Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ứng dụng plc xây dựng mô hình điều khiển máy giặt tự động công nghiệp phục vụ công tác đào tạo trường cao đẳng nghề số 4 bộ quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
------------

NGUYỄN BÁ HIẾU

ỨNG DỤNG PLC XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐIỀU KHIỂN MÁY GIẶT TỰ
ĐỘNG CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 4 – BỘ QUỐC PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2013


1
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn cao học này là cơng trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tơi dưới sự hướng dẫn của TS .Nguyễn Chí Tình. Các số liệu và tài liệu nêu ra
trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan ,khoa học .Các tài liệu đều có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các luận điểm và kết quả chưa được ai công bố trong
bất kì cơng trình nào khác.

Hà nội, ngày 14 tháng 4, năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Hiếu


2


LỜI CẢM ƠN

Với sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Chí Tình, cùng với sự nỗ lực của bản thân đến nay tôi đã hồn thành cuốn luận văn
thạc sĩ kỹ thuật này. Tơi xin được bày tỏ lòng cảm ơn và gửi tới thầy lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất.
Tôi xin gửi tới các thầy cô trong bộ môn Tự Động Hóa trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội, những người dã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu.
Cảm ơn tồn thể bạn bè và gia đình đã giúp đỡ động viên để tơi hồn thành
tốt luận văn này

Hà nội ,ngày 14 tháng 4, năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Hiếu


3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP ......................... 9
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của những chiếc máy giặt ........................ 9
1.1.1. Giới thiệu máy giặt qui mô giặt gia đình ...................................................... 11
1.1.2. Giới thiệu máy giặt qui mơ giặt công nghiệp ................................................ 12
1.2. Phân loại và kết cấu máy giặt công nghiệp. ................................................. 13
1.2.1. Máy giặt công nghiệp lồng ngang cửa mở trước hoàn toàn tự động ............. 14
1.2.2. Máy giặt công nghiệp lồng ngang bán tự động cửa mở trên ......................... 15
1.2.2.1. Loại một cửa trên ...................................................................................... 16
1.2.2.2.Loại hai cửa trên ........................................................................................ 17
1.2.2.3. Một số máy khác....................................................................................... 18

1.3. Chỉ tiêu chất lượng ....................................................................................... 20
1.3. 1. Yêu cầu chung ............................................................................................ 20
1.3.2. Yêu cầu tính năng ........................................................................................ 21
1.3.3. Thống kê nhiệt độ giặt và các chất giặt thích hợp với các loại sợi dệt........... 23
1.3.4. Một số đề nghị về bột giặt và lượng đồ giặt: ................................................ 23
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CẤU TRÚC VÀ THIẾT BỊ CỦA MÁY GIẶT
CÔNG NGHIỆP .................................................................................................. 26
2.1. Kết cấu cơ khí ............................................................................................... 26
2.2. Thiết bị căn bản ............................................................................................ 28
2.2.1. Board mạch điều khiển. ............................................................................... 28
2.2.2. Chốt xả nước ............................................................................................... 29
2.2.3.Van cấp nước .............................................................................................. 29
2.2.4. Chốt cửa máy giặt ...................................................................................... 30
2.3. Quy trình cơng nghệ hiện tại. ....................................................................... 30
2.3.1.Quy trình cơng nghệ. .................................................................................... 30
2.3.1.1. Giặt sơ bộ ................................................................................................. 31
2.3.1.2. Giặt thô ..................................................................................................... 31
2.3.1.3. Giặt trong mơi trường xà phịng gồm 02 chu kỳ con ................................. 32
2.4. Quy trình cơng nghệ máy giăt mới: ............................................................. 33
2.4.1. Đưa quần áo vào máy .................................................................................. 33
2.4.2. Giặt sơ bộ .................................................................................................... 33
2.4.3. Giặt thô: ....................................................................................................... 33


4
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PLC VÀ BIẾN TẦN ĐỂ TỰ ĐỘNG HĨA MÁY
MƠ HÌNH THÍ NGHIỆM MÁY GIẶT CƠNG NGHIỆP................................. 35
3.1. Giới thiệu biến tần simens M420.................................................................. 35
3.1.1. Lắp đặt cơ khí .............................................................................................. 35
3.1.2. Lắp đặt phần điện ........................................................................................ 36

3.1.3. Cài đặt mặc định .......................................................................................... 39
3.1.4. Truyền thông ............................................................................................... 42
3.1.4.1 Bộ kết nối giữa bộ biến tần với PC............................................................. 42
3.1.4.2. Thiết lập truyền thông AOP và M 420 ...................................................... 42
3.1.4.3. Giao diện BUS (CB) ................................................................................. 43
3.1.5. BOP/AOP (Tuỳ chọn).................................................................................. 44
3.1.6. Cài đặt thông số ........................................................................................... 45
3.1.6.1. Cài đặt thông số nhanh .............................................................................. 45
3.1.6.2. Cài đặt ứng dụng....................................................................................... 48
3.1.6.3. Cài đặt nối tiếp .......................................................................................... 57
3.1.6.4. Cài đặt lại các thông số mặc định .............................................................. 57
3.1.7. Các chế độ hiển thị và cảnh báo .................................................................. 58
3.1.7.1. Hiển thị trạng thái LED............................................................................. 58
3.1.7.2. Các thông báo lỗi và cảnh báo................................................................... 58
3.2. Lưu đồ thuật toán ......................................................................................... 59
3.3 Sơ đồ đấu nối PLC ......................................................................................... 64
3.3.1. Địa chỉ vào ra trong PLC ............................................................................. 64
3.3.2. Sơ đồ đấu nối PLC với các thiết bị vào ra .................................................... 65
3.4. Lập trình PLC .............................................................................................. 67
3.4.1. Chương trình chính ...................................................................................... 67
3.4.2. Chương trình con Giặt ................................................................................. 72
3.4.3. Chương trình con Giũ .................................................................................. 75
3.4.4. Chương trình con quay khơ .......................................................................... 78
3.5. Lập trình cho biến tần simen M420 ............................................................. 81
3.6. Giao diện giám sát và điều khiển trên Wincc .............................................. 82
3.6.1. Gán các tag trong giao diện .......................................................................... 82
3.6.2. Giao diện giám sát và điều khiển WinCC..................................................... 83
3.7. Mơ hình sản phẩm thí nghiệm ..................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 86



5
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Máy giặt đầu tiên của Việt Nam của ơng Lự ...................................... 10
Hình 1.2. Máy giặt gia đình ............................................................................... 11
Hình 1.3. Các máy giặt trên thị trường hiện nay ................................................. 11
Hình 1.4. Máy giặt cơng nghiệp lồng đứng ........................................................ 13
Hình 1.5. Hình dạng cơ bản của các máy giặt cơng nghiệp ................................ 13
Hình 1.6 Máy giặt cửa trước lồng ngang ............................................................ 14
Hình 1.7. Máy giặt cửa trên lồng ngang ............................................................. 16
Hình 1.8. Máy giặt kiểu lồng ngang hai cửa ...................................................... 17
Hinh 1.9. Một số máy giặt kiểu lồng ngang khác ............................................... 18
Hình 2.1. Kết cấu của máy giặt công nghiệp kiểu lồng ngang cửa mở trước ..... 26
Hình 2.2 Sơ đồ kết cấu máy giặt lồng ngang cửa trên. ..................................... 27
Hình 2.3. Sơ đồ kết cấu máy giặt lồng ngang cửa trên. ..................................... 28
Hình 2.4 Cấu tạo cơ bản chốt xả nước ............................................................... 29
Hình 2.5 Van cấp nước cho máy giặt ................................................................. 29
Hình 2.6. Sơ đồ điều khiển máy giặt trước khi cải tạo ....................................... 31
Hình 3.1 Các kích thước lắp đặt. ....................................................................... 35
Hình 3.2 Tháo phần mặt trước vỏ máy và các đầu mạch lực .............................. 37
Hình 3.3. Sơ đồ nguyên lý của bộ biến tần ......................................................... 39
Hình 3.4. Các đầu vào tương tự và số ................................................................ 40
Hình 3.5 Khố chuyển đổi DIP 50/60 HZ .......................................................... 41
Hình 3.6 Sơ đồ đấu nối PLC với biến tần và các đầu vào ra .............................. 65
Hình 3.7 Sơ đồ đấu nối mô đun mở rộng EM 232 với biến tần ......................... 66
Hình 3.8 Các biến được khởi tạo trên PC ACESS .............................................. 82
Hình 3.9 Giao diện giám sát hệ thống máy giặt trên WinCC .............................. 83
Hình 3.10 Mơ hình sản phẩm thí nghiệm ........................................................... 84



6
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật cửa trước lồng ngang ............................................ 15
Bảng 1.2. Thông số kỹ thuật của trên lồng ngang một cửa ................................. 16
Bảng 1.3. Thông số kỹ thuật của trên lồng ngang trên thị trường ....................... 19
Bảng 1.4. Tính năng giặt của máy giặt .............................................................. 21
Bảng 1.5. Mức hao tổn quần áo ........................................................................ 22
Bảng 1.6. Biên độ chấn động ............................................................................. 22
Bảng 1.7. Nhiệt độ giặt ..................................................................................... 23
Bảng 1.8. Ước lượng bột giặt ............................................................................. 24
Bảng 3.1.Các thông số kĩ thuật biến tần điện áp đầu vào 1 AC 200 V- 240 V .... 36
Bảng 3.2 Các thông số kĩ thuật biến tần điện áp đầu vào 3 AC 200 V- 240 V .... 36
Bảng 3.3 Các thông số kĩ thuật biến tần điện áp đầu vào 1 AC 200 V- 240 V .... 37
Bảng 3.4 Các đầu vào số biến tần M 420 ........................................................... 41
Bảng 3.5 Các thông số truyền thông biến tần ..................................................... 42


7
MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn lớn, bệnh viện...
đều sử dụng hệ thống máy giặt cơng nghiệp với tính năng chuyên dụng và hệ thống
điều khiển tự động tiến tiến với nhiều qui trình tự động được lập trình từ trước và
hiệu quả nhất giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực con người đem lại nhiều tiện ích
trong cuộc sống. Để học sinh nghề tiếp cận được công nghệ tự động hóa trong thực
tế thì việc thiết kế "mơ hình máy giặt cơng nghiệp" cho phịng thực hành trường

Cao Đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc Phòng là việc cấp thiết trong dạy học hiện nay.
2. Mục đích của đề tài:
- Cải tiến lại sơ đồ công nghệ hiện tại để đáp ứng được quy trình tự động
hóa.
- Xây dựng được phần mềm điều khiển toàn bộ quá trình giặt
- Xây dựng được giao diện điều khiển và giám sát hệ thống
3. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu
-Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là bộ điều khiển PLC S7200 và biến
tần Simens
-Phạm vi nguyên cứu bộ điều khiển lập trình PLC S7 – 200 và biến tần
Simens M420
4. Nội dung của đề tài và các vấn đề cần giải quyết.
- Giới thiệu sơ đồ công nghệ hiện tại và các thông số kỹ thuật của máy giặt
công nghiệp
- Thiết kế và cải tạo sơ đồ cơng nghệ hiện tại theo hướng tự động hóa
- Xây dựng chương trình điều khiển tự động.
- Thiết kế giao diện điều khiển và giám sát hệ thống.
- Kết luận và kiến nghị.


8
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
tổng hợp sau:
-

Phương pháp thực nghiệm: Khảo sát thực tế máy giặt công nghiệp G45 để nắm
rõ về cách vận hành của một máy giặt công nghiệp trong thực tế

-


Phương pháp phân tích tốn lý thuyết : Dựa vào kết quả mơ phỏng để từ đó xây
dựng mơ hình hợp lý khoa học

6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
Xây dựng được mô hình trực quan trong cơng tác học tập và giảng dạy cho
các học viên trong trường .
Tiếp cận với các thiết bị công nghệ cao trong lĩnh vực tự động hóa để chủ
động trong phương q trình giảng dạy trong trường.
Làm mơ hình áp dụng váo cơng tác dạy học tại trường.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia thành các chương như sau :
Mở đầu: Phần này giới thiệu nhiệm vụ và cấu trúc của luận văn.
Chương I : Tổng quan về máy giặt công nghiệp.
Chương II : Lựa chọn cấu trúc và thiết bị của máy giặt công nghiệp.
Chương III: Ứng dụng PLC S7 200 và biến tần để tự động hóa mơ hìh thí
nghiệm máy giặt cơng nghiệp.
Kết luận và kiến nghị.


9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của những chiếc máy giặt
Từ năm 1911 chiếc máy giặt chạy điện đầu tiên được ra đời tại Mỹ. Năm
1922 lại xuất hiện máy giặt kiểu trộn, cũng ở thời điểm này ở nước Anh đã suất hiện
máy giặt kiểu phun dòng. Năm 1937 nhiều máy giặt kiểu ống nhào quay xuất hiện
đầu tiên ở Châu Âu. Năm 1947 nhiều máy giặt kiểu ống nhào quay, đưa quần áo từ
phía trên xuống. Năm 1953 Nhật Bản trên cơ sở máy giặt kiểu phun dòng chế tạo

thành cơng máy giặt kiểu mâm giặt ( xốy nước cuộn) và nhanh chóng được lưu
hành ở Nhật Bản. Đến năm 1960 loại máy giặt có hai hộc giặt kiểu mâm giặt có tác
động vắt nước ly tâm vào thị trường. Năm 1965 máy giặt bánh xe chuyển động sóng
hồn toàn tự động bắt đầu được sản xuất. Ở Trung Quốc, máy giặt bắt đầu được
nghiên cứu từ năm 1957 nhưng do những điều kiện chưa cho phéo sản xuất hàng
loạt. Mãi đến năm 1978 Trung Quốc mới thực sự phát triển loại sản phẩm này. Tuy
khởi động hơi chậm nhưng tốc độ đưa mặt hàng này vào cuộc sống lại nhanh, mới
qua 10 năm đã hồn thành lộ trình 30 năm như của các nước công nghiệp phát triển,
sản lượng hàng năm từ năm 1978, 400 máy mà đến năm 1988 đã đạt 10.460.000
chiếc, trở thành một trong những nước nhiều máy giặt. Năm 1999, sản lượng máy
giặt của Trung Quốc đạt 13.421.700 chiếc, chính là nhờ Trung Quốc đã thực hiện
phương châm cải cách mở cửa. Từ năm 1983 bắt đầu giai đoạn qui mô tiên tiến vào
giai đoạn hưng thịnh về kỹ thuật thiết bị, tăng tốc tiến trình cải tạo kỹ thuật sản xuất
máy giặt là vì có đến hơn 40 hãng tiên tiến về cơng nghệ và thiết bị thuộc các nước
Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc …Trên thế giới đưa vào Trung Quốc một
lượng rất lớn đã góp phần tiến một bước, nâng cao trình độ tự động hóa và nâng cao
năng lực sản xuất đồng thời rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến và đua ra
nhiều chủng loại máy giặt có dung lượng lớn, kiểu mới. Cho đến nay, sản phẩm đã
có chứng chỉ ISO 9001, do quốc tế chứng nhận hoặc do UL của Mỹ chứng nhận.
Trung Quốc không những đáp ứng được nhu cầu mọi người tiêu dùng trong nước


10
mà còn được xuất khẩu đi các nước Bắc Mỹ, Châu Âu, các quốc gia đông Nam Á
và khu vực. Ở Việt Nam Những chiếc máy giặt “made in Việt Nam ” ra đời vào
năm 2001. Ông Lự cho ra đời chiếc máy giặt đầu tiên. Nhìn thơ và cục mịch nhưng
nó đã vận hành được các thao tác cơ bản như: lấy nước quay quần áo, xả … Cứ 20 –
25 phút máy đảo chiều 10 lần quần áo. Đầu năm 2006, ơng Lự đã chính thức được
nhận “ giấy khai sinh ” cho đứa con đẻ của mình và ơng đã được cục sở hữu trí tuệ
nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế.


Hình 1.1. Máy giặt đầu tiên của Việt Nam của ông Lự
Ngày nay,chiếc máy giặt đã trở nên thông dụng không chỉ trong các gia đình
hiện đại mà máy giặt đã trở thành một trong những vật dụng thiết yếu của nhiều gia
đình Việt Nam .Thị trường máy giặt cũng vì thế mà phong phú hơn nhiều.Với sự
hội nhập nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), các mặt hàng có mặt trên thị trường ồ
ạt mang tính cạnh tranh về cả tính cơng nghệ cũng như kiểu dáng mẫu mã (tính
thẩm mỹ). Người ta cũng có thể dễ dàng kể tên 5-7 thậm chí 10 loại máy đang có
trên thị trường.
Một số hãng máy giặt có mặt trên thị trường Việt Nam:
TOSHIBA | SAMSUNG | PANASONIC | LG | SANYO | ELECTROLUX |
DAEWOO | HITACHI | GENERAL ELECTRIC | ARISTON


11
1.1.1. Giới thiệu máy giặt qui mơ giặt gia đình

Hình 1.2. Máy giặt gia đình
Thị trường máy giặt đang thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng bởi
các nhà sản xuất liên tục tung ra nhiều dòng máy mới với kiểu dáng đẹp và tích hợp
nhiều tính năng hiện đại, đa dụng, thêm nhiều tính năng mới
 Thị trường máy giặt hiện nay có 3 loại cơ bản sau:

Máy giặt lồng đứng

Máy giặt lồng ngang

Máy giặt lồng nghiêng


Hình 1.3. Các máy giặt trên thị trường hiện nay
Máy giặt lồng đứng phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy chật hẹp. Ưu điểm
của loại máy giặt này là có nắp mở rộng, thuận tiện cho thao tác người sử dụng, giá
thành máy không cao. Máy giặt lồng đứng có nhược điểm là tiêu thụ nước và
điện nhiều, tiếng ồn lớn. Sử dụng máy giặt lồng đứng phải hồ xà phịng với nước
cho tan hết rồi đổ trực tiếp lên quần áo, cịn nếu khơng hồ nước mà đổ xà phịng
ln thì đơi khi giặt xong xà phịng bị đọng lại trên quần áo cũng nhiều.


12
Cấu tạo của máy giặt lồng ngang phù hợp với những gia đình có vị trí đặt
máy rộng, thuận tiện cho cánh cửa mở/đóng. Máy giặt lồng ngang thường có dung
tích lớn, tiết kiệm nước, giảm thiểu tiếng ồn. Máy giặt lồng ngang có hệ thống cân
bằng và tự vận hành tiếp tục khi đột ngột mất điện. Đối với may giặt lồng ngang,
cửa máy được đóng chặt khi giặt, tuyệt đối an toàn cho trẻ em nhưng bạn vẫn có thể
cho thêm đồ nếu muốn. Khách hàng cũng có thể tự do nhìn ngắm các cơng đoạn
giặt giũ qua cánh cửa máy giặt. Cùng một trọng lượng và công suất giặt, nhưng máy
giặt lồng ngang có thể đắt gấp đơi. Bù lại, hàng loạt tính năng mang tính cách mạng
đã được ứng dụng rộng rãi cho hiệu quả giặt tẩy hơn cả sự mong đợi
Máy giặt lồng nghiêng với tác động giặt 3 chiều và tốc độ vòng quay lớn trong
quá trình giặt nên đã làm tăng hiệu quả giặt sạch. Đặc biệt loại máy giặt này có bộ
phận tạo sóng siêu âm có khả năng tạo bọt khí, đường cấp nước giặt vào máy hòa
tan nhanh xà phòng giúp cho việc thẩm thấu đồ giặt dễ dàng, nhanh chóng và tiết
kiệm điện năng. Nhược điểm của loại máy giặt này là khi vắt, mức độ phát ra tiếng
ồn hơi cao.
1.1.2. Giới thiệu máy giặt qui mô giặt công nghiệp
Máy giặt cơng nghiệp có thể tích và khối lượng tương đương 4 lần máy giặt
bình thường. Cứ 1 tiếng máy sẽ giặt xong một mẻ (trên dưới 40 kg quần, áo), cần 50
lít nước và 1 kg bột giặt đặc chủng. Như vậy, chiếc máy giặt này giặt gần 200 kg
quần, áo/ 1ngày. Sau 1 hay 2 cối, máy được ngừng hoạt động để làm mát máy vừa

để vệ sinh thùng máy. Vì chỉ thực hiện khâu giặt nước nên dù có to lớn hơn các máy
gia dụng nhưng cơ cấu của máy giặt công nghiệp không phức tạp hơn là mấy


13

Hình 1.4. Máy giặt cơng nghiệp lồng đứng
Máy giặt cơng nghiệp có độ rung khá lớn, tiếng ồn nhiều. ở Việt Nam, máy
cơng nghiệp có 2 loại hình thức khác nhau: một cái hình khối vng và một cái hình
khối trịn. Nhưng đấy chỉ là sự khác nhau về hình thức bên ngồi cịn cấu tạo thùng
máy bên trong và cơ chế hoạt động là tương tự nhau.

Hình 1.5. hình dạng cơ bản của các máy giặt công nghiệp
Máy giặt công nghiệp chỉ phù hợp với nhà xưởng rộng, dây chuyền tự động
đồng loạt với nhiều công nhân điều phối. Khách sạn, nhà hàng, cơ sở y tế, nơi có
khối lượng đồ giặt lớn, thường xuyên và yêu cầu về thời gian gấp rút là đối tượng
khách hàng phù hợp của xí nghiệp giặt là cơng nghiệp. .
1.2. Phân loại và kết cấu máy giặt công nghiệp.
Thông thường ở máy giặt công nghiệp người ta hay phân loại theo mức tự động
hóa hoặc kết cấu:
- Theo mức tự động hóa chia làm hai loại:
+ Loại bán tự động: chỉ thực hiện tự động hóa q trình giặt và vả nước vào


14
+ Loại hồn tồn tự động: Có thể căn cứ vào chương trình chọn sẵn, hồn thành
tất cả chức năng từ định lượng bột giặt đến xả và xả đáy
- Theo kết cấu: kết cấu lồng giặt, cửa lồng
1.2.1. Máy giặt cơng nghiệp lồng ngang cửa mở trước hồn tồn tự động
- Ưu điểm:

+ Kết cấu nhỏ gọn
+ Quá trình giặt hồn tồn tồn tự động do đó giải nhiều phóng sức lao động
của người vận hành
-

Nhược điểm:

+ Thiết kế kỹ thuật phức tạp, địi hỏi độ chính xác q trình tính tốn thiết kế
cao
+ Cơng suất trên một lần giặt không lớn
+ Tốn nhiều điện, nước, bột giặt do đó chi phí giặt cao
+ Sửa chữa và bảo dưỡng phức tạp.
Ví dụ : Với máy giặt cửa trước lồng ngang như sau:

Hình 1.6 Máy giặt cửa trước lồng ngang


15
Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật cửa trước lồng ngang
Model

ZHG-20

ZHG-30

ZHG-50

ZHG-100

ZHG-120


ZHG-150

20 kg

30 kg

50 kg

100 kg

120 kg

150 kg

600/700

930/800

1200/1000

1350/1000

1600/1100

1700/1200

35 rpm

35 rpm


32 rpm

29 rpm

29 rpm

28 rpm

15 kw

23.4 kw

39 kw

Ứng suất Mpa 0.4 - 0.6

0.4 - 0.6

0.4 - 0.6

0.4 - 0.6

0.4 - 0.6

0.4 - 0.6

Năng suất giặt

20 kg/h


30 kg/h

50 kg/h

80 kg/h

100 kg/h

120 kg/h

25 mm

25 mm

32 mm

40 mm

40 mm

40 mm

Cơng suất
(dry loading)
Kích thước
lồng trong mm
Số vịng quay
Cơng suất
động cơ


Đường kính
ống nước vào
Kích thước
ngồi

700/1100/ 1000/1250/ 1300/1650/

(L/W/H)

1500

1750

2200

1430/1800/

1600/1850/ 1800/2000/

2300

2400

2600

Mm

1.2.2. Máy giặt công nghiệp lồng ngang bán tự động cửa mở trên
Ưu điểm:

+ Kết cấu bên trong máy đơn giản
+ Thiết kế được với cơng suất lớn, có thể thiết kế hồn tồn tự động hoặc bán
tự động.
+ Có thể sử dụng một số vật liệu thông thường để chế tạo
+ Tự động hóa q trình giặt và xả được
+ Lồng thiết kế rộng, đồ giặt được đảo đều,cửa mở dễ dàng đưa đồ giặt vào
và lấy ra
+ Giặt sạch tiếp kiệm điện nước do đó chi phí thấp
+ Sửa chữa bảo dưỡng dễ dàng.
Nhược điểm: + Kết cấu máy cồng cềnh


16
1.2.2.1.

Loại một cửa trên

Ví dụ: Máy giặt cơng nghiệp loại cơng suất 30kg/lần giặt.

Kiểu

Hình 1.7. Máy giặt cửa trên lồng ngang
Bảng 1.2. Thông số kỹ thuật của trên lồng ngang một cửa
Lồng
Động cơ
Năng
Vật
Vịng
Vịng
suất Kích thước

Mã lực Điện
liệu
quay
quay

DSG
V
MG

30 Kg

Lồng trong

3 mm

900 x 1000

Inox

30

mới

Lồng ngồi

2 mm

RPM

100%


1200 x 1350

Inox

3 HP

TECO

380V
3 pha
50 Hz

960
RPM

Kích
thước
máy
1120
x1600
x 400


17
1.2.2.2. Loại hai cửa trên

Hình 1.8. Máy giặt kiểu lồng ngang hai cửa
MÃ HIỄU (MODEL)
MG30

MG50
MG100 MG200

MG250

Đường kính lồng Ø (mm)

715

920

1060

1140

1260

Chiều dài lồng (mm)

840

1040

1360

2300

2300

Số cửa Door


1

1

1

2

2

Công suất (kg)

30

50

100

200

250

2

3

5

10


15

42

34

34

34

30

6-7

6-7

3-4

6-7

6-7

30

50

100

200


250

Ống cấp nước (mm)

Ø 60 x 1

Ø 60 x 1

Ø 60 x 2 Ø 60 x 2

Ø 60 x 2

Ống cấp hơi (mm)

Ø 27 x 1

Ø 27 x 1

Ø34 x 2

Ø34 x 2

Ø 34 x 2

90

90

114


140

200

Động



(HP)

3P

220/380V
Tốc độ lồng quay
Áp

suất

(kg/cm2)
Hơi nước

Tiêu thụ
hơi
(Kg/h)

Van xả (mm)


18


Kích

Dài (L)

1700

1800

2300

3200

3200

Rộng (W)

950

1150

1280

1480

1600

Cao (H)

1200


1430

2200

2300

2400

thước

máy (mm)w

1.2.2.3. Một số máy khác

Hinh 1.9. Một số máy giặt kiểu lồng ngang khác


19

Bảng 1.3. Thông số kỹ thuật của trên lồng ngang trên thị trường
Lồng
Động cơ
Kích
Năng
Vật
Vịng
Vịng thước
suất Kích thước
Mã lực Điện

liệu
quay
quay máy

Kiểu

Lồng trong

3mm

15 HP

DSG I

270

1270x2240

Inox

34

MG

Kg

Lồng ngoài

2mm


RPM

1410 x 2440

mới

380V
3 pha 960

100%

50

Inox

TECO

Hz

Lồng trong

3mm

10 HP

380V

34

DSG II


200

1200x2000

Inox

MG

Kg

Lồng ngoài

2 mm RPM

100%

50

1350x2200

Inox

TECO

Hz

Lồng trong

2 mm


5 HP

380V

mới

3 pha 960

34

mới

RPM

3 pha 960
RPM

DSGIII

100

1200x1500

Inox

MG

Kg


Lồng ngoài

2 mm RPM

100%

50

1250 x 1700

Inox

TECO

Hz

Lồng trong

2 mm

5 HP

380V

mới

3 pha 960

DSGIV


50

1000x1200

Inox

30

MG

Kg

Lồng ngoài

2 mm RPM

100%

50

1150 x 1500

Inox

TECO

Hz

RPM


RPM

3400
x1460
x 2500

3100 x
1340 x
2500

2500 x
1350 x
1800

1220 x
1700 x
1600

Từ những ưu và nhược điểm trên ta thấy:
Máy giặt lồng ngang cửa mở trước hoàn toàn tự động có nhiều nhược điểm
hơn máy giặt lồng ngang cửa mở trên:
Ở máy giặt lồng ngang cửa mở trước có những phức tạp sau:
+ Hệ thống cửa trước khó làm kín nước
+ Thiết kế tính tốn bền cho trục khó khăn
+ Lựa chọn ổ bi khó khăn
+ Vật liệu chế tạo toàn làm bằng Inox


20
Như vậy khi tính tốn thiết kế máy giặt cơng nghiệp ta nên chon loại máy

giặt lồng ngang cửa mở trên
1.3. Chỉ tiêu chất lượng
1.3. 1. Yêu cầu chung
 Yêu cầu về linh kiện.Các linh kiện gắn kết và các linh kiện khác phải phù
hợp với qui định của tiêu chuẩn, còn các linh kiện hao mòn phải thật thuận
tiện khi thay thế.
 Yêu cầu về độ bóng. Các bề mặt thành trong của lồng chứa quần áo và các bề
mặt có tiếp xúc với quần áo phải bóng bẩy, khi sử dụng không bị kẹp và làm
hư quần áo.
 Không được tràn nước. Đậy nắp máy giặt lại trong q trình giặt, khơng
được tràn nước ra ngồi máy.
 Đánh dấu mức nước: Trong máy khống chế mức nước hoặc là trong lồng giặt
có đánh dấu mức nước giới hạn trên và giới hạn dưới.
 Yêu cầu về nhiệt độ nước. Nếu máy giặt sử dụng nước nóng 55 o để giặt thì
phải đảm bảo làm việc bình thường trong tồn bộ trình tự vận hành.
 Các chi tiết bằng thép (không kể các chi tiết bằng thép không rỉ) phải được
sử lý chống rỉ ăn mục nát, thí dụ áp dụng các cánh bảo vệ như mạ, sơn, phủ
lớp sứ v.v…
 Các linh kiện mạ: Bề mặt phải bóng bẩy, mịn màng, màu sắc đều đặn, khơng
được có vết tróc, vết đen, châm kim, nổi bọt, vết hằn rõ ràng và vết rạch sát
thương v.v…
 Các linh kiện kết cấu nói chung. Ở các mép và gờ ngồi lớp mạ hơn 2mm,
khơng được có điểm rỉ.
 Linh kiện sơn hoặc bọc nhựa . Lớp sơn phải có lực phủ chắc chắn, khơng
được có bọt, vết xước, vết sứt, lộ lớp sơn phía trong, vết hằn, vết rạch v.v…
 Linh kiện sơn hoặc bọc nhựa. Sau khi thử nghiệm tính chịu ăn mịn thì độ
rộng của điểm ăn mịn khơng được quá 1mm.


21

 Các chi tiết nhựa: Bề mặt phải bóng, bằng phẳng, màu sắc đều đặn , chịu
được lão hóa, khơng được có vết hằn, rạch, bọt khí, lỗ co rút, v.v…
 Lồng giặt phải chống đựoc ăn mòn, chịu axit, chịu được ma sát và chịu được
lực xung kích, ngoại hình phải bóng hồn chỉnh, lớp sử lý bề mặt phải khơng
được lộ đáy hoặc bị có lớp “nổ nguội”.
1.3.2. u cầu tính năng
 Điều kiện hồn cảnh. Máy giặt phải sử dụng được ở nhiệt độ 0- 40oC, độ ẩm
tương đối  95 %( ở nhiệt độ 25oC).
 Tỷ số nước giặt, tỷ số giữa nước giặt định mức và dung lượng giặt định mức.
Tỷ số này nhỏ tức là dùng nước ít và ngược lại là dùng nước nhiều và không
được lớn hơn các trị số dưới đây:
+ Loại mâm giặt < 20
+ Loại lòng nhào <13
+ Loại khuấy <15
Tức là nếu như máy giặt có mâm giặt mà muốn giặt 1kg quần áo thì chỉ được
tiêu hao dưới 20 lít nước v.v…
 Tính năng giặt mạnh: Qua thực nghiệm tỷ số sạch không được nhỏ hơn giá
trị sau đây:
Bảng 1.4. Tính năng giặt của máy giặt
loại máy giặt
Tỷ số giặt sạch
Kiểu mâm giặt

Kiểu lồng nhào

Dùng nước xoáy

0,80

Dùng nước đổi mới


0,70

Có gia nhiệt

0,70

Khơng gia nhiệt

0,60

Kiểu khuấy

0,75

 Mức độ hao tổn quần áo. Theo qui định qua thực nghiệm suất hao tổn quần
áo do ma sát phải nhỏ hơn các trị số sau đây:


22
Bảng 1.5. Mức hao tổn quần áo
loại máy giặt
Tỷ số giặt sạch
Kiểu mâm giặt

Dùng nước xoáy

0,18

Dùng nước đổi mới


0,15

Kiểu lồng nhào

0,10

Kiểu khuấy

0,15

 Tính năng tẩy trắng. Theo qui định của phương pháp thực nghiệm thì chất
lỏng tẩy trắng cịn lưu lại trên quần áo giặt so với độ axít của nước dùng để
thực nghiệm không được lớn hơn 0,07.10-3 mol/l.
 Thời gian thải nước. Dung lượng giặt định mức của máy giặt 2,5kg thì thời
gian thải khơng được lớn hơn 2 phút .Tức là thời gian(phút) thải nước phải
nhỏ hơn khối lượng giặt.
 Tính năng của ống dẫn nước vào và ra. Căn cứ theo qui định, sau khi thử
ngiệm tuổi thọ bằng cách uốn cong ống nước phải đảm bảokhơng bị nứt hoặc
rị nước.
 Tính năng chống chấn động. Khi máy làm việc biên độ chấn động về trước,
sau, bên phải, bên trái so với tâm máy phải phù hợp với qui định sau đây:
Bộ phận

Bảng 1.6. Biên độ chấn động
Dung lượng định mức

Biên độ (mm)

đồ giặt(kg)

Bốn xung quanh vỏ

≤5

< 0,8

máy

>5

< 1,0

Tâm nắp máy

≤5

< 1,0

>5

< 1,2


23
1.3.3. Thống kê nhiệt độ giặt và các chất giặt thích hợp với các loại sợi dệt
Bảng 1.7. Nhiệt độ giặt
Nhiệt
Loại sợi

độ


Chất tẩy giặt và tính axít

thích
hợp(oC)
Sản phẩm bằng sợi bơng

< 100

Xà phịng, chất giặt có tính

Sản phẩm bằng sợi gai

< 80

axít nhẹ

Sản phẩm bằng sợi tơ

< 40

Xà phịng, chất giặt có tính
axít nhẹ

Sản phẩm bằng sợi lơng

< 35

Chất tẩy giặt chuyên dùng
hoặc trung tính


Sản phẩm bằng sợi tơ nhân < 40

Chất tẩy giặt chuyên dùng

tạo

hoặc trung tính

< 40

Sản phẩm bằng sợi hóa học

Trung tính, tính axít yếu

axetơxêloda

< 50

Sản phẩm sợi tơrilen

< 40

Sản phẩm sợi ny long

< 40

Trung tính, tính axít nhẹ

Sản phẩm sợi vi ny long


< 40

Loại phổ thơng

Sản phẩm sợi hóa học hữu < 40

Loại phổ thơng


Sản

Trung tính

Nước ở Loại phổ thơng
phẩm

sợi nhiệt độ Loại trung tính

polypropylene
Sản phẩm sợi polyvinyl

thường

Loại phổ thông
Loại phổ thông

chloride

1.3.4. Một số đề nghị về bột giặt và lượng đồ giặt:

Bột giặt quá nhiều sẽ xả khơng sạch cịn bột giặt q ít sẽ giặt không sạch.
Sử dụng lượng bột giặt theo đề nghị với đồ giặt của bạn theo sơ đồ dưới đây:


24
Bảng 1.8. Ước lượng bột giặt
TRUNG
Mực nước

THẤP1

THẤP 2

BÌNH

CAO

LOW1

LOW 2

MEDIU

HIGH

M
22L

Lượng nước


34L

43L

52L

Loại đâm đặc

18g

28g

36g

43g

(25g bột giặt/30L

½

Dùng

Muỗng

Muỗng

nước)

muỗng


mực ghi

đầy

đầy &

Loại đâm đặc

trên

1/3

muỗng

muỗng

15g

23g

29g

35g

11g

17g

22g


26g

29g

45g

57g

69g

29g

45g

57g

69g

29ml

45 ml

57 ml

69 ml

(20g bột giặt/30L
nước)
Loại đâm đặc
Lượng


(15g bột giặt/30L

bột giặt

nước)
Loại tổng hợp
(40g bột giặt/30L
nước)
Xà bông dạng bột
(40g bột giặt/30L
nước)
Loại lỏng
(40g bột giặt/30L
nước)


×