Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Co gai Thach Nhon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.57 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cô gái “Thạch Nhọn”</b>


<i><b>Em ở Thạch Kim sao em đùa bảo anh là Thạch Nhọn?</b></i>


<i><b>Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón...</b><b>Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giịn…</b></i><b>(Gửi </b>
<b>em cơ thanh niên xung phong- Phạm Tiến Duật). Tơi đã gặp lại giọng nói, nụ cười của cô gái </b>
<b>ấy tại “Thạch Kim, Thạch Nhọn”, nơi ngày trước cô và bạn bè đồng trang lứa xung phong lên </b>
<b>đường đánh Mỹ.</b>


1. Gò Thạch Kim là một bãi cát nhô ra biển, giờ người dân cũng gọi nó là gị… Thạch Nhọn, bởi thứ
nhất là nó… nhọn thật, thứ nhì là nơi đó có cơ gái Thạch Nhọn một thời vẫn đi đi về về. Buổi sáng,
đây là một cái chợ nổi. Thuyền bè đi khơi về, cá và hải sản tấp nập được chuyển lên bờ. Người dân
đổ xô tới đây buôn bán. Người buôn bán lớn, mua rất nhiều cá và hải sản chuyển lên chợ thị xã; kẻ
buôn bán nhỏ thì điếu thuốc, gói kẹo, chai nước khống điểm tâm kiểu bà Tú Xương ngày nào “eo
sèo mặt nước buổi đị đơng”. Người mà tơi muốn tìm, thuộc diện buôn bán thứ hai.


“Mua chi chú bộ đội?”, chưa kịp chào người tơi định tìm thì từ “gian hàng” ấy đã có tiếng đon đả mời
chào như thế. Cơ thanh niên xung phong ngày ấy giờ đã là một “bà già” cịn hơn cả tuổi mẹ tơi. Tơi
vẫn nhận ra những gì nhà thơ Phạm Tiến Duật đã tả trên cái gương mặt khắc khổ bây giờ: ánh mắt
sáng, nụ cười giịn đáo để. Cơ tên là Lê Thị Nhị, người dân Thạch Kim vẫn gọi là o Nhị. O Nhị bảo
rằng, có lẽ cả đời o sẽ gắn với cái gò nổi này. Ngày xưa, mẹ o Nhị cũng đã bán ở đây. “O là con út
trong một gia đình 5 chị em, khi o được 1 tuổi, cha o đi vận tải ở Thanh Hóa thì bị địch bắn chết. Qua
cơn đói năm 1945, ba anh chị trước o đều không qua được, chỉ có o và người chị đầu là thốt. Và để
con khơng bị “ma đói” bắt đi, mẹ o tay thúng tay mẹt ra gị này” - O Nhị nói, như một dịng trích
ngang đầy ám ảnh.


Suốt thời chiến tranh chống Mỹ, mẹ không bán. Năm 1965, địch ném bom miền Bắc, Hà
Tĩnh- mà đặc biệt là ngã ba Đồng Lộc là một túi bom của Bắc miền Trung. 1 năm sau, theo
tiếng gọi thiêng, o Nhị và bạn bè lên đường, người đi bộ đội vào các chiến trường, người
vào thanh niên xung phong đến với những trọng điểm bị địch bắn phá ác liệt, để bảo vệ
những tuyến giao thông nối từng phút lộ trình Bắc-Nam. O Nhị vào ngã ba Đồng Lộc, thuộc
quân số của C4- Tổng đội TNXP 55 khi o trịn 20 tuổi.



O Nhị nhớ lại thời mình trở thành nguyên mẫu bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật: “Hồi đó, đồn
xe của đường dây 559 trong Nam ra thì dừng lại Đức Thọ. Một anh bộ đội có cái mũi rất thẳng và
giọng Bắc ngọt lịm nhỏ nhẹ như con gái: “Quê em ở đâu?”, o trả lời: “Quê em qua Thạch Bằng rồi
đến Thạch nớ là Thạch Nhọn eng nờ”. Cả tiểu đội con gái cười giịn như pháo. Sau đó anh bộ đội ấy
hỏi ra mới biết Thạch Nhọn là Thạch Kim, và mãi sau này bài thơ phát trên đài o mới biết anh đó là
Phạm Tiến Duật và là nhà thơ, nhà báo chứ lúc đó biết ơng là ai? Khi bài thơ được phát thì đơn vị có
gọi o lên khiển trách rằng tại răng lại đi nói dối anh bộ đội”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

bận gì để đi lấy chồng, đến phút cuối mẹ vẫn ân hận. O nói với mẹ rằng số con vậy con chấp nhận,
con đã có xã hội quan tâm rồi mẹ hãy cứ bình thản mà ra đi…”.


2. Mẹ mất, o Nhị gồng gánh một mình. Ngày mẹ cịn sống, ngày nào o cũng gánh giúp mẹ sau đó về
trơng con gà, con lợn nhưng bây giờ, thời gian từ 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa của o gần như khép kín
ở đây. Có gì nhiều đâu, mấy gói kẹo, gói thuốc, chai rượu và lỉnh kỉnh vài đồ khác như gói dầu gội,
bịch sữa cho trẻ con thế nhưng o Nhị phải gánh ra đây từ khi 4 giờ sáng. “Trông rứa nhưng mà
nặng, so với thời con gái thì khơng là chi cả, bom o cịn vác được nói chi là mấy cái ni, nhưng càng
ngày lại càng thấy nặng rồi chú ạ”- o Nhị tâm sự. Thu nhập của gánh hàng ngồi từ tờ mờ sáng đến
trưa vậy cũng chỉ 10, cao nhất là 15 ngàn đồng, phụ thêm với tiền trợ cấp thương binh 218 ngàn
đồng/tháng cũng cố cho vừa đủ tiêu pha hàng tháng ở cái vùng đất “bán hải địa” này.


Suốt 6 năm ở ngã ba Đồng Lộc, trong đó 1 năm o thuộc quân số của tổ cảm tử chuyên đi rà phá bom
mìn, o Nhị 4 lần bị thương tưởng như không cứu chữa được. Một đơn vị bộ đội về dạy cho anh chị
em trong tổ cách phá bom. Thân con gái, học xong thì lao vào phá bom ln bởi bom ở ngã ba Đồng
Lộc nhiều thế… Có lần phá mãi một quả bom nhưng khơng nổ, o đã tình nguyện ơm bộc phá vào
đánh bom trực tiếp, quả bom phát nổ và cô gái phá bom này đã nhanh chân nhanh tay lao xuống
ruộng an toàn. O nhớ nhất là lần ở Ngần Bạng, phá một quả bom từ trường mãi nhưng khơng phát
nổ. Một đồng chí nữa cùng o vào cuộc, kéo dây thì dây bị đứt và bất ngờ, quả bom phát nổ. O Nhị bị
đẩy ra cùng đống đất đá gần đó, nếu lần ấy đồng đội không phát hiện kịp chắc bây giờ o cũng đã
nằm lại cùng đất đá.



3. Trong cuộc đời, o Nhị cũng có một số mối tình nhỏ nhỏ. Và có lẽ, nó nhỏ nhỏ thế nên chỉ giữ lại
trong lịng mà thơi.


Thời trên chiến trường, o Nhị có u một anh bộ đội người Bắc. Tình u thời ấy, biết cũng vậy, chỉ
có nhìn nhau qua ánh mắt, cùng lắm là vài lời hẹn còn nữa phó mặc cho bom đạn. Anh về Bắc sau
khi chiến tranh kết thúc, hai người bặt tin nhau. Mãi sau này khi “nguyên mẫu” của bài thơ “Gửi em
cơ thanh niên xung phong” được phát hiện, anh tìm địa chỉ và có gửi thư cho o Nhị: “Anh giờ đã nghỉ
hưu ở Hải Phịng, nếu có thời gian em ra Hải Phịng một chuyến, thăm gia đình anh nhé”.


O Nhị nói với tơi: “Số o khổ rứa, dun có se được nhưng trời khơng cho buộc. Về đây, ngay cạnh
nhà cịn khơng buộc được nói chi xa xơi ở mơ đó”.


Khi o Nhị về, mẹ đã hơn 70 tuổi. Thương mẹ, o tính cứ ở vậy ni mẹ cho trọn chữ hiếu. Có một
người trong làng yêu thương, o cũng rất thương người đó và o có ra một điều kiện: “nếu anh lấy em
thì anh phải về ở đây với mẹ con em vì mẹ giờ già lắm rồi, em rời mẹ nhỡ mẹ có chuyện chi em
khơng thể sống thanh thản đến cuối đời được”. Nhưng rồi người đó khơng thắng nổi mình khi đối
mặt với suy nghĩ: “trai tráng lực lượng thế này mà đi ở rể” nên anh đã đi tìm mối khác và giờ vợ con
đề huề. Thi thoảng gặp nhau giữa đường thì chào hỏi nhau như bao người khác...


Bây giờ, trong căn nhà nhỏ chỉ cịn mình o Nhị. Cứ 4 giờ sáng o lại gánh hàng ra chợ...
<b>Hoàng Nguyên Vũ</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×