Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

TTHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.38 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Câu 2a: Làm rõ những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong tư tưởng giải phóng dân tộc.</b>


Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa XH là hạt nhân cốt lõi, là tư tưởng trung tâm, xun suốt tịan bộ
học thuyết tư tưởng Hồ Chí Minh.


Tư tưởng u nước “khơng có gì q hơn độc lập tự do” luôn luôn đứng ở hàng đầu trong bản giá trị tinh
thần Việt Nam, nhưng trước Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh nó vẫn dừng lại ở chủ nghĩa yêu nước truyền
thống. Điểm khác biệt giữa Hồ Chí Minh và các lãnh tụ yêu nước tiền bối là ở chỗ người đã gặp được thời
đại ca đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc trong quĩ đạo cuộc CM vơ sản. Vì vậy ngay từ khi bắt gặp
luận cương của Lê nin hình thành đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc , ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó
thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH.


<i>Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc:</i>


Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ 20, tư tưởng về con đường giải phóng dân tộc ở Hồ Chí Minh
khẳng định trong một luận đề nổi tiếng: “chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới giải phóng được dân tộc,
cả hai cuộc giải phóng chỉ có thể sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cuộc CM thế giới”


Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc là thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc và
giai cấp, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế , độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH. Nội dung của thực
thể này được Hồ Chí Minh xây dựng thành một hệ thống luận điểm dưới đây.


<i>CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản: thất bại của các phong trào</i>
yêu nước cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là do chưa có đường lối đúng, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ
thống thế giới , Nguyễn Ái Quốc ví CNTB đế quốc là con đĩa 2 vịi: một vịi bám vào chính quốc, một vịi
bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc cùng một lúc cắt cả 2 vịi của nó đi, tức là phải thực
hiện CM vơ sản ở chính quốc với CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa , phải xem CM ở thuộc địa như là một
một trong những cái cánh của CM vô sản, cùng tiến bước với CM vơ sản.


CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo:



Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muốn CM giải phóng dân tộc thành cơng trước hết phải có Đảng Cách
<i>mệnh … Đảng có vững CM thì mới thành cơng … Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nồng cốt …</i>
<i>bao giờ học thuyết nhiều , chủ nghĩa nhiều , nhưng chủ nghĩa chân chính nhất , chắc chắn nhất, CM nhất là</i>
<i>chủ nghĩa Mác - Lê nin.</i>


CM giải phóng dân tộc là sự nghiệp đòan kết của tòan dân trên cơ sở liên minh công nông do Đảng cộng
sản lãnh đạo. CM giải phóng dân tộc theo Nguyễn Ái Quốc là việc chung ca dân chúng chứ không phải
việc của một hai người , vì vậy phải địan kết tịan dân , sỉ, nơng, cơng, thương đều nhất trí chống lại cường
quyền. Nhưng trong sự tập hợp rộng rãi đó khơng được qn cái cốt của nó là cơng nông và do Đảng lãnh
đạo. Phải nhớ: “công nông là chủ cách mệnh … công nông là gốc cách mệnh, nhưng phải có Đảng cộng sản
lãnh đạo thì mới địan kết được và CM mới thành cơng.


CM giải phóng dân tộc được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CM vơ
sản ở chính quốc.


Trong phong trào cộng sản quốc tế một thời gian dài đã tồn tại một quan điểm xem thắng lợi của CM
thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của CM vơ sản ở chính quốc. Quan điểm này vơ hình chung đã
làm giảm tính năng động sáng tạo của các phong trào CM ở thuộc địa.


Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc do đánh giá đúng
đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc , ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng
định rằng CM thuộc địa không những không phụ thuộc và CM vơ sản ở chính quốc mà có thể và cần phải
tiến hành trước và bằng thắng lợi của mình, nó có thể giup đở những người anh em mình ở Phương Tây
trong nhiệm vụ giải phóng hòan tòan .


Đây là một luận điểm sáng tạo , có giá trị lý luận và thực tiễn rất to lớn , một cống hiến rất quan trọng vào
khủng hỏang tàng lý luận Mác - Lê nin.


CM giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực , kết hợp lực lượng chính trị của quần
chúng và lực lượng vũ trang của nhân dân. Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 8 tháng 5-1941dưới


sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra quyết định: cuộc CM Đông Dương kết liễu bằng mọi cuộc khở
nghĩa vũ trang mở đầu có thể là khở nghĩa từng phần trong từng địa phương … mà mở đường cho cuộc tổng
khở nghĩa to lớn. Để chuẩn bị tiến tới khở nghĩa vũ trang người đã về nước chỉ đạo xây dựng căn cứ địa,
đào tạo, huấn luyện cán bộ , xây dựng các tổ chức chính trị của quần chúng , lập ra các đội du kích vũ trang
chủ động đón thời cơ, chóp thời cơ, phát động tổng khởi nghĩa tháng 8 giành thắng lợi trong cả nước.


Thấu hiểu sâu sắc chính sách tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa đế quốc Pháp và từ những kết
luận rút ra qua khảo sát , nghiên cứu phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước thuộc địa như: Aán Độ,
Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn giải phóng dân tộc phải thực hiện con đường CM bạo lực. Năm 1947, nhân dịp
kỷ niệm ngày thành lập giải phóng quân Việt Nam. Người khẳng định: dân tộc Việt Nam nhất định phải
được giải phóng. Muốn giải phóng thì phải đánh phát xít Nhật và Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực
lượng qn sự . muốn có lực lượng thì phải có tổ chức. Muốn tổ chức thành cơng thì phải có kế hoạch , có
quyết tâm.”


Trong quá trình lãnh đạo CM nhờ biết kế thừa truyền thống và kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của dân
tộc, vận dụng sáng tạo lý luận bạo lực CM của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tiếp thu tinh hoa lý luận và kinh
nghiệm quân sự của thế giới. Hồ Chí Minh đã đẻ ra và hồn chỉnh dần lý luận về bạo lực CM ở Việt Nam.


Theo Hồ Chí Minh, bạo lực CM ở Việt Nam là sức mạnh tổng hợp của hai yếu tố chính trị và quân sự, hai
<i>lực lượng là lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân. CM bạo lực là sử dụng sức</i>
mạnh tổng hợp để chống lại bạo lực phản CM, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền dưới hình
thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.


Khẳng định giải phóng dân tộc phải bằng con đường CM bạo lực. Song, Hồ Chí Minh ln ln chủ
động, tích cực đưa ra giải Pháp để tranh thủ khả năng hịa bình và phát triển CM. Thực tiễn CM Việt Nam
đã chứng minh tư tưởng này của Hồ Chí Minh.


Tư tưởng về dân tộc và CM giải phóng dân tộc là một nội dung lớn, nổi bật trong hệ thống tư tưởng Hồ
Chí Minh. Với tư tưởng này Hồ Chí Minh chẳng những đã đưa nước Việt Nam đến độc lập tự do, thống
nhất trọn vẹn, mà cịn góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế


giới.


Với những đóng góp đó Hồ Chí Minh đã được nhân dân tơn vinh là nhà giải phóng dân tộc và nhà văn
hóa lớn.


Tóm lại, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lê nin
về CM thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới , sáng tạo , bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược
, phương pháp tiến hành CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa.


Thắng lợi CM tháng 8 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã chứng minh hùng hồn tính khoa học
đúng đắn , tính CM sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×