Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Áp dụng phương pháp dạy học stem vào bài phân bón hóa học nhằm định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh trường THPT bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 24 trang )

0
PHẦN

1.
MỞ ĐẦU

MỤC LỤC
1.1.

Lí do chọn đề tài

1.2.

Mục đích nghiên cứu

1.3.

Đối tượng nghiên cứu

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

TRANG
1
2
2

2.2. Thực trạng


2.2.1. Thực trạng dạy học mơn hóa học trong
trường phổ thơng Bá thước hiện nay
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi đưa
STEM vào trường phổ thông hiện nay
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.
NỘI DUNG

2.3.1. Giải pháp

5

6

2.3.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Lựa chọn chủ đề/ bài học
Bước 2. Xác định vấn đề cần giải quyết

3.
KẾT LUẬNĐỀ XUẤT
4.

9

Bước 3. Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp
giải quyết vấn đề
Bước 4. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động
dạy học
2.4. Kết quả đạt được


18

3.1. Kết luận

18

3.2. Đề xuất, kiến nghị

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, toàn ngành giáo dục
đang ra sức nỗ lực thực hiện nhằm nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước
nhà. Trong đó mỗi một giáo viên đóng một vai trị then chốt cho sự phát triển
đó, là một giáo viên THPT tơi vẫn rất trăn trở để tìm giải pháp đổi mới nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục đất nước. Khoa học tự nhiên nói chung,
mơn hóa học nói riêng ngày càng đóng vai trị rất lớn trong nền kinh tế của thời
đại công nghệ. Tuy nhiên làm thế nào để thu hút được các em u thích và lựa
chọn mơn học này lại gặp nhiều khó khăn bởi đặc thù của các bộ mơn tự nhiên
là cần các kĩ năng tính toán và tư duy logic nên đa số các em rất ngại học nếu

khơng có phương pháp dạy học phù hợp.
Với mục tiêu đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục đã đề ra chương trình giáo dục
phổ thơng 2018 định hướng triển phẩm chất và năng lực của học sinh, mục tiêu
của chương trình nhằm trả lời câu hỏi: Học xong chương trình học sinh làm
được gì? Chính vì vậy mà cần đổi mới phương pháp dạy hoc, kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực
tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn
đề, thơng qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất
phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/ bài học
STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm
ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/ bài học STEM nêu ra.
Theo mô tả trong Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018: “Giáo dục
STEM là mơ hình giáo dục dựa trên tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng
các kiến thức khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật và tốn học vào giải quyết một số
vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể”
Với mong muốn thơng qua q trình học giúp các em tự lĩnh hội được kiến
thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
các vấn đề thực tế. Nhưng làm thế nào để vận dụng phương pháp dạy học STEM
vào trường học có hiệu quả là một vấn đề khó. Qua hai năm vận dụng tôi đã
lồng ghép STEM với dạy học truyền thống và xây dựng một số chủ đề/ bài học
theo điều kiện của trường, đã mang lại hiệu quả khả quan. Xuất phát từ những lí
do trên và qua thực tế giảng dạy, tôi soạn thảo đề tài “Áp dụng phương pháp
dạy học STEM vào bài Phân bón hóa học nhằm định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực cho học sinh trường THPT Bá Thước ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp dạy học STEM vào bài “Phân
bón hóa học”- hóa học 11 nhằm giúp học sinh có ý thức và tích cực trong bài



2
học, thơng qua đó phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và ý thức bảo vệ
môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: dạy học STEM
- Phạm vi nghiên cứu: bài “Phân bón hóa học”- hóa học 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều
tra, khảo sát thực tế, thu thập thơng tin; phương pháp thống kê xử lí số liệu.
- Nghiên cứu từ các tài liệu và sách tham khảo có liên quan.
- Thơng qua dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
- Triển khai nội dung đề tài, kiểm tra và đối chiếu kết quả học tập của học
sinh lớp áp dụng sáng kiến với lớp không áp dụng, từ đó thấy được hiệu quả của
việc thực hiện sáng kiến.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm [4]
2.1.1. Khái niệm dạy học STEM
Thuật ngữ STEM được hiểu như một “tổ hợp đa lĩnh vực” bao gồm: Khoa
học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Tốn học
(Mathematics). Bốn lĩnh vực này được mơ tả như sau:
Khoa học, là việc nghiên cứu thế giới tự nhiên, bao gồm các quy luật tự
nhiên của Vật lý, Hoá học, Sinh học và giải quyết hoặc ứng dụng các hiện
tượng, nguyên lý, quan niệm hoặc quy tắc của các môn này. Khoa học vừa là
một chỉnh thể kiến thức được tích luỹ qua thời gian, vừa là một tiến trình - mang
tính khoa học - tạo ra kiến thức mới. Kiến thức từ khoa học sẽ cung cấp thơng
tin cho tiến trình thiết kế kỹ thuật.
Cơng nghệ, mặc dù không phải là một lĩnh vực, theo nghĩa chặt chẽ nhất,
bao gồm toàn bộ hệ thống con người và tổ thức, kiến thức, tiến trình, và thiết bị
dùng để tạo ra và thao tác các đồ vật (tạo tác) cơng nghệ, cũng như chính các đồ

vật đó. Suốt chiều dài lịch sử, con người đã tạo ra các công nghệ để thoả mãn
mong muốn và nhu cầu của mình. Phần lớn các cơng nghệ hiện đại là sản phẩm
của khoa học và kỹ thuật, và các công cụ công nghệ được sử dụng trong cả hai
lĩnh vực.
Kỹ thuật, vừa là một chỉnh thể kiến thức - về thiết kế và chế tạo các sản
phẩm nhân tạo - vừa là một quá trình giải quyết vấn đề. Quá trình này chịu ảnh
hưởng của các ràng buộc. Một trong số đó là các quy luật tự nhiên, hoặc khoa
học. Những ràng buộc khác có thể kể đến là thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu
sẵn có, hệ sinh thái, quy định về môi trường, khả năng sản xuất và sửa chữa. Kỹ
thuật sử dụng các khái niệm khoa học và tốn học như những cơng cụ cơng
nghệ.
Tốn học, là việc nghiên cứu các mơ hình và mối quan hệ giữa số lượng, số


3
và không gian. Không giống như trong khoa học, nơi các bằng chứng thực
nghiệm được tìm kiếm để đảm bảo hoặc bác bỏ các mệnh đề, các mệnh đề toán
học được đảm bảo bằng các lập luận logic dựa trên các giả định cơ bản. Những
lập luận logic, bản thân nó đã là một phần của tốn học đi cùng với các mệnh đề.
Cũng như khoa học, kiến thức toán ngày một phát triển, nhưng không giống
khoa học, kiến thức tốn khơng thể bị bác bỏ, trừ phi các giả định cơ bản bị thay
đổi. Các loại khái niệm toán đặc thù của 12 năm học phổ thông bao gồm số và
số học, đại số, hàm số, hình học, xác suất, thống kê. Toán học được dùng trong
khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Không chỉ đơn thuần mô tả bốn lĩnh vực STEM, đoạn trích nói trên cịn cho
thấy bốn lĩnh vực này không phải hiện diện một cách riêng lẻ mà cần phải được
tích hợp, liên kết chặt chẽ với nhau.
Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học
tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và
một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường.

Theo Howard-Brown và Martinez (chuyên gia giáo dục Mỹ), phương pháp
giải quyết vấn đề trong dạy học sẽ cho phép sự liên mơn giữa các lĩnh vực nói
trên.
Đó là cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách
toàn diện, xem các thành phần của STEM tương tác với
nhau như thế nào. Nói một cách đơn giản, đó là sự giao
thoa hội tụ của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và tốn
học. Nó sử dụng hợp nhất các lĩnh vực này để giải quyết
một vấn đề.
STEM trong trường phổ thông được hiểu là trang bị cho người học những
kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, kĩ
thuật và tốn học. Những kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng
ghép và bổ trợ nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về ngun lý mà cịn có
thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống
thường ngày. Những sản phẩm này không nhất thiết phải là sản phẩm mới, đừng
suy nghĩ rằng các em phải tạo ra điều gì đó mới mẻ mới là Stem, như vậy các
em đã là những nhà sáng chế rồi, tất nhiên nếu tạo ra sản phẩm mới thì càng tốt.
2.1.2. Vận dụng phương pháp dạy học STEM vào mơn hóa học trường
phổ thơng
Hóa học là mơn khoa học nghiên cứu về các vấn đề thực tiễn vô cùng gần
gũi với đời sống hằng ngày của con người. Bên cạnh đó, mơn Hóa học cũng có
mối quan hệ chặt chẽ với các mơn học khác như Vật lí, Sinh học, Tốn học,…;
vận dụng kiến thức của các mơn học này vào giải thích các hiện tượng, quy luật
sinh học. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kiến thức Hóa học ngày
càng được bổ sung nhiều hơn và ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết
và ứng dụng. Chính vì thế các chủ đề STEM trong mơn Hóa học cũng khá
phong phú và đa dạng, từ những chủ đề liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe


4

bản thân, gia đình đến những chủ đề giải quyết các vấn đề mang tính tồn cầu
như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Với mục tiêu của việc dạy học là làm sao để học sinh vận dụng các kiến thức
vào q trình thực tế, do đó nên tiếp cận với các quan điểm dạy học định hướng
tích hợp giáo dục STEM.
Khi vận dụng phương pháp này học sinh sẽ thấy một chỉnh thể của khoa học
trong đó hóa học không tách rời các bộ môn khoa học khác. Qua đó các em có
sự thay đổi phần nào trong cảm nhận về môn khoa học tự nhiên – những bộ mơn
thường bị coi rằng khơ khan và khó học, nặng lý thuyết và khơng có liên hệ thực
tế - nay trở thành một niềm hấp dẫn mới mẻ, khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích
và say mê khoa học với nhiều em học sinh. Và qua việc học theo định hướng
STEM, có khá nhiều em học sinh chia sẻ sẽ lựa chọn khoa học là con đường
tương lai cho bản thân mình.
Qua các diễn đàn dạy học tích cực, qua các cuộc tập huấn, tôi đã biết đến
giáo dục STEM. Tơi đã tìm ra câu trả lời cho những trăn trở của mình và mạnh
dạn áp dụng vào dạy học trong thời gian vừa qua và đã mang lại những tín hiệu
đáng mừng. Tơi mạnh dạn trình bày những sáng kiến cũng như kinh nghiệm của
bản thân và mong muốn cùng với các đồng nghiệp tạo ra những tiết học lí thú,
truyền cảm hứng cho học sinh qua chủ đề cụ thể. Trong đề tài này tôi đề cập đến
bài học “Phân bón hóa học” thích hợp cho việc thiết kế và tổ chức dạy học theo
định hướng giáo dục STEM cho học sinh trường THPT hiện nay.
2.1.3. Các bước xây dựng chủ đề/ bài học STEM
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình các mơn học và các hiện
tượng, q trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị
cơng nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của
bài học.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao
cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được

những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình mơn học đã được lựa chọn
(đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối
với STEM vận dụng) để xây dựng bài học.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác
định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng
để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản
phẩm.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động: Xác định vấn đề; Nghiên


5
cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp; Lựa chọn giải pháp; Chế tạo mẫu, thử
nghiệm và đánh giá; Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh.
Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các
"bước" trong quy trình khơng được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ
mới sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn
nhau. Việc "Nghiên cứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đề xuất
giải pháp"; "Chế tạo mơ hình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm và
đánh giá", trong đó bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước
kia.
Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật,
trong đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" trong tiến trình dạy học mỗi bài học
STEM chính là việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình
giáo dục phổ thơng tương ứng với vấn đề cần giải quyết trong bài học, trong đó
học sinh là người chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, tiến hành
các thí nghiệm theo chương trình học (nếu có) dưới sự hướng dẫn của giáo viên;
Vận dụng kiến thức đã học để đề xuất, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề;
Thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu; Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh thiết

kế. Thơng qua q trình học tập đó, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng để
phát triển phẩm chất, năng lực.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Thực trạng dạy học mơn hóa học trong trường phổ thơng Bá
Thước hiện nay
- Mơn Hóa học là một trong những bộ mơn khoa học cơ bản lí do lựa chọn
mơn Hóa học của học sinh là chủ yếu học để thi đại học ngành Y..... nói chung là
những trường có điểm đầu vào khá cao.
- Do chương trình thi cử nặng nề về lí thuyết và nhiều bài tập tính tốn nên
đa số các em học theo kiểu nhồi nhét kiến thức để đáp ứng cho các kì thi, chính
vì vậy mà các em ít nhận thấy vai trị ứng dụng của sinh vào đời sống.
- Học sinh không được trải nghiệm thực tế, nên việc đưa kiến thức khoa học
trở nên nặng nề.
- Việc tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THPT nói
chung cịn hạn chế, các trường chủ yếu còn giao nhiệm vụ cho tổ nhóm tạo ra 1
sản phẩm STEM chứ chưa mang tính tự giác.
Đó là lí do các em học sinh học chủ yếu là để đối phó với các kì thi cịn yếu tố
đam mê u thích rất ít.
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi đưa STEM vào trường phổ thông
hiện nay
* Thuận lợi
- Trong thời đại công nghệ số việc giáo viên và các em có khả năng tiếp cận
với các phương pháp dạy học và học tập tương đối dễ dàng nhờ hệ thống kết nối
toàn cầu. Học sinh và giáo viên có thể tham khảo các mơ hình dạy học STEM
của các trường học trong và ngồi nước.
- Mỗi trường học đều có chiến lược phát triển, đầu tư cho các hoạt động dạy


6
học, khuyến khích cho các giáo viên dạy học tiếp cận năng lực người học đặc

biệt các trường tiến tới Kiểm định chất lượng ở mức độ cao thì càng được chú
trọng hơn.
- Bộ Giáo dục, Sở giáo dục, các phòng đào tạo và trường học của một số
trường học ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định…đã được thực hiện
thí điểm và cho nhiều kết quả rất tốt, học sinh rất tích cực và sáng tạo chủ động
trong cách tiếp cận phương pháp học tập này.
- Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cho Bộ GD&ĐT thúc đẩy
triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thơng; tổ chức thí
điểm tại một số trường phổ thơng cũng ngay từ năm học 2017-2018.
* Khó khăn
- Việc học sinh tiếp cận phương pháp dạy học STEM cũng đòi hỏi nhất định
về mặt năng lực khoa học tự nhiên các em phải đam mê và chịu khó làm việc
với chương trình hiện tại thì chỉ nên áp dụng các chủ đề này đối với các lớp theo
khối khoa học tự nhiên.
- Học sinh hiện tại yếu tố đam mê nghiên cứu chưa nhiều vì các em ngại làm
việc do lối giáo dục chỉ tiếp cận kiến thức đã quen thuộc nên các em tương đối
bị động trong cơng việc.
- Việc thực hiện ngồi khơng gian trường học cũng gặp một số khó khăn, vì
các em ở trong một đội nhóm ở nhiều địa bàn khác nhau.
- Với chương trình thi cử hiện hành bản thân mơn sinh đang rất nặng về năng
lực tính tốn chưa chú trọng yếu tố thực hành và khả năng vận dụng vào cuộc
sống đó cũng là rào cản mà giáo viên và học sinh khơng tích cực với phương
pháp dạy học này. Vì đa số suy nghĩ giáo viên và học sinh vẫn với một lối tư duy
‘‘thi gì học nấy’’.
- Ở các trường phổ thơng hiện tại thời gian ngồi trên lớp các em chủ yếu là
học thêm ngoài để thi nên rất khó khăn trong triển khai cơng việc ngồi giờ, vì
các em học thêm 3,4 ca mỗi ngày lịch học dày đặc khơng có thời gian sắp xếp.
- Đa số giáo viên chưa hiểu về phương pháp dạy học tiếp cận STEM cịn ngại
tìm hiểu và tham gia.
- Cơ sở vật chất để ở các trường vẫn còn hạn chế.

- Hình thức dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức mỗi giáo viên để họ
thay đổi nhận thức không phải một sớm một chiều. Tư tưởng an phận không
chịu tiếp thu cái mới cũng là một rào cản mới trong việc đưa STEM vào trong
trường phổ thông.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp
Theo mơ tả trong Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018: “Giáo dục
STEM là mơ hình giáo dục dựa trên tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng


7
các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số
vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể”
Để “Áp dụng phương pháp dạy học STEM vào bài Phân bón hóa học
nhằm định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh trường
THPT Bá Thước ” Giáo viên cần chuẩn bị tốt giáo án điện tử, xác định chính
xác địa chỉ tích hợp có đầy đủ các thơng tin, số liệu, hình ảnh, sơ đồ minh hoạ,
video sinh động, cập nhật được tính thời sự, khoa học. Học sinh được giáo viên
giao nhiệm vụ tìm hiểu các thơng tin liên quan đến Phân bón hóa học như sau:
Giáo viên nên tích cực tìm hiểu thơng tin liên quan đến bài học có sử dụng
kiến thức liên mơn, qua đó tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có thể vận
dụng kiến thức tổng hợp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Ví dụ khi dạy bài phân bón hóa học, giáo viên tích hợp kiến thức [6]
- Với mơn hóa học: Xác định tên, thành phần hóa học và ứng dụng của 1 số
phân bón hóa học thơng dụng.
- Với mơn văn học: Giải thích các câu thành ngữ, ca dao liên quan đến sự
phát triển của thực vật.
Ví dụ .
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

- Với mơn sinh học: Vai trị của các nguyên tố hóa học, tác hại nếu bón quá
nhiều phân hóa học.
- Với mơn cơng nghệ: Cách nhận biết phân đạm, lân, kali. Đặc điểm và cách
bảo quản 1 số loại phân hóa học, đặc điểm hình dạng, bao bì của 1 số loại phân
bón hóa học thu hút người sử dụng.
- Với mơn tốn: Tính tốn hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng có trong
phân bón.
- Sử dụng câu hỏi thực tiễn vào bài học:
Bài “Phân bón hố học” được trình bày trong chương trình sách giáo khoa
Hố học lớp 11 có nhiều ứng dụng thực tế. Căn cứ vào mục đích của đổi mới
cách dạy và học mơn hố trong chương trình phổ thơng cũng như liên hệ với
thực tế địa phương và muốn truyền tải đến học sinh những kiến thức bảo vệ sức
khoẻ bản thân, gia đình và bảo vệ mơi trường sống khi các em trưởng thành, tơi
xin đưa ra một số ví dụ minh hoạ về sự liên hệ thực tế của bài “Phân bón hố
học” để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
Bài học có 3 nội dung chính, để giúp học sinh liên hệ kiến thức bài học - thực
tế một cách logic, dễ nhớ thì ở mỗi nội dung tơi thường đan xen giữa phần kiến
thức cơ bản của bài học và những câu hỏi liên hệ thực tế. Sau đây tôi xin đưa ra
những câu hỏi thể hiện mối quan hệ kiến thức bài học - thực tế trong mỗi nội
dung của bài học mà tôi đã sử dụng trong bài giảng của mình và lời kết khi bài
giảng phân bón hố học cho các em kết thúc.
+ Phân đạm và những câu hỏi liên hệ thực tế
Câu 1. Tại sao khơng bón phân đạm cho đất chua ?
Giải thích: Đất chua là đất có độ pH<7 (do dư thừa ion H +), đất chua gây ra
nhiều bất lợi cho việc giữ gìn và cung cấp thức ăn cho cây, đồng thời làm cho


8
đất ngày càng suy kiệt cả về lý tính, hóa tính và sinh học . Khi bón phân đạm có
chứa ion NH4+ ion này sẽ sinh thêm ion H+ theo phương trình

 NH3 + H+ (Ion H+ tạo ra làm tăng độ chua của đất)
Câu 2. Tại sao khơng bón vơi và đạm amoni (NH4NO3, NH4Cl) cùng lúc ?
Giải thích: Khi bón phân đạm amoni với vơi (OH-), có phản ứng giải
phóng NH3 theo phương trình: + OH- NH3 + H2O
Nguyên tố N có chức năng là đạm bị giải phóng ra dưới dạng NH 3 nên phân
bón kém chất lượng.
Câu 3. Tại sao trời rét đậm khơng nên bón phân đạm ?
Giải thích: Trời rét đậm khơng nên bón phân đạm cho cây vì phân đạm khi
tan trong nước thu nhiệt làm nhiệt độ hạ, cây không hấp thụ được, có trường hợp
cây cịn bị ngộ độc và chết.
Câu 4. Tại sao khi tưới nước giải cho cây trồng, cây xanh tốt ?
Giải thích: Tưới nước giải chính là bón đạm cho cây vì trong nước giải có
chứa hàm lượng ure.
Câu 5. Hiện nay phân đạm là loại phân bón hố học được dùng phổ biến
để bón cho rau xanh, cần có lưu ý gì khi sử dụng loại phân bón này?
Giải thích: Cần bón đủ liều lượng cho từng loại rau theo quy trình kĩ thuật.
Tránh bón phân đạm quá mức sẽ gây tồn dư nitơ trong rau. Hàm lượng đạm () ở
mức bình thường khi hấp thu vào cơ thể con người khơng gây ngộ độc. Nó chỉ
gây hại khi hàm lượng đó vượt quá ngưỡng cho phép. Bởi trong hệ tiêu hóa của
con người khi hấp thụ , từ nó chuyển thành NO2. Mà NO2 là một trong những
chất chuyển biến Hemoglobin (chất vận chuyển Oxi cho máu) chở thành
Methahemoglobin (là chất không hoạt động); nếu ở mức độ cao nó dẫn đến triệu
chứng suy giảm hô hấp của tế bào và làm tăng phát triển của các khối u. Đặc
biệt trong cơ thể con người, nếu hàm lượng cao nó sẽ kết hợp với amin bậc 2,3
để trở thành Nitroamin là tiền đề gây ra bệnh ung thư. Vì vậy tổ chức Y tế thế
giới khuyến cáo hàm lượng trong sản phẩm rau tươi sống không vượt quá
300mg/kg rau tươi. Tuy nhiên từng loại rau khác nhau thì hàm lượng được
phép cũng khác nhau.
Câu 6. Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản
đánh bắt được trên biển ? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến

sức khoẻ của người tiêu dùng ?
Giải thích: Khi urê hịa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp
hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn,
hỏng, làm cho hải sản tươi lâu.
Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng khơng tốt cho con người, vì thế việc
ướp hải sản bằng urê rất độc hại. Theo các tài liệu nghiên cứu thì khi ăn phải các
loại hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp
tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn hải
sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính,
thường xun đau đầu khơng rõ ngun nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ.
+ Phân lân và câu hỏi liên hệ thực tế
Câu 7. Tại sao phân lân nung chảy phù hợp với đất chua ?


9
Giải thích: Phân lân nung chảy là muối trung hồ của cation một bazơ mạnh
và anion gốc axit một axit trung bình nên có tính kiềm (pH=8), do vậy có tác
dụng khử chua
Ca3(PO4)2 + H+(có trong đất chua)  CaHPO4 hay Ca(H2PO4)2
+ Phân kali và câu hỏi liên hệ thực tế
Câu 8. Tại sao dùng tro bón cho cây trồng ?
Giải thích: Trong tro có chứa K2CO3 nên bón tro cho cây là bón phân kali.
+ Phân bón hố học và vấn đề bảo vệ mơi trường
Phân bón hóa học có thể phá hủy hệ sinh thái và chuỗi thức ăn của vi sinh
vật. Đất cần vi khuẩn để phân hủy các chất hữu cơ, đất tốt cần có 1 tỷ vi khuẩn
trong 1 muỗng cà phê! Phân hóa học làm tăng lượng nitơ trong rễ cây; giun, vi
khuẩn,… không thể sống trên đó, đất trở thành đất chết! Tệ hại hơn,việc phun
bón thừa phân hóa học gây lắng đọng nitrat, ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi
trường xung quanh, dẫn đến bệnh chậm phát triển ở trẻ em và ung thư dạ dày,
vòm họng ở người lớn. Do vậy khi bón phân hóa học cần chú ý:

- Bón vừa đủ, phù hợp nhu cầu cây trồng;
- Áp dụng qui tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách;
- Cải tạo đất và mơi trường sau khi bón phân.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Lựa chọn chủ đề /bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình mơn Hóa học 11, quy trình
hoặc thiết bị cơng nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... tơi lựa
chọn bài học: Phân bón hóa học.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
- Vấn đề cần giải quyết:
+ Tìm hiểu về thành phần, đặc điểm của các loại phân bón hóa học.
+ Giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến phân bón hóa học.
- Giao nhiệm vụ cho HS
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
- Nêu được thành phần, cách điều chế phân đạm, phân lân, phân kali…
- Cách sử dụng từng loại phân sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Liên hệ bảo vệ môi trường
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
TIẾT 18:
BÀI 12. PHÂN BÓN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.
- Tác hại của dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và mơi
trường
2. Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
- Sử dụng an tồn, hiệu quả một số phân bón hố học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh

dưỡng.


10
- Kĩ năng tư duy độc lập và làm việc nhóm.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thơng qua đó các em u thích
hơn mơn hóa học, cũng như các mơn Sinh học;Cơng nghệ; Giáo dục công dân.
Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống cụ thể.
- Học sinh có ý thức bảo vệ mơi trường sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp
tác.
- Năng lực riêng: Năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực sử dụng số liệu thống
kê, sử dụng tư liệu, tranh ảnh.
5. Định hướng phát triển phẩm chất
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia hoạt động học.
- u thích sự khám phá, tìm tịi và vận dụng các kiến thức học được và giải
quyết nhiệm vụ.
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- Giúp học sinh biết được phân bón hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường
nước, bạc màu đất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý, an tồn phân bón hóa học, giảm ơ nhiễm mơi
trường nước và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam: Nhà
máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy Supephotphat Lâm Thao; Mỏ apatit.
- Chuẩn bị phiếu học tập, yêu cầu các nhóm hồn thành nội dung phiếu ở nhà
- Máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ, giấy A4, máy vi tính.

- Mẫu vật các loại phân bón: phân (NH2)2CO, lân nung chảy, KCl, (NH4)2CO3,NPK, HCl, H2O
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài 12- SGK hóa học lớp 11- Cơ bản
- Các nhóm hồn thành nhiệm vụ Gv giao ở tiết trước.
- Sưu tầm mẫu ảnh hoặc mẫu phân urê, lân, NPK.
- Xem lại bài 4, bài 5- SGK sinh học lớp 11- Cơ bản
- Tìm hiểu về vai trị của Phân bón hóa học; thực trạng sử dụng phân bón hóa
học hiện nay; nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người, môi trường và cách
khắc phục.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu tính chất hố học cơ bản của axit H3PO4 và muối photphat? Viết
PTHH minh họa?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động


11
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học
sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b. Phương thức
- Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở
- HS hoạt động cá nhân.
c. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao
đổi.
- Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp
Hoạt động của GV

* Chuyển giao nhiệm
vụ học tập
GV trình chiếu một số
hình ảnh

Hoạt động của HS
* Thưc hiện nhiệm
vụ học tập
Tập trung, quan sát và
tái hiện kiến thức
- HS lên hệ kiến thức
sinh học bài 4: Vai trị
của các ngun tố
khống- sinh học 11
để trả lời hiện tượng
thiếu nguyên tố dinh
dưỡng ở các hình ảnh
trên [3]

? Từ những hình ảnh
trên, em hãy cho biết cây
trồng đang thiếu nguyên
tố dinh dưỡng
nào?

? Ở gia đình em đã sử
dụng loại phân bón hóa
học nào? Bón cho cây
gì?


Nội dung kiến thức
- Khái niệm là những hóa
chất có chứa các nguyên
tố dinh dưỡng, được bón
cho cây nhằm nâng cao
năng suất mùa màng.
- Có 3 loại chính: phân
đạm, phân lân và phân
kali.

- Từ ví dụ trên, học
sinh rút ra khái niệm
phân bón hóa học và
phân loại phân bón
hóa học.
* Báo cáo kết quả và
thảo luận
HS trình bày, HS khác
thảo luận, nhận xét.
- Gia đình đã sử dụng
phân
đạm,
phân
NPK... bón cho lúa,
rau, cây ăn quả....

d. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích,
nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

a. Mục tiêu
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.


12
- Tác hại của dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi
trường
b. Phương thức
- Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở
- HS hoạt động nhóm.
- HS hoạt động cá nhân.
c. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên, thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng
tạo, năng lực trao đổi.
- Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp
* Chuyển giao nhiệm vụ
Gv chia nhóm và yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày nhiệm vụ được giao về
nhà
Nhóm 1 : Phân đạm
Nhóm 2 : Phân lân
Nhóm 3: Phân Kali
Nhóm 4: Phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS sử dụng các kiến thức liên mơn để hồn thành nhiệm vụ
- HS Các nhóm tiến hành nghiên cứu tài liệu và giải quyết các nhiệm vụ ở
nhà.
Nhóm 1: Tìm hiểu về phân đạm
- Sử dụng tích hợp mơn sinh [3]
+ Vận dụng kiến thức môn sinh học, giải thích tại sao khí Nitơ chiếm 78
% thể tích khí quyển mà ta vẫn phải bón đạm cho cây? Nitơ có vai trị như thế

nào đối với cây trồng?
+ Phân loại phân đạm
- Tích hợp mơn cơng nghệ:
+ Dựa vào kiến thức mơn cơng nghệ, cho biết phân đạm có đặc điểm như
thế nào? Cách bảo quản ra sao?
+ Các loại phân đạm trên thị trường thường có đặc điểm về màu săc,
hình dạng và mẫu bao bì như thế nào?
- Tích hợp mơn tốn:
+ Dựa vào kiến thức mơn tốn, hãy tính xem hàm lượng N có trong 3
loại đạm trên?
Nhóm 2: Tìm hiểu về phân lân
- Tích hợp môn sinh:
+ Dựa vào kiến thức môn sinh học, cho biết ngun tố P có vai trị như
thế nào với thực vật?
- Tích hợp mơn địa lí:
+ Xác đinh địa hình đất như khu vực huyện Bá Thước thì nên sử dụng
loại phân lân nào? Vì sao?
+ Phân lân được sản xuất ở đâu?
Nhóm 3: Tìm hiểu về phân Kali
- Nghiên cứu tài liệu hoàn thành phiếu


13
- Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng
Nhóm 4: Tìm hiểu về phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng.
- Nghiên cứu tài liệu hoàn thành phiếu
- Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả học tập bằng máy chiếu.
- Các nhóm cịn lại nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân
tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
- GV hỏi thêm một số câu hỏi liên hệ thực tiễn.
* Nội dung kiến thức [2]
I. PHÂN ĐẠM
- Cung cấp N dạng và .
- Kích thích sự tăng trưởng, tăng tỷ lệ protein thực vật → cây phát triển nhanh
→ tăng năng suất.
- Bón đạm cho giai đoạn nào trong quá trình phát triển của cây trồng sẽ mang
lại hiệu quả: khi cây trồng đã ra lá thật, bón vừa phải để khơng cháy lá. Khi cây
sinh trưởng sẽ tập trung bón nhiều lần. Khi cây ra hoa bón ít lại nhưng vẫn phải
bón.
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối
lượng của Nito.
- Phân loại :
Phân
Phân đạm amoni
Phân đạm nitrat
Ure
loại
Thành
các loại muối amoni các muối nitrat như (NH2)2CO
phần
như NH4Cl. (NH4)2SO4, NaNO3, Ca(NO3)2,...
NH4NO3...

Điều
chế


Cho amoniac tác dụng
với dung dịch axit.
2NH3 + H2SO4 →
(NH4)2SO4

Muối cacbonat + axit
nitric.
CaCO3+HNO3 →
Ca(NO3)2 + CO2 +
H2O

CO + 2NH3 →
(NH2)2CO + H2O


14

Vận dụng : Tại sao khơng bón phân đạm cho đất chua?
Đất chua là đất có độ pH<7 (do dư thừa ion H +), đất chua gây ra nhiều bất lợi
cho việc giữ gìn và cung cấp thức ăn cho cây, đồng thời làm cho đất ngày càng
suy kiệt cả về lý tính, hóa tính và sinh học . Khi bón phân đạm có chứa ion
NH4+ ion này sẽ sinh thêm ion H+ theo phương trình
 NH3 + H+ ( Ion H+ tạo ra làm tăng độ chua của đất)
II. PHÂN LÂN
- Cung cấp P dạng PO43-.
- Cần cho cây ở thời kì sinh trưởng, thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và
năng lượng.
- Bón phân lân cho giai đoạn nào trong quá trình phát triển của cây trồng sẽ
mang lại hiệu quả?


- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm P 2O5 tương
ứng với hàm lượng P có trong thành phần của nó ?
Phân loại
Superphotphat đơn Superphotphat kép
Phân lân nung chảy
Thành phần Ca(H2PO4)2
Ca(H2PO4)2
- là hỗn hợp photphat
+ CaSO4
(40→50% P2O5)
và silicat của Ca và
(14→20% P2O5)
Mg (12→14% P2O5).
CaSO4 không tan,
- Không tan trong
cây khơng đồng
nước, thích hợp cho
hóa được, làm rắn
đất chua.
đất.


15

Điều chế

Ca3(PO4)2+H2SO4
→ Ca(H2PO4)2+
CaSO4


Ca3(PO4)2+3H2SO4

2H3PO4+3CaSO4
Ca3(PO4)2+4H3PO4
→3Ca(HPO4)2

Apatit + đá xà vân
(MgSiO3) + C (than
cốc) ->1000độ-> sản
phẩm làm lạnh nhanh
bằng nước, sấy khô,
nghiền thành bột.
Vận dụng: Tại sao phân lân nung chảy phù hợp với đất chua ?
Giải thích: Phân lân nung chảy là muối trung hoà của cation một bazơ mạnh
và anion gốc axit một axit trung bình nên có tính kiềm (pH=8), do vậy có tác
dụng khử chua: Ca3(PO4)2 + H+(có trong đất chua)  CaHPO4 hay Ca(H2PO4)2
III. PHÂN KALI

- Cung cấp K cho cây dưới dạng K+.
- Thúc đẩy quá trình tạo đường, bột, chất xơ, dầu, tăng cường sức chống rét,
chống sâu bệnh và chịu hạn.
- Đánh giá theo %(m)K2O tương ứng với lượng K có trong phân.
- Chủ yếu dùng KCl, K2SO4, tro thực vật (K2CO3).
- Vận dụng : bón tro bếp cho cây trồng làm cây trồng phát triển mạnh, tăng
khả năng chống rét, chịu hạn. Hãy giải thích ?
Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3
IV. PHÂN HỖN HỢP, PHÂN PHỨC HỢP, PHÂN VI LƯỢNG
Phân hỗn hợp: Chứa N, P, K gọi là phân NPK. Được tạo thành lhi trộn các
loại phân đơn theo tỷ lệ N:P:K khác nhau tùy loại đất.



16

Phân phức hợp: Là hh các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học
của các chất .

VD: Amophot : NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 tạo ra do NH3 với H3PO4.
Phân vi lượng.

- Cung cấp các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo...ở dạng hợp chất.
- Bón tùy vào từng loại cây và đất.
- Bón cùng với phân vơ cơ hoặc hữu cơ.
- Kích thích sự sinh trưởng, trao đổi chất và tăng hiệu lực quang hợp.
Hoạt động 3: Củng cố
a. Mục tiêu: khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
b. Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp
thuyết trình; sử dụng sơ đồ tư duy
c. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: Năng lực thực nghiệm,
năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập,
giao tiếp.
GV: khái quát lại toàn bộ kiến thức bằng sơ đồ tư duy
HS: quan sát, lắng nghe và khắc sâu kiến thức
K2O dinh
dưỡng

Phân Kali

Phân đạm

Phân bón hóa học


KCl, K2SO4

Ure
Phân khác

Phân lân

19


17

Hỗn hợp
Phức hợp
Vi lượng

% P2O5
dinh dưỡng
Phân lân
nung chảy
Super
photphat

Hoạt động 4: Tìm tịi, mở rộng
a. Mục tiêu: Tìm tịi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến
thức đã học
b. Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp
thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
c. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan

sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
* Chuyển giao nhiệm * Thực hiện nhiệm Ảnh hưởng của phân vô
vụ
vụ học tập
cơ đối với đất đai, cây
Ngồi mặt tích cực như - HS nghiên cứu thực trồng, môi trường và sức
thúc đẩy và tăng năng tiễn, sưu tầm , tìm khoẻ con người:
suất cây trồng, sử dụng hiểu kiến thức từ các
Phân hóa học đa số có
phân bón vơ cơ cây phương tiện truyền
nguồn gốc từ acid nên sẽ
trồng bộc phát mạnh mẽ thông.
nhưng không duy trì * Báo cáo kết quả và làm chua đất, giảm độ pH,
đất đai bị nhiễm độc, tích
được lâu dài, tính bền thảo luận
vững khơng có. Việc bà - Đại diện 1 nhóm lên luỹ các kim loại nặng, phá
cấu
trúc
đất
con nhà nơng bón bảng trình bày phần vỡ
Phân hóa học gây ơ
khơng
đúng
cách, chuẩn bị của nhóm
khơng đúng liều lượng, - Các nhóm khác nhiễm mơi trường, mất cân
khơng đúng thời điểm, nhận xét, bổ sung và bằng sinh thái, gia tăng sự
mẫn cảm của cây trồng với

không đúng loại và bà kết luận
các loại bệnh hơn qua việc
con quá lạm dụng phân
tiêu diệt các vi sinh vật hữu
bón vơ cơ làm ảnh
ích trong đất. Phân hóa học
hưởng như thế nào đến
cịn gây tổn thương cho bộ
đất đai, cây trồng, mơi
rễ ảnh hưởng tới sự hấp thu
trường và con người ?
chất dinh dưỡng và tạo điều
kiện bệnh hại xâm nhập.
Phân hóa học nguy hiểm
và độc hại: Chất lượng
nông sản giảm do tồn dư
chất hóa học trong cây quá
lớn, dẫn tới ảnh hướng tới
sức khỏe của người tiêu


18
dùng. Gây
các
bệnh
methaemoglobin và ung thư
tiềm tàng nếu ăn phải thực
phẩm có tồn dư NO2- và
NO3-... Và nhiều bệnh lý
khác gặp phải khi ăn phải

cây trồng bị nhiễm độc hoá
học từ phân bón.

? Theo em cách khắc
phục thế nào?
*Cách khắc phục:
- Sử dụng phân bón vơ cơ
đúng liều lượng, phù hợp
Nhiệm vụ báo cáo sản với loại cây trồng và loại
phẩm phân bón hữu đất.
cơ được trích ở phần - Tăng cường sử dụng
phân bón hữu cơ thay thế
phụ lục.
phân bón vơ cơ.

GV u cầu các nhóm
dựa vào kiến thức mơn
sinh học làm phân bón
hữu cơ từ thức ăn thừa,
rau cỏ trong gia đình.
Báo cáo kết quả bằng
hình ảnh sau 3 tuần
d. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích,
nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
2.4. Kết quả đạt được
Qua hai năm học 2019 - 2020; 2020 - 2021 tôi đã áp dụng phương pháp
này ở các tiết luyện tập trên lớp và các tiết dạy phụ đạo buổi chiều. Kết quả tuy
chưa được như mong muốn nhưng học sinh đã có hứng thú hơn đối với môn
học, nắm chắc kiến thức hơn và quan trọng khơng cịn cảm thấy sợ mơn hóa học

nữa.
Để thấy được hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã áp dụng khảo sát
ở các lớp chưa áp dụng và các lớp được áp dụng phương pháp dạy học STEM
vào bài “Phân bón hóa học” thơng qua bài kiểm tra và có kết quả thực nghiệm
như sau:
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh trường THPT Bá Thước.
- Cách thức thực hiện: Tiến hành dạy phương pháp trên cho các lớp 11A2,
11A8, còn hai lớp 11A6 và 11A7 khơng dạy. Sau đó cho học sinh các lớp trên làm
cùng một bài kiểm tra trắc nghiệm phân bón hóa học thu được kết quả như sau:
Điểm từ 5
Điểm từ 6,5
Điểm dưới 5
Điểm trên 8
đến dưới 6,5
đến dưới 8
Lớp
SS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%


19
11A2
39

4
10,2
7
18
11
28,2
17
43,6
11A8
45
5
11,1
8
17,8
13
28,9
19
42,2
11A6
40
10
25,0
13
32,5
10
25,0
7
17,5
11A7
42

11
26,1
18
42,9
8
19,1
5
11,9
Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của
học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn học sinh các lớp đối chứng, điều đó thể
hiện ở các điểm chính sau:
+ Tỷ lệ % học sinh yếu kém,trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn hẳn lớp
đối chứng.
+ Tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp
đối chứng. Thông qua kết quả thực nghiệm đã bước đầu khẳng định được tác
dụng của phương pháp tới việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
PHẦN 3: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Giáo dục STEM là một định hướng giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc
tạo hứng thú, động cơ học tập cho Hs cũng như có giá trị quan trọng trong hình
thành và phát triển năng lực cho người học.
Trong bài “Phân bón hóa học” HS được đặt trước một vấn đề thực tiễn có
liên quan đến các kiến thức khoa học, HS được trải nghiệm thực tiễn, HS được
tìm tịi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các mơn học có liên quan, HS được
hoạt động nhóm dưới sự cố vấn, định hướng của GV để giải quyết vấn đề và có
thể vận dụng các giải pháp vào cải biến thực tiễn. Với phong cách học tập mới
này, HS ở trường rất hứng thú, từ đó các em có thêm động cơ trong học tập cũng
như phát triển được năng lực của bản thân. Tuy nhiên, việc dạy học môn học
theo định hướng giáo dục STEM ở các trường THPT nói chung cịn gặp nhiều
khó khăn, địi hỏi sự nỗ lực cố gắng đồng bộ của cả lãnh đạo, GV và HS của

trường, trong đó đặc biệt là GV trong việc nâng cao sự hiểu biết về giáo dục
STEM nói chung và sự đầu tư cả trí lực trong việc thiết kế và tổ chức dạy học
các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Việc áp dụng phương pháp dạy học này còn gặp một số khó khăn như kinh
phí để thực nghiệm, nhận thức đổi mới về phương pháp của giáo viên còn hạn
chế. Để tổ chức được các hoạt động dạy học STEM một cách hiệu quả cần có sự
ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp. Ngoài ra cũng cần có sự
ủng hộ của các bậc phụ huynh, để tạo điều kiện cho các em tham gia hiệu quả
các hoạt động bên ngồi nhà trường.
Tơi mong rằng chương trình thi cử hiện hành sẽ giảm tải những bài tốn hóa
học nặng về tính tốn mà tăng hàm lượng những kiến thức thực tiễn nhiều hơn
để các em có thời gian cho các hoạt động trải nghiệm.
Giáo viên khi áp dụng tùy điều kiện thực tế để đạt hiệu quả cao hơn, không


20
ngừng cải tiến, sáng tạo thêm để hoàn thiện hơn nữa khi thực hiện phương pháp
dạy học này.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về “Áp dụng phương pháp
dạy học STEM vào bài Phân bón hóa học nhằm định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực cho học sinh trường THPT Bá Thước”, được đúc kết
từ thực tế giảng dạy, từ kết quả học tập của HS và học tập kinh nghiệm của đồng
nghiệp. Tuy nhiên chắc chắn còn những giải pháp khác để học sinh học tốt hơn
mà bản thân cần phải học hỏi. Nhưng do thời gian và khả năng còn nhiều hạn
chế nên rất mong Hội đồng Khoa học Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa xem
xét, điều chỉnh và bổ sung để qua đó nhằm rèn luyện tay nghề của tơi ngày một
vững vàng hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ
Thanh hóa, ngày tháng năm 2021
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép của người khác
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Hồng


21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ giáo dục và đào tạo, Hóa học 11 nâng cao, nxb giáo dục.
[2]. Bộ giáo dục và đào tạo, Hóa học 11 cơ bản, nxb giáo dục.
[3]. Bộ giáo dục và đào tạo, Sinh học 11 cơ bản, nxb giáo dục.
[4]. Tài liệu giáo dục Stem: Tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên xây dựng
chủ đề Stem trong giáo dục trung học năm 2019.
[5]. Các văn bản liên quan ( đã nêu trong cơ sở lí luận).
[6]. Tìm kiếm thơng tin trang Goolge.


22
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông


23
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên -Trường THPT Bá Thước.

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại (Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;Tỉnh...
)


Vận dụng hình học mặt Sở GD&ĐT
phẳng giải nhanh một số
dạng bài tập trắc nghiệm
hợp chất của Cacbon

Kết quả
đánh
giá xếp
loại (A,
B, hoặc
C)
C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2016-2017



×