Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

SKKN ứng dụng một số biện pháp và bài tập nhằm nâng cao thể chất cho học sinh ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.26 KB, 50 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ BÀI TẬP
NHẰM NÂNG CAO THỂ CHẤT CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Hồ Hữu Thắng
Tổ chuyên môn: Xã hội
Bộ môn: Giáo Dục Thể Chất


2

Quỳnh Lưu, tháng 3 năm 2021
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ: ………………..…………….….……………….…….. 1
1.1. Lý do chọn đề tài: ……………….……………….…..…………....……..........1
1.2. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................2
1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................................2
1.3.1. Mục đích nghiên cứu: .....................................................................................2
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 3
1.5. Kế hoạch nghiên cứu:.........................................................................................3
PHẦN 2. NỘI DUNG: ........................................................................................... 4
2.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ........................................... 4
2.1.1. Những quan điểm của Đảng về công tác GDTC: ...........................................4


2.1.2. GDTC là một trong những bộ phận của giáo dục và giáo dưỡng trong các
trường THPT:............................................................. ..............................................5
2.1.3. Cơ sở lý luận đánh giá chất lượng GDTC: .................................................... 6
2.1.4. Hoàn thiện thể chất – Một yêu cầu quan trọng của mục tiêu giáo dục con
người toàn diện: ........................................................................................................7
2.1.5. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung GDTC trong trường THPT: ............................9
2.1.6. Các tiêu chí thể lực: ......................................................................................10
2.1.7. Thực trạng công tác GDTC trong các trường THPT hiện nay: ....................11
2.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU: .....................................11
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................11
2.2.2. Tổ chức nghiên cứu: .....................................................................................15


3

2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN : .............................................16
2.3.1. Cơ sở để lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể chất cho HS ở trường
THPT : ....................................................................................................................16
2.3.2. Những yếu tố nâng cao chất lượng giáo dục : ..............................................17
2.3.3. Cơ sở sử dụng các phương tiện TDTT và quá trình học tập: .......................18
2.3.4. Những đặc điểm cơ bản về tâm, sinh lý và giới tính độ tuổi học sinh
THPT: .........................................................................................................................
........18
2.3.5. Sử dụng các bài tập trong quá trình lên lớp cho HS: ....................................20
2.3.6. Cơ sở thực tiễn để lựa chọn các biện pháp nâng cao thể chất cho học sinh ở
trường THPT: .........................................................................................................21
2.3.7. Lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao thể chất cho HS ở trường THPT:
.................................................................................................................................22
2.3.8.Nội dung các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của GDTC và phát
triển thể chất cho HS ở trường THPT: ..................................................................24

2.3.9. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các biện pháp và bài tập đã lựa chọn
nhằm nâng cao thể chất cho HS ở trường THPT: ...................................................27
PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : ......................................................... 33
3.1. Kết luận : .........................................................................................................33
3.2. Kiến nghị : .......................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO : ................................................................................ 35


4

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

HS

Học sinh.

TDTT

Thể dục thể thao

GV

Giáo viên.

THPT


Trung học phổ thông

GDTC

Giáo dục thể chất

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

HLV

Huấn luyện viên

RLTT

Rèn luyện thân thể


5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1. Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn RLTT ở từng nội dung: …………………………. 17
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn xác định các nguyên tắc lựa chọn các biện pháp nâng
cao thể chất cho HS (n = 24): ………………………………………..……..…. 23
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các biện pháp đẩy mạnh công tác GDTC và
nâng cao thể chất cho HS (n=24): ……………………….………...…………… 24
Bảng 4. Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn RLTT ở từng nội dung của nhóm đối chứng trước thực
nghiệm (n=80) ……………………………………………......………………… 28

Bảng 5. Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn RLTT ở từng nội dung của nhóm thực nghiệm trước
thực nghiệm (n=80) ……………………………………………….............…… 29
Bảng 6. Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn RLTT ở từng nội dung của nhóm đối chứng sau thực
nghiệm (n=80)……………….............................…………………............……. 29
Bảng 7. Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn RLTT ở từng nội dung của nhóm thực nghiệm trước
thực nghiệm (n=80) ………………….…………………………………….…… 30
Bảng 8. Kết quả trước thực nghiệm của cả hai nhóm ở từng nội dung ……..……30
Bảng 9. Kết quả sau thực nghiệm của cả hai nhóm ở từng nội dung……………..31
Biểu đồ so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của HS nam…...….32
Biểu đồ so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của HS nữ………...33


6

PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Lý do chọn đề tài.

GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được
của nền giáo dục chung. Nó góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện,
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mục đích GDTC của nước ta là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người
phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên
cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một
cuộc sống vui tươi lành mạnh.
Văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa
học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... chuẩn bị tốt hành
trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ 21... đồng thời đã khẳng định rõ sự cường tráng
về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài

sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách
nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể”.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT,
nhiều năm qua, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo phát
triển công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên trường học. Trong đó,
chương trình giáo dục thể chất là sự cụ thể hố có hiệu quả nhất, hướng dẫn và
triển khai cơng việc này đến từng cá nhân con người tham gia tập luyện.
Chương trình giáo dục thể chất ở trường THPT nhằm giải quyết các nhiệm
vụ sau đây :
- Thứ nhất : Nhằm giáo dục đạo đức XHCN, rèn luyện tinh thần tập thể, ý
thức, tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực, lành mạnh, tinh thần tự
giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ
Tổ quốc.
- Thứ hai : Nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nội dung
và phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một số
mơn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương
6


7

tiện để tự rèn luyên thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức
các hoạt động TDTT của nhà trường và toàn xã hội.
- Thứ ba : Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ cho học sinh, phát triển cơ
thể một cách hài hoà, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen
xấu, rèn luyện thân thể đạt được những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối
tượng và năm học trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi.
Chính vì vậy, cơng tác GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường các cấp
luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng nhằm đào tạo ra những trí thức phát triển
tồn diện, có khả năng chun mơn cao, có sức khoẻ để phục vụ xã hội...Trong

những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, của Bộ và Sở Giáo
dục - Đào tạo, công tác GDTC và TDTT trong nhà trường các cấp đã có nhiều phát
triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao các chỉ số về hình thái, chức năng và khả năng
hoạt động thể lực của học sinh. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay là
công tác GDTC và phong trào TDTT trong nhà trường các cấp đang có những biểu
hiện phát triển khơng cân đối, học sinh rất thích chơi thể thao nhưng lại khơng
thích học mơn thể dục hay GDTC, sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo các trường
không thống nhất, giáo viên làm công tác giảng dạy và hoạt động phong trào
TDTT ở các trường còn thiếu và khơng thường xun được bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chun mơn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất cịn nhiều hạn chế, thiếu thốn...đã
ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả công tác GDTC trong trường
THPT.
Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới thực trạng trên là do nội
dung GDTC trong các nhà trường chưa thiết thực, công tác quản lý, đánh giá mức
độ rèn luyện thể chất của học sinh chưa chặt chẽ, thiếu những chỉ tiêu, tiêu chuẩn
đánh giá cụ thể.
Vì vậy, việc đánh giá chính xác chất lượng, hiệu quả của cơng tác GDTC
cũng như sự phát triển thể chất và thể lực của học sinh trong nhà trường THPT
dưới sự ảnh hưởng của quá trình tập luyện là một vấn đề hết sức quan trọng. Song
tiếc rằng, vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được các nhà chuyên môn quan tâm
nghiên cứu một cách đúng mức.
7


8

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Ứng dụng một số biện pháp và bài tập nhằm nâng cao thể chất cho học
sinh ở trường THPT”
1.2.


Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh các lớp: 10A3 – 10A4 – 11D2 – 11D3. Trường THPT Quỳnh Lưu 2.
1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
1.3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thể chất
của học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDTC của nhà trường, đề tài
đã tiến hành lựa chọn một số biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm góp
phần nâng cao thể chất cho đối tượng nghiên cứu, đẩy mạnh công tác GDTC trong
nhà trường, nâng cao hiệu quả giảng dạy của mơn học, góp phần vào mục tiêu phát
triển con người toàn diện. Đồng thời thơng qua q trình thực nghiệm sư phạm, đề
tài tiến hành kiểm nghiệm và xác định hiệu quả một số biện pháp đã lựa chọn trong
thực tiễn công tác giảng dạy để nâng cao thể chất cho học sinh ở trường THPT.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên đề tài đã giải quyết 2 nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất của học sinh
ở trường THPT.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng một số biện pháp và bài tập nhằm nâng
cao thể chất cho học sinh trường THPT và đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm.
8


9


- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp toán học thống kê.
1.5. Kế hoạch nghiên cứu.
- Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021.

9


10

PHẦN 2 - NỘI DUNG
2.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.1.1 Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta bước vào giai đoạn
mới, Đảng và Nhà nước rất coi trọng và quan tâm xây dựng nền TDTT Việt Nam
mang tính: Dân tộc, hiện đại, phục vụ đời sống và sức khỏe của nhân dân.
Tháng 03/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi tồn dân tập thể dục,
Người khẳng định vị trí sức khỏe dưới chế độ mới: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng
nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi
một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân
khoẻ mạnh tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Vì thế, Người khuyên:
“Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề cập đến các vấn đề mở rộng và
nâng cao chất lượng trong các lĩnh vực: TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao,
giáo dục thể chất trong trường học và phát triển lực lượng vận động viên trẻ. Nghị
quyết cũng ghi rõ :"...Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần
chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của đông
đảo nhân dân ta, trước hết là thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
trong các trường học..."

- Giáo dục thể chất còn là nội dung bắt buộc đã được khẳng định trong Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ:
''...Việc dạy và học TDTT trong trường học là bắt buộc..." .
- Chỉ thị 106/CT-TW ngày 02/10/1958 của Ban Bí thư trung ương Đảng về
cơng tác TDTT đã đề cập đến vấn đề quan trọng như : Vai trị và tác dụng của cơng
tác TDTT về thể thao quốc phòng, phát triển TDTT quần chúng, nhất là ở trường
học.
- Chỉ thị 112/ CT ngày 09/ 05/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác
TDTT trong những năm trước mắt có ghi : "...Đối với học sinh, sinh viên, trước hết
Nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn TDTT theo chương
10


11

trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt
động thể thao tự nguyện ngoài giờ học...'' .
- Chỉ thị 36/ CT-TW ngày 24/ 03/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn
mới đã nêu rõ : "...Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể,
đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về
cơ sở vật chất để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường
học...'' .
- Tại Hội nghị giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thơng tồn quốc tại
Hải Phịng, tháng 08/1996, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cũng đã nói : '' Ước
vọng của chúng ta là mỗi thanh niên Việt Nam cả nam lẫn nữ đều có cơ thể cường
tráng cùng với tâm hồn trong sáng và trí tuệ phát triển''.
- Cũng trong năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 133/TTg ngày 07/
03/1996, về việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT, về giáo dục thể
chất trường học đã ghi rõ : "...Bộ Giáo dục - Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc
giáo dục thể chất trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khố,

ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn về rèn luyện thân thể cho học sinh các cấp học, có
quy chế bắt buộc đối với các trường...".
Vì vậy, giáo dục thể chất trường học là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo
dục - đào tạo và là một mặt quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất học đường.
Cùng với thể thao thành tích cao, giáo dục thể chất trường học đã góp phần đảm
bảo cho nền TDTT nước nhà phát triển cân đối và đồng bộ, để thực hiện mục tiêu
giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, cùng với thực hiện mục tiêu
chiến lược củng cố, xây dựng và phát triển nền TDTT Việt Nam từ nay đến năm
2025, đưa nền TDTT nước nhà hoà nhập và tranh đua với các nước trong khu vực
và trên thế giới.
2.1.2 Giáo dục thể chất là một trong những bộ phận của giáo dục và giáo
dưỡng trong các trường THPT.
Mục tiêu của hệ thống giáo dục thể chất XHCN là đào tạo nên những con
người hoàn thiện về thể chất, tích cực xây dựng chế độ XHCN và được chuẩn bị
11


12

tồn diện cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để có thể thực hiện được
nhiệm vụ đó, giáo dục thể chất cần giải quyết 3 nhóm nhiệm vụ sau :
2.1.2.1. Nhiệm vụ giáo dục:
Nhiệm vụ giáo dục bao gồm các tư cách và đạo đức ý chí trong tinh thần chủ
nghĩa cộng sản chân chính.
2.1.2.2. Nhiệm vụ tăng cường sức khỏe:
Nhiệm vụ tăng cường sức khỏe nhằm củng cố và phát triển một cách cân đối
các tố chất và chức năng của cơ thể, nâng cao thành tích thể thao, bảo vệ và kéo
dài khả năng lao động cao.
2.1.2.3. Nhiệm vụ giáo dưỡng:
Nhiệm vụ giáo dưỡng hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết, để

sử dụng phương tiện GDTC trong lao động và cuộc sống hàng ngày. Một trong
những thành phần quan trọng nhất của giáo dục XHCN là GDTC trong các trường
trung học phổ thơng.
Nhiệm vụ chính của chương trình giáo dục thể chất trong các trường THPT
là :
- Giáo dục cho HS những tố chất vận động, giáo dục đạo đức, ý chí, thẩm
mỹ, thể chất đáp ứng u cầu của cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Củng cố và giữ gìn sức khoẻ cho HS , góp phần hình thành và phát triển cơ
thể, nâng cao và duy trì khả năng làm việc cao trong suốt quá trình học tập của HS.
Huấn luyện thể lực toàn diện là nhằm đạt tiêu chuẩn sức khỏe, chuẩn bị thể lực
nghề nghiệp chuyên môn là để đáp ứng nhu cầu công tác trong tương lai.
Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ quan trọng nữa của GDTC trong
trường THPT là rèn luyện cho HS đáp ứng được các yêu cầu về thể chất do Nhà
nước đề ra.
GDTC là một quá trình sư phạm, nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe, hoàn
thiện thể chất, rèn luyện tính tích cực và nhân cách cho thế hệ trẻ. GDTC như là

12


13

một phạm trù vĩnh cửu, nó ra đời từ khi xuất hiện loài người và sẽ tồn tại tiếp tục
như một trong những điều kiện cần thiết của nền sản xuất xã hội.
2.1.3. Cơ sở lý luận đánh giá chất lượng GDTC.
GDTC là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta,
và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDTC được hiểu là: “Quá trình sư
phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách,
nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”
GDTC là một loại hình giáo dục, nên nó là một q trình giáo dục có tổ

chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... từ
thế hệ này cho thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là, GDTC cũng như các loại hình
giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trị chủ đạo
của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với
nguyên tắc sư phạm. GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động
tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội
dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và
giáo dục lao động.
GDTC là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện
các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hồn
thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hồn thiện
đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống. Đồng thời,
giáo dục các phẩm chất đạo đức, giáo dục ý thức và nhân cách”. Chương trình
GDTC trong trường THPT nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục: “Trang bị kiến
thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực của HS”
Tác dụng của GDTC và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng
trong trường THPT là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hố chế độ hoạt động,
nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh
trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường.
2.1.3.1. Kỹ năng thực hành.

13


14

Kỹ năng, kỹ xảo vận động là những kết quả đạt được xuất hiện trong quá
trình tập luyện và là do kết quả tiếp thu động tác.
Kỹ năng vận động thể hiện tiêu biểu bằng sự tiếp thu kỹ thuật động tác ở
mức độ phải tập trung chú ý cao độ vào các bộ phận tạo thành động tác và ở các

cách thức chưa ổn định khi giải quyết nhiệm vụ vận động.
Khi tập luyện, động tác được lặp lại nhiều lần, các bộ phận cấu thành động
tác đó ngày càng trở lên quen thuộc, các cơ chế phối hợp vận động dần dần được
tự động hoá và kỹ năng vận động trở thành kỹ xảo. Vì vậy, có thể coi “kỹ xảo vận
động thể hiện tiêu biểu bằng sự tiếp thu kỹ thuật động tác ở mức độ điều khiển
động tác xảy ra một cách tự động và động tác tiến hành với độ vững chắc cao”.
Như vậy, khả năng thực hành được hiểu như ở mức độ đánh giá nhất định
(kỹ năng hoặc kỹ xảo) thực hiện các động tác kỹ thuật. Khả năng thực hành phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: Trình độ của HS, điều kiện học tập, trang thiết bị, dụng cụ
sân bãi và chế độ học tập, phong trào thể thao quần chúng ... cũng như nhận thức
của HS về GDTC, sử dụng và chuyển hoá các bài.
2.1.3.2. Các chỉ tiêu thể lực.
Các chỉ tiêu thể lực được xác định dựa trên nguyên tắc và cơ sở khoa học
GDTC, mức độ đánh giá cho các thành viên trong xã hội thực hiện. Các tiêu chuẩn
này được xác định theo lứa tuổi, và giới tính. Nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn
phụ thuộc vào hệ thống GDTC của mỗi quốc gia.
Căn cứ vào những cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng giáo dục nói chung
và mục đích, u cầu chương trình GDTC nói riêng theo quyết định số 203/QĐ
TDTT ngày 23/1/1989, việc đánh giá chất lượng GDTC học sinh được tiến hành
theo các nội dung sau:
- Kỹ năng thực hiện kỹ thuật các môn thể thao.
- Thực hiện các nội dung thể lực theo tiêu chuẩn RLTT.
2.1.4. Hoàn thiện thể chất - một nội dung và yêu cầu quan trọng của mục
tiêu giáo dục con người toàn diện.
14


15

Từ cuối thế kỷ 19, Mác và Ănghen đã xây dựng những cơ sở lý luận về giáo

dục con người phát triển tồn diện. Q trình giáo dục được coi là một thể thống
nhất hữu cơ không thể tách rời giữa ba mặt: “ Giáo dục trí tuệ- Giáo dục thể chất Giáo dục kỹ thuật” và đã khẳng định sự kết hợp giữa trí dục và thể dục với lao
động sản xuất “ không chỉ là một trong những biện pháp để nâng cao sức sản xuất
xã hội mà còn là phương thức duy nhất để đào tạo ra những con người phát triển
toàn diện”.
Ở nước ta, ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ được thành lập, Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi
toàn dân tham gia tập thể dục và bản thân Người luôn đi đầu trong công việc cũng
như tự giác tập luyện TDTT. Bác đã nêu rõ tầm quan trọng: “Giữ gìn dân chủ, xây
dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành cơng...
bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước”, đồng thời Người đã ký xác
nhận thành lập Nha thể dục nhằm xây dựng và phát triển phong trào “ Khỏe vì
nước”. Tư tưởng của Hồ Chủ Tịch đã trở thành động lực thúc đẩy quần chúng
tham gia tập luyện thể dục, rèn luyện thân thể và góp phần to lớn vào thắng lợi của
cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc.
Ý nghĩa thực tiễn của nguyên tắc phát triển con người cân đối toàn diện
trong lĩnh vực GDTC thể hiện ở hai yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, khi thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong TDTT (hình thành các
kỹ năng vận động, phát triển các tố chất thể lực...) phải bảo đảm thống nhất giữa
các mặt giáo dục, nhằm bồi dưỡng thành con người phát triển toàn diện hợp lý.
Tiền đề tự nhiên của mối liên hệ tương quan giữa các mặt giáo dục trên là sự thống
nhất khách quan không thể tách rời giữa sự phát triển về thể chất và tinh thần của
con người. Điều này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu về con người làm
sáng tỏ. Bởi vậy sự phân chia thành các mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức...
chỉ có ý nghĩa tương đối khơng phải là đồng nhất. Mỗi mặt giáo dục riêng lẻ tác
động vào sự phát triển toàn diện của con người nhờ vào việc các nhà sư phạm sử
dụng các phương tiện, phương pháp, có sự thống nhất giữa các mặt giáo dục nói
trên, tuân theo các quy luật khách quan tác động lên đối tượng. Các phương tiện,
15



16

phương pháp và các điều kiện GDTC, các quy luật giảng dạy động tác và giáo dục
các tố chất thể lực - năng lực thể chất có thể tạo ra khả năng lớn để tác động một
cách có hiệu quả đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của con người, đồng
thời cũng thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành nhân cách, văn hố, thẩm mỹ, đạo
đức, ý thức của con người trong xã hội...
Thứ hai, tính tồn diện của GDTC, yêu cầu phải cố gắng sử dụng đồng bộ
các nhân tố, phương tiện, hình thức hoạt động TDTT sao cho phát triển được toàn
diện các tố chất thể lực, năng lực vận động và có một “vấn” kỹ năng, kỹ xảo vận
động rộng rãi, phong phú cần thiết cho cuộc sống nói chung và hoạt động chun
mơn nói riêng. Yêu cầu này bắt nguồn từ sự cần thiết chuẩn bị thể lực toàn diện
cho cuộc sống, phản ánh tính quy luật tự nhiên của sự phát triển thể chất của con
người. Nhà bác học nổi tiếng người Nga Letgap (1837-1909) đã chứng minh rằng:
“Chỉ có sự phát triển cân đối các cơ quan, cơ thể con người mới thực sự được tự
hoàn thiện và hoàn thành được cơng việc lớn nhất với sự tiêu hao ít nhất về vật
chất và sức lực”. Kết luận này không chỉ có ý nghĩa về mặt tự nhiên mà cịn có ý
nghĩa cả về mặt xã hội. Yêu cầu phát triển thể chất tồn diện khơng có nghĩa là
phải ln cố gắng phát triển tất cả các tố chất thể lực một cách đồng đều và ngang
nhau. Không nên coi mức phát triển các tố chất thể lực là khơng có giới hạn. Đồng
thời phát triển cân đối các tố chất vận động khơng có nghĩa là khơng cho phép ưu
tiên phát triển những tố chất, phẩm chất nổi trội theo đặc điểm cá nhân và đặc thù
của hoạt động chuyên mơn. Ngun tắc chung về sự phát triển tồn diện cũng được
vận dụng trong sự kết hợp giữa sự chuẩn bị thể lực chung và thể lực chuyên môn
cơ bản của công tác GDTC.
2.1.5. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể chất trong trường THPT.
2.1.5.1. Mục tiêu của công tác giáo dục thể chất trong trường THPT.
GDTC trong các trường THPT là một bộ phận của hệ thống GDTC trong
nhà trường nói chung, nhằm mục tiêu chung là đào tạo những con người “Phát

triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức”.
2.1.5.2. Nhiệm vụ công tác GDTC trong trường THPT:
16


17

GDTC là một quá trình giải quyết các nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng nhất
định, mà đặc điểm của q trình này là có tất cả những dấu hiệu chung của một quá
trình sư phạm. Cũng như các loại hình giáo dục khác, GDTC cũng có tất cả các đặc
điểm chung của q trình giáo dục, đồng thời nó có những đặc trưng của riêng
mình. GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận
động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động (sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động) của con người.
Hai quá trình dạy học động tác (hình thành kỹ năng kỹ xảo, những hiểu biết
có liên quan) và phát triển có định hướng các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ,
làm tiền đề cho nhau. Khơng có sự tách bạch cũng như khơng có sự đồng nhất giữa
chúng trong tất cả các giai đoạn của quá trình GDTC.
Về mặt thực dụng, GDTC là một quá trình chuẩn bị thể lực cho con người để
thực hiện các nhiệm vụ hoạt động do xã hội quy định (lao động, chiến đấu, học
tập...)
Để thực hiện các mục tiêu ở tên, công tác GDTC của các trường THPT phải
giải quyết đồng thời các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giáo dục đạo đức XHCN, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ
luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực, lành mạnh. Giáo dục tinh thần tự giác
học tập và rèn luyện tinh thần tập thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo
vệ Tổ quốc.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nội dung và phương
pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao

thích hợp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để rèn luyện
thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT.
- Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của HS, phát triển cơ thể một cách
hài hồ, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói xấu, tệ nạn trong
cuộc sống. Nhằm tận dụng thời gian và cơng việc có ích đạt kết quả cao trong quá
trình học tập, đạt được những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng trên cơ
sở tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi.
17


18

- Giáo dục thẩm mỹ, tạo điều kiện nâng cao trình độ thể thao, các tố chất thể
lực cho HS.
Việc giải quyết các nhiệm vụ trên một cách đồng bộ và có hiệu quả cần quán
triệt sự thống nhất giữa hai mặt:
- Thứ nhất: GDTC trong trường THPT là một bộ phận hữu cơ của nền giáo
dục tồn diện. Nó là phương tiện quan trọng và có hiệu quả để phát triển cân đối,
hài hoà cơ thể và các tố chất thể lực của HS.
- Thứ hai: GDTC trong trường THPT là một q trình sư phạm. Vì vậy nó
là một q trình giáo dục, có tác động tích cực đến việc hình thành phẩm chất đạo
đức, nhân cách, quan điểm, lối sống... cho HS.
Hoạt động TDTT trong trường THPT chủ yếu thực hiện chức năng giáo dục
và giáo dưỡng tức là nhằm phát triển hài hồ các mặt hình thái, chức năng của cơ
thể, đồng thời phát triển các năng lực thể chất của con người.
2.1.6. Các tiêu chí thể lực:
Yêu cầu chủ yếu của việc tập luyện TDTT theo hướng sức khỏe là nhằm
phát triển hài hoà các mặt về hình thái, chức năng của cơ thể; đạt trình độ chuẩn bị
thể lực tốt nhằm bảo đảm cho con người thể hiện ở mức cao nhất các năng lực của
mình trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau. “Hình thái và chức năng của cơ thể

phát triển hợp lý sẽ phát huy tối ưu các năng lực hoạt động cơ bản (đi, chạy, nhảy,
ném...), các tố chất thể lực (nhanh, mạnh, bền....) và khả năng thích ứng với ngoại
cảnh, chống đỡ với bệnh tật; tiếp thu nhanh với kỹ năng, kỹ xảo vận động và các
thao tác lao động”
Sự phát triển thể chất được đánh giá thông qua mức độ phát triển về mặt
hình thái của cơ thể (sự tăng trưởng, phát dục của cơ thể, thể hình, tư thế của con
người) và các chức năng (sự hoạt động của hệ thống các cơ quan trong cơ thể như
tim, phổi, thần kinh...). Sự phát triển thể chất của HS là nội dung chính và quan
trọng nhất của GDTC trong trường THPT vì với TDTT, tác dụng và mục đích
chính là tăng cường sức khỏe cho HS. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng nhất
trong TDTT: Khi lựa chọn các phương tiện và phương pháp TDTT, phải xuất phát
18


19

từ các giá trị nâng cao sức khoẻ của chúng như những tiêu chuẩn bắt buộc. Các chỉ
số thể lực được xác định bằng các phương pháp quan sát, đo đạc, thử nghiệm chức
năng, v.v... Các chỉ tiêu đặc trưng của q trình hồn thiện thể chất được xác định
bởi những nhu cầu và điều kiện sống xã hội trong một giai đoạn phát triển lịch sử
khác nhau, vì vậy có sự biến đổi thường xuyên phù hợp với mức độ phát triển kinh
tế, văn hoá xã hội đương thời.
Các tiêu chuẩn quy định về chế độ RLTT phản ánh tình trạng sức khoẻ, trình
độ thể lực của HS. Việc kiểm tra định kỳ các tiêu chuẩn này có tác dụng tích cực
thúc đẩy q trình rèn luyện của HS đảm bảo phát triển thể lực cho HS mang tính
hướng nghiệp, đồng thời giúp cho giáo viên và nhà trường đề ra các biện pháp hợp
lý cho công tác GDTC trong trường học.
2.1.7. Thực trạng công tác GDTC trong các trường THPT hiện nay.
Hàng năm, bằng văn bản hướng dẫn công tác GDTC sức khỏe, y tế trường
học, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã xác định nhiệm vụ cụ thể là: “Tích cực đẩy mạnh

các hoạt động ngoại khóa ngồi trời, khuyến khích HS tập luyện vào thời gian rỗi,
các trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, giáo viên hướng dẫn
để HS được tập luyện thường xuyên, nề nếp”.
“Hướng dẫn, khuyến khích học sinh tập luyện vào thời gian rỗi, duy trì nề
nếp tập luyện thể dục buổi sáng, tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể hàng năm”.
Tuy vậy, trong thực tế, việc rèn luyện thể chất và tập luyện TDTT của HS
cịn gặp nhiều khó khăn, kể cả trong nhận thức về vị trí, cơng tác chỉ đạo và đầu tư
các điều kiện đảm bảo, các hình thức và nội dung hoạt động ngoại khóa của HS
cịn q ít ỏi, số HS trực tiếp tham gia tập luyện còn hạn chế, điều kiện đảm bảo về
cơ sở vật chất cịn khó khăn. “Do đó, cả quy mơ và chất lượng người tập nâng cao
thành tích thể thao trong HS còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thể thao học
đường”.
- Điều kiện đảm bảo, cơ sở vật chất: Bộ Giáo dục - Đào tạo đã quán triệt các
văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT và GDTC trường học, đã
đề ra những văn bản pháp quy, quy định: “Tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở
19


20

vật chất và kinh phí để thực hiện việc dạy và học thể dục bắt buộc ở tất cả các
trường học..., cùng với các ngành hữu quan xây dựng định mức, định chuẩn và các
điều kiện đảm bảo về cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí để quản lý công tác GDTC
trong quy hoạch xây dựng và nâng cấp trường sở phải đảm bảo sân chơi, bãi tập
cho học sinh, sinh viên”.
2.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được các mục đích nghiên cứu đặt ra, đề tài đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:

2.2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu có liên quan.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích tham khảo các tài liệu khoa
học, các văn kiện nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành TDTT và của Bộ
Giáo dục - Đào tạo về định hướng phát triển cơng tác GDTC. Từ phân tích tiếp thu
và sử dụng các thông tin khoa học cần thiết liên quan, tổng hợp lại thành những
vấn đề cơ bản có tính định lượng, cần thiết. Tìm hiểu các cơ sở lý luận về mục
tiêu, nhiệm vụ, đường lối phát triển ngành TDTT nói chung và cơng tác GDTC
trong các trường THPT nói riêng.
Trong khi thực hiện đề tài, chúng tơi đã tìm hiểu, sưu tầm, tổng hợp và phân
tích nghiên cứu các loại sách, tư liệu như các văn bản của Đảng và Nhà nước về
công tác GDTC trong nhà trường các cấp. Các quy định văn bản pháp quy của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về GDTC cho học sinh, sinh viên. Các loại sách, tạp chí
chuyên ngành, tập san khoa học, thông tin khoa học TDTT và các tài liệu có liên
quan đến GDTC, trưng cầu ý kiến của các GV và HLV TDTT trong khu vực.
2.2.1.2 Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, phân tích đánh giá khách quan
thực trạng GDTC cho HS trong trường THPT. Tiếp cận đối tượng nghiên cứu,
chấm điểm kỹ năng thực hành, đánh giá kết quả thực hành của lớp thực nghiệm và
đối chứng. Đánh giá các điều kiện đảm bảo, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và
phương pháp giảng dạy. Từ đó, giúp cho công tác đánh giá thực trạng việc sử dụng
20


21

các bài tập nhằm phát triển thể chất cho HS ở trường THPT. Hình thành một
phương án thực nghiệm mang tính khả thi.
2.2.1.3 Phương pháp phỏng vấn.
Trong đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp .
* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn những vấn đề

mà phiếu hỏi chưa đáp ứng được. Đối tượng là các GV, HLV đang tham gia giảng
dạy bộ môn GDTC tại các trường THPT và các trung tâm huấn luyện thể thao
trong khu vực huyện Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai.
* Phương pháp phỏng vấn gián tiếp : Nhằm thu thập những ý kiến và số lượng
cần thiết cho nghiên cứu .Trên cơ sở nội dung phỏng vấn gồm các vấn đề cụ thể
theo phiếu phỏng vấn để đi sâu vào việc lựa chọn các bài tập nhằm phát triển thể
chất cho HS ở trường THPT.
Phương pháp phỏng vấn cũng là một trong những phương pháp quan trọng,
được sử dụng trong quá trình nghiên cứu với mục đích tìm hiểu các bài tập cần
thiết và các Test nhằm đánh giá thể chất cho học sinh. Phỏng vấn được tiến hành
bằng cách gửi phiếu có câu hỏi in sẵn cho 24 HLV và giáo viên giảng dạy bộ môn
giáo dục thể chất tại các trường THPT và Trung tâm huấn luyện thể thao trên địa
bàn huyện Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai.
2.2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi tiến hành tổ chức kiểm tra sư phạm.
Mục đích của q trình này nhằm kiểm nghiệm trong thực tiễn công tác giảng dạy,
cũng như kiểm tra tính thực tiễn, tính khả thi của hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn
đã xây dựng trong quá trình nghiên cứu. Quá trình tổ chức kiểm tra sư phạm được
tiến hành trong 8 tháng. Đối tượng thực nghiệm của đề tài là 160 học sinh các lớp
10A3, 10A4, 11D2,11D3 của trường THPT Quỳnh Lưu 2.
Quá trình kiểm tra sư phạm trên đối tượng nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu
như kiểm tra các tố chất thể lực:
+ Chạy 50m xuất phát thấp (giây).
+ Bật xa tại chỗ (cm).
21


22

+ Chạy 1000m(nam)

+ Chạy 500m(nữ).
+ Co tay xà đơn, (nam).
+ Nằm sấp chống đẩy (nữ)
Kết quả của phương pháp này là cơ sở cho việc xác định các tiêu chuẩn đánh
giá mức độ phát triển thể chất của học sinh ở trường THPT
1) Chạy 50m xuất phát thấp (giây):
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá sức nhanh, tốc độ.
- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở vạch xuất phát với tư thế thấp, khi
có tín hiệu lập tức chạy với tốc độ tối đa trên quãng đường 50m. Thành tích được
tính là thời gian từ khi có tín hiệu xuất phát đến khi học sinh hoàn thành động tác
đánh đích. Thực hiện một lần và lấy kết quả duy nhất.
2) Chạy 1000 m (nam), 500 m (nữ) (phút):
Người thực hiện đứng ở vạch xuất phát với tư thế xuất phát cao, khi nghe
hiệu lệnh xuất phát, người thực hiện rời vạch xuất phát, dùng kỹ chiến thuật chạy
cự ly trung bình để chạy về đích. Đồng hồ bấm chạy khi có lệnh xuất phát và bấm
dừng khi người chạy chạm mặt phẳng thẳng góc vạch đích. Thực hiện một lần và
lấy kết quả.
3) Bật xa tại chỗ (cm):
Người thực hiện đứng tại chỗ nơi vạch dậm nhảy, dùng sức mạnh toàn thân,
chủ yếu là dùng sức mạnh của hai chân phối hợp đánh lăng tay từ trên về sau ra
trước để đưa thân người bật lên trên không. Khi rơi xuống gối phải khuỵu để hoãn
xung phản lực tác động. Thực hiện ba lần và lấy kết quả cao nhất (tính từ vạch dậm
nhảy đến điểm chạm đất gần nhất).
4) Năm sấp chống đẩy(nữ) (lần), co tay xà đơn (nam)(lần):
- Mục đích: Kiểm tra đánh giá sức mạnh của nhóm cơ vai và chi trên.

22


23


- Người thực hiện: Nằm sấp chống đẩy trên bục cao 30cm và thực hiện
chống đẩy yêu cầu thẳng tay khi đẩy vai, mơng và gót chân tạo thành một đường
thẳng. Thực hiện tối đa sức.
Nắm co tay xà đơn yêu cầu khi lên cằm phải cao hơn xà khi xuống khuỷu
tay phải duỗi thẳng, trong quá trình thực hiện khơng được tạo đà. Thành tích được
tính bằng số lần thực hiện đúng quy cách.
2.2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định hiệu quả và giải quyết các đề
xuất nhằm ứng dụng cho HS ở trường THPT, chúng tôi tiến hành thực nghiệm 80
em HS ở hai khối khối 10 và 11 với hệ thống các biện pháp cơ bản đã được xác
định có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao chất lượng đào tạo như: Tuyên
truyền giáo dục nhận thức cho HS về vai trò tác dụng của TDTT dưới nhiều hình
thức; Cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình học tập;
tăng cường các tổ chức hoạt động ngoại khố có tổ chức, có sự hướng dẫn của giáo
viên cho nhóm thực nghiệm.
Để đánh giá một cách khách quan và tồn diện, chúng tơi đã tiến hành thực
nghiệm sư phạm theo một số yêu cầu như sau:
- Thực nghiệm tiến hành toàn diện trên tất cả các khâu như: Nội dung, quỹ
thời gian, cấu trúc chương trình.
- Đối tượng nghiên cứu tương đối đồng đều về lứa tuổi, trình độ thể lực, số
lượng, giới tính.
- Điều kiện thực hiện tương đối đồng nhất về sân bãi, dụng cụ, thời gian,
giáo viên giảng dạy cũng như phương pháp giảng dạy, huấn luyện.
- Thời gian thực nghiệm đủ dài để có thể đánh giá kết quả một cách chính
xác.
- Các nhóm thực nghiệm và đối chứng tiến hành đồng thời song song trong
quá trình tiến hành thực nghiệm.
2.2.1.6 Phương pháp toán học thống kê.
23



24

Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu
thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài như: Xác định các giá trị trung
bình và độ lệch chuẩn về các chỉ tiêu kiểm tra của đối tượng nghiên cứu. Từ đó xác
định mức tăng trưởng thể lực của đối tượng nghiên cứu và là căn cứ để đánh giá
mức độ phát triển thể chất của học sinh ở trường THPT.
Việc sử dụng phương pháp này cịn nhằm mục đích so sánh các giá trị trung
bình giữa các đối tượng trong quá trình nghiên cứu nhằm xác định có hay khơng
có sự khác biệt về mức độ phát triển thể chất giữa các đối tượng này. Đây cũng là
căn cứ để xác định có hay khơng có sự khác biệt trong việc xây dựng các tiêu
chuẩn đánh giá cho đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình xử lý các số liệu của đề tài, các tham số và các cơng thức
tốn thống kê truyền thống được trình bày trong cuốn “Đo lường thể thao”,
“Những cơ sở của toán học thống kê”, “Phương pháp thống kê trong TDTT”.

- Số trung bình:
n

- Phương sai:

δ2 =

∑ (x
i =1

i


− x)2

n

(n > 30)

- Độ lệch chuẩn:
- Nhịp độ tăng trưởng:
Trong đó : W: Nhịp độ tăng trưởng tính bằng %.
V1: Chỉ số trung bình lần kiểm tra lần thứ nhất.
V2: Chỉ số trung bình lần kiểm tra thứ hai.

- So sánh 2 giá trị tự đối chiếu:
Trong đó:
;
- So sánh 2 giá trị trung bình quan sát:

(n > 30)
;
24


25

(với na ≥ 30 và nb ≥ 30
2.2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.2.1 Thời gian nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 và được
chia làm 3 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020. Nhiệm vụ của

giai đoạn này là:
+ Xác định tên đề tài, viết đề cương nghiên cứu.
+ Thu thập tài liệu, phân tích và đánh giá các mặt cần thiết làm cơ sở cho
việc nghiên cứu đề tài.
+ Lập và gửi phiếu phỏng vấn, tổng hợp số liệu từ kết quả phỏng vấn.
+ Giải quyết nhiệm vụ 1
* Giai đoạn 2: Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021.
+ Tiến hành kiểm tra, thực nghiệm sư phạm trên các đối tượng thực nghiệm.
+ Giải quyết phần đầu của nhiệm vụ 2, tổng hợp các kết quả nghiên cứu.
* Giai đoạn 3: Từ tháng 2 năm 2021 đến tháng 3 năm 2021.
+ Tiếp tục giải quyết nhiệm vụ 2
+ Xử lý số liệu, viết dự thảo kết quả nghiên cứu, hoàn hoàn thành đề tài và
chuẩn bị báo cáo trước Hội đồng khoa học nhà trường.
2.2.2.2 Địa điểm nghiên cứu.
- Sân Giáo dục thể chất trường THPT Quỳnh Lưu 2
2.2.2.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh các lớp 10A3, 10A4, 11D2, 11D3.
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
25


×