Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nga nhao voi chuan chau Au Ky cuoi Rao riet chaytheo chuan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.13 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ngã nhào với chuẩn châu Âu - Kỳ cuối: Ráo riết chạy theo chuẩn</b>


Trước tình trạng có quá ít giáo viên (GV) tiếng Anh đạt chuẩn, các sở GD-ĐT đang nỗ lực lên kế
hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực GV tiếng Anh.


<i>Giáo viên tiếng Anh tại TP.HCM tập huấn trước đợt khảo sát - Ảnh: NHƯ HÙNG</i>


Ơng Văn Cơng Sang, trưởng phịng tổ chức - cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Kết quả của
đợt khảo sát vừa rồi đã cho GV biết họ yếu ở điểm nào. TP sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng cho GV tiếng
Anh từ giữa tháng 6-2012 với mục đích tận dụng thời gian hè để các thầy cô dễ sắp xếp hơn. Tùy
trình độ mỗi người, các GV sẽ học bồi dưỡng 75-150 giờ. Bên cạnh đó, ngay từ năm học 2012-2013
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng ra thông báo ưu tiên tuyển dụng những giáo sinh đã đạt chuẩn quốc tế”.


<b>Đào</b> <b>tạo</b> <b>lại</b>


Tương tự, “Hải Dương dự kiến sắp xếp, bố trí cơng việc khác cho các GV đạt trình độ thấp hơn 3-4
bậc so với mức chuẩn hoặc không đạt bậc thấp nhất trong các bậc năng lực ngoại ngữ quy định.
Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trong ngành khi tuyển dụng GV, ngoài việc kiểm tra bằng cấp, phải
kiểm tra trình độ năng lực ngoại ngữ của GV, nếu đạt mức chuẩn trở lên đối với cấp học mới tuyển
dụng” - ơng Lương Văn Cầu, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương - thơng tin. Trong khi đó Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh, Hà Nội... cho biết đã chủ động bỏ kinh phí của địa phương để cử GV tiếng Anh


đi tập huấn tại Philippines, Malaysia, Singapore...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tham khảo xây dựng chương trình đào tạo của mỗi trường. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục thúc
đẩy các trường sư phạm phải đổi mới chương trình theo yêu cầu của đề án. Các trường sư phạm phải
minh bạch chuẩn đầu ra và đề án sẽ thẩm định chất lượng đào tạo này của các trường” - ông Hùng


khẳng định.


Theo đại diện Bộ GD-ĐT, đề án hiện nay mới đang trong giai đoạn thúc đẩy hỗ trợ các trường trong
việc đào tạo đội ngũ GV. Tuy nhiên, ông Hùng lại giải thích: “Việc đào tạo GV để lấp chỗ hổng lớn


hiện nay cũng cần có lộ trình chứ khơng thể giải quyết ngay trước mắt. Khi nào các trường có đầu ra
chúng tôi sẽ tiến hành kiểm định. Chất lượng kiểm định sẽ công bố để các trường biết và tiếp tục
phấn đấu. Trước mắt, năm 2012 ĐH Quốc gia Hà Nội đã đăng ký với đề án để kiểm định đầu ra của
khoa đào tạo GV. Hi vọng với động thái tích cực này, nguồn GV được cung cấp sẽ đảm bảo chất


lượng tốt hơn”.


<b>Đạt</b> <b>chuẩn,</b> <b>rồi</b> <b>sao</b> <b>nữa!</b>


Thế nhưng, một GV ở Q.1, TP.HCM trình bày ý kiến: “Xảy ra tình trạng hàng loạt GV khơng đạt
chuẩn như ngày hôm nay là hậu quả của cả một hệ thống giáo dục: từ việc đào tạo, tuyển dụng GV
đến việc đánh giá năng lực giảng dạy của GV tiếng Anh trong trường phổ thông. Bây giờ yêu cầu đi
học chúng tôi sẽ chấp hành, yêu cầu đi thi chúng tôi cũng đi thi. Nhưng đi thi đạt chuẩn quốc tế với
tất cả kỹ năng cần thiết rồi, chúng tôi có cơ hội áp dụng vào cơng tác giảng dạy khơng hay lại bị mai
một dần...”. Các GV phân tích: với riêng bộ môn tiếng Anh, việc dạy đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết cho học sinh là cần thiết. Nhưng nội dung, chương trình sách giáo khoa có tạo điều kiện cho GV
thực hiện không? Chưa kể nội dung đề thi các cấp hiện nay phần lớn vẫn tập trung vào hai kỹ năng


đọc và viết.


Nhìn nhận vấn đề trên, ông Văn Công Sang cho rằng: “Chúng ta đang ở giai đoạn giao thời. Để thực
hiện đề án ngoại ngữ quốc gia thành công, tất cả phải đổi mới một cách đồng bộ. Ngoài việc bồi
dưỡng năng lực cho GV tiếng Anh đạt chuẩn, bắt đầu từ năm nay TP.HCM cho phép các trường
tuyển thêm 20-30% GV tiếng Anh để đến năm 2015 TP có đủ số lượng GV tiếng Anh có thể chia
đơi lớp trong giờ học môn tiếng Anh, bảo đảm mỗi lớp chỉ 20-25 học sinh, chứ với sĩ số như hiện
nay GV khó có thể dạy theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, chúng tôi đang xin phép UBND TP.HCM
để tuyển dụng GV bản ngữ. Đối với môn tiếng Anh, GV bản ngữ không chỉ quan trọng trong việc
giảng dạy cho học sinh mà cịn đóng vai trò hỗ trợ GV trong nước”.
Cùng quan điểm, bà Phan Thị Thu Hà, phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp, khẳng định: “Vấn đề
quan trọng hiện nay là các GV phải học bồi dưỡng theo kế hoạch của sở đưa ra, đồng thời phải nỗ


lực tự bồi dưỡng hằng ngày. Trường học nào có GV đạt chuẩn chúng tơi mới chọn để thí điểm giảng
dạy tiếng Anh theo đề án. Khi đã chọn rồi sẽ đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị hiện đại, bảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Để đảm bảo chất lượng, Bộ GD-ĐT đề nghị
chỉ những nơi có đủ điều kiện về GV đạt chuẩn, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết thì mới
thực hiện dạy học tiếng Anh theo đề án này. Khơng nóng vội chạy theo thành tích trong khi điều


kiện chưa cho phép.


Bên cạnh đó, ơng Nguyễn Ngọc Hùng cũng phân tích: “Với việc triển khai đề án tăng cường dạy
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chúng ta cần một giải pháp mới và một hệ cơng cụ
mới để giải quyết những địi hỏi về chất lượng dạy và học tiếng Anh ở VN. Giải pháp này hỗ trợ GV
giảng dạy dễ dàng thuận tiện trên lớp, tạo mơi trường nghe, nói, đọc, viết và tương tác cho học sinh
trên lớp, giúp học sinh có thể tự học bất cứ lúc nào, ở đâu, học theo nhu cầu của mình”.


<b>Hướng</b> <b>đến</b> <b>mục</b> <b>tiêu</b> <b>24.000</b> <b>giáo</b> <b>viên</b> <b>tiếng</b> <b>Anh</b>


</div>

<!--links-->

×