Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SỬ DỤNG “PHƯƠNG PHÁP sơ đồ v” vào GIẢI NHANH một số DẠNG bài tập TRẮC NGHIỆM hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.85 KB, 20 trang )

SỞ GD&ĐT THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG “PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ V”
VÀO GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Đình Tuấn
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Hóa học.

-1THANH HOÁ NĂM 2021


Mục lục
Nội dung

Trang

1. Mở đầu………………………………………………… … …………..…. 3
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………… ……………… 3
1.2. Mục đích yêu cầu, nhiệm vụ đề tài……… ………………… ………… 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………… ……… ….....…3
1.4. Đối tượng nghiên cứu……………………………………… …………. 4
1.5. Giới hạn đề tài…………………… …………………………… ……… 4
2. Nội dung…………………………………………….......……………… .. 5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm…………..………… .. . .……5


2.2. Thực trạng vấn đề…………..…………………………………… . ….5
2.3. Những giải pháp bước đầu.......................................................................5
2.4. Kết quả đạt được....................................................................................15
3. Kết luận – Kiến nghị…………… ………………………… ………....... 15
3.1. Kết luận…………………………… …………………………… …….. 15
3.2. Kiến nghị………………………………… ……

………………… …15

4. Tài liệu tham khảo………………………… ……………………............. 18
5. Mục lục………………………………………………………….......…… 19

-2-


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thi THPTQG là một trong những kì thi trọng đại nhất của học sinh trung
học phổ thơng. Phía sau kì thi là những cánh cửa, những ngã rẽ của cuộc đời các
em. Bởi vậy, bất cứ một học sinh nào tham dự kì thi đều mong muốn mình đạt
một kết quả cao nhất. Tuy nhiên, khơng phải học sinh nào cũng có thể đạt được
mục tiêu đề ra, nhất là đối với bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên, đặc biệt là ở mơn
Hóa học.
Hóa học là một bộ mơn tương đối khó với học sinh trong q trình học tập
nói chung và thi quốc gia nói riêng. Nhiều học sinh có thể học tốt các môn khoa
học tự nhiên khác nhưng vẫn thấy Hóa học là mơn “đáng sợ”. Thời gian thi rút
ngắn, đề thi khó là một thách thức khơng hề nhỏ. Việc tìm ra phương pháp giải
nhanh, chính xác các bài tập trong đề thi quốc gia là yêu cầu vô cùng cần thiết.
Đặc biệt, khi dạy học ở phần bài tập về hố học vơ cơ như các bài tốn liên quan
đến các axit có tính oxi hố như axit sunfuric đặc và axit nitric là các bài tập rất

phức tạp thì việc chuyển các bài tập đó thành các cách giải đơn giản và nhanh,
gọn là yêu cầu bức thiết đặt ra.
Để tạo cho học sinh sự hiểu biết phong phú về phương pháp làm bài tập
trắc nghiệm và giúp các em giải nhanh các bài tập hố học đạt tới điểm 9+ mơn
Hóa học, mở rộng thêm cánh cổng vào các trường Đại học mơ ước của các em,
tôi quyết định chọn đề tài: Sử dụng phương pháp sơ đồ V vào giải nhanh một
số dạng bài tập trắc nghiệm Hóa học” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài.
- Cung cấp thêm cho các đồng nghiệp một phương pháp giải tốn mới lạ và rất
nhanh gọn, kịp thời, chính xác.
- Giúp học sinh có thêm hiểu biết cũng như cách giải mới về các bài tập hoá học
rất phù hợp cho việc thi theo hình thức trắc nghiệm hiện nay.
- Giúp tiết dạy trên lớp trở nên sôi động hơn và đem lại mức độ hiểu cao nhất ở
học sinh.
- Tránh cách hiểu và cách làm bài tập nhầm lẫn ở học sinh so với khi làm bài tập
bằng một số phương pháp khác.
1.3. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành được sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu:
-3-


- Phương pháp tổng hợp, nêu vấn đề.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của các đồng nghiệp có tâm huyết đã giảng dạy lâu năm
trong nghề dạy học.
- Tìm hiểu thực tế trên các lớp dạy, so sánh và đúc rút kinh nghiệm.
- Tìm hiểu một số tài liệu, sách, báo, tạp chí trên tồn quốc.
1.4. Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các học sinh cấp trung học phổ
thơng học theo chương trình cơ bản A hoặc ban A. Bản thân tôi đã ứng dụng

phương pháp này đối với học sinh khối 10,11,12 Trường THPT Triệu Sơn 5.
1.5. Giới hạn của đề tài.
Đề tài có thể áp dụng cho học sinh khối trung học phổ thông theo ban A
hoặc cơ bản A, bản thân tơi đã áp dụng qua q trình thực dạy tại các lớp 10,12
của trường THPT Triệu Sơn 5.

-4-


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, Hố học là mơn học thuộc nhóm
mơn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo
định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Mơn Hố học giúp
học sinh có được những tri thức cốt lõi về hố học và ứng dụng những tri thức
này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác.
Cùng với Tốn học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Cơng nghệ, mơn Hố học góp
phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được
coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Mơn Hố học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hố học; đồng
thời góp phần cùng các mơn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển
ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan
khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tơn trọng các
quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển
bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều
kiện và hồn cảnh của bản thân.
Để mở cánh cửa của các trường Đại học, Hóa học là một trong những
môn học quan trọng cần thiết. Theo đó, học sinh cần phải được tiếp cận với các
phương pháp dạy học mới, tích cực. Các phương pháp giáo dục của mơn Hố
học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm

hình thành năng lực hố học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất
chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, qua nghiên cứu, điều tra cho thấy:
- Mơn Hố học trong trường phổ thơng là một trong những mơn học khó, nếu
khơng có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò
dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng
một số bộ phận học sinh khơng muốn học hố học, ngày càng lạnh nhạt với giá
trị thực tiễn của hoá học, e sợ và khơng dám lựa chọn Hóa học là môn thi quốc
gia hướng tới chọn ngành nghề.
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt
ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt
cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là khơng
ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm
-5-


nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh
chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hố học.
- Qua q trình dạy học tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp truyền
thống khi giải bài tập trắc nghiệm vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu và chưa tiết
kiệm được thời gian, mặt khác phương pháp sơ đồ V trong giải bài tập trắc
nghiệm hoá học thực sự là phương pháp có thể đem lại nhiều hiệu quả và tiện
ích, nhất là đáp ứng yêu cầu của bài thi quốc gia. Nghiên cứu đề tài này, tôi
mong muốn cung cấp thêm một số kinh nghiệm khi giảng dạy có thể coi là một
đề tài tham khảo cho các đồng nghiệp khi giảng dạy hố học vơ cơ, đặc biệt là
các bài tập có liên quan đến các axit có tính oxi hoá như: Axit sunfuric đặc, axit
nitric....; đặc biệt giúp các em học sinh đạt được điểm số cao mơn Hóa học trước
các kì thi định kì và kì thi THPTQG 2021 đang đến gần.
2.3. Những giải pháp bước đầu.

Phương pháp sử dụng sơ đồ V đó từng được giới thiệu trên Tạp chí Hóa
học và Ứng dụng song chưa được khai thác hết khả năng. Mong rằng phương
pháp sẽ có nhiều ứng dụng trong q trình giải bài tập Hóa học, đặc biệt khi làm
các bài tập TNKQ.
Phương pháp sơ đồ V có rất nhiều ưu điểm: Khơng cần viết phương trình
phản ứng, nhất là khi cho nhiều chất khác nhau tác dụng với axit, đó là bài tập
axit (có tính oxi hóa hoặc khơng có tính oxi hóa) tác dụng với kim loại, oxit
bazơ, bazơ. Ngồi ra, cịn áp dụng cho các bài tập kim loại tan trong nước, H 2
hoặc CO khử oxit kim loại.
Áp dụng phương pháp sơ đồ V trong giải bài tập trắc nghiệm, tôi đã chia
tách theo từng dạng bài cụ thể, có bài tập ví dụ và hướng dẫn giải để học sinh
nắm được phương pháp và áp dụng ngay trong bài tập thực hành. Cụ thể như
sau:
Dạng 1. Kim loại tác dụng với axit khơng có tính oxi hóa
- HCl :
nH 2
2n Cl – - H 2SO4 :
nH 2
nSO422Mn+
2Mn+
Cách cân bằng sơ đồ V: H2 và Cl cùng nguồn gốc HCl nên số mol Cl - gấp 2 lần
số mol H2; H2 và SO42- cùng nguồn gốc H2SO4 nên hệ số bằng nhau. Còn bằng
ion kim loại và ion gốc axit sao cho trung hòa về điện và nằm trong cùng phân tử
muối.
-6-


Lưu ý: Khi cho một hay nhiều kim loại có hoá trị khác nhau vào dung dịch
H2SO4 , HCl, HNO3 . Cần xem xét kim loại đứng trước H 2 trong dãy điện hố
hay khơng .

Bài 1: Hồ tan hết 11g hh gồm Al, Fe, Zn trong dd H 2SO4 loãng thu được 0,4
mol H2 và x gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của x là:
A. 48,6 gam
B. 49,4 gam
C. 89,3 gam
D. 56,4 gam
Bài làm: Gọi R ( Hóa trị chung là n) là chung cho các kim loại: Al, Fe, Zn.
Sơ đồ (V) :
nH2
nSO422 Rn+
=>

n

SO 2 − 4

=

n

H2

= 0,4 mol =>

m

SO42 −

= 96 . 0,4 = 38,4 g


=>m muối = 38,4 + 11 = 49,4 g .
Bài 2: Cho 1,04g hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong H 2SO4 lỗng dư thấy có
0,672 lít khí thốt ra (đktc). Khối lượng muối khan thu được là:
A. 3,92gam.
B. 1,68gam.
C. 0,46gam.
D. 2,08gam.
Bài làm: Gọi M (hóa trị n) là kim loại chung cho 2 kim loại
Sơ đồ (V) :
nH2
nSO422Mn+

n

SO 2 − 4

=

n

H2

= 0,672/22,4 = 0,03 mol =>

m

SO42 −

= 96 . 0,3 = 2,88 g


=>m muối = 2,88 +1,04 = 3,92 g .
Bài 3: Người ta tiến hành 2 TN:
TN1: Cho 2,02 gam hỗn hợp Mg và Zn vào cốc đựng 200 ml HCl. Sau phản ứng
đun nóng cho nước bay hơi hết được 4,86 gam chất rắn.
TN2: Cho 2,02 gam hỗn hợp Mg và Zn như trên vào cốc đựng 400 ml HCl như
trên. Sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết được 5,57 gam chất rắn. Thể
tích khí bay ra ở TN1, nồng độ CM dung dịch HCl là:
A. 896ml, 0,4M. B. 672ml, 0,3M. C. 11,2ml, 0,5M. D. 4,48ml, 0,6M.
Bài làm: Do cùng lượng kim loại, axit nhiều hơn thu được chất rắn ở TN2 nhiều
hơn, chứng tỏ ở TN1 axit đó hết. Kim loại cịn dư. Gọi M (hóa trị 2) là kim loại
chung cho 2 kim loại
H2

2Cl –

M2+
Số mol ion: nCl- = (4,86 – 2,02)/35,5 = 0,08 mol => nH2 = 1/2nCl- = 0,04 mol.
VH2 = 0,04.22,4 = 0,896 lit = 896 ml
nHCl = nCl- = 0,08 mol => CM (HCl) = 0,08/0,2 =0,4M.
-7-


Bài tập tương tự:
Bài 4: Hoà tan vừa hết 5,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Al bằng dung dịch H 2SO4
lỗng thì thu được 4,48 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tan trong dung dịch sau
phản ứng là:
A. 24,7 gam.
B. 25,1 gam.
C. 7,6 gam.
D. 17,1 gam

Hướng dẫn: Gọi M (hóa trị n) là kim loại chung cho 2 kim loại
Bài 5: Muốn hoà tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Zn và ZnO người ta phải dùng
100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (d =1,19g/ml) thì thu được 0.4 mol khí. Thành
phần % khối lượng hỗn hợp đầu là: Cho Zn = 65.
A. 61,6% và 38,4%.
B. 60,6% và 39,4%.
C. 50% và 50%.
D. 49% và 51%
Hướng dẫn: Chỉ cần quan tâm đến Zn (vì sinh khí), ZnO tính sau vì khơng sinh
khí.
Bài 6: Ngâm một lá kim loại nặng 50g trong dung dịch HCl, sau khi thốt ra 336
ml khí (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Nguyên tố kim loại đó
dựng là:
A. Al
B. Mg
C. Fe
D. Zn
Hướng dẫn: Gọi M (húa trị n) là kim loại cần tìm.
Bài 7: Hòa tan 10 gam hỗn hợp bột Fe và Fe 2O3 bằng một lượng dung dịch HCl
vừa đủ, thu được 1,12 lit hiđro (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của
mỗi chất trong hỗn hợp là:
A. 29% và 71% B. 28% và 72% C. 30% và 70% D. 35% và 65%
Bài 8: Cho 1,53 g hợp kim Mg, Cu, Zn vào dung dịch HCl dư thấy thốt ra
448ml khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi nung khan trong chân
không sẽ thu được một chất rắn có khối lượng là:
A. 2,95 gam.
B. 3,37 gam.
C. 8,08 gam.
D. 5,96 gam.
Hướng dẫn: Cu không tác dụng với axit. Gọi M (hóa trị n) là kim loại chung

cho 2 kim loại. Tìm khối lượng clo rồi tính khối lượng rắn là tổng khối lượng
kim loại và gốc Cl-.
Bài 9: Cho 0,54g một kim loại A có hố trị khơng đổi tan hồn tồn trong dung
dịch HCl thu được 0,762 lít khí (đktc) kim loại đó là:
A. Al.
B. Zn.
C.Fe.
D.Mg.
Bài 10: Hồ tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp Zn, Mg, Fe vào dd HCl dư thấy thốt
ra 0,896 lít H2 (đktc). Cơ cạn dung dịch được m gam muối khan. Gía trị của m là:
A. 4,29.
B. 2,87.
C. 12,2.
D. 16.
-8-


Bài 11: Cho 2,4 gam kim loại M hoá trị II tác dụng với H 2SO4 lỗng thu được
2,24 lít khí (ở đktc) kim loại M là:
A. Mg.
B. Fe.
C. Ca.
D. Zn.
Bài 12: Hoà tan 10gam hỗn hợp CuO và Fe vào dung dịch HCl dư, thu được
2,24 lít khí H2(đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng CuO và Fe lần lượt
là:
A. 80%, 20%.
B. 56%, 44%.
C. 44%, 56%.
D. 28%, 72%.

Bài 14: Cho 5,4 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 6,72
lít khí H2 (đktc). Kim loại M là:
A. Zn.
B. Fe.
C. Al.
D. Na.
Bài 15: Hoà tan hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào
dung dịch HCl dư thu được 6,72 lit khí (đktc). Hai kim loại là:
A. Be và Mg.
B. Ca và Sr.
C. Mg và Ca.
D. Sr và Ba.
Bài 16: Hoà tan 9,14 g hợp kim Cu, Mg, Al bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl
thu được 7,84 lit khí H2 (đktc), 2,54 g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung
dịch Z thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 31,45 gam.
B. 33,25 gam.
C. 3,99gam.
D. 35,58gam.
Bài 17: Cho 5,6 gam sắt tác dụng 400 ml dung dịch HCl 1M, phản ứng hoàn
toàn thu được V lit H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lit.
B. 3,36 lit.
C. 4,48 lit.
D. 2,24 lit hoặc 4,48 lít.
Dạng 2. Kim loại tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm
HCl :
nH 2
2nOH –
2Mn+

Cách cân bằng sơ đồ:
Tương tự ở trên, sản phẩm H2O thay thế cho H2. Nhớ rằng H2O ≡ HOH
Bài 1: Cho 1g kim loại hóa trị I tác dụng với lượng đủ nước thu được 487cm 3 H2
(đktc). Khối lượng nguyên tử của kim loại là:
A. 7 (Li).
B. 39 (K).
C. 23 (Na).
D. 133 (Cs).
Bài làm: Gọi M là kim loại kiềm cần tìm.
H2
2O
+
2M
nM = 2nH2 = 2. 0,487/22,4 = 0,0435 mol. M =1/0,0435 = 23. Đáp án: C.
Bài 2: Cho hỗn hợp chứa 2,3 g Na và 6,4 g Cu vào nước dư. Thể tích khí thốt
ra ở đktc là:
A. 22,4 lit.
B. 2,24 lit .
C. 1,12 lit.
D. 11,2 lit.

Bài làm:
H2
2OH
-9-


2Na+
nH2 = 1/2nNa = ½*2,3/23 = 0,05 mol => VH2 = 22,4.0,05 = 1,12 lit. Đáp án: C.
Bài tập tương tự:

Bài 3: Cho hỗn hợp X gồm Na và một kim loại kiềm có khối lượng 6,2 g tác
dụng với 104 gam nước thu được 110 g dung dịch có d = 1,1g/cm3. Biết hiệu số
hai khối lượng nguyên tử nhỏ hơn 20. Kim loại kiềm là:
A. Li.
B. K.
C. Rb.
D. Cu.
Câu 4: Cho 1 gam kim loại hóa trị I tác dụng với lượng đủ nước; người ta thu
được 487cm3 H2 (đo ở đktc). Thể tích (lít) một dung địch axit nồng độ 2M để
trung hòa dung dịch vừa thu được là:
A. 0,02 lít
B. 0,043 lít
C. 0,03 lít
D. 0,0217 lít
Dạng 3. Oxit, bazơ tác dụng với axit tạo dung dịch muối và nước
- HCl :
nH 2O
2n Cl –
- H 2SO4 : nH 2O
nSO422Mn+
2Mn+
Số mol oxi trong nước = số mol oxi trong oxit
Hệ số của sơ đồ V của trường hợp bazơ khơng trùng với hệ số của phương trình
Bài 1: Cho 16g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm và 2 kim loại kiềm thổ tác
dụng hết với nước thu đuợc dung dịch B và 3,36 lít khí H 2 (đktc). Nếu cô cạn
dung dịch B được m1 gam hỗn hợp rắn, cịn nếu trung hồ dung dịch B bằng
dung dịch HCl rồi cụ cạn dung dịch sản phẩm thu được m 2 gam hỗn hợp muối
khan. Tính m1 và m2.
A. 21,1 g, 26,65g.
B. 12,3g, 36,65g. C. 54,3g, 76,3g. D. 12,3gam, 67,4gam.

n+
Bài làm: Gọi : R là chung cho các ion kim loại kiềm và kiềm thổ.
Sơ đồ (V1) : n H2
2n OH2R n+
=> nOH- = 2 nH 2 = 2 .0,15 = 0,3 mol => mOH- = 0,3.7 = 5,1 (g)
=> m1 =16 +5,1 =21,1 g
Sơ đồ (V2) :
2bH2O
2bCl- ( Do H2O  H+ + OH- )
2R b+
=>nCl- = nOH- = 0,3 mol => mCl- = 0,3 . 35,5 = 10,65 g
=> m2 = 16 + 10,65 = 26, 65 (g) .
Bài 2: Cho 24,12g hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 tác dụng vừa đủ với 350ml
dung dịch HNO3 4M rồi đun dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp
muối khan. Giá trị của m là:
A. 77,92g.
B.86,8g.
C. 76,34g.
D. 99,72g.
- 10 -


Bài làm: Gọi : Rn+ là chung cho các ion kim loại : Cu 2+ , Al 3+ , Fe 3+ . Hoá trị
chung là n
Sơ đồ (V):
nH2O
2n NO32R n+





nNO 3 = n HNO 3
=>nO =



= 1,4 mol => mNO 3 = 1,4 . 62 = 86,8 (g)


1
1
nNO 3 = . 1,4 = 0,7 mol =>mO = 11,2 (g)
2
2

=>m kimloại = 24,12 – 11,2 = 12,92 (g) => m muối = 86,8 + 12,92 = 99,72 (g) .
Bài 3: Đốt cháy hết 2,86g hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu được 4,14g hỗn hợp
3 oxit. Để hoà tan hết hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dd HCl và thu
được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan là bao nhiêu?
A. 9,45 gam.
B.7,49 gam.
C.8,54 gam.
D. 6,45 gam.
Bài làm: Gọi : R (Hoá trị chung là n) là chung cho các kim loại : Al , Fe , Cu.
R → R n + → RCl n ,
Sơ đồ (V) :

nO =

4,14 − 2,86

= 0,08 .
16

2n Cl –

nH 2O

2 R n+
=> n Cl - = 2 n O=0,16 mol => mCl = 0,16 . 35,5 = 5,68 (g)
=>m muối = 5,68 +2,86 = 8,54g
Bài 4: Đốt cháy x gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe bằng 0,8mol O 2, thu được 37,4g
hỗn hợp rắn B và cịn lại 0,2mol O2. Hồ tan 37,4g hỗn hợp B bằng y lít dung
dịch H 2SO4 2M vừa đủ, thu được z g hỗn hợp muối khan. Tính x, y, z .
A. 18,2gam, 0,6 lít, 133,4 gam.
C. 23,1gam,0,8lít,123,4gam.
B.98,3gam, 0,7lít, 122,4gam.
D.89,5gam,0,5lít,127,1gam.
Bài làm: Gọi : R là chung cho các kim loại: Mg , Al , Fe . Hoá trị chung là n
m kim loai = 37,4 – 1,2 .16 = 18,2 (g) = x
1

( nO 2 = 2 nO và ta chứng minh được: mO 2 = mO )
Sơ đồ (V):

nH2O
nSO422R n+

2−
=> n SO 4 = nO = 1,2 mol => mSO = 1,2 . 96 = 115,2 (g)
2−

4

2−

1,2

=>n axit = n SO 4 = 1,2mol =>V = y = 2 = 0,6 lít => z = 18,2 + 115,2 = 133,4 g.
Bài tập tương tự:
- 11 -


Bài 1: Oxi hóa 13,6 gam hỗn hợp 2 kim loại thu được m gam hỗn hợp 2 oxit, để
oxi hóa hồn tồn m gam oxit này cần 500ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m
là:
A. 19,6g.
B. 20,6g.
C. 21,6g.
D. 22,6g.
Câu 2: Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe 2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong
300ml dung dịch H2SO4 0,1 M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo
ra là:
A. 3,81 gam.
B. 4,81 gam.
C. 5,21 gam.
D. 4,8 gam.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 1,43 gam một hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn thì
thu được 2,23 gam hỗn hợp oxit. Để hoà tan hết hỗn hợp oxit này cần dung dịch
H2SO4 0,2M có thể tích là:
A. 200 ml.
B. 250 ml.

C. 150 ml.
D. 300 ml.
Câu 4: Hoà tan 10 gam hỗn hợp bột Fe và FeO bằng một lượng dung dịch HCl
vừa đủ thấy thoát ra 1,12 lít khí (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng với
dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa tách ra đem nung trong khơng khí đến lượng
khơng đổi thu được chất rắn nặng m gam. Trị số của m là:
A. 16 gam
B. 8 gam
C. 10 gam
D. 12 gam
Câu 5: Đốt cháy 0,78 gam kali trong bình kín đựng khí O2 (dư). Phản ứng xong
người ta đổ ít nước vào bình, lắc nhẹ cho chất rắn tan hết, rồi thêm nước cho đủ
200ml ddịch M. Nồng độ của các chất trong ddịch M là:
A. 0,025M
B. 0,05M
C. 0,075M
D. 0,1M
Câu 6: Tìm cơng thức của FexOy biết 4 gam oxit này phản ứng hết với 52,14 ml
dung dịch HCl 10% (khối lượng riêng 1,05g/cm3).
A. Fe3O4
B. FeO
C. Fe2O3
D. Ko cú
Câu 7: Hoà tan 10 gam hỗn hợp bột Fe và FeO bằng một lượng dung dịch HCl
vừa đủ thấy thoát ra 1,12 lít khí (đktc). Ddịch thu được cho tác dụng với ddịch
NaOH dư, lọc lấy kết tủa tách ra đem nung trong khơng khí đến lượng khơng đổi
thu được chất rắn nặng m gam. Trị số của m là:
A. 16 gam.
B. 8 gam.
C. 10 gam.

D. 12 gam
Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm 5,6g Fe và 23,2 g Fe 3O4 tác dụng vừa đủ với dd HCl
0,5M. Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần lấy để hoà tan là:
A . 2 lít
B. 1,6 lít
C. 2,5 lít
D.1,5 lít
Dạng 4. Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa
HNO3:
n NxOy
(5x – 2y)n NO-3
(5x – 2y)Mn+
- 12 -


8n NO 3−

Riêng trường hợp: nNH+4
8Mn+
9NO-3

3NO
3Fe3+
2NO2
2NO-3
1Cu2+
Hệ số của NxOy là số electron trao đổi của kim loại, hệ số của kim loại là số e
trao đổi của x nguyên tử N+5 về N+2y/x. Cân bằng ion kim loại và ion gốc axit sao
cho trung hòa về điện và nằm trong cùng phân tử muối.
H2SO4 đặc (nóng): nSO2


nSO42-

3H2S

12SO42-

2R n+
8Fe3+
Bài 1: Hồ tan hoàn toàn 0,6g Mg vào dd HNO3 dư thu được 0,112 lit khí N2 duy
nhất (đktc). Thể tích dd HNO3 1M đó tham gia phản ứng là:
A. 60ml.
B. 6ml
C. 65ml
D. 55ml
Hướng dẫn: nN2 = 0,112/22,4 = 0,005 mol 2N2
20NO-3
10Mg2+
nHNO3 = 2nN2 + nNO3- = 12nN2 = 12. 0,005 = 0,06 mol
→ V = 0,06/1 = 0,06 lit = 60 lit.
Bài 2: Hoà tan m gam Fe bằng dd HNO3 lỗng dư thu được 4,48 lít NO duy nhất
ở đktc. Giá trị của m là:
A. 1,12 gam
B. 11,2 gam
C. 5,6 gam
D. 0,56 gam
Bài làm:
3NO
9NO 3
3Fe3+

nFe = nNO = 4,48/22,4 =0,2 mol => mFe = 56.0,2 = 11,2 g. Đáp án: B.
Bài 3: Hịa tan hồn tồn 9,6 gam kim loại R trong H 2SO4 đặc đun nóng nhẹ thu
được dung dịch X và 3,36 lít khí SO2 (ở đktc). Xác định kim loại R.
A. Fe.
B. Ca.
C. Cu.
D. Na.
Bài tập tương tự:
Bài 4: Một kim loại M tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng thu được M(NO3)3,
H2O và hỗn hợp khí E chứa N2 và N2O. Hịa tan hồn tồn 2,16 gam M trong
dung dịch HNO3 loãng thu được 604,8ml hỗn hợp khí E có tỉ khối hơi đối với H 2
là 18,45. Kim loại M là:
A. Cr.
B. Fe.
C. Mg.
D. Al.
Bài 5. Cho 8,4g Fe tác dụng với 400 ml dung dịch HNO 31M thu được dung dịch
A và khí NO. Cơ cạn dung dịch A thì khối lượng muối khan thu được là:
- 13 -


A. 24,2g.
B. 27g.
C. 23g.
D. 27,5g.
Bài 6. Cho m gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Cu và Fe vào dung dịch HCl dư thấy
thốt ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp này vào dung dịch
HNO3 lỗng dư thì thu dược 8,96 lít khí NO (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 30,4.
B. 3,04.

C. 40,3.
D. 24.
Bài 7. Cho 8,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Al vào dung dịch HNO 3 dư thu được
4,48 lít khí NO (ở đktc). Cơ cạn cẩn thận dung dịch thì khối lượng muối nitrat
khan thu được là:
A. 54,6 g.
B. 45,6 g.
C. 65,4 g.
D. 56,4 g.
Bài 8: Khi cho 8,4 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO 3 1M thu đợc dung dịch A
và khí NO duy nhất. Trong A cú số gam chất tan là:
A. 31,9 g.
B. 31,65 g.
C. 32,45g.
D. 31,42 g.
Bài 9: Cho 8,4g Fe tác dụng với 400 ml dd HNO3 1M ta thu được dung dịch A và
khí NO. Cơ cạn dung dịch A thì khối lượng muối khan thu được là:
A. 27g.
B. 23g.
C. 27,5g.
D. 24,2g.
Bài 10: Hoà tan hoàn toàn 1,2 g một kim loại X vào dung dịch HNO 3 dư thu
được 0,224(l) khí N2 duy nhất (đktc). Kim loại X là:
A. Al.
B. Zn.
C. Mg.
D. Cu.
Dạng 5. Oxit kim loại có tính khử tác dụng với axit có tính oxi hóa
Ví dụ: FexOy tác dụng với HNO3:
FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

(3x – 2y)NmOn 3(5m – 2n)x NO-3
(5m – 2n)xFe3+
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
1NO
27NO-3
3.3Fe3+
Cách cân bằng: Tương tự trường hợp Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa,
nhớ rằng hệ số của ion kim loại cịn có thêm số ngun tử kim loại trong oxit.
Lưu ý: Khi làm bài nên lấy các ví dụ cụ thể đơn giản, không nên làm trường
hợp tổng quát trước, như vậy HS dễ tiếp thu hơn.
Ví dụ: Cho 13,92 gam Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 0,448 lit
NO ở đktc. Tính khối lượng HNO3 nguyên chất đó phản ứng.
Hướng dẫn: nNO = 0,448/22,4 = 0,02 mol
- 14 -


1NO

27NO-3

3.3Fe3+
nHNO3 = nNO + nNO3- = 28nNO = 28.0,02 = 0,56g
Câu 1: Cho 1,08g một oxit của kim loại M hoá trị n tác dụng với dd HNO 3 dư
thu được 0,112 lít NO (đktc) thì cơng thức của oxit là:
A. FeO.
B. FeO hoặc Cu2O.
C. Cu2O.
D. Fe3O4.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 46,4 g một kim loại oxit bằng dung dịch H 2SO4 đặc
nóng (vừa đủ) thu được 2,24 lít khí SO 2 (đktc) và 120 gam muối. Cơng thức của

oxit kim loại là:
A. Fe2O3
B. Mn2O7
C. FeO
D. Fe3O4
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn một khối lượng m g FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc
nóng ta thu được khí A và dung dịch B. Cho khí A hấp thụ hồn tồn bởi dung
dịch NaOH dư tạo ra 12,6 g muối. Mặt khác cơ cạn dung dịch B thì thu được 120
gam muối khan. Công thức của sắt oxit sắt là:
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. Đáp án khác
Câu 4: Hịa tan hồn tồn một ít oxit FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng ta
thu được 2,24 lít SO2 (đo ở đktc), phần dung dịch đem cơ cạn thì thu được 120
gam muối khan. Công thức FexOy là:
A. FeO
B.Fe2O3
C. Fe3O4
D. Đáp án khác
Câu 5. Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng HNO3 đặc,
nóng thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được
145,2 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 35,7g.
B. 46,4g.
C. 15,8g
D. 77,7g.

- 15 -



2.4. Kết quả đạt được
Với phương pháp sơ đồ V, khi đưa ra cho học sinh tiếp thu và vận dụng vào
làm bài tập kết quả đạt được cụ thể như sau:
- Do có phương pháp mới nên thúc đẩy được học sinh tích cực hơn trong khi học
và hứng thú hơn trong khi làm bài tập.
- 100% học sinh được khảo sát biết cách áp dụng phương pháp sơ đồ V trong
giải tốn hóa học, tốc độ giải nhanh và đạt hiệu quả cao.
- Điểm thi khảo sát giữa các lần thi cho kết quả chuyển biến rõ rệt.
Trước khi áp dụng sáng kiến.
Điểm thi KSCL lần 1 (tháng 3/2021)
Lớp
Giỏi
Khá
10A1(48) 8
20
10A6(34) 0
8
12C5(40) 7
21
12C7(38) 0
6

Sau khi áp dụng sáng kiến.
Điểm thi KSCL lần 2 (tháng 3/2021)
Lớp
Giỏi
Khá
10A1(48) 16
22

10A6(34) 0
16
12C5(40) 15
20
12C7(38) 0
12
Điểm thi KSCL lần 3(tháng 5/2021)
Lớp
Giỏi
Khá
10A1(48) 28
18
10A6(34) 1
23
12C5(40) 30
5
12C7(38) 2
18

Tb

Yếu

15
20
10
22

5
4

2
5

Tb

Kém
0
2
0
5

Yếu

7
10
5
18

3
8
0
8

Tb

Kém
0
0
0
0


Yếu

2
10
5
13

0
1
0
5

3. Kết luận – Kiến nghị
- 16 -

Kém
0
0
0
0


3.1. Kết luận
Bằng các phương pháp và kinh nghiệm qua q trình dạy học, tơi nhận thấy
việc chọn đề tài: “ Giúp giải nhanh bài tập trắc nghiệm bằng phương pháp sơ
đồ V” là việc cần thiết cho học sinh khi học và cho giáo viên khi dạy.
Các kinh nghiệm ở trên được đúc rút một cách khoa học, dựa trên cơ sở lí luận
của nhiều tác giả, sách báo.
Cần có những suy nghĩ, cách nghĩ đúng đắn và uốn nắn cho học sinh tránh

những nhầm lẫn không cần thiết trong các cách thiết lập và làm bài tập trong khi
giải toán hoá học.
Đề tài này cung cấp thêm cho học sinh phương pháp giải toán hoá học mới lạ,
làm phong phú thêm hiểu biết của các em về các cách giải khác nhau trong các
bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Sau khi học sinh đã nắm vững cơ sở lí luận nền tảng về cách giải thì việc củng
cố lại kiến thức là việc làm cần thiết và phải làm sao để học sinh ghi nhớ lại toàn
bộ kiến thức trọng tâm mà các em đã học, từ đó phát triển các lí thuyết nâng cao
và các dạng bài tập mới làm tăng năng lực tư duy giúp các em có thể tự biện luận
và sử dụng kiến thức để giải thích tính chất hố học của kim loại và phi kim cũng
như các hợp chất mà chúng tạo ra một cách dễ dàng.
Có thể sử dụng phương pháp sơ đồ V của đề tài trong xu hướng phát triển
giáo dục và xu thế đổi mới phương pháp dạy học cũng có thể coi là một đóng
góp tích cực, nhất là khi phương thức thi đã chuyển từ tự luận sang thi trắc
nghiệm nhằm đem lại kết quả chính xác, nhanh gọn, phù hợp và hữu hiệu.
3.2. Kiến nghị
Trong quá trình giảng dạy và làm sáng kiến kinh nghiệm bản thân tơi nhận thấy
có một số vấn đề bất cập, vì vậy tơi thiết nghĩ cần có một số kiến nghị như sau:
a) Đối với trường THPT Triệu Sơn 5
+ Việc tích luỹ sáng kiến kinh nghiệm là việc làm thiết thực, bổ ích và có thể
làm tăng thêm kinh nghiệm cho người giáo viên. Do vậy nhà trường cần coi việc
tích lũy sáng kiến là việc làm thường xuyên và cần thiết đối với mỗi cán bộ,
cơng nhân viên của nhà trường.
+ Vì đề tài này là kinh nghiệm về giảng dạy một chuyên môn cụ thể theo đặc
thù của mơn học, cho nên kính đề nghị Ban giám hiệu, ban chuyên môn nhà
trường cử hội đồng thẩm định và chấm một cách nghiêm túc, công bằng sao cho
sát thực nhất nhằm đánh giá đúng chất lượng của các đề tài.
+ Nhà trường cần có sự quan tâm phù hợp và kịp thời đối với những sáng kiến
kinh nghiệm tâm huyết, sát thực với điều kiện hiện nay.
- 17 -



b) Với Sở Giáo dục & đào tạo.
+ Cần chỉ đạo các nhà trường tập trung hơn nữa về việc làm sáng kiến kinh
nghiệm nhằm tạo ra nhiều sáng kiến kinh nghiệm tâm huyết với nghề dạy học
hiện nay.
+ Quản lí chặt chẽ về việc thẩm định đề tài.
+ Quan tâm đúng mức và kịp thời đối với những đề tài có ứng dụng trong thực
tiễn cuộc sống và trong giáo dục.

- 18 -


4. Tài liệu tham khảo
1. Huỳnh Bé; Tuyển tập hoá học cơ bản và nâng cao lớp 10
2. Lê Xuân Trọng ( chủ biên); Bài tập nâng cao hoá học lớp 10
3. Lê Thanh Xuân; Chuyên đề cơ bản hoá học lớp 10
4. Phương pháp giải bài tập hoá học lớp 10; Nxb tuổi trẻ
5. Sách giáo khoa hoá học lớp 10
6. Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình nâng cao
7. Tài liệu chủ đề tự chọn chương trình chuẩn
8. Tài liệu chủ đề tự chọn chương trình nâng cao
9. Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn
10. Tạp chí thế giới trong ta
11. Tạp chí Hố học và Ứng dụng.

- 19 -


- 20 -




×