sinh</sub>


hoạt, 23% cho cơng nghiệp và 63% cho hoạt động nơng nghiệp.


Ngồi chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước cịn có nhuiều tác dụng khác như:


- Là chất mang năng lượng (hải triều, thủy năng).


- Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng
mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dịng hải lưu trên tồn cầu.


Nước là tác nhân điều hịa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hồn vật chất trong tự nhiên.
Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái đất phụ thuộc vào nước.


- Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là mơi trường của các q trình
sinh hóa cơ bản như quang hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>6. Đại dương, biển và vịnh và sông</b>
<b>6.1. Đại dương</b>


Các đại dương kết hợp với biển tạo thành hệ thống “đại dương thế giới”, một khoảng nước
rộng bao quanh Địa Cầu, chứa một lượng nước và muối trên Trái đất.


Diện tích bề mặt Địa Cầu có diện tích 510 triệu km², trong đó mặt nước biển của Đại dương
thế giới có diện tích 361 triệu km² (70,8%). Như vậy, Đại dương thế giới có diện tích lớn gấp
2,5 lần diện tích lục địa.


Đại dương thế giới được chia thành 5 đại dương, chia cắt đất liền thành các lục địa. Năm đại
dương đó là:


 <b>Thái Bình Dương (179,7 triệu km², 50% diện tích đại dương thế giới).</b>


<i>Thái Bình Dương</i>


Là đại dương lớn nhất thế giới, bao phủ một phần ba bề mặt Trái đất, với diện tích 179,7 triệu
km² (69,4 triệu dặm vng). Nó trải dài khoảng 15.500 km (9.600 dặm) từ biển Bering trong
vùng Bắc cực đến gần biển Ross của Nam cực.


Thái Bình Dương có khoảng 25.000 đảo (hơn số đảo của các biển khác hợp lại), phần lớn nằm
phía nam của đường xích đạo.



 <b>Đại Tây Dương (106,2 triệu km², 25% diện tích đại dương thế giới) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

dương bởi Bắc Băng Dương. Đại tây dương cịn ăn thơng với Thái bình dương qua một cơng
trình nhân tạo là kênh đào Panama. Đại Tây Dương có một bờ biển khúc khuỷu với rất nhiều
vịnh và biển.


 <b>Ấn Độ Dương (74,9 triệu km², 21% diện tích đại dương thế giới) </b>


Hướng Bắc được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran, về hướng Đông bởi Đông
Nam Á (cụ thể là Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) và châu Đại Dương), về phía Tây
bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương.


<i>Ấn Độ Dương</i>


 <b>Bắc Băng Dương (14,09 triệu km², 4% diện tích đại dương thế giới) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái đất .


Nó là một phần của cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ quanh năm. Có diện tích 14.090.000
km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga, Hoa
Kỳ (vùng Alaska), Canada, Na uy, Đan Mạch (vùng Greenland).


 <b>Nam Băng Dương (20,33 triệu km²) </b>


Là một vùng nước bao quanh một châu lục là châu Nam Cực. Nó là đại dương lớn thứ tư


<i>Nam Băng Dương</i>


<b>6.2. Biển</b>



Các phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền ít hay nhiều được gọi là biển.


Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn
chứa nước mặn mà khơng có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi,
biển Chết.


Mỗi biển đều có một chế độ thủy văn chi phối, một mức độ nào đó khác với chế độ thủy văn
của phần đại dương tiếp cận.


Biển có thể được chia ra ba loại chính: biển giữa lục địa, biển ven lục địa và biển giữa các
đảo.


 <b>Biển giữa lục địa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

đổi nước với đại dương thật dễ dàng.


Những biển này có chế độ thủy văn nổi bật như: thủy triều không lớn, nhiệt độ nước từ độ sâu
nào đó tới đáy biển có tính chất đồng kiểu. Độ sâu đó thường là nơi có các sống ngầm (đỉnh
các dãy đồi, núi ngầm), phân cách những độ sâu lớn của đại dương.


<i>Eo biển Gibranta nhìn từ không gian,</i>


<i> phân cách 2 lục địa châu Âu và châu Phi, nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương.</i>
Các loại biển giữa lục địa được hiểu bao gồm biển giữa các lục địa (giữa 2 hay 3 lục địa) như
Địa Trung Hải, hay biển nằm trong một lục địa như biển Catxpien, biển Aral, biển Baltic.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

 <b>Biển ven lục địa</b>


Biển ven lục địa tách với đại dương bằng chuỗi các đảo, đôi khi bằng các bán đảo. Quan hệ
của những biển này với đại dương chặt chẽ hơn so với bBiển giữa lục địa.



Tại các biển này, thủy triều từ đại dương vào thật dễ dàng, các khối nước biển có tính chất
phù hợp nhiều với khối nước của đại dương tiếp cận, các hải lưu phụ thuộc nhiều vào hải lưu
của đại dương.


Một số biển ven lục địa: biển Nhật Bản, biển Bering, biển Đông của Việt Nam.


<i>Bản đồ địa hình biển Đơng</i>
 <b>Biển giữa các đảo</b>


Biển giữa các đảo là những biển được bao bọc bởi vành đai các đảo dày hoặc thưa. Chế độ
thủy văn của các biển giữa các đảo được xác định tùy theo mức độ trao đổi nước tự do giữa
các biển thông qua các eo biển có bị ngăn cản bởi các sống ngầm hay khơng.


Trên đại dương thế giới có khoảng 50 biển loại này, một số như biển Xelep, biển Bangđa,
Xulu, Java...


<b>6.3. Vịnh</b>


Vịnh là vùng nước nằm sâu nhoi vào đất liền, được đất liền bao bọc ở ba phía. Vịnh có thể
nằm ở biển hay đại dương.


Những vịnh nổi tếng ở Việt Nam:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Kích thước khoảng 480km và 240km, nằm giữa Trung Quốc và Việt Nam. Vịnh tương đối
nông (sâu chưa tới 60m), là nhánh tây bắc của Biển Đông và là một phần của Thái Bình
Dương. Sơng Hồng chảy vào vịnh này.


<i>Vịnh Bắc Bộ</i>
 Vịnh Hạ Long :



Là vịnh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần bờ tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng
biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây
nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đơng giáp biển, phía tây giáp đất liền với đường bờ biển dài
120 km, được giới hạn trong các tọa độ từ 1060°58’-1070°22’ Đông và 200°45’-200°50’ Bắc,
với tổng diện tích 1553 km², gồm 1969 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo
chưa có tên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam. Một vịnh nhỏ thuộc biển Đông nằm ở bờ biển phía
đơng nam Việt Nam, giữa Phan Rang và Nha Trang, nó thường được coi là một trong những
cảng tốt nhất trên thế giới.


<i>Vịnh Cam Ranh</i>


<b>6.4. Sông</b>


Sông là dịng nước lưu lượng lớn thường xun chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ nước,
từ các con suối hay khe núi hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn các nguồn nước
có được do nước mưa.


Ssông được chia làm 2 loại là <i>sơng chính</i> và <i>sơng nhánh</i> (hay <i>nhánh sơng</i>). Sơng chính là
sơng có độ dài lớn nhất hoặc có diện tích lưu vực hay lượng nước lớn nhất. Sơng nhánh là
sơng chảy vào sơng chính.


10 sơng dài nhất thế giới:
1. Nil (6.690 km)
2. Amazon (6.452 km)


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

6. Yenisey –Angara (5.550 km)
7. Hoàng Hà (5.464 km)


8. Hắc Long Giang (4.410 km)
9. Congo (4.380 km hay 4.670 km)[1]


10.Lena (4.260 km)


<i>Lưu vực hệ thống sơng Sài Gịn - Đồng Nai và dải phụ cận ven biển Đơng</i>


Lưu vực sơng Sài Gịn - Đồng Nai có hình nan quạt kéo dài từ cuối sườn Tây của dãy Trường
Sơn thuộc Nam Trung Bộ, qua hết vùng Đông Nam Bộ đến giáp vùng Đồng Tháp Mười thuộc
Đồng bằng sơng Cửu Long. Dịng chính sơng Đồng Nai phân bố theo trục Đông Bắc - Tây
Nam và các nhánh sơng lớn quan trọng cùng đổ nước vào dịng chính là sơng La Ngà (nằm
bên trái dịng chính theo hướng từ thượng nguồn ra cửa sông), sông Bé, sông Sài Gịn và sơng
Vàm Cỏ (nằm bên phải). Tồn bộ hệ thống các sông suối trong lưu vực tập trung về các cửa
chính là Gành Rái và Sồi Rạp. Điều kiện địa hình cũng hình thành nên các lưu vực sông ven
biển khá độc lập.


<b>7. Nước trong biển và đại dương</b>
<b>7.1. Nước biển</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Điều này có nghĩa là cứ mỗi lít (1.000 mL) nước biển
chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn (nhưng khơng phải tồn bộ) là natri clorua (NaCl) hịa
tan trong nó. Nó có thể được biểu diễn như là 0,6 M NaCl. Nước với mức độ nồng độ thẩm
thấu như thế tất nhiên không thể uống được. Nếu muối được lấy từ tất cả các đại dương,
người ta sẽ có được một bức tường muối cao 288 km và dầy 1.6 km và có thể phủ toàn bộ chu
vi của Trái đất dọc theo xích đạo.


Nước biển có độ mặn khơng đồng đều trên tồn thế giới. Nước biển nhạt nhất có tại vịnh Phần
Lan, một phần của biển Ban Tích. Nước biển mặn nhất tại các biển kín có ở Hồng Hải do
nhiệt độ cao và sự tuần hoàn bị hạn chế đã tạo ra tỷ lệ bốc hơi cao của nước bề mặt cũng như
có rất ít nước ngọt từ các cửa sông đổ vào.Độ mặn cao nhất của nước biển trong các biển cơ


lập (biển kín) như biển Chết (Trong tiếng Hêbrơ, biển Chết được gọi là Yam ha-Melah - có
nghĩa là "biển muối) cao hơn một cách đáng kể.


Tỷ trọng của nước biển nằm trong khoảng 1.020 tới 1.030 kg/m³ , độ pH của nước biển bị giới
hạn trong khoảng 7,5 tới 8,4.


<b>* Thành phần của nước biển trên Trái đất theo các nguyên tố:</b>


 <b>Độ mặn</b>


Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ <i>salinity</i> - độ mặn)


Độ mặn hay độ muối được định nghĩa là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa
trong 1 kg nước.


Nguyên tố Phần trăm (tính theo khối lượng)


Ơxy 85,7


Hiđrô 10,8


Clo 1,9


Natri 1,05


Magiê 0,1350


Lưu huỳnh 0,0885


Canxi 0,04



Kali 0,0380


Brôm 0,0065


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Căn cứ vào độ muối, năm 1934, Zernop đã phân chia giới hạn các loại nước tự nhiên như sau:
Nước ngọt : S‰ = 0.02 - 0.5 ppt


Nước lợ : S‰ = 0.5 - 16 ppt
Nước mặn : S‰ = 16 - 47 ppt
Nước quá mặn: S‰ = trên 47 ppt


Sau này được A.F.Karpevits bổ sung và chi tiết hóa như sau:
Nước ngọt : 0.01 - 0.5 ppt (các sông hồ, hồ chứa)
Nước ngọt nhạt: 0.01 - 0.2 ppt


Nước ngọt lợ : 0.2 - 0.5 ppt


Nước lợ : 0.5 - 30 ppt (các hồ, biển nội địa, cửa sông)
Nước lợ nhạt : 0.5 - 4 ppt


Nước lợ vừa : 4 - 18 ppt
Nước lợ mặn : 18 - 30 ppt
Nước mặn : trên 30 ppt


Nước biển : 30 - 40 ppt (Đại dương, biển nội địa, vịnh vũng, cửa sông)
Nước quá mặn: 40 - 300 ppt (một số hồ, vịnh, vũng)


<b>7.2. Sóng biển</b>



Sóng biển là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương. Chúng
thường được tạo ra do tác dụng của gió, nhưng đơi khi cũng do các hoạt động địa chấn, và có
thể lan truyền hàng nghìn kilơmét.


<i>Chuyển động của từng phân tửnước biển trong sóng biển.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i>hình trịn tại gần đáy).</i>


<i>1=Chiều lan truyền, 2=Đỉnh sóng, 3=Đáy sóng.</i>


Độ cao của sóng có thể chỉ nhỏ cỡ chục centimét nhưng cũng có thể lớn tới cỡ sóng thần. Các
phân tử nước biển tham gia vào chuyển động sóng chỉ xoay vịng tại chỗ và có ít chuyển động
tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng; tuy rằng một lượng năng lượng lớn có thể được lan
truyền theo sóng,


<b>7.3. Sóng thần:</b>


Sóng thần là một chuỗi các đợt sóng lớn có bước sóng dài được sinh ra do các biến động địa
chất mạnh mẽ xảy ra ở đáy biển và đại dương tại gần bờ hoặc ngoài khơi. Khi sự di chuyển
đột ngột của các cột nước lớn xảy ra, hoặc đáy biển đột ngột nâng lên hay hạ xuống do tác
động của động đất, sóng thần được hình thành do tác động của trọng lực. Các đợt sóng nhanh
chóng lan truyền trong môi trường nước và trở nên vô cùng nguy hiểm với khả năng tàn phá
lớn khi chúng tiến vào bờ biển nơng.


Tên gọi quốc tế của sóng thần là Tsunami. Từ Tsunami có xuất xứ từ tiếng Nhật, trong đó
“tsu” nghĩa là “cảng” và “nami” nghĩa là “sóng”.


 <b>Sự hình thành sóng thần:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>* Sóng thần được tạo ra do động đất:</b>



Hầu hết các đợt sóng thần có sức phá hủy lớn đều được hình thành từ các trận động đất lớn và
nông (chấn tâm gần mặt đất). Các trận động đất này được sinh ra từ các chấn tâm hoặc đứt
gãy hoạt động gần hay ngay trên bề mặt đáy biển. Những vị trí đó thường là ở các vùng có
hoạt động sụt lún kiến tạo dọc theo ranh giới các mảng kiến tạo. Khi các mảng kiến tạo va
chạm vào nhau (nguyên nhân gây ra những trận động đất lớn) thì chúng có thể làm nghiêng,
gây sụp hay dịch chuyển cả một diện tích lớn của thềm đại dương từ vài km đến 1000km hoặc
nhiều hơn nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng
lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao và tạo
nên sóng thần. Các đợt sóng này có thể di chuyển rất xa từ vị trí chúng được hình thành, đồng
thời reo rắc sự phá hủy trên quãng đường mà chúng đi qua.


Năm 1960 tại Chilê, trận động đất lớn với cường độ 9,5 độ Richter làm cho một vùng rộng
trên 1000km bị biến dạng, từ đó sinh ra một đợt sóng thần rất lớn. Các ngọn sóng của chúng
đã phá hủy các vùng đất khơng những ở Chilê mà cả những nơi khác rất xa như Hawai, Nhật
Bản và các khu vực khác trên Thái Bình Dương. Lưu ý rằng khơng phải tất cả các trận động
đất đều dẫn đến sóng thần. Thơng thường, chỉ có các trận động đất lớn hơn 7,5 độ Richter mới
tạo ra sóng thần.


<i>1- Động đất phát sinh giữa hai mảng thạch quyển đã đẩy một lượng nước khổng lồ lên cao.</i>
<i> 2- Khối nước nông khổng lồ này chạy qua đại dương với tốc độ đến 500 km/giờ. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>Sóng thần do động đất gây ra</i>
<b>* Sóng thần được tạo ra do q trình phun trào núi lửa :</b>


Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng các đợt phun trào núi lửa mạnh cũng có thể gây ra sự xáo trộn
các khối nước trong lòng đại dương và tạo ra ngay lập tức các đợt sóng thần trong khu vực đó.
Trong q trình này, sóng thần có thể được tạo ra do sự di chuyển đột ngột của nước khi núi


lửa phun nổ, hoặc do trượt lở sườn núi lửa, hoặc magma núi lửa đột ngột phun lên chiếm thể
tích của nước biển, và cuối cùng hoặc do bể magma bị sụt lún.


Một trong những trận sóng thần lớn nhất được ghi lại vào ngày 26/08/1883 sau vụ nổ lớn và
sụt lún của núi lửa Krakatau ở Indonesia. Vụ nổ đã tạo ra cơn sóng thần có độ cao đến hơn
40m, phá hủy nhiều thị trấn và ngôi làng ven biển dọc theo eo biển Sunda của cả hòn đảo Java
và Sumatra, khiến số người thiệt mạng lên tới 36.417 người. Ngồi ra cịn có các dẫn chứng
cho rằng núi lửa ở Santorin trong vùng biển Aegean phun nổ vào năm 1490 trước Công
Nguyên cũng đã nhấn chìm tồn bộ nền văn minh Minoan, Hy lạp.


<b>* Q trình trượt đất ở vùng biển nơng, đá lở, sụt lún nước ngầm gay ra sóng thần</b>
Một hiện tượng hiếm xảy ra hơn là sóng thần sinh ra do quá trình đá lở, băng lở, quá trình
trượt hoặc sụt lún đất ở đáy vùng biển nông một cách đột ngột mà thường là do sự di chuyển
của nền biển khi có các trận động đất mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

năng lượng và đột cao của sóng thần này giảm rất nhanh,


<i>Sóng thần tại Inđơnêxia ngày 26/12/2004</i>




<i>Ảnh chụp sóng thần từ trên cao và từ vệ tinh</i>
<b>* Dấu hiệu của một đợt sóng thần sắp tới</b>


Những dấu hiệu sau đây thường báo trước một cơn sóng thần :
- Cảm thấy động đất.


- Nước trong sóng nóng bất thường.


- Nước có mùi trứng thối (khí hidro sunfuric) hay mùi xăng, dầu.


- Nước làm da bị mẩn ngứa.


- Nghe thấy một tiếng nổ như là:


+ tiếng máy nổ của máy bay phản lực


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

+ tiếng huýt sáo.


- Mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó các bong bóng chứa khí gas nổi
lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi. Tiếp theo là nước biwển rút xuống thật
nhanh


- Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.


 <b>Sự khác nhau giữa sóng thần và sóng thơng thường :</b>


Sóng, mà chúng ta nhìn thẩy ở bờ biển, được hình thành do gió thổi trên mặt biển. Độ mạnh
của sóng tùy thuộc vào độ mạnh của gió và khoảng cách mà gió thổi. Thơng thường bước
sóng khoảng từ vài chục cm và có thể đến một vài chục mét. Tốc độ dịch chuyển qua đại
dương từ vài km/giờ đến 100km/giờ.


Sóng thần có những đặc điểm khác biệt so với sóng thơng thường, cường độ của các chấn
động là những yếu tố đầu tiên quyết định kích thước và năng lượng của sóng. Độ cao của
sóng lúc mới hình thành rất nhỏ, thường nhỏ hơn một vài cm. Mặc dù vậy, bước sóng lại lớn
hơn rất nhiều so với sóng thông thường, lên đến vài trăm km. Tùy thuộc vào độ sâu mực nước
nơi sóng truyền qua, nó có thể đạt đến 800km/giờ.


Sóng thần khơng giống dạng sóng do gió hay bão tạo ra mà chúng ta có thể quan sát được trên
mặt ao hồ hay bãi biển và được mơ tả là sóng nước cạn với thời gian xuất hiện chỉ độ 10 giây
và mỗi cơn sóng dài khoảng 150 m. Trong khi đó, Sóng thần có thể đạt bước sóng hơn 100 m


và thời gian kéo dài khoảng 1 giờ. Do có bước sóng dài nên sóng thần mang đặc điểm của
sóng nước sâu. Sóng được gọi là sóng nước sâu khi tỷ lệ giữa độ sâu nước biển và bước sóng
rất thấp. Chẳng hạn ở Thái Bình Dương nơi độ sâu nước biển trung bình khoảng 4.000 m,
sóng thần có thể di chuyển với vận tốc trên 700 km/giờ (khoảng 200m/giây).


Không những di chuyển với vận tốc cao, sóng thần cịn có thể xun đại dương vượt những
khoảng cách nghìn trùng, như đợt sóng thần ngày 26/12/2004 quét dài từ Đông Nam Á đến
tận Đông Phi cách xa nhau đến 7.000 km. Hay trận sóng thần do động đất ở Chile năm 1960
đã vượt Thái Bình Dương lan đến tận Nhật Bản với khoảng cách 17.000 km.


<b>7.4. Thủy triều </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền
đối diện nhau tạo thành hình elípsoid. Một đỉnh của elipsoid nằm trực diện với mặt Trăng - là
miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm
đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn
liên tiếp là nước ròng. Một khi tốc độ góc (tốc độ quay) của Quả Đất khơng đổi thì lực li tâm
lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất: Đó là miền Xích đạo của Trái đất. Tuy nhiên
bán kính quay chưa hẳn là bán kính Quả đất tại Xích đạo, là vì: Quả đất khơng hồn tồn quay
quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng khơng hồn tồn quay quanh Trái đất, mà là: Hệ
Quả Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái đất
lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên Trọng điểm của hệ Trái đất-Mặt Trăng nằm trong lòng
Trái đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm lại: Trái đất vừa quay, vừa lắc.


Thủy triều cực đại đạt được khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía với Trái
đất - lực hấp dẫn đạt cực đại, còn khi Mặt Trăng và Mặt Trời nằm đối diện nhau so với Trái
đất thì mức triều lên đạt cực tiểu.


Người xưa, sống bao đời gần sông và biển chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của
nó (nước triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên


con nguời sống ở thời đó. Họ đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá...


Ngày nay con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất
điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.


Một số nơi trên thế giới cư dân vùng ven biển nhận biết có hai loại thủy triều: nhật triều và
bán nhật triều. Nhật triều là con nước thủy triều lên và xuống một lần trong mỗi ngày (24
giờ). Bán nhật triều là con nước lên xuống 2 lần trong một ngày, những vùng chịu ảnh hưởng
của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo.


<b>7.5. Hải lưu</b>


Dòng hải lưu là chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu
thông ở một trong các đại dương của Trái đất. Các dịng hải lưu có thể lưu thơng trên một
qng đường dài hàng ngàn kilômét. Chúng là rất quan trọng trong việc xác định khí hậu của
các lục địa, đặc biệt ở những khu vực gần biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

khu vực có cùng vĩ độ nhiệt đới với nó do dịng hải lưu California gây ra.


<i>Các hải lưu (màu cam: dịng nóng, màu xanh: dịng lạnh)</i>


Các dịng hải lưu bề mặt nói chung được lưu thơng bởi gió và có xu hướng chảy theo các
xoắn ốc cùng chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở nam bán cầu
do hiệu ứng Coriolis (xem trong chương 2). Trong các dòng hải lưu chuyển động bởi gió thì
hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dịng chảy tạo ra một góc nào đó so với hướng gió.


Các dịng hải lưu sâu được lưu thơng do các độ chênh lệch (<i>gradient</i>) của mật độ và nhiệt độ.
Các dòng hải lưu sâu chảy trong lưu vực dưới đáy các đại dương. Nên rất khó phát hiện,
chúng cịn được gọi là các con sơng ngầm dưới đáy biển.



Các dịng hải lưu đóng vai trị rất quan trọng trong q trình di cư và phân tán của các sinh
vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i>Hiệu ứng xoắn ốc Ekman</i>


</div>

<!--links-->



<a href=' />

<a href=' />

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×