Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tìm hiểu về “Hương ước” của làng xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.31 KB, 10 trang )

Tìm hiểu về “Hương ước” của làng xã
Trong xã hội ngày một phát triển như hiện nay, những bộn bề lo toan của
cuộc sống cùng với nhịp độ hối hả của thời gian khiến cho biết bao người cảm
thấy mệt mỏi. Giữa những con người ấy, có khơng ít người mong muốn tìm
kiếm chút yên bình của gia đình, của làng q, tìm về những nét văn hóa cổ
truyền của dân tộc. Và một trong những yếu tố làm nên nét văn hóa cổ truyền
đặc sắc mà người Việt Nam hằng tự hào bấy lâu đó chính là hương ước. Vậy,
hương ước là gì? Q trình hình thành của nó ra sao? Nội dung của nó gồm
những gì? Nó có vai trò như thế nào trong xã hội cổ truyền, trong cuộc sống
hiện đại của dân tộc Việt Nam ta?
1)Khái niệm Hương ước
Để có thể hiểu rõ về hương ước, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử, trở về
với làng xã Việt Nam – khơng gian văn hóa của dân tộc. Xưa kia người Á
Đông sống tập trung thành nhiều làng nhỏ, các ngơi làng ấy hình thành dựa
trên sự liên kết tự nguyện giữa những người lao động, trên con đường chinh
phục những vùng đất mới để trồng trọt, chăn ni. Làng xã (hay cịn gọi là
cơng xã nơng thơn) đã có từ thời Hùng Vương. Dân làng liên kết lại với nhau
trên cơ sở kinh tế “ruộng chia đều cho người dân trong bộ tộc” và những tục lệ
bình đẳng, dân chủliên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống của
cộng đồng dân cư sinh sống trong làng được truyền miệng từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Đó chính là lệ làng, tiền đề hình thành nên hương ước.
Các điều lệ này hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung
mỗi khi cần thiết. Trải qua một khoảng thời gian dài với những diễn biến thăng
trầm của lịch sử, các điều lệ ngày một nhiều, nội dung cũng dần trở nên phong
phú, đa dạng, chúng cần được ghi chép và sắp xếp lại thành một hệ thống văn
bản để có thể lưu truyền và trở thành nét văn hóa đặc sắc với những phong tục


riêng của mỗi làng. Đáp ứng nhu cầu trên, những bản hương ước cổ đầu tiên đã
ra đời.
Vậy, hương ước là danh từ thơng dụng và có ý nghĩa đầy đủ nhất để gọi bản


ghi chép hệ thống lệ làng. Hương ước cịn có các cách gọi khác như hương
biên, hương lệ, hương khoán, khoán làng, hội định, hội ước, ...
2) Quá trình hình thành của hương ước
Trong làng xã Việt Nam xưa, luật lệ tồn tại dưới nhiều hình thức, từ luật lệ
truyền miệng đến luật lệ thành văn. Một số hương ước thành văn đã thể hiện và
kế thừa luật lệ truyền miệng trước đó.
Về thời điểm xuất hiện hương ước, các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học
từ trước đến nay vẫn chưa khẳng định. Bằng vào các thư tịch cổ, chúng ta mới
chỉ biết rằng đến giữa thế kỷ XV, triều đại vua Lê Thánh Tơng, triều đình đã ra
sắc lệnh thể chế hố hương ước. Bộ luật Hồng Đức đã ghi lại chỉ dụ của vua Lê
Thánh Tông về việc biên soạn và thi hành hương ước như sau:
“Nhà nước có điều luật để chiếu vào đó mà thi hành; dân an nước thịnh
khơng nên có khốn ước riêng, để trừ bỏ cái hại, theo chính bỏ tà. Nếu làng xã
nào có những tục khá lạ, lập ra khoán ước và cấm lệ, ắt phải nhờ viên chức nho
giả. Người nào đứng tuổi, có đức hạnh ngay thẳng, mới có thể tuân hành. Khi
đã lập ra các khốn lệ rồi, phải trình lên quan chức các nha mơn xem xét rõ các
điều lệ có nên theo, sẽ phê chuẩn cho mà thừa hành. Nếu thấy trong các khốn
ước có điều thiên tư gian tà, thì phê chữ “bác”, để cho khỏi sinh ra những gian
mưu. Nếu người nào không dự vào việc lập nước ấy, mà tụ họp riêng, thì cho
phép xã quan tố cáo lên nha môn để trị tộc, để bỏ tục lệ, lấp hẳn sự cường hào
chiếm đoạt”.
Như vậy, có thể thấy rằng, đến đời vua Lê Thánh Tơng đã có hương ước rồi
nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy bản hương ước nào được soạn thảo
vào thế kỷ XVI chứ chưa nói gì đến thế kỷ XV.


Hương ước xuất hiện gắn với tổ chức làng xã, nghĩa là gắn liền với sự xuất
hiện hiện tượng kết hợp cộng đồng dân sự với tổ chức hành chính. Làng ở thời
Lý – Trần là cộng đồng dân cư phụ thuộc vào quý tộc, quan lại và các hào
trưởng địa phương. Cư dân trong làng bị phụ thuộc nặng nề vào tầng lớp thống

trị nên khơng có khốn ước – hương ước.
Xét về quá trình lịch sử, hương ước có lẽ sớm nhất cũng chỉ vào cuối thế kỉ
XIV hoặc đầu thế kỉ XV trong cải cách của Hồ Quý Ly: chuyển đổi từ hương
sang xã, từ xã quan sang xã trưởng. Khi Lê Thánh Tơng hồn thành cải cách
hành chính vào những năm 70 thế kỉ XV thì hương ước mới xuất hiện cơng khai
được chính quyền chấp nhận và can thiệp (Trong ghi chép của “Hồng Đức thiện
chính thư”).
Từ thế kỉ XV về sau, một bước ngoặt trong quá trình phát triển của làng:
tầng lớp quý tộc, hào trưởng cũ bị suy yếu rồi tan rã, làng được nhà nước quản
lí trực tiếp thành thơn, thành xã. Đồng bằng sông Hồng được cư dân Việt chiếm
lĩnh hết trong làng xã, yếu tố địa vực – lãnh thổ thành chủ yếu trên yếu tố dân
cư. Tập hợp làng là những cộng đồng đa dạng về huyết hệ, về kinh tế (nhiều
nghề và sở hữu ruộng đất), về thành phần xã hội (sĩ, cơng, nơng, thương), về tơn
giáo (tín ngưỡng dân gian hòa cùng Nho, Phật, Đạo). Những yếu tố này cũng
đồng thời tồn tại, cùng hoạt động trên địa bàn cố định. Làng có khuynh hướng
tự điều chỉnh, tự tổ chức. Đây là một trong những yêu cầu (vừa là điều kiện)
cho sự xuất hiện hiện tượng các lệ tục thành văn bản như tộc lệ, tộc ước,
phường lệ, phường quy, hội quy. Và tổng hợp là hương ước ra đời, một sự tự trị
của làng xã xuất hiện.
Hương ước xuất hiện trong khoảng thế kỉ XV, và theo quá trình phát triển
của làng Việt tộc họ, phường hội, phe giáp tiếp tục được củng cố trong các thế
kỉ XVII, XVIII cho đến đầu thế kỉ XX.


3) Nội dung của hương ước
Các bản hương ước được xây dựng dựa trên cơ sở những mối quan hệ giữa
các thành viên của cộng đồng làng xã với nhau, giữa mỗi thành viên với cộng
đồng, giữa các cộng đồng nhỏ trong làng (phe, giáp, họ) với làng. Chính vì thế
mà nội dung của các bản hương ước thường gồm 4 loại quy ước sau:
- Những quy ước về chế độ ruộng đất

- Những quy ước về việc khuyến nông, bảo vệ sản xuất và môi trường
- Những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của các chức dịch trong
làng
- Những quy ước về văn hóa tinh thần và tín ngưỡng
Trong các quy ước trên thì quy ước về chế độ ruộng đất có vị trí quan trọng
nhất, bởi vì đại đa số người dân cua các làng đều làm nơng nghiệp là chủ yếu.
Ngồi bốn loại quy ước cơ bản trên, có làng lại ghi thêm vào hương ước
những điều khoản về sự đóng góp các loại công quỹ, về tổ chức khao vọng, về
“lễ ra làng” (lễ thành đinh)… Hương ước khơng chỉ có những điều cấm khơng
được làm mà cịn có những điều khun răn người dân nên làm gì, hương ước
hàm chứa những điều giáo huấn về một lối sống mà mọi người thường gọi là
“thuần phong mỹ tục”. Hương ước không chỉ đề ra các hình thức trừng phạt mà
cịn đề ra những hình thức khen thưởng việc tốt, có ích cho làng. Chính vì vậy
mà hương ước có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống làng xã Việt Nam
cũng như một số nước phương đông.
4) Bản chất của hương ước
Hương ước là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ làng xã trong cộng
đồng, là công cụ để quản lý làng xã, các điều khoản của hương ước quy định
trách nhiệm và chế độ thưởng phạt chủ yếu đối với các cá nhân trong làng. Với


các điều khoản, hương ước đã kiểm soát , thái độ ứng xử của từng thành viên,
không phân biệt già trẻ, gái trai và ở tầng lớp xã hội nào. Các hành vi từ ăn
mặc, đi đứng, nói năng, thăm hỏi, học hành cho đến nghĩa vụ với gia đình, họ
mạc, làng xóm trong việc ma chay, cưới xin, khao vọng, biện lễ, lễ tế, khao thọ
đến việc tuần phòng canh gác chống trộm cướp đều được quy định tỷ mỷ, chặt
chẽ trong các điều khoản. Như vậy hương ước đã tạo sự ràng buộc, áp đặt và
cả sự cưỡng chế của cộng đồng đối với con người trong làng. Nhờ đó hương
ước cịn làm được một nhiệm vụ quan trọng khác là sợi dây bền chặt để nối
liền các tổ chức xã hội trong làng.

Hương ước đã trở thành "Bản hiến pháp" của làng khi nó tạo ra sự ràng
buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng làng xã đối với mỗi cá nhân, từ đó
quản lí các gia đình, tổ chức, buộc nó phải vận hành thống nhất. Hương ước
còn quy định trách nhiệm của một tổ chức hay hạng dân đối với cộng đồng
làng xã chẳng hạn việc tuần phòng, đắp hào lũy, biện lễ thờ thành hoàng, cắt cử
người phục vụ tế lễ, rước xách trong các tiệc làng được quy định cụ thể cho các
ngõ xóm, phe giáp. Từ xóm ngõ phe giáp lại phân công đến các thành viên
cùng thực hiện, cá nhân nào khơng hồn thành nhiệm vụ thì tổ chức mà người
đó tham gia phải chịu hình phạt.
5) Các loại hương ước và ví dụ điển hình
Về nội dung, hương ước được chia thành 2 loại.
Một loại được soạn thảo với đầy đủ các quy định về mọi lĩnh vực như cơ
cấu tổ chức, các quan hệ xã hội, văn hóa giáo dục, tơn giáo, tín ngưỡng, vệ
nơng, vệ sinh, trật tự, an ninh…,nó được xem như một bộ luật của làng.Ví dụ:
“Hương ước làng Quỳnh Đơi” (tỉnh Nghệ An)
Loại hương ước kia chỉ đề cập đến một vấn đề như sử dụng cơng điền, tế tự.
Ví dụ: “Điều lệ bản giáp thạch ký” 1733 tại xã Đại Lâm, huyện Yên Phong,


tỉnh Bắc Ninh quy định về việc thể lệ cúng tế của cư dân trong một giáp của
Đại Lâm.
Về hình thức, hương ước cũng được chia thành 2 loại.
Loại thứ nhất được viết trên giấy,hàng năm được đọc trước dân làng để duy
trì, bổ sung, sửa đổi. Ví dụ: “ Mộ trạch xã cựu khoán” năm 1665
Loại thứ hai được khắc vào bia đá, chuông đồng để lưu truyền (như thể lệ
cúng giỗ, ruộng cơng). Ví dụ: “Tạo lập bản xã trạo độ tự bi” năm 1817 cũng
của xã Đại Lâm nói rõ quy ước sử dụng bến đị, tránh những va chạm trong
làng như tranh giành khách.
Dù là loại nào thì hương ước vẫn là sản phẩm văn hố của làng, là một
thứ luật tục buộc mọi thành viên trong làng phải thực hiện.

6) Những đóng góp tích cực và hạn chế của hương ước đối với sự phát
triển của làng xã Việt Nam
Ở mỗi làng quê Việt Nam, ai ai cũng đều biết đến vai trò quan trọng của
hương ước khi hằng năm , nó đều được đem ra đọc và phổ biến trước toàn thể
dân làng. Ngay trong phần đầu của một số bản hương ước có ghi: “Làng có
hương ước cũng như nước có luật lệ. Khơng có luật lệ thì khơng giữ được hịa
bình cho nước, trong mọi làng khơng có khốn ước khơng giữ được nền trật tự
cho làng. Cho nên đã có nước phải có luật, đã có làng phải có khốn ước,
làng từ cổ phong tục khốn lệ đã có rồi nhưng phần lớn là truyền miệng,
khơng có điều gì làm quy định, làm chuẩn đích.Vả lại nay phong hóa ngày một
thay đổi lại cho hợp trình độ nhân tình, vì vậy đồng xã hội hợp tác cơng đình
châm chước những tục lệ cổ, điều nào nên theo thì để, điều nào dở thì sửa lại"
a, Những đóng góp tích cực
Truyền thống đồn kết và cố kết làng xã: hương ước khơng chỉ quy định
nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng mà còn định rõ trách nhiệm của


cộng đồng trong việc bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đời
sống thường nhật; hương ước khuyên răn mọi người ăn ở hòa thuận theo đúng
đạo hiếu gia đình, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn,
túng thiếu hay gặp công to việc lớn trong nhà. Những trường hợp đánh cãi chửi
nhau, triệt hạ lúa màu, gia súc, gia cầm của nhau đều bị phạt nặng. Mọi người
tìm thấy ở xóm làng không chỉ chỗ dựa về vật chất mà chủ yếu ở tinh thần, một
sự đùm bọc giúp đỡ vô tư giữa những người lao động. Quan tâm đến việc cơng
ích, tích cực đóng góp xây dựng làng xã hồn thành đầy đủ các nghĩa vụ với
làng, với nước. Trước hết từng làng phải đảm bảo đầy đủ các nghĩa vụ với nhà
nước về sưu thuế, binh dịch. Ngoài ra từng làng tự đảm nhiệm các công việc
liên quan như thủy lợi, giao thơng, đê điều, xây dựng các cơng trình bảo vệ
xóm làng như : hàng rào, cổng làng, tổ chức thờ cúng. Hương ước quy định
trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân và các hàng dân trong làng. Vì vậy các

nghĩa vụ có liên quan đến trách nhiệm của công dân được thực hiện. Người
nông dân tham gia đầy đủ các công việc trong làng với ý thức trách nhiệm họ
cũng đòi hỏi những thành viên khác cũng phải thực hiện như thế.
Chủ động trong bảo vệ an ninh thực hiện vai trò tự quản: trong nhiều
hương ước quy định rất cụ thể nhiều khi đến ngặt nghèo, để ngăn chặn các tệ
nạn xã hội như trộm cắp, rượu chè, cờ bạc, nam nữ quan hệ bất chính. Hay như
các quy định về chế độ canh phòng bảo vệ trật tự trị an trong làng xóm, bảo vệ
hoa màu ngoài ruộng đồng. Điều này đã phát huy được tinh thần tự quản, tinh
thần đoàn kết và cố kết của người nông dân với làng xã làm cho cuộc sống ở
đây có trật tự, làm cho làng trở thành pháo đài kiên cố ngăn chặn giặc ngoại
xâm, trộm cướp. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm địch chỉ chiếm được đơ
thị, kinh kỳ cịn khi đến các làng chúng bị thất bại trước sự tấn công và nổi dậy
mạnh mẽ của dân binh phối hợp với quân triều đình .


Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn:
Những quy định của hương ước về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc
tu bổ đến miếu, đình chùa, phục vụ lễ tết rước sách thờ Thần, thờ Phật đã được
người dân tuân thủ nghiêm túc, vì lẽ này mà hệ thống đình chùa, đền miếu của
các làng thường xuyên được tu bổ tăng thêm một nét đẹp trong cảnh quan của
làng xóm. Nhiều đình chùa có giá trị cao nghệ thuật kiến trúc được xây dựng ở
những vị trí đẹp một khơng gian thống đãng đã trở thành niềm tự hào của
không chỉ một làng mà của cả tỉnh. Bên cạnh các thiết chế tơn giáo, tín ngưỡng
người nơng dân tổ chức nhiều lễ hội: Lễ hội nông nghiệp cầu mùa, cầu mưa,
hội phồn thực giao duyên, hội hát Xoan hát Ghẹo, hát Ví, các trị diễn hội làng,
các mơn thể thao dân tộc: Vật, võ, cờ tướng, cờ người, ném còn thu hút sự
tham gia của rất nhiều người không phân biệt sang hèn đều say mê với những
lễ thức trò diễn, tưởng nhớ các vị thần có cơng với nước, với làng. Thơng qua
việc thờ cúng và các hoạt động văn hóa khác biểu lộ mối cộng cảm với nhau,
xích lại gần nhau hơn. Hội làng ngoài việc đáp ứng được các u cầu về tâm

linh và văn hóa cịn có tác dụng giáo dục truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ
nguồn' và củng cố tinh thần cộng đồng. Hội làng cùng với sinh hoạt phong phú
là môi trường tốt nhất để bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, làng xã, văn hóa
dân tộc.
b, Những hạn chế của hương ước
Trước hết là tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái và những điều khoản của
hương ước chỉ liên quan đến cơng việc, tới tập tục làng xã do vậy nó góp phần
tạo ra tâm lý chỉ quan tâm đến lợi ích của làng mình:" Ăn cây nào rào cây
ấy ", "Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ" ít quan tâm
đến quyền lợi làng khác. Làng với kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc với các tổ
chức xã hội riêng, tập tục riêng đã được hương ước thể chế hóa do đó làng
trong tâm thức của người nông dân là nhất. Thành viên nào cũng mang trong


mình và tự hào về điều này. Điều này giải thích tại sao có người nơng dân vì
danh dự của làng dẫn đến hành động " quá tả" lao vào các cuộc tranh chấp đất
đai, cãi vã, ẩu đả tập thể ...thực chất chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của các tầng
lớp chức sắc, chức dịch trong làng, bị một số quan trên lợi dụng.
Tiếp đó, việc quản lý làng xã bằng hương ước là một trong những cơ sở để
hình thành lối sống theo lệ làng khơng quen sống với pháp luật, thậm chí
cịn coi thường pháp luật (phép vua thua lệ làng). Nhìn chung người nơng
dân trong làng ít được trang bị kiến thức về pháp luật và cho đến nay thì điều
này vẫn cịn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa miền núi dân tộc. Đây là vật cản
lớn trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa địi hỏi những nhà quản lý phải
có những biện pháp tích cực trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho
mọi người dân để nâng cao trình độ dân trí.
Khơng chỉ vậy, hương ước góp phần làm tăng các hủ tục nặng nề trong
đám cưới, đám tang, khao vọng, hội lễ. Một tác động tiêu cực khác từ hậu quả
của những hủ tục trong cưới, tang, khao vọng, hội lễ đã tạo ra óc mê tín dị
đoan, q tin vào tôn thờ thế lực siêu tự nhiên; cưới xin chọn ngày chọn giờ, cô

dâu chú rể phải so tuổi, tang ma cũng phải xem giờ để nhập quan mai táng, con
cái báo hiếu cha mẹ phải coi trọng phần mộ (đến nay tình trạng đơ thị hóa
nghĩa trang ngày càng phát triển, mọi người đều xây mộ to lấn chiếm cả đất
canh tác).


Kết luận: Từ việc nghiên cứu hương ước xưa, biết
được những mặt tích cực và hạn chế của nó, mỗi người
dân Việt Nam, đặc biệt là các thế hệ trẻ, những nhà quản lí
văn hóa tương lai, chúng ta hãy cũng tìm ra và thực hiện
những biện pháp để phát huy tính tích cực, giữ gìn và bảo
vệ, khắc phục những mặt còn hạn chế của hương ước để
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.



×