Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN dạy học một số tác PHẨM văn học TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10, 11 THEO HƯỚNG GIÁO dục văn hóa ỨNG xử CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.79 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10, 11 THEO HƯỚNG
GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Nguyễn Thị Dịu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu


4
2. Nội dung
4
2.1. Cơ sở lí luận
4
2.1.1. Con người ứng xử với thiên nhiên qua phản ánh của văn học
4
2.1.2. Con người ứng xử với gia đình, xã hội phản ánh trong văn học
6
2.1.3. Con người ứng xử với bản thân trong văn học
8
2.2. Thực trạng vấn đề
9
2.2.1. Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử trong văn học ở nhà trường
9
phổ thông ở bộ môn Văn hiện nay
2.2.2. Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh
10
2.3. Một số giải pháp vận dụng trtong giờ học văn vào giáo dục văn
12
hóa ứng xử cho học sinh.
2.3.1. Tạo lập nhóm để giải quyết vấn đề
12
2.3.2. Xây dựng tiết học kiểu phòng tranh để nhận thức theo hướng
13
trực quan
2.3.3. Xây dựng tiết học theo hướng đối thoại về các vấn đề ứng xử
13
trong văn học và thái độ ứng xử của giới trẻ hôm nay với các vấn đề xã
hội

2.3.4. Tạo môi trường vận dụng văn hóa ứng xử trong văn học vào
13
giáo dục văn hóa ứng xử cho HS
2.4. Giới thiệu một số bài học theo hướng vận dụng văn hóa ứng xử
13
trong văn học vào giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh.
2.5. Hiệu quả của SKKN
16
3. Kết luận và kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo
19

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng chính phủ đã
chỉ rõ: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn
diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục
đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại
ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền
kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập
suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”[1]. Có thể
nhận thấy, mục tiêu của giáo dục đã chuyển từ trang bị kiến thức sang trang bị
năng lực và hình thành kỹ năng sống cho người học. Đặc biệt, mục tiêu giáo dục
còn nhấn mạnh đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh.

Bên cạnh môn Giáo dục công dân, môn Văn là một trong những môn học có
chức năng giáo dục mạnh mẽ.
Từ bao đời nay, văn chương nghệ thuật luôn là “một thứ khí giới thanh
cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và
tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam).
Nguyên Ngọc từng khẳng định “ nghệ thuật là phương thức tồn tại của con
người” bởi “văn chương giữ cho con người mãi mãi là con người, không sa
xuống thành con vật”. Có lẽ vì thế, hành trình đến với văn chương là hành trình
kiếm tìm, vươn tới“ níu giữ mãi mãi tính người cho con người”.
Đặt văn học vào bối cảnh hiện tại của đất nước, nhất là trong thực trạng
tư tưởng, thẩm mĩ, văn hóa của HS đang bị tác động mạnh bởi sự phát triển
nhanh chóng của toàn cầu, văn học đang phải đứng trước nhiều thử thách. Làm
thế nào để phát huy hết sức mạnh giáo dục của văn chương? Làm thế nào để văn
chương được thẩm thấu vào thế hệ trẻ - những con người đang rời xa những giá
trị tinh thần cao đẹp? Đặc biệt, hiện nay vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử cho
học sinh đang được toàn xã hội, nhà trường cùng các bậc phụ huynh dành nhiều
sự quan tâm. Những tiết học văn nên thực hiện như thế nào để đưa văn hóa ứng
xử tốt đẹp trong văn học vào giáo dục nhân cách cho giới trẻ?
Văn hóa ứng xử trong văn học là một phương diện rất quan trọng khi
giảng dạy văn chương. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các giờ học
văn vẫn chưa thực sự đưa vấn đề này giảng dạy có chiều sâu. Các tiết học vẫn
còn đi vào chi tiết về nghệ thuật và nội dung cơ bản của tác phẩm. Nhiều HS tỏ
ra chán nản mỗi khi học văn. Nên chăng một sự thay đổi phương pháp?
Với suy nghĩ đó, tôi đã đưa ra sáng kiến: “Dạy học một số tác phẩm
văn học trong chương trình Ngữ văn 10, 11 theo hướng giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh ”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi rất mong muốn thông qua sáng kiến này có thể đem đến một cách
tiếp nhận mới, giúp các em học sinh có được nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn
các giá trị văn hóa ứng xử cao đẹp được biểu hiện trong văn học, đồng thời các


3


em sẽ nhận thức hành vi của bản thân để thay đổi. Và qua các tiết học các em sẽ
có hứng thú hơn với bộ môn văn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu tôi tập trung nghiên cứu những tác phẩm
tiêu biểu trong chương trình ngữ văn 10,11, cơ bản.
HS các lớp 10A4; 10A5 và 11A C2; 11C6 trường THPT Triệu Sơn 4
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu tôi vận dụng phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát thực địa
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN - TÌM HIỂU VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG
VĂN HỌC
Macxim Gorki từng nói “Văn học là nhân học”, có nghĩa văn học là khoa
học về con người. Trong bất kỳ thời đại nào con người vẫn là đối tượng trung
tâm của văn học, bởi Mac đã khẳng định “Lấy con người làm đối tượng miêu tả
chủ yếu, văn học có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới.”.
Khám phá thế giới con người, văn học bao giờ cũng khám phá những
tâm tư, tình cảm, thái độ, cách hành động của con người trước cuộc sống. Và
hơn bất kì loại hình nghệ thuật nào mục đích cuối cùng của văn chương là mang
đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ về xã hội, tác động mạnh mẽ đến nhận thức,
tình cảm, cảm xúc của con người.
Qua khảo sát các tác phẩm văn chương nói chung và các tác phẩm văn

học giảng dạy trong nhà trường nói riêng, tôi nhận thấy mỗi tác phẩm văn học
đều thể hiện một cách ứng xử tốt đẹp của nhà thơ, nhà văn, nhân vật đối với các
vấn đề cuộc sống. Từ quá trình tìm hiểu, phân tích, tôi thấy văn hóa ứng xử
trong các tác phẩm văn học được biểu hiện chủ đạo ở ba khía cạnh: Văn hóa ứng
xử với thiên nhiên, văn hóa ứng xử với gia đình, xã hội; văn hóa ứng xử với bản
thân.
2.1.1. Con người ứng xử với thiên nhiên qua phản ánh của văn học
Thiên nhiên là đối tượng thẩm mĩ quen thuộc của tất cả các nghệ sĩ. Từ
thời văn học chưa thành văn, nhân dân đã sáng tác truyền miệng những tác phẩm
về thiên nhiên như Nữ Oa vá trời, Thần trụ trời, Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy
Tinh, hay câu chuyện về thế giới các vị thần trên đỉnh O-lem pơ trong thần thoại
Hy Lạp,... Các tác phẩm đã thể hiện cách ứng xử của nhân dân đối với thiên
nhiên đó là lòng biết ơn và thái độ kính sợ, bởi thiên nhiên vừa là bà mẹ hiền,
nguồn tài nguyên vô tư, vô tận nuôi dưỡng chở che cho con người, vừa là kẻ thù
lớn nhất đã hơn một lần hủy diệt sự sống của họ.
Đến thời trung đại, thiên nhiên được trân trọng gọi tên bằng những mỹ
danh tiếng Hán đầy cổ kính. Con người càng đối mặt với cuộc sống cộng đồng
áp lực, bức bối bao nhiêu càng có nhu cầu được trở về cội nguồn, hòa mình vào

4


thiên nhiên bấy nhiêu. Họ coi thiên nhiên là cái nôi đã sản sinh ra sự sống
nguyên sơ, thiên nhiên là điển hình của sự trong sạch, thanh khiết, và trở về với
thiên nhiên là để di dưỡng tâm hồn, để tâm hồn và nhân cách của mình được gạn
đục khơi trong, và cũng là cách con người đối lập mình với xã hội ô trọc đầy thị
phi, nhơ bẩn. Trở về với thiên nhiên trong sạch chính là sự lên tiếng phê phán
cộng đồng xã hội không có đất sống cho những quyền cơ bản của con người,
một xã hội phản nhân văn, phi nhân đạo, là cách để những con người nhiệt thành
với cuộc đời, nhận thức lại mình và thế giới của họ để tự cải tạo. Ta có thể thấy

trong khắp các trang viết, không chỉ thấy thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật mà còn
thấy một tấm lòng tha thiết với cảnh vật. Đó là tình yêu vĩnh cửu với thiên nhiên
vô tận, với vẻ đẹp hùng vĩ , tráng lệ của núi cao, vực thẳm, sông sâu, cũng có thể
là vẻ giản dị của nhành hoa, ngọn cỏ, con cò, con ếch,...
Ta bắt gặp một Nguyễn Trãi sau khi chiêm nghiệm, thấm thía đến tận
cùng quy luật “cung tàn điểu tận” của cuộc đời:
“ Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng
Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”
( Tự thuật 9)
đã khát khao được trở về quê ngoại Côn Sơn, khao khát sống giữa thiên nhiên
để được khuây khỏa, giải tỏa những khát vọng dang dở của một nhà chính trị lỗi
lạc:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai…”
( Côn Sơn ca)
Một Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về với thiên nhiên để hóa thánh bởi ông
quá mệt mỏi với hoạn lộ đầy những tranh đua, tính toán ích kỷ, tàn nhẫn, thậm
chí còn chà đạp lên luân thường đạo lý, những nguyên tắc sống cơ bản của con
người. Khi “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi” thì
cũng là lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về thiên nhiên “ Để rẻ công danh đổi lấy
nhàn”:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
“Đông ăn măng trúc, thu ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”…
( Nhàn)
Triết lý sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tôn thờ thiên nhiên, không
gian nguyên thủy của sự sống. Trong không gian đó, con người được tồn tại với
tư cách con người đúng nghĩa. Với ông, con người đích thực là con người gắn
bó với thiên nhiên, không gian sinh tồn đầu tiên của mình. Thiên nhiên trả lại

cho con người quyền được sống với chính mình, và khi đó, dù phải lao động tay
chân để kiếm miếng ăn, con người cũng cảm thấy hết sức nhẹ nhàng, thảnh thơi,
thanh thản.
Còn Tam Nguyên Yên Đổ, trong những ngày ở ẩn ông cũng thường tìm đến
thiên nhiên nơi ông được sinh ra và lớn lên để gửi gắm vào đó một nỗi buồn
không thể nói nên lời trước thời cuộc suy tàn, đảo điên mà ông đang sống. Là
người lo lắng cho hưng vong của một quốc gia, một dân tộc, nhưng không thể

5


làm gì khác ngoài ngâm thơ, uống rượu, Nguyễn Khuyến tựa gối, ôm cần giữa
ao thu lạnh lẽo nước trong veo, ngắm chiếc lá vàng thả vào không gian xanh một
khoảnh khắc bừng sáng của mùa thu, của vũ trụ và đất trời.
Thiên nhiên và những nhà Nho ưu thời, mẫn thế, bất đắc chí dường như có
mối duyên nợ ba sinh thì phải? Bao giờ người đọc sách thánh hiền khi gặp phải
lúc trắc trở va vấp trên hoạn lộ, những khi không hanh thông đắc thời trong đời
thường, họ có nhu cầu quay về thiên nhiên sống đời ẩn dật. Họ gắn kết với thiên
nhiên như vậy, phải chăng vì bản năng con người khi gặp khó khăn tuyệt vọng,
bao giờ cũng luôn hướng về cội nguồn sâu thẳm? Phải chăng thiên nhiên chính
là nguồn năng lượng khổng lồ giúp họ có thêm chút nghị lực để tiếp tục sự sống,
để sống tiếp khi giấc mơ công danh giúp đời dang dở? Có lẽ bởi ý thức được giá
trị cao cả của thiên nhiên như vậy nên khắp các trang thơ của các nhà Nho ta
nhận ra cách ứng xử rất yêu quý và trân trọng. Thiên nhiên như một người bạn
tri kỉ, là máu thịt, sự sống của con người.
Bước vào thời hiện đại, con người vẫn tìm đến thiên nhiên như một
nguồn mạch sự sống dồi dào, một nguồn cảm hứng vô tận để được tiếp thêm sức
mạnh, để hồi sinh trước áp lực cuộc sống đô thị. Thiên nhiên là “thiên đường
trên mặt đất” trong tiếng thơ rạo rực của Xuân Diệu:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì…
(Xuân Diệu)
Là bức tranh tràn ngập ánh sáng, mướt mát màu xanh hay lung linh
huyền ảo trong thơ Hàn Mặc Tử:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”…
( Hàn Mặc Tử)
Nhìn chung, thiên nhiên trong cảm quan của con người là sinh thể sống,
cùng đồng hành, chia sẻ, chở che cho con người. Thiên nhiên là nơi cứu rỗi tâm
hồn con người để con người tìm lại sự bình an, tĩnh lặng và tự do. Thiên nhiên
trở thành điểm tựa tinh thần trong cơn bĩ cực, thiên nhiên nuôi dưỡng cái phần
thân tình chất phác của con người khỏi những hỗn tạp, ganh ghét, trói buộc của
cuộc sống. Bởi vậy, hầu hết cách ứng xử của con người với thiên nhiên trong
văn học là sống gần gũi với tự nhiên, yêu thương và trân quý.
2.1.2. Con người ứng xử với gia đình, xã hội phản ánh trong văn học
Mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình và cộng đồng là mối quan hệ đặc
trưng của xã hội. Con người không được sinh ra với một trái tim thép để luôn
luôn mạnh mẽ, họ cũng có những khoảnh khắc bất lực, mệt mỏi, yếu đuối, tuyệt
vọng. Và những lúc như vậy gia đình, cộng đồng, tập thể, xã hội chính là một
thế lực trợ sức cho cá nhân thêm vững đôi chân, chắc trái tim để đương đầu với
khó khăn, thử thách. Giữa một cá nhân và gia đình, cộng đồng nơi nó thuộc về
bao giờ cũng có mối liên hệ khăng khít, mật thiết với nhau, giống như những
mảnh ghép trong một bức tranh, những viên gạch xây nên một bức tường, theo
quy luật: một người vì mọi người, mọi người vì một người.
Trong văn học dân gian đã có nhiều câu ca dao ca ngợi mối quan hệ tốt
đẹp giữa cá nhân và gia đình, cộng đồng: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa

6



mẹ như nước trong nguồn chảy ra” “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm
lại nên hòn núi cao”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng
chung một giàn”, “ Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể tay chân/ Rách lành
đùm bọc, dở, hay đỡ đần”; hay câu chuyện ngụ ngôn về bó đũa để nhấn mạnh
tầm quan trọng của ý thức sống tôn trọng gia đình, tập thể, cộng đồng.
Thời trung đại rồi đến thời hiện đại, con người càng ý thức sâu sắc về
trách nhiệm, ý nghĩa của mình với gia đình, cộng đồng, xã hội. Họ không chỉ
tìm đến với gia đình, cộng đồng như một thế lực khả dĩ che chở cho họ khỏi
những thế lực khác đe dọa, mà cộng đồng chính là nơi định nghĩa nên con người
của họ, họ có nhu cầu tìm lấy cho mình một chỗ đứng trong cộng đồng, xác lập
vị thế, trách nhiệm của mình trong thế giới họ đang tồn tại. Chính chỗ đứng ấy
lại sẽ khẳng định cho họ một gương mặt riêng, một giá trị riêng. Trong văn học,
tinh thần ấy thể hiện qua hai giá trị căn cốt là giá trị nhân đạo và lòng yêu nước.
Thời trung đại, con người hành xử với xã hội theo quy luật trung đại, mà
chủ yếu là những giáo điều căn bản của đạo Nho: Tam cương ngũ thường. Ba
mối quan hệ cơ bản là với đất nước (được thể hiện rõ nhất là với vua, người
đứng đầu điều hành đất nước), với gia đình (được thể hiện qua cách hành xử với
người trụ cột, người chủ gia đình, người đàn ông có uy quyền nhất là cha), với
xã hội, được nhấn mạnh vào cách bạn bè cư xử, đối đãi với nhau. Với vua, con
người thời trung đại phải tuyệt đối trung thành, kiểu “quân xử thần tử, thần bất
tử bất trung”. Với cha, người ta phải tôn trọng, kính sợ, không được làm trái ý.
Và với bạn bè, việc đối đãi giao tế, phải ngay thẳng, chân thành, đúng mực, điều
ta không muốn làm thì cũng không được thực hiện với người khác. Con người
sống trong xã hội phong kiến phải lập thân, lập công, lập danh để định nghĩa tư
cách bản thân trong đời. Trong cả ba trách nhiệm này, con người đều có trách
nhiệm phục vụ cho đất nước, cho dân tộc, bảo vệ giới hạn bờ cõi của quốc gia,
xây dựng kiến thiết triều đại. Điều đó cho thấy giá trị một cá nhân được xác lập
qua việc cá nhân đó làm gì cho cộng đồng nó thuộc về. Và trong thời trung đại,
đó là ý nghĩa sống của một con người, là câu chuyện sống chết. Phạm Ngũ Lão
sống chết vì những chiến công của mình góp vào chiến thắng chung của cả dân

tộc trước kẻ xâm lược sừng sỏ, đầy dã tâm. Cả một đời sống cuộc sống của
người hùng nơi trận mạc, trải qua bao nhiêu thăng trầm từ bại đến thắng, từ “da
ngựa bọc thây” đến “áo mũ cân đai” ca khúc khải hoàn, thế nhưng người hùng
của cả thời đại ấy đã tỏ lòng như sau:
“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
(Thuật hoài- Phạm Ngũ Lão)
Cho đến cuối cùng, người hùng vẫn là người hùng trong cách hành xử đẹp
với thời đại, với cộng đồng. Ông đã không ngủ say trên chiến thắng để tự kiêu,
ngạo mạn với đời, trái lại vẫn tha thiết được chảy máu, được đổ mồ hôi, được
sống chết vì nghĩa lớn của cuộc đời mình. Đó chẳng phải là cách ứng xử đạo đức
và tốt đẹp hay sao. Qua Phạm Ngũ Lão, người ta không chỉ thấy một người
hùng, mà là cả một thế hệ những người hùng đã định nghĩa mình bằng hào khí

7


Đông A thời Trần. Đó là Trần Hưng Đạo, là Phạm Nhật Duật, là Trương Hán
Siêu,...
Bên cạnh lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của trang nam nhi với
đất nước, văn học lại phản ánh cách ứng xử văn hóa của con người trước quyền
sống của con người. Cách hành xử giữa con người với con người lúc này được
thể hiện qua tình thương yêu sâu sắc, sự đồng cảm trước những nỗi khổ đau
trong cuộc đời, là sự tố cáo, lên án, đả phá thế lực phản nhân văn, phi nhân đạo
áp bức chà đạp lên quyền sống con người. Những nhà văn, nhà thơ lúc này
hướng về người phụ nữ để thông cảm, thương xót và ngợi ca họ bằng ngòi bút
của mình bởi người phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất của xã hội phong kiến thối
nát. Tiếng nói thương cảm ấy bắt đầu từ nàng Vũ Nương trong Truyền kỳ mạn

lục của Nguyễn Dữ đến Thúy Kiều, Thúy Vân trong Đoạn trường tân thanh
của Nguyễn Du, Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn,
Người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,... Tất cả đã
làm nên một cung đàn xót thương cho số phận kiếp hồng nhan.
Ở văn học hiện đại, các nhà thơ, nhà văn cũng đi vào khai thác triệt để
mối quan hệ giữa cộng đồng với cá nhân và ngược lại trong thời bình lẫn thời
chiến. Trong thời chiến, con người không thể ích kỷ, vì mỗi một bước đi của dân
tộc, mỗi một hơi thở của cộng đồng cũng gắn bó mật thiết với sự tồn tại và
quyền lợi của mỗi cá nhân. Muốn chiến thắng kẻ thù hiếu chiến, dã tâm, con
người cần sức mạnh của cả một cộng đồng, một dân tộc. Thế nên mỗi việc làm
của một cá nhân đều hướng về toàn thể dân tộc, những con người cùng chia sẻ
với mình một vận mệnh. Đó là văn hóa ứng xử cao đẹp với Tổ quốc, nhân dân,
với gia đình. Ta hiểu tại sao một Tnú ( Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) có
thể chịu bị đốt cháy cả mười đầu ngón tay của mình mà vẫn trung thành với
Cách mạng; cậu bé Việt ( Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) chưa
đủ tuổi mà vẫn xin tòng quân,... Những con người ấy, họ không hành động vì
bản thân mình mà cho chiến thắng của dân tộc, bởi họ biết đó là cách tốt nhất,
duy nhất để những người thân yêu của mình được sống và mình có được hạnh
phúc bên họ.
Đất nước hòa bình, khi mọi yêu cầu của thời chiến không còn, con người
được trả về đời thường với tất cả những quy luật chìm nổi vốn có của nó, họ có
nhu cầu nghĩ về mình nhiều hơn. Tuy nhiên, con người không vì thế mà lãng
quên cộng đồng. Hành động của nhân vật Phùng và Đẩu trong câu chuyện “
Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu chẳng phải bắt nguồn từ lòng
thương cảm cho số phận người phụ nữ bất hạnh phải chịu những trận đòn khủng
khiếp của người chồng? Hành động người mẹ chấp nhận đòn roi của người
chồng vũ phu chẳng phải bắt nguồn từ tình mẫu tử? Mỗi trang văn là mỗi trang
đời đem đến cho người đọc bao suy ngẫm trước cuộc sống. Để từ đó, mỗi người
tự đặt câu hỏi: Ta nên ứng xử như thế nào trước cuộc đời để cuộc đời không còn
những cảnh thương tâm?

2.1.3. Con người ứng xử với bản thân trong văn học
Trong văn học dân gian và văn học trung đại, Con người luôn tự trói
buộc mình vào nhiều quy tắc. Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết:
“ Trai thời trung hiếu làm đầu

8


Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”
Người nam nhi sinh ra ở đời phải thấm nhuần hai chữ “Công danh”, giữ
trọn hai chữ “ trung hiếu”. Lập chí, lập thân, đem lại công danh rạng rỡ, hiển
vinh là cách xử thế của người con trai thời phong kiến. Bởi vậy, dù con đường
khoa cử gian nan những người nam nhi ấy vẫn “ trèo đèo”, “lội suối” vào kinh
ứng thí. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Cao Bá
Quát, Nguyễn Công Trứ,.. đã có biết bao áng thơ nói lên khát khao ấy:
“ Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”
( Nguyễn Trãi)
“Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
( Nguyễn Công Trứ)
Bước sang hiện đại, ý thức cá nhân được giải phóng một cách triệt để.
Không còn phải giấu đi gương mặt mình lẫn vào sương khói của rừng thu bảng
lảng hay ánh trăng mờ trên cao, người hiện đại tự tin đứng giữa đất trời để cảm
nhận hết sức mạnh và quyền lực mà họ có trong cuộc đời. Mỗi một con người là
một cuộc đời, một số phận, một cá tính, một năng lức sáng tạo, một thế giới tâm
hồn riêng. Con người luôn kiêu hãnh để sống thật xứng đáng với chính mình.
Thơ Mới đem đến cho những tâm hồn thơ ca cơ hội để giãi bày cảm xúc của
mình một cách thật sự trong từng nhịp đập trái tim, từng rung động trong tâm
hồn. Người ta thấy một Xuân Diệu “thiết tha, rạo rực, băn khoăn” với cuộc đời,

một Hàn Mặc Tử đau đớn quằn quại trước bi kịch nhân sinh đến tột cùng uất ức
nhưng vẫn tha thiết “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối
nay”, một Nguyễn Bính mộc mạc, chân chất với những giá trị “chân quê”,...
Mỗi một trái tim là một sự khác biệt, khác biệt để người ta tự hào kiêu hãnh.
Nếu con người thời trung đại ứng xử với bản thân trong luật lệ tam cương ngũ
thường thì với cuộc sống hiện đại con người đã ứng xử với bản thân không chỉ
theo những quy tắc đạo đức mà họ còn sống trọn vẹn, đầy đủ từng khoảnh khắc
sao cho hạnh phúc cả tâm trí và thân thể:
“ Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” (Xuân Diệu)
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
2.2.1. Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử trong văn học ở nhà trường
phổ thông ở bộ môn Văn hiện nay
Thực tế giảng dạy Văn học ở trường THPT hiện nay vẫn chưa chú trọng
đến việc khai thác văn hóa ứng xử trong tác phẩm để giáo dục HS. Một phần vì
thời lượng tiết học ít, dung lượng kiến thức nhiều; một phần lối dạy học đa số
vẫn theo phương pháp cũ,... Vì thế, việc vận dụng vào tiết học các kĩ năng nhận
thức và ứng dụng văn hóa ứng xử cho HS vẫn còn rất nhiều hạn chế. Qua tìm
hiểu, tôi nhận thấy, đa số GV trong tiết học chỉ chú trọng cho HS giải quyết
những vấn đề về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách độc đáo
của tác giả mà chưa đưa vấn đề văn hóa ứng xử vào cho các em HS tìm hiểu,

9


trao đổi, bàn luận. Phải chăng, chúng ta nên nghiên cứu để thay đổi trong giờ
học?
2.2.2. Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh
Cuộc sống hiện đại kéo theo cả những bước tiến và hệ lụy riêng của nó.
Học sinh sống trong thời đại khoa học công nghệ cũng vậy. Học sinh là thế hệ

những người trẻ có trình độ tư duy cao, năng động, có nhu cầu xông pha dấn
thân để trải nghiệm và học hỏi, cầu thị, quảng giao, thích thể hiện nhưng không
ngại học tập. Bên cạnh những mặt tốt, học sinh cũng là những người trẻ phải đối
mặt với nhiều thách thức, có nhiều khuyết điểm cần phải khắc phục, đặc biệt là
trong văn hóa ứng xử. Học sinh thời hiện đại có cá tính mạnh, thích được thể
hiện ra bên ngoài để nhận được sự hưởng ứng, đón nhận, động viên khuyến
khích của bạn bè, thầy cô, gia đình. Nhưng càng vì thế, văn hóa ứng xử của các
em càng va vấp nghiêm trọng.
* Ứng xử của học sinh đối với thiên nhiên, môi trường sống.
Qua khảo sát các giờ sau buổi học, tôi nhận thấy phần lớn các HS không
ý thức hết tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cây xanh. Nhiều HS
vẫn ngang nhiên vứt rác bừa bãi ngay ngoài đường, xuống kênh hồ, sông,
biển…. Trong lớp học, các em bỏ hộp xốp, bao bì nilon, ống hút,...dưới hộc bàn,
góc lớp. Các em còn chặt phá cây xanh; vứt rác, giẫm, phá những khuôn viên
hoa tươi đẹp,...Tất cả hành vi của các em HS đã thể hiện lối sống thiếu văn hóa,
ứng xử thô bạo với môi trường sống và thiên nhiên.

Chặt phá cây rừng

Rác ở trong lớp học

Xả rác ở công viên

Xả rác xuống sông

10


* Ứng xử với gia đình, xã hội
Trong ứng xử với gia đình và xã hội, nhiều HS đã có thái độ ứng xử

thiếu văn hóa. Ở gia đình, nhiều em đã có những hành động tiêu cực: không
kính trên nhường dưới, không tôn trọng ông bà, cha mẹ, anh chị. Thậm chí có
những HS còn lừa gạt, giết hại người thân để chiếm đoạt tài sản. Gần đây, xã hội
đang lên án nhiều trường hợp thanh, thiếu niên đã ra tay sát hại ông, bà, cha,
mẹ...để lấy tiền chơi game, đi bar, hút, chích,..

Bị cáo Võ Nhật Trường (15 tuổi, trú tại
thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện
Phù Mỹ, Bình Định): 10 năm tù vì tội giết
bà nội cướp đoạt tiền chơi game

Hung thủ Phan Quốc Thái
Xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền
Giang. Hành vi: Giết ông nội cướp đoạt tiền
chơi game

Ngoài xã hội, rất nhiều HS đã có thái độ ứng xử thiếu văn minh: thiếu
kính ngữ với người lớn tuổi, bắt nạt những bạn cùng trang lứa hay các em nhỏ;
vô cảm trước nỗi đau của người khác,... Đặc biệt, thời gian gần đây vấn nạn bạo
lực học đường đã khiến xã hội quan tâm và lo lắng.

Bạo lực học đường

Nhiều bạn trẻ vô cảm
trước hành động xấu của người khác

11


* Ứng xử với bản thân

Vì thích lối sống thể hiện cá tính, học sinh quan niệm lệch lạc, thậm chí
hiểu lầm dẫn đến hành động sai về cách sống thật với chính mình, sống tự do.
Các em không phân biệt được sự khác biệt giữa sống buông thả với sống đúng
cá tính, sống gấp, sống vội với sống sâu sắc, sống vô trách nhiệm và có trách
nhiệm với chính bản thân mình. Nhiều em tham gia đua xe, hút chích chỉ để trải
nghiệm, để thể hiện sự mạnh mẽ của bản thân. Thậm chí, có em cho rằng nổi bật
trước đám đông chính là thể hiện cá tính và đẳng cấp, nên không ngại ngần ăn
mặc lòe loẹt, hở hang, thậm chí quay video cảnh mình đánh nhau với bạn rồi
tung lên mạng để tạo scandal. Đặc biệt, với cơn sốt Facebook, nhiều học sinh
không thể kiềm chế sự ham thích của mình ở các trào lưu trên mạng. Với các
bạn, một like trên mạng xã hội có ý nghĩa hơn điểm số bài kiểm tra. Việc các
bạn bình luận vô trách nhiệm trên mạng với những câu nói, phát ngôn vô văn
hóa, hay trào lưu “tự sướng” tùy hứng bất chấp không phù hợp hoàn cảnh cũng
khiến cho văn hóa ứng xử học đường xuống cấp. Có rất nhiều HS đang tự hủy
hoại bản thân mình, tương lai mình bằng những trò chơi nguy hiểm: chơi game,
hút, chích,.. thậm chí có bạn còn tiêu cực với bản thân dẫn đến những cái chết
thương tâm.

Tự sát

Mải miết chơi gam

2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TRONG GIỜ HỌC VĂN
VÀO GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH
2.3.1. Tạo lập nhóm để giải quyết vấn đề
Hiện nay, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy việc lập nhóm giải quyết vấn
đề chỉ có ở một vài câu hỏi trong giờ học mà GV chỉ định. Tuy nhiên, đa số các
hoạt động chỉ tập trung giải quyết nội dung, nghệ thuật bài học, mà chưa lồng
ghép nhận thức về thái độ ứng xử của nhà văn hay nhân vật đối với vấn đề cuộc
sống được đặt ra. Tôi đã thử nghiệm lập nhóm từ 3-5 HS và các HS trong nhóm

trao đổi để đăng kí lựa chọn vấn đề cần làm, chuẩn bị ở nhà và lên thuyết trình.
Trong quá trình nhóm thuyết trình vấn đề những nhóm khác đặt câu hỏi để tìm
hiểu sâu hơn. GV cũng cần định hướng cho HS liên hệ giữa văn học và thực tế
đời sống, nhất là văn hóa ứng xử. Vấn đề lựa chọn cần được triển khai theo 3
mức độ:

12


+ Mức độ 1: Nhận thức về nội dung vấn đề
+ Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử trong vấn đề
+ Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa từ vấn đề giải quyết
`2.3.2. Xây dựng tiết học kiểu phòng tranh để nhận thức theo hướng
trực quan
Mỗi bài học mỗi nhóm HS sẽ sáng tạo bức tranh văn học và bức tranh
hiện thực đời sống, từ đó GV cho HS cả lớp nhận thức về vẻ đẹp ứng xử trong
văn chương và những nét đẹp cũng như mảng tối của cuộc sống hiện tại. Từ sự
ứng chiếu, HS sẽ có cái nhìn trực quan, cụ thể hơn về thực trạng ứng xử của giới
trẻ (cũng như của bản thân).
2.3.3. Xây dựng tiết học theo hướng đối thoại về các vấn đề ứng xử
trong văn học và thái độ ứng xử của giới trẻ hôm nay với các vấn đề xã hội
Đây là tiết học mang tính tổng hợp các kiến thức lý thuyết HS đã được
tiếp nhận, lớp học có thể chọn 2 nhóm đối thoại chính và những bạn còn lại theo
dõi, đánh giá và nêu ý kiến.
Sử dụng ở các bài Trình bày một vấn đề (lớp 10), bài Phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn ( lớp 11) và bài Phát biểu tự do( lớp 12)
2.3.4. Tạo môi trường vận dụng văn hóa ứng xử trong văn học vào
giáo dục văn hóa ứng xử cho HS
Từ lý thuyết nhận thức đến hoạt động thực hành là yêu cầu cơ bản và cần
thiết, nhất là đối với kĩ năng sống. Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng cần tạo môi

trường để các hoạt động nhận thức văn hóa ứng xử trong văn học đi vào vận
dụng cụ thể. Sau các phần học hoặc tiết học GV có thể tổ chức các hoạt động
mang tính trải nghiệm văn hóa ứng xử cho HS để HS phát huy những giá trị vừa
tiếp nhận, thẩm thấu và trở thành thói quen.
* Trải nghiệm văn hóa ứng xử với thiên nhiên, môi trường: trồng cây
xanh trong khuôn viên lớp, hoạt động thi đua phân loại rác trong trường, lớp; sử
dụng rác tái chế sản phẩm hữu ích.
- Mục đích của hoạt động: Tăng cường ý thức giữ gìn cảnh quan môi
trường, ý thức xây dựng một khuôn viên xanh, sạch, đẹp, không khí trong lành,
tươi mát cho HS. Tạo dựng lối sống có văn hóa với thiên nhiên.
* Hoạt động trải nghiệm văn hóa ứng xử với gia đình, xã hội.
- Mục đích: Giúp HS biết trân trọng tình cảm với gia đình, bạn bè và
những người bất hạnh, khó khăn trong xã hội.
- Hình thức:
+ Tổ chức hoạt động làm thiệp hoa tặng mẹ, thầy cô, bạn bè, những
người thân trong những ngày lễ lớn như 20/10, 20/11, 8/3, sinh nhật…
+ Sáng tác thơ, truyện, viết tản văn,.. về chủ đề gia đình
+ Tổ chức các hoạt động từ thiện: Quyên góp và trao quà cho các em nhỏ
có hoàn cảnh khó khăn, vùng thiên tai…
* Hoạt động trải nghiệm văn hóa ứng xử với bản thân
- Mục đích: Giúp HS có thể nhận thức được những khả năng của bản
thân và sống có lý tưởng, ước mơ.
- Hình thức: Tổ chức các cuộc thi: Tôi làm phóng viên- phát thanh viên;
Tài năng âm nhạc; Tôi làm họa sĩ,...

13


2.4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI HỌC THEO HƯỚNG VẬN DỤNG
VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG VĂN HỌC VÀO GIÁO DỤC VĂN HÓA

ỨNG XỬ CHO HỌC SINH
Bài: “ Cảnh ngày hè”- Nguyễn Trãi
Bước 1: Chuẩn bị
HS chuẩn bị ở nhà các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Định
hướng các nhóm và các vấn đề chuẩn bị
Nhóm 1: Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống ngày hè trong cảm nhận của
Nguyễn Trãi.
Nhóm 2: Tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ.
Nhóm 3: Thái độ ứng xử của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên, cuộc sống
trong bài thơ.
Nhóm 4: Từ thái độ ứng xử của Nguyễn Trãi trong tác phẩm, suy nghĩ
của em về thái độ ứng xử của HS hôm nay đối với thiên nhiên, cuộc sống.
Bước 2: Hoạt động tiếp nhận tri thức và vận dụng thông điệp văn
hóa từ tác phẩm
Các nhóm trình bày bài chuẩn bị của mình, các nhóm khác và GV đặt
câu hỏi. HS chốt lại vấn đề theo 3 mức độ
Mức độ 1: Nhận thức nội dung, nghệ thuật của bài thơ
+ Bài thơ là bức tranh ngày hè tràn đầy sự sống với âm thanh, màu sắc
rực rỡ, rộn rã và tấm lòng tha thiết của Nguyễn Trãi với dân với nước
+ Bài thơ viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật xen
lục ngôn. Bài thơ thành công ở nghệ thuật sử dụng từ ngữ: động từ, tính từ, từ
láy,.. giàu sức gợi hình tượng và cảm giác.
Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử
+ Thiên nhiên mang đến vẻ đẹp cho cuộc sống của con người. Thiên
nhiên cũng có một cuộc sống riêng tràn đầy nhựa sống.
+ Thái độ ứng xử của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên, cuộc sống: Đó là
thái độ yêu mến, trân trọng, nâng niu. Thiên nhiên đối với Nguyễn Trãi là nơi để
nương tựa, gửi gắm những khát khao, chí nguyện của tâm hồn.
+ Bài học rút ra: Thiên nhiên là một cá thể của sự sống, mọi người cần
có thái độ ứng xử tôn trọng và trân trọng với thiên nhiên

Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử
+ Nhận thức thực trạng ứng xử của HS với thiên nhiên hôm nay: thô bạo,
thiếu ý thức, thiếu tôn trọng.
+ Bài học rút ra: Cần tôn trọng thiên nhiên bởi đó vừa là nguồn sống vừa
là nơi di dưỡng tinh thần
+ Hoạt động vận dụng thông điệp văn hóa:
Vẽ tranh sáng tạo: Mẹ thiên nhiên- tình yêu và sự giận dữ
Trồng hoa làm đẹp khuôn viên lớp, trường
Làm đồ dùng học tập từ rác thải: chai nhựa, ống hút,... để tạo môi
trường xanh, sạch
Bài “ Chí Phèo”- Nam Cao

14


Bước 1: Khởi động: Trình chiếu một số hình ảnh về cuộc sống của con
người Việt Nam trước cách mạng và hình ảnh về cuộc sống của con người hôm nay.
Bước 2: Hoạt động tiếp nhận tri thức và vận dụng thông điệp văn
hóa từ tác phẩm
Mức độ 1: Nhận thức nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
+ Tác phẩm viết về số phận bất hạnh của người nông dân trước cách
mạng tháng 8: bị tha hóa, vùi dập và bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Nghệ thuật: Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo; ngòi bút khám
phá và miêu tả tâm lý đặc sắc
Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử
+ Chế độ thực dân nửa phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con
người, tước đoạt đi quyền làm người của người nông dân-> Thông hiểu: Văn
hóa ứng xử của bọn cường hào ác bá đối với người nông dân: tàn bạo, phi nhân
tính
+ Chi tiết: bát cháo hành của Thị Nở-> Thông hiểu: Cách ứng xử đầy

tình thương giữa con người với con người - giúp con người từ con vật trở về con
người
+ Thái độ ứng xử của Nam Cao đối với số phận người nông dân: Thấu
hiểu, thông cảm với nỗi đau khổ của người nông dân; tin tưởng vào bản chất tốt
đẹp của họ-> Thông hiểu: Thái độ ứng xử tốt đẹp, nhân ái, giàu lòng vị tha
+ Thái độ ứng xử của nhà văn đối với bọn cường hào ác bá và thực dân:
Lên án, tố cáo, vạch trần tội ác của bọn chúng. Qua nhân vật, nhà văn khẳng
định chính chế độ thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người hiền lành vào bước
đường cùng-> Thông hiểu: Ứng xử trước cái xấu, cái ác: Lên tiếng tố cáo mạnh
mẽ
+ Bài học rút ra: Cần có lòng yêu thương và tôn trọng con người trong
cuộc sống; Lên án, tố cáo những kẻ dám chà đạp lên quyền con người
Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử
+ Nhận thức thực trạng ứng xử của HS với xã hội hôm nay: thờ ơ, vô
cảm
+ Hoạt động vận dụng thông điệp văn hóa:
Viết “nhật ký ứng xử của tôi – hôm qua và hôm nay”
Vẽ tranh
Quyên góp ủng hộ các em HS có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào
bị lũ lụt
Bài “ Thương vợ”- Trần Tế Xương
Bước 1: Khởi động
Sử dụng đoạn phim xúc động về tình yêu thương của cha mẹ dành cho
con
Sử dụng ca khúc “Nhật ký của mẹ”
Bước 2: Hoạt động tiếp nhận tri thức và vận dụng thông điệp văn
hóa từ tác phẩm
Mức độ 1: Nhận thức nội dung, nghệ thuật của bài thơ

15



+ Bài thơ viết về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, đảm
đang, tần tảo, chịu thương, chịu khó lo toan cho gia đình.
+ Bài thơ viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài
thơ thành công ở nghệ thuật vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân
gian; kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất trào phúng
Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử
+ Gia đình là nơi quan trọng nhất của mỗi thành viên. Mẹ là người vất
vả, tảo tần lo cho gia đình  Thông điệp: Cần biết tôn trọng, yêu thương cha mẹ
+ Thái độ ứng xử của Tú Xương đối với bà Tú: Đó là thái độ yêu
thương, trân trọng, lo lắng, tri ân  Thông điệp: Các thành viên trong gia đình
cần thấu hiểu tạo dựng một gia đình hạnh phúc
+ Bài học rút ra: Tình yêu thương của cha mẹ dành cho gia đình là vô bờ
bến. Mọi thành viên cần có thái độ ứng xử yêu thương, biết ơn cha mẹ
Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử
+ Nhận thức thực trạng ứng xử của HS với gia đình hôm nay: Lừa dối
cha mẹ, xưng hô thiếu văn hóa, vô tâm, thiếu sự quan tâm tới gia đình,....
+ Hoạt động vận dụng thông điệp văn hóa:
Sáng tác thơ, truyện về gia đình
Làm thiệp tặng mẹ, thầy cô, bạn bè
Hát những ca khúc về tình cảm gia đình tài năng diễn viên,...
2.5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.5.1. Nhìn từ tiết học
Tôi nhận thấy HS hứng thú hơn trong các tiết học. Không còn tình trạng
HS uể oải hay lơ là. Các tổ, nhóm hoạt động hăng say, nhiệt tình và thể hiện
nhận thức về vấn đề văn hóa ứng xử, vấn đề đời sống rất sâu sắc. Đặc biêt, các
kiến thức về bài học được các em ghi nhớ nhanh chóng.
2.5.2. Kết quả vận dụng kiến thức của HS như sau:
Để kiểm chứng bài dạy tôi đã sử dụng ở hai khối lớp mình dạy, trong đó

01 lớp thực nghiệm để thực hiện tiết dạy theo hướng giáo dục văn hóa ứng xử
trên cơ sở tìm hiểu văn hóa ứng xử trong các tác phẩm văn học. Sau tiết dạy, tôi
đã cho HS kiểm tra bài viết. Kết quả đối chứng như sau

Lớp
10A5
(thực
nghiệm)
41 học sinh
10A4
(đối chứng)
44 học sinh

Kết quả vận dụng kiến thức vào bài làm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8

19.5%


22

53.7%

11

26.8%

0

0

0

00

06

13,6%

20

45.5%

18

40.9%

16



Kết quả vận dụng kiến thức vào bài làm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

Lớp
11C6
(thực
nghiệm)
41 học sinh
11C2
(đối chứng)
44 học sinh

6

14,6%

25


61%

10

24,4%

0

0

0

00

05

11.4%

20

45.4%

19

43.2%

2.5.3. Kết quả nhìn từ hành vi ứng xử
Trước khi tổ chức các bài dạy theo hướng giáo dục văn hóa ứng xử ở lớp
thực nghiệm, tôi đã tổ chức lấy phiếu khảo sát về hành vi văn hóa ứng xử của
các HS. Sau khi dạy, bên cạnh việc tổ chức kiểm tra kiến thức tiếp nhận (bằng

bài viết) tôi đã kết hợp với GVCN theo dõi, quan sát hành vi của các em HS. Và
kết quả như sau:
Trước khi vận dụng các
giải pháp
Nhận thức khái niệm 30/41 HS ( chiếm 73.2%)
văn hóa ứng xử
chưa hiểu thế nào là văn
hóa ứng xử
Tiếp nhận văn hóa ứng 35/41 HS ( chiếm 85.4 %)
xử trong văn học
chưa tiếp nhận được văn
hóa ứng xử từ bài học
Thái độ ứng xử với các 35/41 HS ( Chiếm 85.4% )
mối quan hệ
đã từng có thái độ ứng xử
thiếu văn hóa như:
- Trốn học chơi game
- Hút thuốc lá, đi bar, uống
rượu,...
- Vứt rác trong lớp, đi vệ
sinh không đúng nơi quy
định
- Đánh nhau với bạn
- Ăn cắp đồ dùng của bạn
trọng lớp
- Vô cảm trước nỗi đau của
người khác
- Chia bè, nhóm trong lớp
- Cãi lời cha mẹ, nói dối
cha mẹ để đi chơi,...

Tiêu chí

Sau khi vận dụng các
giải pháp
41/41 HS (chiếm 100%)
đã hiểu thế nào là văn
hóa ứng xử
41 HS ( chiếm 100%)
đã hiểu và tiếp nhận văn
hóa ứng xử từ bài học
100% nhận thức được
hành vi ứng xử của bản
thân và thay đổi theo
chiều hướng tích cực:
-Tham gia các hoạt
động nhiệt tình, sôi nổi
- Lớp đoàn kết, đạt
nhiều giải cao trong các
hội thi cấp trường, tỉnh
- Phòng học sạch sẽ,
khuôn viên trước lớp
xanh tươi.
- Thi đua xếp vị thứ
xuất sắc - tốt
- Phụ huynh đánh giá có
sự thay đổi.

17



Từ kết quả trên, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn phương pháp phù hợp với
đối tượng dạy học và bài học là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả giờ dạy
phân môn đọc văn, nhất là trong việc nâng cao kỹ năng sống có văn hóa cho HS.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu ở trên tôi đã rút ra một số kết luận sau:
- Giáo dục văn hóa ứng xử cho HS là một yêu cầu bức thiết trong giai
đoạn hiện nay. Một xã hội phát triển là xã hội vừa giàu có về kinh tế, ổn định về
chính trị và thái độ ứng xử văn minh ở mỗi con người. Bởi vậy, việc giáo dục
văn hóa ứng xử cho giới trẻ không còn là việc của một cá nhân mà của tất cả
cộng đồng - nhất là gia đình và nhà trường. Đối với bộ môn Văn học, việc giáo
dục văn hóa ứng xử cho học sinh đóng vai trò then chốt, bởi suy cho cùng đích
đến của văn chương là đem lại cho con người giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Cuộc
sống không chỉ đẹp trên trang sách mà cần đưa những văn hóa đẹp ấy vào với
cuộc sống đời thường. Nhân cách cao đẹp của con người được biểu hiện rõ nhất
ở cách ứng xử với các mối quan hệ trong xã hội.
- Vận dụng văn hóa ứng xử trong văn học vào giáo dục văn hóa ứng xử
cho HS cần sử dụng các hoạt động linh hoạt mang tính tác động vào cá nhân và
tập thể. HS vừa tự nhận thức vừa khẳng định mình để từ đó thay đổi cách nghĩ
và hành động đúng đắn, có văn hóa.
3.2. Kiến nghị
- Việc nghiên cứu văn hóa ứng xử trong văn học với việc giáo dục văn
hóa ứng xử cho học sinh có thể phát triển tại tất cả các trường THPT, do đó cần
có sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa để nhân rộng mô hình.
- Các trường học nên tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong phú hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết:

Nguyễn Thị Dịu

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1] CÔNG BÁO/Số 405 + 406/Ngày 28-06-2012 của THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 711/QĐ-TTg/Hà Nội, ngày 13
tháng 6 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt ''Chiến lược phát triển giáo dục
2011 - 2020"
2. Sách Ngữ văn 10 tập I, II NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
3. Sách bài tập Ngữ văn 10 tập I, II NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
4. Sách Ngữ văn 11 tập I, II NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
5. Sách bài tập Ngữ văn 11 tập I, II NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
6. Sách Giáo viên Ngữ văn 10, tập I,II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
7. Sách Giáo viên Ngữ văn 11, tập I,II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
8. Văn học Việt Nam (1900-1945), Phan Cự Đệ (chủ biên),NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2000
9. Các trang mạng xã hội, Internet

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Dịu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu Sơn 4


TT Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá Kết quả
Năm học
đánh giá
xếp loại
đánh giá
(Ngành GD cấp xếp loại
xếp loại
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

1.

Kinh nghiệm bồi dưỡng học Ngành GD cấp Xếp loại C 2005snh giỏi môn Ngữ văn ở tỉnh; Tỉnh Thanh
2006
trường THPT Triệu Sơn 4
Hóa

2.

Một số ý kiến giảm áp lực học Ngành GD cấp Xếp loại C 2015
tập môn ngữ văn – Áp dụng tỉnh; Tỉnh Thanh
-2016
vào giảng dạy bài “Khái quát Hóa
văn học Việt Nam từ thế kỉ X
đến hết thế kỉ XIX” và “Đại
cáo bình Ngô” của Nguyễn

Trãi - Ngữ văn 10

19



×