Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

SKKN sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM trong dạy học chủ đề vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.95 MB, 75 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN KẾT HỢP VỚI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEAM TRONG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ “VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM”,
ĐỊA LÍ 12 - TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ

Họ và tên

: Võ Thị Hiền

Tổ

: Khoa học xã hội

Năm thực hiện : 2020 - 2021


Năm học: 2020 – 2021

MỤC LỤC


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới căn bản và toàn


diện giáo dục và đào tạo là “đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp
tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển phẩm chất, năng
lực đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” để từ đó có thể tìm ra và
chiếm lĩnh những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp
phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại.
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học
Địa lý ở trường phổ thơng nói riêng là một q trình thực hiện thường xun và
kiên trì trong đó nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy và học như thế nào
để giáo viên cảm thấy hứng khởi với tiết dạy của mình, học sinh khơng cảm thấy
nhàm chán, nặng nề, áp lực mà thay vào đó là sự mong chờ, hứng thú, tích cực, tự
giác trong mỗi giờ học là mong muốn của tất cả giáo viên và học sinh hiện nay.
Địa lí là một mơn khoa học vừa mang yếu tố khoa học tự nhiên vừa chứa
đựng yếu tố khoa học xã hội. Nội dung mơn Địa lí gắn liền với các hiện tượng tự
nhiên, các vấn đề kinh tế xã hội mang tính thực tiễn. Những tri thức và kĩ năng học
sinh lĩnh hội được có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực nhận thức,
năng lực hành động; hình thành phẩm chất của con người mới năng động, sáng tạo.
Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo hướng phát huy năng lực tự
học, hợp tác, sáng tạo và vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống thực tiễn là
một việc làm cấp bách và cần có sự quan tâm đúng mức của mỗi giáo viên.
Để thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục theo định
hướng trên thì việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với hoạt
động trải nghiệm STEAM là một giải pháp để quá trình học tập đạt hiệu quả nhất
góp phần hồn thành mục tiêu giáo dục “Học để biết, học để làm, học để chung
sống và học để tự khẳng định mình”.
Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: Sử dụng phương
pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM

trong dạy học chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mơi
trường Việt Nam”, Địa lí 12 - THPT.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tiếp cận nghiên cứu phương pháp dạy học dự án kết hợp tổ chức hoạt động
trải nghiệm STEAM trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn áp dụng vào mơn Địa lí để
3


nâng cao hiệu quả dạy và học, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy tạo điều
kiện cho học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất, kỹ năng và năng lực cần
thiết.
- Đề xuất nội dung và qui trình dạy học chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường Việt Nam” theo phương pháp dạy học dự án kết hợp
tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM làm cho học sinh hứng thú, sáng tạo hơn
trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học mơn Địa lí trong trường trung học
phổ thơng (THPT).
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng dạy học là học sinh khối 12.
- Chủ đề được tiến hành trong 3 tiết học ở lớp và 10 ngày thực hiện nhiệm vụ
ở nhà.
3.2. Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2020 - 2021
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thơng qua sách, vở, tạp chí, các trang mạng…
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát giáo viên và học sinh khối 12 về thực trạng
dạy học dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM trong dạy học
địa lí 12.
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Trên cơ sở thu thập tài liệu cộng với thu
thập thông tin từ giáo viên học sinh, tiến hành tổng hợp và đánh giá.

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải
nghiệm STEAM vào dạy học chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, môi trường Việt Nam”, chương trình Địa lí 12 - THPT.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án.
- Xây dựng cơ sở lí luận của giáo dục STEAM và hoạt động trải nghiệm
STEAM.
- Đánh giá thực trạng trong việc nhận thức của học sinh cũng như giáo viên
trong việc sử dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải
nghiệm STEAM trong dạy học ở trường THPT.
- Xây dựng và tổ chức được tiến trình dạy học chủ đề “Vấn đề sử dụng và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường Việt Nam” bằng phương pháp dạy học
theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM.
4


VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại trong đó đặc biệt
quan tâm đến sự sáng tạo và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của
người học đã và đang là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục hiện nay. Tuy nhiên,
trong thời điểm hiện tại, nhiều giáo viên vẫn đang duy trì dạy và học theo phương
pháp truyền thống. Giáo viên dù đã được nghe, được biết về phương pháp dạy học
tích cực nhưng vẫn chưa có cái nhìn, hiểu biết sâu sắc, con đường áp dụng rõ ràng
để vận dụng vào bài dạy của mình. Điều đó làm cho khơng ít giáo viên và cả học
sinh ít nhiều cảm thấy việc dạy và học vẫn nặng nề, mang nặng tính hàn lâm,
khơng mang lại hứng thú, sự tích cực cho cả người dạy và người học, ảnh hưởng
đến việc hình thành những kỹ năng và năng lực cần thiết của người lao động trong
bối cảnh xã hội hiện tại. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp
với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM sẽ mang lại sự hứng thú, tích cực cho

cả người dạy và người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, phát huy khả
năng sáng tạo, hình thành những năng lực cần thiết cho người học, đặc biệt là năng
lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt
động trải nghiệm STEAM vào dạy học chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường Việt Nam”, là giải pháp mới giải quyết một số vấn
đề sau:
+ Giúp giáo viên có cái nhìn rõ ràng, cụ thể hơn về đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển năng lực, đổi mới kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ đã
và đang rất quan trọng của ngành giáo dục, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học góp
phần giảm áp lực, củng cố và nâng cao lòng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề nghiệp
của mình.
+ Rèn luyện cho học sinh năng lực tự chủ tự học, năng lực hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề
thực tiễn và u thích mơn học. Bên cạnh đó giúp các em hình thành một số năng
lực cơ bản của người lao động trong thời đại mới (năng lực lập kế hoạch làm việc,
năng lực hợp tác, năng lực thuyết trình, năng lực tự khẳng định mình....)
+ Đề tài hướng tới giải quyết vấn đề: Tri thức là vô hạn, giáo viên chỉ là
người dẫn lối chỉ đường, tạo động lực để học sinh tự tìm kiếm tri thức bằng sự
say mê và niềm vui trong học tập, biết vận dụng kiến thức khoa học để giải
quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống... đó là yếu tố cốt lõi để dạy và học đạt
hiệu quả tốt nhất.
+ Đề tài góp phần chuẩn bị tinh thần cho giáo viên và học sinh đón nhận
chương trình phổ thơng và sách giáo khoa mới dự kiến sẽ được thực hiện trong
thời gian sắp tới.

5



PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan về dự án và phương pháp dạy học theo dự án.
1.1.1. Khái niệm về dự án và phương pháp dạy học theo dự án.
- Khái niệm dự án
Thuật ngữ “dự án” (project) được hiểu là một đề án, dự thảo hay kế hoạch cần
thực hiện để đạt mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng trong sản xuất,
kinh doanh, nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lí xã hội và được sử dụng
trong lĩnh vực Giáo dục Đào tạo như một phương pháp hay hình thức dạy học.
- Phương pháp dạy học theo dự án
Từ đầu thế kỉ XX, các nhà sư phạm Mĩ đã xây dựng cơ sở lí luận cho
phương pháp dự án (project method) và coi đây là phương pháp dạy học quan
trọng để thực hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm của
dạy học truyền thống.
Dạy học theo dự án được hiểu là một phương pháp hay hình thức dạy học,
trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết
và thực tiễn, thực hành . Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực
cao trong q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực
hiện dự án, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
1.1.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án.
Các nhà sư phạm Mĩ đầu thế kỉ XX khi xác lập cơ sở lí thuyết cho phương
pháp dạy học này đã chỉ rõ 3 đặc điểm cốt lõi của dạy học theo dự án:
- Định hướng vào học sinh:
+ Chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao. Giáo viên đóng vai trị
là người tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ. Học sinh tham gia chọn đề tài, học tập phù
hợp với trình độ kiến thức và năng lực cá nhân, khuyến khích tính tích cực, tự lực,
tham gia trải nghiệm sáng tạo.
+ Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp (hay cịn gọi
là học tập tính xã hội). Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, địi
hỏi cần có sự hợp tác và phân cơng cơng việc giữa các thành viên trong nhóm. Qua

đó rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham
gia, giữa giáo viên và học sinh cũng như các lực lượng xã hội tham gia vào dự án.
- Định hướng vào thực tiễn:
+ Gắn với hoàn cảnh. Chủ đề dự án xuất phát từ tình huống của thực tiễn đời
sống xã hội, phù hợp với trình độ và năng lực của người học
6


+ Có ý nghĩa thực tiễn xã hội. Gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn
đời sống xã hội mang lại tác động xã hội tích cực.
+ Kết hợp giữa lí thuyết và thực hành. Học sinh phát triển khả năng giải quyết
vấn đề thực tiễn bằng cách tích hợp các kiến thức đã học. Thơng qua đó, kiểm tra,
củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết và rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm
thực tiễn của người học.
+ Dự án mang nội dung tích hợp, kết hợp nội dung của nhiều môn học hay
lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
- Định hướng vào sản phẩm. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ tạo ra các sản
phẩm. Các sản phẩm này khơng giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà còn
tạo ra sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này
có thể được trình bày, cơng bố và sử dụng.
1.1.3. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án
Thơng qua q trình nghiên cứu các bước thiết kế dạy học theo dự án có thể
đề xuất quy trình thiết kế bài học dạy học theo dự án gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giới thiệu mục tiêu, chủ đề dự án
- Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện dự án
- Giai đoạn 3: Báo cáo trình bày sản phẩm dự án và đánh giá
Và được cụ thể hóa bằng 5 bước sau:
- Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án.
- Bước 2: Xác định đề cương, kế hoạch thực hiện
- Bước 3: Thực hiện dự án

- Bước 4: Thu thập kết quả và trình bày sản phẩm
- Bước 5: Đánh giá dự án
Việc phân chia thành các bước trên chỉ có tính tương đối. Trong thực tế dạy
học, chúng ta có thể xen kẽ và xâm nhập lẫn nhau giữa các bước. Việc tự kiểm tra,
điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án, phù hợp với
cấu trúc, nhiệm vụ của từng dự án khác nhau.
1.1.4. Vai trò của giáo viên và học sinh trong phương pháp dạy học theo dự án
- Vai trò của giáo viên
+ Trong suốt quá trình dạy học, vai trị của giáo viên là định hướng, tổ chức
tư vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người học thực hiện dự án và
thơng qua đó phát triển các năng lực của bản thân
+ Giáo viên tạo điều kiện cho người học lựa chọn và thể hiện vai trò phù hợp
với nội dung chủ đề học ; hỗ trợ người học hoàn thành vai trị đó.
7


+ Tạo môi trường học tập, chỉ dẫn gợi lên những nghi vấn và thúc đẩy sự hiểu
biết sâu hơn của người học.
+ Hướng dẫn học sinh tập trung vào tìm hiểu, giải quyết vấn đề và thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể của dự án. Cho phép và khuyến khích người học tự kiến tạo
nên kiến thức của họ.
- Vai trò của học sinh
+ Học sinh quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần tiến hành để
giải quyết vấn đề.
+ Chính học sinh là người thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, rồi tổng
hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của các em. Bằng cách
này mỗi bài học đều thực sự hấp dẫn đối với học sinh vì vấn đề mà họ đang giải
quyết là vấn đề có thật trong đời sống. Cuối cùng chính học sinh trình bày kiến
thức mới mà họ đã tích lũy thơng qua dự án và được đánh giá dựa trên những gì đã
thu thập được và tính hợp lí trong cách thức trình bày của các em.

1.2. Lí luận về giáo dục STEAM và hoạt động trải nghiệm STEAM
1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và các hình thức tổ chức giáo dục STEAM
- Khái niệm giáo dục STEAM
STEAM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ),
Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Maths (toán học).
Giáo dục STEAM là sự kết hợp giữa STEM (Science - khoa học, Technology
- cơng nghệ, Engineering - kỹ thuật và Maths - tốn học) với Nghệ thuật (Art)
được áp dụng trong trường học. Yếu tố Art ( Nghệ thuật) mang ý nghĩa về tính
thẩm mĩ của sản phẩm hồn thiện nhưng nội hàm sâu xa hơn là chứa đựng trong
sản phẩm STEAM yếu tố nhân văn, văn hóa, xã hội như mơi trường, văn hóa dân
gian, lịch sử...Về bản chất STEAM được hiểu là trang bị cho người học những kiến
thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật,
nghệ thuật và tốn học. Tuy nhiên, giáo dục STEAM không hướng đến mục tiêu
đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những
kỹ thuật viên, các nghệ sĩ mà chủ yếu là trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để
làm việc và phát triển trong thế giới cơng nghệ hiện đại ngày nay, hình thành năng
lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Ý nghĩa của giáo dục STEAM
+ Giáo dục STEAM nhằm hình thành và rèn luyện kiến thức, kĩ năng cho học
sinh thông qua các đề tài, bài học, chủ đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống
+ Giáo dục STEAM là bước chuyển đổi từ mơ hình học tập cũ mang tính thụ
động, chỉ tập trung vào lí thuyết sang phương pháp học tập chủ động, đề cao thực
hành và tính thực tiễn. Nó khuyến khích học sinh chủ động tìm ra phương pháp
giải quyết vấn đề mỗi khi các em gặp phải các tình huống trong thực tiễn.
8


+ Giáo dục STEAM có khả năng truyền cảm hứng cho người học. Các em
khơng nhận ra mình đang tiếp thu một lượng kiến thức rất lớn nhờ sự say mê cuốn
theo từng hoạt động của cả lớp, được trở thành một kĩ sư, nhà nghiên cứu hay nghệ

sĩ...; kích thích sự sáng tạo trong giải quyết vấn đề; Rèn luyện các kĩ năng mềm
như kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, hùng biện và phản biện,
tăng khả năng linh hoạt cho học sinh.
- Các hình thức tổ chức giáo dục STEAM. Có 3 hình thức tổ chức giáo dục
STEAM:
+ Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEAM
+ Hoạt động trải nghiệm STEAM
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm STEAM
- Hoạt động trải nghiệm:
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn và
tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các
hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngồi
xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó góp phần phát triển năng lực
thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thí
nghiệm, hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham
quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động
cộng đồng, lao động cơng ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội...
- Hoạt động trải nghiệm STEAM
Hoạt động trải nghiệm STEAM là một hình thức giáo dục STEAM. Trong
hoạt động trải nghiệm STEAM, học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng
khoa học kĩ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của
khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và tốn học đối với đời sống con người,
nâng cao hứng thú học tập cho các em.
1.3. Sự kết hợp giữa phương pháp dạy học theo dự án và tổ chức hoạt
động trải nghiệm STEAM
Hoạt động trải nghiệm STEAM là một hoạt động giáo dục, trong đó nội dung
và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và
làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành

động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư
tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của công dân
trong xã hội hiện đại. Thông qua hoạt động, học sinh phát huy tính sáng tạo để
thích ứng và tạo ra cái mới giá trị cho cá nhân và cộng đồng.

9


Sự kết hợp giữa phương pháp dạy học theo dự án và hoạt động trải nghiệm
STEAM sẽ tạo ra môi trường học tập mới mẻ, tích cực, thoải mái gây hứng thú cho
người học. Dạy học theo dự án góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và
hành động, nhà trường và xã hội , tham gia tích cực vào việc phát triển năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và khả năng
cộng tác làm việc của người học.
Dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm STEAM là hoạt động
học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập
và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống giúp học sinh được thực hành,
khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động theo sự đa dạng về nội dung và hình
thức của bài học. Nêu cao tính tự giác, tự lực, tinh thần trách nhiệm đối với công
việc, say mê học tập, nghiên cứu và nắm bắt được cơ hội định hướng phát triển
năng lực bản thân. Ngoài ra, việc kết hợp hai phương pháp trên cịn giúp học sinh
có cái nhìn tổng qt hơn về nội dung bài học, ghi nhớ lâu hơn và có kĩ năng vận
dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp với
tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM ở trường THPT
Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải
nghiệm STEAM ở trường THPT là một hoạt động rất cần thiết. Tuy nhiên, tại các
trường THPT hiện nay, một số giáo viên có suy nghĩ mơn Địa lí là mơn phụ nên
chưa nhiệt tình trong việc giảng dạy, chưa tâm huyết với nghề, cịn học sinh chưa

tìm hiểu nhiều, chưa hứng thú trong học tập.
Vì vậy việc dạy và học mơn Địa lí ở các trường THPT hiện nay hiệu quả chưa
cao mặc dù đã được quan tâm. Việc dạy học đang dùng ở những kiến thức trong
sách giáo khoa chưa có sự vận dụng và liên hệ thực tiễn. Điều này một phần cũng
do các em chưa có cơ hội được trải nghiệm, được làm thử một cơng việc nào đó.
Do vậy, việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt
động trải nghiệm STEAM trong mơn Địa lí ở trường THPT là rất quan trọng.
Để minh họa cho điều này tôi đã làm khảo sát nhỏ đối với học sinh trong
trường và giáo viên giảng dạy mơn Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn huyện
Nghi Lộc.
2.1.1. Đối với học sinh
Để thấy được sự hứng thú của học sinh khi sử dụng phương pháp dạy học
theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM trong q trình học
tập tơi làm phiếu khảo sát như sau:

10


PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1
(Dùng cho học sinh)
Khảo sát về mức độ quan tâm và hứng thú của học sinh đối với phương
pháp dạy học dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM.
Phần I: Thông tin cá nhân
Họ và tên:....................... ............. Lớp:......... Trường: THPT Nghi Lộc 2
Phần II: Nội dung
Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng với
phương án mình lựa chọn:
Câu 1:Theo em việc sử dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp với tổ chức
hoạt động trải nghiệm STEAM có vai trị như thế nào trong việc hình thành năng
lực người học, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay

A.Rất cần thiết 

B. Cần thiết 

C.Không cần thiết 

Câu 2: Em cảm thấy như thế nào khi các nhiệm vụ học tập được thực hiện
dưới hình thức dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM?
A. Rất hứng thú 

B. Hứng thú 

C. Không hứng thú 

Sau khi khảo sát trên 230 học sinh ở trường THPT Nghi Lộc 2, tôi thu được
kết quả như sau:
Bảng 2.1. Kết quả điều tra về mức độ cần thiết của việc sử dụng phương
pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức các hoạt động trải nghiệm
STEAM trong quá trình học tập và mức độ hứng thú của học sinh.
Kết quả điều tra
Tổng số
Câu hỏi 1
học
sinh điều
Rất cần Cần
Không
tra
thiết
thiết cần thiết
230


170

53

Tỉ lệ

73,9%

23%

7
3,1%

Câu hỏi 2
Rất hứng
Thú
196
85,2%

Hứng
thú
29
12,6%

Không
hứng thú
5
2,2%


Như vậy theo kết quả bảng điều tra thì phần lớn học sinh rất muốn được tham
gia thực hiện các dự án học tập kết hợp với các hoạt động trải nghiệm theo định
hướng STEAM. Bởi đây là cơ hội cho các em được trải nghiệm thực hành, được
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, được thể hiện mình và làm những điều mình
11


thích, phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh trên nhiều lĩnh vực vì có những
học sinh có thể học trên lớp không tốt nhưng kiến thức thực hành và kiến thức thực
tiễn của các em lại rất tốt.
2.1.2. Đối với giáo viên
Hiện nay, trong xu thế đổi mới dạy học nói chung và ở mơn Địa lí nói riêng,
việc rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh là
một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nhận thức được vấn đề này, nhiều giáo viên đã
tích cực tự học, tự nghiên cứu và tìm tịi để áp dụng những phương pháp, hình thức
dạy học mới. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên vẫn còn lúng túng trong áp dụng hoặc
áp dụng nhưng hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên vẫn còn nặng về cung cấp kiến
thức cho học sinh mà chưa thật sự chú trọng vào việc rèn luyện các kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,… Thông qua dự giờ, trao đổi và tiến hành
khảo sát bằng phiếu điều tra, tôi nhận thấy, khi dạy phần “Vấn đề sử dụng và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường” Địa lí 12, giáo viên vẫn cịn nặng cung cấp
kiến thức lí thuyết có sẵn sách giáo khoa chứ chưa có phương pháp thích hợp để
phát huy năng lực cũng như khả năng vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các
tình huống thực tiễn. Chưa cho học sinh tham gia trải nghiệm, thực hành, vận
dụng. Tôi đã tiến hành khảo sát số lượng giáo viên biết đến phương pháp dạy học
theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM và số lượng giáo
viên áp dụng phương pháp trên vào dạy học thuộc các trường THPT trên địa bàn
huyện Nghi Lộc. Phiếu khảo sát như sau:
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2
( Dùng cho giáo viên)

Phần I: Thông tin cá nhân
Họ và tên giáo viên............................... Trường: THPT...........................
Phần II: Nội dung
Thầy (cô) hãy nêu ý kiến của mình vào các phương án lựa chọn trong các câu
hỏi dưới đây:
Câu 1: Trong q trình dạy học , Thầy(Cơ) có thường xuyên hướng dẫn học
sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống thực tiễn?
Phương án
Ý kiến
Rất thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Chưa bao giờ

12


Câu 2: Theo Thầy (Cơ) để hình thành năng lực cho học sinh việc sử dụng
phương pháp dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM có quan
trọng không?
Phương án

Ý kiến

Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Câu 3: Thầy /Cơ có thường xun kết nối những kiến thức từ các mơn học
khác như Tốn học,Vật lí, Hóa học, Cơng nghệ, Tin học trong q trình dạy học
mơn Địa lí khơng?

Phương án

Ý kiến

Rất thường xun
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Chưa bao giờ
Câu 4: Theo thầy (cô) việc sử dụng phương pháp dạy học dự án và tổ chức
hoạt động trải nghiệm STEAM có ý nghĩa như thế nào đối với việc giảng dạy mơn
học của mình?
Phương án

Ý kiến

Khơng quan tâm
Rất muốn tìm hiểu
Đang tìm hiểu
Đang sử dụng để giảng dạy
Sau khi khảo sát 17 giáo viên giảng dạy mơn Địa lí ở các trường THPT trên
địa bàn Huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát giáo viên về sử dụng phương pháp
dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM
13


Tiêu
chí
A

B
C
D
E

Số lượng giáo viên dạy bộ mơn Địa lí
tham gia khảo sát : 17
6
1
12
10
2
Biểu đồ khảo sát giáo viên

Tỉ lệ (%)
35,3
5,8
70,6
58,8
11,8

A. Số giáo viên hiểu rõ về phương pháp dạy học theo dự án và hoạt động trải
nghiệm STEAM
B. Số giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức
hoạt động trải nghiệm STEAM vào dạy học
C. Số giáo viên áp dụng phương pháp dạy học liên hệ thực tiễn vào dạy học
D. Số lượng giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn trên cơ
sở kiến thức đã học
E. Số giáo viên cho học sinh trải nghiệm để hình thành kiến thức
Theo số liệu khảo sát, số lượng giáo viên biết đến dạy học dự án kết hợp với

tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM chưa nhiều (chỉ chiếm 35.3%), những giáo
viên biết đến phương pháp này thì cũng chưa áp dụng nhiều vào giảng dạy. Số giáo
viên áp dụng phương pháp này vào dạy học chiểm tỉ lệ cịn thấp (5,8%). Cũng qua
khảo sát, tơi nhận thấy trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã bắt đầu chú ý
đến việc liên hệ thực tiễn vào dạy học nhưng chỉ mới dừng lại ở việc liệt kê các
hiện tượng tự nhiên mà chưa chú ý đến rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.
Về phía học sinh, khi giáo viên cung cấp hoặc nêu hiện tượng thực tế có
liên quan đến kiến thức bài học các em tỏ ra rất hứng thú nhưng khi tiếp cận
kiến thức phần lớn các em chỉ chú trọng đến kiến thức lí thuyết, chưa chú trọng
rèn luyện kĩ năng thực hành cũng như chưa biết cách liên hệ được kiến thức đã
học với thực tiễn, còn lúng túng trước các vấn đề thực tiễn liên quan đến bài
học, chưa biết vận dụng kiến thức các mơn khác vào giải thích các hiện tượng,
tình huống trong thực tiễn.
2.2. Giải pháp khắc phục
Xuất phát từ thực trạng trên, trong q trình giảng dạy tơi đã thực hiện nhiều
phương pháp dạy học tích cực để hình thành, phát huy các phẩm chất và năng lực
học sinh. Trong đó với vai trị là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy mơn Địa lí 12,
tơi đã tiến hành sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt
động trải nghiệm STEAM vào dạy học chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài

14


nguyên thiên nhiên, môi trường Việt Nam”, nhằm giáo dục ý thức sử dụng hợp lí
và bảo vệ tài nguyên, môi trường cho các em, mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
2.3. Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt
động trải nghiệm STEAM vào dạy học chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường Việt Nam”, Địa lí 12 - THPT.
A. Mục tiêu dạy học chủ đề:

1. Kiến thức
- Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước
ta, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân
tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy
thoái tài nguyên đất.
- Biết được các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, đa
dạng sinh vật và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.
- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường nước ta, mất cân bằng
sinh thái và ô nhiễm mơi trường (nước, khơng khí, đất).
- Nắm được sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu (bão, ngập
lụt, lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống và kinh tế ở
nước ta. Biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.
- Hiểu được nội dung Chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng liên hệ thực tế về các biểu hiện suy thoái tài nguyên rừng, sinh
vật và đất.
- Phân tích được bảng số liệu về sự biến động tài nguyên rừng và đa dạng sinh
học ở nước ta.
- Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.
- Vận dụng một số biện pháp bảo vệ tài ngun, mơi trường và phịng chống
thiên tai ở địa phương.
3. Phẩm chất hình thành:
- u nước: Có ý thức vận dụng được những hiểu biết về tài nguyên, môi
trường để tham gia và vận động mọi người sử dụng tài ngun thiên nhiên hợp lí,
bảo vệ mơi trường. Tạo hứng thú trong việc tìm hiểu các phương pháp giảm thiểu ơ
nhiễm mơi trường, xử lí chất thải sinh hoạt trong gia đình và địa phương để bảo vệ
tài ngun, mơi trường.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong khi
thực hiện nhiệm vụ được giao; Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, môi trường sống và sức khỏe con người.

15


- Nhân ái: Thơng cảm, chia sẻ với những khó khăn của người dân vùng chịu
nhiều thiên tai.
- Chăm chỉ: Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
4. Định hướng các năng lực hình thành:
Thơng qua việc học tập chủ đề sẽ góp phần hình thành cho học sinh các năng
lực sau:
+ Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
+ Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian đối với sự phân bố
các loại tài nguyên ở nước ta, tác động không biên giới của các vấn đề môi trường.
- Năng lực thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn vào tìm hiểu các vấn đề mơi trường,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong
thực tiễn.
B . Nội dung
Nội dung 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Nội dung 2: Bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên tai
Nội dung 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM, đánh giá tổng kết hoạt
động trải nghiệm.
C . Công tác chuẩn bị, phương tiện, học liệu.
- Lực lượng tham gia: Học sinh lớp 12, giáo viên bộ mơn Địa lí
- Thời gian: 10 ngày thực hiện nhiệm vụ ở nhà và 3 tiết học ở lớp.
- Tài liệu: Các tài liệu học sinh tìm hiểu trên mạng về sử dụng tài ngun

thiên nhiên, bảo vệ mơi trường; hình ảnh tài ngun và môi trường thực tế ở địa
phương.
- Phương tiện: Giấy bút để ghi chép, viết thu hoạch, vẽ ; máy ảnh; máy vi
tính; điện thoại thơng minh; ngun liệu và dụng cụ đi kèm cho sản phẩm
STEAM của nhóm.
- Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị nội dung, chia tổ, nhóm, phân cơng nhiệm
vụ cụ thể cho các nhóm
16


D. Hình thức tổ chức dạy học
- Dạy học theo chủ đề, bằng hoạt động giáo dục (2 tiết- 1 tiết giao nhiệm vụ và
hướng dẫn, 1 tiết báo cáo sản phẩm). Học sinh thực hiện dự án chủ đề theo nhóm ở nhà
trong thời gian 1 tuần.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM sau chủ đề (3 ngày hoàn thành sản
phẩm STEAM tại nhà và 1 tiết báo cáo sản phẩm tại lớp)
- Học theo nhóm tại lớp và hồn thành nhiệm vụ theo nhóm ở nhà trong thời
gian 10 ngày theo hướng dẫn của giáo viên.
E. Tiến trình dạy học chủ đề
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
+ Huy động kiến thức về vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường, để từ đó học sinh kết nối với kiến thức đã có với kiến thức của bài học
mới.
+ Thu nhận thơng tin về đặc điểm, ưu thế của người học để phân nhóm, chia
nhiệm vụ thực hiện dự án
+ Kích thích tư duy, tạo hứng thú khám phá bài học mới.
- Phương thức hoạt động
+ Phương tiện: Giáo viên chuẩn bị các bản phiếu hỏi bằng giấy A4, bút dạ.
+ Kĩ thuật dạy học: Áp dụng kĩ thuật dạy học “KWLH”. Dựa vào bảng hỏi

“KWLH” (Biết – Know, muốn biết – Want, đã học – Learn và học bằng cách nào –
How can) để khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh về chủ đề, khảo sát mong
muốn, hứng thú tìm hiểu về chủ đề của các em.
- Các bước tiến hành
+ Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tồn lớp tham gia, suy nghĩ và viết
thơng tin ngắn gọn vào mỗi cột ở phiếu cho sẵn các thông tin sau, thời gian 2 phút.
Phiếu hỏi “KWLH” về chủ đề:
Họ và tên:.........................................................

Lớp:...............

Câu hỏi:
1. Em đã biết gì về chủ đề? ( Điền vào cột K)
2. Em mong muốn biết thêm điều gì về chủ đề này? ( Điền vào cột W)
3. Em đã học/ nghiên cứu thêm những gì sau khi học xong chủ đề này? (Điền vào
cột L sau khi kết thúc dự án)
4. Em đề xuất mong muốn về cách học chủ đề này? Ưu thế của em khi tìm hiểu
vấn đề này? (Điền vào cột H)
17


K
(What you know)

W
(What you want to
learn)

L
(What you learn)


H
(How can we
learn)

Lưu ý: Cột L (Câu hỏi 3) sẽ được ghi sau khi kết thúc hoạt động học tập dự án
+ Bước 2: Sau thời gian 2 phút, đại diện một số học sinh trình bày phiếu hỏi.
+ Bước 3: Giáo viên nhận xét, tổng hợp thông tin từ phiếu hỏi và dẫn dắt vào
bài, giới thiệu cấu trúc nội dung bài học.
- Yêu cầu cần đạt của hoạt động:
+ Học sinh phản ứng nhanh với yêu cầu, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngơn ngữ
(viết và nói) súc tích.
+ Thể hiện mức độ hiểu biết của bản thân về chủ đề
+ Bước đầu bộc lộ ý thức trách nhiệm về vấn đề, ý thức ham học hỏi, tìm tịi.
+ Về năng lực: Thể hiện được các năng lực, ưu thế của bản thân.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ, DỰ ÁN
Giai đoạn 1: Giới thiệu mục tiêu, chủ đề dự án
- Bước 1: Xác định mục tiêu của dự án
+ Có ý thức góp phần giải quyết mối quan hệ giữa sử dụng hợp lí tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường với sự phát triển ở địa phương nhằm tiếp cận đến
mục tiêu phát triển bền vững.
+ Nhận biết được hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở
địa phương.
+ Tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mơi trường tại địa phương như
trường học, xóm làng, khu phố... bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.
+ Phát triển kĩ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
+ Hình thành và phát triển năng lực công nghệ thông tin
+ Phát triển năng lực hợp tác và trình diễn (trong quá trình thực hiện và tại
thời điểm trình bày sản phẩm)
+ Phát triển năng lực tư duy .

- Bước 2: Xác định và lựa chọn các tiểu chủ đề của dự án
Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các tiểu chủ đề của dự án:
18


+ Tiểu chủ đề 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
+ Tiểu chủ đề 2: Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và một số tài nguyên khác
+ Tiểu chủ đề 3: Bảo vệ môi trường
+ Tiểu chủ đề 4: Một số thiên tai và biện pháp phòng chống
Sau khi xác định được các tiểu chủ đề, giáo viên căn cứ vào sĩ số học sinh của
lớp để chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Bước 3: Cung cấp bộ câu hỏi định hướng:
- Làm thế nào để tạo ra các giá trị trong việc bảo vệ tài
Câu hỏi khái quát
nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Em đánh giá thế nào về việc sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường ở địa phương em?
Câu hỏi bài học
- Làm thế nào để góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ mơi trường?
- Có mấy loại tài ngun thiên nhiên? Hãy chứng minh
rác thải cũng có thể được xem là tài ngun?
- Có bao nhiêu loại ơ nhiễm mơi trường? Các tác nhân
gây ô nhiễm?
Câu hỏi nội dung
- Các biểu hiện ô nhiễm môi trường ở địa phương em?
Loại ô nhiễm nào quan trọng nhất? Tác nhân?
- Hậu quả của việc khai thác quá mức tài nguyên thiên
nhiên và làm ô nhiễm môi trường là gì?
Giai đoạn 2:Triển khai thực hiện dự án

- Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ thực hiện dự án
+ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng cho từng nhóm.
Mỗi nhóm được lựa chọn tiểu chủ đề trên cơ sở đặc điểm và ưu thế của thành viên
trong nhóm. (Giáo viên dựa vào kết quả phiếu hỏi KWLH, bố trí các thành viên
trong nhóm có cùng mong muốn học tập, có các ưu thế khác nhau để học sinh có
thể hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện dự án).
+ Bước 2: Nêu nhiệm vụ và yêu cầu sản phẩm cho các nhóm.
Nội dung bước 1 và bước 2 được thể hiện theo bảng sau:
Chia nhóm /
Tiểu chủ đề
Nhiệm vụ
Phân vai
Nhóm 1:
Sử dụng và - Tìm hiểu sự suy giảm tài
Đóng vai
bảo vệ tài
nguyên rừng và sự đa dạng
nhà khoa
nguyên sinh sinh học ở nước ta
học
vật
- Nguyên nhân, hậu quả của
sự suy thoái tài nguyên sinh
vật
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên
sinh vật.
- Phỏng vấn người dân về

Sản phẩm cần
đạt

- Thiết kế
infographic,
bài báo cáo
PowerPoint có
kèm theo các
hình ảnh minh
họa, trình bày
rõ nội dung
thực hiện
19


Chia nhóm /
Phân vai

Tiểu chủ đề

Nhiệm vụ

Sản phẩm cần
đạt

thực trạng sử dụng và bảo vệ
tài nguyên sinh vật ở địa
phương.
- Đề xuất các giải pháp hạn
chế sự suy giảm tài nguyên
sinh vật ở địa phương.
Nhóm 2:
Đóng vai

nhà nghiên
cứu

Sử dụng,
- Hiện trạng sử dụng tài
bảo vệ tài
nguyên đất
nguyên đất + Các biểu hiện của suy thoái
và một số tài tài nguyên đất
nguyên khác + Nguyên nhân của sự suy
thoái tài nguyên đất
+ Hậu quả của sự suy thoái tài
nguyên đất
- Các biện pháp bảo vệ tài
nguyên đất ở đồi núi và đồng
bằng.
-Tình hình sử dụng và biện
pháp bảo vệ các tài ngun
khác như:Tài ngun khống
sản, nước, khí hậu, biển, du
lịch.
- Phỏng vấn người dân về
thực trạng sử dụng tài nguyên
đát và các tài nguyên khác ở
địa phương.
- Thực hiện thí nghiệm “Biện
pháp chống xói mịn đất”
Chuẩn bị:
+ 6 vỏ chai nhựa đã qua sử
dụng

+ 1 mảnh ván gỗ hoặc tấm bìa
cứng có dán băng keo.
+ Keo dán, dây, kéo...
+ Đất vườn, phân bón, cây
non; lớp phủ thực vật như: vỏ
cây, lá rụng, cành cây khơ..)
Quy trình thí nghiệm
Bước 1:
Dùng 3 vỏ chai, mỗi vỏ cắt
một lỗ hình chữ nhật ở rìa chai
Bước 2:

- Thiết kế sơ đồ
tư duy, bài báo
cáo PowerPoint
có kèm theo
các hình ảnh
minh họa, trình
bày rõ nội
dung thực hiện
- Nghiệm thu
kết quả thí
nghiệm trước
lớp. Nhận xét
và rút ra kết
luận về vai trò
của việc trồng
cây trong bảo
vệ tài nguyên
đất.

- Tuyền truyền
và hình thành ý
thức trồng
chăm sóc và
bảo vệ cây
trồng.

20


Chia nhóm /
Phân vai

Nhóm 3:
Đóng vai
nhà truyền
thơng

Tiểu chủ đề

Nhiệm vụ

Dán các chai vào tấm gỗ hay
bìa cứng, để cổ chai nhơ ra
ngồi một chút so vói tấm gỗ
hay bìa cứng.
Đổ chai đầu tiên bằng đất
vườn, hai chai còn lại bằng
hỗn hợp đất và phân bón, nén
chặt.

Bước 3:
Để nguyên chai đầu tiên. Phủ
lên chai thứ 2 bằng lớp phủ
thực vật (Vỏ cây, lá rụng, củi
gỗ mục..). Ở chai thứ 3 trồng
cây và nén chặt đất lại.
Bước 4:
Cât đơi 3 chai cịn lại theo
chiều ngang và giữ nửa dưới
chai. Xuyên 2 lỗ đối diện nhau
gần sát vị trí cắt. Dùng 3 đoạn
dây, mỗi đoạn xuyên qua hai
lỗ vừa tạo, thắt nút để tạo
thành các cốc để hứng nước.
Treo chúng vào cổ mỗi chai
trên tấm ván hay bìa cứng.
Bước 5:
Từ từ đổ lượng nước bằng
nhau vào mỗi chai. Đổ nước
vào phần xa nhất so với cổ
chai. Quan sát kết quả màu săc
ở mỗi cốc nước thu được và
nhận xét
( Nước thu trong cốc đàu tiên
rất đục, trong cốc thứ 2 trong
hơn và cốc thứ 3 trong nhất)
Kết luận: Lớp phủ thực vật và
hệ thống rễ của thực vật có
khả năng ngăn chặn xói mịn
đất.

Tìm hiểu về - Tình trạng mất cân bằng mơi
mơi trường trường sinh thái
và bảo vệ
- Tình trạng ơ nhiễm môi
môi trường trường
- Nguyên nhân gây ô nhiễm

Sản phẩm cần
đạt

- Xây dựng
video kèm theo
hình ảnh và
thuyết trình về
hiện trạng bảo
21


Chia nhóm /
Phân vai

Nhóm 4:
Đóng vai
nhà nghiên
cứu khí
thượng thủy
văn.

Sản phẩm cần
đạt

môi trường
vệ môi trường
- Biện pháp bảo vệ môi
ở nước ta và tại
trường
địa phương.
- Tìm hiểu thực trạng mơi
Minh chứng về
trường ở địa phương.
những hoạt
- Liên hệ trách nhiệm của học động bảo vệ
sinh trong việc bảo vệ môi
môi trường của
trường ở nhà trường và địa
nhóm ở nhà
phương.
trường và địa
phương.
-Thiết kế hình
ảnh poster về
tun truyền
bảo vệ mơi
trường.
- Một số thiên tai chủ yếu:
- Thiết kế các
Bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán bản tin,
Một số thiên và các thiên tai khác.
infographic
tai và biện
- Biện pháp phòng chống.

hoặc các tờ rơi,
pháp phòng - Liên hệ các thiên tai tại địa tờ gấp
chống
phương.
brochure trình
bày rõ nội
dung thực hiện.

Tiểu chủ đề

Nhiệm vụ

+ Bước 3: Phổ biến quy trình đánh giá, cung cấp mẫu phiếu đánh giá (Phụ
lục 3 - Phiếu số 1: Phiếu đánh giá sản phẩm dự án)
+ Bước 4: Cung cấp tư liệu hỗ trợ: bao gồm các tài liệu tham khảo; bản
hướng dẫn thực hiện đánh giá...
- Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về tiểu chủ đề được
giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.
Trong việc xây dựng kế hoạch phải xác định những công việc cần làm, thời gian
dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành và phân cơng cơng việc trong nhóm.
(Phụ lục 1: Kế hoạch thực hiện dự án của các nhóm)
- Hoạt động 3: Thực hiện dự án.
+ Thời gian: 1 tuần
+ Địa điểm: Học sinh tự lựa chọn
Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã đề ra.

22



+ Thu thập thơng tin: Học sinh có thể thu thập, tìm kiếm thơng tin, bản đồ,
tranh ảnh, video clip qua sách, báo, internet...
+ Xử lí thơng tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong
nhóm. Trong q trình xử lí thơng tin, các nhóm phải hướng tới làm rõ các vấn đề
đã đặt ra trong đề cương, kế hoạch nghiên cứu.
+ Hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị bài trình bày
trước lớp.
Giai đoạn 3: Báo cáo, trình bày sản phẩm dự án và đánh giá.
- Thời lượng : 1 tiết
- Địa điểm : tại lớp học
- Hoạt động 1: Giới thiệu, trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm của nhóm trước lớp. Sản
phẩm là bản báo cáo kết quả nghiên cứu và bài thuyết trình của nhóm. Sản phẩm
có thể dưới dạng trình chiếu PowerPoint; Sơ dồ tư duy; Thí nghiệm; Infographic,
Video Clip hay dưới dạng Tờ rơi; Tờ gấp; Brochure...Khuyến khích học sinh trình
bày một cách sáng tạo để phát triển các năng lực của các em.
+ Mỗi nhóm cử đại diện lên báo cáo sản phẩm về tiểu chủ đề của nhóm. Các
nhóm cịn lại lắng nghe, phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn.
+ Giáo viên chốt lại nội dung quan trọng tương ứng với nội dung của mỗi nhóm.
+ Học sinh chủ động ghi lại nội dung chính của chủ đề.
Sản phẩm dự án của các nhóm xem phần phụ lục 4 phần I.
Sản phẩm nhóm 1:
- Thiết kế Infographic: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
(Phụ lục 4: I. Hình ảnh sản phẩm dự án của các nhóm - Sản phẩm nhóm 1)
Sản phẩm của nhóm 2 :
- Vẽ sơ đồ tư duy: Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và một số tài nguyên khác.
- Thực hiện thí nghiệm “Biện pháp chống xói mịn đất”
(Phụ lục 4: I. Hình ảnh sản phẩm dự án của các nhóm - Sản phẩm nhóm 2)
Sản phẩm của nhóm 3:
- Xây dựng Video: Thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường, minh chứng

những hoạt động bảo vệ mơi trường của nhóm (Xem video ở địa chỉ:
hoặc fie nén kèm theo sáng kiến)
- Vẽ Poster tuyên truyền bảo vệ môi trường
(Phụ lục 4: I. Hình ảnh sản phẩm dự án của các nhóm - Sản phẩm nhóm 3)
23


Sản phẩm của nhóm 4:
- Thiết kế tờ rơi, brochure: Một số thiên tai và biện pháp phòng chống
(Phụ lục 4: I. Hình ảnh sản phẩm dự án của các nhóm - Sản phẩm nhóm 4)
- Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm được tự đánh giá và đánh giá lẫn
nhau về sản phẩm của dự án theo mẫu phiếu đánh giá giáo viên cung cấp cho mỗi
nhóm (Phụ lục 2 - Phiếu số 1: Phiếu đánh giá sản phẩm dự án)
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ
làm việc, nội dung và kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và việc
trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm trước lớp.
Sau khi trình bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm, giáo viên chốt lại những
nội dung quan trong tương ứng với nội dung của mỗi nhóm đồng thời tổ chức cho
các nhóm tham gia trị chơi: Xây dựng ngơi nhà "Việt Nam phát triển bền
vững" để tìm hiểu chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
Cách chơi:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK để nhớ được các chiến
lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Giải thích ý nghĩa các chiến
lược gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Bước 2: Giáo viên tổ chức học sinh thành 4 đội chơi, mỗi đội gồm 8-10 học
sinh. Các đội lên bảng xây dựng ngôi nhà phát triển bền vững
Bước 3: Đại diện các đội trình bày ý nghĩa của các chiến lược.
Bước 4: Học sinh cả lớp đánh giá đội nào làm nhanh hơn, trình bày tốt hơn sẽ
là đội chiến thắng.

Bước 5: Giáo viên nhận xét và phát thưởng cho đội chiến thắng
Yêu cầu cần đạt
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường
Nguyên tắc: Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.
Nhiệm vụ:

24


Giáo viên hướng dẫn học sinh kết luận chủ đề dự án bằng sơ đồ tư duy

Học sinh kết luận chủ đề bằng sơ đồ tư duy
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần
hình thành các kĩ năng mới cho học sinh.
Phương thức thực hiện:
Cho học sinh tham gia trò chơi “Giải cứu đại dương”

25


×