Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

SKKN một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra thi trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.17 KB, 62 trang )

UBND TỈNH NGHỆ AN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG VIỆC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC
THANH TRA THI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN”

Lĩnh vực: Quản lý Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Trung Hiếu
Đơn vị công tác: Thanh tra Sở GD&ĐT Nghệ An
Số điện thoại: 0915 226 880

Nghệ An, tháng 4/2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Phần I

TRANG

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1


Lí do chọn đề tài

1

2

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

1

3

Phạm vi và giá trị sử dụng

2

4

Phƣơng pháp nghiên cứu

2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3

Phần II

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận về công tác thanh tra các kỳ thi


3

1

Mục đích hoạt động thanh tra các kỳ thi

3

2

Nguyên tắc hoạt động thanh tra các kỳ thi

3

3

Hình thức thanh tra các kỳ thi

3

4

Nội dung thanh tra các kỳ thi

3

5

Quy trình thanh tra các kỳ thi


6

6

Tổ chức, trách nhiệm và kinh phí hoạt động thanh tra thi tại
Sở GD&ĐT

6

7

Xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra thi

8

Chƣơng 2 Thực trạng công tác thanh tra thi trên địa bàn tỉnh Nghệ
An

9

1

Khái quát về việc thực hiện các kỳ thi trên địa bàn tỉnh Nghệ
An

9

2

Thực trạng về việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh

tra thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

10

3

Những thuận lợi, khó khăn trong việc chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác thanh tra thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

12

Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ
Chƣơng 3 đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra thi trên địa bàn
tỉnh Nghệ An

13

1

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến về định hƣớng
đổi mới thanh tra giáo dục để mọi ngƣời hiểu rõ mục đích, ý
nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác thanh tra thi.

13

2

Xây dựng kế hoạch thanh tra thi

14


3

Lựa chọn lực lƣợng tham gia công tác thanh tra thi

16


4

Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về
công tác thanh tra thi.

16

5

Thƣờng xuyên chỉ đạo, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của
các lực lƣợng tham gia thanh tra thi; xử lý có hiệu quả các
tình huống bất thƣờng xảy ra trong quá trình tổ chức kỳ thi

25

6

Thực hiện kịp thời công tác khen thƣởng, kỷ luật

29

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


32

1

Kết luận

32

2

Kiến nghị

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

Phần III

PHỤ LỤC


Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Thanh tra, kiểm tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nƣớc, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đồng thời là một biện pháp phòng
ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
Trong cơng tác thanh tra giáo dục, ngồi hoạt động thanh tra hành chính thì

thanh tra chun ngành mà trong đó hoạt động thanh tra thi có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, qua hoạt động thanh tra thi sẽ giúp cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở
giáo dục làm tốt công tác thi, kịp thời kiến nghị cơ quan quản lý giáo dục các cấp
có biện pháp để đảm bảo các kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Hoạt động thanh tra thi sẽ góp phần đảm bảo tính dân chủ, kịp thời; đúng nội
dung, đối tƣợng ghi trong quyết định thanh tra; khơng làm cản trở hoạt động bình
thƣờng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia kỳ thi, nâng cao chất lƣợng giáo
dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Thanh tra thi giúp
cho việc đánh giá năng lực học tập của học sinh đƣợc thực hiện một cách khách
quan chính xác, cơng bằng, tạo động lực cho hoạt động học tập của học sinh và
hoạt động giảng dạy của giáo viên phát triển.
Xuất phát từ sự đổi mới, tầm quan trọng của công tác thanh tra thi trong thời
gian gần đây; căn cứ vào kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra các
kỳ thi trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tôi lựa chọn chủ đề: " Một số
kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện
công tác thanh tra thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm nhằm vận dụng kinh nghiệm thực tiễn vào q trình thực hiện cơng tác
thanh tra thi mang lại hiệu quả cao nhất.
Tính mới của đề tài: Giúp nhà quản lý nắm đƣợc những vấn đề mới, cốt lõi,
quan trọng trong việc thực hiện công tác thanh tra thi, từ đó có sự chỉ đạo, tổ chức
hiệu quả các khâu trong công tác thanh tra thi.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Giúp các nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ thanh tra thi đƣợc những vấn đề
mới, cốt lõi, quan trọng trong việc thực hiện cơng tác thanh tra thi, thấy đƣợc
những vấn đề cịn tồn tại trong công tác thanh tra thi trong những năm gần đây, từ
đó có sự chỉ đạo, tổ chức hiệu quả các khâu trong công tác thanh tra thi.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận về công tác thanh tra các kỳ thi.
- Nghiên cứu thực trạng của công tác thanh tra thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Đƣa ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo, tổ
chức thực hiện công tác thanh tra thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1


3. Phạm vi và giá trị sử dụng
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đề ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu
quả trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra tại các kỳ thi trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
3.2. Giá trị sử dụng
Các kinh nghiệm đƣợc đúc rút trong đề tài sẽ góp phần giúp các nhà quản lý
giáo dục:
- Thực hiện công tác thanh tra thi đúng theo tinh thần chỉ đạo, hƣớng dẫn
của cấp trên.
- Nâng cao đƣợc nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác thanh tra thi
thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn.
- Thực hiện bài bản cơng tác thanh tra thi đúng trình tự, đúng quy trình từ
việc xây dựng kế hoạch đến việc thành lập các đồn thanh tra, thực hiện quy trình
thanh tra.
- Hệ thống mẫu biểu của đề tài tạo thuận lợi cho các đoàn thanh tra thực
hiện, thiết lập hệ thống văn bản đúng thể thức, đúng quy trình, có hiệu quả.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm các phƣơng pháp thực tiễn:
+ Thực tế thanh tra tại các kỳ thi
+ Qua các cuộc tập huấn, bồi dƣỡng
Các phƣơng pháp trên đƣợc kết hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu để

phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn đề nghiên cứu.

2


Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác thanh tra các kỳ thi
1. Mục đích hoạt động thanh tra các kỳ thi
- Đánh giá việc thực hiện các quy định về thi của đơn vị, tổ chức, cá nhân
tham gia.
- Phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý những trƣờng hợp vi phạm quy
chế; giúp cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục làm tốt công tác thi.
- Kịp thời kiến nghị cơ quan quản lý giáo dục các cấp có biện pháp để đảm
bảo các kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
- Giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thi.
- Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về thi để kiến
nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục.
2. Nguyên tắc hoạt động thanh tra các kỳ thi
- Tuân theo quy định pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực,
công khai, dân chủ, kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra giữa
các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; khơng làm cản trở hoạt động bình
thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra.
- Kết hợp giữa phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy
chế với việc hƣớng dẫn thực hiện quy chế.
- Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra; phối
hợp giữa thanh tra nhà nƣớc với thanh tra nội bộ của cơ sở giáo dục đại học.
3. Hình thức thanh tra các kỳ thi
- Thanh tra các kỳ thi đƣợc tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất.
- Thanh tra theo kế hoạch đƣợc tiến hành theo kế hoạch hằng năm Giám đốc

Sở GD&ĐT phê duyệt.
- Thanh tra đột xuất đƣợc tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thi; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại,
giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Giám đốc Sở GD&ĐT giao.
4. Nội dung thanh tra các kỳ thi
4.1. Thanh tra công tác chuẩn bị thi
a) Việc quán triệt, ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Giám
đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch hội đồng thi theo thẩm quyền, cụ thể:
- Thẩm quyền ban hành văn bản, loại văn bản ban hành;
- Phạm vi điều chỉnh và nội dung văn bản;
3


- Việc tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định, quy chế thi.
b) Việc thành lập các ban thuộc Hội đồng thi và tổ chức tập huấn cho thành
phần tham gia các ban; việc thông báo kế hoạch thi, lịch thi và thời gian biểu:
- Thẩm quyền ban hành quyết định thành lập các ban, số lƣợng, tên gọi các
ban theo quy định;
- Thành phần, số lƣợng, tiêu chuẩn và điều kiện của trƣởng ban, thành viên
các ban thuộc Hội đồng thi;
- Việc huy động và tổ chức tập huấn cho các đối tƣợng tham gia công tác
thi;
- Việc công khai các thông tin tại Hội đồng thi, điểm thi, phòng thi.
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các quy định đối với thí sinh:
- Thời gian, địa điểm và hình thức phát, nhận hồ sơ;
- Việc hƣớng dẫn thí sinh hồn thiện hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, hợp pháp xác
nhận về kết quả học tập, diện ƣu tiên, diện miễn thi, điểm khuyến khích, điểm bảo
lƣu, thí sinh tự do, thời gian kinh nghiệm cơng tác và các điều kiện khác đối với thí
sinh.
d) Việc chuẩn bị cơ sở vật chất và đề thi phục vụ kỳ thi:

- Số lƣợng các điểm thi, phòng thi, điều kiện về ánh sáng, khoảng cách giữa
các thí sinh;
- Việc ngăn cách khu vực thi, phòng thi với khu vực khác; việc niêm phong
các phịng khơng sử dụng trong khu vực thi, vơ hiệu hóa các phƣơng tiện thơng tin
liên lạc khơng sử dụng, tín hiệu internet trong khu vực thi;
- Việc chuẩn bị kinh phí, văn phịng phẩm phục vụ kỳ thi;
- Phƣơng án phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kỳ thi, phƣơng án
xử lý sự cố bất thƣờng;
- Việc thực hiện quy định về ra đề thi, in, sao, bảo mật, giao, nhận, vận
chuyển, bảo vệ đề thi.
4.2. Thanh tra công tác coi thi
a) Việc thực hiện trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thi, Trƣởng ban coi thi,
Trƣởng điểm thi và Trƣởng ban thƣ ký, việc phối hợp chỉ đạo công tác coi thi giữa
các ban:
- Việc chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, phối hợp giữa các lực lƣợng, kế hoạch
kiểm tra, giám sát của Trƣởng ban coi thi, Trƣởng điểm thi và các ban có liên
quan;
- Việc thực hiện quy định về sử dụng phƣơng tiện thông tin liên lạc, báo cáo
nhanh của điểm thi, Hội đồng thi;
4


- Việc bố trí cán bộ coi thi, cán bộ giám sát và cán bộ có liên quan trong
từng buổi thi;
- Việc thực hiện quy định về thu đề thi thừa;
- Việc xử lý vi phạm đối với cán bộ coi thi, cán bộ có liên quan và thí sinh
của Chủ tịch Hội đồng thi, Trƣởng điểm thi, Trƣởng ban coi thi;
- Việc kiểm tra của Chủ tịch Hội đồng thi, Trƣởng điểm thi, Trƣởng ban coi
thi, các ban có liên quan và Hội đồng thi;
- Việc thực hiện kiến nghị của thanh tra sau mỗi buổi thi; thực hiện chỉ đạo

của cấp trên và xử lý tính huống bất thƣờng xảy ra của Chủ tịch Hội đồng thi,
Trƣởng điểm thi, Trƣởng ban coi thi.
b) Việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ coi thi, thƣ ký, những ngƣời có liên
quan và thí sinh:
- Quy trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ coi thi: Đánh số báo danh, gọi tên
và kiểm tra nhận dạng thí sinh vào phịng thi, ký giấy thi, ký giấy nháp, quy trình
mở đề thi, kiểm tra đối chiếu mã đề của thí sinh, niêm phong và bàn giao đề thi
thừa, thu bài thi và xử lý thí sinh vi phạm quy chế;
- Việc thực hiện nhiệm vụ của thƣ ký điểm thi, cán bộ giám sát và lực lƣợng
có liên quan khác: Giao nhận, bảo quản bài thi, đề thi, khu vực bảo quản đề thi, bài
thi, việc thực hiện quy định về giờ giấc và hiệu lệnh của điểm thi; việc đảm bảo kỷ
luật trong khu vực thi;
- Việc thực hiện quy định về trách nhiệm của thí sinh trong khu vực thi,
trong phòng thi, việc mang và sử dụng thiết bị quay, chụp, ghi âm vào phịng thi
của thí sinh.
4.3. Thanh tra công tác chấm thi
a) Thanh tra công tác chuẩn bị chấm thi:
- Thành phần Ban chấm thi, số lƣợng cán bộ chấm thi của từng môn chấm,
thƣ ký, làm phách, chấm phúc khảo, chấm kiểm tra;
- Việc chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho cơng tác chấm
thi, khu vực chấm thi, số lƣợng phịng chấm cho từng môn chấm, khu vực làm
phách, khu vực bảo quản bài thi; phƣơng án phân công nhiệm vụ cho các thành
viên tham gia chấm thi;
- Việc tổ chức tập huấn quy chế, hƣớng dẫn chấm thi và các văn bản khác
liên quan cho các thành viên Ban chấm thi, Ban thƣ ký, Ban làm phách và các bộ
phận có liên quan;
- Việc thực hiện quy trình về làm phách, bảo mật đầu phách, quản lý bài thi
(phƣơng án giao, nhận, lƣu giữ bài thi giữa thƣ ký chấm, trƣởng môn chấm, cán bộ
chấm 1, cán bộ chấm 2).
5



b) Thanh tra trong khi chấm thi:
- Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Trƣởng ban chấm thi, thƣ ký
chấm thi, trƣởng môn chấm, cán bộ chấm thi, cán bộ chấm kiểm tra và cán bộ có
liên quan: Phân công nhiệm vụ trong Ban chấm thi, thƣ ký, việc phối hợp thực hiện
nhiệm vụ giữa thƣ ký với cán bộ chấm thi với trƣởng môn chấm; Phối hợp giữa các
lực lƣợng phục vụ, bảo vệ trong quá trình chấm thi; phƣơng án xử lý các tình
huống bất thƣờng; việc thảo luận, thống nhất hƣớng dẫn chấm, đáp án, biểu điểm;
số lƣợng bài chấm chung của từng môn chấm;
- Việc thực hiện quy trình giao, nhận bài thi; quy trình chấm 2 vịng độc lập;
việc bố trí cán bộ tại các phịng chấm thi; ghi thơng tin vào phiếu chấm, thống nhất
điểm bài thi, xử lý kết quả chấm thi, xử lý kết quả chấm kiểm tra; việc thực hiện
quy trình chấm bài thi trắc nghiệm.
c) Việc thực hiện quy trình nhập điểm.
d) Việc tổ chức chấm phúc khảo:
- Việc thành lập, bảo mật danh sách lãnh đạo và thành viên Ban chấm phúc
khảo theo quy định;
- Việc rút bài, rút phách, đánh lại phách, việc tổ chức chấm phúc khảo theo
quy định.
e) Việc phát hiện bài thi có dấu hiệu bất thƣờng để xử lý nhƣ: Trƣờng hợp
thi hộ, tráo bài và hành vi tiêu cực khác chƣa phát hiện khi coi thi.
g) Việc thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo hội đồng, kiến nghị của thanh tra.
4.4. Thanh tra việc chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện của Hội đồng thi
a) Kế hoạch, kết quả kiểm tra của Chủ tịch Hội đồng thi.
b) Hệ thống các biểu mẫu, biên bản sử dụng trong quá trình chuẩn bị thi, coi
thi, chấm thi.
c) Kết quả xử lý kiến nghị của thanh tra thi, chỉ đạo của cấp trên.
d) Việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Chủ tịch Hội đồng thi.
d) Việc lƣu trữ, công bố, công khai kết quả thi.

5. Quy trình thanh tra các kỳ thi
Quy trình thanh tra các kỳ thi thực hiện theo quy định tại Chƣơng III, Thông
tƣ số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ
chức, hoạt động, quan hệ cơng tác của Đồn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành
một cuộc thanh tra.
6. Tổ chức, trách nhiệm và kinh phí hoạt động thanh tra thi tại Sở
GD&ĐT
6.1. Xây dựng và ban hành kế hoạch thanh tra hằng năm
6


Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT chủ trì đề xuất các cuộc thanh tra thi trong kế
hoạch thanh tra hằng năm của Sở.
Kế hoạch thanh tra phải thể hiện: Nội dung thanh tra, đối tƣợng thanh tra,
thời gian thanh tra và thông tin cần thiết khác.
6.2. Trách nhiệm của các cấp quản lý, tổ chức thanh tra và thẩm quyền tổ
chức thanh tra các kỳ thi
a) Trách nhiệm của các cấp quản lý:
- Giám đốc sở GD&ĐT phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm và chỉ đạo
hoạt động thanh tra các kỳ thi thuộc quyền quản lý trên địa bàn đã đƣợc phân cấp
theo quy định của pháp luật;
- Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp, thủ trƣởng cơ sở giáo dục
có trách nhiệm xử lý sau thanh tra, thực hiện kết luận thanh tra theo quy định của
pháp luật.
b) Tổ chức thanh tra các kỳ thi:
Thanh tra Sở GD&ĐT tổ chức thanh tra theo đoàn thanh tra hoặc cử cán bộ
thanh tra độc lập theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm quyền tổ chức thanh tra các kỳ thi:
- Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh
tra thi, xét tuyển, xét tốt nghiệp, quy trình tổ chức thực hiện và đánh giá luận văn,

luận án trên địa bàn quản lý đã đƣợc phân cấp theo quy định; trƣờng hợp cần thiết,
Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra;
- Ngƣời ra quyết định thanh tra lựa chọn nội dung thanh tra, tình hình thực
tiễn và các quy định có liên quan để quyết định nội dung cụ thể cho từng cuộc
thanh tra.
6.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngƣời ra quyết định thanh tra, trƣởng đoàn
thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
các kỳ thi
- Nhiệm vụ, quyền hạn của ngƣời ra quyết định thanh tra các kỳ thi thực
hiện theo quy định tại Điều 55, Luật thanh tra số 56/2010/QH12.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của trƣởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra,
ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra độc lập thanh tra các kỳ thi thực hiện
theo quy định tại Điều 53, Điều 54 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12.
6.4. Trách nhiệm của thành viên đoàn thanh tra, ngƣời đƣợc giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra các kỳ thi
- Thành viên đoàn thanh tra các kỳ thi có trách nhiệm thực hiện đúng nội
dung, đối tƣợng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra, thực hiện nhiệm vụ

7


theo sự phân cơng của Trƣởng đồn thanh tra lập đầy đủ hồ sơ thanh tra theo quy
định.
- Thanh tra viên, ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra các kỳ thi thi
có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, đối tƣợng, thời hạn đã ghi trong quyết
định thanh tra, lập đầy đủ hồ sơ thanh tra theo quy định.
6.5. Lực lƣợng tham gia đoàn thanh tra các kỳ thi
Lực lƣợng tham gia đoàn thanh tra của sở GD&ĐT là thanh tra viên, công
chức thuộc cơ quan thanh tra sở; trƣờng hợp cần thiết, Giám đốc Sở, Chánh thanh
tra Sở trƣng tập cộng tác viên thanh tra là công chức thuộc sở GD&ĐT; cộng tác

viên thanh tra giáo dục của Sở.
6.6. Quyền và nghĩa vụ của đối tƣợng thanh tra; nghĩa vụ của cơ quan quản
lý giáo dục các cấp, cơ sở giáo dục và các đơn vị, cá nhân có liên quan
- Đối tƣợng thanh tra có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 57 và
Điều 58 của Luật thanh tra số 56/2010/QH12.
- Cơ quan quản lý giáo dục các cấp, cơ sở giáo dục và các đơn vị cá nhân có
liên quan có nghĩa vụ tạo điều kiện cho Đoàn thanh tra và cán bộ thanh tra làm
việc, đáp ứng yêu cầu của thanh tra các kỳ thi theo quy định.
6.7. Kinh phí hoạt động thanh tra các kỳ thi
- Sở GD&ĐT đảm bảo kinh phí hoạt động cho các đồn thanh tra, cán bộ
thanh tra độc lập do Giám đốc sở GD&ĐT, Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT quyết
định thành lập.
- Kinh phí trƣng tập cộng tác viên thanh tra thực hiện theo quy định về cộng
tác viên thanh tra giáo dục do Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT ban hành.
7. Xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra thi
7.1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra; cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật:
a) Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thơng tin, tài liệu khơng
chính xác, thiếu trung thực, chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến
nội dung thanh tra;
b) Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập ngƣời làm nhiệm vụ thanh
tra, ngƣời cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho
hoạt động thanh tra;
c) Vu cáo, vu khống đối với ngƣời làm nhiệm vụ thanh tra;
d) Đƣa hối lộ;

8



đ) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách
nhiệm của mình đƣợc ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
e) Các hành vi vi phạm pháp luật khác.
7.2. Ngƣời ra quyết định thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên,
công chức đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra,
thành viên khác của Đoàn thanh tra có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự,
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật,
sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tƣợng thanh tra;
b) Thanh tra vƣợt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dung trong quyết định thanh
tra;
c) Cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho
ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong q trình thanh tra;
đ) Cố ý khơng phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức
phải xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự mà
khơng xử lý, xử lý không đầy đủ, không kiến nghị việc xử lý;
e) Làm sai lệch, giả mạo, sửa chữa, tiêu hủy, chiếm đoạt hồ sơ thanh tra;
g) Nhận hối lộ, môi giới hối lộ;
h) Các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác thanh tra thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
1. Khái quát về việc thực hiện các kỳ thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nghệ An nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn nhất cả nƣớc. Địa
hình nghiêng theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền
núi, trung du, đồng bằng ven biển, trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích.
Đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 02 thị xã, 18 huyện. Do đó quy mơ trƣờng
lớp lớn, tính riêng cấp học THPT đến đầu năm học 2020-2021 tồn tỉnh có 89
trƣờng với gần 95 nghìn học sinh.

Hàng năm Sở GD&ĐT tổ chức nhiều kỳ thi mang tính địa phƣơng cũng nhƣ
tồn quốc, trong các kỳ thi công tác thanh tra thi đƣợc thực hiện nghiêm túc theo
Thông tƣ 23/2016/TT-BGDĐT ngày 13/10/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy
định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi, cụ thể:
- Năm học 2018-2019 tổ chức các kỳ thi:
+ Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia;
+ Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 và lớp 11;
9


+ Kỳ thi nghề phổ thông;
+ Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 THPT chuyên Phan Bội
Châu;
+ Kỳ thi THPT quốc gia.
- Năm học 2019-2020 tổ chức các kỳ thi:
+ Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia;
+ Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 THPT chuyên Phan Bội
Châu;
+ Kỳ thi tốt nghiệp THPT;
(Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 và lớp 11 và Kỳ thi nghề phổ thông không tổ
chức được do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19).
- Năm học 2020-2021 tổ chức các kỳ thi:
+ Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia;
+ Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12;
+ Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9;
Theo kế hoạch trong thời gian tới sẽ tổ chức các kỳ thi: Nghề phổ thông;
Tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 THPT chuyên Phan Bội Châu; Tốt nghiệp
THPT.
Ngoài các kỳ thi Sở GD&ĐT còn tổ chức nhiều cuộc thi, hội thi, hội thao
khác, Giám đốc Sở đã chỉ đạo thành lập các Tổ giám sát để đảm bảo công tác tổ

chức thi diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, cụ thể:
- Hội thi Tổng phụ trách đội giỏi cấp Tỉnh;
- Hội thi GVDG cấp tỉnh cấp Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và GDTX;
- Cuộc thi KHKT cấp tỉnh cấp THCS, THPT và GDTX;
- Hội thi GV chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh cấp THPT và GDTX;
- Hội khỏe Phù đổng;
- Hội thao Quốc phòng an ninh cấp Tỉnh.
2. Thực trạng về việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra thi
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.1. Một số kết quả đạt đƣợc trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác
thanh tra thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trên cơ sở kế hoạch tổ chức các kỳ thi trong năm của Sở Giáo dục và Đào
tạo, Thanh tra Sở đã chủ động phân công cán bộ phụ trách chính, cán bộ phụ trách
chính có nhiệm vụ nắm bắt kịp thời các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên có liên
10


quan đến kỳ thi, kế hoạch chi tiết của kỳ thi, từ đó tham mƣu cho Chánh Thanh tra
kế hoạch chi tiết về tổ chức thanh tra kỳ thi trình Giám đốc Sở phê duyệt.
Thanh tra Sở đã chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan thuộc Sở,
phòng PA03 Công an tỉnh Nghệ An, Thanh tra tỉnh Nghệ An và các trƣờng THPT
thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra đã đƣợc Giám đốc phê duyệt do đó các kỳ
thi ln đƣợc diễn ra một cách bình thƣờng, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, cụ
thể:
- Phối hợp với phịng Chính trị tƣ tƣởng Sở GD&ĐT làm tốt công tác tuyên
truyền trƣớc mỗi kỳ thi diễn ra, qua công tác tuyên truyền đã giúp các nhà quản lý,
giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và nhân dân hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng
của kỳ thi cũng nhƣ những quy chế, quy định cần thực hiện, đặc biệt là những đổi
mới so với các kỳ thi trƣớc.
- Phối hợp tốt với phịng PA03 Cơng an tỉnh Nghệ An trong việc thanh tra,

kiểm tra trƣớc và trong mỗi kỳ thi để đảm bảo công tác an ninh, an tồn, xây dựng
kịch bản các tình huống có thể xảy ra để có phƣơng án khắc phục kịp thời.
- Qua công tác thanh tra đã kịp thời kiến nghị với Hội đồng thi, các Điểm thi
khắc phục các hạn chế trong công tác chuẩn bị (cơ sở vật chất, an ninh, hồ sơ..)
cũng nhƣ việc tổ chức thực hiện (thực hiện quy chế thi, chức trách, nhiệm vụ đƣợc
phân công của lãnh đạo, cán bộ làm thi, thí sinh dự thi....).
- Sau mỗi kỳ thi đều tiến hành tổng kết, đánh giá cụ thể các ƣu điểm, tồn tại
để tham mƣu Giám đốc Sở ban hành kết luận thanh tra, các kết luận thanh tra thi
đã giúp các nhà quản lý, các đơn vị tổ chức kỳ thi rút kinh nghiệm, khắc phục các
hạn chế để thực hiện các kỳ thi sau tốt hơn.
2.2. Những tồn tại trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra
thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Qua công tác thanh tra, giám sát các kỳ thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong
những năm qua cho thấy trong công tác chỉ đạo, thực hiện công tác thanh tra thi;
chỉ đạo, tổ chức thi vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể:
a) Đối với công tác chỉ đạo, thực hiện công tác thanh tra thi:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến về định hƣớng đổi mới thanh tra giáo dục
để mọi ngƣời hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác thanh tra thi
chƣa thực sự hiệu quả nên một số nhà quản lý, đối tƣợng thanh tra chƣa thực sự coi
trọng cơng tác thanh tra, cịn có sự chủ quan trong quá trình thực hiện.
- Việc tìm hiểu thông tin của các kỳ thi trƣớc, nhất là những tồn tại, hạn chế
cần rút kinh nghiệm chƣa đƣợc coi trọng; chƣa nắm vững các văn bản chỉ đạo,
hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch chi tiết về tổ chức kỳ thi của Sở
Giáo dục và Đào tạo, do đó việc xây dựng kế hoạch thanh tra thi có khi chƣa sát,
cịn có sự chồng chéo, vì vậy trong q trình thực hiện phải có sự điều chỉnh.
11


- Sự phối hợp giữa Thanh tra Sở với các phịng ban liên quan thuộc Sở có
lúc chƣa nhịp nhàng nên chƣa có sự thống nhất về cơng tác tài chính, cịn có sự

chống chéo trong việc trƣng tập nhân sự tham gia các đoàn thanh tra.
- Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các lực lƣợng tham gia công tác
thanh tra thi nhƣ Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, các trƣờng Đại học
phối hợp vẫn cịn có sự lúng túng.
- Chƣa rà sốt kỹ trƣớc khi điều động lực lƣợng tham gia thanh tra thi, một
số thành viên đoàn thanh tra chƣa nắm chắc quy chế thi, nghiệp vụ thanh tra thi
nên xử lý các tình huống xảy ra chƣa kịp thời, đúng quy định, linh hoạt.
- Hồ sơ các đoàn thanh tra, kiểm tra chƣa đầy đủ các loại, đúng biểu mẫu
theo quy định.
b) Đối với công tác chỉ đạo, tổ chức thi:
- Hội đồng thi ban hành một số văn bản chỉ đạo chƣa kịp thời, một số Quyết
định thành lập các hội đồng, ban, tiểu ban thành phần chƣa đầy đủ.
- Một số Hội đồng thi, Điểm thi công tác chuẩn bị trƣớc khi kỳ thi diễn ra
chƣa thực sự chu đáo:
+ Sắp xếp hệ thống phòng làm việc của Hội đồng thi, phòng thi chƣa khoa
học (quá xa nhau, thiếu sự quan sát...);
+ Sắp xếp bàn ghế trong mỗi phòng thi chƣa khoa học nên chƣa đảm bảo vị
trí ngồi của giám thị 2 (sát với thí sinh dự thi);
+ Hệ thống ánh sách, quạt mát trong mỗi phòng thi chƣa đảm bảo;
+ Vệ sinh khu vực thi, phòng thi chƣa sạch sẽ;
+ Cơng tác an ninh, an tồn chƣa đảm bảo; chƣa phân định rõ giữa khu vực
thi với các khu vực khác (ký túc xá giáo viên; công trình đang xây dựng...);
+ Chuẩn bị văn phịng phẩm chƣa đầy đủ (giấy thi, giấy nháp, các mẫu biểu
biên bản, kéo...).
- Nghiệp vụ của một số lãnh đạo Hội đồng thi/Điểm thi; Cán bộ làm thi còn
lúng túng nên dẫn đến một số sai sót:
+ Lãnh đạo khơng ký niêm phong đầy đủ theo quy định; chỉ đạo thực hiện
các ca thi thực hành không đúng theo quy định (thi nghề phổ thông); ...
+ Cán bộ làm thi: ký nhầm ô trong tờ giấy thi; đánh số báo danh chƣa đúng
quy định; phát đề sai quy luật; chƣa kịp thời phát hiện thí sinh vi phạm quy chế...;

chấm thi lệch điểm nhiều, cộng điểm tổng chƣa đúng...
3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công
tác thanh tra thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3.1. Thuận lợi
12


- Văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các kỳ thi, thanh tra thi từ Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đầy đủ, kịp thời.
- Lãnh đạo tỉnh rất quan tâm, chỉ đại sát sao, kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 và
tốt nghiệp THPT, UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, ban
hành Chỉ thị chỉ đạo UBND các huyện, thành thị thành lập ban chỉ đạo cấp huyện,
chỉ đạo các ban, ngành liên quan tham gia phối hợp để tổ chức kỳ thi.
- Bên cạnh chỉ đạo công tác tổ chức kỳ thi thì cơng tác thanh tra, kiểm tra thi
cũng đƣợc các cấp các ngành hết sức quan tâm; trong kỳ thi kỳ thi Tuyển sinh vào
lớp 10 và tốt nghiệp THPT hàng năm đích thân Phó Chủ tịch UBND tỉnh (Trƣởng
ban chỉ đạo thi) đã thành lập đồn trực tiếp kiểm tra cơng tác chuẩn bị tại một số
Hội đồng thi/Điểm thi; chỉ đạo Thanh tra tỉnh, Cơng an tỉnh, các trƣờng Đại học
đóng trên địa bàn cử thành viên tham gia các Đồn thanh tra cơng tác chuẩn bị thi,
in sao đề thi, coi thi, chấm thi...theo đúng hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Sở Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm chỉ đạo Thanh tra Sở, các phòng
ban liên quan thuộc sở, các đơn vị trực thuộc về công tác thanh tra thi, hàng năm
đều tổ chức tập huấn cho các lực lƣợng tham gia làm thi.
3.2. Khó khăn:
- Một số nội dung trong các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn thi, thanh tra thi từ
Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số kỳ thi chƣa thống nhất, tƣờng minh nên cịn gây
khó khăn cho các cơ sở trong cơng tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi.
- Công tác thanh tra thi cần có sự phối hợp với các cấp, các ngành cấp tỉnh,
các trƣờng Đại học đƣợc Bộ phân cơng, các phịng ban liên quan thuộc Sở, các đơn
vị trực thuộc...nên trong q trình thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn.

- Một số nhà trƣờng cơ sở vật chất để tổ chức các kỳ thi (nghề phổ thông,
tuyển sinh vào lớp 10, tốt nghiệp THPT) chƣa thực sự đảm bảo nhƣ phòng thi hẹp,
trang thết bị trong phòng thi chƣa đầy đủ, hệ thống nhà nghỉ phục vụ cho đội ngũ
cán bộ làm thi ở xa...
- Một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên khi đƣợc trƣng tập tham gia
làm thi, thanh tra thi chƣa thực sự có kinh nghiệm, chƣa cố gắng nghiên cứu kỹ
quy chế thi, các quy định của kỳ thi nên trong quá trình thực thi nhiệm vụ cịn có
sự sai sót.
Chƣơng 3: Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ
đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
1. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến về định hƣớng đổi mới
thanh tra giáo dục để mọi ngƣời hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng
của công tác thanh tra thi
Để các kỳ thi đƣợc diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, hiệu quả, tạo
đƣợc sự đồng thuận của các cấp, các ngành, quần chúng nhân dân, phụ huynh, học
13


sinh... cơng tác tun truyền đóng vai trị hết sức quan trọng, một trong những nội
dung tuyên truyền là phải giúp mọi ngƣời hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan
trọng của công tác thanh tra thi.
Nhận thức đƣợc điều đó trong những năm gần đây đầu năm học, trƣớc mỗi
kỳ thi đƣợc tổ chức Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng ban liên quan cũng nhƣ các
nhà trƣờng tăng cƣờng công tác tuyên truyền, tuy nhiên để công tác này có hiệu
quả cần phải có sự tăng cƣờng hơn nữa gắn với các giải pháp phù hợp để triển
khai, cụ thể:
1.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban hành kế hoạch Thực hiện Đề án “Tăng cƣờng năng lực thanh tra, đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đến năm 2020” (Kế
hoạch số 1705/KH-SGD&ĐT ngày 05/9/2018).

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, với các chính quyền địa phƣơng tổ
chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức (tổ chức họp báo, hội thảo, hội nghị, xây
dựng phóng sự truyền hình, phát thanh...), nhất là thời điểm trƣớc khi kỳ thi diễn
ra.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua các văn bản chỉ đạo,
hƣớng dẫn đối với các nhà trƣờng về triển khai các kỳ thi trong năm, hoạt động
thanh tra các kỳ thi.
- Hƣớng dẫn các nhà trƣờng cập nhật, lƣu trữ các văn bản liên quan đến
công tác đổi mới thanh tra, công tác thanh tra thi.
1.2. Đối với các nhà trƣờng:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học,
trong đó có nội dung ơn tập, tổ chức các kỳ thi trong năm cấp trƣờng, cấp cụm, cấp
tỉnh, cấp quốc gia.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về công tác thi cho tập thể cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên thông qua các hội nghị, hội thảo, các cuộc tập huấn...
- Tổ chức cho tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh học
tập quy chế thi trƣớc mỗi kỳ thi diễn ra.
- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng tuyên truyền sâu rộng trong quần
chúng nhân dân qua hệ thống phát thanh, truyền hình; phối hợp với Ban đại diện
cha mẹ học sinh tuyên truyền cho phụ huynh học sinh.
- Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý, tổ trƣởng, nhóm
trƣởng chun mơn, trƣởng các đồn thể trong cơng tác tun truyền mục đích, ý
nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác thanh tra thi trong sinh hoạt tổ chuyên môn,
sinh hoạt cơng đồn.
2. Xây dựng kế hoạch thanh tra thi
14


Để thực hiện công tác thanh tra thi, trƣớc mỗi kỳ thi với vai trị là đơn vị
tham mƣu chính, Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch chi tiết trình Giám đốc Sở ký

ban hành, để xây dựng kế hoạch thanh tra thi có hiệu quả cần chú ý các nội dung
sau:
- Phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn liên quan đến công tác
thanh tra thi, hƣớng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi Bộ Giáo dục và Đào
tạo:
+ Thông tƣ số 23/2016/TT-BGDĐT ngày 13/10/2016 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi;
+ Công văn số 2304/BGDĐT-TTr ngày 26/6/2020 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo hƣớng dẫn thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020.
- Căn cứ vào quy chế của kỳ thi hoặc công văn hƣớng dẫn từ Bộ Giáo dục và
Đào tạo (lƣu ý: Căn cứ vào các văn bản mới, đang có hiệu lực):
+ Thơng tƣ số 22/VBHN-BGDĐT ngày 25/8/2014 của Bộ trƣởng Bộ
GD&ĐT về việc ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (Đối với kỳ
thi chọn học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi tỉnh);
+ Công văn số 10945/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Bộ
GDĐT về việc Hƣớng dẫn thi và cấp Giấy chứng nhận Nghề phổ thông (Đối với
kỳ thi nghề phổ thông);
+ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học
phổ thông (Đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT);
+ Thông tƣ số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Đối với kỳ thi tốt
nghiệp THPT).
- Căn cứ vào các công văn hƣớng dẫn liên quan đến kỳ thi; kế hoạch chi tiết
tổ chức kỳ thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan trong q trình xây
dựng kế hoạch thanh tra thi:
+ Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT Bộ Giáo dục và Đào tạo hƣớng dẫn khi
thành lập các Đồn thanh tra cần có sự tham gia của các lực lƣợng: Thanh tra tỉnh,
công an tỉnh, các trƣờng đại học đƣợc Bộ phân cơng, vì vậy trƣớc khi xây dựng kế

hoạch cần làm việc, thống nhất công tác triển khai, số lƣợng nhân sự với các đơn
vị.
+ Phối hợp với các phòng ban liên quan thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối
hợp với phòng Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục hoặc phịng Giáo dục
Trung học (đối với kỳ thi nghề phổ thông) để thống nhất cách thức triển khai, số
lƣợng đoàn thanh tra, hình thức thanh tra (cắm chốt, lƣu động); phối hợp với phòng
15


Kế hoạch tài chính để thống nhất số lƣợng thành viên các đồn thanh tra, mức kinh
phí; phối hợp với Văn phòng Sở để chuẩn bị phƣơng tiện, các văn phịng phẩm, thẻ
thanh tra...
+ Phối hợp với Cơng an tỉnh Nghệ An (trực tiếp là phòng PA03) để thống
nhất lực lƣợng tham gia các Đồn thanh tra cơng tác chuẩn bị thi, các Đoàn thanh
tra lƣu động nhằm đảm bảo cơng tác an ninh, an tồn cho các kỳ thi.
+ Phối hợp với các Trƣờng THPT để thống nhất phƣơng án cử lực lƣợng
tham gia các đoàn thanh tra thi, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
- Ngoài phần mục đích, yêu cầu kế hoạch phải nêu cụ thể các nội dung sẽ
tiến hành thanh tra, phƣơng pháp tiến hành thanh tra, cách thức tổ chức thực hiện,
điều kiện đảm bảo...
3. Lựa chọn lực lƣợng tham gia công tác thanh tra thi
Để tham mƣu Giám đốc Sở ban hành các quyết định thành lập các đồn
thanh tra thì việc lựa chọn các thành viên tham gia đóng vai trị hết sức quan trọng,
có thể xem đây là yếu tố then chốt để góp phần giúp kỳ thi diễn ra nghiêm túc,
đúng quy chế, hiệu quả, vì vậy khi điều động lực lƣợng tham gia các đoàn thanh tra
thi cần đƣa ra các tiêu chuẩn cụ thể, tùy theo từng kỳ thi để đƣa ra các tiêu chí phù
hợp, tuy nhiên cần đạt các tiêu chí chung nhƣ sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết,
trung thực, cơng minh, khách quan;
- Có nghiệp vụ thanh tra thi;

- Khơng có ngƣời thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha,
mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; ngƣời giám hộ; ngƣời đƣợc giám
hộ) tham dự kỳ thi;
- Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm
liên quan đến tiêu cực về thi.
Khi điều động lực lƣợng từ các trƣờng THPT ngoài các thanh tra viên kiêm
nhiệm đã đƣợc cử tham gia nhiều lần thì cần lựa chọn các thành viên có chức vụ cụ
thể nhƣ: Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng, CTCĐ, Bí thƣ Đồn Trƣờng, Trƣởng ban
Thanh tra nhân dân, Tổ trƣởng chun mơn, Tổ phó chun mơn; u cầu các
trƣờng cử những ngƣời có kinh nghiệm thanh tra thi, đã từng đƣợc tham dự các lần
tập huấn về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi.
Sau khi có danh sách các thành viên đƣợc cử từ các đơn vị, để đảm bảo chất
lƣợng theo u cầu thì cần có sự rà soát lại, những ngƣời đã từng đƣợc cử tham gia
thanh tra các kỳ thi trƣớc nhƣng tinh thần thái độ làm việc, nghiệp vụ thanh tra thi
không cao, hay để xảy ra các sai sót trong q trình thực hiện nhiệm vụ thì khơng
lựa chọn tiếp, hoặc có lựa chọn tiếp thì phải quan tâm bồi dƣỡng thêm nghiệp vụ
thanh tra thi, nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn trong khi thực thi nhiệm vụ.
16


4. Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về cơng tác
thanh tra thi
Sau khi có quyết định thành lập các đồn thanh tra thi thì Sở GD&ĐT dƣới
sự chủ trì của Thanh tra Sở phải tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp
vụ về công tác thanh tra thi cho tất cả các thành viên tham gia; để cơng tác tập
huấn có hiệu quả thì cần phải lƣu ý các nội dung sau:
4.1. Công tác chuẩn bị cho buổi tập huấn
Cần chuẩn bị chu đáo cho buổi tập huấn, bao gồm:
- Giấy mời tập huấn;
- Cơ sở vật chất phục vụ cho buổi tập huấn (địa điểm, bàn ghế, loa đài, máy

chiếu...);
- Tài liệu tập huấn: Mỗi kỳ thi cần chuẩn bị đầy đủ các loại tài liệu:
+ Quy chế thi (hoặc quy định của kỳ thi);
+ Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT về kỳ thi;
+ Tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi.
+ Quyết định thanh tra của cơ quan có thẩm quyền;
+ Phù hiệu thanh tra thi;
+ Các biểu mẫu, biên bản cần thiết của đoàn thanh tra (phụ lục 1).
Tài liệu tập huấn cần gửi trƣớc qua gmail cho đại biểu nghiên cứu (trừ Phù
hiệu thanh tra thi).
4.2. Tổ chức tập huấn
Ngoài việc phối hợp với các phịng chun mơn (Khảo thí và kiểm định chất
lƣợng giáo dục; Giáo dục trung học) tập huấn về Quy chế thi, những quy định liên
quan đến kỳ thi thì cần dành nhiều thời gian để tập huấn về nghiệp vụ thanh tra thi,
tùy vào đặc thù của từng kỳ thi để nhấn mạnh những điều lƣu ý trong các nội dung
thanh tra:
a) Thanh tra công tác chuẩn bị thi
* Công tác chỉ đạo của UBND tỉnh (đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
THPT và tốt nghiệp THPT).
- Việc thành lập Ban Chỉ đạo, thành phần Ban Chỉ đạo cấp tỉnh;
- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan
và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ; đảm bảo các điều kiện cần thiết
cho hoạt động tổ chức kỳ thi.
* Công tác chỉ đạo của Sở GDĐT:

17


- Việc thành lập Hội đồng thi và các ban của Hội đồng thi, thành phần tham
gia;

- Việc ban hành văn bản chỉ đạo của Sở GDĐT đối với các cơ sở giáo dục để
chuẩn bị các điều kiện cho tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại địa phƣơng (cơ sở vật
chất, thiết bị và các nhiệm vụ khác có liên quan đến thi tốt nghiệp THPT tại địa
phƣơng).
- Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy chế về thi, việc
phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phƣơng để chuẩn bị các
điều kiện cho kỳ thi; việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi.
* Việc thực hiện kế hoạch dạy học, ôn tập, đánh giá, xếp loại học sinh, tổ
chức đăng ký dự thi, hồ sơ thí sinh dự thi của cơ sở giáo dục.
* Công tác ra đề thi, in sao đề thi, phƣơng án vận chuyển đề thi, giao đề thi,
bài thi.
- Thời điểm Đoàn kiểm tra đến trƣớc khi thực hiện (Kế hoạch; Cơ sở vật
chất, thiết bị phục vụ; phƣơng án bảo vệ và đảm bảo an toàn trong suốt thời gian
thực hiện; Phƣơng án tổ chức vận chuyển và giao nhận đề thi, bài thi).
- Thời điểm Đoàn kiểm tra đến khi đã thực hiện (Đoàn chỉ làm việc với bộ
phận Công an làm công tác bảo vệ vịng ngồi để nghe báo cáo về việc thực hiện
cách ly 3 vòng độc lập theo quy định và quan sát khu vực in sao từ bên ngoài (cửa
sổ có đƣợc đóng kín, các khoảng trống thơng ra bên ngồi có đƣợc bịt kín bằng vật
liệu bền, chắc).
* Việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, phƣơng tiện cho cơng tác tổ chức kỳ
thi:
- Việc bố trí khu vực thi, phịng thi, chỗ ngồi thí sinh, danh sách thí sinh các
phịng thi, phịng chống cháy nổ, mƣa bão, an ninh, giao thơng, vệ sinh an tồn
thực phẩm, y tế, điện, nƣớc và các tình huống bất thƣờng khác;
- Việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, phƣơng tiện của đơn vị hoặc Điểm
thi: Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi, khóa và giấy niêm phong, các loại biên bản cho
công tác coi thi (niêm phong, mở niêm phong, xử lý thí sinh, cán bộ tham gia coi
thi và cá nhân liên quan vi phạm Quy chế thi …); phòng chống cháy, nổ; điện thoại
cố định có loa ngồi; camera an ninh; danh sách các thành viên làm thi tại điểm thi
(kể cả danh sách cán bộ công an, bảo vệ, y tế, phục vụ).

a) Thanh tra công tác coi thi
* Đối với Hội đồng thi
- Việc tiếp nhận, ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn; thành lập Hội
đồng thi, các Ban của Hội đồng thi (Lƣu ý: Nếu HĐT chỉ cung cấp Quyết định,
không cung cấp danh sách Ban ra đề thi, In sao đề thi thì khơng đƣợc tiếp tục u

18


cầu vì danh sách Ban ra đề thi, In sao đề thi là tài liệu Mật, khi đó chỉ lƣu ý họ
không đƣợc để trùng với Ban khác theo quy chế).
- Việc chuẩn bị cho kỳ thi
+ Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi: số điểm thi, số phòng thi,
số cán bộ tham gia coi thi, số thi sinh dự thi…;
+ Công tác phối hợp với các ban, ngành, đồn thể, chính quyền địa phƣơng
chuẩn bị các điều kiện cho kỳ thi (Công an tỉnh; Điện lực; Sở Y tế…): các công
văn phối hợp; văn bản phân công nhiệm vụ các sở, ban, ngành; biên bản các cuộc
họp, thông báo kết luận cuộc họp (nếu có);
+ Các biện pháp đảm bảo an ninh, an tồn khu vực coi thi; cơ sở vật chất,
thiết bị, phƣơng tiện phục vụ thi tại điểm thi; biện pháp phòng chống cháy nổ, mƣa
bão, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế, điện, nƣớc và các tình huống bất thƣờng
khác, các văn bản/kế hoạch/phƣơng án đảm bảo;....
+ Việc tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác coi thi và thanh tra (Trƣởng
điểm thi, thƣ ký điểm thi, cán bộ coi thi, giám sát, thanh tra, phục vụ, bảo vệ...).
Nêu rõ thời gian, địa điểm, ngƣời tập huấn, số ngƣời dự tập huấn; có lập danh sách
và ký tên khơng? Có ghi biên bản buổi tập huấn khơng? Tài liệu tập huấn nhƣ thế
nào?....
- Việc ra đề, in sao, vận chuyển, giao nhận đề thi
+ Yêu cầu Lãnh đạo HĐT báo cáo về công tác ra đề, in sao đề thi; phƣơng
án vận chuyển, giao nhận đề thi, bài thi;

+ Kiểm tra thực tế khu vực in sao đề thi: làm việc với bộ phận Công an làm
công tác bảo vệ vịng ngồi.
* Đối với điểm thi
- Kiểm tra cơ sở vật chất tại điểm thi
+ Khu vực thi: Kiểm tra xem khu vực thi có độc lập khơng? Có bao nhiêu lối
ra-vào? việc kiểm sốt các lối ra-vào? có gần nhà dân khơng?;
+ Phịng thi: có đủ ánh sáng khơng? Có đủ quạt mát khơng? Khoảng cách
giữa các thí sinh có đảm bảo khơng? Vị trí của dãy bàn cuối cùng so với vị trí cán
bộ coi thi 2 có hợp lý khơng? Cửa sổ có sát nhà dân khơng? Nếu cửa sổ gần khu
nhà dân thì cần đóng lại và dán giấy/báo để đảm bảo tính bảo mật và an tồn cho
kỳ thi;
+ Phịng làm việc của điểm thi: có đủ diện tích cho điểm thi làm việc khơng?
Có thùng bảo quản điện thoại di dộng, đồ dùng, túi xách của các thành viên tại
Điểm thi; Có điện thoại cố định có loa ngồi khơng?;
+ Phịng bảo quản đề thi; bài thi; Thùng chứa đề, bài thi khi vận chuyển đề,
bài thi từ Phòng làm việc của Điểm thi đến Phòng bảo quản đề thi; bài thi;
19


+ Camera giám sát phòng chứa đề thi, bài thi;
+ Việc chuẩn bị các bảng biểu niêm yết tại cửa mỗi phòng thi theo quy
định và các bảng biểu thực hiện nhiệm vụ trong tồn bộ q trình coi thi.
16

- Đối với Trƣởng điểm thi: Cần kiểm tra đối với Trƣởng Điểm thi các công
việc sau:
+ Tổ chức đăng ký mẫu chữ ký vào danh sách cán bộ tham gia cơng tác tại
Điểm thi (bản gốc) có đƣợc đóng túi và niêm phong theo quy định, ai đang bảo
quản;
+ Rà soát việc chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác coi thi đã phù

hợp và đúng quy định (việc bố trí các phịng thi, niêm yết danh sách thi sinh dự thi
và các văn bản theo quy định tại cửa phòng thi, phòng chứa đề và bài thi, công tác
bảo vệ, phục vụ…);
+ Việc phân công nhiệm vụ các thành viên của Điểm thi;
+ Phổ biến, quán triệt quy chế thi cho cán bộ làm công tác coi thi và thí sinh
dự thi (ai phổ biến, phổ biến ở đâu, thời gian và số ngƣời tham dự);
+ Đảm bảo các phịng khơng sử dụng trong buổi thi phải đƣợc khóa và niêm
phong; các phƣơng tiện thu, phát thơng tin cá nhân (nếu có) của tất cả những ngƣời
làm nhiệm vụ tại Điểm thi phải đƣợc lƣu giữ tại phòng trực của Điểm thi;
+ Việc Trƣởng điểm thi tổ chức cho CBCT và cán bộ giám sát phòng thi bắt
thăm phân công nhiệm vụ coi thi, bảo đảm nguyên tắc một CBCT không coi thi
quá một lần tại một phòng thi trong kỳ thi;
+ Tổ chức bắt thăm cách đánh số báo danh tại phòng thi trong các buổi thi
có trùng lặp khơng, có đúng quy định khơng (có ghi lại biên bản);
+ Việc Trƣởng điểm thi tổ chức bắt thăm các cách phát đề thi khi nhận túi đề
thi môn trắc nghiệm và việc bàn giao túi đựng Phiếu TLTN; Việc lập Biên bản về
tình trạng sử dụng Phiếu TLTN.
* Kiểm tra việc thực hiện quy trình coi thi
- Thời điểm kiểm tra vào đầu giờ thi
+ Việc CBCT gọi thí sinh vào phịng thi và CBCT kiểm tra các vật dụng thí
sinh đƣợc mang vào phịng thi theo quy định tại Quy chế thi;
+ Việc thực hiện nhiệm vụ của CBCT thứ hai trong khi CBCT thứ nhất đi
nhận đề thi;
+ Việc CBCT cho toàn bộ thí sinh trong phịng thi chứng kiến tình trạng
niêm phong của túi đề thi, sự phù hợp giữa môn thi với Lịch thi, lập biên bản xác
nhận có chữ ký của 02 thí sinh trong phịng thi, việc mở và phát đề thi của CBCT;
việc CBCT yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi;

20



+ Cách đánh số báo danh, cách phát đề thi trắc nghiệm tại phịng thi có đúng
cách đã bắt thăm đƣợc hay không;
+ Việc CBCT thực hiện việc dùng Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh
để đối chiếu, nhận diện thí sinh;
+ Việc nộp đề thi thừa: Chậm nhất sau khi tính giờ làm bài 15 phút, CBCT
nộp các đề thi thừa đã đƣợc niêm phong cho ngƣời đƣợc Trƣởng Điểm thi phân
cơng;
+ Việc bố trí CBGS phịng thi có phù hợp, có thực hiện việc giám sát khu
vực phịng thi theo phân cơng. Nếu thấy bố trí chƣa phù hợp thì kiến nghị Trƣởng
Điểm thi sắp xếp lại cho phù hợp. Việc kiến nghị phải đƣợc lập biên bản ghi nhớ.
- Thời điểm kiểm tra khi đang thi
+ CBCT có thực hiện việc bao qt phịng thi, bảo đảm trật tự phịng thi theo
quy định khơng;
+ CBCT tổ chức cho thí sinh ghi mã đề thi vào 02 Phiếu thu bài thi đối với
môn thi trắc nghiệm sau khi phát đề thi (chỉ ghi mã đề, chƣa đƣợc ký tên);
+ CBCT ký và ghi họ tên vào giấy thi và giấy nháp phát bổ sung cho thí
sinh;
+ CBGS phịng thi có thực hiện việc giám sát khu vực phịng thi theo phân
cơng, có bao qt đƣợc các hoạt động khu vực bên ngồi phịng thi khơng.
- Thời điểm kiểm tra vào cuối buổi thi
+ Việc CBCT thu lại đề thi, giấy nháp của thí sinh dự thi nộp bài trƣớc khi
kết thúc buổi thi đối với môn thi tự luận (sau khi hết 2/3 thời gian thi);
+ Việc CBCT, CBGS hƣớng dẫn thí sinh nộp bài trƣớc ra khỏi phòng thi
theo quy định, tránh gây ảnh hƣởng đến trật tự phòng thi;
+ Việc thu bài thi tại phòng thi; việc CBCT bao quát, đảm bảo trật tự phòng
thi, lƣu ý việc thu bài thi đối với các môn thi trắc nghiệm; CBGS giám sát việc
CBCT thu bài thi theo quy định và bảo đảm trật tự ngồi phịng thi?;
+ Việc thu/nộp bài thi tại Phịng làm việc của Điểm thi.
- Việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của các thành phần khác

Việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của cán bộ giám sát, nhân viên y tế,
nhân viên phục vụ, bảo vệ (có đeo thẻ; có đúng vị trí làm việc).
- Việc niêm phong túi bài thi, bảo quản bài thi tại Điểm thi và giao nộp bài
thi: kiểm tra các nội dung sau:
+ Thông tin ghi bên ngoài túi bài thi; việc bàn giao bài thi của CBCT cho
Trƣởng điểm thi; việc ký niêm phong túi bài thi theo quy định;

21


+ Việc bảo quản bài thi tại Điểm thi: việc ký xác nhận và niêm phong tủ
chứa bài thi, phòng chứa bài thi, camera ghi hình có bao qt cả phịng chứa đề,
bài thi khơng; camera đã đƣợc đặt lại theo giờ chuẩn chƣa;
+ Việc vận chuyển, giao nộp bài thi từ Điểm thi về Hội đồng thi.
c) Thanh tra công tác chấm thi
* Việc ban hành văn bản: Quyết định thành lập Ban làm phách, Ban chấm
thi tự luận, Ban chấm thi trắc nghiệm và các Ban có liên quan có đúng và đầy đủ
thành phần theo quy định? nếu thấy khơng đúng thành phần thì u cầu Giám đốc
Sở GDĐT thay ngƣời theo quy định, việc kiến nghị phải đƣợc lập biên bản ghi nhớ
và ghi nhận trong Biên bản thanh tra chấm thi.
* Công tác làm phách bài thi tự luận
- Việc tiếp nhận, ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức làm phách bài thi tự
luận; văn bản về thanh tra, kiểm tra công tác làm phách bài thi tự luận; thành phần
Ban Làm phách;
- Khu vực xung quanh; đảm bảo an ninh, an toàn; kiểm tra bên trong các
phòng: thiết bị (kể cả thiết bị dự phòng), đặc biệt lƣu ý các khe cửa phịng làm
phách; cách ly vịng trong và vịng ngồi…;
- Việc giao, nhận bài thi chƣa làm phách giữa Hội đồng thi và Ban làm
phách để chuẩn bị làm phách (việc giao nhận có Biên bản khơng, có ghi đầy đủ nội
dung khơng, có ngƣời chứng kiến khơng…);

- Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Làm phách;
- Việc thực hiện quy trình, các bƣớc đánh phách; việc bảo mật phách; việc
cách ly triệt để ngƣời trong ban phách…;
- Việc bảo quản và bàn giao đầu phách cho Hội đồng thi (chỉ bàn giao sau
khi đã chấm xong bài thi tự luận)…;
- Việc bàn giao bài thi cho Ban Chấm thi (biên bản bàn giao giữa Hội đồng
thi với Ban Chấm thi….).
* Khu vực chấm thi, việc đảm bảo cơ sở vật chất, an ninh, an toàn
- Khu vực chấm thi: Bảo đảm an ninh, an toàn, phƣơng tiện phịng cháy,
chữa cháy; việc bố trí cơng an bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày.
- Việc đảm bảo cơ sở vật chất
+ Việc bố trí phịng làm việc của Ban chấm thi tự luận, phòng chấm thi,
chấm kiểm tra (nếu có), nơi bảo quản bài thi tự luận; việc lƣu bài thi tự luận khơng
đƣợc để cùng phịng với bài thi trắc nghiệm; việc đóng, mở phịng chứa bài thi,
phịng chấm bài thi phải có sự chứng kiến và giám sát đầy đủ thành phần; việc ghi
nhật ký đóng mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi; việc thực hiện quy định
về khoá và niêm phong theo quy định;
22


×