Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên của chi bộ trong trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.93 KB, 31 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiểm tra, giám sát có vai trị quan trọng, góp phần nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu, xây dựng tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh;
kiểm tra, giám sát còn là cơ sở để thực hiện các nội dung khác của công tác xây
dựng Đảng. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ
trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy
thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan
điểm, đường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII của Đảng đã đánh giá khách quan
và toàn diện những thành tựu cũng như những yếu kém trong cơng tác xây dựng
Đảng, trong đó có công tác kiểm tra, giám sát. Đảng ta khẳng định: “Công tác
kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường, có hiệu lực, hiệu quả hơn,
góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng”.
Tổ chức Đảng trong trường trung học phổ thông (THPT) là hạt nhân chính
trị, tập hợp đơng đảo các lực lượng quần chúng nhằm thực hiên đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chi bộ trường trung
học phổ thông là tổ chức cơ sở Đảng trục thuộc Đảng bộ huyện, là tổ chức lãnh
đạo toàn diện các mặt, chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước trong tồn trường, Chi bộ hoạt động trong khn
khổ hiến pháp và pháp luật, kết quả đạt được của nhà trường gắn với sự lãnh đạo
của tổ chức Đảng (Chi bộ). Vì vậy, cơng tác kiểm tra đảng viên, là khâu then
chốt đảm bảo cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
Nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, trong những
năm qua chi bộ nhà trường đã tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên đạt kết quả tích cực, qua đó kịp thời ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trước tình hình đó, nhiệm vụ
đặt ra cho tổ chức Đảng trong trường trung học phổ thông là phải làm tốt công
tác kiểm tra, giám sát đảng viên tại chi bộ, cần phải tập trung nghiên cứu và áp


dụng trong quá trình xây dựng nhà trường phát triển đi lên và xây dựng chi bộ
“trong sạch, vững mạnh”. Đây chính là lí do mà tôi chọn đề tài: “Một số giải
pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên của
Chi bộ trong trường trung học phổ thơng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát của
chi bộ để đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác công tác kiểm tra,
giám sát cán bộ, đảng viên ở trường trung học phổ thông, trên địa bàn các huyện
Đô lương, tỉnh Nghệ An.
1


3. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề thuộc công tác kiểm tra giám sát cán bộ, đảng viên tác động và
góp phần tích cực việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại chi bộ THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về mục tiêu, quan điểm, nội dung công tác kiểm tra,
giám sát cán bộ, đảng viên trong trường trung học phổ thông.
Đánh giá thực trạng việc lãnh đao, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra,
giám sát cán bộ, đảng viên tại chi bộ trường THPT trong những năm gần đây.
Đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT trên địa bàn huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn việc lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ về kiểm
tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong chi bộ trường THPT trong những năm qua.
Tổng kết kinh nghiệm kết quả triển khai thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ
đạo của chi bộ về kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong chi bộ trường
những năm qua.

6. Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm
A. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
B. Nội Dung
1. Cơ sở lý luận của vấn đề về công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ Đảng.
2. Thực trạng về lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo kiểm tra, giám sát cán bộ,
đảng viên tại các các chi bộ trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương trong
những năm qua.
3. Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng
viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT trên địa bàn huyện
Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
4. Thực nghiệm.
C. Kết luận
1. Kết luận.
2. Một số bài học kinh nghiệm.
3. Những kiến nghị đề xuất.
2


B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận một số vấn đề về công tác kiểm tra, giám
sát của chi bộ Đảng
1.1. Một số vấn đề về kiểm tra, giám sát của Đảng
1.1.1. Khái niệm kiểm tra, giám sát:
Theo từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu: “Xem xét tình hình thực tế để
đánh giá, nhận xét”, “giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng

những điều quy định không”.
Theo Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, khái niệm kiểm tra, giám sát được hiểu là:
Kiểm tra của Đảng là việc tổ chức Đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu
điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức Đảng cấp dưới và đảng
viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, xem xét,
đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và
đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, chủ trương, nghị quyết, Chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
Chi bộ giám sát thường xuyên bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Chi
bộ giám sát trực tiếp bằng cách theo dõi, đôn đốc đảng viên thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện tự phê bình và phê bình. Chi bộ giám
sát gián tiếp bằng cách nghiên cứu các văn bản, báo cáo, thông báo kết luận về
các cuộc kiểm tra, giám sát, kết quả tự phê bình và phê bình thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao của đảng viên trong chi bộ, ý kiến trao đổi, phản ảnh,
kiến nghị qua thanh tra, kiểm tra, giám sát của các tổ chức nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc, đồn thể chính trị - xã hội; phản ảnh của các phương tiện thông tin đại
chúng, xem xét đơn tố cáo của đảng viên và quần chúng, khiếu nại của tô chức,
cá nhân đối với đảng viên.
1.1.2. Chủ thể kiểm tra và giám sát:
Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp
ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra, các cơ quan
tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên. Đối
với các trường trung học thì Chi bộ là chủ thể kiểm tra, giám sát.
1.1.3. Đối tượng kiểm tra, giám sát:
Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ
sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các


3


ban đảng, văn phòng cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đồn. Đối với các trường
trung học thì chi ủy, đảng viên là đối tượng kiểm tra, giám sát.
1.1.4. Những điều kiện đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát:
Nhận thức và bản lĩnh chính trị của cấp ủy, chi bộ nhất là đồng chí bí thư
trong việc quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Khi cấp ủy
quan tâm và thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát sẽ làm chuyển biến tình
hình, tạo sự đồn kết thống nhất, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, ngăn ngừa, hạn
chế xảy ra khuyết điểm, vi phạm của đảng viên.
Muốn đảm bảo vai trò lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát của chi bộ, công
tác kiểm tra, giám sát và hoạt động của chi bộ có hiệu quả, ngồi nỗ lực của bản
thân cấp ủy cần có sự quan tâm lãnh đạo của đồng chí bí thư chi bộ và sự chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên trực tiếp. Khi nào công tác
kiểm tra, giám sát được cấp ủy chấp hành và thực hiện nghiêm túc, gắn liền với
sự lãnh, chỉ đạo của chi bộ và thực sự chủ động, có tính chiến đấu phối hợp chặt
chẽ, khẩn trương, dứt điểm, kịp thời thì mới có sức mạnh và đạt hiệu qủa cao.
Chủ động xây dựng quy chế phối hợp, kết hợp với đơn vị, các đoàn thể
trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng.
Đây là yêu cầu tất yếu đảm bảo việc lãnh đạo và thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát, thi hành kỷ luật của chi bộ có hiệu quả.
1.2. Mục tiêu, quan điểm, nội dung về kiểm tra, giám sát
1.2.1. Mục tiêu công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ
trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phịng ngừa, ngăn chặn sự suy
thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan
điểm, đường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng.

Tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức và hành động trong
Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, trước hết là trong
cấp uỷ, đặc biệt là người đứng đầu cấp uỷ. Từng bước hoàn thiện, quan điểm,
nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của cấp uỷ và đảng viên để phát huy, phát
hiện, làm rõ thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục và xử lý nghiêm minh
khi có vi phạm, góp phần xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh; phục vụ việc
tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, cục
bộ, bản vị, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
1.2.2. Quan điểm về kiểm tra, giám sát của chi bộ:
Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ
4


thường xuyên của Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp uỷ và người đứng đầu
cấp uỷ. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ,
khách quan, thận trọng và chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, phương pháp công tác
đảng. Cấp ủy và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Chi bộ và chịu sự
giám sát của nhân dân.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phải gắn chặt với công tác tư
tưởng, công tác tổ chức và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; phải thực
hiện toàn diện, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng chi bộ vững
mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị của chi bộ.
Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát; "giám sát
phải mở rộng", "kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm" để chủ động phòng
ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới để phát huy, khắc phục
thiếu sót, tồn tại, khuyết điểm đối với cấp ủy và đảng viên.
Đề cao trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy vai trò, trách

nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dân trong cơng tác
kiểm tra, giám sát.
1.2.3. Nội dung kiểm tra, giám sát của chi bộ:
Đối với đảng viên (kể cả đảng viên giữ chức vụ, cấp ủy chi bộ) cần kiểm
tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cụ thể, nhiệm vụ đảng viên
được nêu trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam gồm:
- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị,
quy định, quyết định, quy chế, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ
công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, gĩữ gìn đồn kết nội bộ, việc thực hiện
những điều đảng viên không được làm.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng
phí; việc quản lý, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính.
- Việc tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ, đảng viên.
- Việc lãnh đạo, chĩ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ đảng viên.
Tuy nhiên, trong từng năm, từng giai đoạn công tác kiểm tra, giám sát đảng
viên cần tập trung vào những nội dung cụ thể theo các văn bản hướng dẫn của
cấp trên và nhiệm vụ chính trị của chi bộ.
1.3. Phân biệt giữa kiểm tra và giám sát của Chi bộ
5


1.3.1. Giống nhau:
- Kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của nội bộ Đảng, do Tổ chức Đảng
thực hiện.
- Nội dung kiểm tra và giám sát: Đều là việc chấp hành Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật

của Nhà nước.
- Đối tượng kiểm tra, giám sát của chi bộ: Đảng viên (kể cả cấp ủy).
- Mục đích kiểm tra, giám sát: Đều nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng, phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Định kỳ đều có báo cáo với cấp ủy theo quy định về tình hình thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
1.3.2. Khác nhau:
a- Về mục đích:
- Giám sát: Là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn xảy ra vi phạm từ lúc mới manh nha; vì vậy, giám sát chỉ thực hiện
đối với những việc đang diễn ra. Giám sát giúp đối tượng giám sát thực hiện
đúng quy định, quy chế; phát hiện, góp ý, phản ánh, đề xuất; giám sát để phòng
ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm là chính. Qua giám sát, nếu phát hiện có
dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra.
- Cịn mục đích của kiểm tra: Là để làm rõ đúng, sai, kiểm tra kể cả đối với
những việc đã triển khai và kết thúc. Sau khi kiểm tra phải kết luận và xử lý (nếu
có vi phạm đến mức phải xử lý). Có thể có vi phạm rồi mới kiểm tra, có vụ việc
vi phạm đã qua nhiều năm mới kiểm tra để làm rõ nội dung, tính chất, mức độ,
tác hại và nguyên nhân của vi phạm để xử lý (nếu có).
b- Về đối tượng:
- Đối với kiểm tra: Đảng viên vừa là đối tượng kiểm tra vừa là chủ thể kiểm tra.
- Đối với giám sát: Đảng viên chỉ là đối tượng giám sát và chỉ trở thành chủ
thể giám sát khi được tổ chức Đảng có thẩm quyền phân cơng.
c- Về phương pháp và hình thức:
- Giám sát: Không cần thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật
như một cuộc kiểm tra. Thông qua giám sát, theo dõi để phát hiện vấn đề, phản
ánh với tổ chức đảng và cá nhân, nhằm kịp thời chấn chỉnh, sữa chữa khuyết
điểm, tránh để xảy ra vi phạm.
- Còn phương pháp kiểm tra: Là tiến hành theo quy trình; thành lập tổ kiểm

tra; coi trọng thẩm tra, xác minh; sau khi có kết luận cuộc kiểm tra, có đánh giá,
nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và xử lý kỷ luật đảng viên
6


(nếu có vi phạm đến mức phải xử lý); cơng tác kiểm tra có chủ thể là đảng viên
vừa có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra và tự kiểm tra, vừa là đối tượng kiểm tra.
Như vậy, giám sát và kiểm tra có mối quan hệ tác động lẫn nhau, muốn
thực hiện tốt việc giám sát thì phải có quan sát theo dõi, xem xét tình hình thực
tế của đối tượng được giám sát; muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì phải thường
xuyên thực hiện việc giám sát, càng làm tốt việc giám sát thì sẽ giúp cho việc
kiểm tra càng trúng, càng đúng, chất lượng và hiệu quả của kiểm tra càng cao.
Chi bộ cần nắm vững sự giống và khác nhau đó để làm tốt cơng tác giám sát
đảng viên, tránh quan niệm sai lầm cho rằng: “Giám sát là theo dõi, thẩm tra,
thậm chí là săm soi, rình rập những việc làm của đồng chí mình, tìm ra khuyết
điểm báo cáo lên trên để thi hành kỷ luật”.
2. Thực trạng về lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tại Chi
bộ thời gian qua
2.1. Thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát của Chi bộ
Tổ chức Đảng trường THPT là chi bộ trong đơn vị sự nghiệp, tổng số đảng
viên là 70 đồng chí, Chi bộ có chi ủy gồm 5 đồng chí (01 bí thư, 01 phó bí thư
và 03 chi uỷ viên). Chi bộ phân cơng đồng chí bí thư phụ trách công tác kiểm
tra, giám sát. Sau mỗi kỳ Đại hội (nhiệm kỳ 5 năm), Chi bộ xây dựng chương
trình kiểm tra, giám sát tồn khóa, hàng năm trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của
cấp trên Chi bộ xây dựng chương trình cơng tác kiểm tra, giám sát, mỗi năm
thực hiện từ 10 đến 12 đảng viên; ngoài ra mỗi năm Chi bộ còn thực hiện 2 đến
3 cuộc kiểm tra, giám sát theo kế hoạch của Huyện ủy; giám sát thường xuyên,
báo cáo lên cấp trên theo quý, 6 tháng đầu năm, cuối năm. Nhận thức về công
tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng của cán bộ, đảng viên ngày càng
nâng cao, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chi bộ, các đoàn thể về công tác kiểm

tra, giám sát trong Đảng và công tác kiểm tra nội bộ trường học của đơn vị,
nhiều đảng viên đã có kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
Thời gian gần đây, nội dung kiểm tra, giám sát của chi bộ được tiến hành
có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của
đơn vị (thực hiện dạy học và hoạt động giáo dục) và công tác xây dựng đảng, hệ
thống chính trị. Các cuộc kiểm tra, giám sát bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình;
kết luận thơng báo rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của cấp ủy,
chi bộ và đảng viên được kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra, giám sát đã đi
vào quy cũ, thực sự góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết thống nhất, giữ
vững nguyên tắc lãnh đạo của chi bộ; ngăn ngừa những biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống; ngăn ngừa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm
của cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy,
chi bộ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, và chất lượng công tác cán bộ, đảng
viên; bảo đảm cho cấp ủy, chi bộ luôn trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đơn vị
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
7


Tuy nhiên, qua khảo sát việc thuecj hiện công tác kiểm tra, giám sát của chi
bộ các trường trung học phổ thông trong huyện (4 trường), bên cạnh những mặt
đã đạt được, công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian qua vẫn chưa được quan
tâm đúng mức, có khi cịn mang tính hình thức, chưa đúng quy trình, chất lượng
một số cuộc kiểm tra, giám sát còn hạn chế do cấp ủy làm công tác kiêm nhiễm,
không ai được đào tạo chính quy chuyên ngành kiểm tra, giám sát, trong khi
cơng việc chun mơn địi hỏi tần suất làm việc cao, dẫn đến việc đầu tư cho
công tác kiểm tra, giám sát khơng nhiều, chưa nắm được quy trình để thực hiện
cuộc kiểm tra, giám sát. Một số đảng viên chưa quan tâm đúng mức đối với
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, nắm các văn bản không đầy đủ, chưa phân
biệt giữa kiểm tra hay giám sát, chưa được bồi dưỡng công tác kiểm tra, giám
sát nên khi được giao nhiệm vụ để thực hiện trong tổ kiểm tra, giám sát tính

chiến đấu chưa cao, biên bản, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát không đầy đủ;
ngại va chạm hoặc né tránh nên khi kiểm tra, giám sát nêu các khuyết điểm
trong biên bản không trung thực, chưa đủ sức răn đe. Đảng viên khi được kiểm
tra, giám sát chưa thực sự quan tâm, làm báo cáo tự kiểm tra, tự giám sát theo
yêu cầu chưa đảm bảo chất lượng, cịn nêu chung chung, hình thức, thiếu cụ thể,
hồ sơ minh chứng phục vụ công tác kiểm tra không đầy đủ; sau kiểm tra, các tồn
tại, khuyết điểm đã chỉ ra việc khắc phục chuyển biến chậm.
2.2. Quy trình để tiến hành cơng tác kiểm tra, giám sát của chi bộ
2.2.1. Quy trình thực hiện cuộc kiểm tra:
- Căn cứ vào Chương trình cơng tác kiểm tra hằng năm của Chi bộ và sự
tham mưu của Chi ủy, Bí thư chi bộ (hoặc giao cho Phó bí thư chi bộ) ra quyết
định, xây dựng kế hoạch kiểm tra trình đồng chí Bí thư chi bộ ký, ban hành; Tổ
trưởng Tổ kiểm tra là một trong số ủy viên BCH Chi bộ. Tổ kiểm tra được sử
dụng con dấu của Chi bộ để đóng dấu treo và giáp lai các văn bản do Tổ trưởng ký.
- Tổ kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra, phân công nhiệm vụ
cho các thành viên, xây dựng lịch kiểm tra, đề cương nội dung kiểm tra, chuẩn
bị các văn bản, tài liệu phục vụ việc kiểm tra, làm việc với đảng viên được kiểm
tra để thống nhất lịch kiểm tra, yêu cầu báo cáo tự kiểm tra, giải trình bằng văn
bản (theo đề cương), chuẩn bị tài liệu, minh chứng để cung cấp, phục vụ công
tác kiểm tra.
- Tổ kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh:
+ Thu thập, nghiên cứu tài liệu, văn bản, báo cáo tự kiểm tra, minh chứng
(nếu có) của đảng viên được kiểm tra.
+ Tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập thêm một số kết luận của Chi bộ,
đơn vị đã thực hiện trước đó đối với đảng viên được kiểm tra.
- Tổ kiểm tra tổ chức hội nghị để nghe và góp ý vào dự thảo báo cáo kiết
quả thẩm tra, xác minh.
8



- Tổ chức hội nghị để nghe và thảo luận kết quả thẩm tra, xác minh của Tổ
kiểm tra (thành phần gồm Tổ kiểm tra, BCH Chi bộ, đảng viên được kiểm tra và
các tổ chức, cá nhân khác có liên quan).
- Tổ kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh (nếu cần), chuẩn bị báo cáo kết
quả kiểm tra.
- Tổ kiểm tra tham mưu tổ chức Hội nghị chi bộ để nghe báo cáo kết quả
kiểm tra.
- Tổ kiểm tra phối hợp với BCH Chi bộ hồn chỉnh thơng báo kết luận để
trình đồng chí Bí thư chi bộ ký, ban hành.
- Chi bộ Thông báo kết luận kiểm tra (bằng văn bản) đến Tổ đảng, đảng
viên được kiểm tra và tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ kiểm tra hoàn chỉnh các văn bản, nộp hồ sơ về Chi bộ để lưu trữ theo
quy định.
2.2.2. Quy trình thực hiện cuộc giám sát:
- Căn cứ vào Chương trình giám sát hằng năm của Chi bộ và sự tham mưu
của Chi ủy, Bí thư chi bộ (hoặc giao cho Phó bí thư chi bộ) ra quyết định, xây
dựng kế hoạch giám sát để đồng chí Bí thư chi bộ ký, ban hành; Tổ trưởng Tổ
giám sát là một trong số ủy viên BCH Chi bộ. Tổ giám sát được sử dụng con dấu
của Chi bộ để đóng dấu treo và giáp lai các văn bản do Tổ trưởng ký.
- Tổ giám sát triển khai quyết định, kế hoạch giám sát, phân công nhiệm vụ
cho các thành viên, xây dựng lịch trình giám sát. Nhận báo cáo của Chi bộ, đơn
vị, đảng viên được giám sát và các tài liệu liên quan; làm việc với tổ chức, cá
nhân có liên quan (nếu cần); tiến hành xem xét thông tin, hồ sơ tài liệu, văn bản
có liên quan đến nội dung, đối tượng giám sát; xây dựng dự thảo báo cáo kết quả
giám sát. Khi tổ giám sát nhận thấy còn có nội dung giám sát chưa rõ, chưa đủ
cơ sở để xem xét, đánh giá thì Tổ trưởng tổ giám sát quyết định việc thẩm tra,
xác minh.
- Chi bộ tổ chức tổ chức hội nghị để đảng viên được giám sát trình bày ý
kiến, nghe và thảo luận dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
- Tổ giám sát tham mưu tổ chức Hội nghị chi bộ để nghe báo cáo kết quả

giám sát.
- Tổ giám sát phối hợp với BCH Chi bộ hồn chỉnh thơng báo kết quả giám
sát để trình đồng chí Bí thư chi bộ ký, ban hành.
- Chi bộ Thông báo kết quả giám sát (bằng văn bản) đến Tổ đảng, đảng
viên được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ giám sát hoàn chỉnh các văn bản, nộp hồ sơ về Chi bộ để lưu trữ theo
quy định.
9


2.2.3. Hồ sơ cuộc kiểm tra hoặc giám sát:
1- Quyết định thành lập tổ kiểm tra (hoặc giám sát).
2- Kế hoạch kiểm tra (hoặc giám sát).
3- Đề cương kiểm tra (hoặc giám sát).
4- Biên bản triển khai cuộc kiểm tra (hoặc giám sát).
5- Báo cáo tự kiểm tra (tự giám sát) của đảng viên được kiểm tra (hoặc
giám sát).
6- Biên bản kiểm tra chi tiết các nội dung kiểm tra (hoặc giám sát).
7- Biên bản hội nghị nghe dự thảo báo cáo kết quả của tổ kiểm tra (hoặc
giám sát).
8- Báo cáo kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra (hoặc giám sát).
9- Biên bản hội nghị Chi bộ nghe báo cáo kết quả kiểm tra (hoặc giám sát).
10- Thông báo kết luận cuộc kiểm tra (hoặc kết quả giám sát).
11- Biên bản hội nghị Chi bộ để thông báo kết luận cuộc kiểm tra (hoặc kết
quả giám sát).
Lưu ý: Nếu là cuộc kiểm tra thì trong các văn bản ghi là kiểm tra; nếu là
cuộc giám sát trong các văn bản ghi là giám sát.
(Các biểu mẫu từ mẫu 1 đến mẫu 9 về thực hiện kiểm tra, giám sát theo
Phụ lục kèm theo).
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

cán bộ, đảng viên trong trường trung học phổ thông
3.1. Nâng cao nhận thức của cấp uỷ và đội ngũ cán bộ, đảng viên về
công tác tác kiểm tra, giám sát của Chi bộ
Nâng cao nhận thức của cấp uỷ và đội ngũ cán bộ, đảng viên về công tác
tác kiểm tra, giám sát của Chi bộ là vấn đề có tính nguyên tắc, sợi chỉ đỏ xuyên
suốt chỉ đạo mọi hoạt động công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời là điều kiện,
nguyên nhân chủ yếu, sâu sa dẫn đến thành công của công tác kiểm tra, giám sát
của chi bộ. Đây là giải pháp cơ bản nhằm tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức
của cán bộ, đảng viên về cơng tác kiểm tra, giám sát, trên cơ sở đó xác định
trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của tổ
chức đảng. Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi cán bộ, đảng viên trong
chi bộ, nội dung giáo dục phải toàn diện, song cần tập trung vào những vấn đề
cơ bản sau: Giáo dục, quán triệt cho đội ngũ cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên
về quan điểm, đường lối, nhiệm vụ chính trị theo các quan điểm của Đảng về
công tác kiểm tra, giám sát.

10


Cấp ủy, chi bộ phải trực tiếp tổ chức quán triệt theo chương trình nội dung,
thời gian quy định của cấp trên cho mọi đảng viên trong chi bộ. Đối với cấp ủy
viên phải được thường xuyên học tập nghiên cứu những tài liệu về nghiệp vụ
công tác kiểm tra, giám sát của các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Cấp uỷ, cán
bộ, đảng viên phải tích cực, tự giác học tập, chủ động nâng cao trình độ của
mình, nêu cao ý thức tự nghiên cứu, tự học tập biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự nghiên cứu; phải trực tiếp tham gia công tác kiểm tra, giám sát của tổ
chức đảng để thấy rõ trách nhiệm cá nhân của mình trong thực hiện nhiệm vụ,
trong xây dựng Đảng và tiến hành công tác tác kiểm tra, giám sát, khắc phục
tình trạng lười học tập, lười nghiên cứu trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Phát huy vai trò của cấp uỷ, chi bộ, trước hết là người đứng đầu cấp ủy

trong công tác quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ kiểm tra, giám sát thực hiện tốt
nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc của cấp ủy và phát huy hiệu quả
quy chế phối hợp giữa cấp ủy với đơn vị và các tổ chức đoàn thể.
3.2. Thực hiện nghiêm chế độ lãnh đạo có kiểm tra, giám sát; kiểm tra,
giám sát có chương trình, kế hoạch, đúng quy trình, đảm báo lưu trữ hồ sơ
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa quyết định
trong việc nâng cao chất lượng, hiệu qủa lãnh đạo của Chi bộ. Xây dựng chương
trình cơng tác kiểm tra, giám sát hằng năm, phải xác định nội dung trọng tâm,
những vấn đề thực hiện cơng tác Đảng, hệ thống chính trị và nhiệm vụ chính trị
của năm học của đơn vị; khi xây dựng đề cương phải bám sát nhiệm vụ từng
năm, từng thời điểm kiểm tra, giám sát, nhiệm vụ của đảng viên, viên chức được
giao, đề cương phải cụ thể, chi tiết, bao quát các nội dung cần kiểm tra (giám
sát), yêu cầu khi kiểm tra, báo cáo phải có minh chứng kèm theo.
Q trình thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừa vi phạm
của cán bộ, đảng viên, nội dung kiểm tra phải bám sát nhiệm vụ trong năm về
công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhiệm vụ năm học của đơn vị.
Sau kiểm tra có kết luận, biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cán bộ, đảng
viên thực hiện tốt nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phê phán nhắc
nhở những cán bộ, đảng viên thực hiện chưa tốt; xử lý nghiêm túc những cán bộ,
đảng viên và tổ chức vi phạm. Đồng thời bổ sung những điểm chưa phù hợp
trong nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách; tập trung khắc phục những tình
trạng mất đồn kết phát hiện qua kiểm tra.
Hằng tháng khi xây dựng kiểm tra, giám sát đảng viên cần phải phối hợp
chặt chẽ với công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị, sau cuộc kiểm tra nội bộ, nếu
thấy đảng viên có nhiều tồn tại, khuyết điểm thì đề nghị Chi bộ tiến hành kiểm
tra để có kết luận rõ ràng và xử lý. Định kỳ 3 tháng một lần Chi bộ, chi ủy nghe
báo cáo và cho ý kiến cụ thể về công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng, xem xét giải
quyết các yêu cầu kiến nghị của cán bộ, đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật Đảng.

11


Thực hiện tốt việc phối hợp, thông tin, báo cáo, sơ, tổng kết thực tiễn trong
công tác kiểm tra, giám sát. Chi bộ cần phối kết hợp chặt chẽ giữa UBKT cấp
trên với các đơn vị có liên quan theo quy chế phối hợp trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo,
công tác khắc phục tồn tại khuyết điểm, hậu quả theo kết luận kiểm tra và tham
mưu kịp thời đối với cấp uỷ và UBKT cấp trên về thực hiện nhiệm vụ công tác
kiểm tra giám sát. Thủ trưởng đơn vị hằng tháng phải có trách nhiệm báo cáo
đầy đủ, trung thực tình hình kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị,
cơng tác tổ chức, cán bộ và việc thực hiện nghị quyết của đơn vị.
Thực hiện đúng các quy trình, đảm bảo chặt chẽ về kiểm tra, giám sát và xử
lý kỷ luật của Đảng; kết luận thông báo rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và
trách nhiệm của chi bộ và đảng viên được kiểm tra, giám sát. Hạn chế và đi đến
xóa bỏ hiện tượng làm tắt, làm chiếu lệ, qua loa trong công tác kiểm tra và xử lý
kỷ luật của chi bộ. Chú trọng công tác khắc phục tồn tại, hạn chế, khuyết điểm
sau kiểm tra, giám sát. Chi bộ, đảng viên phải xây dựng kế hoạch, lộ trình khắc
phục các khuyết điểm tồn tại và báo cáo kết quả khắc phục theo đúng quy định,
giúp chi bộ phát huy ưu điểm, xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết
điểm đề ra giải pháp để lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Việc bảo quản lưu trữ hồ sơ của Đảng nói chung, hồ sơ kiểm tra, giám sát,
thi hành kỷ luật nói riêng có ý nghĩa quan trọng. Qua đó, một mặt phục vụ cho
công tác tổ chức, lãnh đạo của chi bộ, mặt khác giúp cho việc nghiên cứu và quy
hoạch, sử dụng cán bộ, sơ kết, tổng kết định kỳ. Do đó chi bộ phải làm tốt cơng
tác lưu trữ bảo quản hồ sơ của mình theo quy định.
3.3. Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát của Chi bộ
Chi bộ phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng
viên thuộc phạm vi quản lý về việc chấp hành nghị quyết, chỉ thi, chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước quy định như việc thực hiện
Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 17CT/TU ngày 03/12/2013 của Tỉnh ủy Nghệ An về tăng cường kỷ luật, kỷ cương
trong các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước các cấp; việc thực hiện chính
sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng
viên về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành đường lối, quan điểm, nghị quyết, chỉ
thị, quyết định, quy định, kết luận của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước
trên các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và
việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo nghị quyết của Chi bộ như
việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Chi bộ; việc xây dựng kế
hoạch và kết quả thực hiện công tác phát triển đảng viên; công tác cập nhật, lưu
trữ, bảo quản hồ sơ, dữ liệu đảng viên; việc triển khai nghị quyết chi bộ về xây
12


dựng kế hoạch và triển khai thực hiện xây dựng chương trình nhà trường, kế
hoạch năm học, kế hoạch giáo dục môn học, kế hoạch cá nhân; việc đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch và triển khai thực
hiện dạy học chủ đề, giáo dục Stem, hoạt động trải nghiệm (văn hóa ứng xử, văn
hóa giao thơng, kỹ năng học tập trong thời đại cơng nghệ 4.0, vấn đề bình đẳng
giới, tình bạn, tình yêu), trải nghiệm hướng nghiệp (tìm hiểu các ngành nghề
trong xã hội, nghề nghiệp gắn với năng lực bản thân, tìm hiểu thị trường lao
động trong thời đại 4.0, tơi mốn đạt ước mơ, vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong
thời đại công nghệ số, thanh niên với mục tiêu trở thành cơng dân tồn cầu);
việc tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; việc đưa
các nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống
tham nhũng vào dạy học bộ môn; việc thực hiện giáo dục đạo đức, pháp luật,
mơi trường, giới tính, các tệ nạn xã hội, tham mưu xây dựng an ninh trật tự
trường học, phòng chống bạo lực học đường, tư vấn tâm lý học đường, kĩ năng

lồng ghép giới trong dạy học và giáo dục, giáo dục các kỹ năng cần thiết cho học
sinh (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh, kỹ năng ứng phó
với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc
sống, kỹ năng thiết lập mục tiêu của bản thân, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ
năng sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm).
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy chế làm việc, thực hiện quy chế dân
chủ, thực hiện quy đinh về nội dung phải công khai, đảm bảo thực hiện nghiêm
túc quy chế đã ban hành, đảm bảo vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách;
việc thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa XI) về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán
bộ chủ chốt các cấp, việc thực hiện Chỉ thị số 08-CT/HU ngày 12/7/2017 của BTV
Huyện ủy Đô Lương về "Tiếp tục phát huy vai trò nêu gương; tăng cường kỷ
luật, kỷ cương hành chính" trong cán bộ, đảng viên, việc thực hiện Quy định số
09-QĐ/HU ngày 07/08/2019 của Ban Thường vụ Huyện ủy về trách nhiệm
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Kiểm tra, giám sát thực hiện và kết quả thực hiện các quy trình về quy
hoạch cán bộ đảm bảo dân chủ khách quan nhằm bố trí sử dụng cán bộ có năng
lực, phẩm chất thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; việc tham mưu thực hiện công
tác đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị, trình độ chun mơn của đồng chí cấp ủy
phụ trach chun mơn; việc tham mưu đào tạo nghiệp vụ quản lý của đồng chí
cấp ủy phụ trách cơng tác tổ chức; việc tham mưu đào tạo giáo viên đạt chuẩn
Tin học (đối với giáo viên Tin học), đạt chuẩn ngoại ngữ Châu Âu (đốivới giáo
viên ngoại ngữ), bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thơng mới đối với các
đồng chí tổ trưởng, tổ phó chun mơn. Hàng năm tiến hành gợi ý và tổ chức
kiểm điểm đảng viên về hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các
nguyên tắc tổ chức của Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê
13



bình và phê bình; Kiểm tra việc giữ gìn đồn kết nội bộ trong Đảng; kiểm tra,
giám sát đảng viên thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ sinh hoạt
Đảng, Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung
ương về những điều đảng viên không được làm.
3.4. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng có trọng
tâm, trọng điểm về nhiệm vụ chính trị của đơn vị
Chi bộ phải tổ chức quán triệt cho cán bộ, đảng viên về Điều lệ Đảng, các
quy định của Bộ chính trị, Ban Bí thư, của UBKT các cấp về công tác kiểm tra,
giám sát và kỷ luật của Đảng. Trước mắt phải quán triệt sâu rộng trong chi bộ
các nội dung Điều lệ Đảng; Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 27/6/2016 của Ban
Chấp hành Trung ương về hướng dẫn thi hành điều lệ Đảng; Hướng dẫn số 01HD/UBKTTW, ngày 21/11/2016 của UBKT Trung ương hướng dẫn thực hiện
một số Điều trong Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và Chương
VIII Điều lệ Đảng vầ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; Quy định số
86-QĐ/TW, ngày 01/6/2017 của Bộ Chính trị về giám sát trong Đảng, Hướng
dẫn số 02-HD/UBKTTW, ngày 12/9/2017 của UBKT Trung ương hướng dẫn
thực hiện một số Điều trong Quy định số 86-QĐ/TW của Bộ Chính trị về giám
sát trong Đảng; Quy định số 109-QĐ/TW, ngày 03/01/2018 của Ban Bí thư quy
định cơng tác kiểm tra cuảt tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017
của Bộ Chính trị “Về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”, Hướng dẫn số 04HD/UBKTTW ngày 22/3/2018 của Uỷ ban kiểm tra Trung ương “Thực hiện một
số điều của Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý
kỷ luật đảng viên vi phạm”; các văn bản quy định, hướng dẫn công tác kiểm tra,
giám sát các cấp.
Quán triệt cho cán bộ, đảng viên về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của
Chi bộ về công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật. Làm rõ cho đảng viên về
trách nhiệm của Chi bộ trong cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, quy
trình, thủ tục, nguyên tắc, phương châm phương pháp trong kiểm tra, xử lý kỷ
luật. Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cho cán bộ, đảng viên
về vai trị, vị trí, ý nghĩa của cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình
hình mới; làm cho mọi đảng viên thấy được kiểm tra, giám sát là việc không thể

thiếu trong các hoạt động lãnh đạo của Đảng, tạo sự thống nhất trong thực hiện,
nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật Đảng.
Tiếp tục quán triệt cho cán bộ, đảng viên các văn bản các cấp về tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức, lối sống, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Qua
đó giáo dục đảng viên nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình, thực sự coi
việc thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với vị trí cơng tác, giữ nghiêm kỷ luật
Đảng là trách nhiệm của mỗi đảng viên. Từ đó có ý thức tốt trong cơng tác đấu
tranh tự phê bình và phê bình, tự giác trong tiếp thu khuyết điểm và tự giác nhận
kỷ luật, sữa chữa khuyết điểm.
14


Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát theo phương
châm “Giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm”; kiểm
tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, cơng khai, dân chủ,
thận trọng và chặt chẽ, trong đó lấy phịng ngừa, xây là chính. Chú trọng việc
cơng khai các kết luận kiểm tra, việc thi hành kỷ luật đảng để góp phần giáo dục
và phịng ngừa vi phạm; đồng thời phát hiện, nhân rộng các mơ hình, nhân tố
mới, tích cực của các tổ chức đảng, đảng viên để góp phần xây dựng Chi bộ
trong sạch, vững mạnh.
3.5. Gắn công tác kiểm tra, giám sát với việc thực hiện học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII)
về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,
hằng năm trên cơ sở nội dung các chuyên đề cần tổ chức quán triệt và triển khai
thực hiện phải gắn với nhiệm vụ cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên.
Năm 2016 với chun đề tồn khóa “Những nội dung cơ bản của tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cần tập trong cơng tác kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các nội dung về Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, về các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt

Đảng như tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bính và
phê bình, đồn kết thống nhất trong chi bộ.
Năm 2017 với chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh về phịng chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tựu diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cần tập trong cơng tác kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các nội dung về triển khai thực hiện, kiểm điểm Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Năm 2018 với chuyên đề “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của
người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên”. Cần tập trong công tác kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các nội dung về phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo
(trên nhiệm vụ được phân công), trách nhiệm nêu gương trong lối sống và thực
hiện nhiệm vụ, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo.
Năm 2019 với chuyên đề “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy
dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”. Cần tập trong cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về
xây dựng đội ngũ đảng viên, tính tiên phong, gương mẫu, có trách nhiệm trong
cơng việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, cải
cách hành chính, tác phong làm việc khoa học, khách quan, công tâm, sâu sát
thực tiễn, hiệu quả.

15


Năm 2020 với chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị vững
mạnh”. Cần tập trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về
việc tham mưu cho Chi bộ xây dựng việc xây dựng và ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ; Chương trình làm việc tồn

khóa của cấp ủy; Quy chế làm việc của cấp ủy; Chương trình kiểm tra, giám sát
tồn khóa của Chi bộ đối với các đồng chí được phân cơng phụ trách.
3.6. Thường xun quan tâm xây dựng đội ngũ làm công tác kiểm tra,
giám sát trong sạch vững mạnh
Chi bộ phải pân cơng bí thư chi bộ hoặc cử 1 đồng chí cấp ủy trực tiếp phụ
trách, tham mưu công tác kiểm tra, giám sát và phân cơng 2 đồng chí đảng viên
thực sự có năng lực, có phẩm chất và có tín nhiệm giúp Chi bộ làm công tác
kiểm tra, giám sát.
Hằng năm, Chi bộ xây dựng chương trình kế hoạch và đề nghị Huyên ủy tổ
chức tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng cho đội
ngũ làm cơng tác kiểm tra, trong đó tập trung vào những vấn đề mới, những vấn
đề trong thực hiện còn vướng mắc, chưa thống nhất theo quy định của Điều lệ
Đảng và hướng dẫn của UBKT Trung ương. Đồng thời chỉ đạo tổ chức tập huấn
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng cho đội ngũ cán bộ đảng viên.
Mỗi cán bộ, đảng viên làm công tác kiểm tra Đảng phải thường xuyên rèn
luyện, tu dưỡng, để không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng
lực; tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng của Đảng chấp hành nghiêm
Cương lĩnh, điều lệ, chỉ thị, nghị quyết cuả Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, tận tụy trong cơng việc. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật
cao, có quan điểm đồn kết đúng đắn, trung thực, khách quan, công tâm trong
thực hiện nhiệm vụ, thành thạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng.
3.7. Đảm bảo tính dân chủ và công khai trong hoạt động kiểm tra, giám
sát; tổ chức tốt sự phối hợp các lực lượng khi tiến hành kiểm tra, giám sát
Quá trình kiểm tra, giám sát phải có kế hoạch, đối tượng kiểm tra, giám sát
được trình bày và có trách nhiệm trình bày trung thực, đầy đủ các nội dung theo
yêu cầu kiểm tra, giám sát. Việc đánh giá, kết luận kiểm tra, kết quả giám sát
phải được dựa trên những chứng cứ rõ ràng, cụ thể đảm bảo tính pháp lý, tránh
tình trạng suy diễn, quy chụp, áp đặt trong kết luận.
Công khai nội dung kiểm tra, giám sát trong chi bộ, tạo sự thống nhất trong
cấp ủy và trong đảng viên. Kết quả kiểm tra, xử lý được thông báo công khai

theo đúng quy định. Trường hợp cần thiết tổ chức đối thoại để làm rõ và đi đến
thống nhất đối với những ý kiến khác nhau trong kết luận kiểm tra, giám sát.
Tăng cường sự phối hợp các lực lượng tiến hành kiểm tra, kết hợp chặt chẽ
công tác kiểm tra của Đảng với công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị cũng như
các tổ chức đoàn thể trong đơn vị. Qua giám sát hoặc kiểm tra nội bộ nếu phát
16


hiện đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì đề xuất Chi bộ tiến hành kiểm tra Đảng,
đảng viên vi phạm thuộc phạm vi xử lý của Chi bộ hoặc cấp trên phải báo cáo về
Huyện ủy để có chỉ đạo thực hiện kịp thời.
Cấp ủy, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, nghiêm túc thực hiện tự phê
bình và phê bình. Muốn vậy, các cấp ủy viên phải thường xun quan tâm tự phê
bình và phê bình với chính mình, chủ động sửa chữa những khuyết điểm của
mình; khơng nể nang, né tránh, không thiên vị, không thành kiến; mạnh dạn phê
bình với đối tượng kiểm tra, giám sát để làm rõ ưu điểm, kết quả, khuyết điểm,
sai lầm, vi phạm và nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh dẫn đến khuyết điểm, vi
phạm và tìm cách sửa chữa những khuyết điểm ấy.
3.8. Phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng Đảng, tạo
điều kiện cho nhân dân giám sát cán bộ và đảng viên
Phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và
tổ chức thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của
Bộ chính trị về thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội và việc tham gia
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các đồn
thể chính trị - xã hội; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư
Quy định về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người
đứng đầu, cán bộ, đảng viên.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát cán bộ đảng viên
thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tiếp thu sự tham gia và đóng góp ý kiến của các đồn thể chính trị - xã hội vào
việc xây dựng nghị quyết, quy chế, quy định của đơn vị, nhất là những giải pháp
chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ,
đảng viên, tăng cường kỷ luật trong Ðảng. Triển khai thực hiện tốt quy chế dân
chủ theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước, tham gia tiếp dân theo định kỳ,
lắng nghe ý kiến của nhân dân (cán bộ, viên chức, học sinh, phụ huynh và những
người có liên quan), kịp thời giải quyết các kiến nghị chính đáng của nhân dân
nhất là kiến nghị liên quan đến chi bộ, đơn vị, liên quan đến đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong chi bộ.
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo cũng như các
quy định của Trung ương Đảng và Chính phủ, về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Qua đó làm cho cán bộ đảng viên nắm, hiểu và thực hiện đúng trách nhiệm,
nghĩa vụ, quy trình trong khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện tốt Quy chế chất vấn và trả lời chất vấn trong Đảng, thông qua
chất vấn và trả lời chất vấn nhằm phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm của
tập thể, cá nhân trong chất vấn và trả lời chất vấn thông qua chất vấn để có giải
pháp tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc xảy ra ở đơn vị; thực hiện tốt
công tác đối thoại, chất vấn và trả lời chất vấn góp phần nâng cao năng lực lãnh
17


đạo, sức chiến đấu của chi bộ, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm trong
việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức lối
sống của đảng viên, góp phần ngăn ngừa vi phạm kỷ luật đảng.
4. Thực nghiệm
4.1. Mục đích thực nghiệm
Nhằm kiểm chứng hiệu quả, tính khả thi các giải pháp đã đề xuất về nâng
cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên của Chi bộ trong
trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đặt ra về công tác kiểm tra, giám
sát mà nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

4.2. Phương pháp thực nghiệm
Để tiến hành khảo nghiệm, chúng tôi đã khảo sát đảng viên trong các chi bộ
4 trường trung học phổ thông trong huyện; đồng thời kết hợp với trao đổi với cấp
ủy chi bộ các trường về hiệu quả khi vận dụng các giải pháp của đề tài vào thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát tại chi bộ thời gian qua.
4.3. Kết quả thực nghiệm
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Chi bộ
trong những năm gần đây (nhiệm kỳ 2025-2020) có nhiều chuyển biến tích cực,
chủ động hơn, kịp thời hơn, bám sát tình hình thực tiễn. Chi bộ đã chủ động xây
dựng phương hướng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tồn khóa và chương trình, kế
hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm phù hợp với tình hình, đặc điểm, nhiệm vụ
chính trị của Chi bộ. Trong 5 năm qua, từ 2016 đến 2020 Chi bộ đã thực hiện 8
cuộc tự kiểm tra, giám sát theo kế hoạch của Huyện ủy, 15 cuộc kiểm tra chuyên
đề; 25 cuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, 25 cuộc giám sát việc
thực hiện nhiệm vụ đảng viên; phối hợp đơn vị lồng ghép kiểm tra nội bộ 90
cuộc về thực hiện nhiệm vụ chính trị (chuyên môn). Xử lý kỷ luật 9 đảng viên vi
phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Việc tổ chức thực hiện nghiêm túc các giải pháp vào chương trình, kế
hoạch của cơng tác kiểm tra, giám sát tại chi bộ thời gian qua đã góp phần nâng
cao nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ, của cấp ủy chi bộ; nâng cao năng lực
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của cán bộ, đảng viên trong
chi bộ. Các chi bộ trong huyện thời gian qua đã đưa vào thử nghiệm các giải
pháp nêu trong đề tài và thu được những kết quả tốt về công tác kiểm tra, giám
sát, đội ngũ làm công tác kiểm tra, giám sát nắm được quy trình, nội dung, cách
thức thực hiện, hồ sơ liên quan; đảng viên được kiểm tra, giám sát nhận thức
được tầm quan trọng, trách nhiệm của bản thân trong công tác kiểm tra, giám sát
với nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng hiện nay, thực hiện tốt hơn công tác phối
hợp với tổ kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. Tại đơn vị, trong thời
gian qua chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra, giám sát được nâng lên, có
chuyển biến rõ rệt, đầu nhiệm kỳ 2015-2020 chỉ có 10% cán bộ, đảng viên trong

chi bộ có thể đảm nhận nhiệm vụ khi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thì
18


nay có đến 50% cán bộ, đảng viên có nhận đảm nhận nhiệm vụ này; kết quả
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng của chi bộ từ năm 2017 đến 2020 được
Huyện ủy đánh giá xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Kiểm tra, giám sát là một hoạt động thuộc chức năng lãnh đạo của Đảng,
khâu quan trọng trong công tác lãnh đạo và là nội dung của cơng tác xây dựng
Đảng, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và
đạo đức, tăng cường đoàn kết thống nhất, giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của chi
bộ. Tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát ở tổ chức cơ sở đảng là biện pháp
quan trọng nhằm ngăn ngừa và khắc phục những hiện tượng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận đảng viên; phát hiện kịp thời
những khuyết điểm để khắc phục, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Là bí thư chi bộ, trong những năm qua vừa là người lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện công tác Đảng, vừa được chi bộ phân công trực tiếp phụ trách công tác
kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, bản thân luôn học hỏi, thật sự lắng nghe tiếp
thu ý kiến, thực sự cầu thị, không ngừng hồn thiện, nâng cao trình độ, chun
mơn, nghiệp vụ về cơng tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, tâm
huyết, trách nhiệm; ln hồn thành đạt và vượt các chỉ tiêu được giao, chất
lượng đảm bảo các tiêu chí đánh giá của UBKT Huyện ủy về công tác kiểm tra,
giám sát đối với chi bộ trong đơn vị sự nghiệp. Đề tài có ý nghĩa và ứng dụng
thiết thực trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại chi bộ.
Việc thực hiện phối hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát Đảng của chi bộ
với công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị về việc thực hiện chuyên môn, hoạt
động dạy học, hoạt động giáo dục, đánh giá xếp loại. Thực hiện công tác kiểm

tra nội bộ có tính rộng hơn, mỗi lần kiểm tra được nhiều đối tượng, có sự so
sánh kết quả thực hiên; những viên chức (là đảng viên) khi kiểm tra nội bộ nhận
thấy việc thực hiện không nghiêm túc, khơng đầy đủ, làm qua loa, chiếu lệ thì
Hiệu trưởng đề xuất chi bộ tiến hành kiểm tra Đảng để có kết luận rõ ràng, cụ
thể để xử lý, từ đó tạo được ý thức phấn đấu, tính răn đe và trách nhiệm tập thể,
cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ đơn vị.
2. Một số bài học kinh nghiệm
Chi bộ cần nghiêm túc tổ chức quán triệt các quy định, quyết định của Bộ
Chính trị và các hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, của Đảng cấp trên
về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng nhằm nâng cao nhận thức của
các cấp ủy và cán bộ đảng viên và nắm rõ hơn về quy trình kiểm tra, giám sát,
nguyên tắc thủ tục khi tiến hành kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Chi bộ phải tăng cường hơn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra,
giám sát, xác định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng
19


lãnh đạo và là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, phải tiến hành thường xuyên,
công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ, lấy phịng ngừa, xây là chính; phải
nắm chắc tình hình hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên để kịp
thời có biện pháp cụ thể trong lãnh đạo và chỉ đạo; sau kiểm tra giúp đỡ đảng
viên được kiểm tra tìm ra nguyên nhân để khắc phục những thiếu sót, khuyết
điểm, khơng để vi phạm nhỏ trở thành vi phạm lớn mới kiểm tra, xử lý.
Hàng năm Chi bộ xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra, giám sát bám
vào nhiệm vụ trọng tâm của từng năm và điều kiện cụ thể của chi bộ, gắn công
tác kiểm tra với công tác tư tưởng, cơng tác tổ chức cán bộ. Thực hiện có hiệu
quả công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ cần kết hợp với kết quả công tác kiểm
tra nội bộ của đơn vị để khi cần thiết qua kiểm tra nội bộ có thể chuyến sang
kiểm tra một số đảng viên.
Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng phải được người đứng

đầu cấp ủy quan tâm, chỉ đạo triển khai kịp thời, đúng quy trình, có hiệu quả;
gắn vai trò trách nhiệm của người đứng đầu và vai trị tham mưu của các tổ, ban,
đồn thể trong việc trong kiểm tra, giám sát. Định kỳ, Chi bộ tổ chức sơ, tổng kết,
có biểu dương, khích lệ gắn với đánh giá, xếp loại cuối năm.
Cụ thể hóa nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thành một trong những tiêu chí để
đánh giá, phân loại, xếp thi đua - khen thưởng đảng viên hàng năm. Tiêu chí cần
cụ thể, mang tính định lượng, trong đó lấy tỷ lệ hồn thành khối lượng, tiến độ
và hiệu quả công việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
3. Những kiến nghị đề xuất
3.1. Đối với cấp trên:
Đảng bộ cấp trên quản lý cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đối cho các
Chi bộ trực thuộc, chú trọng việc chỉ đạo xây dựng chương trình kiểm tra, giám
sát hàng năm gắn với nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị để thực hiện các cuộc
kiểm tra, giám sát công tác Đảng gắn với công tác kiểm tra nội bộ trường học,
khi xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng phải gắn với kết quả thực hiện công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo khi thực hiện các cuộc kiểm tra, thanh tra
các đơn vị cần xem kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ vào
kết quả thực hiện công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị.
3.2. Đối với chi bộ, đơn vị:
Phối hợp chặt chẽ công tác kiểm tra nội bộ trường học của đơn vị với công
tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng của Chi bộ và công tác kiểm tra của các tổ
chức đồn thể chính trị - xã hội trong đơn vị; coi trọng công tác tự giám sát
trong kiểm tra.

20


Cử cán bộ, đảng viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,

đặc biệt tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, trong đó có cơng
tác kiểm tra, giám sát do cấp trên tổ chức.
Khi kiểm tra, giám sát đảng viên phải phân tích rõ các mặt làm được, các
tồn tại, khuyết điểm để đảng viên nắm, hiểu rõ và đề ra hướng khắc phục. Sau
khi thực hiện cuộc kiểm tra, giám sát, cần theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện
kết luận kiểm tra hoặc kết quả giám sát của đảng viên để điều chỉnh việc khắc
phục đạt hiệu quả.
3.2. Đối với cán bộ, đảng viên:
Thực hiện tốt việc tiếp thu chủ trương, đường lối, quy định công tác kiểm
tra, giám sát, kỷ luật Đảng; năm được vai trị, vị trí, nội dung, quy trình thực
hiện cuộc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng của Chi bộ đối với việc thực
hiện nhiệm vụ được giao.
Chăm lo tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của bản
thân; ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, kịp thời phát hiện tồn tại, sai
trái của tập thể, cá nhân, nâng cao sức chiến đấu, thực hiện tốt đấu tranh tự phê
bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đơn vị.
Phối hợp chặt chẽ với tổ kiểm tra, giám sát khi được Chi bộ tổ chức kiểm
tra, giám sát bản thân, có trách nhiệm và cung cấp đầy đủ thông tin, báo cáo,
minh chứng trung thực, thực sự cầu thị khi tiếp thu, lắng nghe ý kiến đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ các nội dung được kiểm tra hoặc giám sát.

21


CÁC PHỤ LỤC
Mẫu 1

ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
CHI BỘ ....
*

Số
-QĐ/CB

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
…......, ngày…. tháng…. năm…

QUYẾT ĐỊNH
Kiểm tra (hoặc giám sát) ...... (nội dung kiểm tra hoặc giám sát) đối với đồng
chí... (tên đảng viên được kiểm tra hoặc giám sát)
----------------

- Căn cứ Điều lệ Đảng khóa XII;
- Căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của BCH Trung ương, quy
định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra,
giám sát, kỷ luật của Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc và Chương trình kiểm trahoặc giám sát năm ....
của Chi bộ ...;
CHI BỘ QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Kiểm tra (hoặc giám sát) .... (nội dung kiểm tra hoặc giám sát) đối
với đồng chí ... (tên đảng viên được kiểm tra hoặc giám sát).
Điều 2. Thành lập tổ kiểm tra (hoặc giám sát) gồm các đồng chí có tên sau
đây:
1- Đồng chí…………, Tổ trưởng.
2- Đồng chí…………, Thành viên.
3- Đồng chí…………, Thư ký.
Ghi đầy đủ họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của các đồng chí trong Tổ
Kiểm tra
Điều 3. Mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian và phương pháp tiến hành
được xác định cụ thể trong Kế hoạch kiểm tra (hoặc giám sát) (ban hành kèm
theo Quyết định này).

Điều 4. Đồng chí... (tên đảng viên được kiểm tra hoặc giám sát) và các đồng
chí có tên tại Điều 2 thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy (để b/c),
- Như Điều 4,

T/M CHI BỘ
BÍ THƯ
(ký, ghi rõ họ và tên, và đóng dấu)
22


- Tên đảng viên được kiểm tra (hoặc giám sát),
- Lưu.

Mẫu 2
ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
CHI BỘ ....
*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
…......, ngày…. tháng…. năm…

KẾ HOẠCH
Kiểm tra (hoặc giám sát) ... (nội dung kiểm tra hoặc giám sát) đối với đồng
chí... (tên đảng viên được kiểm tra hoặc giám sát)
(ban hành kèm theo Quyết định số
-QĐ/CB ngày.... của Chi bộ ...)
1. Mục đích, yêu cầu
- Đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và dấu hiệu vi phạm (nếu

có) của đồng chí ... (tên họ và tên đảng viên được kiểm tra hoặc giám sát) trong
việc .... (nội dung kiểm tra hoặc giám sát) để kịp thời sửa chữa, uốn nắn, khắc
phục.
- Việc kiểm tra (hoặc giám sát) bảo đảm dân chủ, khách quan; đúng nguyên
tắc, quy trình, quy định của Đảng; nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình của
đảng viên được kiểm tra (hoặc giám sát).
2. Nội dung kiểm tra (hoặc giám sát)
(Ghi đầy đủ, cụ thể, chi tiết nội dung kiểm tra hoặc giám sát)
3. Thời gian kiểm tra (hoặc giám sát)
- Mốc thời gian kiểm tra (hoặc giám sát): Từ ngày .... đến …..
- Thời gian tiến hành: (Ghi rõ tổng số ngày làm việc tại địa phương, đơn vị).
4. Phương pháp tiến hành
(Ghi thứ tự các công việc phải thực hiện theo quy trình kiểm tra hoặc giám
sát hiện hành).
Trong quá trình thực hiện, Kế hoạch này có thể được điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp với tình hình thực tế./.
T/M CHI BỘ
BÍ THƯ
(ký, ghi rõ họ và tên, và đóng dấu)

23


Mẫu 3
ĐẢNG BỘ HUYỆN ...................
CHI BỘ TRƯỜNG THPT ..............

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

*

ĐỀ CƯƠNG
Tự kiểm tra về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII),
Quy định số 09-QĐ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy
và việc thực hiện nhiệm vụ được giao
- Họ và tên đảng viên được kiểm tra: ..........................................................................
- Ngày tháng năm sinh: ................................................................................................
- Quê quán: ................................................................................................................................
- Nơi cư trú hiện nay: .............................................................................................................
- Ngày vào Đảng: ..................................
Ngày chính thức: .....................................
- Hiện nay đang sinh hoạt tại chi bộ: ...............................................................................
- Chức vụ chuyên môn hiện nay: ......................................................................................
- Chức vụ Đảng, Đoàn thể: ..................................................................................................
- Nhiệm vụ chuyên môn được giao: ................................................................................
I. Kết quả thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ
Chính trị (khóa XII)
2.1. Kết quả thực hiện trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021
a) Nhận thức của bản thân về các chuyên đề học tập và làm theo năm 2020
mà chi bộ đã quán triệt.
b) Nội dung đã đăng ký trong năm 2020 và 2021.
c) Kết quả thực hiện theo nhiệm vụ được phân công (việc làm cụ thể gắn
với chuyên đề 2020, 2021) đã đạt được trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm
2021 trên các nội dung đã đăng ký.
1.2. Đánh giá nhận xét
- Về ưu điểm.
- Tồn tại, hạn chế.
- Hướng khắc phục.
II. Việc thực hiện Quy định số 09-QĐ/HU ngày 07/8/2019 của Ban
Thường vụ Huyện ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
2.1. Kết quả thực hiện trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021

- Việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước (đã nêu gương được vấn đề, nội dung nào, minh chứng cụ thể kẻm theo)..
- Việc thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2019 của Ban Chấp
hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm (trong 19 nội dung
của Quy định đồng chí đã thực hiện nêu gương được nội dung nào).
- Việc thực hiện nội quy, quy chế của đơn vị.
2.2. Đánh giá nhận xét
24


- Về ưu điểm.
- Tồn tại, hạn chế.
- Hướng khắc phục.
III. Việc thực hiện nhiệm vụ được giao
3.1. Kết quả thực hiện trong năm 2019-2020 và 2020-2021
- Việc xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong năm học (có
bám vào văn bản hướng dẫn, kế hoạch của trường, tổ, nhóm vào điều kiện cụ thể
của bản thân trên cơ sở nhiệm vụ được giao).
- Nêu rõ, cụ thể việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế
hoạch đã đề ra về: Thực hiện nội dung chương trình giảng dạy, quy chế chun
mơn (đảm bảo dạy đúng, đủ theo PPCT; số lần điểm, điểm số có trùng khớp
giữa phần mềm và trong sổ điểm lớp, sổ điểm cá nhân; ghi chép trong sổ điểm,
học bạ, sổ đầu bài; giáo án có theo hướng phát triển phẩm chất năng lực không);
thực hiện trải nghiệm sáng tạo; việc xây dựng chủ đề môn học, dạy học tự chọn;
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; dạy học và kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực; xây dựng ma trận đề kiểm tra có đúng văn
bản hướng dẫn khơng và ra đề có theo ma trận của nhóm khơng; hoạt động khai
thác và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học; giảng dạy các tiết sử dụng cơng nghệ
thơng tin, phịng học thơng minh; nghiên cứu khoa học, SKKN.
- Việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp (sinh hoạt thường kỳ, tổ chức các

hoạt động ngoài giờ lên lớp (nội dung, giáo án kèm theo), giáo dục hướng
nghiệp (nội dung, giáo án kèm theo), đánh giá xếp loại học sinh trong năm học
2019-2020 và học kỳ 1 năm học 2020-2021,
- Đánh giá cụ thể các mặt đã thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm học
2019-2020 và học kỳ 1 năm học 2020-2021 (nêu số liệu cụ thể, kể cả công tác
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực).
- Những đóng góp của bản thân khi xây dựng và thực hiện nhiệm vụ trong
tổ, nhóm chun mơn trong năm học, xây dựng kế hoạch mơn học; việc đóng
góp ý kiển khi xây dựng các quy chế, quy định và các hoạt động của nhà
trường).
- Việc thực hiện nhiệm vụ Cơng đồn trong năm học 2019-2020 và học kỳ
1 năm học 2020-2021.
3.2. Đánh giá nhận xét
- Về ưu điểm.
- Tồn tại, hạn chế.
- Hướng khắc phục.
IV. Những kiến nghị đề xuất
4.1. Đối với chi bộ, đơn vị.
4.2. Đối với tổ, nhóm chun mơn.
4.3. Đối với cơng đồn, Đồn thanh niên.
Đơ Lương, ngày ... tháng ... năm …..
Đảng viên được kiểm tra

25


×