Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài điều kiện môn nghệ thuật truyền thống Việt Nam: Làm rõ phương thức khai thác nghệ thuật truyền thống trong hoạt động du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.95 KB, 10 trang )

Bài điều kiện môn: Nghệ thuật truyền thống Việt Nam
Đề bài: Làm rõ phương thức khai thác nghệ thuật truyền thống trong hoạt
động du lịch
Từ nhiều năm qua, câu chuyện làm thế nào để giữ gìn, phát triển và quảng
bá nghệ thuật truyền thống đến với công chúng vốn là câu chuyện không mới và
nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp ngành. Để bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa, thu hút khán giả, nghệ thuật truyền thống cần gắn kết với du lịch,
ngược lại để thu hút du khách nước ngoài, hoạt động du lịch cần sự bổ trợ từ
nghệ thuật truyền thống.
Nghệ thuật truyền thống gắn kết với du lịch đang là xu hướng và mục tiêu
mà ngành du lịch cũng như các đơn vị nghệ thuật hướng đến. Tuy nhiên, việc
gắn kết thế nào để vừa góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam vừa hấp dẫn, thu
hút khách du lịch là điều không phải dễ.
Xét về một phương diện nào đó, sự phát triển của du lịch đóng vai trị quan
trọng cho sự tồn tại, bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống
dân tộc.Từ khi nước ta thực hiện cơng cuộc đổi mới, mở cửa, thì có một thực tế
là những người làm nghệ thuật truyền thống gặp không ít khó khăn. Các loại
hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương thưa thớt người xem.
Ðể bảo tồn, phát huy ảnh hưởng to lớn của các loại hình nghệ thuật truyền thống
cần gắn với du lịch để thu hút khách.
Khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có chủ trương xây dựng chương trình
quảng bá du lịch Việt Nam thơng qua các loại hình nghệ thuật, rất nhiều các đơn
vị nghệ thuật, cũng như các công ty tư nhân đã vào cuộc, xây dựng chương trình
“đặc sản” để phục vụ du khách quốc tế. Cách làm này mang lại những hiệu quả
rất cao, cả trong việc quảng bá văn hóa truyền thống của Việt Nam đến bạn bè
quốc tế và trong việc giúp các đơn vị nghệ thuật và công ty du lịch mở rộng
hoạt động của mình và tăng doanh thu.
Nói một cách cơng bằng, các nhà hát, các câu lạc bộ nghệ thuật của Hà Nội
đã ý thức từ rất lâu việc xây dựng các chương trình nghệ thuật điển hình để thu



hút du khách. Ngồi việc giữ gìn, phát huy, quảng bá nghệ thuật truyền thống,
nó cịn là nguồn sống của chính những người trong cuộc.
Hiện nay có múa rối nước đã từng bước đạt thành công trong việc hướng
tới phục vụ du khách quốc tế. Nhà hát Múa rối Thăng Long (Hà Nội) lúc nào
cũng nườm nượp du khách quốc tế đến từ khắp các châu lục. Thường tâm lý du
khách bao giờ đến một xứ sở xa lạ đều có nhu cầu thưởng thức các loại hình
nghệ thuật của địa phương, thành phố mà mình tới thăm. Ðến Bắc Bộ du khách
ngoài việc đi thăm các danh thắng ở Thủ đơ và vùng phụ cận, thăm Vịnh Hạ
Long thì họ có nhu cầu thưởng thức các loại hình nghệ thuật đặc sản của Thủ đô
và đất bắc như chèo, quan họ, hát xoan, hát ghẹo, hát trống quân, chầu văn...
Ðến thăm Huế các du khách không thể bỏ qua hị H́, dân ca Thừa Thiên,
nhạc cung.Vào Bình Ðịnh họ có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật tuồng cũng
như võ thuật truyền thống xứ sở của Tây Sơn tam kiệt. Các công ty du lịch đã
khai thác các điểm giới thiệu văn hóa truyền thống như một nét đặc sắc trong
tour du lịch khám phá đất nước Việt Nam. Ví như đến Mỹ Sơn (Quảng Nam) có
chương trình biểu diễn của người Chăm, tại Hội An có hát bài Chịi, tại Huế có
ca Huế, tại Đà Lạt có múa cồng chiêng của người Cơ Ho, Sa Pa có múa của
người Mơng, Mai Châu có nhảy sạp của người Thái. Cách làm này đã giúp
khách du lịch được trải nghiệm về nét văn hóa đặc sắc của địa điểm họ tới.
Các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng... là sản phẩm của một thời qua,
một thời xa.Tuồng là sản phẩm nghệ thuật thời phong kiến, với các ơng hồng,
bà chúa, ơng tướng, ông quan (quan trung và quan nịnh).Chèo phù hợp khung
cảnh nông thôn Bắc Bộ thời phong kiến, lấy nông nghiệp làm chính. Nhịp điệu
nhanh, mạnh của xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, kinh tế tri thức địi hỏi
phải xuất hiện những loại hình nghệ thuật khác phù hợp với xã hội hiện đại
trong khung cảnh tồn cầu hóa.
Chèo, tuồng, cải lương, dân ca kịch bài chòi... trở nên nghệ thuật truyền
thống quý báu cần bảo tồn. Những nghệ thuật đó, hay, đẹp, rất tuyệt vời, tuyệt
diệu, nhưng phải biết cách tự quảng cáo vẻ đẹp của mình nếu không muốn cứ bị



khuất lấp dưới ngôn từ “vẻ đẹp tiềm ẩn”. Ta phải có cách để bảo tồn nó một
cách hữu hiệu, mà chính sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ du lịch đã trở
nên cơ hội trời cho với việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật dân tộc, một phần của
văn hóa Việt Nam.
Rõ ràng, ở đây, văn hóa và du lịch đã hòa quyện với nhau để cùng hướng
đến mục tiêu quảng bá, thu hút du khách. Và nghệ thuật dân tộc, với việc biết
khai thác, kết hợp đã trở thành những sản phẩm du lịch giữ chân du khách khi
đến
Tuy nhiên, việc đưa đoàn du khách đến các điểm biểu diễn nghệ thuật lại
luôn gặp trở ngại do giao thơng ở Hà Nội khơng thuận lợi, hoặc khó khăn về bãi
đỗ xe. Các chương trình chưa phong phú, chưa phù hợp với du khách nước
ngoài. Đơn cử như nhiều tiết mục phần lời còn nhiều trong khi khách quốc tế
đều khơng biết tiếng.
Hoặc tiết mục cịn q dài trong khi thời gian cho mỗi tour như thế không
nhiều… Đặc biệt lịch diễn của các nhà hát chưa phù hợp với các tour du lịch khi
chỉ biểu diễn theo giờ, theo ngày. Các công ty du lịch thường bị động và khó
xây dựng tour. Đã từng có ý kiến, các cơng ty du lịch mua hẳn chương trình
phục vụ khách, song kinh phí khơng cho phép.
Đơn cử như Nhà hát Múa rối nước Thăng Long đã ký hợp đồng với nhiều
công ty lữ hành; tổ chức mời đại diện các công ty lữ hành đến, trao đổi về các
giải pháp phục vụ tốt nhất; tham gia các sự kiện, hội chợ của ngành Du lịch. Về
phần mình, nhà hát chú trọng đào tạo đội ngũ nghệ sỹ, có chế độ đãi ngộ phù
hợp để họ yên tâm công tác và cống hiến. Trong quá trình biểu diễn, nhà hát có
những điều chỉnh về nghệ thuật để khách nước ngồi hiểu, u thích loại hình
nghệ thuật rối nước Việt Nam . Đây chính là những kinh nghiệm mà các đơn vị
nghệ thuật khác có thể tham khảo, học hỏi. Điều đó có nghĩa để xây dựng một
chương trình nghệ thuật phù hợp với du lịch rất cần sự bắt tay từ hai phía.
Ngồi ra, các cơ quan quản lý phải truyền bá được các sản phẩm nghệ
thuật truyền thống là một loại hình nghệ thuật độc nhất vơ nhị, mang tính nghệ



thuật cao và khách du lịch không thể bỏ qua khi đến Việt Nam.Đây là hướng đi
cần thiết, làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ du khách.
Để xây dựng một chương trình nghệ thuật phù hợp với du lịch rất cần sự
bắt tay từ hai phía. Các đơn vị nghệ thuật cần phối hợp với doanh nghiệp lữ
hành để tìm hiểu nhu cầu của khách, có lịch biểu diễn phù hợp. Ngược lại, hoạt
động du lịch cần sự bổ trợ từ nghệ thuật truyền thống để mang lại cho du khách
những khám phá mới lạ.









×