Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Câu đối chữ hán trên đình làng ở thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.51 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

BẢN TÓM TẮT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

CÂU ĐỐI CHỮ HÁN TRÊN ĐÌNH LÀNG Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diệu Trinh
Chuyên ngành

: Sư phạm Lịch sử

Lớp

: 16SLS

GV hướng dẫn

: TS. Lê Thị Mai

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ


BẢN TÓM TẮT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

CÂU ĐỐI CHỮ HÁN TRÊN ĐÌNH LÀNG Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diệu Trinh
Chuyên ngành

: Sư phạm Lịch sử

Lớp

: 16SLS

GV hướng dẫn

: TS. Lê Thị Mai

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được cơng bố trong các cơng trình khác.
Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của
mình.
Người cam đoan


Nguyễn Thị Diệu Trinh


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện 3 năm rưỡi tại trường Đại học Sư Phạm Đà
Nẵng, em đã hồn thành khóa học của mình, gắn liền với những nỗ lực bản thân, em
rất tự hào khi được gắn liền với kết quả 3 năm rưỡi là việc hồn thành khóa luận tốt
nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử qua đề tài nghiên cứu: “Câu đối chữ Hán trên đình
làng ở thành phố Đà Nẵng”.
Để hồn thành khóa luận này và đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi
lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến tồn thể q Thầy/Cơ giảng viên trường Đại học
Sư Phạm Đà Nẵng nói chung và q Thầy/Cơ khoa Lịch sử nói riêng, những người đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em trưởng
thành hơn và chuẩn bị hành trang bước vào đời.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Lê Thị Mai – người đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, quan tâm và động viên em rất nhiều trong việc
tiếp cận, nghiên cứu và hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phịng Văn hóa Thơng tin quận Hải
Châu, Phịng văn hóa Thơng tin quận Cẩm Lệ, Phịng văn hóa Thơng tin quận Sơn Trà,
Phịng Văn hóa Thơng tin quận Ngũ Hành Sơn, Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà
Nẵng, Bảo tàng thành phố Đà Nẵng, ban quản lí của các đình làng ở thành phố Đà
Nẵng và những Anh/Chị - người dân địa phương sống xung quanh các đình làng đã tạo
điều kiện thuận lợi cũng như sự hợp tác rất nhiệt tình đã giúp em thực hiện cơng tác
điền dã, điều tra, thu thập số liệu, chụp ảnh, tham quan, giải đáp những thắc mắc và
cung cấp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin gửi cảm ơn thành kính và yêu thương về sự hỗ trợ, giúp đỡ,
động viên của gia đình, bạn bè trong suốt q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp,
cũng như trong suốt q trình học tập vừa qua.

Xin kính chúc quý Thầy/Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo
những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Em cũng xin gửi lời chúc sức khỏe và
sự thành công nhiều hơn nữa đến Ban lãnh đạo, Ban quản lí của các đình làng ở thành
phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung – cùng nhau góp sức để bảo tồn và phát
huy được các giá trị của các câu đối trên đình làng.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Diệu Trinh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................6
5.1. Nguồn tài liệu...................................................................................................6
5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................6
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................7
7. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................7
NỘI DUNG .....................................................................................................................8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỮ HÁN, CÂU ĐỐI VÀ ĐÌNH LÀNG
Ở ĐÀ NẴNG...................................................................................................................8
1.1. Khái quát về chữ Hán ........................................................................................8
1.2. Khái quát về câu đối ..........................................................................................8
1.2.1. Nguồn gốc của câu đối .................................................................................8
1.2.2. Khái niệm câu đối .........................................................................................8
1.2.3. Phân loại câu đối ...........................................................................................8
1.3. Câu đối ở Việt Nam ............................................................................................9
1.4. Đôi nét về đình làng Đà Nẵng ...........................................................................9
1.4.1. Khái quát quá trình hình thành làng xã .........................................................9
1.4.2. Sự ra đời của đình làng Đà Nẵng ..................................................................9
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG, NỘI DUNG CỦA CÂU ĐỐI TRÊN CÁC ĐÌNH
LÀNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...........................................................................10
2.1. Hiện trạng câu đối trên các đình làng ở Đà Nẵng. ........................................10
2.1.1. Số lượng ......................................................................................................10
2.1.2. Vị trí bài trí của câu đối ..............................................................................13
2.1.3. Phân loại .....................................................................................................14


2.2. Nội dung câu đối trên các đình làng ...............................................................14
2.2.1. Câu đối trên đình làng thuộc quận Hải Châu ..............................................14
2.2.1.1. Câu đối trên đình làng Hải Châu .............................................................14
2.2.1.2. Câu đối trên đình làng Nại Nam ..............................................................14
2.2.2. Câu đối trên đình làng thuộc quận Cẩm Lệ - đình Lỗ Giáng .....................14
2.2.3. Câu đối trên đình làng thuộc quận Sơn Trà - đình Mỹ Khê .......................14
2.2.4. Câu đối trên đình làng thuộc quận Ngũ Hành Sơn - đình Khuê Bắc..........14
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA CÂU ĐỐI TRÊN ĐÌNH LÀNG Ở............................15
ĐÀ NẴNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY ............................15
3.1. Giá trị của câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng ...............................................15
3.1.1. Giá trị lịch sử ..............................................................................................15

3.1.2. Giá trị văn học.............................................................................................15
3.1.3. Giá trị nghệ thuật ........................................................................................16
3.2. Một số giải pháp bảo tồn, phát huy câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng ......17
3.2.1. Thực trạng bảo vệ di sản câu đối tại các đình làng ở Đà Nẵng ..................17
3.2.1.1. Những nhân tố tác động tiêu cực đến quá trình bảo vệ di sản câu đối ....17
3.2.1.2. Thực trạng bảo vệ di sản câu đối tại các đình làng ở Đà Nẵng ...............18
3.2.2. Một số giải pháp bảo tồn, phát huy câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng ......18
KẾT LUẬN ..................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................20
PHỤ LỤC .....................................................................................................................23


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

STT

Tên bảng và biểu đồ

Trang

1

Bảng tổng hợp câu đối chữ hán ở đình làng đà nẵng

10

2

Số lượng đình làng và câu đối ở 4 quận trên địa bàn khảo sát


13

3

Vị trí bài trí của câu đối ở đình làng trên địa bàn khảo sát

13

4

Số lượng câu đối ở từng đình làng trên địa bàn khảo sát

14

5

Câu đối trên đình làng Hải Châu

14

6

Câu đối trên đình làng Nại Nam

14

7

Câu đối trên đình làng thuộc quận Cẩm Lệ - đình Lỗ Giáng


14

8

Câu đối trên đình làng thuộc quận Sơn Trà - đình Mỹ Khê

14

9

Câu đối trên đình làng thuộc quận Ngũ Hành Sơn - đình Khuê Bắc

14


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đình làng trên cả nước nói chung, đình làng ở Đà Nẵng nói riêng là tổng thể giá
trị về kiến trúc, điêu khắc, lịch sử độc đáo mà chúng ta chưa thể khám phá, nghiên cứu
hết. Đình làng và những hiện vật của đình làng là “nhân chứng sống” để thế hệ hôm
nay hiểu về lịch sử của một vùng đất. Nhưng trước sự phát triển kinh tế thị trường, với
những lợi ích về kinh tế, nhất là Đà Nẵng là thành phố phát triển mạnh về du lịch, để
nguồn lực này phát huy giá trị, thì việc nghiên cứu để hiểu sâu sắc về di sản, từ đó xây
dựng chiến lược bảo tồn và phát triển các giá trị của nó là một nhiệm vụ vô cùng cấp
thiết, đặc biệt là đối với cơng tác quản lí di sản văn hóa, nếu chúng ta khơng tính tốn
thật kĩ lưỡng thì những giá trị này sẽ bị trơi vào lãng qn.
Các đình làng ở Đà Nẵng hầu hết đều có sự kết hợp bởi cảnh đẹp thiên nhiên với
nét cổ kính cùng với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần thượng võ
chống ngoại xâm, tinh thần hiếu học, lòng mến mộ những bậc anh tài, tuấn kiệt… Tất
cả những điều hay, nét đẹp đó được thể hiện qua một số lượng lớn câu đối bằng chữ

Hán ở các đình làng Đà Nẵng.
Đình làng Đà Nẵng, từ trước đến nay đã có một số tác giả, nhà nghiên cứu quan
tâm tìm hiểu, nghiên cứu ở những khía cạnh và mức độ khác nhau, chủ yếu ở khía
cạnh sinh hoạt văn hóa – xã hội và nghệ thuật kiến trúc. Đó là những vấn đề quan
trọng để nhận thức được những giá trị của đình làng. Muốn hiểu biết sâu hơn, đầy đủ
hơn về nó, cần phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nữa, trong đó
câu đối đình làng là một nội dung khá quan trọng. Trên thực tế, bất cứ một ngơi đình
nào cũng có những câu đối. Các câu đối thường được trình bày bằng cách viết sơn
hoặc đắp khảm sành sứ ở trên vách tường, hai bên ban/ khám thờ thần, thờ tiền hiền,
hậu hiền, trên những cột trụ hiên, cột nội điện, bình phong và cổng tam quan, hoặc
được chạm khắc trên những liễn gỗ treo trong chính điện. Vì thế, thơng qua việc
nghiên cứu các câu đối, có thể giúp chúng ta hiểu biết thêm về những sắc thái, giá trị
văn hóa của một thiết chế tín ngưỡng cổ truyền, của văn hóa làng xã nói riêng và trong
một chừng mực nào đó, là của một vùng đất.
Khi viếng thăm các đình làng và các cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo khác như
chùa, miếu, nhà thờ tộc họ…. trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng ta có thể dễ dàng
bắt gặp những câu đối. Những câu đối trên các cơng trình này có thể viết bằng chữ
Hán, chữ Nơm hay chữ Quốc ngữ. Riêng ở các đình làng, thì câu đối thường được viết
bằng chữ Hán.Tuy nhiên, do sự phát triển và phổ biến rộng rãi của chữ Quốc ngữ,
1


ngày nay số người đọc và hiểu chữ Hán còn rất ít và có rất nhiều người cảm thấy xa lạ
với loại văn tự này. Vì vậy, đối với thế hệ trẻ, nhất là đối với người học sử thì phải có
trách nhiệm giáo dục truyền thống, thậm chí nếu là hướng dẫn viên du lịch thì cũng
phải đọc được để hướng dẫn, nếu khách hỏi.
Việc sử dụng chữ Hán, nghệ thuật dùng câu đối chữ Hán là một biểu hiện của
giao lưu văn hóa Việt – Hoa. Về mặt thực tiễn, trong cuộc sống hiện nay, để vừa tiếp
thu những đặc sắc ở ngồi nước, vừa giữ gìn được bản sắc, văn hóa dân tộc là một điều
vơ cùng quan trọng. Trước hết chúng ta cần bảo tồn, giữ gìn, khai thác nghiên cứu di

sản văn hóa nước nhà mà trong đó di sản Hán – Nơm là một di sản vô cùng quý giá
của dân tộc. Bởi lẽ, nó thể hiện được tinh thần, nghệ thuật, truyền thống của con người
Việt Nam. Chính vì vậy, đối với các thế hệ đời sau là làm sao kế thừa, giữ gìn và phát
huy truyền thống văn hóa dân tộc để khơng phụ lịng những bậc tiền nhân. Để các giá
trị văn hóa ấy ngày càng được tơn vinh hơn cùng với ý thức tự chủ, bảo vệ tài sản
nước nhà thì nền di sản, văn hóa nước nhà mới ngày càng vững mạnh hơn.
Xuất phát từ những lí do khoa học và thực tiễn như trên nên tôi quyết định chọn
đề tài: “Câu đối chữ Hán trên đình làng ở thành phố Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận.
Với đề tài này, tơi mong muốn góp một phần cơng sức của mình để giúp mọi người
hiểu rõ hơn về hiện trạng, nội dung của câu đối bằng chữ Hán trên các cơng trình tín
ngưỡng, tơn giáo – mà trước hết là tại các đình làng ở thành phố Đà Nẵng cũng như
những giá trị văn hóa lịch sử, văn học, nghệ thuật của chúng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong bối cảnh hiện nay, lo ngại trước nguy cơ bị mai một di sản Hán – Nôm, ở
trong nước đã tổ chức các cuộc hội thảo nghiên cứu khoa học nhằm góp phần lưu giữ,
nhắc nhở phải bảo tồn nét đẹp dân tộc. Đồng thời, nhiều cơng trình nghiên cứu về các
câu đối, trong đó có các bài viết có đề cập đến các các câu đối ở các đình làng thành
phố Đà Nẵng. Nghiên cứu Hán – Nôm khẳng định, kế thừa và giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc. Những cơng trình nghiên cứu to lớn đã và đang tiếp tục phát triển, các sách về
Hán - Nôm khơng ngừng ra đời nhằm đóng góp cho nét đẹp tri thức dân tộc.
Trung Quốc là nền văn minh cổ xưa của nhân loại. Hệ thống câu đối của họ đồ sộ
về số lượng, phong phú về hình thức, nội dung. Ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan
việc nghiên cứu câu đối về mặt thể loại được coi trọng. Các cơng trình nghiên cứu,
giáo trình, bài tham luận đã trình bày khá hệ thống về thể loại câu đối.
Ở Việt Nam, câu đối nói chung và câu đối chữ Hán nói riêng là một bộ phận
khơng nhỏ trong di sản Hán – Nôm, là một thể loại văn học đặc biệt, thu hút sự quan
2


tâm lớn của giới nghiên cứu. Chính vì thế, trên phạm vi cả nước, trong những năm gần

đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật câu đối có độ dày đáng kể
được xuất bản. Ngồi phần nguyên văn chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa, các cơng
trình cũng đã giới thiệu sơ lược về thể loại, thành tựu và những suy nghĩ về giá trị văn
hóa của câu đối.
Một số tác giả đi sâu vào nghiên cứu câu đối nói chung và câu đối chữ Hán nói
riêng như: cuốn Câu đối Việt Nam của Tạ Phong Châu, Nxb Văn Sử Địa (1959) được
xem là tác phẩm có trình bày một cách đầy đủ và hệ thống về câu đối ở Việt Nam. Tác
phẩm đã trình bày những vấn đề lý luận xung quanh câu đối, giới thiệu những câu đối
nổi tiếng và giai thoại về nó. Cuốn Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính (1970) được
in lại đầu thế kỉ XX, giới thiệu một cách sơ lược nhất về câu đối. Phan Kế Bính đã xếp
câu đối vào lối văn không vần, khác với thơ, phú, văn tế, minh, trâm, tán, ca ngâm
khúc điệu thuộc lối có vần.
Một số cơng trình tiêu biểu như: Lê Hồi Việt (2001) Câu đối một loại hình văn
học cổ truyền Việt Nam, cuốn Thú chơi câu đối của tác giả Nguyễn Văn Ngọc (2001),
Câu đối trong văn hóa Việt Nam của Nguyễn Hồng Huy (2004). Các cơng trình
nghiên cứu trên đây chủ yếu nghiên cứu một cách khái quát và tổng thể về địa vị câu
đối trong văn hóa ở Việt Nam, nêu sơ lược về nguồn gốc của câu đối, cũng như nghệ
thuật của câu đối chữ Hán và làm rõ các phép làm câu đối, các loại câu đối như: câu
đối tồn Nơm, câu đối Nơm pha chữ, câu đối chữ Hán, câu đối không đếm được và
câu đối khơng giải nghĩa….
Cuốn Cội nguồn văn hóa Trung Hoa do Đường Đắc Dương chủ biên (2003) có
một chương trình bày về câu đối của Trung Quốc cổ đại và đã khái qt sơ lược về
chữ Hán. Cơng trình Từ điển văn học (bộ mới) của Đỗ Đức Hiệu chủ biên (2003) đã
trình bày ngắn gọn về câu đối về mặt nội dung, nghệ thuật, phân loại…
Ngồi ra cịn có cơng trình 3000 hồnh phi câu đối Hán Nơm do Trần Lê Sáng
chủ biên (2003). Trên cơ sở đó, Trần Lê Sáng đã cho ra đời tiếp tập 5000 hồnh phi
câu đối Hán Nơm (2006). Tập sau ra đời trên cơ sở bổ sung cho tập trước, các câu đối
trong hai tập sách này được sưu tập từ nhiều nguồn trong thư tịch, di tích, trong dân
gian. Cùng với câu đối Việt Nam có cả câu đối Trung Quốc. Hai cuốn sách này chủ
yếu đã tiến hành sưu tầm hồnh phi và câu đối, trong phần lời tựa có giới thiệu sơ lược

về nội dung và nghệ thuật của câu đối.
Về nghiên cứu câu đối ở một địa phương cụ thể bài viết Câu đối Hán Nơm ở di
tích lịch sử văn hóa Hà Nội – Những vấn đề đặt ra của tác giả Lê Anh Tuấn (2003) đã
3


chỉ ra được thực trạng và những khiếm khuyết trong việc giữ gìn và sử dụng câu đối.
Tác phẩm Câu đối Hán Nơm trong các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu nội thành Hà
Nội của Lê Anh Tuấn (2004) giành một chương trình bày về câu đối với các giải
thuyết truyền thống trong đó có quan niệm về câu đối, các hình thức câu đối – phân
loại, nội dung – nghệ thuật của câu đối và câu đối trong các mối quan hệ với các thể
loại văn học cổ. Nổi bật và tiêu biểu hơn hết là cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Văn
Thịnh (2010) Câu đối Thăng Long – Hà Nội. Câu đối Thăng Long – Hà Nội là một đề
tài có ý nghĩa, mang tính chất đúc kết các thành tựu sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu,
giới thiệu hồnh phi, câu đối trên Thủ đơ. Có thể nói, đây là lần đầu tiên thực hiện một
tập hợp câu đối và hồnh phi có tính hệ thống trên phạm vi tồn thủ đơ Hà Nội. Những
nét đặc trưng của hoành phi câu đối tại Hà Nội cũng được nêu lên, ngoài ra tập sách
cũng cung cấp cho bạn đọc rất nhiều các văn bản chữ Hán được phiên âm và dịch
nghĩa góp phần bảo tồn di sản nước nhà.
Liên quan đến đề tài: “Câu đối chữ Hán trên đình làng ở thành phố Đà Nẵng” đã
có một số cơng trình nghiên cứu. Có thể chia thành các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, một số tác giả đi sâu vào nghiên cứu về đình làng Đà Nẵng trong đó có
đề cập đến nội dung/ giá trị của câu đối như cuốn sách Đình làng Đà Nẵng do Hồ Tấn
Tuấn chủ biên, xuất bản năm 2012, Nhận diện đình làng Đà Nẵng của tác giả Lê Xn
Thơng (2016). Các cơng trình này ngồi những nội dung liên quan đến đình làng Đà
Nẵng như vị trí đình làng, lịch sử đình làng… thì đều có dành một số mục viết về câu
đối ở đình, có phần ngun văn chữ Hán, phần phiên âm, dịch nghĩa câu đối và nêu giá
trị của các câu đối đó. Tuy vậy, các tác giả chỉ quan tâm giới thiệu một bộ phận câu
đối ở một số đình làng chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu, chưa phải là một chuyên khảo
hệ thống, cụ thể về câu đối chữ Hán ở đình làng Đà Nẵng.

Thứ hai, một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề bảo tồn đình làng trong đó có
nêu lên vấn đề bảo tồn hệ thống câu đối: cuốn Bảo tồn, phát triển di tích lịch sử, văn
hóa Quảng Nam – Đà Nẵng Mơ hình và các giải pháp của nhóm ba tác giả Nguyễn
Ngọc Chinh, Nguyễn Thanh Trường, Nguyễn Ngọc Nhật Minh (2016) đã nêu lên được
thực trạng và các giải pháp bảo tồn đình làng tại thành phố Đà Nẵng. Bài viết “Đà
Nẵng: đừng để mất ngơi đình làng cổ quý giá” đăng trên báo Xây dựng vào ngày
21/07/2017, “Cần lưu giữ giá trị của đình làng” được đăng trên báo Đà Nẵng vào
ngày 22/09/2018 đã chỉ ra được thực trạng và những khiếm khuyết trong việc giữ gìn
và sử dụng câu đối.

4


Thứ ba, trực tiếp đề cập đến vấn đề Câu đối trên đình làng Đà Nẵng, có bài viết
“Vài suy nghĩ bước đầu về câu đối ở đình làng Đà Nẵng” của tác giả Lê Xuân Thông
và Đinh Thị Toan, in trong đặc san Nghiên cứu lịch sử xứ Quảng, (số 1-6), trang 8491, năm 2012. Bài viết chủ yếu tập trung vào phân tích các câu đối trên các đình làng ở
Đà Nẵng về thần nói chung, về những nhân vật lịch sử, các câu đối ca ngợi công đức,
tài năng của những người có cơng xây dựng q hương, đất nước và cả những câu đối
ca ngợi cảnh sắc thanh tú, giàu đẹp, thanh bình, những con người tài ba của quê
hương… Ở mỗi nội dung tác giả đều đưa ra những minh chứng cụ thể bằng cách đưa
ra những câu đối có liên quan đến nội dung đó và sau đó phiên âm, dịch nghĩa các câu
đối để chứng minh.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình trên đều có giá trị to lớn khi chúng ta nghiên
cứu về câu đối tại các đình làng ở Đà Nẵng. Mặc dù vậy, các cơng trình đó vẫn chưa
đề cập một cách hệ thống và toàn diện về câu đối chữ Hán tại các đình làng ở Đà
Nẵng. Trên cơ sở tiếp nhận nguồn tài liệu phong phú, kế thừa kết quả nghiên cứu của
các bậc tiền bối, tôi muốn nghiên cứu một cách hệ thống và đưa ra những nhìn nhận,
đánh giá về câu đối tại các đình làng trên thành phố Đà Nẵng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích đề tài là:
- Tìm hiểu một cách có hệ thống về câu đối chữ Hán trên đình làng ở Đà Nẵng;
góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu về câu đối chữ Hán tại Việt Nam.
- Dựa trên sự khảo sát thực tế về hiện trạng của các câu đối tại các đình làng, tác
giả đề xuất một số giải pháp cụ thể để lưu giữ, bảo tồn các câu đối được tốt hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát về sự hình thành làng xã và sự ra đời các đình làng tại thành phố Đà
Nẵng.
- Tiến hành khảo sát thực tế nhằm ghi nhận một cách khách quan hơn về các giá
trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử các câu đối tại các đình.
- Thống kê số lượng, xác định vị trí của các câu đối, câu đối chữ Hán ở các đình
làng ở thành phố Đà Nẵng.
- Trình bày nội dung câu đối chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa và làm rõ giá trị về
lịch sử, văn học, nghệ thuật của chúng.

5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các câu đối chữ Hán ở các đình làng trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu câu đối chữ Hán trên các đình
làng thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có tổng
cộng 34 đình làng, trong đó có 5 đình làng được xếp hạng di tích cấp quốc gia và 29
đình làng được xếp hạng di tích cấp thành phố. Vì điều kiện hạn chế thời gian, nên đề
tài chỉ giới hạn phạm vi khảo sát, thu thập và nghiên cứu câu đối chữ Hán ở các đình
làng thuộc quận Hải Châu, quận Cẩm Lệ, quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn (được

xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp thành phố).
- Về thời gian: nghiên cứu hệ thống câu đối hiện nay cịn được bảo tồn ở các đình
làng ở Đà Nẵng (thuộc phạm vi không gian khảo sát như trên).
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để phục vụ việc nghiên cứu, tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu thành văn khác
nhau. Có thể phân chia thành các nhóm tư liệu sau:
- Nguồn tư liệu điền dã: vì đặc thù nghiên cứu về câu đối trên đình làng, để đạt
được mục đích nghiên cứu, tôi phải tiến hành điền dã, khảo sát thực tế các đình làng
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Hệ thống câu đối và phỏng vấn nhân chứng thu thập
được trong quá trình điền dã là tư liệu quan trọng nhất để tôi thực hiện đề tài này.
- Đề tài cũng kế thừa nguồn tài liệu là thành quả nghiên cứu của người đi trước
trong các tác phẩm, cơng trình NCKH, tạp chí, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận
án; các bài viết trên mạng internet có liên quan đến vấn đề câu đối chữ Hán trên đình
làng ở thành phố Đà Nẵng đã được công bố.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: Với đề tài này, tôi dựa trên quan điểm sử học Macxit để tiến
hành nghiên cứu với phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
* Phương pháp cụ thể:
- Tiến hành điền dã, sưu tầm câu đối và phỏng vấn nhân chứng tại các đình làng
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp văn bản học.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
6


- Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Câu đối chữ Hán trên đình làng ở thành phố Đà Nẵng” là một cơng trình
nghiên cứu có hệ thống, cung cấp cái nhìn tương đối tổng quát về các câu đối tại các

đình ở thành phố Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, dựa trên sự khảo sát thực tế về hiện trạng của các câu đối tại các
đình làng, người viết đưa ra một số giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị của
hệ thống các câu đối ở thành phố Đà Nẵng; góp phần vào việc quảng bá hình ảnh quê
hương, nâng cao ý thức tìm hiểu, gìn giữ và trân trọng tài sản văn hóa của quê hương
“trung dũng kiên cường”.
Ngoài ra đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu và học tập của sinh viên và những ai muốn đi sâu vào vấn đề này như
hướng dẫn viên du lịch, du khách tham quan.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm có ba
chương:
Chương 1: Khái quát chung về chữ Hán, câu đối và đình làng ở Đà Nẵng.
Chương 2: Hiện trạng, nội dung của câu đối trên các đình làng ở thành phố Đà
Nẵng.
Chương 3: Giá trị của câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng và một số giải pháp bảo
tồn, phát huy.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỮ HÁN, CÂU ĐỐI VÀ ĐÌNH LÀNG
Ở ĐÀ NẴNG
1.1. Khái quát về chữ Hán
Chữ Hán là hệ thống phù hiệu để ghi tiếng Hán, cách nay đã có hơn 3000 năm
lịch sử. “Vì nó có hình dạng khối vng, nên cịn gọi là “Chữ khối vuông”. Chữ Hán
với lịch sử phát triển lâu đời, chức năng biểu thức hình – âm – nghĩa “Tam vị nhất
thể”, đã trở thành hệ thống văn tự độc đáo trên thế giới” [4; tr.804].
1.2. Khái quát về câu đối

1.2.1. Nguồn gốc của câu đối
Nói về sự ra đời, hình thành và phát triển của câu đối dù có nhiều cách nói khác
nhau, nhiều cách lí giải khác nhau nhưng chung quy lại câu đối ra đời từ rất sớm và bắt
nguồn từ đất nước Trung Hoa cùng với giai thoại về nguồn gốc của bùa đào hay đào
phù với ý muốn ngăn cản ma quỷ vào nhà nhân dịp cuối năm. Câu đối được gắn với
phong tục tết cổ truyền. Và từ đó ngày càng phát triển cả về nội dung lẫn hình thức, trở
thành nét đẹp trong văn học cũng như gắn liền với cuộc sống của mọi người, đặc biệt
là tầng lớp tri thức nho sĩ quan lại vua chúa. Người ta dùng câu đối để thử tài trí của
một người, khả năng ứng đối của người đó và thơng qua đó mà đánh giá con người
cũng như chí hướng của người đó sau này như thế nào về con đường công danh sự
nghiệp.
1.2.2. Khái niệm câu đối
Về mặt từ nguyên, câu đối trong tiếng Hán là 对联, bính âm là dùilián, âm Hán
Việt là đối liên. Trong đó, chữ đối 对 có nghĩa là đơi, cặp; cịn chữ liên 联 nghĩa là
một cặp câu đối nhau.
“Câu đối là một trong những hình thức văn học đặc biệt của Trung Quốc. Nó lưu
truyền tin tức, sự việc, những câu chữ nổi tiếng, không những làm tăng thêm sự thú vị,
hiền hậu, cao nhã trong sinh hoạt văn hóa của người Trung Quốc mà cịn là hình
tượng sinh động phản ánh đặc trưng văn hóa của người Trung Quốc”. [4; tr.985]
1.2.3. Phân loại câu đối
Người Trung Quốc phân loại câu đối theo cách dùng và đặc điểm nghệ thuật.
“Ngồi ra, câu đối cịn được phân chia tỉ mỉ ra cịn có câu đối thường dùng
trong gia đình, câu đối xây nhà, chuyển nhà, câu đối cách ngơn… Điều đó nói rõ mối
quan hệ gắn bó giữa câu đối với sinh hoạt văn hóa của người Trung Quốc”. [4; tr.990]
Ở Việt Nam, câu đối được phân loại theo ý nghĩa.
8


1.3. Câu đối ở Việt Nam
Cùng với quá trình phát triển của văn học nghệ thuật câu đối cũng ngày càng

phát triển rộng rãi và đa dạng. Và do có sự học tập giao lưu qua lại giữa ta và Trung
Quốc nên có sự tiếp thu học hỏi lẫn nhau đó là điều tất yếu. Nhưng cái gốc, cái nền
của câu đối Việt Nam nhất là những câu đối Nôm được bắt nguồn từ cách nghĩ cách
nói vốn có trong dân gian, trong ngôn ngữ dân tộc. So với câu đối sáng tác bằng chữ
Hán, câu đối chữ Nơm có vẻ bình dân hơn, sử dụng nhiều yếu tố dân gian từ những
câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ…Trên cơ sở đó được tầng lớp tri thức tiếp thu, nâng
cao rồi nó được trở về với quần chúng để trở thành những câu dân gian truyền miệng.
“Nói cách khác nó có sự đan xen khi thì từ truyền miệng sang thành văn rồi từ thành
văn chuyển sang truyền miệng”. [14; tr.15]
1.4. Đơi nét về đình làng Đà Nẵng
1.4.1. Khái qt q trình hình thành làng xã
Đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu lịch sử đã thống nhất cho rằng năm 1306,
với sự kiện vua Chăm Chế Mân (Harijit – Jaya Sinhavarman IV) dùng hai châu Ơ, Lý
làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần như là cái mốc đánh dấu mảnh đất
Đà Nẵng thuộc về quốc gia Đại Việt. Sau sự kiện này, Thuận Hóa nói chung và Đà
Nẵng nói riêng bắt đầu chứng kiến một q trình liên tục khai phá lập làng của các lớp
lưu dân người Việt [10; tr. 9]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hồng đã chia quá trình di
dân của người Việt đến vùng đất Quảng Nam (đương nhiên bao gồm cả Đà Nẵng)
thành sáu đợt là: “1/ Theo Huyền Trân công chúa; 2/ Theo cuộc viễn chinh của Lê
Thánh Tông; 3/ Theo Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Quảng; 4/ Di dân từ Quy
Nhơn và miền Nam ra dưới thời Nguyễn Huệ và thời kì đầu triều Nguyễn; 5/ Từ Bắc
vào trong những năm 1954 – 1955; 6/ Từ Huế vào trong thập kỉ 60 và sau ngày giải
phóng 1975”. [15]. Tóm lại, sự hình thành các làng xã ven sơng Hàn là quá trình lâu
dài, diễn ra trong nhiều thế kỉ, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.
1.4.2. Sự ra đời của đình làng Đà Nẵng
Tuy chưa thể giải đáp câu hỏi thời gian xuất hiện đình làng Đà Nẵng, song, đã
xác nhận một điều chắc chắn rằng đình làng Đà Nẵng hiện cịn có niên đại bắt đầu từ
giữa thế kỉ XIX. “Tuy nhiên, nằm trong khung thời gian từ mốc nói trên cho đến hết
thế kỉ XIX, hiện nay, đình Đà Nẵng khơng có được bao nhiêu” [10; tr.18]


9


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG, NỘI DUNG CỦA CÂU ĐỐI TRÊN CÁC
ĐÌNH LÀNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Hiện trạng câu đối trên các đình làng ở Đà Nẵng.
2.1.1. Số lượng
Bảng 2.1: BẢNG TỔNG HỢP CÂU ĐỐI CHỮ HÁN Ở ĐÌNH LÀNG ĐÀ NẴNG
Số lượng câu đối theo phân loại/Hiện trạng
Quận

Đình làng

Trụ
cổng/cổng

Cột trụ hiên
(2)

tam quan

Ban thờ

Cột nội

Khám thờ

chính

chính


2 bên

(3)

(1)
Hải
Châu

điện/tường

(5)

(4)

Hải Châu

02

(phường Hải

(hiện đã

(hiện có 1

Châu 1, cấp

mất, chỉ

cặp đối


quốc gia)

cịn trong

chỉ cịn 1

di ảnh)

vế đối

0

0

03

0

trên; vế
đối còn lại
đang hạ
xuống tu
sửa) [29]
Nại Nam

03

(phường Hịa


(ở 3 mặt

Cường Nam,

trụ)

01

0

04

0

0

01

06

06 (có 2

cấp quốc
gia)
Cẩm Lệ

Lỗ Giáng

0


(phường Hịa

cặp câu

Xuân, cấp

đối chưa
10


thành phố)
Trung

xác định)
02

0

Lương

Chưa xác

Chưa xác

Chưa xác

định

định


định

Chưa xác

Chưa xác

Chưa xác

định

định

định

01

01

02

(phường Hòa
Xuân, cấp
thành phố)
Tùng Lâm

02

01

(phường Hòa

Xuân, cấp
thành phố)
Phong Lệ

0

0

Bắc (phường

(nằm trên

Hòa Thọ

tường)

Tây, cấp
thành phố)
Hịa An

02

(phường Hịa

(có cặp

An, cấp

đối chữ


thành phố)

Quốc ngữ

02

01

01

02

02

Chưa xác

Chưa xác

Chưa xác

định

định

định

02

Chưa xác


Chưa xác

định

định

ở mặt
sau)
Sơn

Mỹ Khê

Trà

(phường

02

Phước Mỹ,
cấp thành
phố)
Nam Thọ

01

03

(phường Thọ

(Đình


Quang, cấp
11


thành phố)

làng Đà
Nẵng)

An Hải

0

01

(phường An

(Đình

Hải Tây, cấp
thành phố)
Ngũ
Hành
Sơn

Khuê Bắc

01


Chưa xác
định

02
(Đình

làng Đà

làng Đà

Nẵng)

Nẵng)

02

0

01

02

02

01

03

Chưa xác


Chưa xác

Chưa xác

định

định

định

07

17

14

(phường Hòa
Hải, cấp
thành phố)
Mân Quang
(phường Hòa

(hiện cịn 1

Q, cấp

cặp đối, 2

thành phố)


cặp đối
khác lấy từ
sách Đình
làng Đà
Nẵng)

Tổng

12 đình làng

17

13

68 câu

Về số lượng cụ thể câu đối ở các đình làng thuộc 4 quận: quận Hải Châu, quận
Cẩm Lệ, quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn thì thơng qua cuộc khảo sát trên địa
bàn, tơi đã lập ra được biểu đồ về số lượng đình làng và câu đối ở 4 quận như biểu đồ
dưới đây:

12


30
25
20
15

SL đình làng

SL câu đối

10
5
0
Quận Hải
Châu

Quận Cẩm
Lệ

Quận Sơn
Trà

Quận Ngũ
Hành Sơn

Biểu đồ 2.1. Số lượng đình làng và câu đối ở 4 quận trên địa bàn khảo sát
Nguồn: Tác giả thiết kế

2.1.2. Vị trí bài trí của câu đối
Sau khi khảo sát địa bàn, tôi đã lập được biểu đồ về vị trí phân bố của câu đối ở
đình làng trên 4 quận.

14

17

17


13

Trụ cổng/tam quan
Cột trụ hiên
Ban thờ chính
Cột nội điện
Khám thờ 2 bên

7

Biểu đồ 2.2. Vị trí bài trí của câu đối ở đình làng trên địa bàn khảo sát
Nguồn: Tác giả thiết kế

13


2.1.3. Phân loại
Xét sự phân loại theo ý nghĩa, câu đối ở đình làng Đà Nẵng chủ yếu gồm hai loại
sau: (1) Câu đối thờ; (2) Câu đối tức cảnh
2.2. Nội dung câu đối trên các đình làng

Biểu đồ 2.3. Số lượng câu đối ở từng đình làng trên địa bàn khảo sát
Nguồn: Tác giả thiết kế

Trên cơ sở thực tế điễn dã và tìm hiểu các nguồn tư liệu, tôi đã thu thập được nội
dung cụ thể của 68 cặp câu đối. Nhưng vì giới hạn về độ dài số trang khóa luận nên ở
đây tơi chỉ tiến hành lập bảng để giới thiệu câu đối ở 5 đình tiêu biểu ở 4 quận: đình
Hải Châu, đình Nại Nam, đình Lỗ Giáng, đình Mỹ Khê và đình Khuê Bắc. Trong bảng
thống kê này, tơi trình bày theo thứ tự lần lượt các đình làng theo bảng tổng hợp
chung, mỗi cặp câu đối có vị trí và phần ngun văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa cụ

thể.
2.2.1. Câu đối trên đình làng thuộc quận Hải Châu
2.2.1.1. Câu đối trên đình làng Hải Châu
2.2.1.2. Câu đối trên đình làng Nại Nam
2.2.2. Câu đối trên đình làng thuộc quận Cẩm Lệ - đình Lỗ Giáng
2.2.3. Câu đối trên đình làng thuộc quận Sơn Trà - đình Mỹ Khê
2.2.4. Câu đối trên đình làng thuộc quận Ngũ Hành Sơn - đình Khuê Bắc

14


CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA CÂU ĐỐI TRÊN ĐÌNH LÀNG Ở
ĐÀ NẴNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY
3.1. Giá trị của câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng
3.1.1. Giá trị lịch sử
Vì đình làng là thiết chế tín ngưỡng quan trọng của làng xã nói riêng, Đà Nẵng
nói chung nên câu đối ở đình làng nó cũng phản ánh lịch sử, quá trình hình thành và
phát triển của làng xã. Làng xã ra đời ở những nơi có mặt giao thơng thuận lợi, có thể
phát triển được kinh tế. Vì vậy các đình làng thuộc địa bàn phạm vi khảo sát thì hầu
hết đều nằm ven sông, ven biển. Như vùng đất ven tả hữu sông Hàn có điều kiện thuận
lợi cho cư dân sinh sống. Ở đây họ có thể sinh sống bằng nhiều nghề như: trồng trọt,
chăn nuôi, đánh bắt cá, làm nghề thủ cơng, bn bán. Do có cảng Đà Nẵng sâu và an
tồn, dịng sơng Hàn thuận lợi cho thơng thương, đi lại, cộng với việc đây là vùng đất
nối liền các tỉnh Nam – Ngãi giàu có về lâm thổ sản, nên vùng ven sơng Hàn có thế
mạnh đặc biệt về thương nghiệp. Mặt khác, do vừa gần biển, vừa gần sông nên vùng
ven sông Hàn cũng rất thuận lợi cho các hoạt động đánh bắt cá, bên cạnh các nghề về
nông nghiệp và thủ công nghiệp. Điều này cho phép những lưu dân vào đây có thể
sớm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, mở rộng địa bàn cư trú, tạo thuận lợi cho sự
hình thành và phát triển các làng xã ven sơng Hàn. Điều đó cũng đã được thể hiện qua
các từ câu đối trên các đình làng ở Đà Nẵng. Người Việt có truyền thống văn hóa nhớ

về cội nguồn, trân trọng và ghi ân sâu sắc các lớp người đi trước đã có cơng gây dựng
và phát triển quê hương đất nước… Vì vậy mà các câu đối ở các đình làng đều có
những từ ngữ để ca tục công đức, công lao của tổ tiên “Tiền nhân tạo di tích” (câu đối
thượng ở đình Kh Bắc).
Ngồi ra, câu đối trên các đình làng ở Đà Nẵng còn ca ngợi về vùng đất Quảng
Nam – Đà Nẵng là vùng đất “地 灵 人 傑” nghĩa là “địa linh nhân kiệt” (vế đối hạ ở
trụ cổng mặt sau đình Mỹ Khê) đã sinh ra được những nhân vật lịch sử đã làm rạng
danh núi sông.
3.1.2. Giá trị văn học
Các câu đối trên các đình ở Đà Nẵng hầu hết đều sử dụng hợp lí, sâu sắc hình
thức biền ngẫu. Các câu đối có hai ý liên quan với nhau nhưng lại đối nhau để đặt
thành hai vế trong câu, hai ý này có thể trái ngược nhau hoặc thuận chiều với nhau.
Câu đối ở đình làng cịn sử dụng những câu thành ngữ. Và cũng có lúc sử dụng điển
tích.

15


“Sẽ cịn rất nhiều điều khi nói về câu đối trong đình làng Đà Nẵng, ví như thể
hiện ước mong của dân gian về một cuộc sống thanh bình hịa cốc phong đăng, phong
điều vũ thuận”. [16; tr.91] Khát vọng bao đời của dân gian về cuộc sống bình an, sung
túc được nhân dân gửi gắm đến các bậc tiền hiền, hậu hiền, thờ kính tổ tiên để cầu
mong thần linh phù hộ, mang đến bao điều tốt đẹp, thể hiện chân thiện mỹ, giá trị đạo
đức tốt về một cuộc sống trường tồn.
Trong bất cứ ngơi đình nào cũng có những câu đối thể hiện thái độ kính ngưỡng
của dân làng về sự oai linh và cơng tích phù trợ của thần cũng như sự chói sáng và
hằng tồn của sức mạnh thần linh.
Trong suy nghĩ của mỗi người dân, làng xã, quê hương, vùng đất của họ là giang
sơn thu nhỏ, là nơi hội tụ cảnh đẹp, khí thiêng, là địa linh nhân kiệt đáng được tự hào.
Bởi vậy, ở đình làng có nhiều câu đối ca ngợi cảnh sắc thanh tú, giàu đẹp, thanh bình,

những con người tài ba của quê hương.
Sau khi tôi tiến hành phiên âm câu đối trên các đình làng ở thành phố Đà Nẵng,
thì tơi đã phát hiện ra một điều thú vị, đó là ở một số cặp câu đối ở các đình làng trên
địa bàn khảo sát thì từ đầu tiên của vế thượng ghép với từ đầu tiên của vế hạ sẽ tạo ra
được tên của đình làng đó. Hoặc từ đầu tiên của vế thượng ghép với từ đầu tiên của vế
hạ cũng có thể tạo thành phường của đình làng đó.
3.1.3. Giá trị nghệ thuật
Về mặt hình thức thì có đình đắp khảm sành, sứ để tạo nên câu đối (hầu hết ở trụ
cổng/ cổng tam quan hoặc là cột trụ hiên), nhưng đa số ở các đình đều tạo nên câu đối
bằng cách sơn màu (màu đen, màu vàng, màu trắng) để hình thành nên câu đối. Và các
câu đối bên trong nội điện thường được khắc trên những liễn gỗ, cột gỗ. Trên đó ngồi
khắc vế đối thượng liên, hạ liên, người ta để lạc khoản với mục đích khi người đọc
nhìn vào có thể biết chính xác thời gian làm ra câu đối, biết được người tạo lập câu
đối.
Về mặt ngôn ngữ, câu đối trên các đình làng hầu hết là câu đối chữ Hán, cũng có
trường hợp câu đối vừa chữ Hán vừa chữ Nơm (đình Kh Bắc – câu đối ở cổng tam
quan). Đình là chốn linh thiêng, là linh hồn của làng, việc đặt các câu đối viết bằng
chữ Hán trên các vị trí quan trọng ở đình càng làm tăng thêm sự cổ kính, trang nghiêm
của đình làng.
Vị trí bài trí của câu đối hồn chỉnh là ở những nơi quan trọng của đình như: trụ
cổng/cổng tam quan, cột trụ hiên, cột nội điện, ban thờ chính và khám thờ 2 bên. Việc
đặt câu đối ở những nơi này giúp tơn lên vẻ đẹp của ngơi đình, tăng thêm phần thiêng
liêng, trang nhã, cổ kính độc đáo vốn có của ngơi đình.
16


Có những áng văn, có những bài thơ, có những câu nói có thể bất tử cùng với
thời gian, là bởi vì chúng mang trên mình những ý nghĩa, những giá trị không thể nào
thay đổi được. Thực tế đã chứng minh, trải qua bao thăng trầm biến đổi nhưng những
câu đối vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày hơm nay. Số lượng câu đối đã đóng

góp lớn lao cho thể loại câu đối nói riêng và nền văn học nói chung. Tại sao lại nói
như vậy, vì trong hầu hết tất cả các câu đối về nội dung hay về nghệ thuật đều có sự
sáng tạo, sự mới mẻ trong đó góp phần làm phong phú hơn cho thể loại câu đối.
Về nội dung, câu đối đã truyền tải được những tâm tư, tình cảm của mọi người
xung quanh người sáng tác, điều này thể hiện được sự quan tâm, trân trọng của người
sáng tác với tất cả mọi người xung quanh.
Có thể nói câu đối có sự sáng tạo đổi mới về nghệ thuật làm cho câu đối khơng
cịn gị bó, cứng nhắc trong sáng tác câu đối với những người muốn làm câu đối.
Chúng ta có thể sáng tạo tùy ý dựa trên một số ngun tắc đã có. Nếu như bỏ hồn
tồn các ngun tắc trước đó đã đặt ra thì chẳng cịn là làm câu đối nữa. Vì thế, câu đối
chấp nhận sự sáng tạo, nhưng cũng phải tuân thủ các quy tắc đã đặt ra.
3.2. Một số giải pháp bảo tồn, phát huy câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng
3.2.1. Thực trạng bảo vệ di sản câu đối tại các đình làng ở Đà Nẵng
3.2.1.1. Những nhân tố tác động tiêu cực đến quá trình bảo vệ di sản câu đối
(1) Nhân tố chủ quan:
Do con người tác động đến di sản theo chiều hướng tiêu cực, không chỉ thờ ơ với
di sản mà cịn góp phần trực tiếp phá hoại di sản. Chiến tranh vừa là nguyên nhân chủ
quan vừa là nguyên nhân khách quan, nhưng cơ bản vẫn do sự chủ quan, chủ động của
con người dẫn tới chiến tranh. Đặc biệt, vấn đề nhận thức sai lệch và thiếu hiểu biết về
di sản câu đối là nhân tố góp phần tàn phá di sản mạnh mẽ. Điều kiện bảo quản kém,
thiếu diện tích, phương tiện, thiết bị kĩ thuật, khơng gian. Thậm chí ngay cả ban quản
lí trong q trình bảo quản nếu khơng tn thủ đúng quy trình khoa học cũng góp phần
làm di sản bị hư hại.
(2) Nhân tố khách quan:
Điều kiện tự nhiên, môi trường, cơn trùng, nấm mốc, chất hóa học…là ngun
nhân khách quan đã gây ra những hư hại, rủi ro cho di sản câu đối. Bức xạ ánh sáng là
nguyên nhân gây hiện tượng quang hóa làm cho hiện vật bị yếu đi, mực và màu bị mờ,
bạc hay vàng ố… Các loại côn trùng và gặm nhấm (đa dạng về nơi cư trú, nguồn gốc
thức ăn và tập tính hoạt động) là kẻ thù nguy hiểm của các di sản, đặc biệt là các câu
đối được khắc trên các liễn gỗ, thiệt hại do chúng gây ra rất nhanh và nghiêm trọng.

17


3.2.1.2. Thực trạng bảo vệ di sản câu đối tại các đình làng ở Đà Nẵng
- Hoạt động bảo quản đối với câu đối:
Thực trạng bảo quản phòng ngừa.
Thực trạng bảo quản xử lí.
Thực trạng cơng tác sưu tầm, tư liệu hóa di sản.
3.2.2. Một số giải pháp bảo tồn, phát huy câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng
- Ở các đình nên có hệ thống câu đối hồn chỉnh ở các vị trí quan trọng.
- Ở các câu đối bên cạnh chữ Hán, chữ Nơm thì nên khắc thêm chữ Quốc ngữ.
Ngồi ra nên có lạc khoản để xác định được niên đại và người tạo lập ra câu đối.
- Nên viết câu đối bằng chữ chân phương, nếu như dùng lối viết chữ thảo thì nên
có chữ Quốc ngữ cho dễ hiểu, dễ đọc.
- Các bảng tóm tắt về ngơi đình ở các đình làng hầu hết chỉ giới thiệu về quá
trình thành lập làng, đình mà chưa có đề cập đến câu đối. Theo tơi tại các đình nên làm
cuốn sổ tay hoặc sách có nói về đình làng thuộc quận, huyện mình nói chung cũng như
câu đối nói riêng. Ở phần câu đối nên có phần phiên âm, dịch nghĩa câu đối để không
chỉ du khách mà thậm chí hướng dẫn viên cũng phải cần để ví dụ khách có hỏi thì
cũng đọc được. Cách làm này vừa để quảng bá du lịch ngơi đình cũng như có thể kiếm
thêm nguồn thu nhập (nếu như ngơi đình đó bán sổ tay, sách).
- Ban quản lí đình nên bày trí lại các chậu cây cảnh, các vật cản tránh để tình
trạng che khuất câu đối. Phải để câu đối ở những vị trí dễ thấy, trang nghiêm.
- Hồn thiện cơ sở pháp lí.
- Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu, sưu tầm.
- Thực hiện chương trình gìn giữ di sản câu đối bằng cơng nghệ số hóa.
- Xã hội hóa bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa.

18



×