Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Ebook xung đột xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở việt nam phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.16 MB, 46 trang )

Chương III

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG NGỪA
VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT XÃ HỘI
ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.

QUAN ĐIỂM VỂ PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT XUNG

ĐỘT XÃ HỘI
Thực tiễn đổi mới đất nước trong thời gian qua cho
thấy, một trong những lực cản của sự nghiệp đổi mới đó là
xung đột xã hội. Do đó, cần phải xây dựng các quan điểm
đúng đắn đối vói phịng ngừa và giải quyết xung đột xã hội
trong xã hội ta.
Trước hết, cần phải nhận thức đầy đủ, tồn diện về vai
trị và ý nghĩa của việc giải quyết xung đột xã hội ỏ nưóc ta
hiện nay.
Cần phải xuất phát từ tình hình thực tế và nhiệm vụ của
giai đoạn phát triển đất nước hiện nay để xác định ý nghĩa,
tầm quan trọng và nhiệm vụ của phòng ngừa và giải quyết
xung đột xã hội. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Vì nếu
việc phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội khơng được
đặt đúng vào vị trí cần thiết của chúng thì việc phịng ngừa
và giải quyết xung đột xã hội sẽ khơng có hiệu quả.


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phòng ngừa.

169


Phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội là nội dung
song hành của quá trình phát triển, của quá trình đổi mối
đất nưốc. Đây là vấn đề bức thiết hiện nay, đồng thời là vấn
đề chiến lược lâu dài trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ỏ nưóc ta, có ý nghĩa to lốn trên nhiều phương diện.
M ục tiêu của phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội
là ngăn chặn, đẩy lùi và khắc phục xu n g đột xã hội, đề cao
khả năng phòng ngừa, hạn c h ế môi trường, khả năng xuất
hiện xu n g đột xã hội trong điều kiện mới và sự phục sinh,
phát triển của nó.
Phịng ngừa và giải quyết xung đột xã hội phải được
tiến hành dựa trên các quan điểm sau đây:
Một là, phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội là
cơng việc khó khăn, phức tạp, lâu dài, gắn liền với quá
trình phát triển đất nước, là một trong những nội dung,
nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Hai là, phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội phải
có tổ chức và có kê hoạch, liên tục và thường xuyên trong
khi tiến hành các mặt công tác lón cũng như cơng tác hàng
ngày và phải coi đây là cơng tác của tồn xã hội.
Ba là, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ
thống chính trị, tồn xã hội, sử dụng một cách có hệ thống
và đồng bộ các biện pháp chung cũng như các giải pháp cụ
thể và trên những góc độ khác nhau, mỗi biện pháp sẽ
phát huy những tác dụng của nó trong việc tạo thêm và
phát huy những nhân tố tích cực, đẩy lùi những nhân tố
tiêu cực; bằng nhiều hình thức và biện pháp phát động


170


Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam

quần chúng nhân dân tham gia phịng ngừa và giải quyết
xung đột xã hội.
Bơn là, phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội cần
phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xun và tồn diện của
các cấp ủy Đảng, của các cấp chính quyền; cần phải được
tiến hành theo phương châm từ cơ sở, tập trung giải quyêt
dứt điểm những xung đột xã hội xảy ra.
Năm là, phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội phải
được tiến hành trên cơ sở khoa học và thực tiễn, tiến hành
đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm vói những bước đi
vững chắc.
Sáu là, phịng ngừa và giải quyết xung đột xã hội gắn
liền với việc giữ vững ổn định xã hội, tạo môi trường thuận
lợi cho sự phát triển đất nưốc.
Từ tình hình, nguyên nhân và xu hướng diễn biến của
tình hình xung đột xã hội trên đây, cần rút ra những giải
pháp để chủ động phịng ngừa khơng để xung đột xã hội
phát sinh, xử lý kịp thịi, có hiệu quả các tình huống khi có
xung đột xã hội.
Trong phịng ngừa và giải quyết xung đột xã hội thì
việc phịng ngừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phịng
ngừa tối sẽ ngăn khơng đ ể cho xu n g đột xã hội xảy ra,
hoặc hạn c h ế tác hại của cuộc xu n g đột xã hội. Giữa các
giải pháp phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội có sự
liên quan chặt chẽ và tác động tương hỗ lẫn nhau, khi
thực hiện có hiệu quả các giải pháp phịng ngừa, xét ở góc
độ rộng, cũng là góp phần giải quyết tồn diện vấn đê

xung đột xã hội; ngược lại, nếu thực hiện có hiệu quả các


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phòng ngừa.

171

biện pháp xử lý xung đột xã hội cũng sẽ góp phần vào việc
phịng ngừa, chơng sự lây lan làm phát sinh thêm các
cuộc xung đột xã hội.
Các cuộc xung đột xã hội dù đa dạng, phức tạp, cũng có
tính chất, đặc điểm chung mà việc giải quyết thuộc phạm
vi trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành từ Trung
ương đến địa phương, nên cần có những giải pháp tổng
thể, chung nhất. Việc phịng ngừa và giải quyết đcíi vối
từng xung đột xã hội, từng địa phương, khu vực phải xuất
phát từ hồn cảnh cụ thể nhưng cũng khơng tách rời các
ngun tắc, các giải pháp cơ bản có tính bao quát chung-.
2.

CÁC GIẢI PHÁP VỂ PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT

XUNG ĐỘT XÃ HỘI

2.1. Giải pháp về phòng ngừa xung đột xã hội
Vấn để đặt ra ở đây là cần có những giải pháp gì để phịng
ngừa xung đột xã hội từ gốc rễ, giảm bớt đến mức thấp nhất
ảnh hưởng của nó đến phát triển xã hội. Rõ ràng là những
giải pháp đó phải tính hệ thống, chỉnh thể, khả thi.
Thực tế cho thấy, hệ thống các giải pháp phòng ngừa và

giải quyết, xung đột. xã hội han gồm các loại giải pháp sau
đây:
- Phòng ngừa xung đột xã hội bằng các biện pháp kinh
tê - x ã hội.

- Phòng ngừa xung đột xã hội thơng qua các biện pháp
chính trị - tư tưởng.


172

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

- Phòng ngừa xung đột xã hội bằng các biện pháp tâm
lý - xã hội (tâm lý nhóm, tâm lý dân tộc, tâm lý tơn giáo...)'
- Phòng ngừa xung đột xã hội bằng các biện pháp tổ
chức quản lý x ã hội.

- Phòng ngừa xung đột xã hội bằng các biện pháp ngoại
giao, đối ngoại, từ bên ngồi.
- Phịng ngừa xung đột xã hội bằng các biện pháp tuyên
truyền, giáo dục, tác động vào ý thức của con người.
- Phòng ngừa xung đột xã hội bằng các biện pháp pháp
luật.
- Phòng ngừa xung đột xã hội thông qua các tổ chức và
hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự.

2.1.1.
Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vũng
mạnh, trước hết /à đối với cấp cơ sở

Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là
điều kiện quan trọng nhất để phòng ngừa xung đột xã hội,
do vậy, hưống cơ bản là phải không ngừng xây dựng, củng
cố đồng bộ, toàn diện hệ thống chính trị từ Trung ương đến
địa phương, cơ sở cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán
bộ. Nhiều văn kiện của Đảng, nhiều văn bản pháp luật,
chương trình, kê hoạch của Nhà nước đã từng bưóc thể
hiện rõ các quan điểm, chủ trương, biện pháp của Đảng và
Nhà nưâc ta về xây dựng hệ thống chính trị. Ớ đây, xin đề
cập một sơ" vấn đề chính về xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm trong việc
phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội.


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phòng ngừa.

173

Vế xây d ự n g Đảng, chính quyền cơ sở
-

Đe nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, phòng ngừa

tốt các xung đột xã hội xảy ra, điều trưỏc tiên, cần quán
triệt sâu sắc và có kê hoạch chu đáo việc kiểm điểm, phê
bình đảng viên theo nội dung của các Nghị quyết Trung
ương, gắn việc kiểm điểm, phê bình với việc củng cố, xây
dựng tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở. Các tổ chức Đảng
và mỗi đảng viên cần đi sâu vào kiểm điểm việc tổ chức
thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng

và Nhà nước tại địa bàn thôn, xã; thái độ, trách nhiệm
thực hiện các nghĩa vụ đốì với nhân dân; đạo đức, lối sống
và năng lực, nhiệt tình cơng tác. Mỗi cán bộ, đảng viên
phải tự giác phấn đấu nâng cao năng lực trình độ công tác,
đạo đức, tác phong; tự giác báo cáo với cấp ủy, với tổ chức
cấp trên những thiếu sót, khuyết điểm của mình và
nghiêm túc tiếp thu ý kiến phê bình, kiên quyết sửa chữa
khuyết điểm. Đảng viên phải giáo dục, vận động để các
thành viên trong gia đình và những người thân thích trong
dịng họ chấp hành đúng đường lối, chính sách, pháp luật.
Chấn chỉnh nê nếp sinh hoạt Chi bộ, Đảng bộ cơ sở. Mở
rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng, bảo đảm cho mọi đảng
viên thực hiện quyền phê bình, đấu tranh trên tinh thần
xây dựng và quyền tố giác với cấp trên về sai phạm của
đảng viên khác trong Chi bộ, Đảng bộ. Khi có đảng viên
cịn băn khoăn, thắc mắc thì Chi bộ hoặc tập thể cấp ủy
cần phân tích, đấu tranh làm rõ đúng sai và kết luận rõ
ràng để tránh tình trạng nghi ngị, mất đồn kết. Đảng
viên đấu tranh trong tổ chức.


174

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ỏ Việt Nam

Xây dựng và thực hiện kê hoạch kiểm tra định kỳ, đột
xuất theo vụ việc để phân loại đội ngũ cán bộ ở cơ sở, kết
luận, xử lý những đảng viên bị tố cáo và kiểm tra những
nơi có dấu hiệu tham nhũng, vi phạm pháp luật, mất đoàn
kết nội bộ. Những cán bộ, đảng viên có khuyết điểm nhưng

thành thật nhận lỗi với nhân dân, tự giác trả lại những tài
sản đã tham nhũng, có quyết tâm sửa chữa để tiến bộ thì
có thể xem xét để miễn hoặc giảm nhẹ kỷ luật cho họ và sử
dụng họ vào những cơng việc thích hợp.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các
quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quy định
những điều đảng viên khơng được làm; trong đó có việc
nghiêm cấm đảng viên hoạt động bè phái, gây mất đoàn
kết, gây chia rẽ cục bộ địa phương, dòng họ; trù dập người
phê bình, góp ý kiến trái với mình; quan liêu, thiếu trách
nhiệm; lợi dụng chức quyền để trục lợi; tố cáo sai sự thật,
tổ chức kích động, xúi giục, lơi kéo, cưỡng ép người khác đi
khiếu kiện...
Trong dịp tiến hành đại hội Đảng bộ, Chi bộ sắp tới,
cần đặc biệt quan tâm đến cơng tác xây dựng, kiện tồn
các cấp ủy cơ sở, nhất là Bí thư cấp ủy. Lựa chọn những
đảng viên có năng lực và phẩm chất tốt, được quần chúng
tín nhiệm để bầu vào cấp ủy. MỔ1 Chi bộ, Đảng bộ tiến
hành việc lập chương trình, kê hoạch cụ thể và phân công
đảng viên giáo dục, bồi dưõng giúp đỡ những thanh niên,
quần chúng tốt ở địa phương để kịp thòi bổ sung vào đội
ngũ của Đảng lớp đảng viên có chất lượng điển hình vê
phẩm chất, năng lực, nhiệt tình cơng tác.


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phòng ngừa.

175

-


Để xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh về mọi mặt
cần có sự tổng kết, đánh giá chung và nghiên cứu một cách
cơ bản, tồn diện trên cơ sở đó xác định rõ về phạm vi chức
nàng, nhiệm vụ, quy mô và cách thức tổ chức bộ máy, cơ
chê vận hành và đội ngũ cán bộ... chính quyền cấp cơ sở
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đe thực
hiện tốt việc phòng ngừa xung đột xã hội cần tập trung vào
những mặt sau đây:
Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân
và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp cơ sở. Trước hết, Hội
đồng nhân dân cấp cơ sở phải thường xuyên giám sát, kiểm
tra hoạt động của chính quyển cơ sở, tập trung vào những
việc quan trọng như quản lý đất đai, thu chi tài chính, huy
động sức đóng góp của dân, việc thực hiện quy chế dân
chủ... Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp cơ sở phải gần gũi
nhân dân, nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân;
biết tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đúng
đường lối, chính sách, pháp luật; đặc biệt là dám phản ánh
những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và nêu rõ
ý kiến của mình trong các cuộc họp Hội đồng nhân dân.
ủy ban nhân dân xã tập trung vào quản lý nhà nưốc vê
kinh tê - xã hội theo thẩm quyền, nhất là về tài chính, đất
đai, xây dựng cơ bản. thực hiện các chính sách xã hội; bảo
đảm trậ t tự trị an, xây dựng làng, bản văn hóa mới, tạo
mơi trường yên ổn cho nhân dân làm ăn, sinh sông. Khi
phát hiện có những vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai
hoặc thu chi tài chính ở các thơn, bản, ấp, xóm thì u ỷ ban
nhân dân xã phải xem xét, xử lý ngay. Cán bộ chính quyền
xã có vi phạm hoặc bị tơ" cáo là vi phạm thì chính quyền



176

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam

cấp huyện tiến hành kiểm tra, thanh tra để kết luận, xử lý
kịp thời, nghiêm minh.
Chính quyền xã định kỳ báo cáo cơng tác, trả lời chất
vấn của nhân dân; thực hiện đúng quy định tiếp dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Khi có mâu
thuẫn, tranh chấp hoặc khiếu kiện đơng người, cán bộ chủ
chốt của chính quyền phải trực tiếp gặp gỡ quần chúng và
các đối tượng có liên quan để tiếp nhận nội dung sự việc,
nêu vấn đê thuộc phạm vi trách nhiệm của mình thì giải
quyết kịp thịi, khơng được đùn đẩy, né tránh hoặc thách
đó đơ quần chúng.
Kiện toàn các ban thanh tra nhân dân và các tổ hịa
giải ỏ thơn, xã để giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh
chấp nhỏ trong nhân dân. Xây dựng các mơ hình quần
chúng tự quản tại các khu dân cư thơn, xóm, ấp, bản... để
phát huy vai trị dân chủ của nhân dân trong quản lý đòi
sống xã hội. Có thể tổ chức cho nhân dân bầu trực tiếp
chức danh trưởng thơn, bản, ấp, xóm.
Về xây dựng các đồn th ể nhân dân
Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận, Hội Cựu chiến
binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi,
Hội Nơng dân... có vị trí rất quan trọng trong việc giáo
dục, động viên, tập hợp quần chúng chấp hành các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nưóc,

thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân và xây dựng,
phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Khắc phục tính hình thức và hành chính trong hoạt
động trong các tổ chức này hiện nay. Các tổ chức quần


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phòng ngừa.

177

chúng phải thu hút được quần chúng thành viên và định
hướng hoạt động cho quần chúng bằng công tác vận động,
tuyên truyền, quan tâm đến lợi ích chung và hồn cảnh cụ
thể của các thành viên. Cán bộ phụ trách phải hòa mình
vối quần chúng để hiểu được quần chúng và giúp đỡ họ
phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Các đoàn thể
cần vận động quần chúng xây dựng làng, xã văn minh,
giàu đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục, đoàn kết, thương
yêu, giúp đỡ lẫn nhau; động viên, tổ chức quần chúng kiểm
tra, giám sát hoạt động của chính quyền và đấu tranh
chống tham nhũng tiêu cực, quan liêu, lãng phí.
Khi thành viên của đồn thể có tâm tư, thắc mắc hoặc
trong cộng đồng dân cư có mâu thuẫn, tranh chấp, cán bộ
phụ trách gặp gỡ thành viên của mình để trao đổi, xem xét,
giải quyết. Các đồn thể cần hướng dẫn, vận động quần
chúng tích cực tham gia cơng tác xây dựng đảng, chính
quyền ở cơ sở; thường xuyên phản ánh vối đảng và chính
quyền những ý kiến đóng góp, phê bình của nhân dân.
Trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, cần phân định
rõ mối quan hệ giữa cấp ủy, Hội đồng nhân dân, uỷ ban

nhân dân và các đoàn thể, kể cả giữa Chi bộ, Bí thư chi bộ
thơn, xóm với trưởng thơn, trưởng xóm. Xây dựng cơ chế
gắn quyền lợi với t.rách nhiệm của cán hộ chủ chốt (trước

hết là Bí thư và Chủ tịch). Đảng, Nhà nước có chính sách
chăm lo giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ
chủ chốt ở cơ sở (cấp thơn, xã) và có chính sách đãi ngộ
thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đồn
thể ở cơ sở, bảo đảm cho họ n tâm cơng tác và ln ln
có ý thức vươn lên để làm việc ngày càng tốt hơn.


178

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam

2.1.2.
pháp luật

Đơi mới và hồn thiện các chủ trương, chính sách,

Có rất nhiều chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động ở cơ sở và gắn với
quyền lợi, nghĩa vụ của người dân. Tuy nhiên, có một sơ'
chính sách pháp luật mà việc thực hiện trong thực tế vừa
qua ở cơ sở có nhiều khó khăn, có nhiêu tranh chấp, khiếu
kiện. Việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp
luật này sẽ góp phần quan trọng, trực tiếp vào việc phòng
ngừa xung đột xã hội phát sinh, phát triển và là cơ sở để
giải quyết các xung đột xã hội.

Xăy dựng chiến lược đối với tôn giáo và dãn tộc thiểu sô
Tôn giáo và dân tộc là vấn đề thời sự, thịi đại, có tính
quốíc tê và cịn tồn tại lâu dài hàng trăm, thậm chí hàng
ngàn năm. Trong tương lai, hầu hết các cuộc xung đột xã
hội đều bắt nguồn từ tôn giáo và dân tộc thiểu số. Sau gần
70 năm cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa có
chiến lược đối vối hai vấn đề to lốn quan hệ trực tiếp đến
an ninh quốc gia. Dù là chậm trễ nhưng rất cần thiết phải
có tư duy mới, nhận thức về vấn đề tôn giáo và dân tộc
thiểu số. Chiến lược đúng đắn chỉ có thể được xây dựng
trên cơ sở tư duy mới.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai
Hồn thiện và thực hiện đúng chính sách đền bù giải
phóng mặt bằng: Đề nghị sóm tổng kết đánh giá để có cơ sỏ
sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách đền bù giải
phóng mặt bằng. Trưốc mắt để giảm bớt những tranh
chấp, khiếu kiện thì việc đền bù đất, giá cả đền bù, sô diện


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phịng ngừa.

179

tích được cấp đất ở nơi mới, vị trí mới chuyên đến phải
được thông báo công khai, dân phải được bàn bạc dân chủ,
những đề xuất cũng như thắc mắc của dân phải được giải
thích, giải quyết cụ thể. Cơ quan quản lý dự án và chính
quyền địa phương phối hợp chặt chẽ, giải quyết đồng bộ,
nhất quán từ đầu, tránh tình trạng mất công bằng trong
đền bù. Kiên quyết xử lý kịp thời những cán bộ có chức, có

quyển lợi dụng việc giải phóng đền bù để vụ lợi cá nhân.
-

Nghiên cứu ban hành chính sách sử dụng đất đai đối

với tơn giáo, đất chung của cộng đồng làng bản, dịng họ,
đất làm nghĩa địa, đất xây dựng mồ mả...
Hoàn thiện chính sách đầu tư cho nơng nghiệp, nơng
thơn bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất nông nghiệp.
Tăng mức đầu tư cho nơng nghiệp, nơng thơn; từng bưốc
nâng cao địi sống nông dân là biện pháp kinh tê vừa cấp
thiết, vừa có tính chiến lược lâu dài. Trước hết là đầu tư
phát triển lĩnh vực sản xuất bao gồm việc: bảo đảm ổn
định diện tích đất canh tác, cải tiến cơng cụ lao động, bảo
đảm về kinh phí và các điều kiện tốt cho nghiên cứu cơ bản
và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ để
nâng'cao năng suất cây trồng, vật nuôi; bảo quản và chê
biến nông, lâm, hải sản; cải thiện điều kiện làm việc, chăm
lo sức khỏe củ a người nơng dân. Có chính aách, cơ c h ế bảo
đảm đầy đủ, kịp thời, giá cả hợp lý về giống nưốc, phân
bón, thuốc trừ sâu... cho sản xuất nông nghiệp.
Đầu tư cho việc xây dựng cơ sỏ hạ tầng nông thôn, chủ
yếu là các cơng trình thủy lợi, điện, đường, trường, trạm .
Trong đó, nên xác định rõ tỷ lệ Nhà nưốc có trách nhiệm


180

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam


đầu tư xây dựng đối vối từng loại cơng trình. Tránh tình
trạng vừa qua Nhà nưốc tuyên truyền, động viên thực hiện
chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhưng trên
thực tế nhiều nơi, chỉ có huy động sức dân đóng góp hoặc
chính quyển cơ sở tự xoay sở, bán đất, đấu thầu dài hạn,
vay vốn với lãi suất cao, để nợ nần chồng chất khơng thể
trả được.
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các dự án cho lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn, c ầ n xây dựng thêm các
chương trình, dự án dành cho nông nghiệp, nông thôn với
cơ chê phân bổ hợp lý, cơng bằng, xóa bỏ cơ chê “xin”, “cho”
gây nhiều tiêu cực, phiền hà. Đối với các dự án đã có như:
xóa đói giảm nghèo, trồng rừng, cấp nước sạch, các dự án
trong lĩnh vực y tế, giáo dục... cần kiểm tra đơn đốíc việc
thực hiện để đảm bảo có hiệu quả thiết thực.
Q trình phát triển sản xuất nơng nghiệp sẽ từng
bước nâng cao địi sống của các gia đình nơng dân; tạo cho
nơng dân có cơ hội hưởng nhiều hơn phúc lợi xã hội (nhất
là các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, văn hóa, cơ sở điện,
đường, trường, trạm ...) giảm bớt sự cách biệt quá xa giữa
nông thôn, miền núi và đô thị.
Trong những năm tới cần có kế hoạch chi trả tiền về
xây dựng đường điện hạ thê do nơng dân đóng góp những
năm vừa qua, ưu tiên giá điện cho sản xuất nông nghiệp;
thực hiện chính sách bảo hộ giá cả nơng sản, để nông dân
thực sự yên tâm sản xuất. Nhà nước củng cô' tổ chức thu
mua nông sản, không để tư thương thu mua tự do, ép bán,
ép giá.



Chương III: Quan điểm, giải pháp về phịng ngừa..

181

Hồn thiện chính sách tài chính, ngân sách cho cơ sở
Trung ương tiếp tục phân cấp cho địa phương về ngân
sách, về quản lý văn hóa, giáo dục, tổ chức, cán bộ. Chính
quyền cấp tỉnh giao thêm quyền hạn cho cấp huyện về
quản lý đất đai, xây dựng, giao thông... Trung ương, tỉnh,
huyện tăng cường, hỗ trợ, phân cấp quản lý cho chính
quyền xã về tài chính, cán bộ để xã có đủ khả năng chủ
động giải quyết nhiệm vụ được giao.
Về ngân sách thì tăng tỷ lệ mức thuế sử dụng đất nông
nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất để lại cho xã, mở
rộng các nguồn thu khác cho chính quyền xã.
Cần có bảng, biểu, hóa đơn chứng từ mẫu cho việc thu,
chi, dự toán, quyết toán ngân sách; sử dụng các quỹ vốn
của xã, hợp tác xã... khẩn trương mở các lóp bồi dưỡng cho
các cán bộ xã, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng ngân sách,
và các loại quỹ, vốn của xã, hợp tác xã. Khắc phục tình
trạng lập sổ sách, hóa đơn, chứng từ thu, chi, sử dụng quỹ,
vốn rất lộn xộn, tùy tiện ở nhiều cơ sỏ hiện nay. Sớm có
chủ trương giải quyết vấn đề cơ sở nợ Nhà nưóc, nợ dân
trong q trình xây dựng cơ sở hạ tầng ỏ các thôn, xã nông
thôn, nay khơng có khả năng chi trả.
Hồn thiện chính sách đối với cán bộ cơ sở
Vừa qua, Chính phủ đã có chính sách tăng phụ cấp đối
vối cán bộ xã và hàng tháng có đóng bảo hiểm xã hội, để khi
cán bộ xã có đủ năm cơng tác được nghỉ vẫn có khoản tiền
góp phần bảo đảm đời sống. Đây là chính sách mới, rất

quan trọng nhằm khuyên khích đội ngũ cán bộ thực sự yên
tâm, hăng hái công tác. Để bảo đảm thực hiện chủ trương


182

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam

trên, cần có kế hoạch cân đối tài chính cho xã, đảm bảo trả
phụ cấp hàng tháng cho cán bộ và những khoản chi phí cho
hoạt động của chính quyển cấp xã. Xây dựng chủ trương, kê
hoạch thực hiện việc điều động, động viên khuyên khích cán
bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và những người có
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và cung ứng dịch vụ sản
xuất nông nghiệp về địa phương, cơ sở tham gia hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Vấn đề này ở một vài địa phương đã
làm nhưng chưa có đánh giá rút kinh nghiệm và điều quan
trọng hơn là chưa thể hiện bằng những chính sách cụ thể
của các ngành, các cấp ở Trung ương.
Đi đôi với việc thực hiện một số chủ trương, chính sách
đối với cán bộ xã (như đã có dịp đề cập trong phần xây
dựng Đảng, chính quyền cơ sở) cần tiến hành quy hoạch
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã, thôn theo các chức
danh. Cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh, huyện cần có kế
hoạch, chỉ tiêu cụ thể, hàng năm cử đi đào tạo các trường
lý luận chính trị, hành chính của tỉnh và các cấp bồi dưdng
ở huyện để nâng cao trình độ năng lực cán bộ.
Hồn thiện chính sách, pháp luật về lao động
Biểu hiện cao nhất trong xung đột của quan hệ lao
động chính là các cuộc đình cơng, vì vậy, giải pháp để

phịng ngừa xung dột lao dộng chính là việc kiểm sốt, hạn
chê và giải quyết các cuộc đình cơng. Một số các giải pháp
chính về mặt chính sách và pháp luật có thể áp dụng là:
Chính sách cân đối cung, cầu lao động
Quan hệ lao động có tồn tại ổn định hay khơng; các quy
định của pháp luật lao động có mang tính khả thi không


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phòng ngừa.

183

phụ thuộc rất nhiều vào các tín hiệu, sự vận động của thị
trường lao động, trong đó quan trọng nhất là diễn biến và
tương quan của mối quan hệ cung cầu lao động. Hiện nay,
thị trường lao động nước ta có sự mất cân đối nghiêm trọng
giữa cung và cầu lao động, lượng cung quá lớn so với cầu là
một sức ép đáng kể với các chủ thể trong quan hệ lao động,
đặc biệt là người lao động. Và đây là một trong những
nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến xung đột trong
quan hệ lao động. Vì vậy, hạn chế mặt tiêu cực của xung
đột lao động phải có chính sách cân đối cung cầu lao động.
Để giảm sức ép của cung và tăng cầu về lao động có
mấy điểm cần chú ý:
- T h ứ nhất: v ề lâu dài, cần có chính sách dân số hợp lý.
Có thể nói, trong mấy năm gần đây, vối sự quan tâm và
đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nưỏc, cơng tác dân số
và kế hoạch hóa gia đình của chúng ta đạt những kết quả
rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, chính sách dân sô" nhằm
giảm cung lao động là một biện pháp lâu dài. Bởi vì, nếu có

hiệu quả ngay cũng phải khoảng sau 15 đến 20 năm mới
phát huy tác dụng.
- T h ứ hai: Biện pháp hữu hiệu nhất và phát huy tác
dụng nhanh chóng để hạn chế sức ép của cung là tăng cầu
lao đơng nhanh chóng và họp lý.
Thực tê trong mấy năm gần đây, Nhà nước có nhiều
hướng giải quyết việc làm có hiệu quả như khuyến khích
đầu tư trong nước, xuất khẩu lao động, hợp tác vay vốn
nưỏc ngoài, mở trung tâm dịch vụ việc làm, khuyến khích
tự tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình... Bên cạnh


184

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ở Việt Nam

đó là việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải
quyết việc làm. Mặt khác, để giảm cung về lao động thì
một vấn để quan trọng là phải hạn chế, giảm tỷ lệ thất
nghiệp. Muốn vậy, một trong những biện pháp cần thiết là
tạo được nhiều chỗ làm việc và công việc ổn định, lâu dài
cho người lao động. Rõ ràng để làm được điều này công tác
thông tin thị trường lao động (nhất là thị trường xuất
khẩu), công tác dạy nghề, đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay
nghề cho người lao động phải được quan tâm thỏa đáng.
Cuối cùng, để giải quyết hợp lý mối quan hệ cung cầu lao
động, Nhà nước cần có những quy định pháp luật, chê độ,
chính sách hợp lý nhằm thu hút đầu tư từ bên ngoài, tận
dụng được mọi tiềm năng của toàn xã hội tham gia vào
hoạt động kinh tế, tạo việc làm. Cần kiện tồn các quy

định về mơi giới, giới thiệu việc làm, tạo môi trường pháp
lý để các bên thiết lập quan hệ lao động một cách thuận
tiện và nhanh chóng.
Xác lập và thực hiện cơ c h ế ba bên ở Việt Nam, thúc đẩy
thương lượng tập th ể
Quan hệ lao động trong thị trường về bản chất là quan
hệ khê ước, vì vậy cần tạo điều kiện để các bên thương
lượng và tự giải quyết các vấn đề của mình khi có nhu cầu.
Nếu như với thị trường, Nhà nước không nên can thiệp vào
cung cầu nhưng cần tạo ra “luật chơi”, thì với xã hội, Nhà
nước khơng thể giải quyết những mâu thuẫn của xã hội
nhưng cần tạo thể chế để xã hội tự giải quyết. Ai hi vọng
vào một “Nhà nưốc toàn năng” đủ sức giải quyết mọi “thất
bại của thị trường” thì sẽ sớm thất vọng vì những “th ất bại
của Nhà nước”. Rốt cuộc, bài tốn của xã hội chỉ có thể


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phòng ngừa..

185

được giải bởi chính những người tham gia cuộc chơi. Tuy
nhiên, vấn để ở đây là cần có các chủ thể đích thực, đủ tư
cách đại diện cho các bên khi tham gia các cuộc thương
lượng tập thể. Rõ ràng, vai trò đại diện hiện tại theo quy
định của pháp luật là cơng đồn (cho người lao động) và
VCCI (đại diện cho giới chủ) là rất cần phải được xem xét
lại cho phù hợp với thực tế và những cam kết quốc tế.
Quan hệ lao động là một quan hệ kinh tê nhưng mang
tính xã hội sâu sắc. Sự biến động của quan hệ lao động

không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người lao động, doanh
nghiệp mà trong nhiều trường hợp có tác động lớn đến đời
sơng xã hội. Chính các yếu tố kinh tế, xã hội của quan hệ
lao động đòi hỏi phải có sự dung hịa, điều tiết lợi ích giữa
các bên trong quan hệ và nhà nưốc. Nhu cầu khách quan
này dẫn đến sự ía đời của cơ chế ba bên. Cơ chế ba bên bao
gồm đại diện của người sử dụng lao động, đại diện ngưòi
lao động và Chính phủ cùng nhau trao đổi, thảo luận, bàn
bạc, đóng góp ý kiến nhằm giải quyết phù hợp và hiệu quả
các vấn đê lao động, xã hội đảm bảo lợi ích các bên trên cơ
sở sự ổn định, hài hòa của quan hệ lao động. Đây là cơ chê
được tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đánh giá rất cao và
được coi là cơ chế hữu hiệu nhất để điều chỉnh quan hệ lao
động. Bởi nó tạo ra sự dân chủ trong mối quan hệ lao động,
nó làm cho các quy định pháp luật có tính thực tế, khả thi
và điều quan trọng nó làm hạn chê mâu thuẫn, điều tiết
hài hịa các lợi ích khác nhau trong quan hệ lao động.
ở nước ta, cơ chê ba bên cũng được quy định trong Bộ
luật Lao động sửa đổi, bổ sung và được thực hiện dưới
nhiều hình thức như tham khảo ý kiến (Điều 56, Điều 57,


186

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

Điều 123); các bên thảo luận và cùng quyết định (Điêu 10,
Điều 45, Điều 54, Điều 156); đặc biệt là trong giải quyết
tranh chấp lao động sự tham gia của đại diện các bên
được coi là một nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp

lao động. Tuy nhiên, trong thực tế vai trò của cơ chê ba
bên ở nước ta còn rất mờ nhạt và tác dụng điều chỉnh
quan hệ lao động còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ
yếu là hiện nay các chủ thể trong cơ chê ba bên chưa có tổ
chức đại diện theo nghĩa đầy đủ, đặc biệt là về phía người
sử dụng lao động.
Xây d ự ng hệ thông thông tin thị trường lao động
Hệ thống thông tin thị trường lao động có ý nghĩa quan
trọng khơng chỉ trong lĩnh vực hoạch định chính sách quốc
gia vể lao động, việc làm mà cịn có giá trị quan trọng
trong việc giúp các chủ thể trong quan hệ lao động tiếp
cận, nhằm xúc tiến nhanh chóng q trình thiết lập quan
hệ phù hợp với nhu cầu của hai bên hạn chê các hiểu lầm
hoặc thiếu tin tưởng trong quan hệ.
Mặc dù có nhiều kênh thông tin khác nhau về lao động,
việc làm theo định kỳ với phạm vi rộng như tổng điều tra
dân số, điều tra lao động việc làm... hay tính theo thời
điểm, phạm vi hẹp như các số liệu điều tra của các dự án,
thơng tin đại chúng... song nhìn chung thị trường lao động
Việt Nam chưa hình thành được một hệ thống thông tin
thống nhất về thị trường lao động với các chỉ số cần thiết
phản ánh những tín hiệu của thị trường lao động nhất là
những thông tin trong các mối quan hệ cụ thể về cung cầu, giá cả sức lao động, nhân tố cạnh tranh... nhằm đáp
ứng các yêu cầu đa dạng của xã hội từ nhu cầu quản lý


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phòng ngừa.

187


nhà nước, đào tạo... và đặc biệt là đáp ứng các yêu cầu của
ngưòi sử dụng lao động và người lao động trong vấn đề
tuyển dụng và việc làm.
Hiểu theo nghĩa rộng, thông tin trong thị trường lao
động bao gồm rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, thông tin trực
tiếp liên quan đến chủ thể trong quan hệ lao động mà họ
quan tâm chủ yếu bao gồm các vấn đề như:
- Thông tin về cung lao động: Tổng số người có nhu cầu
tìm việc làm, các thông tin liên quan đến họ như giói tính,
tuổi, trình độ chun mơn, sở trường, kinh nghiệm làm việc,
nguyện vọng về công việc, tiền lương, điều kiện làm việc...
- Thông tin về cầu lao động: Nhu cầu tuyển dụng của
các doanh nghiệp về số lượng (tổng số lao động doanh
nghiệp đang có nhu cầu cần tuyển và dự kiến khả năng
trong tương lai), chất lượng (trình độ văn hóa, chun mơn
kỹ thuật, giới tính, độ tuổi, ngành nghề...) thời hạn hợp
đồng, nơi làm việc, thu nhập, điều kiện làm việc, đào tạo...
- Thông tin về giá cả sức lao động: Mức tiền lương, thu
nhập của các loại lao động (cơng nhân, viên chức, quản lý)
theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (lao động phổ thông,
công nhân kỹ thuật, sơ cấp, trung cấp, đại học...), theo loại
nghề, khu vực làm việc.
Các thơng tin nói trên phải liên tục được cập nhật và về
lâu dài cần được phổ cập trên mạng internet. Mặt khác,
cần tổ chức tốt các hệ thống trung gian nhằm tạo điều kiện
cho các bên gặp gỡ nhau và tiến tới thiết lập quan hệ như:
trường đào tạo nghề, trung tâm giới thiệu việc làm... và
một loại hình hiện nay đang được nhiều địa phương áp



188

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ở Việt Nam

dụng: đó là tổ chức các hội chợ việc làm bước đầu cho thấy
phát huy nhiều tác dụng. Như vậy, nếu hệ thống thông tin
trong thị trường lao động được tổ chức, cung cấp cho các
bên một cách kịp thời, đầy đủ, cập nhật, xử lý thường
xuyên, có hệ thống với các chỉ số thống nhất có độ tin cậy
cao, nhanh chóng, thuận tiện là một điều kiện quan trọng
để nâng cao tính thích ứng, ý thức các chủ thể trong quan
hệ lao động.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động
Tất cả các chính sách, thể chê điều chỉnh quan hệ trong
thị trường nói chung, quan hệ lao động nói riêng cuối cùng
phải được cụ thể hố thơng qua pháp luật. Hiện nay, pháp
luật điều chỉnh quan hệ lao động trong thị trường được
quy định chủ yếu trong Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa
đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007) đến nay trong
chương trình ban hành luật của Quốc hội, Bộ luật Lao
động đã được đưa vào kế hoạch sửa đổi, bổ sung có tính
tồn diện, cơ bản và dự kiến thơng qua vào năm 2011. Để
góp phần trong việc hạn chế và giải quyết xung đột trong
quan hệ lao động, theo chúng tôi, Bộ luật Lao động cần
chú ý các vấn đề chính sau đây:
- Phúc đáp nhu cầu khách quan của thị trường lao động,
tạo sự vận động thuận tiện, linh hoạt của thị trường lao
động trên cơ sở ổn định, hài hồ quan hệ lao động, tơn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp các bên trong quan hệ lao động.
- Đảm bảo và tôn trọng quyền tự định đoạt, quyền tự do

hợp đồng của các bên trong quan hệ lao động (thương
lượng cá nhân, thương lượng tập thể).


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phòng ngừa.

189

- Quy định theo hướng cụ thể, chi tiết nhằm dễ áp
dụng, dễ tra cứu với phương châm: “Định khung đến mức
có thể, chi tiết đến mức tối đa”.
- Đáp ứng những yêu cầu của hội nhập và cam kết quốc tế.
Hoàn thiện cơ chê, chính sách và pháp luật mơi trường
thích hợp nhằm điều hồ cản bằng các lợi ích khác nhau
trong xã hội
Việc hồn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật phải
dựa trên cơ sở xem xét một cách tồn diện những lợi ích
khác nhau của các chủ thể khác nhau liên quan đến khai
thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài ngun. Do đó, q
trình xây dựng chính sách, pháp luật, đặc biệt là chính
sách và pháp luật về mơi trường phải có sự tham gia rộng
rãi của các nhóm chủ thể đại diện cho các nhóm lợi ích
khác nhau của xã hội. Nhà nước phải đảm bảo việc xác
định mức cân bằng lợi ích (chủ yếu là lợi ích kinh tế, lợi ích
xã hội và lợi ích môi trường) thông qua những chính sách
cụ thể và các quy định cụ thể. Muốn vậy, các nhà làm luật
phải đánh giá tác động của các quy định pháp luật môi
trượng đối vối phát triển kinh tê và bảo bệ môi trường và
ngược lại, phải đánh giá tác động của chính sách kinh tế,
pháp lu ậ t kinh t.ẹ đối với mơi triíờng.


Thơng qua sự xem xét tồn diện tác động của cơ chế,
chính sách và pháp luật, chúng ta có thể tránh được việc
“gài” những lợi ích cục bộ, lợi ích ngành vào những quy
định của pháp luật.
Thơng qua hệ thống pháp luật, Nhà nước sẽ xác định rõ


190

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam

quyền sở hữu/sử dụng các nguồn tài nguyên nhằm khuyên
khích người dân đầu tư những biện pháp quản lý, bảo vệ
một cách có hiệu quả.
Thơng qua pháp luật mơi trường, Nhà nước có thể xác
định những trường hợp thực hiện hoạt động phát triển
phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư.
Cũng thông qua việc hồn thiện cơ chế, chính sách và
pháp luật, đặc biệt là pháp luật môi trường, Nhà nước sẽ
xác định nghĩa vụ tài chính đối vối các chủ thể thực hiện
các hành vi khai thác, sử dụng hoặc hưởng lợi từ môi
trường (thông qua hoạt động xả thải chất thải vào mơi
trưịng) theo ngun tắc “ngưịi gây ơ nhiễm phải trả giá”.
Các nghĩa vụ tài chính có thể là thuế bảo vệ mơi trường,
phí bảo vệ mơi trường, trách nhiệm vật chất khi có hành vi
vi phạm pháp luật mơi trường.
Pháp luật mơi trường được thực thi có hiệu quả cũng
góp phần loại trừ những nguyên nhân dẫn đến xung đột
môi trường.

Nâng cao nhận thức môi trường. Nhận thức đúng đắn
về mơi trường và vai trị của các thành phần môi trường
đối với con người sẽ giúp cho từng cá nhân có hành vi ứng
xử phù hợp. Hoạt dộng nâng cao nhận thức về môi trường
phải được tiến hành đồng bộ, đổi với tất cả mọi cá thể, mọi
chủ thể trong xã hội, từ người dân cho tới những người
quyết định chính sách, xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó,
hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật môi trường
cũng không kém phần quan trọng.


Chương III: Quan điểm, giải pháp về phòng ngừa.

191

2.1.3.
Xây dụng và thục hiện tốt Quy chê dân chủ ở cơ
sở, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, gây
phiến hà cho nhân dân
Đảng và Nhà nưốc đã ban hành một sơ' chủ trương,
chính sách, pháp luật nhằm ổn định tình hình chính trị xã
hội, phát triển kinh tê xã hội làm lành mạnh, trong sạch
đội ngủ cán bộ trong tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể
xã hội.
Việc xây dựng và thực hiện tốt quy chê dân chủ tại cơ
sở sẽ trực tiếp góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, động viên sức sáng tạo của nhân dân tham gia xây
dựng cuộc sông lành mạnh, ngăn chặn tệ quan liêu, tham
nhũng, cửa quyền, mất dân chủ của một số cán bộ trong bộ
máy Đảng, Nhà nưỏc.

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ
sở, trách nhiệm trưốc hết là của cấp ủy Đảng, chính quyền,
đồn thể nhân dân, cụ thể là:
- Cần phổ biến, quán triệt sâu sắc chủ trương, nội dung
các quy định của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản hưống dẫn của
Chính phủ, của chính quyền cấp trên.
- X â y dựng, tổ chức thực hiện nghiêm tú c những nội

dung đã quy định trong quy chê dân chủ tại cơ sở như:
bảo đảm cho dân quyền được thông tin về chủ trương,
pháp luật, những quyết định của chính quyền liên quan
trực tiếp đến địi sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân
tại cơ sở; nhân dân phải biết về việc sử dụng công quỹ, tài
sản công, thu chi tài chính, các khoản đóng góp của dân,


192

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ỏ Việt Nam

quyết tốn các cơng trình xây dựng tại địa phương...
Nhân dân phải được bàn và quyết định những việc liên
quan trực tiếp đến đời sông, quyền lợi của mình như huy
động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và cơng
trình phúc lợi, lập các loại quỹ... Định kỳ chính quyền báo
cáo công việc trước dân, tiếp và trả lời thắc mắc, khiếu
kiện của dân. Tạo điều kiện cho các đoàn thể quần chúng
và nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính
quyển, của cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ, đảng

viên chủ chốt trong tổ chức Đảng, chính quyền.
Cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ lãnh đạo chủ
chốt trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể quần
chúng phải gương mẫu trong việc học tập, thực hiện quy
chê dân chủ ở cơ sở; thường xuyên tự kiểm điểm, đánh giá
việc thực hiện; lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân dân
trong quá trình thực hiện.

2.1.4.
Chủ động giải quyết khiếu nại, tố cáo, các mâu
thuẫn, tranh chấp, xung đột ngay tại cơ sở
Hầu hết các cuộc xung đột ở cơ sở được bắt đầu từ
những trường hợp khiếu nại, tố cáo và tranh chấp nhỏ ở
thôn, xã nên giải quyết tốt những khiếu nại, tô" cáo và
tranh chấp nhỏ thì sẽ hạn chê xung đột phát sinh. Để làm
tốt cơng tác này, trưóc hết Đảng và Nhà nước phải nghiên
cứu, tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục
xây dựng các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa Luật Giải
quyết khiếu nại tố cáo của cơng dân đã được ban hành,
trong đó cần xác định rõ, cụ thể hơn phạm vi, mức độ,
trách nhiệm, quyền hạn của người khiếu nại, tơ" cáo; các
hình thức, biện pháp xử lý những cơ quan, đơn vị, cá nhân


×