Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

SKKN vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy bài đọc hiểu văn bản truyện trong chương trình ngữ văn THPT góp phần định hướng và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 38 trang )

RƯỜNG THPT BẮ YÊ

KẾ K

S

M

ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG KĨ THUẬT KWL VÀO ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT GÓP PHẦN ĐỊNH
HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN

gười thực hiện:
Tổ bộ môn:

Trần Thị huý
Văn – Ngoại Ngữ

Thời gian thực hiện:
Số điện thoại:

ăm học: 2020 - 2021
0976 210 262

ăm học: 2020 - 2021


ĐỀ TÀI:



SỬ DỤNG KĨ THUẬT KWL VÀO ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT GĨP PHẦN ĐỊNH
HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN

ăm học: 2020 - 2021


M CL C
Trang
MỤC LỤC ....................................................................................................... 1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................. 3
1.1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 3
1.2.Nội dung và mục đích nghiên cứu ............................................................ 4
1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ................................................................ 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
1.5. Tính mới của đề tài................................................................................... 5
1.6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm ........................................................ 5
PHẦN 2: NỘI DUNG ..................................................................................... 5
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 5
2.1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 5
2.1.1.1. Lí luận về phương pháp dạy học tích cực .......................................... 5
2.1.1.2. Lí luận về kĩ thuật dạy học KWL ....................................................... 6
2.1.1.3. Sự thích hợp của kĩ thuật KWL với việc đọc hiểu văn bản truyện .... 7
2.1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 8
2.1.2.1. Thực trạng học sinh THPT học bộ môn Ngữ văn hiện nay.........

8


2.1.2.2. Thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học
vào đọc hiểu văn bản văn học trong trường THPT hiện nay ........... 9
2.1.2.3. Thực trạng sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản
truyện trong chương trình Ngữ văn THPT………………………………....

9

2.2. Cách thức sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản truyện
trong chương trình Ngữ văn THPT .......................................................... 10
2.2.1. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh.............................................

10

2.2.2. Tổ chức hoạt động........................................................................

11

2.2.2.1. Kết hợp các phương pháp/kĩ thuật khác............................................. 11
2.2.2.2. Tiến trình thực hiện ............................................................................ 11
2.3. Thực nghiệm............................................................................................. 13
2.3.1. Giáo án thực nghiệm.....................................................................

13

2.3.1.1.Giáo án đọc hiểu văn bản Vợ chồng A Phủ- Ngữ văn 12- Tập 2 ....... 13
1


2.3.1.2. Giáo án đọc hiểu văn bản Người cầm quyền khơi phục uy quyền
(Trích Những người khốn khổ- V. Huy- gô)- Ngữ văn 11- Tập 2 ....... 20

2.3.2. Minh chứng thực nghiệm ...................................................................... 23
2.3.2.1. Những hoạt động sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu văn bản
Vợ chồng A Phủ (Trích- Tơ Hồi) - Ngữ văn12. Tập 2 ...................... 23
2.3.2.2. Những hoạt động sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu văn bản
Người cầm quyền khơi phục uy quyền (Trích –V. Huy- gô)- Ngữ
văn 11- Tập 2....................................................................................... 26
2.4. Đánh giá về việc sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản
truyện sau thực nghiệm ............................................................................ 29
2.4.1. Những ưu điểm...................................................................................... 29
2.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 31
PHẦN 3: KẾT LUẬN ..................................................................................... 32
3.1.Tính khoa học ............................................................................................ 32
3.2. Hiệu quả của đề tài ................................................................................... 32
3.3. Kiến nghị, đề xuất .................................................................................... 35
THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................. 36

2



: SỬ DỤNG KĨ THUẬT KWL VÀO ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT GĨP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG VÀ
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
PHẦ 1: ẶT VẤ



1.1.Lí do chọn đề tài
1.1.1. Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) đã
nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trong đó trọng

tâm của đổi mới giáo dục là phát triển năng lực cho người học. Nghị quyết nhấn
mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yêu tố cơ bản của giáo dục, đào
tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học”, “Đổi mới
chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí,
thể, mỹ, dạy người, dạy chữ và dạy nghề”. Trong bối cảnh khoa học và công nghệ
phát triển với tốc độ chưa từng có và nền kinh tế tri thức đóng vai trị ngày càng
quan trọng như hiện nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lực là xu hướng
tất yếu của thời đại.
Môn Ngữ văn ở trường phổ thơng vừa là mơn học có tính chất cơng cụ, vừa
là mơn học mang đậm tính thẩm mĩ - nhân văn. Thơng qua văn bản ngơn từ, thơng
qua hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng các hoạt
động đọc - nói - nghe - viết, môn Ngữ văn bồi dưỡng cho học sinh những phẩm
chất tốt đẹp,góp phần hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sống, các năng
lực đặc thù, các năng lực cốt lõi để học tập tốt các môn học khác, để sống tốt, làm
việc tốt và để học tập suốt đời. Cho nên, đổi mới dạy học Ngữ văn hướng tới hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh không chỉ là yêu cầu bức thiết mà
là trách nhiệm, là ý thức của mỗi người dạy trong xu thế giáo dục hiện nay.
Muốn dạy học hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thì vấn đề
cốt lõi nhất là đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết 29 cũng đã chỉ rõ “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,
kĩ năng, phát triển năng lực”. Người học thay vì chỉ nghe giáo viên thuyết giảng
cần phải có cơ hội tham gia vào các hoạt động giáo dục có tính tương tác để phát
huy và phát triển năng lực.Trong môn học Ngữ văn, năng lực ngôn ngữ, năng lực
cảm thụ và các năng lực khác chỉ có thể được hình thành và phát triển qua các hoạt
động nghe –nói- đọc – viết chứ khơng phải thơng qua việc lĩnh hội thụ động các
nội dung kiến thức tiếng Việt, làm văn và văn học. Lựa chọn và vận dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức hiệu quả các hoạt động phát

triển phẩm chất, năng lực học sinh luôn là ưu tiên hàng đầu, là khâu trọng tâm
trong kế hoạch bài dạy của giáo viên Ngữ văn.

3


1.1.2.Trong chương trình Ngữ văn THPT, văn bản truyện chiếm ưu thế về số lượng
tác phẩm và tiết dạy. Nếu văn bản thơ in đậm dấu ấn chủ quan thì văn bản truyện
lại phản ánh đời sống một cách khách quan. Nếu văn bản thơ nói với người đọc
bằng cảm xúc thì văn bản truyện lại nói với người đọc bằng sự việc. Qua một
chuỗi sự việc miêu tả trong tác phẩm, hiện thực cuộc sống được phơi bày, số phận
nhân vật được khắc họa, tư tưởng nhà văn được bộc lộ. Chính đặc điểm này đã tạo
cơ hội để giáo viên sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản truyện.
1.1.3. Khi dạy văn bản truyện, chúng tôi đã vận dụng đa dạng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực. Chẳng hạn như: Thảo luận nhóm, Đóng vai, Sân khấu hóa,
Sơ đồ tư duy, Giải quyết vấn đề. Đàm thoại gợi mở, Thuyết trình,…Nhưng khi vận
dụng kĩ thuật KWL vào dạy văn bản truyện, chúng tôi nhận thấy, kĩ thuật này có
nhiều ưu điểm vượt trội để phát huy những năng lực chung và những năng lực đặc
thù của môn Ngữ văn cho học sinh.(Chúng tôi sẽ nói rõ hơn điều này ở phần đánh
giá về kĩ thuật KWL trong quá trình vận dụng)
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi đã tập trung nghiên cứu đề tài Vận
dụng kĩ thuật KWL vào dạy bài đọc hiểu văn bản truyện trong chương trình Ngữ
văn THPT góp phần định hướng và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Mong
muốn của chúng tôi là ghi lại và chia sẻ những kinh nghiệm đã tích lũy được khi
vận dụng kĩ thuật KWL vào quá trình giảng dạy văn bản truyện.
Đây là một đề tài mới, chưa có cơng trình nào nghiên cứu và cũng chưa có
các cấp nào cơng bố hiện nay.
1.2. Nội dung và mục đích nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
 Cách thức sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản truyện trong

chương trình Ngữ văn THPT để định hướng và phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh.
Mục đích nghiên cứu:
 Đề xuất cách thức sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản truyện
trong chương trình Ngữ văn THPT.
 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hương phát triển năng lực
theo công văn 5555 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đề tài đã được thực nghiệm tại 4 lớp của khối 11, 12 (11A2, 11A4, 12C4,
12D3) của đơn vị sở tại trong lĩnh vực môn Ngữ văn.
Đối tượng áp dụng: Tổ chức cho HS lớp 11, lớp 12 sử dụng kĩ thuật KWL
vào đọc hiểu một số văn bản truyện trong chương trình.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
4


 Phân tích, tổng hợp: Chúng tơi tiến hành phân tích và tổng hợp những vấn
đề lí luận về thể loại truyện, về kĩ thuật KWL, phân tích và tổng hợp thực
trạng dạy và học Ngữ văn hiện nay để làm rõ lí do và cơ sở chọn đề tài; phân
tích và tổng hợp kết quả khảo sát để thấy rõ hiệu quả mà đề tài đem lại.
 So sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh vào đánh giá mức độ và
kết quả vận dụng kiến thức của HS giữa các lớp sử dụng kĩ thuật KWL vào
đọc hiểu với các lớp không sử dụng kĩ thuật này.
 Khảo sát, thống kê: Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ vận dụng của HS
và thống kê kết quả trong sự so sánh, đối chứng.
 Thực nghiệm: Từ thực tế đã sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn
bản truyện Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Chương trình Ngữ văn 11)
từ năm học 2017-2018 (ở lớp 11C9). Nhận ra hiệu quả tích cực của kĩ thuật
này, chúng tôi tiếp tục thực nghiệm trong chủ đề dạy học của cả nhóm khi

đọc hiểu văn bản Vợ chồng A Phủ (Chương trình Ngữ văn 12) từ năm học
2018-2019. Từ đó, khi dạy văn bản truyện, chúng tơi đã thường xuyên sử
dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu. Khi xây dựng đề cương sáng kiến kinh
nghiệm, chúng tôi đã đề xuất và nhân rộng việc sử dụng kĩ thuật này vào đọc
hiểu văn bản truyện với đồng nghiệp ở trường mình. Kết quả thực nghiệm là
một cơ sở để chúng tơi đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
1.5. ính mới của đề tài
Được thể hiện ngay trong việc đưa kĩ thuật dạy học KWL vào đọc hiểu văn
bản truyện và cách thức cụ thể khi sử dụng kĩ thuật này vào dạy đọc hiểu văn bản
truyện góp phần định hướng, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh THPT.
1.6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, phần nội dung bao gồm:
1. Cơ sở khoa học của đề tài
2. Cách thức sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản tự sự trong
chương trình Ngữ văn THPT
3. Thực nghiệm
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. ơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. ơ sở lí luận
2.1.1.1. Lí luận về phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học là một khái niệm có nhiều quan niệm, nhiều cách lí
giải khác nhau. Có thể hiểu phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa người
dạy và người học trong hoạt động dạy - học, thơng qua đó giúp người học có thể
tiếp cận kiến thức, kĩ năng nhằm hình thành nên năng lực và thế giới quan.

5


Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn để chỉ những
phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo của người học. Tích cực trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với
nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không
dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. (Theo tài liệu Mô đun 18: Phương pháp dạy học
tích cực)
Bản chất cốt lõi của phương pháp dạy học tích cực là lấy học sinh làm trung
tâm, lấy sự chủ động tìm tịi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng. Học sinh
là đối tượng chính khai phá kiến thức. Học sinh được trao đổi, thảo luận, giải quyết
vấn đề theo cách nghĩ, cách hiểu của mình, từ đó khám phá ra những kiến thức
mới, phát triển năng lực sẵn có và hình thành năng lực mới. Trong phương pháp
dạy học tích cực, học sinh có cơ hội, có “đất” để bộc lộ và phát huy năng khiếu,
thế mạnh và khả năng sáng tạo của mình. Một điều “tích cực” nữa là từ đó kích
thích học sinh tiếp tục tìm tịi, khám phá, học tập suốt đời.
Phương pháp dạy học tích cực chống lại lối dạy- học sao chép, đọc chép, áp
đặt, thụ động. Phương pháp dạy học tích cực khơng cho phép giáo viên truyền đạt
kiến thức mình có, kiến thức sẵn có đến học sinh. Giáo viên giữ vai trị định
hướng, tổ chức, hỗ trợ, cố vấn và đánh giá trong hoạt động học của học sinh.
Tóm lại, phương pháp dạy học tích cực chính là cách dạy hiện đại hóa, tích
cực hóa cách học. Tức là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ
khơng phải phát huy tính tích cực của người dạy. Và đây chính là yêu cầu đổi mới
giáo dục trong thời đại mới.
2.1.1.2. Lí luận về kĩ thuật dạy học KWL
Kĩ thuật dạy học là đơn vị nhỏ của phương pháp dạy học. Đó là những biện
pháp, cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành
động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Sử dụng các kĩ thuật
dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy sự tham gia
tích cực của học sinh trong q trình dạy học, kích thích tư duy sáng tạo, khích lệ
sự cộng tác làm việc chủ động của các em.
Kĩ thuật dạy học KWL là cụm từ viết tắt của các từ: Know (Biết rồi) –
K,Want to learn (Muốn học) – W, Learned (Đã học) – L. Được cụ thể bằng các
câu hỏi:

K – What we know? - Những gì chúng ta biết rồi ?
W – What we want to learn?- Những gì chúng ta muốn học ?
L – What we learned? - Những gì chúng ta học được?
Kĩ thuật KWL là đề xuất của Donna Ogle vào năm 1986. Donna Ogle là
Giáo sư danh dự về Đọc và Ngôn ngữ tại Đại học Quốc gia Louis ở Chicago. Các
lĩnh vực nghiên cứu chính của bà tập trung vào các chiến lược phát triển khả năng
hiểu và cách cải thiện việc dạy đọc viết thông qua phát triển chuyên môn. Tên của
6


bà được nhiều người biết đến với kĩ thuật KWL vốn là một hình thức tổ chức dạy
học hoạt động đọc hiểu. KWL thể hiện quá trình động não của học sinh về chủ đề
bài đọc. Các em bắt đầu từ những gì đã biết về chủ đề. Những thơng tin các em
biết được ghi vào cột K. Sau đó các em đề xuất những gì mình muốn biết dưới
dạng câu hỏi và ghi vào cột W. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em
sẽ tự trả lời các câu hỏi ở cột W. Và đây là những nội dung ở cột L.
Kĩ thuật KWL được phát triển thành KWLH. Từ sơ đồ KWL, Ogle đã bổ
sung cột H ở sau cùng. H – How can we learn more? (Làm thế nào chúng ta có thể
tìm hiểu thêm) với nội dung khuyến khích học sinh định hướng cách thức, biện
pháp nghiên cứu, tìm tịi thơng tin mở rộng về chủ đề đọc.
2.1.1.3. Sự thích hợp của kĩ thuật KWL với việc đọc hiểu văn bản truyện
Với nội dung và mục đích nghiên cứu trọng tâm của đề tài, ở đây, chúng tơi
khơng đi sâu tìm hiểu những vấn đề lí luận về loại thể. Qua q trình nghiên cứu,
phân tích, đánh giá, thực hành, xuất phát từ đặc trưng của truyện, chúng tôi đúc kết
lại sự tương thích, thích hợp của kĩ thuật KWL với việc đọc hiểu văn bản truyện.
Truyện có nhiều định nghĩa. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi hiểu truyện
theo nghĩa: “Truyện là văn tự sự, kể chuyện, trình bày sự việc…là sự việc được tổ
chức một cách nghệ thuật trong văn học” (Sách giáo viên Ngữ văn 11, Tập 1, Nxb
Giáo dục, 2007, tr.151).
Nói đến truyện là nói đến chất tự sự. Truyện kể việc - những sự việc gần gũi,

quen thuộc xảy ra trong đời sống thường ngày như ngoài đời ta đã thấy, đã gặp, đã
từng trải qua. Những việc đời, việc người ấy được bộc lộ tường minh qua ngôn
ngữ, qua chi tiết trần thuật, qua nhân vật trong truyện. Cho nên, đọc truyện, người
đọc dễ nhận ra, dễ biết được và thấu hiểu về đời sống được phản ánh, về nhân vật
được khắc họa. Đó là lí do thích hợp với u cầu thơng tin ở cột K. Học sinh sẽ
khơng khó khăn khi thực hiện ghi vào cột K những điều các em đã biết về chủ đề
đọc.
Nhưng truyện là một tác phẩm văn chương. Truyện kể việc một cách nghệ
thuật. Chuyện trong truyện không bao giờ chỉ là những chuyện vặt vãnh lượm lặt
bâng quơ, vẩn vơ giữa đời thường. Mỗi việc, mỗi chi tiết trong truyện dù nhỏ bé
thế nào đi chăng nữa cũng ẩn tàng hơi thở của thời đại, cũng đau đáu nỗi buồn,
niềm vui của nhân thế, cũng hàm chứa những giằng xé, đớn đau của cõi đời.
Truyện là sự thể hiện cao đẹp của tư tưởng thẩm mĩ. Truyện nâng đỡ tâm hồn
người đọc thốt khỏi những níu kéo trần tục để vươn tới lẽ sống nhân văn, mà nói
như cách của Thạch Lam là truyện “thanh lọc tâm hồn con người”. Dụng ý của nhà
văn, tư tưởng và tài năng của nhà văn là lớp trầm tích trong truyện. Đọc truyện, cái
khó và cái sâu chính là bóc được lớp trầm tích ấy. Cột W trong kĩ thuật KWL tạo
cơ hội để học sinh khám phá sâu hơn những điều các em muốn biết về chủ đề đọc.
Các em sẽ thể hiện điều mình muốn biết bằng những câu hỏi, những yêu cầu và
cùng đi tìm câu trả lời. Khi chân lí được sáng tỏ là lúc lớp trầm tích của truyện
7


được lộ ra. Cuộc sống và con người trong truyện, tư tưởng và tài năng của nhà văn
được cắt nghĩa, lí giải và được soi chiếu nhiều chiều, cặn kẽ. Các em sẽ ghi lại
những điều học được ấy vào cột L, kể cả những bài học về đạo đức, về nhân sinh,
về lẽ sống mà truyện đã tác động đến các em.
Và như vậy, sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc văn bản truyện sẽ là một cách
thức thâm nhập tác phẩm theo lối tầng bậc của tư duy từ nhận biết đến thông hiểu
và vận dụng.Trên cơ sở những cái đã biết mới có thể tìm hiểu được những cái chưa

biết. Rồi từ những cái đã biết, khám phá những cái muốn biết để tích lũy những cái
học được. Điều này làm cho hoạt động đọc hiểu trở nên nhẹ nhàng, khơng gị bó,
từ đó mà hình thành kĩ năng, phát triển năng lực học sinh.
Đã có đồng nghiệp của chúng tôi áp dụng kĩ thuật này vào dạy thử nghiệm
đọc hiểu văn bản thơ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm
- Ngữ văn 10, Tập 2) nhưng chưa thật sự thành công. Sau tiết dạy, nhóm Ngữ văn
đã thảo luận, phân tích, rút kinh nghiệm và kết luận: Kĩ thuật KWL rất khó áp dụng
cho văn bản thơ. Bởi lẽ, lớp trầm tích của thơ bắt nguồn từ cảm xúc, từ tâm hồn,
tâm trạng người làm thơ. Bóc tách lớp cảm xúc ấy bằng sơ đồ hóa nếu giáo viên
khơng lão luyện, không dày dạn kinh nghiệm sẽ dễ làm mất đi cái hay, cái đẹp
riêng của thơ, sẽ làm khơ hóa thơ.
2.1.2. ơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Thực trạng học sinh THPT học bộ môn Ngữ văn hiện nay
Chúng ta đã bàn khá nhiều về thực trạng học sinh THPT học văn hiện nay.
Ai cũng thừa nhận là học sinh chán học văn, lười học văn, học văn một cách thụ
động. Chúng tôi nhận ra, hiện nay học sinh học văn theo lối “mượn”. Mượn suy
nghĩ. Mượn cảm xúc. Mượn tư duy. Mượn cách nói, cách diễn đạt. Lấy của người
khác làm của mình. Các em lười động não. Nghe - nói - đọc - viết cũng lười. Nên
chờ vào sự truyền thụ của thầy cô, chờ vào câu trả lời “giải nguy” của bạn. Các em
ít hoặc khơng làm việc với văn bản, nhất là văn bản truyện. Nghĩa là không đọc,
khơng tóm tắt, khơng nắm bắt được cốt truyện, nhân vật, tình tiết, chi tiết tiêu biểu.
Cho nên, các em khơng có chất liệu văn chương trong đầu để chủ động tiếp nhận,
để xuất chính kiến và phản biện, đánh giá. Lúc ấy, tác phẩm văn chương chỉ là
những trang viết nằm cứng đơ trên giấy, khô khan và tẻ nhạt, lạnh lùng và nhàm
chán. Và lúc ấy, những kĩ năng, những năng lực, những phẩm chất được hình
thành từ các hoạt động học không phải là do các em tự nhận ra, tự tiếp thu, tự bồi
dưỡng cho mình mà là do thầy cơ áp đặt vào đầu óc các em. Tiết học văn trở nên
nặng nề, tiếp nhận văn trở nên khiên cưỡng. Mục tiêu định hướng và phát triển
phẩm chất, năng lực người học xem như là đã thất bại.
Nhưng không thể phủ nhận sự thật là vẫn có nhiều học sinh mê văn, thích

học văn và chọn môn Ngữ văn làm mục tiêu định hướng, phát triển nghề nghiệp.
Đây là những hạt nhân tạo khơng khí học tập hứng thú, “giải nguy” trong hoạt
động học, góp phần làm nên hiệu quả của hoạt động học.
8


2.1.2.2. Thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học vào dạy đọc
hiểu văn bản văn học trong trường THPT hiện nay
Chúng ta cũng đã bàn nhiều về việc đổi mới dạy học Văn, về việc sử dụng
phương pháp/kĩ thuật dạy học vào đọc hiểu văn bản văn học trong trường THPT
hiện nay. Muốn đổi mới cách học thì trước hết phải đổi mới cách dạy. Hiểu “dạy
học” như cách của thầy Trần Đình Sử là “dạy cho người khác học”. Mà muốn “dạy
cho người khác học” thì phải có phương pháp, có kĩ thuật. Dạy đọc hiểu văn bản
văn học là đọc văn chứ không phải là giảng văn. Văn bản văn học vốn là một cấu
trúc mời gọi, nó chỉ cung cấp cái biểu đạt - nghĩa tường minh, cịn cái được biểu
đạt thì bỏ trống hoặc mơ hồ - nghĩa hàm ẩn, để người đọc tự xác định, tự suy ra,
mà nhà văn Mĩ Hê - minh - ví như một tảng băng trơi một phần nổi, bảy phần
chìm. Vì vậy, đọc văn khơng chỉ là đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc kĩ, đọc diễn
cảm - đọc cái biểu đạt. Đọc văn còn là đọc - hiểu văn bản nghĩa là đọc cái được
biểu đạt. Do đặc thù đó, cộng với thực trạng học sinh học thụ động, nên việc lựa
chọn và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học gặp những khó khăn riêng.
Theo quan sát ở trường chúng tôi, chúng tôi thấy, thầy cơ dạy Ngữ văn đã có
ý thức và đã sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào đọc hiểu văn bản
văn học. Những tiết dạy có sự đầu tư về phương pháp thực sự đã làm “nóng” được
khơng khí học của học sinh. Các em hoạt động chủ động, tích cực cả trên lớp và về
nhà, nhất là những hoạt động nhóm.
Nhưng việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học lại chưa được thường
xuyên, chưa đồng bộ. Mới chỉ tập trung vào những tiết thao giảng đổi mới phương
pháp do Ban chuyên môn nhà trường tổ chức, những tiết có đồng nghiệp dự giờ.
Thường thì giáo viên chỉ sử dụng một vài phương pháp, kĩ thuật quen thuộc như

đàm thoại –vấn đáp, thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi, sơ đồ tư duy. Những
phương pháp, kĩ thuật này được sử dụng có lúc cịn mang tính hình thức, khiên
cưỡng, lúng túng chưa phát huy hết được hết hiệu quả.
Thực trạng này đến từ nhiều nguyên nhân. Thời lượng cho một bài đọc hiểu
còn hạn chế (từ 1 đến 3 tiết), giáo viên luôn bị áp lực bởi thời gian trên lớp, vừa tổ
chức hoạt động cho các em vừa lo “cháy bài”, chậm tiến độ chương trình. Tâm lí
sợ học sinh hổng kiến thức, khơng đáp ứng được nhu cầu kiểm tra, thi, điểm số,…
Giáo viên trang bị kiến thức, kĩ năng về các phương pháp, kĩ thuật dạy học chủ yếu
là tự học, tự nghiên cứu tìm tịi, cũng chủ yếu là lí thuyết, chưa được thực nghiệm
“mắt thấy tai nghe”, chưa được tập huấn bài bản, chuyên nghiệp. Sĩ số của một lớp
đông (trên dưới 40 em) cũng hạn chế hiệu quả việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật
dạy học.
2.1.2.3. Thực trạng sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản truyện trong
chương trình Ngữ văn THPT
Như ở trên đã nói, việc sử dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật tích cực
vào dạy đọc văn hiện nay đang cịn dè dặt, hạn chế. Kĩ thuật KWLmới được biết
9


đến trong những năm gần đây, lại chưa được sử dụng thường xuyên, phổ biến. Học
hỏi một số trường bạn trong huyện và huyện khác, chúng tôi được biết nhiều đồng
nghiệp vẫn còn xa lạ với kĩ thuật này, xa lạ ngay với cả cách gọi tên của nó. Do
vậy, việc sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy học môn Ngữ văn là rất ít, lại càng ít hơn
trong dạy đọc hiểu văn bản truyện. Khi chúng tôi vận dụng kĩ thuật này vào Chủ đề
Hình ảnh người nơng dân Việt Nam trong hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ
nhặt (Ngữ văn 12, Tập 2), một số đồng nghiệp của chúng tơi mới được làm quen
với nó, mới vỡ lẽ ra nó.
Trong q trình giảng dạy, chúng tơi cũng nhận ra, việc sử dụng kĩ thuật
KWL vào đọc hiểu văn bản truyện nói riêng, văn bản văn học nói chung cần phải
linh hoạt, mềm dẻo. Nghĩa là khơng thể cứng nhắc, máy móc theo như lí thuyết của

kĩ thuật này. Chẳng hạn như ở cột L (Những điều học được) theo lí thuyết là ghi
nhận câu trả lời từ cột W (Những điều muốn biết), nhưng giáo viên có thể ghi nhận
câu trả lời ngay phía dưới cột W, dành cột L để ghi những thông tin học được mà
học sinh đúc rút từ cột K và W, trong đó khơng chỉ có những thơng tin về nội dung
kiến thức của chủ đề đọc mà cịn có cả những bài học nhân sinh bổ ích từ chủ đề
đọc.
Cũng có những chủ đề đọc, chúng tơi mở rộng thêm cột H (Biện pháp, cách
thức tìm tịi, mở rộng). Thơng tin của cột này góp phần rèn luyện thêm kĩ năng,
tăng khả năng thực hành cho học sinh và cũng góp phần đem văn bản truyện gần
hơn với cuộc sống hôm nay, làm cho chủ đề đọc mang hơi thở thời sự. (Như Chủ
đề Hình ảnh người nơng dân trong hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt)
2.2. ách thức sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản truyện trong
chương trình gữ văn
P
2.2.1. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh
2.2.1.1. Nhiệm vụ của giáo viên
 Giáo viên chọn chủ đề đọc (nội dung đọc hiểu) phù hợp để sử dụng kĩ thuật
KWL.
 Giới thiệu và hướng dẫn các em về sơ đồ KWL, hướng dẫn cụ thể từng cột
trong biểu đồ.
 Tạo bảng KWL cả trong phiếu học tập và trên bảng.
 Tổ chức các em làm việc theo nhóm hoặc độc lập.
 Chọn lọc và ghi nhận thơng tin từ phần trình bày của học sinh vào các cột
trên bảng.
2.2.1.2. Nhiệm vụ của học sinh






Nhận chủ đề đọc, nhận phiếu học tập
Nắm bắt những thông tin cần giải quyết và ghi vào từng cột sơ đồ
Làm việc với sơ đồ theo nhóm hoặc độc lập.
Trình bày trước lớp những thơng tin theo các cột của sơ đồ.
10


2.2.2. Tổ chức hoạt động
2.2.2.1. Kết hợp các phương pháp/kĩ thuật khác: Hoạt động nhóm, đàm thoại – gợi
mở
Khi sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu văn bản truyện chúng tôi đã kết hợp
nhuần nhuyễn với các kĩ thuật khác, nhất là thảo luận nhóm, thảo luận cặp đơi,
đàm thoại – gợi mở.
Kết hợp thảo luận nhóm: GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm thực hiện các
nhiệm vụ được nêu lên ở cột K và cột W trong phiếu học tập. Nhóm các em thảo
luận và ghi vào cột K những điều các em đã biết về chủ đề học, ghi vào cột W
những điều các em muốn biết thêm về chủ đề học.
Kết hợp thảo luận cặp đơi: GV có thể tổ chức HS thảo luận cặp đôi (theo
bàn) và ghi vào cột L những điều các em học được qua cột K và W.
Kết hợp đàm thoại – gợi mở: Ở cột K, sau khi nêu những điều các em đã
biết, GV có thể dùng câu hỏi gợi mở để các em lí giải những điều mà các em đã
biết. Ở cột W, sau khi HS đề xuất những điều muốn biết về chủ đề học, GV sử
dụng phương pháp đàm thoại - gợi mở tổ chức cho HS cùng khám phá những điều
các em muốn biết. Các em sẽ là người chủ động hỏi và chủ động trả lời. GV dẫn
dắt để gợi mở cho HS dần sáng tỏ những vấn đề mới, khai phá những tri thức mới
về chủ đề học.
2.2.2.2. Tiến trình thực hiện
*GV chọn chủ đề đọc (nội dung) để sử dụng kĩ thuật KWL
Chủ đề (nội dung) được lựa chọn đối với văn bản truyện sẽ là hình tượng,
nhân vật. Đây là chủ đề đáp ứng được yêu cầu của kĩ thuật KWL, HS phải động

não, suy nghĩ để tìm hiểu, gợi mở, lí giải, khái quát về chủ đề.
Khi sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu hình tượng, nhân vật trong truyện
vẫn sẽ không phá vỡ kĩ năng phân tích hình tượng, nhân vật. Khơng những thế cịn
tạo ra nhiều cơ hội để HS tìm hiểu, khám phá sâu về hình tượng, gợi mở cho các
em những kiến thức mới, hình thành, bồi dưỡng và phát triển ở các em những
phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống cần thiết, ý nghĩa.
Đọc hiểu hình tượng, nhân vật cũng là định hướng đọc hiểu văn bản truyện
theo đúng đặc trưng thể loại.
* Tổ chức hoạt động
Phương tiện:
 Phiếu học tập (Giấy A4). Trong phiếu học tập ghi rõ câu hỏi gợi mở và sơ
đồ KWL
 Sơ đồ KWL trên bảng
Hoạt động học:
11


Để có thể sử dụng hiệu quả kĩ thuật KWL vào đọc hiểu hình tượng, nhân vật
trong văn bản truyện, chúng tôi đã tổ chức thành 2 hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hiện cột K và W trong sơ đồ KWL. Kết hợp thảo luận nhóm,
đàm thoại – gợi mở.
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thao tác 1: GV thành lập các nhóm học tập. Các nhóm cùng thực hiện một nhiệm
vụ học tập.
Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ học tập nhóm, phát phiếu học tập, định lượng thời
gian thảo luận.
Ở cột K, GV nêu câu hỏi: Nhóm em đã biết điều gì về…?
Ở cột W, GV nêu câu hỏi: Cịn điều gì các em muốn biết về …? (Thể hiện bằng
những câu hỏi hoặc những yêu cầu)
 HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Thao tác 1: HS bầu nhóm trưởng điều hành và thư kí ghi lại ý kiến thống nhất vào
phiếu học tập.
Thao tác 2: Thảo luận.
 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS cử thành viên báo cáo trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. HS thực
hiện báo cáo lần lượt theo từng nội dung của từng cột K và W.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
Ở cột K, GV dùng câu hỏi gợi mở để HS lí giải về những điều các em đã biết.
Những lí giải của các em tập trung vào minh chứng trong văn bản.
Ở cột W, sau khi đã ghi nhận những câu hỏi, yêu cầu muốn biết về chủ đề học của
các em, GV tổ chức các em trả lời lần lượt các câu hỏi đó. Nếu câu hỏi muốn biết
của các em chưa bao quát hết nội dung trọng tâm của chủ đề, GV có thể nêu lên
những câu hỏi của mình và yêu cầu các em trả lời.
Cùng tương tác với HS, GV ghi lại nội dung đã thống nhất vào cột K và W trên
bảng.
Hoạt động 2: Thực hiện cột L trong sơ đồ KWL. Kết hợp thảo luận nhóm hoặc
thảo luận cặp đơi.
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thao tác 1: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoặc cặp đơi (theo bàn) về cùng
một nhiệm vụ học tập.
Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ học tập, phát phiếu học tập, định lượng thời gian
thảo luận.
12


Ở cột L, GV nêu câu hỏi: Nhóm em đã học được điều gì về…?
Lưu ý: Điều học được sẽ được các em rút ra trên cơ sở những điều đã biết và
những điều muốn biết ở cột K và W.
 HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS cùng nhau thảo luận, đi đến thống nhất và ghi vào cột L những điều học được

từ chủ đề đọc.
 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS cử thành viên báo cáo trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
Cùng tương tác với HS, GV ghi lại nội dung đã thống nhất vào cột L trên bảng.
2.3. Thực nghiệm
2.3.1.

iáo án thực nghiệm

Trên thực tế giảng dạy, chúng tôi đã sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu hầu
hết các văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn THPT. Trong phạm vi của đề
tài này, chúng tôi chỉ chọn và đưa ra 2 giáo án thực nghiệm thuộc chương trình
Ngữ văn 12 và Ngữ văn 11. Ngữ văn 12, chúng tơi chọn văn bản Vợ chồng A Phủ
(Tơ Hồi). Ngữ văn 11, chúng tôi chọn văn bản Người cầm quyền khơi phục uy
quyền (Trích Những người khốn khổ - V.Huy-gơ). Dụng ý của chúng tơi là vừa có
văn bản truyện Việt Nam, vừa có văn bản truyện nước ngồi. Đã là truyện đều có
thể thích hợp với việc sử dụng hiệu quả kĩ thuật KWL vào đọc hiểu.
Khi dạy đọc hiểu văn bản truyện, chúng tôi chỉ sử dụng kĩ thuật KWL vào
một nội dung nhất định chứ không phải tồn bộ nội dung của bài. Vì vậy, giáo án
thực nghiệm chỉ trích ngang một hoạt động - một nội dung trong kế hoạch bài dạy.
2.3.1.1.

iáo án đọc hiểu văn bản Vợ chồng A Phủ - Ngữ văn 12- Tập 2.

Hoạt động khám phá: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 2: Đọc hiểu nhân vật Mị
*Mục tiêu cần đạt (Lược trích):
 Đọc cảm nhận số phận thương tâm và những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật
Mị - đại diện cho người phụ nữ, người lao động nghèo Tây Bắc trước cách

mạng tháng Tám.
 Đọc cảm nhận ngòi bút khắc họa và phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu
sắc, xúc động, ám ảnh của Tơ Hồi.
 Biết liên hệ với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện đại hơm nay, sống
nhân ái và có trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh, với
cộng đồng.

13


 Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học viết đoạn văn, bài văn nghị luận
phân tích, cảm nhận nhân vật Mị.
*Tổ chức hoạt động:
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập bằng câu hỏi phát vấn: Số phận của Mị
được Tơ Hồi khắc họa đậm đặc trong qng đời nào? (Thời niên thiếu ở
với bố mẹ nghèo khó, hay lúc làm dâu nhà thống lí giàu có?)
 HS động não và trả lời: Đó là quãng đời làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí.
 Từ đó, GV hướng dẫn HS tìm hiểu số phận làm dâu gạt nợ của Mị.
a) Số phận làm dâu gạt nợ của Mị
GV sử dụng kĩ thuật KWL kết hợp thảo luận nhóm, phát vấn- đàm thoại.
Hoạt động 1: Thực hiện cột K và W trong sơ đồ
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Thao tác 1: GV thành lập 6 nhóm học tập. Các nhóm được thành lập theo vị trí
ngồi để tiện theo dõi, đánh giá.
Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ học tập, phát phiếu học tập, giới thiệu về sơ đồ
KWL, định lượng thời gian thảo luận là 5 phút.
Gợi ý: Ghi vào cột K (Điều đã biết): Nhóm em đã biết những điều gì về số phận
của nhân vật Mị?
Ghi vào cột W (Điều muốn biết): Còn điều gì các em muốn biết về số phận của Mị,
về cách tác giả khắc họa số phận của Mị? (Thể hiện bằng những câu hỏi hoặc yêu

cầu)
 HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
Thao tác 1: HS phân công nhiệm vụ nhóm trưởng và thư kí.
Thao tác 2: HS thảo luận trong thời gian 5 phút, ghi ý kiến thống nhất vào cột K và
W trong phiếu học tập.
GV kẻ bảng KWL lên bảng.
 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS báo cáo lần lượt theo từng nội dung của cột K và W.
Một nhóm xung phong cử thành viên báo cáo trước. Nhóm khác lắng nghe, bổ
sung, hoàn thiện.
GV tiếp nhận, lọc kiến thức để ghi vào cột K và W trên bảng. Có thể gợi dẫn thêm
để tạo khơng khí và đào sâu kiến thức. GV cũng chuẩn bị một số câu hỏi để bổ
sung vào cột W nếu câu hỏi và yêu cầu của HS chưa xoáy vào trọng tâm chủ đề.
Hoạt động 2: Thực hiện cột L trong sơ đồ KWL
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
14


Thao tác 1: GV tổ chức các em tiếp tục thảo luận nhóm, yêu cầu các em đổi phiếu
học tập cho nhau.
Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ học tập, định lượng thời gian thảo luận là 2 phút.
Gợi ý: Ghi vào cột L (Điều học được): Điều em học được về số phận nhân vật Mị?
 HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
Thao tác 1: HS phân công lại nhiệm vụ nhóm trưởng và thư kí (Để mỗi em có thể
đảm nhiệm vai trị điều hành và thư kí).
Thao tác 2: HS thảo luận trong thời gian 2 phút, ghi ý kiến thống nhất vào L trong
phiếu học tập.
 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Một nhóm xung phong cử thành viên báo cáo trước. Nhóm khác lắng nghe, bổ
sung, hồn thiện.

GV tiếp nhận, lọc kiến thức để ghi vào cột L trên bảng.
* Sản phẩm học tập:
Dự kiến nội dung cần hướng tới:
K ( iều đã biết)

W ( iều muốn biết)

- Nguyên nhân: Bố
mẹ Mị cưới nhau vay
nợ nhà thống lí một
nương ngơ, đến đời
Mị trả chưa xong.

L ( iều học được)

- Ý nghĩa của các hình ảnh
so sánh “Mị tưởng mình
cũng là con trâu, mình cũng
là con ngựa”, “lùi lũi như
con rùa ni trong xó cửa”,
- Mị bị bắt về làm dâu hình ảnh căn buồng của Mị,
gạt nợ, ép lấy người hình ảnh dây trói?
mình khơng u.
- Thái độ của nhà văn Tơ
- Mị phải làm rất Hồi khi tái hiện số phận
nhiều việc, chỉ biết của Mị?

- Mị tiêu biểu cho nỗi khổ
nghèo đói, nơ lệ của đồng
bào Tây Bắc trước cách

mạng - nỗi khổ truyền kiếp
đè nặng lên số phận họ như
núi. -> Đây là sự thật mà
Tơ Hồi diễn tả.

đến công việc như con - (...)
trâu, con ngựa.
-> Tô Hồi vật hóa kiếp
- Mị ở trong một căn sống nơ lệ, tủi nhục, làm
buồng kín mít, như cơng cụ lao động, sống tăm
con rùa ni trong xó tối, câm lặng, bị bóc lột thể
cửa.
xác, đày đọa tinh thần. Mị tê
- Mị bị đánh đập, bị liệt mọi ý thức, cảm xúc.

- Sức mạnh của cường
quyền - đày đọa thể xác,
của thần quyền - hủy diệt
tinh thần ở miền núi Tây
Bắc trước cách mạng (Ở A
Phủ: sức mạnh của pháp
quyền - cảnh xử kiện phép rượu, phép làng).

trói đứng.

- Mị có nỗi khổ riêng: bị
tước đoạt quyền được yêu
tự do, không được yêu.

-> Căn buồng - ẩn dụ cho

- Tô Hoài đã mượn những
- Lúc đầu, đêm nào ngục tù giam hãm cuộc đời, phong tục tập quán của
Mị cũng khóc. Sau, cho nấm mồ chơn vùi tuổi
15


sống lâu trong cái thanh xuân và khát vọng của đồng bào Tây Bắc để khắc
khổ, Mị quen cái khổ Mị.
họa sinh động số phận Mị.
rồi.
-> Dây trói - biện pháp cai
trị tàn độc của thống lí. Cịn
có những dây trói vơ hình:
nợ nặng lãi, cúng trình ma.
-> Thái độ Tơ Hồi: cảm
thương, xót xa, tố cáo tội ác
bọn thống trị.
b) Phẩm chất, tính cách của Mị:
 GV tiếp tục sử dụng kĩ thuật KWL, kết hợp thảo luận nhóm và phát vấn,
đàm thoại. Các bước được thực hiện như trên.
 GV thay nội dung gợi ý và tăng lượng thời gian thảo luận.
Gợi ý:
Hoạt động 1:
Ghi vào cột K (Điều đã biết): Nhóm em đã biết những điều gì về phẩm chất, tính
cách của nhân vật Mị trước khi làm dâu và khi làm dâu nhà thống lí?
Ghi vào cột W (Điều muốn biết): Cịn điều gì các em muốn biết về phẩm chất, tính
cách của Mị, về nghệ thuật miêu tả tâm lí Mị của Tơ Hồi? (Thể hiện bằng những
câu hỏi hoặc yêu cầu)
Hoạt động 2:
Ghi vào cột L (Điều học được): Điều em học được về nhân vật Mị và qua nhân vật

Mị?
* Sản phẩm học tập:
Dự kiến nội dung cần hướng tới:
K

W

L

- Mị đẹp, có tài - 3 lần xuất hiện của hình ảnh nắm lá ngón Điều đáng khâm
thổi sáo.
có ý nghĩa gì đối với việc miêu tả Mị?
phục ở Mị:
- Mị hiếu thảo - Tại sao trong đêm tình mùa xuân, nhà
với cha mẹ.
văn không để Mị chạy trốn mà phải đến
- Mị tự tin, chủ khi cắt dây trói cho A Phủ vào đêm đông
động, muốn làm lạnh giá điều ấy mới xảy ra?

- Mị dũng cảm lựa
chọn sống vì người
khác (Vì cha già,
vì A Phủ), dũng
chủ cuộc đời - Mị cứu A Phủ và chạy trốn cùng A Phủ cảm tìm lối giải
thốt cho cuộc đời
mình.
là tự phát hay là tất yếu?
mình.
- Mị có ý thức - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của
- Dẫu đã bị cuộc

16


phản kháng số Tơ Hồi có điều gì đặc sắc?
phận.
-> Hình ảnh lá ngón – vừa để tơ đậm sự
- Mị tiềm tàng thống khổ của Mị vừa gián tiếp bộc lộ ý
một sức sống thức giải thoát, phản kháng số phận, thà
mãnh liệt.
chết đi chứ không chấp nhận sống nhục;
nhưng cũng thể hiện được bản lĩnh cao đẹp
của Mị khi ném lá ngón đi để chấp nhận
sống tủi nhục. Với Mị thà sống nhục cịn
hơn bất hiếu.

đời dìm xuống tận
đáy sâu, Mị vẫn
thiết tha, đau đáu
khát vọng vượt lên
để sống, để làm
người. Chỉ cần có
khát vọng sẽ tìm
được lối đi.
-Tơ Hồi đặt niềm
tin mãnh liệt vào
sức sống và bản
lĩnh con người.
Nhà văn cũng đã
mở ra con đường
tự giải phóng của

đồng bào miền núi
trước cách mạng.

-> Đêm tình mùa xuân Mị chưa thể chạy
trốn. Vì A Sử đã dập tắt khao khát của Mị.
Nhưng cịn vì ngọn lửa sống trong Mị lúc
này chưa đủ sức mạnh để Mị có thể giải
thốt đời mình. Mới chỉ thương mình thì
chưa đủ sức mạnh giải phóng. Để đến đêm
đơng, khi Mị biết thương mình, biết
thương người khác, giúp và hi sinh cho
người khác, lúc đó, Mị mới đủ dũng cảm - Mị (cùng A Phủ)
chạy trốn.
đại diện cho đồng
-> Từ đó để thấy, Mị cứu A Phủ và chạy bào Tây Bắc và
trốn là một tất yếu. Và đó cũng là con tuổi trẻ Tây Bắc.
đường tự giải phóng tất yếu của đồng bào
Tây Bắc.
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của
Tơ Hồi sâu sắc và biện chứng, nhất là ở
sự phát giác những cảm xúc chập chờn,
phiêu du trong tâm hồn Mị khi bị trói.

Ở đây, trong thực tế giảng dạy chúng tơi cịn mở rộng thêm cột H. Bởi vì,
truyện ngắn Vợ chồng A Phủ dù đã cách chúng ta hơn nửa thế kỉ, nhưng đời sống
và con người Tây Bắc được Tơ Hồi miêu tả, tái hiện trong đó vẫn nóng ấm tính
thời sự, nhất là những nét phong tục tập quán. Chúng tôi mong muốn, đọc nhân vật
Mị, HS có sự liên hệ, đối chiếu, có sự tìm tịi, khám phá thêm về Tây Bắc, khám
phá trọn vẹn tác phẩm của Tơ Hồi.


17


Nội dung cột H của mục a) Số phận làm dâu gạt nợ của Mị

K ( iều đã
biết)

W ( iều muốn biết)

- Nguyên nhân:
Bố mẹ Mị cưới
nhau vay nợ nhà
thống lí một
nương ngơ, đến
đời Mị trả chưa
xong.

- Ý nghĩa của các hình
ảnh so sánh “Mị tưởng
mình cũng là con trâu,
mình cũng là con ngựa”,
“lùi lũi như con rùa ni
trong xó cửa”, hình ảnh
căn buồng của Mị, hình
- Mị bị bắt về ảnh dây trói?
làm dâu gạt nợ, - Thái độ của nhà văn Tơ
ép lấy người Hồi khi tái hiện số phận
mình khơng u. của Mị?
- Mị phải làm rất

nhiều việc, chỉ
biết đến cơng
việc như con
trâu, con ngựa.

-(...)

-> Tơ Hồi vật hóa kiếp
sống nơ lệ, tủi nhục, làm
cơng cụ lao động, sống
tăm tối, câm lặng, bị bóc
- Mị ở trong một lột thể xác, đày đọa tinh
căn buồng kín thần. Mị tê liệt mọi ý
mít, như con rùa thức, cảm xúc.
ni trong xó -> Căn buồng - ẩn dụ cho
cửa.
ngục tù giam hãm cuộc
- Mị bị đánh
đập, bị trói
đứng.

L ( iều học được)

- Mị tiêu biểu cho
nỗi khổ nghèo đói,
nơ lệ của đồng bào
Tây Bắc trước cách
mạng - nỗi khổ
truyền kiếp đè nặng
lên số phận họ như

núi. -> Đây là sự thật
mà Tơ Hồi diễn tả.
- Mị có nỗi khổ
riêng: bị tước đoạt
quyền được yêu tự
do, không được yêu.

- Sức mạnh của
cường quyền - đày
đọa thể xác, của thần
quyền - hủy diệt tinh
thần ở miền núi Tây
Bắc trước cách mạng
(Ở A Phủ: sức mạnh
của pháp quyền cảnh xử kiện - phép
đời, cho nấm mồ chôn vùi rượu, phép làng).
tuổi thanh xn và khát
- Tơ Hồi đã mượn
vọng của Mị.
những phong tục tập
-> Dây trói – biện pháp quán của đồng bào
cai trị tàn độc của thống Tây Bắc để khắc họa
lí. Cịn có những dây trói sinh động số phận
vơ hình: nợ nặng lãi, cúng Mị.
trình ma.

- Lúc đầu, đêm
nào Mị cũng
khóc. Sau, sống
lâu trong cái

khổ, Mị quen cái
khổ rồi.
-> Thái độ Tơ Hồi: cảm
thương, xót xa, tố cáo tội
ác bọn thống trị.

( ìm
thơng tin
mở rộng)
- Sau cuộc
kháng chiến
chống Pháp,
đồng
bào
miền xuôi
đã lên xây
dựng kinh tế
mới ở Tây
Bắc - đổi
đời
cho
đồng
bào
Tây
Bắc.
Hiện nay,
Tây Bắc vẫn
đang là “lõi
đói” của cả
nước.

- Đọc tài
liệu,
tìm
hiểu thơng
tin
trên
mạng về tập
quán
Tây
Bắc:
nợ
nặng
lãi,
cướp
vợ,
cúng trình
ma,...
- Vận dụng

thuật
KWL, tìm
hiểu số phận
A Phủ.
18


Nội dung cột H mục b) Phẩm chất, tính cách của nhân vật Mị
K

W


L

H

- Mị đẹp, có - 3 lần xuất hiện của hình ảnh - Điều đáng - Đọc tài
tài thổi sáo.
nắm lá ngón có ý nghĩa gì đối khâm phục ở liệu, tra cứu
Mị:
Internet, tìm
- Mị hiếu thảo với việc miêu tả Mị?
về
với cha mẹ.
- Tại sao trong đêm tình mùa + Mị dũng cảm hiểu
phong tục
- Mị tự tin, xuân, nhà văn không để Mị chạy lựa chọn sống vì đón Tết của
chủ
động, trốn mà phải đến khi cắt dây trói người khác (Vì Tây
Bắc,
muốn làm chủ cho A Phủ vào đêm đơng lạnh cha già, vì A thấy được
Phủ), dũng cảm
cuộc
đời giá điều ấy mới xảy ra?
sự khác biệt
mình.
- Mị cứu A Phủ và chạy trốn tìm lối giải thốt với phong
cho cuộc đời
tục đón Tết
- Mị có ý thức cùng A Phủ là tự phát hay là tất mình.
yếu?


địa
phản kháng số
+
Dẫu
đã
bị
cuộc
phương
phận.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân
đời
dìm
xuống
- Mị tiềm tàng vật của Tơ Hồi có điều gì đặc tận đáy sâu, Mị mình.
một sức sống sắc?
vẫn thiết tha, - Sử dụng kĩ
mãnh liệt.
-> Hình ảnh lá ngón - vừa để tơ đau đáu khát thuật KWL
đậm sự thống khổ của Mị vừa vọng vượt lên để vào tìm hiểu
gián tiếp bộc lộ ý thức giải thốt, sống, để làm tích cách A
phản kháng số phận, thà chết đi người. Chỉ cần Phủ.
chứ không chấp nhận sống nhục; có khát vọng sẽ - Tìm đọc
nhưng cũng thể hiện được bản tìm được lối đi. phần 2 của
lĩnh cao đẹp của Mị khi ném lá
truyện ngắn
ngón đi để chấp nhận sống tủi - Tơ Hồi đặt để
hiểu
nhục. Với Mị thà sống nhục còn niềm tin mãnh thâm về số
liệt vào sức sống

hơn bất hiếu.
và bản lĩnh con phận cuộc
-> Đêm tình mùa xuân Mị chưa người. Nhà văn đời các nhân
thể chạy trốn. Vì A Sử đã dập tắt cũng đã mở ra vật.
khao khát của Mị. Nhưng cịn vì con đường tự - Tìm đọc
ngọn lửa sống trong Mị lúc này giải phóng của tập Truyện
chưa đủ sức mạnh để Mị có thể đồng bào miền Tây Bắc để
giải thốt đời mình. Mới chỉ núi trước cách hiểu thêm
thương mình thì chưa đủ sức mạng.
về
con
mạnh giải phóng. Để đến đêm
người Tây
đơng, khi Mị biết thương mình, - Mị (cùng A Bắc trước
biết thương người khác, giúp và Phủ) đại diện cách mạng.
hi sinh cho người khác, lúc đó, cho đồng bào
Mị mới đủ dũng cảm chạy trốn. Tây Bắc và tuổi
trẻ Tây Bắc.
-> Từ đó để thấy, Mị cứu A Phủ
19


và chạy trốn là một tất yếu. Và
đó cũng là con đường tự giải
phóng tất yếu của đồng bào Tây
Bắc.
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật của Tơ Hồi sâu sắc và
biện chứng, nhất là ở sự phát
giác những cảm xúc chập chờn,

phiêu du trong tâm hồn Mị khi
bị trói.
* Phương án đánh giá
- Giáo viên và HS cùng đánh giá
- Đánh giá qua ý thức hợp tác làm việc nhóm, qua phần trình bày sản phẩm
nhóm, qua tương tác cá nhân, qua phiếu học tập của HS.
2.3.1.2. iáo án đọc hiểu văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( rích
Những người khốn khổ - V. Huy-gơ) - Ngữ văn 11- Tập 2.
Hoạt động khám phá: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 2: Đọc hiểu nhân vật Giăng Van - giăng
* Mục tiêu cần đạt (Lược trích):
 Đọc cảm nhận được tấm lòng nhân ái rộng lớn của nhân vật Giăng Van
giăng, từ đó thấy được ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối cường
quyền, làm an lòng những người khốn khổ.
 Đọc cảm nhận về bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của nhà văn V. Huy –gơ
trong việc khắc họa tâm lí, tình cảm nhân vật và truyền đạt tư tưởng nhân
văn sáng chói.
 Sau bài học, nhận thức được sức mạnh của tình thương, biết sống nhân ái, vị
tha, sống có trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh, với
cộng đồng.
 Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học viết đoạn văn nghị luận về một vấn
đề tư tưởng, đạo lí đặt ra trong đoạn trích.
* Tổ chức hoạt động:
GV sử dụng kĩ thuật KWL kết hợp thảo luận cặp đôi, phát vấn - đàm thoại.
Hoạt động 1: Thực hiện cột K và W trong biểu đồ
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Thao tác 1: GV giới thiệu về sơ đồ KWL. Tổ chức HS làm việc cá nhân với sơ đồ
KWL. Khuyến khích các em sáng tạo trong cách vẽ sơ đồ KWL để tăng tính hấp
dẫn.
20



Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ học tập, định lượng thời gian thảo luận là 5 phút.
Gợi ý:
1. Hãy ghi lại những điều các em đã biết về nhân vật Giăng Van-giăng trong quan
hệ với Gia ve và Phăng tin qua đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy quyền
vào cột K.
2. Cịn điều gì các em muốn biết về Giăng Van-giăng ở đoạn trích này? (Ghi vào
cột W những câu hỏi hoặc những yêu cầu các em muốn biết).
 HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
Thao tác 1: HS vẽ sơ đồ KWL.
Thao tác 2: HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã chuẩn bị, ghi ý kiến của mình vào
cột K và W trong phiếu học tập.
GV kẻ bảng KWL lên bảng.
 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xung phong báo cáo lần lượt theo từng nội dung của cột K và W.
Các HS khác lắng nghe, bổ sung, hoàn thiện.
GV tiếp nhận, lọc kiến thức để ghi vào cột K và W trên bảng. Có thể gợi dẫn thêm
để tạo khơng khí và đào sâu kiến thức. GV cũng chuẩn bị một số câu hỏi để bổ
sung vào cột W nếu câu hỏi và yêu cầu của HS chưa xoáy vào trọng tâm chủ đề.
Hoạt động 2: Thực hiện cột L trong biểu đồ KWL
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Thao tác 1: GV tổ chức các em thảo luận cặp đôi, sử dụng phiếu học tập ở hoạt
động 1.
Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ học tập, định lượng thời gian thảo luận là 3 phút.
Gợi ý: Em học được những gì về Giăng Van-giăng, qua Giăng Van-giăng? (Ghi
những điều học được vào cột L)
 HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thảo luận cặp đôi trong thời gian 3 phút, ghi ý kiến thống nhất vào cột L trong
phiếu học tập.

 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Một nhóm xung phong cử thành viên báo cáo trước. Nhóm khác lắng nghe,
bổ sung, hồn thiện.
GV tiếp nhận, lọc kiến thức để ghi vào cột L trên bảng.
* Sản phẩm học tập:
Dự kiến nội dung cần hướng tới:
21


K

W

L

- Lí do nào khiến cho thái độ của - Giăng Van - giăng:
Giăng Van - giăng có những biểu + Giàu tình nhân ái - Hạ mình (Cúi
hiện trái ngược đối với Gia - ve?
đầu, cầu xin)
luôn che chở, bảo vệ,
- Kết tội đanh - Giăng Van - giăng có thể thì thầm đem lại niềm tin, niềm
vào tai Phăng - tin điều gì?
hi vọng cho những
thép
người nghèo khổ.
- Phản
ứng - Những chi tiết: Bà xơ nhìn thấy nụ
cười trên đôi môi Phăng-tin, Gương + Biểu tượng cho cái
quyết
liệt,

mặt Phăng-tin sáng rỡ lên…, Chết Thiện, cái Đẹp, là đấng
mạnh mẽ
tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại có cứu thế - như một thánh
- Chấp nhận
ý nghĩa như thế nào đối với việc nhân.
chịu tội
miêu tả Giăng Van-giăng?
(>< Gia - ve: bạo lực,
+ Với Phăng- - Tác giả khắc họa nhân vật Giăng lạnh lùng, vô cảm như
tin:
Van - giăng bằng những thủ pháp một ác nhân).
+ Với Gia-ve:

nghệ thuật nào?
- Nhẹ nhàng,
điềm
tĩnh - (…)
trấn an (Cứ
-> Lí do: Bảo vệ, che chở, yêu thương
yên tâm…)
Phăng - tin - người phụ nữ khốn khổ.
- Đau
đớn,
-> Có thể Giăng Van - giăng nói
thương xót
những lời u thương, hứa tìm được
- Thì thầm với và chăm sóc con gái Phăng - tin
Phăng - tin
-> Gián tiếp ngợi ca tấm lòng Giăng
- Sửa sang lại Van - giăng: tình nhân ái của ơng có

tư thế cho sức mạnh cứu rỗi linh hồn Phăng-tin.
Phăng - tin (Nụ cười của Phăng - tin: Nụ cười
bằng cử chỉ thanh thản, nhẹ nhõm, nụ cười mãn
ân cần, nâng nguyện, tin tưởng).
niu.
->“Ánh sáng” - tình thương, niềm tin.

->Giăng Van - giăng là
người đã khôi phục uy
quyền - nhưng không
phải uy quyền của bạo
lực, cường quyền mà là
uy quyền của tình
thương yêu. Quyền lực
lớn nhất là quyền lực
của trái tim.

- Ý nghĩa: Ca ngợi sức
mạnh của tình thương:
đẩy lùi bóng tối cường
quyền, nhen nhóm niềm
tin vào tương lai có thể
cải tạo xã hội bằng tình
-> Bút pháp: Tương phản; Khắc họa thương yêu vô bờ.
gián tiếp qua bà xơ và Phăng - tin; - Giáo dục giá trị sống
Bình luận ngoại đề, lí tưởng hóa nhân u thương.
vật -> Bút pháp lãng mạn.

* Phương án đánh giá
- Giáo viên và HS cùng đánh giá.

- Đánh giá qua ý thức hợp tác làm việc nhóm, qua phần trình bày sản phẩm
nhóm, qua tương tác cá nhân, qua phiếu học tập của HS
22


2.3.2. Minh chứng thực nghiệm
2.3.2.1. Những hoạt động sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu văn bản Vợ
chồng A Phủ ( rích - ơ ồi) - Ngữ văn 12, ập 2
- Thảo luận nhóm:

23


×