Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với khách du lịch nội địa trong phát triển du lịch biển ở thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA: ĐỊA LÍ
*********

HỒ MINH THÀNH

ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN
ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI
ĐỊA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC
(CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ DU LỊCH)

Đà Nẵng-Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA: ĐỊA LÍ
*********

HỒ MINH THÀNH

ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN
ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI
ĐỊA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC


(CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ DU LỊCH)
KHĨA: 2016-2020

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG

Đà Nẵng-Năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian 4 năm học tập dưới mái nhà của Khoa Địa Lí, Trường Đại học
Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng, bài khóa luận tốt nghiệp này là thành quả đúc kết của
những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Trong suốt quá trình học tập và hồn
thành bài khóa luận này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các
Thầy, Cô, các anh chị và các bạn. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin được
bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến:
Các Thầy Cô trong Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN cững như các Thầy Cô
trong khoa Địa Lí đã trang bị cho tơi những kiến thức thiết thực, bổ ích và đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành bài khóa luận
tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Hồng. Cảm ơn cô đã tận tình
hướng dẫn, định hướng cho em thực hiện tốt đề tài của mình cũng như hồn thành
bài khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các quý du khách đã dành thời gian thực
hiện bảng khảo sát và đã có những góp ý chân thành cho đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã ln ở
bên cạnh giúp đỡ tơi những lúc khó khăn và động viên tơi hồn thành bài khóa luận
tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 1
4. Nhiệm vụ ............................................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
6. Quan điểm nghiên cứu........................................................................................ 3
7. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 3
NỘI DUNG ................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DU LỊCH . 5
1.1. Khái niệm chung .............................................................................................. 5
1.1.1. Du lịch ...................................................................................................... 5
1.1.2. Khách du lịch ............................................................................................ 6
1.1.3. Tài nguyên du lịch .................................................................................... 7
1.1.4. Điểm du lịch ............................................................................................. 7
1.2. Du lịch biển ..................................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 8
1.2.2. Đặc điểm du lịch biển ............................................................................... 9
1.2.3. Loại hình du lịch biển ............................................................................. 10
1.3. Văn hóa ứng xử trong du lịch ........................................................................ 11
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................... 11
1.3.2. Quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch .................................................. 12
1.4. Tiêu chí đánh giá văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với khách du
lịch nội địa trong du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng ........................................... 16
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA
PHƯƠNG ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TRONG DU LỊCH BIỂN Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................................................................................... 18

2.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng........................................................ 18
2.1.1. Khái quát chung ...................................................................................... 18
2.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 20


2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................... 21
2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng ........ 26
2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng ....................... 26
2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng ....................... 32
2.3. Đánh giá văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với khách du lịch
trong du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng .............................................................. 36
2.3.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra ............................................................ 36
2.3.2. Thông tin về chuyến đi của du khách ..................................................... 37
2.3.3. Đánh giá của khách du lịch nội địa về văn hóa ứng xử của người dân địa
phương trong du lịch biển ................................................................................ 40
2.3.4. Đánh giá chung văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với khách
du lịch nội địa trong du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng .................................. 44
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VĂN HÓA ỨNG
XỬ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI TRONG DU LỊCH BIỂN Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................................................................................... 48
3.1. Định hướng về văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với khách du
lịch trong du lịch biển ........................................................................................... 48
3.1.1. Định hướng chung .................................................................................. 48
3.1.2. Định hướng của thành phố Đà Nẵng ...................................................... 49
3.2. Giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với du khách
trong du lịch biển .................................................................................................. 49
3.2.1. Giải pháp cơ chế, chính sách .................................................................. 49
3.2.2. Giải pháp tuyên truyền quảng bá ............................................................ 50
3.2.3. Giải pháp phát triển bền vững ................................................................ 51
3.2.4. Giải pháp cộng đồng ............................................................................... 52

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 56


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHCNKDDL

Các hộ cá nhân kinh doanh du lịch

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DL

Du lịch

ĐHĐN

Đại học Đà Nẵng

NDĐP

Người dân địa phương

NSNN

Ngân sách Nhà nước


TPĐN

Thành phố Đà Nẵng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ loại hình du lịch khu vực biển đảo................................................ 11
Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng ................................................ 19
Bản đồ 2.2. Bản đồ các bãi biển Thành phố Đà Nẵng ............................................. 27
Bảng 2.1. Tình hình khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2011-2019 ................... 32
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhóm tuổi của khách du lịch nội địa ........................................ 37
Biểu đồ 2.2. Số lần du khách đến du lịch tại Đà Nẵng ............................................. 38
Biểu đồ 2.3. Nguồn tiếp cận thông tin của du khách nội địa.................................... 38
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ đánh giá của du khách về văn hóa ứng xử của người dân địa
phương trong du lịch biển......................................................................................... 40
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ đánh giá của du khách về văn hóa ứng xử của các hộ, cá nhân
kinh doanh trong du lịch biển ................................................................................... 42


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch biển là loại hình du lịch quan trọng có nhiều lợi thế phát triển của
ngành du lịch Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng (TPĐN) được thiên nhiên ưu đãi với
bờ biển dài 60 km, chạy dọc từ chân đèo Hải Vân đến khu vực danh thắng Ngũ Hành
Sơn tạo thành một vòng cung bao quanh thành phố với những bãi cát dài, mơi trường
cảnh quan đẹp, ở vị trí nằm gần trung tâm thành phố, giao thông đi lại rất thuận tiện.
Đặc biệt, năm 2016 bãi biển Mỹ Khê của TPĐN được tạp chí Forbes bình chọn là 1
trong 6 bãi biển đẹp nhất thế giới đã tạo điều kiện để thu hút khách du lịch và phát
triển du lịch biển của địa phương.
Du lịch biển khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, do đó nó rất dễ bị

tổn thương bởi hoạt động du lịch của con người. Đặc biệt, biển Đà Nẵng vào mùa du
lịch lượng khách đến du lịch rất đông, phần lớn là khách nội địa và người dân địa
phương. Tuy nhên có nhiều bộ phận người dân địa phương có ứng xử chưa phù hợp
đối với du khách, đặc biệt là đối với khách du lịch nội địa. Làm ảnh hưởng đến hình
ảnh du lịch của thành phố. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá văn hóa ứng xử của
người dân địa phương trong khai thác du lịch biển ở TPĐN là rất cần thiết. Chính vì
những cấp thiết đó, chúng tơi chọn đề tài “Đánh giá văn hóa ứng xử của người dân
địa phương đối với khách du lịch nội địa trong du lịch biển ở TPĐN” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá văn hóa ứng xử của người dân
địa phương đối với khách du lịch nội địa trong du lịch biển ở TPĐN. Đề xuất các giải
pháp phát triển văn hóa ứng xử, bảo vệ mơi trường và góp phần phát triển du lịch
biển ở TPĐN trong thời gian đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng: Là khách du lịch nội địa, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
kinh doanh du lịch và người dân địa phương trong khai thác du lịch biển ở thành phố
Đà Nẵng.

1


- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các bãi biển: Mỹ Khê, Non
Nước, Bắc Mỹ An, Xuân Thiều, Nam Ô, Các bãi biển ở Bán Đảo Sơn Trà… và các
địa điểm kinh doanh du lịch tại các bãi biển của thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.
4. Nhiệm vụ
- Xây dựng cơ sở lí luận về văn hóa ứng xử trong du lịch
- Khảo sát, thu thập thông tin nghiên cứu từ khách du lịch, người dân địa
phương, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

- Xử lý số liệu, đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của người dân địa phương.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển văn hóa ứng xử, bảo vệ mơi trường và
góp phần phát triển du lịch biển ở TPĐN trong thời gian đến.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Đề tài kế thừa các tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiê cứu từ những nguồn đáng tin cậy như: Cục thống kê, các đề
tài nghiên cứu, các bài báo, tạp chí du lịch… Trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích phù
hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là một trong những phương pháp quan
trọng trong nghiên cứu giúp tiếp cận và xác minh có kết quả một cách khách quan.
Tác giả trực tiếp khảo sát tại các bãi biển đã và đang khai thác phục vụ khách du lịch
giúp đánh giá được tình hình văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với khách
du lịch, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất hợp lý và khả thi.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm
thu nhập những số liệu, thông tin, để biết được cảm nhận, đánh giá của khách nội địa
đối với những ứng xử của người dân địa phương. Để xác định số lượng phiếu điều tra
cần thu thập, tác giả dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black
(1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu
là gấp 5 lần tổng số biến quan sát: n= 5*m
Trong đó:

m là số lượng câu hỏi trong phiếu điều tra
n là số lượng phiếu điều tra cần thu thập.

- Phương pháp bản đồ: Là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu địa lý
học. Dựa vào bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế- xã hội, bản đồ du lịch để xác định, khai
2


thác thông tin, dữ liệu du lịch. Tiến hành xây dựng bản đồ thể hiện sự phân bố của

các bãi biển cũng như những bãi biển hấp dẫn du khách nhất.
6. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp thể hiện qua sự nhìn nhận đối tượng
nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện, xem chúng là sự kết hợp, phối hợp có quy
luật của nhiều yếu tố cấu thành. Việc nghiên cứu, đánh giá văn hóa ứng xử trong du
lịch phải được xem xét tổng hợp trên cơ sở phân tích đồng bộ và tồn diện các tiêu
chí đánh giá, cũng như mối quan hệ giữa khách du lịch và người dân địa phương.
Quan điểm lãnh thổ: Đối tượng nghiên cứu phân bố trên một phạm vi không
gian nhất định với những đặc trưng lãnh thổ riêng. Văn hóa ứng xử trong du lịch của
người dân Đà Nẵng luôn đặt trong quan điểm lãnh thổ để rút ra những đặc điểm riêng
so với các vùng lãnh thổ khác.
Quan điểm lịch sử viễn cảnh: Những văn hóa, tập qn đều có q trình phát
sinh và phát triển, nói cách khác chúng thường xuyên có những thay đổi, biến động
theo thời gian. Văn hóa ứng xử trong du lịch tồn tại trong sự vận động và phát triển
không ngừng theo thời gian. Vì vậy, đánh giá văn hóa ứng xử của người dân địa
phương cần phải dựa trên những phong tục tập quán trong quá khứ, hiện tại cũng như
những nhận định về xu hướng phát triển của đối tượng trong tương lai làm cơ sở cho
những định hướng nâng cao văn hóa ứng xử trong du lịch.
Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển bền vững hiện đã trở thành xu
hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch của các quốc
gia trong thế kỷ XXI. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu
của những thế hệ tương lai. Phát triển bền vững phải bảo đảm xây dựng một văn hóa
ứng xử văn minh, thực tiễn và đem lại lợi ích cho cả người dân và du khách. Quan
điểm này sẽ chi phối việc đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao văn hóa ứng
xử của người dân địa phương.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được cấu trúc làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử trong du lịch.


3


Chương 2. Đánh giá văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với khách
du lịch nội địa trong du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Giải pháp cải thiện văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối
với khách du lịch nội địa trong du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HĨA ỨNG XỬ TRONG DU LỊCH
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Du lịch
Du lịch là một nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội do đó, thuật ngữ du lịch
đã sớm xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong tiếng Hy Lạp, du lịch được
gọi là Tonos, trong tiếng La tinh gọi là Turnur, trong tiếng Pháp là Tour, trong tiếng
Anh là Tourism, trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được phiên âm Hán Việt.
Người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch là Hunziker và Krapf đã
đưa ra định nghĩa như sau: "Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng
phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngồi địa phương,
nếu việc lưu trú đó khơng thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt
động kiểm lời" (Hunziker, Krapf, 1941). Như vậy, một người được coi là đi du lịch
khi họ không lưu trú tại nơi đến lâu dài và khơng tới vì mục đích kiếm tiền, đồng thời
phải có các mối quan hệ phát sinh từ việc di chuyển và lưu trú với cư dân địa phương
đến. Định nghĩa đã được sử dụng làm cơ sở cho khoa học du lịch. Mặc dù định nghĩa
này đã mở rộng và bao quát đầy đủ hơn hiện tượng du lịch nhưng chưa nêu được đặc
trưng về lĩnh vực của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch, của các công ty giữ
nhiệm vụ trung gian, tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng

nhu cầu của khách du lịch.
Năm 1994, Liên minh quốc tế của các tổ chức du lịch chính thức (The
International Union of Official Travel Organization) sau này là Tổ chức Du lịch Thế
giới (World Tourism Organization - UNWTO) và Cục Thống kê Liên Hợp Quốc (The
Commission for Statistics of the United Nations - UNSTAT) đã thống nhất định nghĩa
chung về du lịch và nó cũng được được chấp nhận trên tồn cầu. Theo đó, du lịch là
“các hoạt động của những người đi du lịch ở những nơi ngồi mơi trường bình thường
của họ ít hơn một năm, cho bất kỳ mục đích chính (giải trí, kinh doanh hoặc mục đích
cá nhân) khác với một cư dân cư trú tại quốc gia hoặc nơi đến thăm” (Candela and
Fini, 2017).
Theo điều 3, Luật du lịch Việt Nam năm 2017 giải thích du lịch “là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong
5


thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp
khác” (Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017).
1.1.2. Khách du lịch
Khách du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourists. Theo một số nhà nghiên
cứu, khái niệm khách du lịch lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII tại Pháp và
được hiểu là "Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn''. Vào
đầu thế kỉ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa: "Khách du lịch là
những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xun để thỏa mãn
các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế'' (Địa lý du
lịch Việt Nam, 2000).
Theo các khuyến nghị quốc tế về thống kê du lịch năm 2008 (IRTS) của Tổ
chức Thương mại thế giới WTO được Ủy ban thống kê Liên Hợp Quốc (UNSC) sử
dụng cho rằng, Khách du lịch (visitor) được định nghĩa “là người tham gia chuyến đi
đến địa điểm bên ngồi mơi trường sống thường xun của họ, trong thời gian ít nhất

1 năm cho mục đích kinh doanh, nghỉ ngơi, hoặc mục đích cá nhân khác khơng bao
gồm việc làm thêm để nhận thu nhập ở quốc gia đến thăm” (Unitted Nation, 2010).
Ở Việt Nam, khách du lịch được định nghĩa trong nhiều nghiên cứu khác nhau.
Theo tác giả Trần Đức Thanh khách du lịch là “những hành khách đi lại, ở lại theo ý
thích ngồi nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà
khơng theo đuổi mục đích kinh tế” (Trần Đức Thanh, 2005).
Luật du lịch Việt Nam năm 2017, khách du lịch được hiểu “là người đi du lịch
hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Theo đó, khách du lịch phân chia gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
- Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú ở
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
- Khách du lịch ra nước ngoài là cơng dân Việt Nam và người nước ngồi cư
trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, 2017).
6


Từ các định nghĩa nêu trên, khách du lịch có thể hiểu là người thực hiện các
chuyến đi ra khỏi khu vực sinh sống thường xun khơng vì mục đích kinh doanh để
thỏa mãn các nhu cầu cá nhân trong khoảng thời gian ít hơn 1 năm.
1.1.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng trong khai thác du lịch, hình thành
các điểm, tuyến du lịch. Tài nguyên du lịch càng nhiều, sức hấp dẫn du lịch càng
phong phú.
Theo I.I. Pirojnik (1985) định nghĩa, tài nguyên du lịch “Là những tổng thể tự
nhiên, lịch sử - văn hóa và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát
triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe con người mà chúng được sử
dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời

điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép” (dẫn theo
Nguyễn Minh Tuệ et al., 2017).
Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch “là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa là cơ sở để hình thành sản
phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên
du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” (Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017).
Dựa vào định nghĩa nêu trên, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 đã phân loại
tài nguyên du lịch theo hai nhóm là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
văn hóa. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo,
khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác. Tài nguyên du lịch văn
hóa bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, giá
trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác cũng
như các cơng trình lao động sáng tạo của con người cho mục đích du lịch (Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017).
1.1.4. Điểm du lịch
Điểm du lịch là những cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại động thực
vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo tàng, di tích cổ đại, di
tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch săn bắn, du lịch leo núi (mạo

7


hiểm) và những nơi nghỉ mát. Chính phủ sẽ xác định các điểm du lịch và sự hấp dẫn
về mặt du lịch tại các điểm đó.
Theo Nguyễn Minh Tuệ điểm du lịch “là nơi tập trung một loại tài nguyên nào
đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại cơng trình riêng
phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mơ nhỏ. Điểm du lịch có thể chia thành hai
loại: điểm thực tế và điểm tiềm năng” (Nguyễn Minh Tuệ et al., 2017). Trong thực
tế, điểm tài nguyên có thể chưa là điểm du lịch, song nó có thể trở thành điểm du lịch

khi có việc tổ chức khai thác. Ngược lại, điểm du lịch có thể là điểm tài nguyên khi
sản phẩm du lịch đi vào giai đoạn thoái trào, hoạt đồng kinh doanh du lịch ngưng trệ.
Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, điểm du lịch “là nơi có tài
nguyên du lịch được đầu tư, khai thác, phục vụ khách du lịch” (Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017).
1.2. Du lịch biển
1.2.1. Khái niệm
Du lịch biển được hình thành và phát triển từ rất lâu đời, cho đến những năm
70 của thế kỷ 20, du lịch biển đã trở thành một loại hình được khách du lịch u thích.
Du lịch biển không chỉ dừng lại ở việc tắm biển, chiêm ngưỡng cảnh quan sinh thái
biển mà còn phát triển rất đa dạng cả về nội dung và hình thức. Ngày nay, khách du
lịch biển với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại (áo lặn, bình dưỡng
khí ) có thể thực hiện các mục đích tìm hiểu, khám phá những sinh vật biển, những
kiến tạo, kì quan thiên nhiên dưới đáy biển…Theo tác giả: Đổng Ngọc Minh và
Vương Lơi Đình (2000): “Du lịch biển là chỉ tổng hịa hiện tượng và quan hệ, của các
hoạt động du ngoạn, vui chơi, nghỉ ngơi tiến hành ở biển, sinh ra lấy biển làm chỗ
dựa nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu về vật chất và tinh thần của mọi người đối với
điều kiện kinh tế, xã hội nhất định” (Đổng Ngọc Minh, Vương Lơi Đình, 2000)
Tác giả Phạm Trung Lương cho rằng: "Du lịch biển là hoạt động du lịch được
tổ chức, phát triển ở vùng địa lý đặc thù vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác
các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển" (Phạm Trung Lương,
2003).
Từ việc tìm hiều khái niệm về du lịch, đưa ra định nghĩa khái quát về du lịch
biển như sau: "Du lịch biển là nột loại hình du lịch gắn liền với việc sử dụng tài
8


nguyên biển. Tài nguyên biển trong du lịch bao gồm: bãi biển, đảo, hang động và các
loại sinh vật biển (như tôm, cua, cá, san hô..) được sử dụng cho việc thỏa mãn các
nhu cầu của khách du lịch: giải trí, thăm quan, khám phá, ăn uống...".

1.2.2. Đặc điểm du lịch biển
Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức và phát triển ở vùng địa lý đặc
thù là vùng ven biển trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi
trường biển,). Du lịch biển được tổ chức chủ yếu ở “vùng bờ biển”; đây là vùng địa
lý với hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi tác động của việc phát triển
kinh tế, xã hội và thiên tai, bão gió nên du lịch biển chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến
động tự nhiên, khí hậu, thủy triều....
Các yếu tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các họat động
du lịch biển. Do vậy, du lịch biển mang tính chất mùa vụ. Ở nước ta, thời vụ du lịch
biển thường ngắn, chênh lệch cường độ giữa mùa du lịch chính so với thời kỳ trước
và sau vụ khá rõ ràng. Mùa du lịch cũng khác nhau đối với đối tượng khách nội địa
và quốc tế: khách nội địa có thời vụ khoảng 04 tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8
hàng năm), khách quốc tế phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và nhu cầu của khách có
thể dài hơn.
- Đặc điểm đối tượng khách du lịch biển: Khơng giống như các loại hình du
lịch khác, du lịch biển phù hợp với hầu như tất cả các đối tượng khách du lịch ở mọi
lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau và đối tượng khách du lịch khác nhau như học sinhsinh viên, nhân viên, lao động phổ thơng… Đặc biệt khách du lịch biển có thể kết
hợp với các loại hình du lịch khác như cơng vụ, văn hóa, du lịch nghi dưỡng, chữa
bệnh, du lịch thể thao, mạo hiểm…
- Đặc điểm các dịch vụ hỗ trợ: Du lịch biển là loại hình du lịch có nhiều dịch
vụ vui chơi, giải trí với nhiều hoạt động ở trên biển, trên bờ và cả trên không như:
+ Các dịch vụ trên bờ: tắm nắng, ngâm mình trong cát, bóng chuyển bãi biển,
bóng đá mini bãi biển, team building, kéo co bãi biển, thả diều bãi biển...
+ Các dịch vụ dưới nước như: tắm biển, mô tô nước, lướt sóng, câu cá đêm…
+ Các dịch vụ dưới biển: lặn biển ngắm san hô, thám hiểm đáy biển
+ Các dịch vụ trên không: dù lượn…

9



Du lịch biển phải đảm bảo an toàn đối với khách, đối với việc tắm biển thơng
thường, bãi biển đó phải được cho phép khai thác tắm biển, có đội cứu hộ và các thiết
bị cứu hộ cho khách du lịch và khách phải biết bơi để đảm bảo an toàn. Bãi tắm đêm
phải được khoanh vùng giới hạn bởi phao phản quang, đèn tín hiệu để đảm bảo an
tồn cho du khách tắm biển đêm. Khách tham gia phải biết sử dụng một số phương
tiện như bình khí, áo phao, sử dụng dù lượn và có chuyên viên hướng dẫn để đảm bảo
an toàn cho du khách.
Phát triển du lịch biển có mối quan hệ chặt chẽ trong mối tương quan với các
ngành kinh tế biển khác. Phát triển du lịch biển là một trong những trọng tâm trong
kế hoạch phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên biển, vận tải biển, nuôi trồng
và chế biến thủy hải sản)... nhằm phát triển tồn diện, góp phần đảm bảo các mục tiêu
kinh tế - xã hội.
1.2.3. Loại hình du lịch biển
Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm
giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc
được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân
phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó.
Phân loại các loại hình du lịch được dựa vào các tiêu thức phân loại khách nhau có
thể phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau. Đối với hoạt động du lịch
biển, do đặc điểm về tài nguyên nên các loại hình du lịch có thể khai thác có những
đặc điểm phân loại khác nhau. Theo tác giả Phạm Trung Lương (2003), dựa trên cơ
sở mục đích chuyến đi, du lịch biển gồm 2 loại hình chính là du lịch theo sở thích ý
muốn và du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm.
Du lịch theo sở thích ý muốn: Du lịch theo sở thích chung ( nghỉ dưỡng biển,
tham quan biển, du lịch tàu biển) và du lịch theo sở thích đặc biệt (thể thao biển, mạo
hiểm biển, sinh thái biển, tìm hiểu lới sơng cộng đồng, lễ hội biển, văn hóa, nghệ
thuật).
Du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm: Du lịch chữa bệnh, thương mại, công vụ,
hội nghị, hội thảo, hội chợ.


10


CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH BIỂN

DU LỊCH THEO NGHĨA VỤ,
TRÁCH NHIỆM

DU LỊCH BIỂN THEO SỞ THÍCH Ý
MUỐN

Du lịch theo sở thích chung

Du lịch theo sở thích đặc
biệt

Du lịch chữa bệnh

Nghĩ dưỡng biển

Thể thao biển

Thương mại công vụ

Tham quan biển

Mạo hiểm biển

Hội nghị, hội thảo,
hội chợ


Du lịch biển

Sinh thái biển

Tìm hiểu lối sống cộng
đồng

Lễ hội biển

Văn hóa, văn nghệ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ loại hình du lịch khu vực biển đảo
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2003)
1.3. Văn hóa ứng xử trong du lịch
1.3.1. Khái niệm
Văn hoá ứng xử của người Việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp
qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông
ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay xã hội ngày càng văn minh
hiện đại nhưng một phần văn hóa ứng xử bị lãng quên trong một bộ phận nhỏ dân cư.

11


Điều này thể hiện rõ mối quan hệ giao tiếp thường ngày giữa người với người và đặc
biệt là trong quan hệ công việc.
Theo tác giả Võ Văn Thành -Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ: "Văn hóa
du lịch là một hệ thống các giá trị được du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng
đồng dân cư và nhà nước tích lũy và sáng tạo qua biểu hiện tương tác giữa các thành
tổ trên trong hoạt động du lịch và với tài nguyên du lịch". "Văn hóa giao tiếp ứng xử

trong du lịch là hệ thống những quy tắc, cách thức giao tiếp làm hài lòng đối tượng
giao tiếp mà chủ thể giao tiếp chọn lọc, tạo ra, tích lũy, sử dụng, biểu hiện trong hoạt
động giao tiếp và tạo nên bản sắc riêng của mình nhằm đạt được mục đích nhất định".
(Võ Văn Thành, 2013).
1.3.2. Quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch
Tháng 3 năm 2017 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành "Bộ quy tắc
ứng xử văn minh du lịch" (Ban hành theo Quyết định số 718/QĐ-BVHTTDL ngày
02 tháng 03 năm 2017 ) đã đưa ra những quy định mang tính chuẩn mực nhằm định
hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân
khi tham gia các hoạt động du lịch.
1.3.2.1. Đối với khách du lịch
Theo "Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch năm 2017 khách du lịch phải tuân thủ 20 nội dung quy tắc ứng xử với trọng tâm
thông điệp về ứng xử văn minh của khách du lịch là: Văn minh - Tự trọng - Trách
nhiệm. Theo đó, các nội dung quy tắc ứng xử áp dụng với tất cả mọi khách du lịch,
nội dung như sau:
1. Tuân thủ các quy định, nội quy hoạt động, biển báo, hướng dẫn của người
quản lý tại điểm đến hoặc khi sử dụng dịch vụ giao thông công cộng; quan sát, tuân
thủ biển chỉ dẫn tại nhà ga, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch.
2. Xếp hàng theo thứ tự khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động
tại nơi công cộng; ưu tiên giúp đỡ người lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ.
3. Tuân thủ giờ giấc, tơn trọng các thành viên trong đồn khi đi du lịch tập thể.
4. Sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp khi đi du lịch; mặc trang phục nghiêm
túc khi tham quan tại những nơi thờ tự tín ngưỡng tơn nghiêm, nghĩa trang liệt sỹ, lễ
hội truyền thống.
12


5. Tơn trọng văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của cộng đồng
địa phương tại điểm đến.

6. Lên kế hoạch, tìm hiểu trước về điểm đến và dịch vụ, đặt dịch vụ trước khi
đi du lịch.
7. Chuẩn bị hành lý gọn gàng, đóng gói cẩn thận, đúng trọng lượng và kích
thước theo quy định.
8. Ứng xử văn minh, thân thiện, giữ trật tự nơi công cộng, vui chơi lành mạnh.
9. Lấy thức ăn, đồ uống vừa đủ dùng khi đi ăn ở nhà hàng, khách sạn; kiểm
soát việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn khi đi du lịch.
10. Có ý thức bảo vệ mơi trường, tiết kiệm năng lượng; giữ gìn, bảo vệ cơng
trình văn hóa, kiến trúc, cảnh quan khi đi du lịch.
11. Ủng hộ các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch có trách nhiệm, thân thiện
với mơi trường, xã hội tại điểm đến; mua các sản phẩm và đồ lưu niệm sản xuất tại
địa phương.
12. Không chen lấn, xô đẩy, gây ồn ào mất trật tự và có hành vi bạo lực khi đi
du lịch.
13. Không vứt rác, khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi và hút thuốc lá ở những nơi
không được phép.
14. Không khắc, vẽ lên tường, tượng, bia đá, cây xanh, cơng trình kiến trúc;
hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên bãi cỏ, trêu chọc vật nuôi tại các khu, điểm du lịch và
nơi công cộng.
15. Không sử dụng sản phẩm từ các loài động, thực vật hoang dã, các lồi cần
được bảo vệ.
16. Khơng cố tình quay phim, chụp ảnh tại những nơi không được phép; không
tạo dáng phản cảm khi chụp ảnh tại những nơi tôn nghiêm.
17. Khơng lấy hàng hóa, sản phẩm, đồ dùng khơng thuộc về mình.
18. Khơng mua bán hàng hóa khơng rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm khi đi
du lịch.
19. Không đi du lịch tại những nơi không đảm bảo an ninh, an tồn; nơi xảy
ra dịch bệnh, thiên tai.
20. Khơng vi phạm pháp luật khi đi du lịch.
13



1.3.2.2. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch
Theo "Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch năm 2017, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch phải tuân thủ
15 nội dung quy tắc ứng xử với trọng tâm thông điệp về ứng xử văn minh của tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch là: Chuyên nghiệp - Thương hiệu - Chất lượng. Theo đó,
các nội dung quy tắc ứng xử áp dụng với tất cả mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động kinh doanh du lịch ở mọi loại hình du lich, nội dung như sau:
1. Tuân thủ pháp luật và quy định của địa phương trong kinh doanh du lịch.
2. Niêm yết công khai, bán đúng giá dịch vụ, không bán cao hơn giá niêm yết.
3. Tư vấn trung thực, đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch.
4. Cung cấp hàng hóa, dịch vụ đúng số lượng, chất lượng cho khách du lịch.
5. Ứng xử đúng mực, thân thiện, trách nhiệm, tôn trọng khách hàng.
6. Cạnh tranh lành mạnh, giữ uy tín trong quan hệ với khách hàng, đối tác.
7. Có trách nhiệm với môi trường xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch.
8. Cung cấp đầy đủ thông tin về các quy định của pháp luật, nội quy của điểm
đến, cách thức sử dụng dịch vụ; thơng tin về văn hóa, tập qn, tín ngưỡng tại điểm
đến; có bảng nội quy, hướng dẫn, cảnh báo khách du lịch về hoạt động du lịch tại
điểm đến.
9. Sẵn sàng, tích cực hỗ trợ khách du lịch trong trường hợp xảy ra tai nạn, rủi
ro liên quan đến trách nhiệm và khi có yêu cầu.
10. Không cung cấp các sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng và
không rõ nguồn gốc xuất xứ.
11. Không chèo kéo, đeo bám, nài ép khách du lịch.
12. Khơng có hành vi, thái độ phân biệt đối xử với khách du lịch.
13. Không lợi dụng thời điểm đông khách để nâng giá, ép giá, cung cấp dịch
vụ kém chất lượng cho khách du lịch.
14. Không xả thải, sử dụng nguyên vật liệu gây tác động xấu tới môi trường.
15. Không sử dụng thương hiệu của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch khác

để quảng bá cho sản phẩm của mình.

14


1.3.2.3. Đối với cộng đồng dân cư tại điểm du lịch
Theo "Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch năm 2017, cộng đồng dân cư tại điểm du lịch phải tuân thủ 16 nội dung quy tắc
ứng xử với trọng tâm thông điệp về ứng xử văn minh của tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch là: Hiếu khách- Thân thiện- Văn minh. Theo đó cộng đồng dân cư tại điểm du
lịch phải tuân thủ 16 nội dung quy tắc du lịch, nội dung như sau:
1. Lịch sự, nói lời hay, cử chỉ đẹp, thân thiện với khách du lịch.
2. Nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ du khách khi có u cầu.
3. Xếp hàng theo thứ tự, không chen lấn xô đẩy khi sử dụng các dịch vụ hoặc
tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.
4. Tôn trọng, giúp đỡ, ưu tiên, nhường đường cho khách du lịch.
5. Sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp.
6. Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ cảnh quan và mơi trường; giữ gìn vệ sinh nơi
ở và nơi công cộng; hưởng ứng các phong trào xã hội về bảo vệ môi trường.
7. Tuân thủ các quy định, bảng chỉ dẫn, biển báo tại các khu, điểm du lịch.
8. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng.
9. Giữ thái độ nhã nhặn, lịch sự khi giải quyết sự cố đối với khách du lịch.
10. Không “chèo kéo”, đeo bám khách du lịch.
11. Khơng có lời nói, cử chỉ, hành vi thơ tục, thiếu văn hóa, trêu chọc hay có
hành động khiếm nhã với khách du lịch.
12. Khơng có hành vi, cử chỉ kỳ thị, phân biệt đối xử với khách du lịch.
13. Không tranh giành, gây gổ với khách du lịch.
14. Không xả rác, khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi, hút thuốc lá ở những nơi không
được phép.
15. Không khắc, vẽ lên tường, tượng, bia đá, cây xanh, cơng trình kiến trúc,

hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên bãi cỏ, trêu chọc vật nuôi tại các khu, điểm du lịch và
nơi công cộng.
16. Không bán các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã cho khách du lịch.

15


1.4. Tiêu chí đánh giá văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với
khách du lịch nội địa trong du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng
Sau khi tham khảo "Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch" của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch đã ban hành, tác giả đã tổng hợp và xây dựng những tiêu chí đánh
giá "Văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với khách du lịch nội địa trong
du lịch biển ở TPĐN" dành cho khách du lịch, nhằm đánh giá xem mức độ ứng xử
của người dân địa phương và với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du
lịch đối với khách du lịch bằng phương pháp điều tra xã hội học (tham khảo phụ lục
1).
Để đánh giá mức độ ứng xử dựa trên thang đo Likert theo 5 mức độ: Hồn
tồn khơng đồng ý, Khơng đồng ý, Trung bình, Đồng ý và Hồn tồn đồng ý với
những tiêu chí chúng tơi đưa ra.
* Tiêu chí đánh giá của khách du lịch đối với người dân địa phương (NDĐP)
1. NDĐP thân thiện, nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ Quý khách.
2. NDĐP tôn trọng, không kỳ thị, phân biệt đối xử với Quý khách.
3. NDĐP không tranh giành, gây gỗ với Quý khách.
4. NDĐP không đeo bám, chèo kéo Quý khách.
5. NDĐP không chen lấn, xơ đẩy tại các bãi biển.
6. NDĐP khơng nói tục, chửi thề tại các bãi biển.
7. NDĐP không "chặt chém", lừa đảo Quý khách.
8. NDĐP biết giữ gìn, bảo vệ cảnh quan và môi trường biển.
9. NDĐP thực hiện nghiêm túc quy định tại các điểm du lịch biển.
10. NDĐP Hiếu khách - Thân thiện - Văn minh.

* Tiêu chí đánh giá của khách du lịch đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động kinh doanh du lịch (TCCNKDDL)
1. TCCNKDDL tuân thủ pháp luật, quy định trong kinh doanh du lịch biển.
2. TCCNKDDL niêm yết giá dịch vụ hàng hóa cơng khai, bán đúng giá, đúng
số lượng và chất lượng đã thỏa thuận với Quý khách.
3. TCCNKDDL tư vấn trung thực, đầy đủ thông tin về sản phẩm và dịch vụ.
4. TCCNKDDL có trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường biển trong kinh
doanh.
16


5. TCCNKDDL cung cấp đầy đủ thông tin về các bãi biển, nội quy điểm đến.
Có các cảnh báo, lời khuyên hữu ích cho Quý khách.
6. TCCNKDDL ứng xử đúng mực, thân thiện, không phân biệt đối xử với Quý
khách.
7. TCCNKDDL sẵn sàng tích cực hỗ trợ khi Quý khách gặp tai nạn, sự cố
ngồi ý muốn.
8. TCCNKDDL khơng chèo kéo, đeo bám, nài ép Quý khách.
9. TCCNKDDL không lợi dụng thời điểm đông khách để nâng giá, ép giá,
cung cấp sản phẩm kém chất lượng cho Quý khách.
10. TCCNKDDL khơng bán các sản phẩm từ các lồi động thực vật biển nằm
trong danh sách cấm của thành phố cho Quý khách.

17


CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA
PHƯƠNG ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TRONG DU LỊCH BIỂN Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Khái quát chung
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15°55' đến 16°14' vĩ Bắc, 107°18' đến 108°20' kinh
Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đơng giáp
Biển Đơng. Với vị trí này làm cho khí hậu của thành phố khơng q lạnh về mùa
đơng, khơng q nóng về mùa hè chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên phù hợp cho
hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao
thông Bắc-Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ
đơ Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam.
Ngồi ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hố thế giới nổi tiếng là cố đơ
Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vị
trí này đã giúp Đà Nẵng trở thành nơi trung chuyển, đón tiếp, phục vụ khách du lịch
cho khu vực miền Trung và cả nước, đó là động lực để thu hút khách du lịch
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn
núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một
số cảng chuyên dụng khác và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận
lợi cho việc giao thông đường thủy. Mặc khác, Vịnh Đà Nẵng cịn là nơi có những
bãi tắm đẹp hàng đầu trên thế giới với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê,
Thanh Khê... với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú...và đó là điều kiện thuận lợi
cho phát triển du lịch biển… Bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi
trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ du lịch biển.
Thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây
Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đồng
Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên
Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng khơng quốc tế,
TPĐN có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh
chóng và bền vững.

18



×