Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

VẬN DỤNG GIÁO dục STEM vào dạy học CHỦ đề thiết kế, chế tạo máy biến áp tự quấn đơn giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài . …………………………………….…….........
1.2. Mục đích nghiên cứu . ……………………………………...........
1.3. Đối tượng nghiên cứu . ……………………………… …..……...
1.4. Phương pháp nghiên cứu . ………………………………….........
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm . ………………............
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .…..
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học.………………….…………......
Bước 2: Giao nhiệm vụ học tập……….………………………….…..
Bước 3: Tổ chức thực hiện……….……………………………...........
Bước 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm…….…………………….……….
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ………………....................
3. Kết luận, kiến nghị……………………………… ...........................

1
3
3
4
5
7
8
12
12
15
15
18

1. MỞ ĐẦU


1.1. Lí do chọn đề tài:
Một thống kê ở Mĩ cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2014, việc làm liên quan đến khoa
học và kĩ thuật tăng 26%, gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành
nghề khác. Trong khi đó, việc làm STEM có tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần so với tốc độ tăng
trưởng trung bình của các ngành khác nếu tính từ năm 1950 đến 2007 [2]. Trên toàn thế giới,
các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học đều nhấn mạnh vai trò của giáo dục STEM. Tổng thống
Barack Obama phát biểu tại Hội chợ Khoa học Nhà Trắng hàng năm lần thứ ba, tháng 4 năm
1


2013: “Một trong những điều mà tôi tập trung khi làm Tổng thống là làm thế nào chúng ta
tạo ra một phương pháp tiếp cận toàn diện cho khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học
(STEM)... Chúng ta cần phải ưu tiên đào tạo đội ngũ giáo viên mới trong các lĩnh vực chủ đề
này và để đảm bảo rằng tất cả chúng ta là một quốc gia ngày càng dành cho các giáo viên sự
tôn trọng cao hơn mà họ xứng đáng.”. Giáo sư Steven Chu, người đoạt giải Nobel Vật lý,
phát biểu tại đại học SUSTech, ngày 16 tháng 10 năm 2016.: "Giáo dục STEM là một loại
hình giáo dục hướng dẫn bạn học cách tự học", Giáo sư Chu đã chỉ ra lợi thế của giáo dục
STEM, tự học là rất quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân. Và học STEM cho phép
mọi người tự trang bị cho mình khả năng suy nghĩ hợp lý và khả năng rà sốt và tìm kiếm
xác nhận như học tốn học và có kiến thức sâu rộng. Nó mang đến cho bạn sự tự tin để đi
đầu trong lĩnh vực mà chúng ta đang làm, thậm chí nhảy vào một lĩnh vực mới mà chúng ta
chưa bao giờ đặt chân vào trước đây."Bạn sẽ không bao giờ nói rằng bạn khơng thể chỉ vì
thiếu kiến thức đầy đủ, đó là điểm quan trọng nhất của giáo dục STEM" [2].

Khác với các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, giáo dục STEM du nhập vào Việt
Nam không phải bắt nguồn từ các nghiên cứu khoa học giáo dục hay từ chính sách vĩ mơ về
nguồn nhân lực mà bắt nguồn từ các cuộc thi Robot dành cho học sinh từ cấp tiểu học dến
phổ thông trung học do các công ty công nghệ tại Việt Nam triển khai cùng với các tổ chức
nước ngồi. Ví dụ cuộc thi Robotics make X 2019 của Công ty Cp robot Công nghệ cao
STEAM Việt Nam hay một số cuộc thi robocon của các hãng như Lego và một số cuộc thi

robocon của các hãng khác trong nước. Từ đó đến nay giáo dục STEM đã bắt đầu có sự lan
toả với nhiều hình thức khác nhau, nhiều cách thức thực hiện khác nhau, nhiều tổ chức hỗ
trợ khác nhau.
Trước sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục có vai trị ngày
càng quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 04/5/2017 đã đưa ra giải pháp về mặt giáo dục: “Thay đổi mạnh mẽ các chính
sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng
2


tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về
khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật và tốn học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình
giáo dục phổ thơng”; đồng thời đưa ra nhiệm vụ: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học,
cơng nghệ, kĩ thuật và tốn học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thơng; tổ chức thí
điểm tại một số trường phổ thơng ngay từ năm học 2017-2018” [3]. Ở Việt Nam, STEM và
giáo dục STEM nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Các bài viết, tài liệu về giáo dục
STEM ở Việt Nam hiện nay có rất ít cơng trình nghiên cứu bàn về cơ sở lí luận của giáo dục
STEM và vận dụng nó vào dạy học bộ mơn.
Đến tháng 05/2020, đã có nhiều trường, phịng giáo dục các huyện, thị, thành phố
trong cả nước đã tổ chức ngày hội STEM, trong đó tổ chức cho học sinh trình bày, chia sẻ
các sản phẩm học tập; tổ chức “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục STEM” như:
Trường Olympia Hà Nội; Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội; Trương THPT Chuyên Lê
Hồng Phong, Nam Định; chương trình giáo dục STEM diễn ra trong suốt năm học của hệ
thống giáo dục Anphaschool – Hà Nội… Việc huy động cộng đồng tham gia vào việc tổ
chức thực hiện các chủ đề STEM đã được các nhà trường thực hiện có hiệu quả, bước đầu
cho thấy các dự án STEM xuất phát từ các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của cộng đồng
dân cư nơi các em sinh sống có sức thu hút mạnh mẽ đối với cộng đồng, doanh nghiệp. Ví
dụ tồn bộ giáo viên và phụ huynh học sinh của trường THPT Nam Sách II đã sử dụng sản
phẩm nước rửa bát của chính học sinh trường mình sản xuất; học sinh của Trường THPT
Chúc Động đã tư vấn cho bố mẹ biết chuyển đổi sản xuất nông nghiệp và sản xuất rau sạch.

Cụ thể hơn vào đợt bùng phát dịch Covid 19 tháng 4 năm 2020, các em học sinh trường
THPT số 1 - TP Lào Cai đã sáng chế ra mơ hình “máy ATM phát gạo” nhằm phát gạo miễn
phí cho người dân khi thực hiện lệnh dãn cách xã hội của chính phủ. Tiếp nối đó các em Võ
Lê Xuân Thùy và Hồ Nguyễn Minh Thư, lớp 12C2, Trường THPT Trần Quốc Tuấn (TP.
Quảng Ngãi) vừa nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khi chế tạo
thành cơng “máy ATM đa năng” tích hợp nhiều mơ hình như ATM gạo, ATM khẩu trang,
ATM mì tơm, ATM sát khuẩn vào tháng 03/2021…. Để có được các mơ hình đó thì các em
phải thực hiện tích hợp liên mơn nhiều mơn học vào trong một chủ đề, vận dụng tốt kiến
thức tất cả các môn học Tốn, Lí, Hóa, Cơng nghệ, Tin… Đó chính là nền tảng của giáo dục
STEM trong dạy học.
Mặt khác, với học sinh phổ thông, việc theo học các môn học STEM cịn có ảnh
hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến
thức trong một thể tích hợp, học sinh sẽ chủ động thích thú với việc học tập thay vì thái độ e
ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó, từ đó sẽ khuyến khích các em có định hướng tốt hơn
khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho cả sự nghiệp về sau.
Mặc dù đạt được một số kết quả khả quan, nhưng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra,
giáo dục gắn với STEM còn bất cập, nhiều người còn coi giáo dục STEM như là một mơn
học mới, địi hỏi nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, khả năng của học sinh
nên chưa tích cực trong việc triển khai áp dụng; năng lực xây dựng và thực hiện các chủ đề
giáo dục STEM của giáo viên cịn hạn chế; mơ hình tổ chức của các trường chủ yếu mới ở
mức độ Câu lạc bộ theo tinh thần tự nguyện đăng kí tham gia của học sinh; chưa tổ chức
3


thành các lớp STEM riêng. điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn hạn chế
dẫn đến sự hạn chế trong việc thực hiện ý tưởng xây dựng các chủ đề giáo dục STEM, các
chủ đề giáo dục STEM do các trường thí điểm xây dựng và thực hiện trong năm học vừa qua
mới ở mức độ đơn giản hoặc tái tạo lại những sản phẩm đã có từ các nguyên vật liệu sẵn
có...
Từ đặc trưng của bộ mơn Vật lí là mơn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng trong

thực tiễn, ngồi ra cịn có mối liên kết với nhiều mơn học khác như Tốn học, Sinh học, Địa
lí, Cơng nghệ... Do đó việc ứng dụng kiến thức của mơn Vật lí kết hợp với các môn học khác
trong cuộc sống rất phong phú, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều ngành nghề trong xã hội.
Dạy học theo định hướng mới gắn với STEM mơn Vật lí THPT nhằm nâng cao nghệ thuật
dạy học, cũng như phát huy tính sáng tạo trong việc dạy và học. Góp phần nâng cao chất
lượng dạy học trong trường trung học nói chung và bộ mơn Vật lí nói riêng, góp phần phát
huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, giúp học sinh vận dụng
được kiến thức liên môn trong việc giải quyết tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó định
hướng năng lực cho học sinh, rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ
năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biển ở góc độ là nhà nghiên cứu, một nhà sản suất,
một người sử dụng sản phẩm. Học sinh luôn tự tin bày tỏ ý tưởng và ln có những ý tưởng
mới trong học tập phần nào đáp ứng việc hướng tới mục tiêu giáo dục “Ba phẩm chất, tám
năng lực” cho học sinh.
Chính vì vậy tơi chọn đề tài “VẬN DỤNG GIÁO DỤC STEM VÀO DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ: Thiết kế, chế tạo máy biến áp tự quấn đơn giản”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giới thiệu được phương pháp dạy học STEM gắn liền giữa lí thuyết với thực tiễn, gắn
liền với khoa học kĩ thuật.
- Giúp học sinh (HS) hiểu được mối liên hệ giữa kiến thức Tốn học, Vật lí, Khoa học và
kĩ thuật trong thực tế.
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức cho HS.
- Giúp HS có cơ hội sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nắm bắt được xu thế phát
triển của các ngành nghề, chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở lý thuyết về dạy học STEM và hình thức dạy học theo chủ đề STEM nhằm phát
triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh.
- Kiến thức liên quan đến chủ đề STEM: hiện tượng cảm ứng điện từ, dịng điện Fuco, từ
thơng.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 12C4 trường THPT Triệu Sơn 5.
- Lớp đối chứng: Học sinh lớp 12C6 trường THPT Triệu Sơn 5.


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu sau:
-Phương pháp nghiên cứu lí luận:
4


+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học STEM trong dạy học Vật lí ở trường phổ
thơng.
+ Nghiên cứu cách thức sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản.
- Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Giáo dục STEM là gì?
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi bàn đến các
5


chính sách phát triển về Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật và Toán học của mỗi quốc gia.Thuật
ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ vào năm 2001. [1] .
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những
kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học –
theo cách tiếp cận liên mơn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn
đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn mơn học như các đối tượng tách biệt và rời
rạc, STEM kết hợp chúng thành một mơ hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.
Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những

nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học
sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay
[2] .
2.1.2. Ý nghĩa của dạy học theo mô hình STEM đối với hoạt động giáo dục, dạy
học trong trường Trung học phổ thông (THPT)
Dưới dạng coi dạy học theo mơ hình STEMnhư một cơng cụ dạy học trực quan, các
thành tố của nó giúp cho q trình dạy học cũng như học tập của học sinh (HS) trở nên hấp
dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo,
giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS.
Các thành tố dạy học theo mơ hình STEM là một nguồn nhận thức, một phương tiện
trực quan quý giá trong quá trình dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các
thành tố của dạy học theo mô hình STEM trong trường THPT có ý nghĩa sau:
- Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEMở nhà trường, bêncạnh các
môn học đang được quan tâm như Tốn, Khoa học, các lĩnh vực Cơng nghệ, Kỹ thuật cũng
sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên, chương trình, cơ
sở vật chất.
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dựán học tập tronggiáo dục
STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấnđề thực tiễn, học
sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ
nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khaicác dự án
học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học;
được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nêu trên góp
phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quảgiáo dục
STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học
tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất triển khai hoạt động
giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thơng cũng hướng tới giải quyết các vấn
đề có tính đặc thù của địa phương.
- Hướng nghiệp, phân luồng: Tổchức tốt giáo dục STEMở trường phổthông, học sinh

sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng khiếu, sở
thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện tốt giáo dục STEM ở
trường phổ thông cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề
thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. [1]
2.1.3. Dạy học Vật lí theo định hướng giáo dục STEM
6


Dạy học kiến thức Vật lí theo định hướng giáo dục STEM trường phổ thông được
thực hiện theo 02 hướng, cụ thể:
- Hoạt động STEM được tích hợp, lồng ghép trong bài học Vật lí chính khóa dựa trên
các vấn đề thực tiễn, kết hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của mơn Vật lí trong chương trình
phổ thơng.
- Gắn với các chủ đề STEM , trong đó HS vận dụng kiến thức Vật lí, hiểu biết về
cơng nghệ, kĩ thuật và tốn học để tạo ra sản phẩm có ích đối với cuộc sống.
Các hoạt động STEM chú trọng học qua hành (learning by doing). Các hoạt động
STEM chủ yếu trong dạy học Vật lí là: thực hành thí nghiệm tựtạo; thiết kế, chếtạo các sản
phẩm ứng dụng kĩ thuật Vật lí; thiết kế các thí nghiệm ảo trên nền tảng công nghệ thông
tin.Đểtạo racác sản phẩm vật chất, HS cần sử dụng các thiết bị truyền thống như: cưa, máy
khoan, mỏ hàn chì,... thậm chí là thiết bị hiện đại như: máy in 3D, máy cắt CNC,... để gia
cơng, lắp ráp chúng. Nhờ đó, HS được tham gia vào quá trình lao động, ý thức được giá trị
của lao động và nhận ra các ngành nghề thuộc các lĩnh vực STEM có thể phù hợp trong
tương lai.
2.1.4 Tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức Vật lí theo định hướng giáo
dục STEM
Để nghiên cứu tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức VL theo định hướng giáo
dục STEM, chúng tôi tiến hành làm rõ thêm quy trình thực hiện nhiệm vụ STEM của HS
thơng qua sơ đồ:


Bước 1. Đặt vấn đề và giao nhiệm vụ: GVđặt HS vàotình huống có vấn đề, hướng đến
việc giải quyết vấn đề thực tiễn. GV cần tạo điều kiện cho HS tiếp nhận nhiệm vụ.Các
nhiệm vụ được thiết kế nên là nhiệm vụ nhóm và huy động được tất cả HS trong một nhóm
tham gia thực hiện.
7


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc nhóm, thựchiện chuỗi các nhiệm vụ như: gia
công, chế tạo sản phẩm; phác thảo bản vẽ kĩ thuật; giải thích nguyên lí hoạt động của thí
nghiệm, sản phẩm. Đối với nhiệm vụ gia công, chế tạo sản phẩm, GV tổ chức cho HS hoạt
động như trong sơ đồ2.Trong đó, cần nêu rõ quy định mượn trả thiết bị, tránh làm hỏng hóc,
mất thiết bị. Hơn nữa, GV nhắc HS tuân thủ các quy định an tồn trong gia cơng, chế tạo sản
phẩm.
Bước 3. Báo cáo nhiệm vụ: HS thực hiện báo cáonhiệm vụ thông qua sản phẩm vật chất,
phiếu học tập, bản vẽ cấu tạo sản phẩm. GV cần khuyến khích HS tự giác tham gia trình bày,
phản biện, trao đổi nhằm làm rõ nguyên lí hoạt động của sản phẩm - là kiến thức trọng tâm
của bài học; sơ đồ cấu tạo sản phẩm; các bước gia công, lắp ráp sản phẩm; những khó khăn
và hướng giải quyết.
Bước 4. Kết luận: GV hợp thức hóa kiến thức trọngtâm của bài học, đồng thời giải quyết
các vấn đề đặt ra ở bước 1.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
Trước đây, khi thực hiện nguyên lí “ học đi đơi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn,
nhà trường gắn liền với gia đình, xã hội”, đã có một số mơ hình trường vừa học vừa làm; tuy
nhiên việc tổ chức dạy học theo mơ hình STEM chưa được nhìn nhận nên khơng đem lại
hiệu quả cao. Vì vậy, vai trị và thế mạnh của dạy học theo mơ hình STEM tại địa phương
gần như chưa được nhà trường biết đến và sử dụng.
Đối với HS trường THPT Triệu Sơn 5, công tác dạy học theo mơ hình STEM cho HS
cịn nhiều khó khăn như:
- Thiếu cơ sở khoa học và khung lí luận của giáo dục STEM nói chung, dạy học mơn
cơng nghệ theo định hướng giáo dục STEM nói riêng (cơ sở vật chất, hành trang cho GV và

HS).
- Khó khăn lớn nhất mà giáo viên phải đối mặt khi triển khai giáo dục STEM đó là
tìm hiểu thêm các kiến thức vượt ngồi chun ngành của mình. Giáo dục tích hợp STEM
hiện nay đang được coi là việc dạy và học trộn lẫn của một số môn học thuộc 4 lĩnh vực
khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học - thậm chí thêm một số mơn học khác nữa như
Tiếng Anh và Mĩ thuật. Việc phải “dịch chuyển” từ dạy học đơn mơn sang một “mơn” học
mới mà ở đó ranh giới giữa S-T-E và M trở nên mờ nhạt khiến giáo viên không chỉ lúng túng
về các kiến thức chuyên môn mà cả phương pháp giảng dạy.
- Việc sắp xếp thời gian phù hợp cho học sinh để dạy STEM bởi hiện nay thì dạy học
STEM cơ bản hiện nay mới chỉ là hoạt động ngoại khóa.
- HS cảm thấy khó khăn khi vận dụng các kiến thức sách vở vào thực tế còn nhiều, mà
nguyên nhân chủ yếu là các em đang còn thụ động trong tiếp thu tri thức, học chỉ qua sách
vở, khơng chịu tìm tịi, khám phá tri thức thực tiễn liên quan đến môn học.
Do đó tơi đưa ra giả thuyết khoa học: Nếu tổ chức dạy học theo mơ hình STEM trong
dạy học thì có thể giúp HS vận dụng kiến thức Tốn học, Khoa học, Kĩ Thuật, Công nghệ
vào thực tiễn, phát huy được tính tự giác, tích cực, tự chủ của HS trong học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học
8


Chủ đề: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY BIẾN ÁP
1.1. Mô tả chủ đề
Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy
biến áp (Bài 16: Truyền tải điện năng – Máy biến áp); từ thông và sự biến thiên của từ thơng,
hiệu ứng tỏa nhiệt của dịng điện Fu – cơ, suất điện động cảm ứng (Bài 23,24: Từ thông –
Suất điện động cảm ứng - Vật lí 11); ứng dụng của đi - ốt để chỉnh lưu dòng điện ( Bài 17:
Dịng điện trong chất bán dẫn – Vật lí 11) vào chế tạo máy biến áp theo tiêu chí cụ thể. Sau
khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm thiết bị của mình và tiến hành đánh giá chất
lượng sản phẩm.

1.2. Mục tiêu
1.2.1. Kiến thức
Tên sảnphẩm

Khoa
(S)

học Công nghệ(T)

Máy biến áp tự Hiện tượng Thiết kế bản vẽ kĩ
quấn
cảm ứng điện thuật.
Mạch hạ áp AC từ.
Biết sử dụng các
220V-> DC 12 V
dụng cụmỏ hàn,
đi - ốt, vơn kế…

Kỹthuật(E)

Tốn học (M)

Quy trình lắp ráp Tính tốn kích
mơ hình các loại thước các chi
tiết của sản
máy móc.
phẩm.
Thiết kế, lắp đặt
thiết bị khoa
học, kết quả thu

được rõ ràng.

1.2.2. Kĩ năng
- Tính tốn, vẽ được bản thiết kế máy biến áp
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản kế.
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý
kiến thảo luận.
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
1.2.3. Thái độ
9


- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học.
- u thích sự khám phá, tìm tịi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết
nhiệm vụ được giao.
- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ vệ sinh chung khi thực nghiệm.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
1.2.4. Định hướng phát triển năng lực
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của máy biến áp trong thực tế; mở rộng
các loại máy điện dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo máy biến áp.
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực
hiện.
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nhiệm và đánh giá.
1.3. Thiết bị
- Các thiết bị dạy học: giấy A0, mẫu bản kế hoạch, ...
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Máy biến áp”: dây quấn, lõi
thép, kìm, mỏ hàn, Vơn kế, keo, băng dính, bóng led…
1.4. Tiến trình dạy học

Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo 4 hoạt động:
Hoạt động 1: Nghiên cứu kiến thức nền và xây dựng bản thiết kế (1 tuần)
a. Mục đích của hoạt động
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh (HS) nghiên cứu tài liệu để rút ra được các kiến thức của
hiện tượng cảm ứng điện từ, cách làm biến thiên từ thông qua mạch, phương pháp làm tăng
hiệu suất máy biến áp.
- Hướng dẫn HS tự thiết kế bản vẽ chi tiết mô hình máy biến áp đơn giản, máy hạ áp AC ->
DC
- Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế chế tạo máy biến áp của nhóm, nội dung thuyết trình
về nguyên lí hoạt động, kết quả thu được của máy.
b. Nội dung hoạt động
10


- Cho HS trong lớp đăng ký thành viên tham gia, phân chia đội nhóm cụ thể thành 04 đội.
- Lên kế hoạch tổ chức: thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung sinh hoạt của chủ đề “Máy biến áp”:
Chuẩn bị các kiến thức về máy biến áp: cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các ứng dụng
của nó trong đời sống, thực tiễn.
Một số sản phẩm cần trưng bày:
+ Sản phẩm 01: Bản thuyết trình về tầm quan trọng của máy biến áp trong thực tiễn;
báo cáo chi tiết về cấu tạo, nguyên lí hoạt động của máy biến áp (u cầu bản báo cáo khoa
học kèm hình ảnh, mơ tả rõ từng chi tiết, bộ phận của máy và các thiết bị cần sử dụng dưới
các hình thức như thuyết trình, poster, powpoint…)
+ Sản phẩm 02: Bản thiết kế máy biến áp
- Giáo viên (GV) có thể gợi ý về sản phẩm 1 thông qua nội dung các câu hỏi như:

Câu 1: Nêu tầm quan trọng của MBA trong thực tế?
Câu 2: Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Nêu ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ
trong thực tế?

Câu 3: Máy biến áp là gì? Nêu ứng dụng của máy biến áp trong thực tế?
Câu 4: Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp?
c.Dự kiến sản phẩm
- Bản báo cáo các kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ: cách tạo ra từ thơng qua mạch
kín, cách làm xuất hiện suất điện động cảm ứng; mơ tả được một cách định tính về cấu tạo
và nguyên lí hoạt động của máy biến áp.
- HS trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh thiết kế
của mình ưu việt bằng tính tốn, kiến thức cụ thể.
Phiếu số 1: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
Tiêu chí

Điểm chấm

Điểm tối đa

Thuyết trình được cấu tạo của máy biến áp

10

Trình bày chính xác nội dung kiến thức nền phục vụ
cho việc thiết kế máy biến áp

20

Bản vẽ thiết kế rõ ràng, khoa học

30

Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của thiết bị


30

11


Trình bày, trả lời rõ ràng, logic, sinh động

10

Tổng điểm

100

Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét,
góp ý; tiếp thu và chỉnh sửa bản thiết kế nếu cần.
Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm máy biến áp.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Tổ chức dạy học bài mới trên lớp.
- Phân công các nhóm làm việc độc lập để trả lời các câu hỏi, hỗ trợ khi học sinh gặp khó
khăn.
Nghiên cứu kiến thức trọng tâm
Lập kế hoạch, trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
Xây dựng bản thiết kế máy biến áp.
- GV đưa ra yêu cầu về:
Nội dung trình bàytheo bản đánh giá bản báo cáo.
Thời lượng báo cáo tối đa 5 phút, trả lời thắc mắc, tư vấn 3 phút.
Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
- HS báo cáo và thảo luận, ghi nhận góp ý chỉnh sửa nếu cần.
- GV điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.
Hoạt động 2: Chế tạo và thử nghiệm máy biến áp (1 tuần)

a. Mục đích
- HS dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo máy biến áptheo yêu cầu đặt ra.
- Thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung
- HS sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ chuẩn bị trước:dây quấn, lõi thép, kìm, mỏ hàn,
Vơn kế, keo, băng dính, bóng led…để chế tạo máy biến áp theo bản thiết kế.

12


- Trong q trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh sao cho kết quả thu
được cao nhất.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Mỗi nhóm có một sản phẩm đã hồn thiện và được thử nghiệm.
d. Cách tổ chức hoạt động
- Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thành sản phẩm theo nhóm.
HS sử dụng các lá thép để tạo lõi quấn, sử dụng dây đồng để quấn các cuộn sơ cấp và
thứ cấp; sử dụng vôn kế để xác định điện áp vào, điện áp ra; sử dụng các đi - ốt để chỉnh lưu
dòng điện.
Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
- Giáo viên quan sát, tư vấn hỗ trợ học sinh nếu cần.
Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm máy biến áp
a. Mục đích
- Các nhóm học sinh giới thiệu máy biến áp đã chế tạo trước lớp, chia sẻ về kết quả thử
nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phẩm.
- Tổ chức thử nghiệm để các nhóm học sinh đánh giá chéo sản phẩm củanhau
b. Nội dung
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra.
Tiêu chí


Điểm chấm

Điểm tối đa

Thiết bị chế tạo đúng nguyên lí.

40

Thiết bị hoạt động hiệu quả, cho kết quả ổn
định, đúng yêu cầu.

30

Thiết bị gọn, nhẹ, có hình thức bền, đẹp

20

Chi phí làm thiết bị tiết kiệm

10

Tổng điểm

100
13


- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hồn thiện sản phẩm.
- Các nhóm tự đánh giá kết quả của nóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và

các bạn.
- Sau khi chia sẻ, đề xuất các phương án chỉnh sửa, cải tiến.
- Chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo
máy quang phổ.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Máy biến áp đã được chế tạo và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
Sản phẩm 01: Mơ hình máy biến áp tự quấn
Sản phẩm 02: Máy hạ áp AC 220V – DC 12V (hoặc 24V) sử dụng mạch chỉnh lưu cầu
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- GV giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp và tiến hành thảo luận, chia sẻ.
- HS trình diễn về hoạt động của máy biến áp, thử nghiệm để đánh giá khả năng sử dụng
trong thực tế của thiết bị.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh
nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo máy biến áp.
- Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.
Hoạt động 4:Tìm tòi mở rộng về các chủ đề STEM khác liên quan đến vật lí (1 tiết)
- Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà: xây dựng sản phẩm là bài giới thiệu
trước lớp trong buổi học sau về việc vận dụng kiến thức Vật lí vào thiết kế, chế tạo các thiết
bị, máy móc ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như Cơ học, Điện học, Quang học,
Nhiệt học…, và được hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết.
- Kết quả của các nhóm thực hiện được hướng dẫn trình bày bằng phần mềm trình
chiếu Power Point: 4 nhóm HS đã thảo luận và giới thiệu được mối quan hệ giữa các kiến
thức vật lí trong 4 lĩnh vực như: Cơ học, Điện học, Nhiệt học, Quang học.
Bước 2: Giao nhiệm vụ học tập
Mục tiêu: Xây dựng được các kiến thức cần tìm hiểu; phổ biến nhiệm vụ cho các
nhóm; rèn kĩ năng làm việc nhóm.
Thời gian: từ ngày 15/12/2020 đến 06/01/2021
Chia nhóm: Chia theo nhóm tổ trên lớp học (4 nhóm)
Quy định về thời gian:
Tuần 1:

+ Thực hiện dạy học trên lớp kiến thức về máy biến áp và ứng dụng của máy biến áp
+ Tìm kiếm và hệ thống thơng tin về ngun lí hoạt động của MBA thơng qua nhiệm
vụ thực hiện sau q trình học tập.
14


Tuần 2: + Chế tạo và thử nghiệm máy biến áp, trình bày sản phẩm máy biến áp
+ Xây dựng bản báo cáo tổng kết để giới thiệu kết quả và thực hiện báo cáo tại lớp
Lưu ý với học sinh về cách thức trao đổi thơng tin:
- Nhóm nào khó khăn trong việc tìm kiếm thơng tin hoặc xây dựng báo cáokết quả
thực hiện…thì trực tiếp gặp GV để được tư vấn giúp đỡ.
- Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải được giao nhiệm vụ, và khi kết thúc hoạt
động thì mỗi thành viên phải có bản tự đánh giá cá nhân về ý thức, thái độ và hiệu quả công
việc được giao.
Bước 3: Tổ chức thực hiện
Hoạt động 1: Nghiên cứu kiến thức nền và xây dựng bản thiết kế (1 tuần)
- Chia lớp thành 04 nhóm theo tổ.
- Lên kế hoạch tổ chức: thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung sinh hoạt của chủ đề “Máy biến áp”:
Một số hình ảnh của các nhóm về bản báo cáo kiến thức và bản thiết kế máy biến áp

15


16


17



18


Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm máy biến áp
- Đại diện HS của 1 đến 2 nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả sản phẩm máy biến
áp. Các nhóm cịn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung
Một số hình ảnh trong buổi báo cáo

19


Hoạt động 4:Tìm tịi mở rộng về các chủ đề STEM khác liên quan đến vật lí (1 tiết)
- Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ: xây dựng sản phẩm là bài giới thiệu trước lớp trong
buổi học sau về việc vận dụng kiến thức Vật lí vào thiết kế, chế tạo các thiết bị, máy móc
ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như Cơ học, Điện học, Quang học, Nhiệt học…
20


Hình ảnh HS thảo luận và báo cáo tại lớp học:

Bước 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Về mục tiêu: HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã đề ra, cụ thể:
- Thu thập thơng tin: HS có thể tìm kiếm thơng tin, tranh ảnh qua sách báo,
internet…
- Xử lí thơng tin: HS xử lí, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên nhóm đã
hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong nội dung nghiên cứu.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và trình bày trước lớp.
Về cách thức tổ chức hoạt động:
- GV đã chỉ đạo, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ cơng việc của nhóm
mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện dự án, thu thập

thơng tin.
- GV giúp đỡ các nhóm thơng qua việc đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS có thể giải
quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.
- Các thành viên đều thơng qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo
của nhóm.
- Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hồn thiện báo cáo của
nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp.
21


Về sản phẩm: các nhóm hồn thành sản phẩm gồm bản báo cáo trước lớp và mơ hình máy
biến áp tự quấn. Kết quả thu được có 8 bản trình bày bài thuyết trình theo hoạt động 1 và 4,
mơ hình máy biến áp, máy hạ áp có chỉnh lưu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
2.4.1.Đánh giá định tính
- Tính khả thi của dạy học gắn với chủ đề STEM: Nhìn chung các mục tiêu của kế hoạch đều
đạt được. Các nhiệm vụ đều được các nhóm hồn thành, càng khẳng định tính khả thi của
cơng tác dạy học gắn với chủ đề STEM.
- Biểu hiện của tính tích cực học tập của HS
Trong giai đoạn chuẩn bị:HS tiếp nhận nhiệm vụ, kế hoạch học tập do GV đề ra với thái độ
hứng thú, sôi nổi.
Trong giai đoạn thực hiện:
+HS thể hiện được năng lực giải quyết vấn đề qua các hoạt động : nêu tình huống,
xác định vấn đề, đề xuất giải pháp, thực hiện giải pháp, kết luận.
+HS biết chọn lựa tình huống mở đầu hấp dẫn và có tính thực tiễn.
+HS biết làm việc nhóm, tổ chức, hợp tác và phân cơng cơng việc hợp lí cho các
thành viên. Tuy mỗi nhóm đều có đơng thành viên gây khó khăn cho việc phân cơng nhưng
các nhóm đều khắc phục được.
+HS tự lập kế hoạch, tự tổ chức hoạt động học tập bao gồm việc lựa chọn cácphương
pháp và phương tiện của mình. Nhiều hoạt động mới mẻ cũng được HS chủ động thực hiện

như phỏng vấn, điều tra...
+Trong suốt quá trình thực hiện, HS biết tự điều chỉnh hoạt động nhận thức - học tập
của mình dưới tác động kiểm tra, định hướng của GV, đánh giá của bạn cùng nhóm và tự
đánh giá của bản thân.
+HS biết vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết nhiệm vụ mang tính thực tiễn. Có
nhóm đưa ra những cách giải quyết ngồi dự kiến của GV.Điều đó thể hiện đặc trưng tự tìm
tịi, tự nghiên cứu mong muốn giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn của HS.
Tất cả những thơng tin nói trên cũng thể hiện sự quan tâm, hứng thú của học khi học
tập các nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với ngành nghề mình có thể lựa
chọn trong tương lai.
2.4.2.Đánh giá định lượng
Để tăng tính thuyết phục của việc đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài, tôi tiến
hành đánh giá định lượng, chủ yếu dựa trên kết quả phiếu điều tra HS và kết quả bài kiểm tra
giữa lớp tham gia trải nghiệm 12C4 và lớp đối chứng 12C6 trường THPT Triệu Sơn 5. Dưới
đây là các phân tích cụ thể.
2.4.2.1 Hứng thú của học sinh với mơn vật lí
Sau khi được học bài “Truyền tải điện năng – Máy biến áp” có sự kết hợp của hoạt
động trải nghiệmchế tạo máy biến áp, đa số các em thấy hứng thú hơn với bài học, môn học.
Những em lâu nay khơng có hứng thú học vật lí có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, từ
đó tự tin, chủ động tiếp cận và tiếp thu nội dung kiến thức mới.
Tôi sử dụng mẫu phiếu ở bảng 1 để điều tra hứng thú học vật lí của HS lớp tham gia
trải nghiệm và gán điểm 5 ứng với mức độ tán thành cao nhất, điểm 1 ứng với mức độ không
22


tán thành cao nhất. Riêng các câu 3, 5, 7, 9, tơi xử lí điểm theo hướng ngược lại. Như vậy,
với tất cả các tiêu chí, điểm càng cao ứng với hứng thú vật lí càng cao.

1
2


Em thích học vật lí.
Em tự tìm thơng tin về vật lí ngồi SGK và
sách bài tập
Em thường khơng tập trung trong giờ Vật

Em thích tìm hiểu các ứng dụng thực tế của
Em khơng hứng thú với các nhiệm vụ được
Học vật lí rất vui
Em thấy kiến thức Vật lí khơ khan, khó
hiểu
Vật lí gần gũi, có ý nghĩa với cuộc sống
Em khơng tự tin khi học vật lí
Em thích tự đánh giá kết quả học tập của
mình

3
4
5
6
7
8
9
10

Rất
Đồng
đồng ý ý
5
4


Phân
vân
3

Khơng
đồng ý
2

Rất
khơng
đồng ý
1

5

4

3

2

1

1
5
1
5

2

4
2
4

3
3
3
3

4
2
4
2

5
1
5
1

1
5
1

2
4
2

3
3
3


4
2
4

5
1
5

5

4

3

2

1

Bảng 1: Thang đo hứng thú học vật lí của HS
Kết quả cho thấy điểm trung bình của lớp12C4 sau tác động cao hơn trước tác động ở 7 tiêu
chí 1, 2, 4, 7, 8, 9, 10 (bảng 6).
Tiêu chí

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10

Hứng thú với mơn học nói chung
Việc tự tìm thơng tin về Vật lí ngoài SGK và các sách bài tập
Mức độ tập trung trong giờ học
Hứng thú với việc tìm hiểu kiến thức Vật lí liên quan đến thực tế
Hứng thú với các nhiệm vụ được giao trong giờ Vật lí
Niềm vui khi học Vật lí
Nhận định kiến thức Vật lí khơng khơ khan, khó hiểu
Nhận định Vật lí gần gũi, có ý nghĩa với cuộc sống, công việc
Sự tự tin khi học Vật lí
Hứng thú với việc tự đánh giá kết quả học tập của mình

Lớp TN
trước
tác
động
3.7091
3.5818
3.5765
3.7636
3.7818
3.6182
3.1518
3.5918
2.8364
3.4182


Lớp TN
sau tác
động
3.9756
4.2436
3.7451
4.2941
3.7092
3.6178
3.8767
3.9872
2.9834
4.0346

Bảng 6. Điểm thu được từ thang đo hứng thú học vật lí của học sinh
2.4.2.2 Hiểu biết của HS về vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế:
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng như khả năng hiểu biết của HS về các
ngành nghề có liên quan đến Vật lí được tiến hành vào 45 phút trong tiết học tự chọn của bộ
môn sau khi được học trên lớp. Việc làm này đã được sự cho phép của tổ chuyên môn và
chuyên môn nhà trường. Đồng thời để kiểm chứng và so sánh kết quả của việc áp dụng sáng
kiến tơi đã chọn ra một lớp có trình độ tương đương để làm đối chứng.
23


Lớp áp dụng: 12C4 (45 học sinh), lớp đối chứng 12C6 (43 học sinh) trường THPT Triệu Sơn
5.
Bảng so sánh kết quả học tập của học sinh lớp 12C4;12C6 trường THPT THPT Triệu Sơn 5
năm học 2020 – 2021
Thời

điểm

Lớp

XL
Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

Đầu

năm

12C4

5

11,1

18

40,0

20

44,5

2

4,4

12C6

4

9,3

19

44,2


17

39,5

3

7,0

Sau
bài KT

12C4

17

37,8

19

42,2

9

22,0

0

0

12C6


7

16,3
21
48,8
15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

34,9

0

0

3.1. Kết luận .
- Việc HS thực hiện thành công và đạt được tất cả mục tiêu đề ra trong SKKN khẳng
định tính khả thi của đề tài gắn với nội dung dạy học, với vận dụng giáo dục STEM trong
dạy học Vật lí.
- Việc tổ chức dạy học gắn với nội dung khoa học, liên hệ thực tế nêu trên đã đạt hiệu
quả trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS, giúp HS có thể nhận ra ý nghĩa và
làm tăng hứng thú của HS với việc học Vật lí, đồng thời giúp HS có hiểu biết rõ hơn về một
số ngành nghề mà các em có thể lựa chọn trong tương lai. Dự án giúp cải thiện một số kĩ
năng cần thiết cho cuộc sống và công việc của người học. Tiến trình dạy học cịn góp phần
nâng cao hứng thú của HS với hình thức hướng nghiệp qua các mơn học và bước đầu cải
thiện nhận thức nghề nghiệp choHS.
- Quá trình thực hiện đề tài đã chứng tỏ tính khả thi của dạy học gắn với giáo dục
STEM. Kết quả đánh giá định tính và định lượng đã chứng tỏ đề tài khơng những kích thích
hứng thú học tập, giúp HS nắm vững kiến thức mà còn phát triển năng lực giải quyết vấn đề,
rèn luyện các kĩ năng sống, làm việc của người học.

- Mục đích chính của việc tổ chức DH là việc tích cực hoạt động học tập của HS
thông qua vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vào việc phát triển khả năng tư duy sáng tạo của
của HS. Tuy nhiên, những kiến thức vận dụng thực tiễn gắn với dự án còn ở mức độ đơn
giản, chưa đi sâu vào vấn đề khoa học kĩ thuật của các loại máy móc, chưa vận dụng nhiều
kiến thức liên môn. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà định hướng giáo dục STEM đề ra
trong dạy học các bộ mơn khoa học thì cần phối hợp nhiều phương pháp, hình thức, tích hợp
nhiều mơn học trong một chủ đề và thực hiện đồng bộ ở tất cả các môn học, bậc học.
3.2. Kiến nghị .
Đối với các cấp lãnh đạo: Đề tài chỉ giới hạn trong nội dung kiến thức liên quan đến
hiện tượng cảm ứng điện từ (một lĩnh vực nhỏ trong Vật lí) nên chưa thể đáp ứng được hết
nhu cầu trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn của mỗi học sinh. Mặc dù dự án mang
lại nhiều biểu hiện tích cực ở người học song nếu chỉ thực hiện đơn lẻ, trong thời gian ngắn
thì khơng thể đạt hiệu quả như mong đợi. Theo chúng tôi, cần triển khai đề tài này một cách
rộng rãi, thực hiện trên tất cả các khối lớp với các chủ đề khác nhau (điều này cũng phù hợp
24


với nguyện vọng của HS), phối hợp với các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực
khác để đạt hiệu quả rõ rệt và bền vững. Điều này đòi hỏi tâm huyết của người dạy, cùng rất
nhiều cố gắng của cả thầy và trị.
Ngồi ra cần cải thiện cơ sở vật chất của các trường phổ thông để phục vụ hiệu quả
việc thực hiện các phương pháp dạy học mới, tích cực, đặc biệt cần quan tâm đầu tư cho
những vùng sâu, vùng xa nơi điều kiện dạy và học của GV và HS vẫn cịn nhiều khó khăn.
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết thêm về CNTT, biết
khai thác thông tin trên mạng Internet để tìm hiểu sâu thêm về các ứng dụng kiến thức vật lí
vào các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau ( như Điện học, Quang học ứng dụng như thế nào
trong thực tế…) để phục vụ cho cơng tác giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy
học, phát triển hứng thú học tập của học sinh cũng như góp phần vào cơng tác hướng nghiệp
cho HS THPT như:
- Tăng tính thực tiễn của nội dung dạy học bao gồm nội dung kiến thức SGK và các

bài tập trong sách bài tập, bổ sung các bài tập định tính, bài tập mang tính thực tiễn.
- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá theo hướng liên tục và đa dạng, tập huấn cho GV
về các hình thức đánh giá và cách thức xây dựng tiêu chí đánh giá.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học,
tăng cường bồi dưỡng GV song cần chú ý đến đặc điểm vùng miền và đối tượng HS./.
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan

Thanh Hóa, ngày 20/05/2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện:
Ngô Thị Phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Tài liệu tập huấn “Định hướng giáo dục STEM trong trường trung học” của Bộ
25


×