Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

SKKN dự án dạy học hình tượng người lính trong văn học (qua một số tác phẩm trong chương trình ngữ văn 12 “việt bắc” tố hữu, “tây tiến” quang dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 45 trang )

- 2021

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
----------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC DỰ ÁN
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG VĂN HỌC
( QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12:
TÂY TIẾN - QUANG DŨNG; VIỆT BẮC-TỐ HỮU;
SỐ PHẬN CON NGƯỜI - SÔ LÔ KHỐP)

Bộ mơn
: Ngữ Văn
Người thực hiện : Hồng Thị Hiền Lương
Năm thực hiện : 2020 – 2021

NGHÖ AN - 2021

1


MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu

2


2
3
4

1.4. Phương pháp nghiên cứu
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của SKKN
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.3 Tổ chức dạy học theo dự án “Hình tượng người lính trong văn học”

4
5
5
7
7

2.3.1 Quy trình thiết kế dự án dạy học theo phương pháp DHDA
2.3.2 Quy trình tổ chức dạy học dự án “Hình tượng người lính trong văn

7
8

học”
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
3.1.Kết luận
20
3.2. Khả năng áp dụng
23
3.3. Đề xuất

23
IV. PHỤ LỤC: BẢN THUYẾT TRÌNH CỦA CÁC NHĨM, CHÚ 24THÍCH, HÌNH ẢNH, VIDEO…

45

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1.

Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI- thế kỉ của khoa học và công nghệ. Sự
phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực trong
cuộc sống. Nó địi hỏi con người khơng chỉ là sự hiểu biết đơn thuần về kiến thức tự
nhiên hay xã hội mà còn là sự thành thạo của rất nhiều kĩ năng để có thể thích ứng với
cuộc sống. Viện sĩ A.A.Xmianốp (Liên Xô cũ) đã viết: “Sự tiến bộ kì diệu của khoa
học kĩ thuật, số liệu các tri thức cần lĩnh hội tăng lên một cách ghê gớm, đòi hỏi
chúng ta phải thay đổi căn bản cả nội dung giáo dưỡng lẫn phương pháp dạy học
(PPDH). PPDH phải nhằm phát triển tối đa sự suy nghĩ độc lập của HS, kĩ năng đạt
đến và vận dụng tri thức”. Điều đó đặt ra bài tốn thách thức cho quá trình giáo dục
và đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các nước trên thế giới. Theo xu hướng này, ở
nước ta đổi mới PPDH nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng đã trở thành một yêu
cầu vừa hiển nhiên vừa bức thiết không chỉ với các Ban ngành quản lí giáo dục mà
cịn riêng với từng cá nhân GV đang trực tiếp tham gia việc giảng dạy.
Thực tế cho thấy: lý luận về đổi mới phương pháp và các PPDH mới rất đa
dạng, khoa học, sát thực song khi áp dụng vì điều kiện khách quan lẫn chủ quan, có
nhiều PPDH chưa áp dụng được hoặc áp dụng đạt hiệu quả khơng cao. Điều đó dẫn
đến bối cảnh chung của Việt Nam hiện nay là rất nhiều GV còn lúng túng trong việc

xác định một PPDH Ngữ văn nhằm gây được nhiều hứng thú cho HS và tích cực hóa
hoạt động học tập của HS. Thực trạng nhiều HS phổ thơng hiện nay khơng thích học
Văn, chán học văn, sợ học Văn, xem nhẹ môn Văn vẫn còn là vấn đề khá phổ biến.
Là một trong những PPDH đã được nghiên cứu và áp dụng thành cơng ở nhiều
nước trên thế giới (ví dụ như chương trình dạy học của Intel, phiên bản 10.4), trong
nhiều thập kỉ vừa qua, việc triển khai dự án trong thực tế đã chính thức trở thành một
chiến lược dạy học. DHDA đã chiếm được vị trí đáng nể trong lớp học sau khi các
nhà nghiên cứu hệ thống lại những điều GV đã biết từ lâu: HS sẽ hứng thú hơn với
việc học khi có cơ hội thâm nhập vào những vấn đề phức tạp, mang tính thách thức
cao và đôi khi đầy rẫy những vấn đề nhƣng rất sát với thực tế đời sống. Vì thế,
DHDA đã thể hiện được quan điểm nổi bật của mình trong việc hướng tới các mục
tiêu của giáo dục hiện đại mà UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để tự khẳng định mình”. Với đặc điểm này, việc đưa DHDA vào tổ
chức dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng sẽ là một trong những phương
hướng góp phần đào tạo con người toàn diện phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế
cũng như đáp ứng được đòi hỏi của xã hội tri thức.

3


Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết và quy trình vận dụng DHDA, có thể dễ dàng
nhận thấy hịan tịan có khả năng vận dụng được DHDA vào thực tiễn dạy học môn
Ngữ văn ở trường THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập;
tạo được hứng thú cho HS và góp phần đa dạng hóa các PPDH. Với việc có thể tạo ra
những thay đổi tích cực trong cách dạy, cách học của GV và HS; đem lại cho giờ học
Ngữ văn một không khí học tập mới, DHDA đã trở thành một trong những PPDH
“làm cho GV chỉ cần dạy ít mà HS học được nhiều và làm cho nhà trường bớt sự
nhàm chán và bớt sự nhọc nhằn”
Ở Nước ta, từ năm 2003, phương pháp DHDA đã được Bộ Giáo dục & Đào
tạo kết hợp với tập đoàn Intel Việt Nam triển khai thí điểm tại 20 trường học -sinh

viên ở nhiều nước có nền giáo dục tiến tiến như: Mĩ, Anh, Pháp, Nhật…hào hứng đón
nhận và áp dụng, DHDA ngày càng được phổ biến rộng rãi, được phát triển và hoàn
thiện cho phù hợp với thực tiễn.
Từ những lý do trên, tôi muốn áp dụng phương pháp DHDA vào trong thực
tiễn môn Ngữ văn tại trường THPT mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Việc dạy học
theo hướng phát huy năng lực của học sinh như Chương trình GDPT tổng thể năm
2018, đã trở thành cơ hội cũng là một yêu cầu bức thiết để giáo viên thay đôit PP dạy
học của mình. Với DHDA, học sinh có thể chủ động trong q trình tiếp cận, lĩnh hội
tri thức, từ đó phát huy các năng lực chung, năng lực đặc thù của mình, để vận dụng
các kiến thức đã học vào trong thực tế một cách hiệu quả. Ngữ văn là một học đòi hỏi
rất nhiều sự trải nghiệm trong cảm xúc và hành động của người học. Chính q trình
thực hiện các dự án dạy học có thể đem đến cho học sinh sự hứng thú với mơn học,
có những nhận thức và trưởng thành trong nhận thức và thái độ, hành vi…
Trong một phạm vi bài viết nhỏ tôi khơng thể trình bày những dự án có thể
thực hiện trong q trình giảng dạy mơn Ngữ văn tại trường THPT; Bởi vậy, tơi sẽ cụ
thể hóa nội dung qua thực tiễn của dự án dạy học mà tôi đã triển khai trong năm học
vừa qua :”Dự án dạy học: Hình tượng người lính trong văn học - (Qua một số tác
phẩm trong chương trình Ngữ văn 12: “Việt Bắc” - Tố Hữu, “Tây Tiến” - Quang
Dũng, “Số phận con người” - Solokhop)
I.2.

Mục đích nghiên cứu:

DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường
và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng
tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng
tác làm việc của người học.
Trong bối cảnh thời đại cơng nghệ, và tình hình thiên tai dịch bệnh đang diễn
biến khó kiểm sốt, việc giáo viên theo sát hoạt động của học sinh gần như gặp nhiều
khó khăn hơn. Bởi vậy thuận lợi của dạy học dự án là học sinh có thời gian tự làm việc,

tự trao đổi với nhau qua các kênh cơng nghệ, nghiền ngẫm và hồn thiện đề tài trong
4


một thời gian tương đối dài. Cùng với quá trình thực hiện dự án, học sinh có thể tự
chiếm lĩnh những tri thức bài học một cách chủ động. Việc báo cáo đề tài nếu thuận lợi
giáo viên có thể tiến hành trực tiếp trên lớp, hoặc báo cáo online. Quan trọng nhất là việc
thực hiện dạy học theo Dự án có thể phát huy tối đa các năng lực chung và năng lực đặc
thù của học sinh mà không cần phải lên lớp thường xuyên, và giáo viên cũng có thể đánh
giá được học sinh một cách tồn diện, khách quan dựa vào quá trình thực hiện và kết quả
dự án.
I.3.

Đối tượng nghiên cứu:

Dạy học Dự án có thể dùng cho một bài học cụ thể, hoặc dùng cho một “chùm”
bài theo chủ đề. Trong đề tài này, người viết muốn sử dụng DHDA để kết nối các tác
phẩm viết về đề tài người lính trong chương trình Ngữ văn 12, cụ thể là qua 3 văn bản :
Việt Bắc (Tố Hữu), Tây Tiến (Quang Dũng), Số phận con người (Solokhop).
I.4.

Phương pháp nghiên cứu:

Dựa trên lí thuyết về phương pháp DHTDA, tôi đã ứng dụng trong nhiều bài
dạy. Việc vận dụng phương pháp mới này được thể hiện bằng những việc làm cụ
thể sau:
- Đề xuất được quy trình thiết kế dự án dạy học cho việc dạy học bộ môn Ngữ
Văn.
- Thiết kế được một số dự án dạy học từ các bài cụ thể trong chương trình.


5


II.

PHẦN NỘI DUNG.

II.1. Cơ sở lí luận của SKKN:
Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học
thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành,
có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với
tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế
hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá q trình và kết quả
thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA
Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà
sư phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PPDH này đã nêu ra 3 đặc
điểm cốt lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản
phẩm. Có thể cụ thể hố các đặc điểm của DHDA như sau:
Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của
thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án
cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học.
Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong
nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng, việc
thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học
tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần
được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc
môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa

nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành.
Thơng qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ
năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
Tính tự lực cao của người học : Trong DHDA, người học cần tham gia tích cực
và tự lực vào các giai đoạn của q trình dạy học. Điều đó cũng địi hỏi và khuyến
khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trị tư vấn,
hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng
của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó
có sự cộng tác làm việc và sự phân cơng cơng việc giữa các thành viên trong nhóm.
DHDA địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành
6


viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong
dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
Định hướng sản phẩm: Trong q trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo
ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa
số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực
tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
Các dạng của dạy học theo dự án
DHDA có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là
một số cách phân loại dạy học theo dự án:
a. Phân loại theo chuyên môn:
- Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học.
- Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau.
- Dự án ngồi chun mơn: Là các dự án khơng phụ thuộc trực tiếp vào các mơn
học, ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường.
b. Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm HS, dự án cá
nhân. Dự án dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Trong trường

phổ thơng cịn có dự án tồn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp
học
c. Phân loại theo sự tham gia của GV: dự án dưới sự hướng dẫn của một GV, dự
án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều GV.
d. Phân loại theo quỹ thời gian:
- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học.
- Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giới
hạn là một tuần hoặc 40 giờ học.
- Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40
giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”).
e. Phân loại theo nhiệm vụ
Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theo các
dạng sau:
- Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
- Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, q
trình.
7


- Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra
các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực
hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
- Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên.
Các loại dự án trên khơng hồn tồn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực
chun mơn có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
Những tác phẩm được thực hiện trong dự án này hầu hết đều có dung lượng
thời gian tiết học theo PPCT khá dài, nên đây là cơ sở để giáo viên và học sinh có thể
tiến hành một cách bài bản, chỉn chu và hiệu quả.
Việc dạy học theo tổ chức các hoạt động cho học sinh là một nội dung được ưu

tiên hàng đầu trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể 2018. Cùng với đó giáo
viên và học sinh được khuyến khích sử dụng linh hoạt các phương tiện, cơng nghệ
dạy học để phát huy tính chủ động tích cực trong dạy và học.
Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh khó lường của giai đoạn gần đây, việc dạy
học theo dự án phát huy hiệu quả để học sinh tăng cường tự học, không nhất thiết
thường xuyên đến lớp nếu điều kiện bất khả kháng.
2. 3. Tổ chức dạy học theo dự án “Hình tượng người lính trong văn học”
(Qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12: “Việt Bắc” - Tố Hữu, “Tây
Tiến” - Quang Dũng, “Số phận con người” - Solokhop)
Sáng kiến được chúng tôi tiến hành tại trường THPT Phan Bội Châu và được hiện
thực hóa trong q trình giảng dạy mơn Ngữ Văn do tơi giảng dạy. Vì vậy, tơi đã
thực hiện các bước để hiện thực hóa dự án này khá hiệu quả:
2.3.1. Quy trình thiết kế dự án dạy học theo phương pháp DHDA
Chúng tơi đưa ra quy trình khái qt gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức  Bước 2: Thiết lập dự án  Bước 3: Giao
nhiệm vụ 
Bước 4: Thực hiện dự án Bước 5: Trình bày sản phẩm  Bước 6: Tổng
kết, đánh giá.

8


2.3.2. Quy trình tổ chức dạy học dự án “Hình tượng người lính trong văn
học”
Bước 1:

Xác định nội dung kiến thức có thể hình thành dự án

- Kiến thức trọng tâm trong 3 tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12


VIỆT BẮC

TÂY TIẾN

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

* Về tác giả:

* Về tác giả:

*Về tác giả:

- Nắm được những nét
chính trong đường đời,
đường cách mạng, đường
thơ của Tố Hữu – nhà hoạt
đọng cách mạng ưu tú,
một trong những lá cờ đầu
của nền văn học cách
mạng Việt Nam.

- Nắm được những nét cơ
bản về nhà thơ Quang
Dũng: nghệ sĩ đa tài: làm
thơ, viết văn, vẽ tranh,
soạn nhạc ...

- Sôlôkhốp là nhà tiểu
thuyết tài năng và là một
trong những nhà văn lớn

nhất thế kỉ XX của nước
Nga, được nhận giải Nôben năm 1965.

- Cảm nhận sâu sắc chất
trữ tình chính trị về nội
dung và tính dân tộc trong
nghệ thuật biểu hiện của
phong cách thơ Hố Hữu.
* Về tác phẩm:
- Cảm nhận được một thời
cách mạng và kháng chiến
gian khổ mà anh hùng
nghĩa tình gắn bó thắm
thiết của những người
kháng chiến với Việt Bắc
với nhân dân với đất nước;
qua đó thấy rõ: Từ tình
cảm thủy chung truyền
thống của dân tộc, TH đã
nâng lên thành một tình
cảm mới, in đậm nét thời
đại, đó là ân tình cách
mạng- một cội nguồn sức
mạnh quan trọng tạo nên

+ Phong cách thơ: hồn thơ
phóng khống, hồn hậu, - Ơng theo đuổi lối viết
lãng mạn, tài hoa ...
đúng với sự thật; kết hợp
giữa chất bi và hùng, chất

sử thi và tâm lí; bám sát
các vấn đề số phận đất
nước và số phận cá nhân.

*Về tác phẩm:

*Về tác phẩm:

- Cảm nhận được vẻ đẹp
hùng vĩ, mĩ lệ của thiên
nhiên Miền tây và nét hào
hoa dũng cảm, vẻ đẹp bi
tráng của hình ảnh người
lính Tây Tiến

– Đoạn trích khẳng định
sức mạnh tiềm ẩn và
những cống hiến của nhân
dân Nga, thể hiện lòng
khâm phục và tin tưởng ở
tính cách Nga kiên cường
và nhân hậu...

- Nắm được những nét đặc
sắc về nghệ thuật của bài
thơ: bút pháp lãng mạn,
những sáng tạo về hình
ảnh và giọng điệu

– Nhân vật trung tâm của

tác phẩm là một người lính
dũng cảm trong chiến đấu
trước kẻ thù, một người
lao động có trách nhiệm
- Rèn luyện kĩ năng cảm cao cả và nghị lực phi
thụ thơ
thường trong cuộc sống
9


thắng lợi của cách mạng - Biết trân trọng và yêu quí
và kháng chiến.
thơ ca VN thời chống P .tự
hào về truyền thống thơ ca
- Nội dung trữ tình chính
và biểu hiện chủ nghĩa anh
trị được thể hiện bằng một
hùng ca của người lính
hình thức nghệ thuật đậm
đà tính dân tộc.

đời thường. Đặt nhân vật
vào nhiều mối quan hệ với
dân tộc, nhân dân, thời đại,
gia đình,.. nhà văn đã nâng
nhân vật lên tầm vóc sử
thi.
- Tác phẩm được kề theo
ngơi thứ nhất, kết cấu theo
trình tự thời gian, kiểu

truyện lồng trong truyện...

Bước 2: Thiết lập dự án
a) Mục tiêu dự án:


Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại…
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người lính trong mỗi tác phẩm.



Năng lực:
Năng lực cảm thụ văn học, năng lực tư duy hình tượng, năng lực sử dụng ngơn ngữ,
năng lực sáng tạo…
Năng lực hợp tác, trình bày quan điểm cá nhân…



Thái độ:
Đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ với hình tượng người lính trong mỗi hồn cảnh khác
nhau.
Hình thành lối sống biết ơn, uống nước nhớ nguồn, sống có khát vọng, lý tưởng
đẹp…
b) Xây dựng nội dung công việc:
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện
- Yêu cầu chung :




Mỗi tổ sơ đồ hóa các nội dung phân cơng trên giấy A3, A2…



Khuyến khích vẽ hình ảnh minh họa



Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ nhỏ về đề tài người lính



Cử đại diện lên trình bày trong buổi báo cáo
10


c) Lập kế hoạch đánh giá: Xây dựng hệ thống phiếu đánh giá về tinh thần, thái
độ làm việc, các kĩ năng làm việc, chất lượng nội dung công việc…
Bước 3: Giao nhiệm vụ
- Phân chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Nhóm 1: Hình ảnh người lính trong bài thơ “Việt Bắc” (Tố Hữu)
Nhóm 2: Hình ảnh người lính trong “Tây Tiến” (Quang Dũng)
Nhóm 3: Hình ảnh người lính trong : “Số phận con người” (Sơlơkhốp)
Nhóm 4 : Lập bảng so sánh hình ảnh người lính trong 3 tác phẩm trên; Từ đó liên hệ
hình ảnh người lính trong thời bình (cụ thể trong giai đoạn hiện nay)
- Yêu cầu về thời gian: 1 tuần.
- Cơng bố tiêu chí đánh giá cụ thể
Bước 4: Thực hiện dự án
a.


Học sinh trực tiếp thực hiện dự án thông qua sự hỗ trợ của giáo viên.
Học sinh

Giáo viên

- Cử ra nhóm trưởng – trực tiếp phân - Nhắc nhở và cụ thể hóa các nhiệm vụ
cơng nhiệm vụ cho từng bạn.
của mỗi nhóm, để đảm bảo tất cả các
thành viên của nhóm đều nắm được cơng
- Tham khảo các tài liệu từ mạng xã hội,
việc chung.
sách tham khảo...
- Tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho học
- Thảo luận, thống nhất nội dung và trình
sinh tiếp cận với những tài liệu tham
bày vào báo cáo
khảo cần thiết cho dự án.
- Sơ đồ hóa nội dung trình bày hiệu quả.
- Kịp thời hỗ trợ những vướng mắc trong
- Cử đại diện nhóm trình bày báo cáo q trình thực hiện dự án cho học sinh.
trước lớp.
Đưa ra những lời khuyên cần thiết để các
- Viết bản thu hoạch sau khi thực hiện dự nhóm có thể hoạt động hiệu quả nhất.
án.

- Nhắc nhở học sinh về tiến độ thực hiện
- Tham khảo tiến độ và hoạt động của các dự án để học sinh tập trung và khơng bị
nhóm khác để kịp thời điều chỉnh hoạt xao nhãng.
động của nhóm mình để đạt kết quả tốt
nhất.

- Kịp thời trao đổi với giáo viên những
tình huống vướng mắc cần hỗ trợ để
11


khơng ảnh hưởng đến chất lượng dự án
của nhóm.
b.
Giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khóa để học sinh hiểu thêm về ý
nghĩa của dự án.
* Hoạt động cụ thể: Tổ chức đến thắp hương tưởng nhớ đồng chí Đại úy Đinh Văn
Trung – liệt sĩ đã hy sinh tại Rào Trăng khi hỗ trợ cứu nạn trong trận lũ lụt ở
Miền Trung 2020.
- Thành phần tham gia: Đại diện lớp và các bạn học sinh tiêu biểu.
- Mục đích:
+ Thắp hương, tri ân liệt sĩ đã ngã xuống vì sự bình an của nhân dân.
+ Giáo dục truyền thống uốn nước nhớ nguồn.
+ Nhận thức về ý nghĩa của tuổi trẻ, của lý tưởng sống, để rút ra những bài học cho
chính bản thân mình.
c.

Học sinh viết báo cáo sau khi hoàn thành dự án.

Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm viết báo cáo dự án theo mẫu sau:
BÁO CÁO Q TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Kính gửi: ...........................................................................................................
Nhóm thực hiện : (Nhóm trưởng và các thành viên cụ thể)
Nội dung dự án được giao :...............................................................................
I. Tình hình chung
1. Công việc thực hiện :…………………………………………………………..

2. Thái độ và trách nhiệm của các thành viên
...........................................................................................................................
3. Kết quả công việc đạt được
...........................................................................................................................
II. Nội dung chi tiết công việc đã thực hiện
...........................................................................................................................

12


Bước 5: Trình bày sản phẩm .
a. Giáo viên giới thiệu mục đích và ý nghĩa của dự án.
b. Học sinh tổ chức trình bày dự án dưới sự dẫn dắt của lớp trưởng.
c. Các nhóm lần lượt trình bày và biểu diễn văn nghệ theo thứ tự được phân cơng.
Cụ thể:
- Nhóm 1: Nội dung trình bày: Hình tượng người lính trong tác phẩm Việt Bắc của
Tố Hữu
Văn nghệ: múa và hát: Đời mình là một khúc quân hành.

13


- Nhóm 2: Nội dung trình bày: Hình tượng người lính trong tác phẩm Tây Tiến
của Quang Dũng.
Văn nghệ: múa và hát: Tây Tiến

14


Nhóm 3: Nội dung trình bày: Hình tượng người lính trong tác phẩm Số phận con

người của Sôlôkhốp.
Văn nghệ: múa và hát: Cô gái mở đường.
15


16


- Nhóm 4: Nội dung trình bày: So sánh hình tượng người lính trong ba tác phẩm
trên, từ đó liên hệ đến hình ảnh người lính trong cuộc sống hiện nay.
Văn nghệ: Múa và hát: Chúng tôi là chiến sĩ.

17


d. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, nhận xét về các nhóm
e. Giáo viên phát phiếu nhận xét cho từng cá nhân về kết quả thực hiện dự án của mỗi
nhóm
Bước 6: Tổng kết, đánh giá.
18


- Giáo viên nhận xét đánh giá về các nhóm theo từng tiêu chí cụ thể như sau:
+ Về quá trình thực hiện dự án
+ Về tinh thần hợp tác và hoạt động cá nhân hiệu quả của mỗi nhóm
+Về kết quả của các nhóm
+Về tinh thần trao đổi, thảo luận của lớp trong buổi báo cáo
- Giáo viên hệ thống hóa lại kiến thức, củng cố bài học được rút ra sau khi thực
hiện dự án.


* Giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khóa về nguồn cho học sinh.
- Giáo viên dẫn học sinh đến thắp hương tưởng nhớ Đồng chí Đại úy Đinh Văn
Trung- một trong những liệt sĩ đã hy sinh tại Rào Trăng trong khi cứu giúp đồng bào
miền trung gặp lũ lụt năm 2020.
- Giáo viên cùng học sinh đã có buổi trị chuyện cùng gia đình liệt sĩ Đinh Văn Trung,
được nghe những lời chia sẻ đầy tình cảm của cha mẹ liệt sĩ, tiếp thêm động lực, niềm
tin, khát vọng sống đẹp cho các bạn trẻ.
19


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với những điều đã trình bày ở trên, sáng kiến : Dạy học theo dự án “Hình
tượng người lính trong văn học” vừa có ý nghĩa củng cố hệ thống kiến thức cơ bản,
vừa hình thành các năng lực chung và riêng cho học sinh, từ đó định hướng nhiều thái
độ sống tích cực, ý nghĩa….

20


Theo kết quả thống kê của giáo viên sau khi thực hiện DHDA ở lớp 12 C1
trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, thì đa phần các em thích nghi rất tốt và đạt
được những năng lực đáng ghi nhận. Cụ thể :

Số lượng học sinh
tham gia dự án

Tỷ lệ hào hứng,
tích cực tham gia


Tỷ lệ nắm được
kiến thức bài học

Tỷ lệ rút ra được
những kỹ năng
sống có ý nghĩa.

35

100%

100%

100%

3.1.1. Tính mới, sáng tạo
- DHDA thực chất khơng phải là hình thức dạy học quá mới, mà chỉ là càng ngày
càng phát huy được hiệu quả cao. Đặc biệt trong thời đại giáo dục lấy mục tiêu phát
triển năng lực của học sinh làm trung tâm, thì đây có thể xem là một phương pháp dạy
học sáng tạo, vừa giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, vừa phát huy được các
mục đích, yêu cầu của đổi mới giáo dục.
- Tính mới của dự án này chính là ở chỗ giáo viên giao toàn quyền tổ chức, thực hiện
và báo cáo dự án cho học sinh; giáo viên chỉ đóng vai trị hướng dẫn, hỗ trợ. Bởi vậy,
khơng chỉ kiểm tra được năng lực học tập của học sinh, giáo viên cịn có thể nâng cao
năng lực của chính mình, cùng học, cùng tìm hiểu, cùng rút kinh nghiệm với học trị.
- Dự án Dạy học về hình tượng người lính của lớp 12C1 trường Chuyên Phan Bội
Châu được thực hiện trong những ngày tháng đau thương, tang tóc của dịch bệnh
Covid 19 và lũ lụt miền trung 2020, nên càng có ý nghĩa thời sự. Khơng chỉ củng cố
kiến thức các bài học trong chương trình, mà dự án cịn giúp học sinh có cái nhìn sâu
sắc về những hy sinh của người lính trong thời chiến cũng như trong thời bình; từ đó

hình thành lối sống ân nghĩa, sống đẹp. sống hướng thiện, sống có lý tưởng, có trách
nhiệm với cộng đồng..Đây cũng là một hoạt động có ý nghĩa như một nén tâm nhang
tri ân, tưởng nhớ tới những người liệt sĩ đã ngã xuống vì sự bình n của nhân dân…
- Tính mới của dự án còn kết hợp hoạt động giáo dục kiến thức và giáo dục kỹ năng.
Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên cùng học sinh đã tham gia một số hoạt
động đền ơn đáp nghĩa, trong đó có hoạt động thắp hương tưởng nhớ tới liệt sĩ vừa hy
sinh trong khi cứu giúp người dân miền trung gặp lũ lụt 2020.
3.1.2.

Tính hiệu quả.

- Theo chính sự đánh giá của học sinh, khi áp dụng phương pháp DHDA vào việc dạy
học hình tượng người lính trong các tác phẩm văn học, hiệu quả tuyên truyền về
21


truyền thống Uống nước nhớ nguồn cao, và thiết thực hơn nhiều; giúp học sinh tự
nhận thức về giá trị và ý nghĩa của cuộc sống hịa bình, từ đó hình thành lối sống ý
nghĩa cho bản thân.
- Trong hồn cảnh mơi trường, xã hội có nhiều biến động như giai đoạn hiện nay, việc
học tập thường xuyên ở trường học có thể bị gián đoạn do dịch bệnh, thiên tai; nên
DHDA phát huy hiệu quả cao, học sinh có thể tự làm việc tại nhà, trao đổi thông qua
mạng xã hội, và thậm chí có thể tổ chức báo cáo online dưới sự hướng dẫn của giáo
viên…
- Ngoài ra việc thực hiện DHDA còn đem đến những hiệu quả xã hội khá thiết thực
như:
+ Khơng khí lớp học: Khi GV đưa ra dự án và yêu cầu các nhóm thảo luận để
hồn thành mục tiêu bài học thì các em rất sôi nổi và hào hứng tranh luận, nêu ý kiến
để hồn thiện dự án; Rất tích cực, hào hứng tham gia dự án, mạnh dạn, nhiệt tình đi
điều tra ; Thảo luận, tranh biện để rút ra kết luận của nhóm mình, đồng thời mạnh dạn

trình bày kết quả, hồi hộp chờ đợi sự đánh giá của giáo viên. Đặc biệt các em đều thấy
rất hứng thú với việc mở rộng kiến thức thực tế; thấy yêu môn Văn hơn vì nó thiết
thực với cuộc sống hơn… Mỗi tiết học qua đi thật nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn
hiệu quả với cả thầy và trò.
+ Về kiến thức: kết quả dự án thể hiện học sinh không chỉ nắm bắt được những
nội dung kiến thức mà còn hiểu rộng hơn, sâu hơn nhiều vấn đề. Tự phát hiện và giải
quyết các vấn đề trong nội dung kiến thức.
+ Kĩ năng sống của các em được nâng cao rõ rệt: Kĩ năng làm việc nhóm; kĩ
năng giao tiếp; phương pháp xử lí tình huống, số liệu…
+ Đặc biệt, với những kiến thức được cung cấp theo phương pháp dạy học
mới, học sinh sẽ dễ dàng áp dụng những gì từ tác phẩm văn chương vào trong thực
tiễn cuộc sống, làm thay đổi khá nhiều những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ
của các em với mong muốn làm cuộc sống này trở nên tốt đẹp, nhân văn hơn.
3.2. Khả năng áp dụng.
- Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THPT trên nhiều đối
tượng học sinh khác nhau và ở các khu vực khác nhau. Đặc biệt, từ năm 2015, phân
phối chương trình được xây dựng theo chuyên đề thì càng dễ vận dụng phương pháp
dạy học này.
3.3. Đề xuất
Để những hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt được hiệu quả thiết thực cần có sự
cố gắng, lịng nhiệt tình, tâm huyết, sự sáng tạo của giáo viên. Tổ chức hoạt động dạy
học Dự án là một cơng việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy
22


nhiên để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức
và nghiên cứu kĩ về chương trình. Giáo viên phải là người định hướng cho học sinh,
cố vấn cho học sinh và học sinh được tham gia các hoạt động của dự án. Đồng thời,
các nhà trường cũng cần tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất để các hoạt động có
chất lượng. Từ đó thiết thực góp phần nâng cao, đổi mới chất lượng dạy và học.

Người thực hiện
Hồng Thị Hiền Lương

PHỤ LỤC 1 :
BẢN THUYẾT TRÌNH CỦA CÁC NHĨM
NHĨM 1 : HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG BÀI THƠ “VIỆT BẮC”
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Giới thiệu tác giả Tố Hữu
23


- Là một trong những lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam
- Thơ ông phản ánh chân thực các chặng đường cách mạng gian khổ mà vẻ vang của
dân tộc đồng thời là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản
lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.
- Ơng là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính
trị, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đặc biệt là đậm đà tính dân tộc
với một giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến.
2. Giới thiệu tác phẩm “Việt Bắc”
- Tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu và của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp- Chiến
thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đơng
Dương được kí kết. Hịa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc
- Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi,
Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đơ. Nhân sự kiện có
tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.
- Là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về kháng chiến và những con người kháng chiến; ca
ngợi những tình cảm lớn: tình quân dân, tình cảm tiền tuyến-hậu phương, miền
ngược-miền xi, nhân dân-dân tộc; ca ngợi khí thế chiến thắng anh hùng của dân tộc
3. Giới thiệu đoạn trích và hình tượng người lính
- Đoạn trích thuộc phần 1 của tác phẩm, tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng

chiến
- Hình tượng người lính được nhà thơ khắc họa vơ cùng cụ thể, rõ nét và rất ấn tượng
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Đời sống chiến đấu gian khổ:
1.1) Thiên nhiên khắc nghiệt:
“Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”
Những hình ảnh quen thuộc gợi ra hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc khắc
nghiệt với những cơn lũ, những trận mưa dữ dội với mấy mù giăng mắc gợi nhắc đến
những ngày tháng khó khăn gian khổ của dân tộc trong những ngày tháng chống
Pháp.
“Mênh mơng bốn mặt sương mù”
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày”
Gợi ra không gian rộng lớn của núi rừng Việt Bắc chìm ngập trong sương mù
hay chính là những ngày tháng kháng chiến gian khổ. Làm nổi bật thiên nhiên núi
24


rừng Việt Bắc- căn cứ chính của cuộc kháng chiến chống Pháp- là vô cùng hiểm trở,
dữ dội: “rừng cây, núi đá”
1.2) Khơng khí chiến đấu căng thẳng trong những ngày giặc đến:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng”
Câu thơ mở ra một khơng khơng khí chiến đấu khẩn trương của những ngày tháng
giặc đến, giết hại đồng bào ta. Thủ pháp điệp tô đậm cuộc chiến tranh dữ dội, tàn
khốc, lại thêm những động từ “lùng”, “đến” liên tiếp tạo ấn tượng ám ảnh cho người
đọc về sự khủng khiếp của những ngày giặc lùng sục ráo riết.
2. Tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất và khí thế hào hùng, sục sơi:
2.1) Khơng khí chiến đấu mạnh mẽ hiện lên qua những địa danh được tác giả liệt
kê xuyên suốt đoạn thơ
- “Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh”
- “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

- “Ngịi Thia, sống Đáy, suối Lê vơi đầy”
- “Ai về ai có nhớ khơng
Ta về ta nhớ Phủ Thơng, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao- Lạng, nhớ sang Nhị Hà…”
Mỗi địa danh gắn liền với một chiến công, một giai đoạn lịch sử trọng đại của
quân dân ta. Những địa danh ấy chỉ cần nhắc đến là đã có thể gợi ra được một khơng
gian làng q Việt Nam vừa giản dị gần gũi, vừa thiêng liêng đồng thời cho thấy
khơng khí sơi nổi của đồn qn sẵn sãng chiến đấu chống lại kẻ thù bảo vệ đất nước
và nhân dân.
2.2) Khí thế hăng say và sức mạnh của người lính Việt Bắc được khắc họa cụ thể
và rõ nét nhất qua khơng khí ra trận hào hùng, sơi nổi, thể hiện tinh thần u
nước và lịng căm thù giặc sâu sắc:
Hình ảnh người lính hiện lên qua khơng khí đồn qn ra trận trong những
ngày tháng cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
Trên con đường ra trận là hình ảnh những đồn qn bộ đội “điệp điệp trùng
trùng”:
25


×