Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

SỰ KHÁC NHAU GIỮA các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 101 trang )

Phần 2 : SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC NƯỚC
1.

Tìm hiểu sự khác nhau về chính trị giữa các nước

2.

Tìm hiểu sự khác nhau về kinh tế giữa các nước

3.

Tìm hiểu sự khác nhau về pháp luật giữa các nước

4.

GIẢI THÍCH ĐƯỢC NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT

TRIỂN KINH TẾ CỦA MỘT QUỐC GIA
5.

THẢO LUẬN VỀ SỰ THAY ĐỔI CỦA CHÍNH TRỊ VÀ

KINH TẾ VĨ MƠ ĐANG DIỄN RA TRÊN TỒN THẾ GIỚI
6.

NỀN KINH TẾ ĐANG CHUYỂN HƯỚNG SANG KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG
7.

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ QUẢN LÝ ĐẾN NỀN KINH TẾ



CHÍNH TRỊ CỦA CÁC QUỐC GIA KHÁC NHAU.

Chương 2
SỰ KHÁC NHAU VỀ NỀN KINH TẾ CHÍNH TRỊ GIỮA CÁC
QUỐC GIA


Hugo Chavez, một cựu quan chức quân sự đã từng bị bỏ tù do thất bại
trong cuộc

đảo chính bất thành, ông được bầu làm tổng thống của

Venezuela vào năm 1998. Chavez, một phong cách theo kiểu dân chủ xã
hội chủ nghĩa, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống bằng cách
vận động chống tham nhũng, quản lý kinh tế yếu kém, và thực tế khắc
nghiệt "của chủ nghĩa tư bản tồn cầu”. Khi ơng nhận chức vào tháng hai
năm 1999, Tổng thống Chavez tuyên bố rằng ông đã thừa hưởng tình hình
kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây của đất nước. Ông đã gần hơn với
mục tiêu. Một sự sụp đổ trong giá dầu, chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất
khẩu của đất nước, đẩy Venezuela với mức thâm hụt ngân sách lớn và buộc
nền kinh tế bước vào một cuộc suy thoái trầm trọng.
Chẳng bao lâu sau khi nhận chức, Tổng thống Chavez đã tiến hành để
cố gắng củng cố tổ chức của mình trong bộ máy của chính phủ. Một hội
đồng lập hiến, thống trị bởi những người theo sau Chavez, đã soạn thảo
một hiến pháp mới tăng cường quyền hạn của tổng thống và cho phép
Chavez (nếu tái đắc cử) ở lại văn phòng cho đến năm 2013. Sau đó, Đại hội
đại biểu tồn quốc, được tổ chức bởi những người ủng hộ Tổng thống
Chavez đã thơng qua một biện pháp cho phép chính phủ loại bỏ và bổ
nhiệm các thẩm phán Tòa án Tối cao, ảnh hưởng của Chavez đối với

ngành tư pháp được tăng cao. Tổng thống Chavez cũng đã mở rộng kiểm
sốt của chính phủ trên các phương tiện truyền thơng. Đến năm 2005,
Freedom House, hàng năm đánh giá quyền tự do chính trị và dân sự trên
tồn thế giới, kết luận rằng Venezuela chỉ được "một phần tự do" và rằng
tự do đã được dần dần cắt giảm.
Trên mặt trận kinh tế, mọi thứ vẫn còn chưa ổn định. Nền kinh tế sụt
giảm 9% trong năm 2002 và 8% năm 2003. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn liên tục ở
mức cao, từ 15 đến 17% và tỷ lệ hộ nghèo tăng hơn 50% trên tổng dân số.
Một nghiên cứu năm 2003 của Ngân hàng Thế giới kết luận rằng


Venezuela là một trong những nền kinh tế có quy tắc nhất trên thế giới và
nhà nước này kiểm soát vượt ra ngồi hoạt động kinh doanh giúp các cơng
chức nhiều cơ hội làm giàu cho mình bằng cách yêu cầu mua chuộc giấy
phép để mở rộng hoạt động, hoặc mở ra một hoạt động kinh doanh mới .
Thật vậy, mặc dù tài hùng biện của Tổng thống Chavez về việc chống
tham nhũng, thì xếp hạng quốc gia trên thế giới theo mức độ tham nhũng
của cơng vẫn cịn cao, tổ chức minh bạch quốc tế đã ghi nhận rằng tham
nhũng đã tăng lên dưới thời của Chavez. Năm 2005, tổ chức Minh bạch
Quốc tế đã xếp hạng Venezuela 130 trên 158 quốc gia. Phù hợp với hùng
biện xã hội chủ nghĩa của mình, ơng Chavez đã dần dần đưa các doanh
nghiệp thành sở hữu nhà nước và đã yêu cầu các doanh nghiệp khác được
cơ cấu lại như "hợp tác xã của người lao động". Ngồi ra, chính phủ đã bắt
đầu nắm bắt những trang trại lớn ở nông thơn và nơng trại bởi vì Chavez
tun bố khơng đủ sản xuất, biến chúng thành các hợp tác xã thuộc sở hữu
nhà nước.
Trong năm 2004, thị trường dầu mỏ thế giới đã cứu Chavez ra khó
khăn kinh tế . Giá dầu bắt đầu tăng từ 20 $, đạt 70$ một thùng vào đầu
năm năm 2006, và Venezuela, nhà sản xuất lớn thứ năm của thế giới, bắt
đầu gặt hái được một vận may. Phản ứng của Chavez của việc tăng giá dầu

là để mở rộng kiểm sốt của chính phủ về việc sản xuất dầu mỏ của nước
ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Venezuela, chính điều này làm ơng bị
buộc tội về việc thu lợi nhuận quá lớn từ một quốc gia nghèo. Năm 2005,
ông tuyên bố tăng hoa hồng mà chính phủ sẽ thu được từ việc bán dầu là
1% đến 30%, và ông quyết định tăng tỷ lệ thuế trên doanh số bán hàng là
34-50%. Trong tháng 4 năm 2006, ông công bố kế hoạch cắt giảm cổ phần
tổ chức bởi các cơng ty nước ngồi trong các dự án dầu khí ở vùng Orinoco
và cung cấp cho các công ty dầu nhà nước Petroleos de Venezuela SA, một
ví trị trọng điểm.
GIỚI THIỆU


Kinh doanh quốc tế phức tạp hơn nhiều so với việc kinh doanh trong
nước bởi vì có nhiều điểm khác nhau giữa các quốc gia. Các nước có hệ
thống chính trị, kinh tế và pháp lý khác nhau. Tập quán văn hóa có thể
khác nhau đáng kể, như trình độ học vấn và kỹ năng của dân số, và nền
kinh tế của các nước đang ở các giai đoạn khác nhau. Tất cả những khác
biệt này có ý nghĩa lớn đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Chúng tác
động sâu sắc đến lợi ích, chi phí và rủi ro, liên quan đến việc kinh doanh ở
các nước khác nhau. Một chức năng chính của chương này và chương tiếp
theo là phát triển nhận thức và đánh giá cao ý nghĩa của sự khác biệt quốc
gia trong hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế, hệ thống pháp luật và văn
hoá dân tộc.
Một chức năng khác của hai chương này là để mô tả việc làm thế nào
mà hệ thống chính trị, kinh tế, pháp lý, và văn hóa của nhiều quốc gia trên
thế giới đang phát triển và đề ra các tác động của những thay đổi này cho
hoạt động kinh doanh quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của Hugo Chavez, Venezuela đã có sự thay đổi.
Nhà nước đã tham gia nhiều hơn các hoạt động kinh doanh, các quy định
đã được mở rộng, và doanh nghiệp tư nhân ở thế phòng thủ, đã làm tổn hại

tới tăng trưởng kinh tế. Tham nhũng vẫn luôn tồn tại, mặc dù thực tế ban
đầu Chavez đã đưa ra lệnh chống tham nhũng. Như chúng ta sẽ thấy trong
chương này, tham nhũng cũng có xu hướng làm suy giảm tăng trưởng kinh
tế. Hơn nữa, Tổng thống Chavez đã đơn phương viết lại hợp đồng với các
cơng ty dầu mỏ nước ngồi đã đầu tư vào Venezuela, tăng lãi suất tiền hoa
hồng và các loại thuế và địi hỏi rằng cơng ty dầu nhà nước được cổ phần
hóa hầu hết trong tất cả các dự án dầu.Nếu doanh nghiệp nước ngoài phản
ứng bằng cách giảm đầu tư vào Venezuela, như một số quốc gia đang làm,
điều này có thể hạn chế hơn nữa sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.
Chương này tập trung vào việc giải thích các hệ thống chính trị, kinh
tế và pháp lý của các quốc gia khác nhau thì khác nhau như thế nào. Chúng


tơi sử dụng thuật ngữ kinh tế chính trị nhấn mạnh rằng hệ thống chính trị,
kinh tế và luật pháp của một quốc gia phụ thuộc lẫn nhau, chúng tương tác
và ảnh hưởng lẫn nhau, và trong khi làm điều đó, chúng ảnh hưởng đến
mức độ kinh tế.Ngồi việc đánh giá các hệ thống này, chúng tôi cũng khám
phá sự khác biệt trong nền kinh tế chính trị ảnh hưởng đến các lợi ích, chi
phí, rủi ro những yếu tố liên quan đến kinh doanh ở các nước khác nhau, và
chúng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và chiến lược như thế nào. Trong
chương tiếp theo, chúng tôi sẽ xem xét sự khác biệt trong văn hóa ảnh
hưởng đến việc hoạt động kinh doanh quốc tế. Như đã nói, nền kinh tế
chính trị và văn hóa của một quốc gia không phải là độc lập với nhau.
Trong chương 3 sẽ nói rõ, văn hóa có thể gây ra một tác động đến nền kinh
tế chính trị.
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Hệ thống chính trị của một quốc gia sẽ định hình cho hệ thống kinh tế
và pháp lý. Như vậy, chúng ta cần phải hiểu được bản chất của các hệ
thống chính trị khác nhau trước khi thảo luận về hệ thống kinh tế và pháp
lý.Theo chúng tơi, Hệ thống chính trị có nghĩa là hệ thống của chính phủ

trong một quốc gia. Hệ thống chính trị có thể được đánh giá theo hai chiều.
Đầu tiên là mức độ trái ngược giữa cá nhân hay tập thể. Thứ hai là mức độ
dân chủ hay độc tài toàn trị. Các hệ thống này nhấn mạnh tập thể có xu
hướng độc tài tồn trị, trong khi những người coi trọng chủ nghĩa cá nhân
có xu hướng được dân chủ. Tuy nhiên, vẫn có thể khác đi. Có thể có xã hội
dân chủ kết hợp của cả tập thể và cá nhân. Tương tự như vậy, có thể có các
xã hội độc tài tồn trị mà không phải là tập thể.
Chủ nghĩa Tập thể, chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa tập thể đề cập đến một hệ thống chính trị, nhấn mạnh tính
ưu việt của tập thể so với cá nhân. Khi tập thể được nhấn mạnh thì nhu cầu
của tồn xã hội nói chung được xem là quan trọng hơn quyền tự do cá


nhân. Trong hoàn cảnh như vậy, việc làm của một cá nhân có thể bị hạn
chế trong lợi ích của tồn xã hội, người Cộng hịa lập luận rằng các quyền
cá nhân nên được hy sinh cho lợi ích của tập thể, tài sản nên được sở hữu
chung. Plato đã khơng đánh đồng tập thể với bình đẳng, ơng tin rằng xã hội
nên được phân tầng rõ rệt. Trong thời hiện đại, những người theo chủ nghĩa
tập thể đã được chọn bởi chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội
Những người theo chủ nghĩa xã hội hiện đại tiếp bước Karl Marx
(1818-1883), mặc dù người theo chủ nghĩa xã hội này suy nghĩ một cách rõ
ràng hơn thời kỳ của Marx (các yếu tố của nó có thể được truy nguồn từ
Plato). Marx lập luận rằng một vài lợi ích khơng có lợi cho nhiều người
trong một xã hội tư bản chủ nghĩa, nơi quyền tự do cá nhân không bị giới
hạn. Trong khi các nhà tư bản thành cơng tích lũy sự giàu có đáng kể,
Marx đã mặc nhiên cơng nhận rằng tiền lương kiếm được bởi những người
làm việc chính yếu trong một xã hội tư bản chủ nghĩa sẽ bị buộc xuống
mức tự cung tự cấp. Ông lập luận rằng nhà tư bản chiếm đoạt những giá trị
được tạo ra bởi những người công nhân để làm của riêng, trong khi chỉ trả

tiền cho họ với mức lương đủ sống hoặc thậm chí ít hơn. Theo Marx, lương
của người lao động không phản ánh đầy đủ giá trị lao động của họ. Để đảo
ngược điều này, Marx tán thành chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ
với các phương tiện cơ bản của sản xuất, phân phối, và trao đổi (tức là, các
doanh nghiệp).Lập luận của ông có nghĩa rằng rằng nếu nhà nước sở hữu
phương tiện sản xuất thì nhà nước có thể đảm bảo rằng người lao động
được đền bù xứng đáng cho lao động của mình. Vì vậy, ý tưởng này là để
quản lý doanh nghiệp nhà nước được hưởng lợi chung, chứ không phải là
tư bản chủ nghĩa cá nhân.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, tư tưởng xã hội chủ nghĩa phân chia
thành hai phe lớn. Những người cộng sản tin rằng chủ nghĩa xã hội có thể
đạt được thơng qua bạo lực cách mạng và chế độ độc tài toàn trị, trong khi


các xã hội dân chủ cam kết với chủ nghĩa xã hội đạt được bằng các phương
tiện dân chủ, quay lưng lại với bạo lực cách mạng và chế độ độc tài. Cả hai
phiên bản của chủ nghĩa xã hội suy yếu trong thế kỷ XX. Các phiên bản
cộng sản chủ nghĩa xã hội đạt điểm cao vào cuối những năm 1970, khi
phần lớn dân số thế giới sống ở các quốc gia cộng sản. Các quốc gia dưới
sự cai trị của Đảng Cộng sản tại thời điểm đó bao gồm Liên Xơ cũ, các
quốc gia Đơng Âu (ví dụ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary), Trung Quốc, quốc
gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, và Việt Nam; quốc gia châu Phi
khác nhau (ví dụ như, Angola và Mozambique) và các quốc gia Mỹ Latinh
như Cuba và Nicaragua.
Tuy nhiên, Đến giữa những năm 1990,chủ nghĩa cộng sản đã rút lui
trên toàn thế giới. Liên Xô đã sụp đổ và đã được thay thế bởi liên bang của
15 nước cộng hòa, nhiều nước trong số đó trên danh nghĩa ít được thiết lập
như các nền dân chủ. Chủ nghĩa Cộng sản đã bị cuốn ra khỏi Đông Âu bởi
những cuộc cách mạng phần lớn không đổ máu năm 1989. Mặc dù Trung
Quốc vẫn còn trên danh nghĩa một nhà nước CN cộng sản với các giới hạn

đáng kể về tự do chính trị cá nhân, tự do trong lĩnh vực kinh tế nhà nước,
đã chuyển mạnh từ việc tuân thủ nghiêm ngặt sang tư tưởng cộng sản.
Khác với Trung Quốc, có một số nước thuộc chủ nghĩa cộng sản là nước
rất nhỏ, chẳng hạn như Bắc Hàn và Cuba.
Xã hội dân chủ cũng có vẻ như đã được đánh giá ở mức cao, mặc dù ý
thức hệ có thể chứng minh được lâu dài hơn so với chủ nghĩa cộng sản. Xã
hội Dân chủ có lẽ đã ảnh hưởng lớn đến một số các quốc gia dân chủ
phương Tây, bao gồm Úc, Pháp, Đức, Anh, Na Uy, Tây Ban Nha, và Thụy
Điển, nơi mà đảng Dân chủ Xã hội thường được tổ chức quyền lực chính
trị. Các nước khác, nơi mà nền dân chủ xã hội đã có một ảnh hưởng quan
trọng bao gồm Ấn Độ và Brazil. Phù hợp với nguồn gốc chủ nghĩa Mác xít
của họ, nhiều chính phủ dân chủ xã hội sau chiến tranh thế giới thứ II đã
quốc hữu hóa các cơng ty tư nhân trong các ngành công nghiệp nhất định,


biến đổi chúng thành các doanh nghiệp nhà nước được vận hành vì "cơng
cộng tốt hơn là lợi nhuận tư nhân." Nước Anh vào cuối những năm 1970 là
một ví dụ,các công ty nhà nước giữ vị thế độc quyền trong viễn thơng,
điện, khí đốt, than, đường sắt, và các ngành cơng nghiệp đóng tàu, cũng
như lợi ích đáng kể trong các ngành cơng nghiệp dầu khí, hàng khơng, tự
động, và công nghiệp sắt thép.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cho thấy quyền sở hữu nhà nước về
phương tiện sản xuất đi ngược với lợi ích cơng cộng. Ở nhiều nước, các
doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém. Ngăn chặn sự cạnh tranh bằng cách
độc quyền và sự hổ trợ tài chính từ phía chính phủ, nhiều doanh nghiệp
ngày càng trở nên kém hiệu quả. Những cá nhân phải trả giá và thuế cao
hơn. Kết quả là, một số các nền dân chủ phương Tây đã bỏ phiếu để xóa bỏ
đảng dân chủ trong cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. Họ đã
thành cơng nhờ các đảng phái chính trị, chẳng hạn như Đảng Bảo thủ của
Anh và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Đức, những đảng này đã cam kết tự

do kinh tế thị trường. Những đảng phái này đã bán các doanh nghiệp thuộc
quyền sở hữu nhà nước cho các nhà đầu tư tư nhân (một quá trình được gọi
là tư nhân hóa). Thậm chí, ngay khi các đảng dân chủ đã lấy lại được đòn
bẩy của sức mạnh, như ở Anh vào năm 1997, khi Đảng Lao động một phần
đã giành được quyền kiểm sốt chính phủ,thì họ cũng có vẻ cam kết để sở
hữu tư nhân được tiếp tục.
Chủ nghĩa cá nhân
Đi ngược với chủ nghĩa tập thể,chủ nghĩa cá nhân đề cập đến một triết
lý rằng một cá nhân có quyền tự do hoặc theo đuổi kinh tế và chính trị.
Ngược lại với chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân nhấn mạnh rằng lợi ích
của cá nhân nên được ưu tiên hơn các lợi ích của nhà nước. Cũng giống
như tập thể, cá nhân có thể được truy tìm một nhà triết học Hy Lạp cổ đại,
trong trường hợp của Platon đệ tử Aristotle (384-322 trước Công nguyên).
Ngược lại với Plato, Aristotle lập luận rằng sự đa dạng cá nhân và sở hữu


tư nhân là cần thiết. Trong một đoạn văn có thể được lấy từ một bài phát
biểu của các chính trị gia đương đại, người tuân theo một hệ tư tưởng thị
trường tự do, ông lập luận rằng chế độ tư hữu sẽ có năng suất cao hơn chế
độ hữu và do đó sẽ kích thích sự tiến bộ. Theo Aristotle, tài sản thuộc sở
hữu chung ít được quan tâm, trong khi tài sản thuộc sở hữu của một cá
nhân sẽ nhận được quan tâm nhiều hơn và do đó hiệu quả nhất.
Chủ nghĩa cá nhận được hồi sinh giống như một ảnh hưởng chính trị
học đến thương mại quốc gia Protestant của Anh và Vùng Nertherlands
trong suốt thế kỷ 16. Triết học đã được tô điểm thêm bởi một số lượng lớn
các nhà triết học, bao gồm David Hume (1711–76), Adam Smith (1723–
90), và John Stuart Mill (1806–73). Chủ nghĩa cá nhân đã có một ảnh
hưởng sâu sắc đến những thuộc địa nước Mỹ những nước ...Thực ra, khái
niệm ẩn bên trong những ý trên đã được nhấn mạnh trong bản Tuyên Ngôn
Độc lập. Trong những năm gần đây, một vài giải noel Kinh Tế, bao gồm

Milton Friedman, Friedrich von Hayek, và James Buchanan,đã ủng hộ cho
triết học.
Chủ nghĩa Cá nhân được xây dựng trên hai nguyên lý cơ bản. Thứ
nhất đó là sự nhấn mạnh về tầm quan trọng trong việcbảo đảm tự do cá
nhân và tự thể hiện mình. Như John Stuart Mill đã đề cập đến,
Mục đích duy nhất là để ngăn chặn thiệt hại cho người khác. Chỉ tốt
cho riêng mình, dù là vật chất hay đạo đức, đều không phải là một đảm bảo
đầy đủ. . . Chỉ một phần việc thực hiện của bất kỳ ai mà ơng cho là thích
nghi với xã hội, là điều mà người khác quan tâm.Trong mối quan tâm
chính mình thì quyền độc lập cá nhân chính là quyền tuyệt đối. Trong
chính mình, trên cơ thể và tâm trí của riêng của mình,thì cá nhân là chủ
quyền.
Ngun lý thứ hai của chủ nghĩa cá nhân là các phúc lợi xã hội phục
vụ tốt nhất bằng cách cho phép mọi người theo đuổi tự do kinh tế mà họ
quan tâm. Hoặc như Adam Smith đã nói trong một đoạn văn nổi tiếng từ


quyển “ Giàu có của các quốc gia”, một cá nhân có ý định làm lợi riêng cho
mình được dẫn dắt bởi một bàn tay vơ hình để thúc đẩy một kết quả mà
khơng có phần nào là liên quan đến ý định của anh ta.. Bằng cách theo đuổi
lợi ích riêng của mình, ơng thường xun thúc đẩy sự ảnh hưởng của xã
hội hơn là khi anh ta thực sự có ý định để thúc đẩy nó.
Do đó, thơng điệp chính của chủ nghĩa cá nhân là : quyền tự do về
kinh tế tư nhân và chính trị là những nguyên tắc cơ bản mà xã hội phải dựa
vào. Điều này đã dẫn đến cuộc xung đột giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ
nghĩa tập thể. Chủ nghĩa tập thể khẳng định tính ưu việt của tập thể hơn cá
nhân, Chủ nghĩa cá nhân đã khẳng định điều ngược lại. Xung đột ý thức hệ
cơ bản này có hình dạng của lịch sử gần đây của thế giới. ví dụ ,Chiến
tranh Lạnh, trong nhiều khía cạnh một cuộc chiến tranh giữa các tập thể,
đấu tranh của Liên Xô cũ, và chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh của Hoa Kỳ.

Trên thực tế, chủ nghĩa cá nhân hướng vào sự vận động cho các hệ
thống dân chủ chính trị và tự do kinh tế thị trường. Kể từ cuối những năm
1980, sự suy tàn của chủ nghĩa tập thể đã được khẳng định bởi uy thế của
chủ nghĩa cá nhân. Những lý tưởng dân chủ và tự do kinh tế thị trường đã
quét sạch chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở nhiều tiểu bang. Những
thay đổi trong 20 năm qua đi xa hơn những cuộc cách mạng ở Đông Âu và
Liên Xô cũ bao gồm một động thái đối với cá nhân lớn ở Mỹ Latinh và
nhiều quốc gia dân chủ xã hội của phương Tây (ví dụ, Anh và Thụy Điển).
Điều này không phải là để tuyên bố rằng chủ nghĩa cá nhân cuối cùng đã
chiến thắng một cuộc chiến lâu dài với chủ nghĩa tập thể. Điều này cũng
chưa thực sự rõ ràng(thực sự, trong năm 2005 và đến năm 2006 có dấu
hiệu của một làn sóng trở lại đối với những ý tưởng dân chủ xã hội cánh tả
ở một số quốc gia, đáng chú ý nhất là ở châu Mỹ Latinh). Tuy nhiên, chủ
nghĩa cá nhân đã được nâng lên tầm cao. Đây là tin tốt cho kinh doanh
quốc tế bởi vì kinh doanh chuyên nghiệp và giá trị thương mại tự do của


chủ nhĩa cá nhân tạo ra một môi trường thuận lợi mà kinh doanh quốc tế có
thể phát triển mạnh.
Dân chủ và chế độ độc tài.
Dân chủ và chế độ độc tài là 2 chế độ trái ngược nhau của nền chính
trị. Dân chủ đề cập đến một hệ thống chính trị trong đó chính phủ do nhân
dân làm chủ, thực hiện một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện được
bầu. Chế độ độc tài là một hình thức của chính phủ trong đó một người
hoặc đảng phái chính trị thực hiện kiểm soát tuyệt đối trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống con người và nghiêm cấm đối lập các đảng phái chính trị.
Thuộc tính dân chủ độc tài tồn trị khơng phải là độc lập với các thuộc tính
của chủ nghĩa tập thể hay chủ nghĩa cá nhân. Dân chủ và chủ nghĩa cá nhân
đi tay trong tay, cũng như chủ nghĩa tập thể và chế độ độc tài cộng sản.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại điều khác biệt, nó có thể có một nhà nước dân chủ,

trong đó giá trị tập thể chiếm ưu thế, và nó có thể có một nhà nước độc tài
tồn trị có nghĩa là thù địch với chủ nghĩa tập thể và trong đó một số mức
độ của chủ nghĩa cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế được khuyến
khích . Ví dụ, Trung Quốc đã nhìn thấy một di chuyển về phía tự do cá
nhân lớn hơn trong các lĩnh vực kinh tế, nhưng đất nước vẫn còn cai trị bởi
một chế độ độc tài toàn trị, hạn chế tự do chính trị.
Dân Chủ
Giống như hoạt động truyền thống của một vài thành bang Hy lạp cổ
đại,Hình thức thuần túy của dân chủ được dựa trên một niềm tin rằng các
công dân nên được trực tiếp tham gia trong việc đưa ra quyết định. Trong
xã hội phức tạp, tiên tiến với dân số lên tới hàng chục hoặc hàng trăm triệu
này là không thực tế. Nước dân chủ hiện đại nhất thực hiện dân chủ đại
diện. Trong một nền dân chủ, công dân định kỳ bầu cá nhân đại diện cho
họ. Những đại diện được bầu sau đó hình thành một chính phủ, có chức
năng quyết định thay cho cử tri. Trong một nền dân chủ đại biểu dân cử,


những người không thực hiện công việc này đầy đủ sẽ được bỏ phiếu cách
chức trong cuộc bầu cử tiếp theo
Để đảm bảo rằng các đại diện được bầu có thể hoàn toàn chịu trách
nhiệm về hành động của họ bằng cuộc bầu cử, một nền dân chủ đại diện lý
tưởng có một số biện pháp bảo vệ thường được ghi nhận trong luật hiến
pháp. Những bao gồm này là : một cá nhân quyền tự do biểu hiện, ý kiến
của tổ chức và,, (2) một tự do truyền thông; (3) thường xuyên các cuộc bầu
cử mà trong đó tất cả các công dân đủ điều kiện đều được phép bỏ phiếu;
(4) phổ quát dành cho người lớn quyền bầu cử; (5) hạn chế điều kiện cho
đại biểu dân cử; (6) một hệ thống tịa án cơng bằng độc lập với hệ thống
chính trị; (7) một bộ máy chống quan liêu nhà nước phi chính trị (8) một
lực lượng cảnh sát và dịch vụ phi chính trị vũ trang và (9) quyền tự do
tương đối trong việc truy cập thông tin nhà nước.

Chế độ độc tài
Trong một quốc gia độc tài toàn trị, tất cả các hiến pháp dân chủ đều
được lập nên, tức là một cá nhân khơng có quyền tự do phát biểu và tổ
chức, khơng có quyền tự do truyền thông hay bầu cử thường xuyên. Trong
hầu hết các quốc gia độc tài toàn trị, đàn áp chính trị đang lan rộng, các
cuộc bầu cử thiếu tự do và công bằng, truyền thông bị kiểm duyệt nặng nề,
quyền tự do dân sự cơ bản bị từ chối.
Có bốn hình thức chủ yếu của chế độ chuyên chế tồn tại trong thế giới
ngày nay. Cho đến gần đây, phổ biến nhất là cộng sản chủ nghĩa toàn
trị.Tuy nhiên, Chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới đã dần suy giảm, và
hầu hết các Đảng Cộng sản đã sụp đổ từ năm 1989. Trường hợp ngoại lệ
cho xu hướng này (cho đến nay) là Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Triều
Tiên, và Cuba, mặc dù tất cả các nước này có dấu hiệu rõ ràng rằng chế độ
độc quyền của Đảng Cộng sản đang dần rút lui. Xét trên nhiều khía cạnh,
chính phủ Trung Quốc, Việt Nam và Lào chính thức là chủ nghĩa cộng sản
chỉ từ khi những quốc gia tuân thủ các cải cách dựa trên kinh tế thị trường.


Tuy nhiên, các quốc gia này vẫn từ chối nhiều quyền tự do dân chủ cơ bản
cho người dân của họ.
Một hình thức thứ hai của chế độ độc tài có thể xem là chế độ độc tài
thần quyền. Chế độ độc tài thần quyền được tìm thấy trong những tiểu bang
mà quyền lực chính trị là độc quyền bởi một bên, nhóm hoặc cá nhân điều
chỉnh theo nguyên tắc tơn giáo. Các hình thức phổ biến nhất của chế độ
độc tài thần quyền là dựa trên đạo Hồi và được minh họa bởi các quốc gia
như Iran và Ả-rập Xê-út. Các quốc gia này hạn chế quyền tự do chính trị và
tơn giáo của pháp luật dựa trên các nguyên tắc Hồi giáo.
Hình thức thứ ba của chế độ độc tài có thể được gọi là chế độ chuyên
chế của bộ lạc. Chế độ chuyên chế bộ lạc đã xuất hiện từ thời kỳ này đến
thời kỳ khác ở các nước châu Phi như Zimbabwe, Tanzania, Uganda và

Kenya. Các biên giới của hầu hết các quốc gia châu Phi phản ánh địa giới
hành chính được vẽ bởi các cường quốc thuộc địa châu Âu cũ hơn là thực
tế bộ lạc. Do đó, các quốc gia châu Phi điển hình tồn tại một số những bộ
lạc. Chế độ chuyên chế bộ lạc xảy ra khi một đảng chính trị đại diện cho
lợi ích của một bộ lạc cụ thể (và không phải lúc nào cũng là bộ tộc đa số)
độc quyền quyền lực. Như vậy một số các bang vẫn tồn tại ở châu Phi.
Một hình thức thứ tư chính của chế độ độc tài có thể được mơ tả như
là chế độ độc tài hữu khuynh. Chế độ độc tài hữu khuynh nói chung cho
phép một số tự do kinh tế cá thể, nhưng hạn chế tự do cá nhân chính trị,
thường xun với lý do nó sẽ dẫn đến sự gia tăng của chủ nghĩa cộng sản.
Một tính năng phổ biến của chế độ độc tài hữu khuynh là một thái độ thù
địch công khai những ý tưởng xã hội chủ nghĩa hay cộng sản. Nhiều chính
phủ độc tài hữu khuynh được hậu thuẫn bởi quân đội, và


trong một số trường hợp, chính phủ có thể được tạo thành sĩ quan
quân đội . Các chế độ phát xít đã cai trị Đức và Ý trong những năm 1930
và 1940 đã được các quốc gia độc tài hữu khuynh. Cho đến đầu những năm
1980, chế độ độc tài hữu khuynh, nhiều trong số đó là chế độ độc tài quân
sự, đã được phổ biến trên khắp Châu Mỹ La Tinh. Chế độ này cũng được
tìm thấy ở một số nước châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, Indonesia, và Philippines. Tuy nhiên ,kể từ đầu những năm
1980, hình thức này đã được rút lui dần. Hầu hết các nước Mỹ Latinh hiện
nay là các nền dân chủ đa đảng. Tương tự như vậy, Hàn Quốc, Đài Loan,
và Việt Nam đã hoạt động trên nền dân chủ xã hội, như In-đơ-nê-xi-a
(trường hợp đóng cửa).
Hệ thống kinh tế
Chúng ta đã thấy rõ ở các phần trước rằng tư tưởng chính trị và hệ
thống kinh tế được kết nối. Ở các nước nơi mà quyền lợi cá nhân mang tính
ưu việt hơn quyền lợi tập thể, thì chúng ta có nhiều khả năng tìm thấy các

hệ thống tự do kinh tế thị trường. Ngược lại, ở các nước nơi mà quyền lợi
tập thể được xem trọng hơn, tức là nhà nước có thể đã kiểm sốt nhiều
doanh nghiệp, thị trường tại các nước này có khả năng bị giới hạn hơn là tự


do. Chúng tơi có thể xác định ba loại rộng các hệ thống kinh tế đó là : kinh
tế thị trường, kinh tế một thành phần, và một nền kinh tế hỗn hợp.

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Trong một nền kinh tế thị trường tinh khiết, tất cả các hoạt động sản
xuất đều thuộc tư nhân, trái ngược với sở hữu của nhà nước. Các hàng hóa
và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất không phải là kế hoạch của bất cứ ai.
Sản xuất được xác định bởi sự tương tác giữa cung và cầu và báo hiệu cho
người sản xuất thông qua hệ thống giá. Nếu nhu cầu cho một sản phẩm
vượt quá cung, giá cả sẽ tăng, tín hiệu sản xuất sản xuất nhiều hơn. Nếu
cung vượt quá cầu, giá cả sẽ giảm, tín hiệu sản xuất để sản xuất ít hơn.
Trong hệ thống này, người tiêu dùng có quyền tối cao. Các mơ hình mua
của người tiêu dùng, như báo hiệu cho người sản xuất thông qua cơ chế của
hệ thống giá, sẽ quyết định những gì được sản xuất với số lượng bao nhiêu.
Đối với một thị trường sản xuât theo cách này, cung không bị hạn chế.
Hạn chế về cung xảy ra khi một công ty độc quyền một thị trường. Trong
những trường hợp như vậy, thay vì tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tăng
lên, một nhà độc quyền có thể hạn chế đầu ra và để cho giá cả tăng lên.
Điều này cho phép độc quyền để có một lợi nhuận lớn hơn lợi nhuận trên
mỗi đơn vị sp bán ra. Mặc dù điều này là tốt cho nhà độc quyền, nhưng nó
lại gây thiệt hại cho người tiêu dùng phải trả giá cao hơn. Nó cũng có thể
gây thiệt hại cho phúc lợi xã hội. Khi nhà độc quyền khơng có đối thủ cạnh
tranh, họ khơng có động cơ để tìm kiếm các cách sản xuất với chi phí thấp
hơn. Thay vào đó, chỉ đơn giản là chuyển sự gia tăng chi phí cho khách
hàng bằng cách đặt giá cao hơn. Kết quả cuối cùng là độc quyền ngày càng

trở nên kém hiệu quả, sản xuất sản phẩm giá cao, chất lượng hàng hoá
thấp, và xã hội bị thiệt hại là một hậu quả tất yếu.


Với những mối nguy hiểm vốn có trong độc quyền, vai trị của chính phủ
trong nền kinh tế thị trường là khuyến khích mạnh mẽ cạnh tranh tự do và
cơng bằng giữa những người sản xuất tư nhân.
Chính phủ thực hiện chức năng này bằng cách nghiêm cấm độc quyền
và hạn chế những thủ đoạn kinh doanh nhằm độc chiếm thị trường (luật
chống độc quyền tại Hoa Kỳ).
Sở hữu tư nhân cũng khuyến khích cạnh tranh mạnh mẽ và tạo ra hiệu
quả kinh tế. Sở hữu tư nhân đảm bảo rằng các doanh nhân có quyền tạo ra
lợi nhuận bằng những nỗ lực riêng của họ. Điều này khuyến khích họ tìm
kiếm những cách thức tốt hơn để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, có thể
thơng qua giới thiệu sản phẩm mới, phát triển các quá trình sản xuất hiệu
quả hơn, theo đuổi chiến dịch tiếp thị và sau bán hàng tốt hơn, hoặc đơn
giản là thông qua quản lý doanh nghiệp của họ hiệu quả hơn các đối thủ
cạnh tranh. Trong đó, sự cải thiện liên tục sản phẩm và quy trình được xem
là động lực có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
NỀN KINH TẾ CHỈ HUY Trong một nền kinh tế chỉ huy thuần túy,
chính phủ quyểt định hàng hố và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất, về cả
số lượng lẫn giá bán. Điều này phù hợp với hệ tư tưởng tập thể, mục đích
của một nền kinh tế chỉ huy là để chính phủ để phân bổ lại nguồn lực cho
“lợi ích của xã hội”. Ngồi ra, trong một nền kinh tế chỉ huy thuần tuý, tất
cả các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu nhà nước, lý do là chính phủ có thể
trực tiếp thực hiện đầu tư tạo ra những lợi ích tốt nhất của quốc gia như
một tập thể thống nhất chứ khơng phải vì lợi ích của các cá nhân. Trong
lịch sử, nền kinh tế chỉ huy đã được tìm thấy ở các nước cộng sản mà mục
tiêu tập thể được ưu tiên hơn mục tiêu cá nhân. Kể từ sự sụp đổ của chủ
nghĩa cộng sản vào cuối những năm 1980, số lượng các nền kinh tế chỉ huy

đã giảm đáng kể. Một số nét của nền kinh tế chỉ huy cũng đã xuất hiện ở


một số các quốc gia dân chủ dẫn đầu là những chính phủ theo xu hướng xã
hội chủ nghĩa. Pháp và Ấn Độ đều đã thử nghiệm với việc mở rộng kế
hoạch hoá nhà nước và sở hữu nhà nước,mặc dù điều này không được tán
thành ở cả hai quốc gia trên.
Trong khi mục tiêu của nền kinh tế chỉ huy là để huy động các nguồn lực
kinh tế phục vụ cho lợi ích tập thể , nhưng điều ngược lại dường như đã
xảy ra. Trong một nền kinh tế chỉ huy, các doanh nghiệp nhà nước có ít
động cơ để kiểm sốt chi phí và hoạt động có hiệu quả, bởi vì họ khơng thể
thốt ra khỏi khn khổ của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc bãi bỏ quyền sở
hữu tư nhân có nghĩa là khơng khuyến khích các cá nhân tìm cách thoả
mãn nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn, vì vậy,năng động và đổi mới đã
khơng xuất hịên trong nền kinh tế chỉ huy. Thay vì phát triển và trở nên
thịnh vượng hơn, các nền kinh tế lại có xu hướng trì trệ.
NỀN KINH TẾ HỖN HỢP Giữa các nền kinh tế thị trường và các
nền kinh tế chỉ huy cịn có nền kinh tế hỗn hợp. Trong một nền kinh tế hỗn
hợp, các lĩnh vực nhất định của nền kinh tế thuộc sở hữu tư nhân và cơ chế
thị trường tự do trong khi các lĩnh vực khác thuộc sở hữu nhà nước và kế
hoạch của chính phủ. Nền kinh tế hỗn hợp đã từng phổ biến khắp thế giới,
mặc



chúng

đang

trở


nên

ít

đi

nhiều.

Cách đây khơng lâu, Anh, Pháp và Thụy Điển là những nền kinh tế hỗn
hợp, nhưng tư nhân hoá mở rộng đã làm giảm sở hữu nhà nước của các
doanh nghiệp trong tất cả ba quốc gia này. Tương tự,xu hướng này có thể
được quan sát thấy ở nhiều nước khác,chẳng hạn như Brazil, Ý, và Ấn Độ.
Trong nền kinh tế hỗn hợp, chính phủ cũng có xu hướng đưa vào sở
hữu nhà nước các công ty gặp khó khăn nhưng phải tiếp tục hoạt động vì
chúng quan trọng đối với lợi ích quốc gia. Ví dụ, cơng ty ơ tơ Renault
Pháp. Chính phủ đã tiếp nhận cơng ty khi nó lâm vào các vấn đề tài chính


nghiêm trọng. Chính phủ Pháp đã lí luận rằng chi phí xã hội của thất
nghiệp có thể là hậu quả nếu Renault sụp đổ và không thể chấp nhận được,
do đó, quốc hữu hóa cơng ty sẽ bảo vệ nó khỏi bị phá sản.Đối thủ cạnh
tranh của Renault không phải lo lắng về sự di chuyển này bởi vì họ phải
cạnh tranh với một cơng ty có chi phí trợ cấp từ nhà nước.
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Hệ thống pháp lý của một quốc gia đề cập đến các quy tắc,các điều luật
nhằm điều chỉnh hành vi cùng với các quy trình pháp luật được thực thi và
thơng qua đó khắc phục những sự bất bình cịn tồn tại. Hệ thống pháp luật
của một quốc gia có tầm quan trọng lớn lao đối với kinh doanh quốc tế.
Pháp luật của một quốc gia quy định về hành nghề kinh doanh, xác định

cách thức trong đó giao dịch kinh doanh được thực hiện, thiết lập các
quyền và nghĩa vụ của những người tham gia trong các giao dịch kinh
doanh. Môi trường pháp lý của các nước khác nhau một cách đáng kể. Như
chúng ta sẽ thấy, sự khác biệt trong các hệ thống quy phạm pháp luật có thể
ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của một quốc gia như là một trang địa điểm
hay thị trường đầu tư.
Cũng giống như hệ thống kinh tế của một quốc gia, hệ thống pháp
luật bị ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị hiện hành (mặc dù nó cũng chịu
ảnh hưởng mạnh bởi truyền thống lịch sử). Chính phủ của một quốc gia
xác định khn khổ pháp lý mà trong đó các cơng ty kinh doanh- và
thường thì luật điều chỉnh kinh doanh phản ánh và chịu chi phối bởi tư
tưởng của nhà cầm quyền chính trị.
Ví dụ, các quốc gia chuyên chế theo chủ nghĩa tập thể có xu hướng
ban hành luật hạn chế nặng nề các doanh nghiệp tư nhân, trong khi luật
pháp được ban hành bởi chính phủ ở những tiểu bang dân chủ mà chủ
nghĩa cá nhân là triết lý chính trị chi phối lại có xu hướng ủng hộ doanh


nghiệp



nhân



người

tiêu


dùng

chuyên

nghiệp.

Ở đây chúng tôi tập trung vào một số vấn đề để minh họa các phương
diện hệ thống pháp luật có thể khác nhau và làm thế nào mà sự thay đổi
như vậy có thể ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế. Đầu tiên, chúng tơi nhìn
vào một số khác biệt cơ bản trong các hệ thống quy phạm pháp luật. Tiếp
theo chúng tơi nhìn vào hợp đồng pháp luật. Thứ ba, chúng ta nhìn vào
những luật về quản lí quyền sở hữu liên quan đặc biệt đến các bằng sáng
chế, bản quyền, và thương hiệu. Sau đó,chúng tơi thảo luận về việc bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ. Cuối cùng, chúng tơi nhìn vào những luật qui định về
an toàn sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm.
NHỮNG HỆ THỐNG PHÁP LÝ KHÁC NHAU: Có ba loại hệ
thống pháp lý hay pháp lý truyền thống chính được sử dụng trên tồn thế
giới:thơng luật( Common law), luật dân sự(civil law),và luật thần quyền
(Theocratic law).
Thông luật Hệ thống thông luật phát triển ở Anh qua hàng trăm năm.
Hiện nay,nó được tìm thấy trong hầu hết các thuộc địa cũ của Anh, bao
gồm cả Hoa Kỳ. Thông luật được dựa trên truyền thống, án lệ và tập quán.
Truyền thống tham khảo lịch sử pháp lý, án lệ của một quốc gia là để giải
quyết cho các trường hợp đến trước tòa án trong quá khứ, và tùy chỉnh
những cách thức mà pháp luật được áp dụng trong các tình huống cụ thể.
Điều này tạo cho hệ thống thông luật một mức độ linh hoạt mà các hệ
thống khác khơng có. Thẩm phán trong một hệ thống thơng luật có sức
mạnh giải thích những điều luật áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể
của một cá nhân nào đó. Trong đó, mỗi giải thích mới thiết lập một án lệ có
thể được xét xử theo đó trong các trường hợp trong tương lai.Giống như

tiền lệ mới phát sinh, pháp luật có thể được thay đổi, làm rõ, hoặc sửa đổi
để giải quyết tình huống mới.


Luật dân sự Một hệ thống luật dân sự được dựa trên một bộ chi tiết các
điều luật tổ chức thành các mã số. Khi tịa án giải thích luật dân sự, họ dựa
trên các mã số này. Hơn 80 quốc gia, bao gồm Đức, Pháp, Nhật Bản, và
Nga, sử dụng hệ thống luật dân sự trên.Hệ thống luật dân sự có xu hướng ít
gây tranh cãi hơn so với hệ thống thông luật, kể từ khi các thẩm phán dựa
vào mã số chi tiết pháp lý chứ không phải giải thích theo truyền thống, án
lệ và tập quán. Thẩm phán ở hệ thống luật dân sự có ít sự linh hoạt hơn so
với ở hệ thống thông luật. Thẩm phán ở hệ thống thơng luật chỉ có sức
mạnh để giải thích các quy định của pháp luật, trong khi các thẩm phán ở
hệ thống luật dân sự có quyền áp dụng pháp luật.
Luật thần quyền Hệ thống luật pháp thần quyền mà pháp luật dựa
trên giáo lý tôn giáo. Pháp luật Hồi giáo áp dụng rộng rãi nhất hệ thống luật
pháp thần quyền trong thế giới hiện đại, mặc dù việc sử dụng của cả pháp
luật Ấn Độ giáo và pháp luật của người Do Thái tiếp tục tồn tại vào thế kỷ
XX. Pháp luật Hồi giáo chủ yếu là luật về đạo đức chứ không phải là luật
thương mại và được dự định quản lý tất cả các khía cạnh của cuộc sống.
Nền tảng của luật Hồi giáo là cuốn sách thánh của Hồi giáo, kinh
Koran, cùng với Sunna, sự phán quyết và những lời nói của Tiên Tri
Muhammad, các tác phẩm của các học giả Hồi giáo có nguồn gốc từ các
quy tắc tương tự các nguyên tắc được thiết lập trong kinh Koran và
Sunnah. Bởi vì kinh Koran và Sunnah là văn bản thánh, những nền tảng cơ
bản của pháp luật Hồi giáo không thể được thay đổi. Tuy nhiên, trong thực
tế, các luật gia và học giả Hồi giáo liên tục tranh luận về việc áp dụng luật
Hồi giáo thế giới hiện đại. Trong thực tế, nhiều nước Hồi giáo có hệ thống
pháp luật là một sự pha trộn của pháp luật Hồi giáo và thông luật hoặc luật
dân sự.




×