Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

SKKN rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua hai văn bản đọc hiểu tấm cám, truyện an dương vương và mị châu trọng thủy (ngữ văn 10 tập 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 81 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN
CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA HAI VĂN BẢN ĐỌC - HIỂU
TẤM CÁM (TRUYỆN CỔ TÍCH), TRUYỆN AN DƯƠNG
VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY (TRUYỀN THUYẾT)
NGỮ VĂN 10, TẬP 1
MƠN: NGỮ VĂN

Tên tác giả:
Tổ bộ mơn:
Năm thực hiện:
SĐT liên hệ:

CUNG THỊ THU
Văn - Ngoại ngữ
2020 - 2021
0966512070

MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt



Từ đầy đủ

1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh

3

SGK

Sách giáo khoa

4

THPT

Trung học phổ thông


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1

Năng lực tư duy phản biện đáp ứng nhu cầu của thời đại 4.0
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
như hiện nay, tư duy phản biện trở thành kỹ năng đặc biệt quan trọng giúp cá nhân
trở nên nổi bật và đạt được hiệu quả khác biệt trong công việc. Đây cũng là một
trong 10 kỹ năng quan trọng và thiết yếu nhất trong thế kỷ XXI theo “Diễn đàn
Kinh tế Thế giới 2019”: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng cộng
tác làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá và ra quyết định, kỹ năng đàm phán… Như
vậy, cuộc cách mạng số này đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía
cạnh trong đời sống xã hội, đặc biệt không thể thiếu nguồn lực chất lượng cao; mà
nguồn nhân lực lại là đối tượng trực tiếp của ngành Giáo dục - Đào tạo.
1.2. Năng lực tư duy phản biện đáp ứng yêu cầu - mục tiêu cần hướng tới của
ngành giáo dục thế giới nói chung và Giáo dục đào tạo Việt Nam nói riêng
TS. Hồ Thiệu Hùng trả lời trên diễn đàn báo Giáo dục: “Đổi mới giáo dục
thì phải đổi mới hoạt động dạy và học, muốn đổi mới hoạt động dạy và học mà
không khuyến khích tư duy phản biện, khơng rèn luyện năng lực phản biện khoa
học cho học sinh thì mất hẳn một nội dung cơ bản của đổi mới”.
Điều đó có nghĩa phản biện là năng lực quan trọng của mỗi con người trong
xu thế hội nhập toàn cầu. Hiện nay, nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như
Anh, Mỹ đã chú trọng đề cao, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tư duy phản
biện, thậm chí coi nó như một mơn học chính thức.
Đối với giáo dục Việt Nam những năm gần đây chúng ta cũng đã chú trọng
tới vấn đề này. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản tồn
diện đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc”. Thơng tư số 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06/4/2012, chương II, điều 7, mục
2c có nói: “Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản
3



biện”. Thông tư này cũng quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học về việc đổi mới
kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Trên thực tế, dạng đề mở những
năm gần đây cũng đã minh chứng rằng giáo dục của chúng ta đang hướng tới phát
triển kỹ năng phản biện của học sinh.
Giáo dục những con người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc
trở thành mục tiêu hàng đầu. Trang bị cho thế hệ trẻ tư duy phản biện cũng có
nghĩa là trang bị cho các em sự tự tin, tính tự lập, khát vọng đổi mới và khát vọng
thành công hơn trong cuộc sống. Chúng ta muốn học sinh, sinh viên của mình có
đủ bản lĩnh, tự tin để tham gia các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới thì
việc rèn luyện năng lực phản biện cho họ ngay từ khi còn ở cấp THPT là điều thiết
thực và vô cùng quan trọng.
1.3. Năng lực tư duy phản biện góp phần khắc phục những hạn chế của
phương pháp dạy học ngữ văn kiểu truyền thống tại địa phương
Thực tế cho thấy rằng: việc Dạy ngữ văn trên lớp của thầy cơ vẫn cịn nặng
hình thức truyền thụ kiến thức một chiều. Việc Học của trò vẫn là nghe, hiểu và
làm theo. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:
-

Áp lực chương trình theo phân phối đã được định sẵn.

-

Áp lực kiểm tra và thi cử khiến giáo viên và học sinh còn coi trọng kiến thức hơn
là kỹ năng.

-


Hạn chế từ phương pháp truyền thụ của thầy và khả năng tiếp nhận của trò…
Vậy nên dạy học theo hướng phát triển năng lực mặc dù đã được vận dụng
nhưng cịn mang tính hình thức, một số giáo viên còn lúng túng, chưa thẩm thấu
nên chưa thực sự hiệu quả.
1.4. Đáp ứng nhu cầu dạy và học tác phẩm văn học dân gian nói chung và hai
văn bản Tấm Cám (Truyện cổ tích); Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy (truyền thuyết) nói riêng (chương trình Ngữ văn 10 - Tập 1)
Thứ nhất, văn học dân gian là một thành phần chủ lực của chương trình Ngữ
văn lớp 10 (tập 1). Đây là một bộ phận của nền văn học dân tộc đã được đúc kết từ
4


ngàn xưa của cha ông với những bài học và kinh nghiệm sống vô giá. Dạy học văn
học dân gian để các em tiếp thu nguồn mạch ấy, từ đó ứng xử phù hợp trong thời
đại mới. Tuy nhiên một số giáo viên và học sinh vẫn chưa thực sự chú trọng dạy
học các văn bản thuộc văn học dân gian. Cũng vì lẽ: văn học truyền miệng quy mơ
cịn nhỏ hẹp, hơi đơn giản, tính khoa học chưa cao. Kiến thức văn học dân gian ít
dính kết với các tác phẩm văn học viết. Hơn nữa, đây là phần kiến thức nằm ngoài
phạm vi các kỳ thi cử quan trọng như thi học sinh giỏi, thi Trung học Quốc gia
hằng năm.
Thứ hai, truyện cổ tích Tấm Cám và truyền thuyết An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thủy đều được đánh giá là những truyện cổ hay nhất Việt Nam.
Trong q trình dạy học hai tác phẩm này, có rất nhiều tình huống “có vấn đề” nảy
sinh nên các em tranh luận sôi nổi, hào hứng, khám phá văn bản đa chiều. Là một
giáo viên trực tiếp giảng dạy, trăn trở của chúng tôi là làm sao giúp các em vừa bộc
lộ được quan điểm cá nhân, giải quyết tốt nhất những tình huống nảy sinh, lại vừa
được tơi luyện kỹ năng “phản pháo” trước mọi vấn đề của cuộc sống. Từ việc học
trên trang sách, giúp các em giải quyết những khó khăn mà các em có thể đối mặt
trong thực tế.
Vì tất cả những lí do trên nên chúng tôi lựa chọn đề tài “Rèn luyện năng lực
tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua hai văn bản đọc hiểu Tấm Cám,

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (Ngữ văn 10 - tập 10). Với
cái nhìn và phạm vi ứng dụng cụ thể, chúng tôi hy vọng đề xuất được các biện
pháp để việc dạy học đọc hiểu văn bản, có thể phát triển tư duy phản biện và năng
lực phản biện cho HS một cách hiệu quả, góp phần đổi mới phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển năng lực của HS, hướng đến mục tiêu đào tạo những
công dân năng động, sáng tạo, tự tin, đáp ứng tốt yêu cầu của đất nước trong thời
kỳ hội nhập.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài bàn đến giải pháp rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh ở cấp
THPT. Nhưng trong khả năng của người viết, chúng tôi chỉ xin đề xuất một số cách
rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh qua bài đọc hiểu hai văn bản văn
5


học Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy (Ngữ văn 10).
Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm và đối chứng kết quả là
học sinh lớp 10 trường THPT trường THPT Yên Thành 2, huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An trong năm học 2020 - 2021 tại 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy 10A5, 10A7.
Tơi cũng sử dụng phân phối chương trình nhóm văn trường n Thành 2 năm học
2020 - 2021(chương trình có tự chọn) để thực hiện sáng kiến này.
3. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề này tài nhằm tìm cách phát huy tối đa năng lực phản biện của
người dạy và người học thông qua hai văn bản rất tiêu biểu của phần tự sự văn học
dân gian Ngữ văn 10. Đồng thời tạo ra được một không khí dạy học dân chủ, thoải
mái, góp phần làm nên sức hấp dẫn cho việc chiếm lĩnh tri thức văn học dân gian,
nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm dân gian trong trường phổ thông.
Nhiệm vụ cụ thể mà tôi tiến hành như sau:
- Nghiên cứu nhiệm vụ năm học thông qua các văn bản chỉ đạo đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An trong
những năm gần đây.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tư duy phản biện, các biện pháp phát triển
năng lực đó trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới dạy học, năng lực phản biện, bài tập
thực tiễn, dự án học tập… và vai trị của nó trong việc phát triển năng tư duy phản
biện cho học sinh.
- Nghiên cứu hai bài học: An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, Tấm
Cám trong chương trình Ngữ văn 10, tập 1.
- Đề xuất và áp dụng thực nghiệm các biện pháp phát triển năng lực tư duy
phản biện cho học sinh thông qua dạy học hai tác phẩm nói trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6


- Phương pháp thực nghiệm…
Ở đề tài này chúng tôi tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Tiến hành khảo sát năng lực phản biện và hứng thú học tập môn
Ngữ văn của học sinh trường THPT Yên Thành 2.
Bước 2: Soạn bài và dạy thể nghiệm theo hướng phát triển tư duy phản biện
ở một số lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy.
Bước 3: Khảo sát và lấy kết quả sau khi lên lớp.
Bước 4: Đối chiếu kết quả và kết luận.

PHẦN II. NỘI DUNG
7


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.

Cơ sở lý luận
1.1 Thuật ngữ và khái niệm “Phản biện”, “Tư duy phản biện”, “Năng lực phản
biện”
1.1.1. Thuật ngữ “Phản biện” (Opponency) là dùng lý lẽ và dẫn chứng để lập
luận chống lại một ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá, hành động, việc
làm… nhằm thuyết phục người nghe nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo cách khác có
đúng đắn hơn, khách quan hơn. Mục đích phản biện là chống đối một luận điểm
bằng cách đề xuất một cách nhìn hay một góc nhìn khác để người bị phản biện
phải cố gắng chứng minh quan điểm của mình là đúng đắn nhất, từ đó thúc đẩy
mọi người có thể lựa chọn cân nhắc một phương án tối ưu. Phản biện khơng đồng
nghĩa là bác bỏ, đả kích hay phê phán mà dựa trên tinh thần đối thoại, và do đó nó
có tính tích cực và xây dựng.
1.1.2. Tư duy phản biện là thuật ngữ chỉ một quá trình tư duy biện chứng, bao gồm
phân tích và đánh giá một thơng tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã
đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Muốn có
phản biện trước hết phải có tư duy phản biện. Lập luận phản biện phải rõ ràng,
logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và cơng tâm. Cũng có nghĩa là q trình tiếp nhận
khơng hề là đơn thuần, duy trì thơng tin thụ động mà là tìm lập luận phản bác lại
kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác và độ tin cậy
của thơng tin.
1.1.3. Năng lực phản biện
Năng lực phản biện là huy động vốn tri thức, kinh nghiệm và năng lực lập
luận, biện bác của mình để chỉ ra những điểm đúng - sai, hợp lý - bất hợp lí, khả thi
- bất khả thi của vấn đề được đưa ra. Đó là khả năng phát hiện ra những bất cập,
bất hợp lý từ một vấn đề sẵn có, để từ đó nhận thức lại một cách đúng đắn hơn,
hợp lý hơn.
Bởi vậy, việc phát huy năng lực phản biện sẽ huy động tổng hợp các kiến
8



thức, trí tuệ, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý
chí... để giúp thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả trong một số bối cảnh nhất định.
1.2. Mối quan hệ giữa “Tư duy phản biện” và “Năng lực phản biện”
Theo cách hiểu thơng thường thì năng lực là sự kết hợp của tư duy, kỹ năng
và thái độ. Năng lực là một khái niệm rộng với nhiều nội hàm, trong đó năng lực
phản biện là một trong các năng lực cốt lõi: năng lực tốn học, năng lực giao tiếp,
năng lực ngơn ngữ... Theo tác giả Nguyễn Thành Thi - Cần rèn luyện năng lực phản
biện trong học tập cho học sinh, sinh viên (Tạp chí Khoa học văn hóa và du lịch, số
13, tháng 9 năm 2013), từ việc rèn luyện năng lực phản biện sẽ giúp học sinh hình
thành tư duy phản biện. Vì vậy, muốn có lối mịn tư duy phản biện thì đầu tiên phải
rèn luyện năng lực phản biện ở người học.
1.3 Hình thức và cấu trúc của phản biện
1.3.1 Một phản biện có thể tồn tại ở hai dạng: nói - viết dưới nhiều hình thức: phản
biện cá nhân, phản biện nhóm; phản biện đơn, phản biện kép; dạng trả lời câu
hỏi, đóng vai, phỏng vấn, phản biện lại phản biện... Hình thức phản biện nào cũng
có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, góp phần rèn luyện kỹ
năng sống, hồn thiện nhân cách con người - một mục tiêu quan trọng trong giáo
dục phổ thông.
1.3.2 Cấu trúc của một phản biện bao gồm các yếu tố sau
- Mục tiêu phản biện: hướng tới chân lý của vấn đề. Hiểu đúng nhất, tối ưu
nhất. Phản biện khơng nhằm hạ thấp vai trị của người khác để nâng vai trò của
người phản biện.
- Nhân vật phản biện: gồm hai hay nhiều người tham gia vào quá trình phản
biện được quy thành hai đối tượng: người phản biện và người được phản biện.
- Nội dung phản biện: là vấn đề đang được nói đến nhưng chưa thỏa đáng,
chưa thuyết phục người đọc, người nghe.
- Lập luận phản biện là cách dùng các thao tác lập luận để đưa ra phản biện.
Các thao tác gồm: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh… kết hợp

với lí lẽ, dẫn chứng (có thể kèm thêm thái độ, cử chỉ, cảm xúc của người phản
9


biện).
- Kết quả của phản biện có thể đúng, có thể không đúng. Nếu đúng sẽ là
chân lý được rút ra. Nếu chưa đúng sẽ là tiền đề cho những phản biện tiếp theo.
2.

Cơ sở thực tiễn
2.1. Phản biện trong dạy học ở những nước có nền giáo dục tiên tiến
Nhìn ra thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy hầu hết các quốc gia có nền
giáo dục phát triển mạnh, cụ thể là các nước phương Tây, đều coi trọng tư duy
phản biện. Ở Mỹ, người ta đề cao tính dân chủ trong giáo dục, tạo điều kiện cho
người học, phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT. Phó giáo sư lịch sử
Johann N. Neem thuộc Đại học Western Washington (Mỹ), trong một bài viết đăng
trên tạp chí The Chronicle of Higher Education, đã thúc giục nhà chức trách và
những nhà giáo dục Mỹ cần thực hiện tốt hơn việc giáo dục lịch sử dân tộc và phải
dạy với tinh thần phản biện. Nước Anh coi dạy học tư duy phản biện như một mơn
học chính quy. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm
tra chính: "Sự đáng tin của dẫn chứng" và "Phát triển tranh luận". Đối với học
sinh dưới 16-18 tuổi, tư duy phản biện được đưa xen kẽ vào trong bài giảng của
giáo viên. Còn ở các quốc gia Đông Nam Á, cụ thể là Singapore, một đất nước có
nền giáo dục khá tiên tiến trên thế giới hiện nay, người ta quan niệm tư duy phản
biện sản sinh ra tư duy sáng tạo.Vì thế họ ln đặt trọng tâm phát triển tư duy phản
biện cho người học để nâng cao khả năng đối đầu với sự thay đổi nhanh chóng của
nền kinh tế dưới ảnh hưởng của q trình tồn cầu hóa. Cụ thể, năm 1997, Bộ Giáo
dục Singapore đã chính thức thành lập một trung tâm nghiên cứu có tên là “Cục tư
duy phản biện”.
Các nước tiên tiến đã coi trọng phản biện trong dạy học, đây là cơ sở đáng

tin cậy để chúng ta mạnh dạn đưa phản biện vào trong dạy học ở cả bậc đại học và
bậc THPT.
2.2. Phản biện trong dạy học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nhà giáo dục cũng đã quan tâm đến phát triển tư duy phản
biện: “Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản
10


biện”. Theo tác giả Tố Tâm - Giảng viên Global Education: “Tư duy phản biện rất
cần thiết trong phương pháp đào tạo ngày nay. Học các kỹ năng đọc, viết, hay số
học là chưa đủ. Điều quan trọng là họ phải biết cách tự đặt vấn đề, đánh giá,
nghiên cứu và giải quyết vấn đề” [14]. Tiến sĩ Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng
Trường Đại học Hoa Sen, nói: “Giáo dục, nhất là giáo dục Đại học, không chỉ
cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn là rèn luyện phương pháp tư duy. Người
học phải biết đánh giá thông tin, có quan điểm phản biện để làm rõ vấn đề”. Dạy
học theo định hướng phát triển năng lực hiện nay thực chất là phát huy tối đa sức
sáng tạo ở các em. Mặt khác, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong mơn Ngữ văn
theo hướng tăng tính mở trong đề bài, nhất là phần nghị luận xã hội cũng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho học sinh chủ động, sáng tạo trong trình bày, lập luận theo
quan điểm của mình. Đó chính là cơ hội thuận lợi nhằm phát huy khả năng phản
biện của học sinh.
2.3. Tính đặc thù của bộ môn Văn trong trường THPT
“Văn học là nhân học”, (M. Gorki), môn văn là môn học đặc thù về con
người và đời sống - vốn rất phong phú và bí ẩn. Văn học vừa là khoa học vừa là
nghệ thuật (nghệ thuật ngôn từ). Bởi vậy, nhiều “khoảng trắng” vẫn làm đau đáu
lòng người, mở ra nhiều hướng suy tư đa nghĩa, thậm chí gây tranh cãi nhiều thập
kỷ mà vẫn chưa tìm ra chân lý cuối cùng. Hơn thế, đời sống hiện thực, thời đại xã
hội và cả con người khơng ngừng đổi mới, vì vậy trong học văn, rất cần có cái nhìn
mới, cách cảm mới để tìm ra những giá trị mới.
PGS Đỗ Ngọc Thống trong bài trả lời phỏng vấn trên báo Giáo dục và Thời

đại ngày 15/1/2019 chỉ ra mục tiêu của môn Ngữ văn trong Chương trình Giáo dục
phổ thơng mới: Giáo dục tích hợp rèn luyện kỹ năng đáp ứng nhu cầu thời đại.
Cần giáo dục kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói, nghe), kỹ năng
đọc - hiểu và tạo lập văn bản. Cũng theo PGS, yêu cầu dạy học theo định hướng
phát triển năng lực là phân hóa năng lực sở trường của cá nhân người học được chú
trọng. Đặt trong xu hướng phát triển chung này, phát triển tư duy phản biện trong
dạy và học môn Ngữ văn là một nhiệm vụ cốt lõi và thiết thực.
2.4. Tầm quan trọng việc phát triển năng lực tư duy phản biện trong dạy học
11


2.4.1 Phát triển năng lực tư duy phản biện trong dạy học nhằm vào việc xây dựng
kỹ năng tư duy có lợi cho cả cộng đồng và tồn xã hội
Tư duy phản biện đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay- nền kinh tế
toàn cầu trong thời đại 4.0 được kiểm sốt và định hướng bởi thơng tin, dữ liệu và
công nghệ. Nền kinh tế mới cho thấy nhu cầu cao về các kỹ năng tư duy linh hoạt,
khả năng phân tích thơng tin và hịa hợp các nguồn kiến thức đa dạng để giải quyết
vấn đề. Do vậy, một cái tơi cá nhân cần phải có khả năng nhanh chóng đối mặt với
những thay đổi và thích nghi hiệu quả, biết hịa nhập mà khơng hịa tan.
2.4.2. Phát triển tư duy phản biện nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người thầy.
Một thầy giáo giỏi sẽ nuôi dưỡng tư duy phản biện cho học sinh trong mọi giai
đoạn của việc học kể cả giai đoạn bắt đầu. Điều quan trọng ở đây là, người thầy
vun đắp tư duy phản biện cho học sinh bằng cách đưa ra những câu hỏi, bài tập
kích thích tư duy, là điều cốt lõi trong việc kiến tạo tri thức. Người thầy giáo giỏi
nhận thức được điều này và tập trung vào những câu hỏi, bài đọc và những hoạt
động kích thích suy nghĩ để học sinh tự mình làm chủ những khái niệm cốt lõi và
những nguyên tắc ẩn dưới sự vật hay sự việc.
Mặt khác, rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh còn giúp các giáo viên
thu được những thơng tin phản hồi hữu ích để điều chỉnh phương pháp dạy học của
mình. Thơng qua việc phản biện của trò, người dạy sẽ phân loại được đối tượng.

Qua đó có sự điều chỉnh dạy học phù hợp cho mỗi đối tượng khác nhau.
2.4.3 Phát triển tư duy phản biện tăng cường khả năng ngơn ngữ, thuyết trình, sự
sáng tạo, rất cần thiết cho việc tự nhận thức bản thân của học sinh.
Việc suy nghĩ một cách rành mạch và hệ thống có thể cải thiện cách mà các
em bày tỏ ý tưởng của mình. Thơng qua học cách phân tích các cấu trúc logic trong
câu, đoạn văn, lời nói. Kỹ năng này cũng giúp học sinh nâng cao khả năng đọc
-hiểu, nghe - hiểu và khả năng sử dụng ngơn từ của bản thân khi nói hoặc viết tùy
từng hoàn cảnh cụ thể.
Để đưa ra một giải pháp sáng tạo cho một vấn đề yêu cầu người học không
chỉ đơn thuần nghĩ ra ý tưởng mới. Quan trọng là ý tưởng đó có hữu ích và liên
quan tới vấn đề hoặc nhiệm vụ của bạn hay không. Tư duy phản biện trở nên cần
12


thiết, giúp các em đánh giá các ý tưởng, lựa chọn ý tưởng tốt nhất cũng như có sự
điều chỉnh nếu cần thiết. Bởi vậy nó là một cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình tự
đánh giá, tự nhận thức này ở các em.
2.4.4 Phát triển năng lực tư duy phản biện là nền tảng cho sự phát triển khoa học
và một nền giáo dục dân chủ
Phản biện trong dạy học có khả năng phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học, trang bị kỹ năng phản biện xã hội khi tham gia vào cuộc
sống. Đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, đáp ứng tốt
yêu cầu của nhịp sống hiện đại.
Phản biện trong dạy học giúp cho cả thầy và trị có cái nhìn khách quan,
cơng tâm về chân lí của mọi vấn đề. Ở đó trị được tư duy, được tranh luận, trình
bày chính kiến, trao đổi cởi mở mà không bị thầy ấn, quy chụp kiến thức… Vậy
nên phản biện trong dạy học khẳng định tính dân chủ trong tiến bộ của một nền
giáo dục.
Đặt trong bối cảnh hiện nay, phản biện trong dạy học cũng cịn góp phần tích
cực vào phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.


Chương 2
THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
1.

Thực trạng dạy học, những khó khăn và thuận lợi
1.1. Thực trạng dạy học môn Ngữ văn
Vấn đề dạy học ngữ văn gắn với sự phát triển năng lực cho học sinh, chú
trong dạy học theo định hướng giao tiếp nhằm phát triển năng lực hùng biện, phản
13


biện đã được đề cập nhiều và đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều cơ sở
giáo dục. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ của đồng
nghiệp, tôi thấy việc dạy - học bộ mơn trong chương trình tại đơn vị chưa thật phát
huy và khơi dậy tối đa các năng lực, đặc biệt là năng lực hùng biện, phản biện.
Thứ nhất: dạy học mang nặng tính truyền thụ một chiều, chủ yếu cung cấp
kiến thức, mục đích phục vụ cho kiểm tra, thi cử mà chưa thật sự chú trọng phát
triển các kỹ năng mềm cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Giáo viên ít chú
ý dạy học vận dụng, không phù hợp với nhịp sống đang diễn ra sôi động hiện nay
nên thực sự không thu hút được sự quan tâm từ phía học sinh. Chính vì vậy, các
giờ học này khá khô khan, nhàm chán; chưa phát huy được sự tích cực, chủ động
từ phía người học.
Thứ hai: việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới tích cực ít
hoặc cịn mang tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng
chủ yếu dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên cịn lại
dựa dẫm, ỉ lại. Bên cạnh đó, kĩ thuật tranh biện chưa được giáo viên chú trọng. Vì
vậy mà học sinh ít có cơ hội bày tỏ thái độ, quan điểm của mình.
1.2. Những khó khăn, bất cập trong q trình thực hiện kỹ năng phản biện của

thầy và trò
Mặc dù cũng đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay
đổi cách thức tổ chức giờ học song kết quả chưa đạt được như mong muốn. Có rất
nguyên nhân được đặt ra:
1.2.1.

Khó khăn từ rào cản về văn hóa
Theo các chuyên gia trong ngành giáo dục, rào cản đầu tiên của con người là
giáo dục gia đình. Có thể thấy hầu hết các gia đình Việt Nam đều muốn con cái
nghe lời bố mẹ, tiêu chí đánh giá con là phải ngoan, nghe lời. Khi con trẻ có biểu
hiện “cãi lời” thì thường đồng nhất đó là biểu hiện của “bướng”, “hỗn” mà khơng
có sự chấp nhận, khuyến khích sự khác biệt của con. Tâm lý thường thấy ở các ông
bố bà mẹ Việt Nam là luôn lo lắng các con sẽ gặp phải chuyện không may, khả
năng tương lai không trở thành ông này, bà kia, áp đặt tương lai, mong muốn cho
con mình phải trở thành kỹ sư, bác sĩ, phải đỗ đại học, lo sợ thua chị kém em, luôn
14


đôn đốc các cháu học thêm, luôn sợ bị điểm xấu và khơng hài lịng về điểm số…
Việc dạy học ở nước ta trong nhiều năm qua chịu ảnh hưởng rất lớn của nho
giáo. Người Việt coi trọng “dĩ hòa vi q”, “một điều nhịn chín điều lành”, vì thế
tinh thần phản biện xã hội rất yếu. Tư duy số đông hầu như rất ngại tranh luận,
phản biện với cấp trên, hoặc chính quyền nơi mình làm việc hoặc sinh sống. Nó có
thể tạo ra một xã hội bình n, sống tình cảm, nhưng khó phát triển và con người
cá nhân ít được coi trọng. Mặt khác, quan niệm “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một
chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) đã quá đề cao vai trò của thầy mà chưa thật
sự chú trọng đến tính tích cực trong hoạt động giáo dục của người học. Điều đó
góp phần làm HS trở nên thụ động, lười biếng trong suy nghĩ, thậm chí chán học,
bng học.
1.2.2. Khó khăn từ đội ngũ giáo viên

Thực tế vẫn nhiều giáo còn đồng nhất việc tranh biện kiến thức với việc gây
sự, biểu hiện của thái độ “hỗn” hay là hành vi vô lễ. Đa số giáo viên chúng ta
thường thích học sinh ngoan (chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ…) hơn là
các em cá tính. Bằng chứng cho thấy, khi tôi khảo sát học sinh về thái độ của giáo
viên khi các em có ý kiến phản biện kiến thức bài học thì được biết thầy cơ thường
có phản ứng khơng thích điều này. Ở chiều ngược lại, nhiều GV tích cực, thường
xuyên tổ chức hoạt động cho HS tranh luận, phản biện thì gặp phải thái độ thờ ơ,
thiếu hợp tác, hoặc rất thụ động của HS. Giáo viên cũng không đủ kinh nghiệm,
kiến thức, kỹ năng và tư tưởng cởi mở để phát triển tư duy phản biện . Bởi chính
thầy cơ cũng là sản phẩm của một nền giáo dục truyền thống.
1.2.3. Khó khăn từ phía học sinh
Kết quả khảo sát cho thấy một thực trạng đáng buồn: hầu như HS không
quan tâm nhiều đến việc rèn luyện phát triển tư duy phản biện và năng lực phản
biện cho bản thân. Khi giáo viên tổ chức, hoặc nêu các vấn đề để học sinh tranh
luận, nhưng hầu hết các em lúng túng, không tự tin, mạnh dạn, không chủ động
bày tỏ ý kiến của bản thân; tâm lý sợ sai kiến thức; hoặc không phát hiện ra vấn đề
để phản biện…
Ngoài ra, ngày nay khơng có nhiều học sinh thật sự u thích, say sưa môn
15


văn. Mà khơng đam mê thì khơng có động lực, hứng thú để tìm tịi, nghiên cứu,
sáng tạo. Vì thế, thầy nói sao thì trị nghe vậy.
1.2.4. Khó khăn về phía chương trình
Ngun nhân chính được xác định là từ hệ thống văn bản SGK, hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài ở SGK (nhất là ở bộ cơ bản), cịn mang tính tái hiện, nhận
biết mà rất ít câu hỏi mang tính tranh luận phản biện. Đó cịn là lượng kiến thức
cịn khá nặng, vì thế thời gian để tổ chức các hoạt động thảo luận, tranh biện sẽ
khiến tình trạng “cháy” giáo án, chưa kể thầy cơ ngại cho các em thảo luận vì khó
tránh khỏi “ồn ào”, ảnh hưởng lớp học xung quan. Điều kiện kiến thức, môi trường

học tập, thời gian tiết học, bài học cũng cịn nhiều bất cập. Chương trình vẫn ơm
đồm, nặng tính hàn lâm, nhiều đơn vị kiến thức không cần thiết nhưng vẫn phải
học, gây nhàm chán. Kiến thức nặng, quá tải thì học sinh chỉ lo “tải” đã đủ mệt,
cịn đâu mà nghĩ để nghi ngờ hay phản biện.
1.2.5. Khó khăn riêng của trường trung học phổ thông Yên Thành 2
Trường tôi - THPT Yên Thành 2 là một ngôi trường làng thuần nơng nghèo
nằm trên địa bàn phía Nam của tỉnh Nghệ An - vùng dân cư sống bằng nghề trồng
lúa, lại đông dân cư nên đời sống vật chất và tinh thần còn lạc hậu, nghèo nàn. Khu
vực tuyển sinh của trường hầu hết lại rơi vào các xã nghèo như Đồng Thành, Nam
Thành, Tiến Thành, sinh sống bằng nghề nơng nghiệp nền kinh tế hộ gia đình đề ở
mức thấp hoặc trung bình. Địa bàn dân cư lại nằm ở vị trí địa lý khơng thuận lợi
cho các đầu mối giao thơng trong và ngồi tỉnh nên ít giao lưu và giao thương. Vì
vậy nhân dân có nếp sống chậm, ít lưu chuyển. Thực tế hằng năm nhà trường tuyển
sinh không mấy dễ dàng, điểm đầu vào của trường là không cao, thuộc diện thấp
nhất trong huyện Yên Thành, mặt bằng chất lượng nhà trường còn thấp. Mặt khác
các khối thi C và D không mạnh nên ý thức đối với bộ môn Ngữ văn là chưa cao.
Trong tình hình ấy, dạy học nói chung dạy học mơn văn nói riêng gặp khơng ít khó
khăn. Từ phía các em học sinh là lối tư duy chậm, ngại bộc lộ quan điểm ý kiến cá
nhân, ngại giao tiếp. Đại đa số học trò còn thiếu tự tin, chưa dám “phản pháo”
trước thầy cô, bạn bè những điều mà bản thân thấy chưa đúng, chưa đồng tình. Các
em tiếp thu kiến thức thụ động, một số em chưa xác định động cơ học tập rõ ràng.
16


Phụ huynh là dân lao động thuần túy, điều kiện kinh tế gia đình túng thiếu, khó
khăn nên khơng có thời gian và điều kiện quan tâm con. Từ phía nhà trường là
trang thiết bị dạy học còn hạn chế, cũ kỹ, hoặc chưa đồng bộ. Từ phía giáo viên lên
lớp là sự e dè trong tiếp cận tiếp cận cái mới, tư duy vẫn chủ yếu là truyền thống,
chưa nhạy bén với công nghệ thông tin. Thiết nghĩ, việc dạy học chú trọng rèn
luyện năng lực tư duy phản biện vừa là một thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ

hội cho cả học sinh và giáo viên.
1.3. Những thuận lợi cho hoạt động phản biện theo xu hướng giáo dục phổ
thơng mới và dấu hiệu tích cực đã đạt được
Mặc dù có những khó khăn như đã nói trên nhưng vẫn có những dấu hiệu
khả quan của phản biện trong dạy học văn hiện nay.
Thứ nhất, các hoạt động của tổ chuyên môn luôn nhận được sự chỉ đạo sát
sao từ ban chuyên môn của trường, từ lãnh đạo Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ hai, việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá được
tổ chuyên môn quan tâm chỉ đạo thực hiện thao giảng nhân các ngày lễ lớn trong
năm học, khuyến khích sử dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học, đặc biệt là đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực).
Thứ ba, đội ngũ giáo viên trong nhóm ngữ văn giàu trách nhiệm và tâm
huyết với nghề, giàu kinh nghiệm, có trình độ chun mơn vững vàng, được đào
tạo đạt hoặc trên chuẩn và đã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên
môn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm.
Thứ tư, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cũng
tạo nhiều cơ hội cho các em học sinh trong trường phát huy tiềm năng sáng tạo của
bản thân. Theo tôi điều tra ở các lớp 10 mình giảng dạy năm học 2020 - 2021,
trung bình mỗi lớp có 40% học tập tích cực và có sự tương tác chặt chẽ với giáo
viên trong quá trình dạy học.
Thứ năm, cơ sở vật chất trong mấy năm nay đã được đầu tư: Mạng, máy
tính, máy chiếu được trang bị phục vụ dạy học, học sinh được trang bị kiến thức về
vi tính để khai thác thơng tin trên mạng Internet. Tài liệu tham khảo của bộ môn
17


Ngữ văn ngày càng phong phú, dễ tìm kiếm. Phương tiện đọc, lưu trữ cũng rất dễ
dàng.
2. Thực trạng phản biện của giáo viên - học sinh trung học phổ thơng nói
chung và thầy trị trường trung học phổ thơng Yên Thành 2 nói riêng hiện nay

trong những giờ dạy học văn
Trong thực tế, các tình huống phản biện nảy sinh trong q trình dạy học giúp
cơ trị có những trải nghiệm về tác phẩm hết sức thú vị.
Chẳng hạn như:
- Khi dạy học Bài ca ngất ngưởng của tác giả Nguyễn Cơng Trứ (Ngữ văn
11 tập 1), tơi cịn nhớ cậu học sinh giỏi tốn đã có câu chất vấn hết sức thông minh:
Thưa cô, em được biết ông Nguyễn Cơng Trứ khơng ưa nhân vật Thúy Kiều vì cho
rằng Thúy Kiều là dâm, phê phán Thúy Kiều xăm xăm đi tìm Kim Trọng... Vậy tại
sao trong bài thơ này chính ơng cũng ngất ngưởng, lại cịn cưỡi bị cái… tức là ơng
cũng hành xử khác đời đó sao?
- Với câu hỏi này tôi nghĩa em ấy đã phát hiện ra cái nhìn có vấn đề trong
quan niệm nho giáo của tác giả Nguyễn Công Trứ, mặt khác cũng nhận ra ý thức
có phần mâu thuẫn trong ơng - một nhà nho cuối mùa thời trung đại đã bắt đầu ý
thức sâu sắc về giá trị của cái Tôi cá nhân nên đã muốn bứt phá khỏi vòng cương
tỏa của lề lối xã hội.
- Với truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao (Ngữ văn 11 tập 1), các em cũng tự
đặt ra các vấn đề khá ngộ nghĩnh như: Tại sao vào tù Chí Phèo lại nghiện rượu,
chẳng lẽ trong tù có bán rượu miễn phí sao? Thực ra Chí Phèo nghiện rượu từ
trong tù hay sau khi ra tù? Chí Phèo thành người ngợm là do Chí tự tha hóa vì
thiếu bản lĩnh, chứ sao trách Bá Kiến được. Hay: Tại sao nhà văn Nam Cao không
dẫn lối để Chí Phèo lựa chọn con đường sống sau khi đã đâm chết Bá Kiến?
- Khi tôi dành thời gian để các em viết kịch bản Hậu Romeo và Juliet
(Sechxpia - Ngữ văn 11 tập 2) theo trí tưởng tượng, yêu cầu các em được lựa chọn
trào lưu sáng tác: hoặc là kết thúc kiểu lãng mạn hoặc là kiểu hiện thực, kết quả thu
được vơ cùng thú vị vì các em lựa chọn đủ kiểu bi - hài theo đúng gợi ý của đề. Có
18


nhóm cịn tạo ra một cuộc hơn nhân đẫm nước mắt và kết thúc là Rômêô và Giuliét
ly hôn sau khi đã sinh 3 người con…

- Trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12 tập 2), các
em tranh biện dường như không biết chán. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Người
đàn bà sao khơng tìm cách để được giúp đỡ? Sao gia đình họ khơng lên bờ mà ở lại
chọn sông nước bấp bênh chật chội? Rằng Nguyễn Minh Châu xây dựng chi tiết
chưa logic: cơn nóng giận của người đàn ơng kìm nén từ thuyền lên bờ mới bùng
phát - như thế chưa đúng quy luật tự nhiên của tâm lý của nam giới vốn rất nóng
nảy. Có em cịn kịch liệt phê phán cách giải quyết của thằng Phác, cho rằng Phác là
một đứa con hỗn láo vì đã đánh bố, dọa bố bằng dao, cho rằng nếu là bản thân thì
khơng lựa chọn cách mà thằng Phác đã làm…
Một số bài thuộc phân mơn Làm văn như: Thao tác lập luận bình luận, thao
tác lập luận bác bỏ (Ngữ văn 11), Phát biểu theo chủ đề, Phát biểu tự do (Ngữ văn
12), đều là những tiết học có nhiều cơ hội tranh biện cho thầy và trò.
3. Nhu cầu học tập, bộc lộ của học sinh lớp 10 trong 2 văn bản Tấm Cám
(truyện cổ tích), Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (truyền
thuyết) tại trường THPT Yên Thành 2
3.1. Văn học dân gian vốn là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng giàu tính sáng
tạo của người bình dân buổi sơ khai của lịch sử loài người. Nhân vật trong các tác
phẩm tự sự dân gian là nhân vật đã được định tính, định sẵn nhằm phát ngơn cho
quan niệm, thái độ, nhận thức của người bình dân. Trong đó, tính chính xác, lơgic,
khoa học phải nhường đường cho những cảm nhận mang tính chủ quan, đơn giản,
kỳ ảo hoang đường - phù hợp với lối tư duy của người Việt cổ.Thế giới của văn
học dân gian là thế giới của ước mơ, của sự thắng thế của cái đẹp, cái thiện. Đó là
lý do khi tiếp cận với mỗi câu chuyện dân gian, học sinh được tắm mát trong bầu
khơng khí lãng đãng vừa hư vừa thực. Và khi các em dùng quan điểm cá nhân mà
soi xét, sẽ nảy sinh rất nhiều tình huống cần phải thảo luận tranh biện để tìm hướng
giải quyết vấn đề. Hai văn bản Tấm Cám (cổ tích), Truyện An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thủy (truyền thuyết) cũng nằm trong quy luật đó.
3.2 Thế giới của những câu chuyện cổ tích ln định hướng cho người đọc tính
19



cách và số phận của các nhân vật thông qua các mâu thuẫn đối kháng trong tác
phẩm. Xung đột của cổ tích chủ yếu là xung đột giai cấp, thường được đẩy lên đến
độ cao trào và chỉ giải quyết được khi cái ác bị triệt tiêu. Tấm Cám ngay từ đầu tác
phẩm đã định tính cho người đọc về sự bất cơng, bên cạnh mụ dì ghẻ độc ác, một
cô Cám lười nhác là cô Tấm hiền lành và có số phận bất hạnh. Trong q trình dạy
văn bản tại hai lớp 10A5 và 10A7, tôi nhận thấy các em rất có hứng thú, phát hiện
ra những tình huống tranh biện, chẳng hạn:
- Em khơng đồng tình với cách trả thù Cám của cô Tấm ở cuối câu chuyện.
Hành động Tấm giết Cám cần phải bàn thêm xem thực chất Tấm hiền hay Tấm ác.
Có em thì cho rằng câu nói cửa miệng của nhân dân ta Hiền như Tấm cần phải
xem xét lại…
Cùng với thái độ phê phán, khơng đồng tình, các em cũng đồng thời đề ra
một số cách kết thúc truyện theo các em là nhân văn hơn: đày mẹ con Cám đi biệt
xứ, để mẹ con Cám vì dằn vặt xấu hổ mà bỏ nhà ra đi. Hay mở phiên tòa xử tội 2
mẹ con họ và nhốt họ vào ngục…
- Một số em lại có hứng thú lật ngược vấn đề từ các góc độ vừa buồn cười
vừa dễ thương như: Tại sao trước những việc làm của mẹ con Cám như chặt cau
giết Tấm, giết chim vàng anh, chặt xoan đào… mà vua chỉ im lặng khơng nói gì?
Nhà vua chỉ biết thương nhớ Tấm mà nhắm mắt làm ngơ trước kẻ ác là Cám và mụ
dì ghẻ. Sau khi Tấm chết, mụ dì ghẻ đưa Cám vào cung thay thế chị mà nhà vua
vẫn chấp nhận. Phải chăng đây là vị vua bù nhìn?
- Có em lại có những phát hiện mới: Cám không phải xấu mà ngược lại chắc
là rất xinh đẹp vì khi vào cung thay thế Tấm, nhà vua vẫn chấp nhận bình thường.
Với lại, từ đầu đến cuối trong truyện cổ tích này người gây chuyện và độc ác là mẹ
của Cám thơi, Cám chỉ có lỗi chứ khơng có tội v.v…
3.3 Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy cũng lôi cuốn các
em không kém vì rất nhiều tình huống nghệ thuật được đặt ra liên quan đến 3 nhân
vật chính. Một số vấn đề được các em tranh luận sôi nổi là:
- Là người con gái yêu đương đắm say hết mình nhưng lại là nguyên nhân

mất nước, nàng Mị Châu đáng thương hay đáng giận? Không chỉ cho Trọng Thủy
20


xem nỏ thần mà trước khi Trọng Thủy về nước, dấu hiệu lộ diện là khá rõ: Nếu sau
này hai nước bất hịa thì biết lấy gì làm dấu. Thế nhưng nàng Mỵ Châu vẫn không
hề mảy may nghi ngờ, lại cịn rắc lơng ngỗng trên đường chạy loạn. Vậy liệu nàng
Mị Châu ngây thơ hay là ngốc nghếch? Có em cịn chỉ thẳng rằng: là cơng chúa
của một nước nhưng nàng ấy là một công chúa vô trách nhiệm nhất trên đời. Bởi
theo em ấy, nàng Mỵ Châu chỉ mỗi biết yêu, biết sống cho bản thân, không xứng
đáng với vị trí cao quý cành vàng lá ngọc.
- Về phần nhà vua An Dương Vương, có em đã đặt câu hỏi: Tại sao nhà vua
không gả con gái theo cách thuyền theo lái gái theo chồng mà lại cho Trọng Thủy
ở rể? Tôi cũng rất nhớ khi dạy lớp 10A5, đoạn bàn luận về tội làm mất nước của
vua An Dương Vương, một em học sinh đã đột ngột giơ tay hỏi rằng: Thưa cô, tại
sao An Dương Vương lại cho Trọng Thủy ở rể? Em thấy bình thường các nước
giao hữu, các công chúa được gả theo chồng mà cơ. Sau đó các em khác cịn vui vẻ
dự đốn là: có thể nhà vua khơng có con trai, hoặc nhà vua không muốn xa con
gái, và nếu thế thì người đáng trách đầu tiên là vua An Dương Vương chứ khơng
phải là Mỵ Châu… Có em cịn tưởng tượng ra cảnh 2 cha con gặp nhau dưới âm ti,
vua cha An Dương Vương không những không trách con gái mà còn xin lỗi con,
còn tự đập đầu trừng phạt bản thân.
- Với nhân vật Trọng Thủy, các em cũng bàn luận say sưa không biết chán
khi bàn đến chuyện tình u: Trọng Thủy có u Mị Châu khơng hay chỉ đơn thuần
là lợi dụng? Trọng Thủy là kẻ phản bội Mỵ Châu, cớ sao lại trẫm mình dưới giếng?
Hay dựng lên giếng Trọng Thủy tại Cổ Loa, nhân dân ta nhằm biểu lộ thái độ gì
v.v…
Là một giáo viên đứng lớp, thiết nghĩ cần phải tạo nhiều cơ hội hơn thế giúp
các em được bày tỏ, trao đổi, tranh biện để tìm hướng giải quyết khơng những là
vấn đề trong quá khứ của dân tộc mà còn giúp các em áp dụng vào cuộc sống.


21


Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC HAI VĂN BẢN ĐỌC - HIỂU “TẤM CÁM”,
“AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY”

1. Một số nguyên tắc dạy học theo hướng phát triển tư duy phản biện và năng
lực phản biện cho học sinh qua hai văn bản
1.1. Giáo viên kiến tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ quan điểm, được thảo
luận, tranh biện
Dành thời gian một 2 phút, 3 phút, 5 phút, hoặc hơn tùy theo nội dung câu
hỏi và quỹ thời gian. Có thể là hỏi nhanh dạng vấn đáp khi kiểm tra bài cũ, thảo
luận nhóm trong khi hình thành kiến thức mới, có thể là hình thức khăn trải bàn
trong bước luyện tập, là dạng làm bài vận dụng hoặc bài tập sáng tạo… Các em có
thể phản biện theo cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm vừa, nhóm lớn để rèn luyện cho mình
kỹ năng hợp tác nhóm như: kỹ năng phân chia nhiệm vụ, kỹ năng phối hợp hợp
tác, kỹ năng trình bày, kỹ năng bổ sung, kỹ năng phản pháo, kỹ năng bảo vệ quan
điểm… Với cách học này, các em vừa có thể khắc sâu kiến thức, vừa bồi dưỡng tư
duy sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng làm việc nhóm.
Việc phát hiện các yếu tố cần tranh biện để tìm ra hướng giải quyết khả thi
nhất qua hai văn bản trở thành mấu chốt để thu hoạch các kiến giải đa chiều của
các em. Vấn đề của truyện cổ tích Tấm Cám là lý giải q trình đấu tranh của cái
thiện đối với cái ác, là cách ứng xử giữa cá nhân con người, là quy luật và triết lý
nhân sinh… Đối với truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy lại
là hành động và nhận thức sai lầm của ba nhân vật chính, là bài học lịch sử cũng
như bài học cho thế hệ trẻ trong tình u… chắc chắn sẽ lơi cuốn và hữu ích đối
với các em.

Thực tế, tư duy phản biện được hình thành và phát triển trên cơ sở các thao
tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa...
Do đó, việc rèn luyện các thao tác là điều vô cùng quan trọng để bồi dưỡng khả
năng tư duy phản biện. Chính vì vậy, các thầy cơ nên cho các em được trao đổi,
thảo luận, tranh biện để thấy được ưu, nhược điểm của từng lập luận.
22


Khi thảo luận các em sẽ được nghe nhiều ý kiến, phân tích, hiểu biết về ý
kiến của người khác. Từ đó, các em có thể đưa ra những nhận xét, khen, chê, đồng
thời cho phép kiểm nghiệm và phát hiện những quan điểm của bản thân.
Điều quan trọng là thầy cơ biết vận dụng nhiều hình thức thảo luận, có thể
đưa ra các tình huống có vấn đề để tạo cơ hội cho các em tranh luận với nhau, từ
đó nâng cao năng lực nhận xét, đánh giá từng cách giải quyết.
1.2. Tôn trọng con người cá nhân, tôn trọng sự khác biệt, sẵn sàng đón nhận
năng lực đa chiều của học sinh
Với kết thúc của truyện Tấm Cám, nếu lắng nghe nhiều ý kiến đánh giá, giáo
viên sẽ thu được nhiều quan điểm trái chiều. Có em khen Tấm mạnh mẽ kiên
quyết, biết trả thù kẻ ác triệt để dành lấy hạnh phúc chính đáng của mình. Nhưng
cũng sẽ có em kịch liệt phê phán hành động giết Tấm và cho rằng Tấm độc ác.
Nhân vật Mị Châu, sẽ có ý kiến bảo vệ nàng và xót thương nàng. Lại sẽ có ý kiến
chê trách, có em lại dung hòa cả hai và rút ra bài học cho bản thân. Nhân vật An
Dương Vương hay Trọng Thủy cũng thế. Có em học sinh dứt khốt bảo vệ Trọng
Thủy, coi Trọng Thủy là người có cơng lao lớn đối với quốc gia, ấy là khi em ấy
đứng trên lập trường của vua cha Triệu Đà. Gặp trường hợp ấy, giáo viên cần biết
chấp nhận nếu như em ấy có đủ quan điểm và lập luận.
Lợi thế ở học sinh lớp 10 là sự hồn nhiên, ngây thơ nên việc bộc bạch suy
nghĩ riêng của các em vô cùng hồn nhiên thú vị, phong phú. Một lớp học có bao
nhiêu em là bấy nhiêu cá tính, bấy nhiêu năng lực riêng biệt. Phải nên nhớ rằng,
các em là chủ thể trong quá trình dạy học. Trung tâm của mỗi tiết học là sự đón

nhận, chiếm lĩnh của trị, thầy giáo chỉ là người vạch đường chỉ lối. Thiết nghĩ, cứ
để học sinh trải nghiệm, được quyền sai và cứ để các em tự đúc kết thì kiến thức đó
mới là của các em. Theo đó, việc dạy học hướng tới cá nhân hóa địi hỏi giáo viên
phải kiên trì và tốn nhiều thời gian, giáo viên phải hiểu thực sự năng lực của mỗi
trị, thậm chí chấp nhận sự khác biệt trong khi các em đã dám bày tỏ quan điểm
riêng. Có như vậy, các em mới tự tin trình bày, cảm thấy được tôn trọng trước lớp.
Với nguyên tắc, yêu cầu khi giáo viên sử dụng bất kỳ phương pháp dạy học
nào cũng không được áp đặt. Bởi mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi HS đều
23


thông minh theo cách khác nhau. Các em sẽ thực sự được phát huy ưu điểm với trí
thơng minh nổi trội của mình. Giáo viên thơng qua các phương pháp dạy học có
thể khơi gợi, phát hiện, khích lệ các khả năng tiềm ẩn của học sinh, cần có cách
nhìn nhận, đánh giá học sinh toàn diện, hạn chế việc nhìn vào điểm số và chỉ dùng
điểm số để đánh giá. Thầy cô cần tránh nhất là thái độ phân biệt, miệt thị, đánh
đồng tất cả các học sinh với nhau. Với nguyên tắc này, yêu cầu dạy học phù hợp
với đối tượng đặc biệt cần chú trọng đối với giáo viên khi đứng lớp.
1.3. Rèn luyện năng lực tư duy phản biện cần đảm bảo thống nhất với các mục
tiêu khác khi tiến hành dạy học văn bản
- Mục tiêu chiếm lĩnh nội dung kiến thức văn bản
Chiếm lĩnh nội dung văn bản được xem là mục tiêu kiến thức của bài học.
Bất kỳ văn bản nào cũng có nội dung cơ bản yêu cầu HS cần nắm vững, giáo viên
vừa phải định hướng học sinh chiếm lĩnh kiến thức cần đạt, lại vừa lựa chọn
phương pháp tiếp cận văn bản theo hướng tư duy phản biện. Trọng tâm dạy Tấm
Cám là tốt lên q trình đấu tranh đấu tranh giai cấp, là quan niệm của nhân dân
về thiện và ác, là giấc mơ của người bình dân ở hiền gặp lành. Dạy Truyện An
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là toát lên cách ứng xử giữa mối quan hệ
cá nhân và cộng đồng, rằng lợi ích cộng đồng ln phải được đặt lên đầu tiên; đó
cịn là bài học lịch sử sâu xa, không bao giờ được lơ là cảnh giác với kẻ thù. Giáo

viên không rời xa mục tiêu đó.
Tình huống phản biện thơng thường được tiến hành có chủ đích, một số lại
được nảy sinh trong tiến trình dạy và học của thầy trị, không phải bất kỳ vấn đề
nào trong các văn bản văn học cũng đem ra phản biện, tranh luận. Giáo viên buộc
phải cân nhắc lựa chọn tình huống phản biện, hình thức phản biện, thời lượng phản
biện. Bởi nếu xử lí khơng tốt sẽ dẫn đến “phá nát” tác phẩm văn học, hoặc “dung
tục hóa” hình tượng nghệ thuật, hoặc giả sẽ thiên lệch mục tiêu kiến thức, có khi là
cháy giáo án… Như vậy việc xác định xử lý hài hòa mối quan hệ giữa các mục tiêu
chiếm lĩnh nội dung văn bản với việc phát triển tư duy phản biện và năng lực phản
biện trong dạy học đọc hiểu sẽ giúp cho giáo viên đứng lớp vừa đảm bảo mục tiêu
bài học và đáp ứng được yêu cầu về phát triển năng lực cho học sinh qua bài học.
24


- Mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
Mơn Ngữ văn là mơn học đóng vai trị chủ đạo trong việc hình thành, phát
triển năng lực giao tiếp cho học sinh. Qua môn Ngữ văn, các em biết xác định mục
đích giao tiếp, lựa chọn nội dung hình thức giao tiếp, ngơn ngữ và các phương tiện
giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng nhằm thảo luận, lập luận, phản
hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống. Vì thế, giáo viên không nên
quá đề cao việc phát triển tư duy phản biện mà không chú ý bồi dưỡng năng lực
giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Bởi khi rèn luyện tư duy phản biện và năng lực
phản biện thì khơng thể khơng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, sẽ phải
tăng cường đối thoại, tranh luận. Việc rèn luyện tư duy phản biện và năng lực phản
biện qua dạy học bộ mơn Ngữ văn nói chung và hai văn bản Tấm Cám, Truyện An
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy nói riêng là phải giúp HS phát triển khả
năng nhận biết, thấu hiểu và đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người
khác; biết sống hịa hợp và hố giải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan
hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
- Mục tiêu phát triển toàn diện con người cá nhân

Mục tiêu phát triển toàn diện con người cá nhân được Chương trình giáo dục
phổ thơng cụ thể hoá như sau: giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng
hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng
lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan
hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được
cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân
loại.
Khi dạy hai văn bản Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu
Trọng Thủy, giáo viên khơng chỉ hình thành và bồi dưỡng ở các em tình yêu Tổ
Quốc, hình thành các em ý thức quốc gia dân tộc; yêu quý người tốt, căm ghét cái
ác, ý thức đấu tranh và sống có ước mơ lý tưởng, biết yêu bằng cả trái tim và lý trí
sáng suốt, sống và hành động có trách nhiệm, tuyệt đối không khinh địch lơ là chủ
quan trước kẻ thù, không đầu hàng số phận… Đó cũng là những năng lực kế thừa
từ đạo lý truyền thống xưa nay. Mục tiêu là đào tạo con người phù hợp với chuẩn
25


×