Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và cho năng suất của một số dòng đậu tương việt nam trong vụ xuân năm 2017 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TƠ BÍCH THẢO
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG ĐẬU TƢƠNG TRONG VỤ XUÂN NĂM
2017 TẠI THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun Nghành

: Trồng Trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa

: 2013 – 2017

Thái Ngun, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM



TƠ BÍCH THẢO
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG ĐẬU TƢƠNG TRONG VỤ XUÂN NĂM
2017 TẠI THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun Nghành

: Trồng Trọt

Lớp

: K45TT – N02

Khoa

: Nơng học

Khóa

: 2013 – 2017

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Quỳnh


Thái Nguyên, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên chúng ta đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của thực tập tốt
nghiệp và đây cũng là giai đoạn quyết định tồn bộ q trình học tập, và rèn luyện
của mỗi bản thân chúng ta. Thực tập tốt nghiệp nhằm củng cố và hệ thống lại toàn
bộ kiến thức đã học trên giảng đƣờng từ đó áp dụng một cách đúng đắn và sáng tạo
vào thực tiễn sản xuất. Kết hợp lý thuyết với thực hành giúp cho mỗi chúng ta rút ra
đƣợc bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau này ra
trƣờng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, hồn thành tốt cơng việc đƣợc giao.
Do vậy thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu trong hệ thống đào tạo ở các
trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, nó là bƣớc đệm, là tiền đề cho
việc thực hiện công việc sau này.
Đƣợc sự nhất trí của BGH trƣờng Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên và ban
chủ nhiệm khoa Nông Học em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng phát triển và cho năng suất của một số dòng đậu tương Việt
Nam trong vụ xuân năm 2017 tại Thái Ngun”
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào lại không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp day gián tiếp của ngƣời khác. Để hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ của nhà trƣờng, của các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự hƣớng
dẫn tận tình của cơ giáo hƣớng dẫn ThS. Nguyễn Thị Quỳnh. Xuất phát từ lòng
biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn tồn thể thầy cơ giáo đã cùng với tri thức
và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo
ThS. Nguyễn Thị Quỳnh đã trực tiếp hƣớng dẫn em trong quá trình làm đề tài
cũng nhƣ hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Xin cảm ơn những ngƣời thân

trong gia đình, những ngƣời bạn, đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt q trình
thực tập cũng nhƣ hồn thành khóa luận này.
Với trình độ và năng lực bản thân có hạn, mặc dù đã cố gắng hết sức song
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận đƣợc sự tham gia đóng
góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các bạn để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Tơ Bích Thảo


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 4
1.2.1. Mục đích.......................................................................................................... 4
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................................ 4
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................................ 4
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn................................................................................... 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.2. Nguồn gốc và lịch sử của cây đậu tƣơng ................................................... 6
2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu đậu tƣơng trong và ngồi nƣớc ............... 7

2.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tƣơng trên thế giới........................... 7
2.3.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tƣơng ở Việt Nam ......................... 21
2.3.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Thái Nguyên ............................................ 32
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 34
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 34
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 34
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 35
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 35


iii

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 35
3.2.2. Thời gian nghiên cứu.................................................................................... 35
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm .................................................................... 35
3.4.2. Quy trình kỹ thuật ......................................................................................... 37
3.4.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ......................................................... 38
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 41
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ..................... 41
4.2. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh trƣởng phát trển của các dịng đậu
tƣơng thí nghiệm vụ Xn 2017 tại Thái Nguyên .......................................... 42
4.2.1. Giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các dịng đậu tƣơng thí nghiệm . 42
4.2.2. Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tƣơng thí nghiệm ..................... 50
4.2.3. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tƣơng thí nghiệm........................... 54
4.2.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của các dịng đậu
tƣơng thí nghiệm ..................................................................................................... 60
4.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng tham gia thí

nghiệm ..................................................................................................................... 63
4.2.6. Năng suất của các dịng đậu tƣơng thí nghiệm ........................................... 70
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 74
5.1. Kết luận .................................................................................................... 74
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới những năm gần đây ...... 8
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Mỹ năm 2010 – 2014 .................. 10
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở brazil 5 năm gần đây ................... 11
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Argentina 5 năm gần đây ......... 12
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Trung Quốc 5 năm gần đây ..... 12
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Việt Nam 5 năm gần đây ......... 23
Bảng 2.7. Một số giống đậu tƣơng mới đang đƣợc phổ biến trong sản xuất.. 31
Bảng 2.8. Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Thái Nguyên 5 năm gần đây .... 32
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ........................ 41
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng của các dòng đậu tƣơng
vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ....................................................... 43
Bảng 4.3. Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tƣơng thí nghiệm Vụ
Xuân năm 2017 ............................................................................... 50
Bảng 4.4. Một số đặc điểm hình thái của các dịng tham gia thí nghiệm Vụ
Xn năm 2017 ............................................................................... 55
Bảng 4.5. Một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các dịng đậu
tƣơng tham gia thí nghiệm vụ Xuân năm 2017 .............................. 61
Bảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dịng tham gia thí nghiệm
vụ Xuân năm 2017 .......................................................................... 64

Bảng 4.7. Năng suất của các dịng đậu tƣơng tham gia thí nghiệm Vụ Xn
năm 2017 ......................................................................................... 71


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CS

: Cộng sự

Ctv

: Cộng tác viên

Đ/C

: Đối chứng

M1000

: Khối lƣợng 1000 hạt

NSLT

: Năng suất lý thuyết

P1000


: Khối lƣợng 1000 hạt


vi


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Cây đậu tƣơng (tên khoa học Glycine max L. Merrill) là loại cây họ
Đậu, là cây cơng nghiệp ngắn ngày, có giá trị dinh dƣỡng và kinh tế cao. Sản
phẩm của nó cung cấp thực phẩm cho con ngƣời, thức ăn cho gia súc, nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Là cây
trồng thích hợp trong ln canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng
khác và là cây cải tạo đất rất tốt (Ngô Thế Dân và các cs, 1999) [5]. Vai trò
của cây đậu tƣơng trong hệ thống nông nghiệp ở vùng nhiệt đới ngày càng
đƣợc khẳng định, có thể trồng nhƣ một cây trồng chính từ 1 đến 3 vụ trong
năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, đời sống con ngƣời càng đƣợc
nâng cao thì con ngƣời càng quan tâm đến sức khỏe của mình qua khẩu phần
thức ăn hàng ngày. Vì vậy xu hƣớng lựa chọn nguồn thức ăn từ thực vật đã và
đang đƣợc con ngƣời hƣớng tới. Khó có thể tìm đƣợc loại cây trồng nào có
tác dụng nhiều mặt nhƣ cây đậu tƣơng, loại hạt duy nhất đƣợc đánh giá đồng
thời cả protein, lipit và hồn tồn có thể thay thế đạm động vật trong bữa ăn
hàng ngày. Thành phần dinh dƣỡng trong hạt đậu tƣơng rất cao, với hàm
lƣợng protein từ 38 – 40%, lipit từ 15 – 20%, hydratcacbon từ 15 – 16% và
nhiều loại sinh tố và muối khoáng cho sự sống (Phạm Văn Thiều, 2006) [27].
Protein không những có hàm lƣợng cao mà cịn có đầy đủ và cân đối các axit

amin cần thiết. Lipit của đậu tƣơng chứa một tỉ lệ rất cao các axit béo chƣa no
(khoảng 60 – 70% ), có hệ số đồng hóa cao, có mùi vị thơm nhƣ axit linoleic
chiếm 52 – 65% , axit oleic chiếm 25 – 36% , axit lonolenoic chiếm 2 – 3%,
và chứa cả các axit amin khơng thể thay thế đó là: axit amin Triptophan,
Leuxin, Valin, Phenilalazin, Lizin, Xistin. Ngồi ra trong hạt đậu tƣơng cịn


2

có nhiều loại vitamin nhƣ vitamin PP, A, C, E, D, K, đặc biệt là vitamin B1
và B2 (Phạm Văn Thiều, 2006) [27]. Do vậy khi nói đến giá trị của đậu tƣơng
là nói đến sự cân đối và đầy đủ của các axit amin. Chính sự cân đối đầy đủ
này mà đậu tƣơng có thể thay thế hồn tồn thịt trong khẩu phần ăn hàng
ngày nên nó đƣợc gọi là “cây thay thịt”.
Phát triển mạnh đậu tƣơng là một biện pháp cải tạo đất. Nhờ trong thân
lá có tỷ lệ N rất cao, lƣợng K, Mg, Ca cũng khá nhiều. Ƣớc tính, lƣợng N bổ
sung từ thân, lá đậu tƣơng đã để lại cho đất 5 – 8 tấn chất xanh/ha, tƣơng
đƣơng với 5 - 8 tạ phân chuồng. Rễ đậu tƣơng có khả năng cố định N khí trời
nhờ vi khuẩn Rhizobium Japonicum sống cộng sinh ở rễ. Mỗi nốt sần đƣợc ví
nhƣ một “nhà máy phân định đạm tí hon”. Mỗi vụ thu hoạch cung cấp cho đất
từ 20 – 25kg ure/ha (Phạm Gia Thiều, 1996) [26]. Mặt khác cây đậu tƣơng là
cây ngắn ngày (70 – 120 ngày), rễ ăn sâu, phân nhánh nhiều, nó đƣợc trồng trên
nhiều loại đất khác nhau (trừ đất toàn cát) (Ths. Ma Thị Phƣơng, 2004) [22].
Nhiều vụ khác nhau, là cây trồng tối ƣu trong công thức luân canh, xen canh, gối
vụ. Vậy nên nó đƣợc xem nhƣ là “bèo hoa dâu trên cạn”.
Giá trị mà cây đậu tƣơng mang lại là rất lớn, cho nên cây đậu tƣơng
đƣợc đánh giá là một trong những cây trồng quan trọng trong sản xuất nơng
nghiệp và trong đời sống xã hội. Chính vì vậy mà diện tích, sản lƣợng đậu
tƣơng trên thế giới tăng rất nhanh, chỉ trong vòng 10 năm, từ 1970 – 1980 sản
lƣợng đậu tƣơng tăng gấp 2 lần, từ 46,7 triệu tấn lên 94 triệu tấn (Ngô Thế

Dân và cs, 1999) [5].
Ở nƣớc ta, trong vòng 20 năm qua, diện tích, năng suất và sản lƣợng
đậu tƣơng đã không ngừng tăng lên. Đối với cây đậu tƣơng diện tích tăng
99%, năng suất tăng 83,3% và sản lƣợng tăng gấp. Điều này có ý nghĩa quan
trọng trong chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng ở nƣớc ta hiện nay,
đặc biệt trong chiến lƣợc thâm canh tăng vụ.


3

Trƣớc những nguồn lợi to lớn do cây đậu tƣơng đem lại, cũng nhƣ để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm đậu tƣơng ở nƣớc ta, đồng thời
góp phần đƣa chăn ni thành ngành sản xuất chính, chúng ta cần quan tâm
phát triển đậu tƣơng theo 2 hƣớng vừa tăng năng suất, vừa tăng diện tích.
Trong đó, năng suất là yếu tố quan trọng, tác động trƣớc tiếp tới giá thành của
đậu tƣơng. Hiện nay, nền nông nghiệp nƣớc ta đã phát triển cùng với nền văn
minh lúa nƣớc, tất nhiên khơng vì thế mà đậu tƣơng mất đi chỗ đứng của nó.
Đậu tƣơng nằm trong những cây trồng quan trọng và việc phát triển đậu
tƣơng cũng đã đƣợc chú trọng. Song trong việc phát triển đậu đỗ thì một điều
hay gặp phải đó là năng suất và sản lƣợng đậu đỗ thƣờng rất thấp, đây là một
trong những hạn chế lớn. Bởi so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới
thì cả năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng nƣớc ta còn ở mức hết sức khiêm tốn.
Điều đó đặt ra vấn đề là phải làm gì để nâng cao năng suất lên hay muốn phát
triển đậu tƣơng phải có biện pháp gì để năng cao năng suất. Một trong những
biện pháp đó là cải tạo ra những giống có năng suất cao hơn và việc nghiên
cứu khảo nghiệm, so sánh, chọn lọc giống đậu tƣơng là phƣơng pháp đƣợc
xem nhƣ tốn ít thời gian và mang lại hiệu quả hơn các phƣơng pháp khác. Các
nguồn vật liệu đậu tƣơng trƣớc khi đƣa ra sản xuất cần phải có những nghiên
cứu đánh giá khả năng sinh trƣởng phát triển và chất lƣợng để có thể chọn lọc
đƣợc các giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.

Xuất phát từ thực tế đó, đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng và ban chủ
nhiệm khoa Nông học, em đã tiến hành để nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả
năng sinh trưởng phát triển và cho năng suất của một số dòng đậu tương
Việt Nam trong vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên”.


4

1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nhằm chọn đƣợc những dịng đậu tƣơng có khả năng sinh trƣởng, phát
triển tốt, chất lƣợng tốt, năng suất cao thích hợp trồng cho điều kiện vụ Xuân
tại Thái Nguyên làm vật liệu phục vụ cho công tác chọn tạo giống đậu tƣơng
tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi chỉ tiêu đặc điểm thực vật học, đặc điểm hình thái.
- Theo dõi các chỉ tiêu về thời gian sinh trƣởng.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dịng đậu
tƣơng thí nghiệm.
- So sánh một số dịng đậu tƣơng có triển vọng trong vụ Xn 2017.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã
học trên giảng đƣờng để áp dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên có
thêm kiến thức, kinh nghiệm và rèn luyện đƣợc kỹ năng trong thực tế sản
xuất. Đồng thời giúp cho sinh viên có thể làm quen và nắm đƣợc các bƣớc để
tiến hành một đề tài.
- Tiến hành thực hiện đề tài là bƣớc đầu trang bị cho sinh viên ý thức
độc lập, tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

Qua các kết quả nghiên cứu sẽ tuyển chọn đƣợc một số giống đậu
tƣơng trong vụ Xuân làm cơ sở cho việc lựa chọn giống tốt, góp phần bổ sung
những giống đậu tƣơng có năng suất cao và phẩm chất tốt thích hợp với từng
điều kiện sinh thái cụ thể.


5

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Theo số liệu của Cục Thống kê, ở Việt Nam thu nhập bình qn đầu
nguời của nơng dân đạt 6,1 triệu đồng/năm vào năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo khu
vực nông thôn cịn 18%. Vấn đề cấp thiết mà Đảng và chính phủ đề ra là nâng
cao đời sống, tăng thu nhập cho ngƣời nơng dân. Để có nguồn lƣơng thực,
thực phẩm, chất lƣợng ni sống tồn cầu, trong bối cảnh khí hậu, mơi trƣờng
sinh thái có nhiều biến đổi, con ngƣời phải tiến hành một nền thâm canh hiện
đại. Nền sản xuất này dựa trên việc áp dụng một cách khoa học các yếu tố
giống, nƣớc phân bón và kỹ thuật chăm sóc..., đồng thời bảo vệ đƣợc nguồn
tài nguyên thiên nhiên, tránh ô nhiễm môi trƣờng.
Trong những yếu tố trên, giống đƣợc coi nhƣ một trong những trợ thủ
đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn lƣợng chất xám trong nông sản.
Giống quy định giới hạn năng suất của cây trồng. Năng suất chỉ tƣơng ứng
với điều kiện kỹ thuật trong phạm vi do giống quy định. Khi năng suất tối đa
thì dù điều kiện ngoại cảnh cũng nhƣ kỹ thuật canh tác nó có tốt hơn cũng
khơng thể làm tăng năng suất. Bởi vậy, giống mới có vai trị hết sức quan
trọng trong cơng việc nâng cao năng suất và sản lƣợng của cây trồng. Mỗi
một giống khác nhau thì có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi
vùng khác nhau. Vì vậy để phát huy hiệu quả của giống cần phải sử dụng

chúng hợp lý, phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội.
Để có những giống có năng suất, chất lƣợng cao, có khả năng chống chịu với
điều kiện ngoại cảnh tốt thì cơng tác chọn giống đóng một vai trị vơ cùng
quan trọng.
Cơng tác khảo nghiệm giống là một cuộc thí nghiệm nhằm xác định sự
thích ứng của giống đối với địa phƣơng trên các loại đất, các loại khí hậu và


6

các biện pháp kĩ thuật khác. Nếu các giống mới chƣa đƣợc khảo nghiệm kỹ
lƣỡng và chƣa đƣợc công nhận là đạt tiêu chuẩn mà đã đƣa ra sản xuất ở diện
rộng thì sẽ gây hiện tƣợng rối loạn giống, gây khó khăn cho việc sản xuất,
thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Hiện nay cây đậu tƣơng đã trở nên quen thuộc với ngƣời nông dân, do
cây đậu tƣơng mang lại giá trị nhiều mặt góp phần nâng cao thu nhập cho
ngƣời nông dân vốn chỉ quen với việc một năm trồng hai vụ lúa.
Trong những năm qua, giống mới đã góp phần quan trọng đẩy mạnh
nâng cao năng suất đậu tƣơng. Để tạo ra những giống có khả năng thích ứng,
các nhà chọn giống ln chú ý đến các đặc tính nhƣ khả năng chống chịu sâu
bệnh, chống đổ, chống tách hạt và năng suất cao. Một xu hƣớng nữa là
chọn giống thích nghi với điều kiện nhất định nào đó nhƣ chọn giống chọn
giống chịu lạnh cho vụ đơng và đơng xn ở miền Bắc. Chọn giống chịu
nóng cho vụ hè của miền Bắc và các vùng trồng đậu tƣơng ở miền Nam.
Do vậy cần hiểu rõ đặc tính của giống trƣớc khi giới thiệu cho từng vùng
và từng vụ cụ thể.
2.2. Nguồn gốc và lịch sử của cây đậu tƣơng
Cây đậu tƣơng hay cây đậu nành (tên khoa học là Glycine max. (L)
Merrill), thuộc họ Đậu (Fabaceae), là cây trồng đã có từ rất lâu đời đƣợc
trồng ở gần 200 nƣớc trên thế giới.

Cây đậu tƣơng là một trong những cây trồng cổ nhất của nhân loại, có
nguồn gốc ở vùng Mãn Châu – Trung Quốc, đã đƣợc biết đến cách đây 5.000
năm. Vavilop (1951) đã khẳng định đậu tƣơng có nguồn gốc ở trung tâm phát
sinh cây trồng Trung Quốc. Fukada (1933), Hymowitz (1970) đã kết luận đậu
tƣơng xuất hiện ở dạng cây thuần hóa từ 1.000 năm trƣớc công nguyên, tại
vùng Đông Bắc Trung Quốc. Từ phía Bắc Trung Quốc đậu tƣơng phát triển
sang Triều Tiên, Nhật Bản. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì đậu tƣơng


7

đƣợc đƣa vào Triều Tiên vào khoảng 200 năm trƣớc cơng ngun, sau đó
sang Nhật Bản. Đến giữa thế kỉ XVII cây đậu tƣơng đƣợc thâm nhập sang
Châu Âu, còn tại Châu Mỹ xuất hiện năm 1804 nhƣng phải đến thế kỷ XX
mới trồng phổ biến. Ở miền Đông và Nam Trung Quốc, đậu tƣơng đƣợc lan
sang các nƣớc Đông Nam châu Á. Ngày nay nông dân các nƣớc châu Á coi
cây đậu tƣơng là một trong những cây trồng chính.
Ở Việt Nam đậu tƣơng đã đƣợc trồng từ lâu đời. Từ thế kỷ XIII, Lê
Quý Đôn đã ghi chép lại trong sách “Vân đài loại ngữ” đậu tƣơng trồng ở một
số tỉnh vùng Đông Bắc, miền Bắc nƣớc ta. Các sản phẩm chính của đậu tƣơng
đƣợc ngƣời dân chế biến, phổ biến là đậu phụ, chao, tƣơng, dầu, sữa, làm bột
trong các loại thực phẩm bánh kẹo.
2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu đậu tƣơng trong và ngoài nƣớc
2.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Trong cơ cấu cây trồng, cây đậu tƣơng xuất hiện sớm nhƣng chỉ
phát triển mạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cả về diện tích, năng
suất và sản lƣợng.
Hiện nay cây đậu tƣơng đã đƣợc đem trồng khắp các Châu lục và là cây
lấy hạt, lấy dầu quan trọng bậc nhất của thế giới. Đứng hàng thứ 4 sau lúa mì,

lúa nƣớc và ngơ. Mặc dù cây đậu tƣơng có nguồn gốc từ Viễn Đơng nhƣng
khả năng thích ứng rộng nên nó đƣợc phân bố khá rộng từ 40º Vĩ Bắc đến 40º
Vĩ Nam (Ths. Mai Thị Phƣơng, 2004) [22]. Trong toàn bộ sản lƣợng cây lấy
dầu trên thế giới, sản lƣợng cây đậu tƣơng tăng từ 32% (năm 1965) đến 50%
(trong những năm 80). Từ năm 1970 sản xuất đậu tƣơng tăng ít nhất 2 lần so
với bất cứ cây lấy dầu nào khác (Ngô Thế Dân và ctv, 1999) [5]. Trong tƣơng
lai, cây đậu tƣơng chắc chắc vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong những cây
lấy dầu. Mỗi năm trên thế giới trồng từ 50 – 60 triệu ha đậu tƣơng. Sản lƣợng


8

hạt đạt 90 – 94 triệu tấn, trên 95% sản phẩm đậu tƣơng hiện nay đƣợc sản
xuất ra từ các nƣớc ơn đới, nơi có điều kiện ngày dài từ 14 – 15h/ngày thích
hợp cho sự phát triển đậu tƣơng.
Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới trong những năm gần đây
thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới những năm
gần đây
Năm

Diện Tích
(triệu ha)

Năng Suất
(tạ/ha)

Sản Lƣợng
(triệu tấn)


2010

102,8

25,8

264,9

2011

103,8

25,2

261,6

2012

105,4

22,9

241,6

2013

111,6

24,9


278,1

2014

117,7

26,2

308,4

(Nguồn: FAOSTAT Browse Data,2016)[23]
Qua bảng 2.1 cho ta thấy tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới có
xu hƣớng tăng về cả diện tích, năng suất và sản lƣợng.
Năm 2010 - 2014 diện tích trồng đậu tƣơng trên thế giới dao động từ
102,8 – 117,7 triệu ha. Trong đó diện tích trồng đậu tƣơng đạt cao nhất năm
2014 là 117,8 triệu ha tăng 14,9 triệu ha so với năm 2014.
Về năng suất đậu tƣơng đạt 25,8 tạ/ha (năm 2010) đạt mức ổn định đến
năm 2011. Năm 2012 năng suất đậu tƣơng giảm còn 22,9 tạ/ha, và có sự tăng
dần qua các năm đến năm 2014 năng suất đậu tƣơng đạt 26,2 tạ/ha.
Chính vì diện tích và năng suất có sự chênh lệch, do vậy sản lƣợng
đậu tƣơng cũng đã có sự thay đổi qua các năm từ năm 2010 – 2014. Sản
lƣợng đậu tƣơng giảm từ 264,9 triệu tấn (năm 2010) xuống 241,6 triệu tấn


9

(năm 2012) và tăng dần từ năm 2012 – 2014 tăng từ 241,6 – 308,4 triệu tấn.
Từ năm 1890 đến nay, Mỹ luôn là nƣớc đứng đầu về sản xuất đậu
tƣơng trên thế giới, thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên hạt , vì nhiều
nƣớc nhập khẩu dùng làm thức ăn cho ngƣời và chế biến thành tinh bột hoặc

ép dầu. Điều đó chứng tỏ các sản phẩm chế biến từ đậu tƣơng rất đa đạng và
phong phú.
Các nƣớc nhập khẩu lớn gồm Cộng đồng kinh tế Châu Âu, Đức, Anh,
Pháp, Hà Lan, Bỉ..... Đến sau chiến tranh thế giới thứ 2, quốc gia vẫn đứng
đầu trong danh sách xuất khẩu lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên do có
sự gia tăng về dân số nên việc xuất khẩu của Trung Quốc có chiều hƣớng
giảm và chuyển sang xu thế nhập khẩu thêm đậu tƣơng để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nƣớc.
Đậu tƣơng đối với nƣớc Mỹ đƣợc coi là một mặt hàng có giá trị chiến
lƣợc trong xuất khẩu và thu đổi ngoại tệ. Một trong bốn nguyên nhân thúc đẩy
nền sản xuất đậu tƣơng ở Mỹ lớn mạnh là do việc tăng năng suất đậu tƣơng
(Nguyễn Thị Thanh Thanh, 1974) [25]. Việc tăng năng suất đậu tƣơng có ý
nghĩa lớn đối với ngành sản xuất đậu tƣơng ở Mỹ vì năng suất tăng sẽ làm
giảm giá thành của một đơn vị sản phẩm. Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho các
nhà chọn giống ở Mỹ là:
1. Khai thác những giống có năng suất hạt cao
2. Nâng cao tỉ lệ dầu và protein trong hạt
3. Cải tiến chất lƣợng hạt
4. Nâng cao tính chống chịu sâu bệnh
5. Tạo nên hàng loạt các giống có thời gian sinh trƣởng khác nhau
6. Nâng cao khả năng chống hạt bị tách khi chín
7. Tạo nên chiều cao cây thích hợn
8. Nâng cao tính chống đổ của cây


10

Ở Mỹ hiện nay, diện tích trồng đậu tƣơng đứng thứ 3 sau lúa mì, ngơ và
đƣợc coi là mặt hàng có giá trị chiến lƣợc trong xuất khẩu và thu hồi ngoại tệ.
Nguyên nhân thúc đẩy sản xuất đậu tƣơng ở Mỹ phát triển là do áp dụng các

biện pháp kĩ thuật, tăng năng suất trong đó yếu tố giống đƣợc chú ý hơn cả.
Chính vì vậy diện tích, năng suất sản lƣợng của cây đậu tƣơng ở nƣớc này
không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Mỹ năm 2010 – 2014
Năm

Diên tích
(triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2010

78,8

28,9

227,7

2011

79,2

28,3

224,3


2012

80,4

25,3

203,4

2013

85,8

28,3

243,1

2014

91,9

29,5

271,2

(Nguồn: FAOSTAT Browse Data,2016)[23]
Qua bảng 2.2 cho thấy năng suất đậu tƣơng của Mỹ có sự biến đổi qua
các năm, từ năm 2010 – 2012 năng suất đậu tƣơng của Mỹ giảm từ 28,9 –
25,3 tạ/ha, và tăng từ 25,3 tạ/ha (năm 2012) lên 29,5 tạ/ha (năm 2014). Do
diện tích tăng dần từ năm 2010 là 78,8 triệu ha đến năm 2014 lên tới 91,9
triệu ha.

Do diện tích và năng suất có sự dao động qua các năm kéo theo sản
lƣợng đậu tƣơng cũng có sự biến đổi, sản lƣợng đạt 227,7 triệu tấn (năm
2010) đến 271,2 triệu tấn (năm 2014).
Ở Mỹ cây đậu tƣơng là một trong những cây trồng đƣợc coi là mặt hàng
có giá trị chiến lƣợc trong xuất khẩu và đặc biệt việc tăng năng suất là nguyên
nhân thúc đẩy nền sản xuất đậu tƣơng ở Mỹ ngày càng phát triển mạnh. Việc
tăng năng suất có ý nghĩa rất lớn tới việc hạ giá thành sản phẩm, do vậy họ rất


11

chú trọng tới khâu chọn tạo các loại giống mới cho năng suất cao và tìm các
giống thích nghi với từng điều kiện sinh thái.
Tiếp sau Mỹ phải kể đến Brazil là nƣớc đứng thứ 2 trên thế giới về tổng
diện tích và sản lƣợng.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở brazil 5 năm gần đây
Diện Tích

Năng Suất

Sản Lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010


23,3

29,5

68,8

2011

24,0

31,2

74,8

2012

25,0

26,4

65,8

2013

27,9

29,3

81,7


2014

30,3

28,7

86,8

Năm

(Nguồn: FAOSTAT Browse Data,2016)[23]
Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy diện tích trồng đậu tƣơng tăng dần trong
5 năm qua. Năm 2010 diện tích trồng đậu tƣơng ở Brazil là 23,3 triệu ha tăng
dần đến năm 2014 là 30,3 triệu ha. Năng suất bình quân biến động từ 26,4
tạ/ha đến 31,3 tạ/ha. Sản lƣợng tăng mạnh từ 68,8 triệu tấn (năm 2010) lên
đến 86,8 triệu tấn (năm 2014). Còn năm 2012 năng suất và sản lƣợng giảm so
với các năm khác.
Đậu tƣơng ở Brazil hầu hết đƣợc dùng làm bột và ép dầu. Chính phủ
Brazil khuyến khích đẩy mạnh công nghiệp chế biến trong nƣớc và xuất khẩu
khô dầu, bột đậu...
Argentina là nƣớc sản xuất đậu tƣơng lớn thứ 3 sau Mỹ và Brazil. Ở
Argentina, đậu tƣơng thƣờng đƣợc luân canh với lúa mì. Đậu tƣơng bắt đầu
phát triển tƣơng đối mạnh từ 1961 – 1962 do chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Sau đó diện tích và sản lƣợng hàng năm đều tăng. Hiện nay để mở rộng diện
tích sản xuất đậu tƣơng Argentina đang tìm kiếm thêm diện tích đất trồng đậu


12

tƣơng. Đất mới để trồng đậu tƣơng sẽ đƣợc lấy từ đất trồng ngũ cốc, đặc biệt

là vùng Zona Nuclêo, trung tâm Argentina (WAP, Tune 2005).
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Argentina 5 năm gần đây
Năng Suất (tạ/ha)

2010

Diện Tích
(triệu ha)
18,1

29,1

Sản Lƣợng
(triệu tấn)
52,7

2011

18,8

26,1

48,9

2012

17,6

22,8


40,1

2013

19,4

25,4

49,3

2014

19,3

27,7

53,4

Năm

(Nguồn: FAOSTAT Browse Data,2016)[23]
Qua số liệu bảng 2.4 ta thấy diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu
tƣơng ở Argentina trong 5 năm (2010 – 1014) có sự biến đổi qua các năm.
Năm 2012 có diện tích 17,6 triệu ha, năng suất 22,8 tạ/ha, sản lƣợng 40,1
triệu tấn thấp nhất trong 4 năm còn lại. Còn 2013 có diện tich cao nhất 19,4
triệu ha, nhƣng năng suất cao nhất lại là năm 2010 đạt 29,1tạ/ha và sản lƣợng
là năm 2014 đạt 53,4 triệu tấn.
Ở Châu Á Trung Quốc có diện tích gieo trồng và sản lƣợng đậu tƣơng
lớn nhất.
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Trung Quốc 5 năm gần đây

Năm

Diện Tích
( triệu ha)

Năng Suất (tạ/ha)

Sản Lƣợng
(triệu tấn)

2010

8,5

17,7

15,1

2011

7,9

18,4

14,5

2012

7,2


18,1

13,0

2013
2014

6,8
17,6
6,7
18,1
(Nguồn: FAOSTAT Browse Data,2016)[23]

12,0
12,2


13

Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy trong 5 năm gần đây nhìn chung diện
tích, năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng có sự biến đổi qua các năm. Về diện
tích có xu hƣớng giảm năm 2010 diện tích gieo trồng đạt 8,5 triệu ha, đến
năm 2014 giảm xuống còn 6,7 triệu ha, do diện tích gieo trồng giảm dẫn đến
sản lƣợng đậu tƣơng ở Trung Quốc giảm, năm 2010 sản lƣợng đạt 15,1 triệu
tấn, đến năm 2014 giảm còn 12,2 triệu tấn. Nhƣng năng suất đậu tƣơng lại
tăng năm 2010 đạt 17,7 tạ/ha đến năm 2014 là 18,1 tạ/ha.
Nhƣ vậy năm 2014 mặc dù diện tích trồng đậu tƣơng ở Trung Quốc ít
nhất trong 4 năm cịn lại song do năng suất cao dẫn đến sản lƣợng cao. Nhƣ
vậy yếu tố năng suất là vô cùng quan trọng. Cho nên Trung Quốc đã sử dụng
biện pháp kĩ thuật lai tạo và nhập nội giống. Ngồi ra Trung Quốc cịn tổ chức

hàng loạt các chƣơng trình cải tiến giống từ dạng cũ sang dạng mới có khả
năng chống chịu với sâu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng
vùng, nhằm tạo ra những giống tốt có năng suất cao trên 20 tạ/ha.
2.3.1.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Hiện nay, với tốc độ gia tăng dân số đến chóng mặt cùng với q trình
đơ thị hóa đã hạn chế việc mở rộng diện tích trồng đậu tƣơng. Do vậy, vấn đề
đặt ra là phải làm thế nào để tăng sản lƣợng trong khi diện tích gieo trồng ít
thay đổi và có xu hƣớng giảm, địi hỏi các nhà nghiên cứu khoa học chọn tạo
giống phải tìm ra các giống mới có năng suất cao, ổn định. Đó là một việc làm
cấp thiết và mang tính cấp bách. Muốn thực hiện đƣợc điều đó cần phải đẩy
mạnh phát triển nền khoa học kĩ thuật, đặc biệt là khoa học kĩ thuật chọn tạo
giống. Trong sản xuất nơng nghiệp, giống ln giữ một vai trị quan trọng,
chọn tạo giống đậu tƣơng có năng suất cao, ổn định, thích hợp với các vùng
sinh thái và mùa vụ khác nhau là một trong những hƣớng chính trong chƣơng
trình chọn tạo giống đậu tƣơng (Phạm Gia Thiều, 1996) [26]. Một số phƣơng
pháp chọn tạo giống đậu tƣơng có chất lƣợng hạt cao.


14

Đậu tƣơng vốn là cây trồng tự thụ phấn nên phƣơng pháp tạo giống và
chọn lọc giống nhƣ những cây tự thụ khác, nhƣng cũng có đặc thù riêng của
nó. Song song với việc chọn lọc các giống theo chỉ số cũng đã đạt đƣợc áp
dụng đối với nhiều cây trồng khác nhau, trong đó có cây đậu tƣơng. Kết quả
thông báo về nghiên cứu và áp dụng chỉ số chọn lọc ở đậu tƣơng còn hạn chế
và chƣa thống nhất.
Để lai tạo đƣợc các giống đậu tƣơng có chất lƣợng hạt cao ngƣời ta
thƣờng dùng hai phƣơng pháp chính là đột biến và lai tạo. Hoặc dùng các tia
phóng xạ với liều lƣợng khác nhau, xử lý hạt rồi đem gieo. Quá trình gây đột
biến thƣờng cho kết quả mong muốn nhanh, rút ngắn thời gian lai tạo. Nhƣng

tạo giống bằng phƣơng pháp gây đột biến thƣờng tốn kém và các thế hệ sau
biến dị ngày càng lớn hơn, do đó chất lƣợng giống giảm dần.
Lai hữu tính để tạo giống có chất lƣợng cao ngƣời ta thƣờng dùng
phƣơng pháp lai trở lại. Con lai trở lại với bố mẹ đã thích ứng để hịa nhập
các gen mong muốn từ gen nhập. Mức độ trở lại lại phụ thuộc vào độ khác
biệt giữa hai bố mẹ. Phƣơng pháp này cho ra giống ổn định, lâu bền nhƣng
mất nhiều thời gian lai tạo.
Johnson và cs (1955) [34] khi nghiên cứu hiệu quả và chọn lọc theo chỉ
số gồm một hoặc nhiều tính trạng cho thấy chọn lọc theo các tính trạng gián
tiếp nhƣ thời gian đậu quả, tính chín muộn, hạt to, tính chống tách hạt, chống
đổ, hàm lƣợng protein thấp có thể cải lƣợng về năng suất hạt, nhƣ mức độ
hiệu quả có khác nhau giữa các tính trạng. Trong đó các thời gian sinh trƣởng
ở một quần thể 1 và khối lƣợng 1000 hạt ở quần thể 2 có thể thực sự là các
tính trạng khác nhau, các kết quả cho thấy chọn lọc chỉ dựa trên chỉ số gồm
thời gian đậu quả và khối lƣợng hạt cho hiệu quả tƣơng đƣơng nhƣ là chọn
lọc trực tiếp. Khi đƣa thêm tính trạng chống đổ, hàm lƣợng dầu và đạm vào
chỉ số trên thì hiệu quả chọn lọc tăng lên tƣơng đối rõ rệt. Hiệu quả chọn lọc


15

tƣơng đối theo chỉ số gồm năng suất, thời gian đậu quả, khối lƣợng hạt, tính
chống đổ, hàm lƣợng dầu và hàm lƣợng đạm đạt 140,8% ở quần thể 1 và
126,1% ở quần thể 2.
Prichard và cs (1973) [39] cho thấy chọn lọc theo chỉ số dựa trên 7 tính
trạng cho hiệu quả cao hơn so với chọn lọc trực tiếp về năng suất hạt. Ở các tổ
lai khác nhau về vai trò tƣơng đối của các yếu tố năng suất trong chỉ số chọn
lọc. Các tác giả cũng chỉ ra rằng trong thực tế sẽ có rất khó khăn khi đƣa vƣợt
quá 5 tính trạng vào sơ đồ chỉ số chọn lọc.
Johnson và cs (1955) [34] cho thấy sự tƣơng tác cao giữa các giống với

môi trƣờng cho năng suất hạt và sự tƣơng tác rất thấp có chiều cao cây và
tƣơng tác trung bình cho kích thƣớc hạt, hàm lƣợng đạm và hàm lƣợng dầu.
Phân tích ổn định kiểu hình dựa trên theo mẫu hình khác nhau có nhiều
cơng trình thơng báo về việc xác định dịng giống đậu tƣơng tốt, có tính ổn
định, khả năng thích ứng khác nhau đối với điều kiện môi trƣờng khác nhau.
Hartwig và Kilen (1992) [33] nghiên cứu khả năng cho năng suất của
đậu tƣơng với những cặp bố mẹ khác nhau về hàm lƣợng protein, giống nhau
về năng suất tại Mỹ. Họ cho rằng năng suất đậu tƣơng thƣờng không kết hợp
với protein thơ. Mục đích của nghiên cứu là xác định sự kết hợp sẽ xảy ra rất ít
bằng sự tạp giao của những dịng có hàm lƣợng protein cao và bình thƣờng
cịn năng suất hạt nhƣ sau. Thế hệ F2 của 1000 cây đã trƣởng thành, cây đƣợc
thu hoạch riêng và xác định hàm lƣợng dầu kỹ thuật cộng hƣởng sức hút của
hạt nhân hai phần quần thể đƣợc phát triển 1 phần gồm 8% hàm lƣợng dầu
cao nhất và phần kia 8% hàm lƣợng dầu thấp nhất. Với sự tƣơng quan nghịch
giữa protein thô và dầu, quần thể có hàm lƣợng dầu thấp chắc chắn sẽ cung
cấp những dịng tập trung protein thơ cao. Lấy 200 cây từ hai quần thể trên,
tiếp tục làm nhƣ vậy với F6, F7 thu đƣợc 18 dịng có hàm lƣợng đạm cao nhất
và 18 dòng này dùng để đánh giá trong 5 môi trƣờng cho năng suất hạt,


16

protein và dầu. Hầu hết các năng suất hạt trung bình của những dịng có hàm
lƣợng protein cao giảm 6% so với dịng có hàm lƣợng protein cao nhất với hai
dịng có hàm lƣợng dầu cao nhất trong cùng mơi trƣờng. Những dịng có hàm
lƣợng protein cao cho tăng 1% năng suất hạt, 18% protein thô và giảm 20%
dầu. Kết quả cho thấy tiềm năng cho năng suất của những dịng, giống đậu
tƣơng có chứa hàm lƣợng protein và hàm lƣợng dầu cao là nhƣ nhau.
Với ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng ngƣời
ta đã tạo ra đƣợc các giống đậu vƣợt trội về năng suất (Vũ Minh Sơn, 2004)

[24], thì hầu hết các giống đậu tƣơng ở Mỹ là cây biến đổi gen và khoảng 1/3
sản lƣợng đậu tƣơng ở Brazil cũng từ các giống đậu tƣơng biến đổi gen.
Giống đậu tƣơng oleic axit là giống chuyển gen có hàm lƣợng axit oleic tới
80%, đây là các giống có triển vọng thỏa mãn nhu cầu dầu ăn của con ngƣời.
Hiện nay các giống này đang đƣợc trồng Australia, Canada, Nhật Bản, Mỹ...
Ngày nay, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học
hiện đại đã tạo ra những giống đậu tƣơng mới có nhiều ƣu điểm nổi bật nhƣ
các giống chịu đƣợc thuốc diệt cỏ, cho phép khống chế cỏ dại tốt hơn và
khuyến khích kỹ thuật trồng khơng lên luống bảo vệ đất, các giống này đƣợc
trồng ở Argentina, Australia, Brazil, Canada, Cộng hòa Séc, EU, Mỹ, (Vũ
Minh Sơn, 2004) [24].
Trên thế giới công tác chọn giống đang tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nhập nội giống sau đó bồi dƣỡng cho thích nghi với từng vùng
sinh thái.
- Thu thập nguồn vật liệu, sau đó lai tạo, chọn lọc ra những giống tốt
phục vụ cho sản xuất.
- Khảo nghiệm các giống ở các vùng sinh thái khác nhau để tìm ra khả
năng thích ứng của các giống với từng vùng sinh thái.


17

- Dùng các tác nhân vật lý, hóa học gây đột biến, tạo ra các giống mới có
nhiều đặc tính tốt.
- Xác định đậu tƣơng trên địa bàn thế giới và một số nƣớc có sản
lƣợng cao.
Hiện nay trên thế giới đã thành lập nhiều Viện và Trung tâm chọn
giống. Đã xây dựng những mạng lƣới khảo nghiệm đậu tƣơng, bao gồm:
- SEARCA (Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp cho vùng
Đông Nam Châu Á).

- HAT (Viện nghiên cứu nơng nghiệp nhiệt đới).
- PPCCMAC (Chƣơng trình hợp tác nghiên cứu thực phẩm ở các nƣớc
Trung Mỹ).
- INTSOY và ISVES (Chƣơng trình đậu nành quốc tế).
- ACIAR (Trung tâm nghiên cứu nơng nghiệp quốc tế).
Năm 1982 thí nghiệm quốc tế đánh giá giống đậu tƣơng tiến hành gồm
108 bộ giống chia làm 3 nhóm. Căn cứ vào thời gian sinh trƣởng giống chín
muộn, thời gian sinh trƣởng dài, đƣợc bố trí ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới. Giống có thời gian sinh trƣởng ngắn đƣợc bố trí ở vùng ơn đới. Kết quả
thu đƣợc là:
Nhóm A: Gồm các giống trồng ở vùng nhiệt đới Siata, đạt bình quân cao
nhất ở các điểm thí nghiệm, năng suất đạt 20,4 tạ/ha. Giống ICAL – 124 đạt
19,76 tạ/ha. Giống VFV đạt 19.76 tạ/ha.
Nhóm B: Gồm các giống trồng ở vùng á nhiệt. Giống Davis đạt năm
suất bình quân cao nhất 18,45 tạ/ha. Giống ĐK – 94 đạt 18,27 tạ/ha.
Nhóm C: Gồm các giống trồng ở vùng ôn đới nhƣ ASSEX đạt năng
suất bình quân cao nhất 31,60 tạ/ha. Giống AMOR đạt 26,48 tạ/ha. Và KENT
đạt 26,42 tạ/ha.


×