Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

NHA GIAO LAM GI DE TRO THANH TAM GUONG DAO DUCVA TU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.24 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NHÀ GIÁO CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH</b>
<b>“TẤM GƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ HỌC”</b>


<b>NGƯT: Phùng Đình Ước</b>
Giáo dục là chìa khố của thời đại, giáo dục phải đi trước thời đại với việc chuẩn bị
những con người đáp ứng cho thời đại ấy. Trong một thời gian dài, giáo dục nước ta làm
được rất nhiều việc. Tuy nhiên, với một lối mòn của tư duy, ngành giáo dục và đào tạo
của nước ta cũng đã bộc lộ những thiếu sót, hạn chế, thậm chí là thụt lùi so với trào lưu
giáo dục của thế giới.


May thay, cuộc vận động “Hai không” đã đặt ra những vấn đề để giải quyết các
vấn nạn cuả giáo dục nước ta. Đổi mới tư duy trong giáo dục, nhìn nhận, đánh giá và yêu
cầu chất lượng giáo dục phải tương thích và đi trước thời đại là vấn đề sống còn của giáo
dục nước ta hiện nay.


Một trong những vấn đề sống còn của giáo dục nước ta hiện nay là phải đạt được 4
mục tiêu giáo dục của thời đại như UNESCO đã đặt ra là học để biết (to know), học để
làm (to do), học để tồn tại (to be), và học để chung sống (to live); hay cụ thể hơn như
Luật giáo dục 2005 sửa đổi đã qui định.


Vậy để đạt được các mục tiêu giáo dục đó, chúng ta phải làm gì? Các nhà quản lý
giáo dục ở cấp vĩ mô đã xác định nội dung, biện pháp để thúc đẩy cuộc cách mạng, chấn
hưng giáo dục Việt Nam. Một trong những nội dung, biện pháp lớn là đặt ra những yêu
cầu để người thầy giáo phải trở thành một tấm gương về đạo đức và tự học. Tại sao phải
như vậy?


Theo thiển ý, đạo đức của người thầy giáo là điều kiện “CẦN” để có thể làm nghề
dạy học.


Đạo đức của người thầy giáo xưa và nay đều có một điểm chung: Đạo đức là điểm
khởi đầu và là điều kiện tất yếu của nghề dạy học. Cái tâm trong sáng, đạo đức mẫu mực,


phẩm chất thanh cao, cuộc sống giản dị, chân thành, độ lượng, khoan dung phải xuyên
suốt cả cuộc đời và ngày càng toả sáng, là một trong những mục tiêu của đời người thầy
giáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

lượng giáo dục của đất nước ngang tầm các nước tiên tiến; đồng thời, giữ gìn, phát huy
những bản sắc cuả nền giáo dục cũng như văn hố dân tộc là điều vơ cùng quan trọng, có
ý nghĩa sống cịn của nền giáo dục nói riêng, văn hố nói chung.


Chúng ta đều đã biết vấn đề tự học là vấn đề của mọi thời đại, song trong thời đại
tồn cầu hố hiện nay, vấn đề tự học, đổi mới tư duy trong các hoạt động sư phạm, sự
sáng tạo trong công tác giáo dục là chìa khố thành cơng của nền giáo dục đất nước.
Vậy thì, nhà giáo cần phải làm gì để trở thành tấm gương về đạo đức và tự học?


Nghề giáo có một điều rất đặc biệt so với tất cả các ngành nghề khác, đó là, người
thầy giáo dùng cả nhân cách của mình để làm cơng cụ giáo dục cho thế hệ trẻ. Nhân cách
của người thầy giáo chính là đạo đức mơ phạm và tài năng sư phạm của họ. Làm sao có
thể giáo dục đạo đức cho học sinh khi người thầy giáo khơng có đạo đức. Đạo đức của
người thầy giáo là chuẩn mực của đạo đức xã hội. Tất cả các phạm trù đạo đức, khái niệm
đạo đức, ý thức đạo đức, niềm tin đạo đức, nhu cầu về đạo đức, hành vi về đạo đức cần
phải được phản ánh sinh động qua lời nói và việc làm của người thầy giáo. Sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và việc làm là yêu cầu cốt tử về đạo đức của người
thầy giáo. Có như thế người thầy giáo mới trở thành tấm gương về đạo đức cho học sinh
noi theo. Vì thế, đạo đức mẫu mực, trong sáng của người thầy giáo là cơng cụ để hình
thành và củng cố niềm tin cho các em. Trong xã hội của chúng ta hiện nay, những hiện
tượng tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, hối lộ, sự thoả hiệp, không trung thực, dối trá
của người lớn diễn ra không phải là ít. Trước thực trạng đó, học sinh chúng ta rất dễ mất
phương hướng, mất niềm tin. Vai trò của giáo dục, vì thế, lại đặc biệt quan trọng. Nhà
giáo phải làm sao để sách vở và cuộc sống, lý thuyết và thực tiễn không tách rời nhau.


Nhà giáo phải làm sao để học sinh nhìn nhận, đánh giá những mặt tiêu cực của


cuộc sống với con mắt bình tĩnh, phân biệt được giữa bản chất và hiện tượng, thấy được
cái tốt vẫn là cái chủ đạo, nhiều hơn, quyết định hơn so với cái xấu; và cái xấu cũng là
một tồn tại tất yếu trong quá trình vận động phát triển, cần được hợp sức đấu tranh để hạn
chế, tiêu diệt chúng, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Để giáo dục các em có niềm tin vào
cái tốt, cái đẹp, sự thể hiện sinh động về đạo đức, phẩm chất của người thầy giáo là nhân
tố cực kỳ quan trọng.


Để có được đạo đức trong sáng, chuẩn mực, trong điều kiện hiện nay, người thầy
giáo cần phải luôn ln nhìn lại chính mình để xem mình thực sự là tấm gương sáng
chưa. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong chính bản thân mình bằng sự trung thực, bằng sự
khiêm tốn, giản dị, dũng cảm, bằng lòng tự trọng, bằng sự khoan dung là vấn đề hết sức
quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức của người thầy giáo hiện nay.


Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân là một quá trình đấu
tranh gian khổ. Người thầy giáo là những người thuộc thành phần trí thức, họ có nhiều ưu
điểm song vẫn cịn có những khuyết điểm. Một trong những khuyết điểm đó là bệnh chủ
quan, đề cao cá nhân, đề cao cái tơi, đề cao thành tích, bảo thủ, cố chấp, thành kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đua, quan hệ đồng chí đồng nghiệp cũng như trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, cuộc
đấu tranh này là một cuộc đấu tranh lâu dài mà bản thân những người thầy giáo bằng sự
khiêm tốn học hỏi, bằng lòng tự trọng, bằng sự trung thực, dũng cảm, bằng việc sử dụng
tốt vũ khí đấu tranh tự phê bình và phê bình một cách chân thành, cởi mở để thấy được
những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của mình, để phấn đấu khắc phục, trở thành hình
mẫu cho sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, để thực sự là nhà “mơ phạm”. Có như
thế, việc giáo dục của người thầy giáo mới đạt được hiệu quả


Như trên đã nói, nhân cách của người thầy giáo là sự kết hợp giữa đạo đức mô
phạm và tài năng sư phạm của người thầy giáo. Tài năng sư phạm của người thầy giáo là
kết quả của một q trình rèn luyện, tích luỹ, trăn trở, lo toan mà trong đó cái TÂM của


người thầy giáo là động lực thúc đẩy họ tìm tòi, nghiên cứu, thực nghiệm để làm phong
phú vốn kiến thức, vốn sống cũng như các phương pháp sư phạm nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy, giáo dục.


Chúng ta đều biết một nguyên lý của nghề dạy học. Đó là Dạy tức là Học. Tự học
là vấn đề của mọi thời đại. Trong thời đại ngày nay, thời đại toàn cầu hoá, thời đại của
cạnh tranh và hội nhập đã đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ hết sức to lớn, nặng nề cho
ngành giáo dục, người thầy giáo. Với sự tiến bộ vượt bực của khoa học công nghệ , phát
triển kinh tế, văn hoá, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao đồng thời các mối quan
hệ chính trị, xã hội trên thế giới cũng như trong bản thân mỗi nước đều có những thay đổi
lớn. Cái tích cực và cái tiêu cực, cái tốt và cái xấu, cái tiến bộ và cái trì trệ đan xen. Tất
cả những điều đó đặt ra yêu cầu có ý nghĩa sống còn đối với ngành giáo dục, người thầy
giáo là phải tự học, tự rèn để nâng cao nghiệp vụ sư phạm đáp ứng các yêu cầu của thời
kỳ mới.


Vậy, chúng ta phải tự học những gì và tự học như thế nào? Nội dung của công tác
tự học có rất nhiều vấn đề, đó là sự quán triệt mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, và
phương pháp giáo dục hiện đại. Đó là sự quán triệt các phương pháp kiểm tra, thấm định
chất lượng giáo dục, mà việc thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” hiện nay là một
yêu cầu bắt buộc đối với nhà giáo chúng ta. Những vấn đề về mục tiêu, nội dung, phương
pháp nêu trên cần được cụ thể hố qua cơng tác giảng dạy, giáo dục; qua từng hoạt động,
từng lĩnh vực công tác, từng môn, từng chương, từng bài. Nội dung của phương pháp
giáo dục cần phải được bổ sung, cập nhật, và hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển
của thời đại, đặc biệt là thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Nếu người thầy giáo không
tự học, khơng bổ sung, khơng vận dụng thì chắc chắn sẽ bị lạc hậu so với thời đại, lúc đó
làm sao sản phẩm giáo dục của mình đáp ứng được các yêu cầu của thời đại. Do đó, có
thể nói yêu cầu thường xuyên tự học, tự rèn của người thầy giáo theo Tấm gương tự học
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa sống cịn của nghề dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

được thể hiện qua hiệu quả của công tác giảng dạy giáo dục sẽ đem lại những bài học nỗ


lực vượt khó đi lên cho học sinh.


Người thầy giáo tự học qua sách báo, qua các phương tiện thông tin hiện đại, qua
thực nghiệm giảng dạy, giáo dục, qua thực tiễn cuộc sống, qua đồng nghiệp, qua nhân
dân và cả qua học trị mình. Vấn đề đặt ra là người thầy giáo sau khi xác định được các
nội dung tự học còn cần phải biết phương pháp tự học, trong đó vấn đề quan trọng là phải
biết tìm kiếm, chọn lọc thơng tin và xử lí thơng tin. Đó là điều khơng phải đơn giản trong
thời đại tràn ngập thông tin hiện nay. Do đó, người thầy giáo cần lựa chọn những thơng
tin phù hợp phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy của mình. Lựa
chọn để sử dụng, vận dụng, xử lí vào các hoạt động sư phạm, tình huống sư phạm phù
hợp. Có thể nói việc tìm kiếm, lựa chọn thơng tin và xử lí thơng tin là vấn đề vô cùng
quan trọng của cộng tác tự học mà không phải ai cũng làm tốt được. Thực tiễn cho thấy
những thầy giáo giỏi, có trình độ, có năng lực, là những thầy giáo biết cách tự học, biết
khiêm tốn học hỏi, biết trăn trở tư duy, biết không bằng lịng với chính mình, biết cầu
tiến, mong muốn sự hồn thiện và có ý chí vươn lên cùng với ý thức trách nhiệm và tình
thương yêu đối với học sinh. Một thầy giáo giỏi là một thầy giáo biết được giới hạn của
mình, biết được những điều chưa biết của mình, để cố gắng học hỏi, hồn thiện. Vì vậy,
sự khiêm tốn và ý thức cầu tiến, nổ lực tự học của thầy cũng là một tấm gương đạo đức
để học sinh noi theo.


Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện cuộc vận động
“Hai không”, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục bằng việc
thực hiện khẩu hiệu hành động “Mỗi nhà giáo là một tấm gương về đạo đức và tự học” là
vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Bằng sự khiêm tốn học
hỏi, bằng cách nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, để thấy được những hạn chế, yếu
kém của mình, đồng thời với lòng yêu nghề, yêu người, thể hiện trách nhiệm với Tổ
quốc, với nhân dân, chúng ta chắc chắn sẽ có đủ dũng khí, niềm tin, lịng tự trọng và ý
chí, quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc vận động lớn của toàn Ngành nhằm đưa nền giáo
dục nước ta ngang tầm với các nước trên thế giới, đảm bảo sự thành cơng của cơng cuộc
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế thế giới của nước ta hiện nay.



</div>

<!--links-->

×