Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Xây dựng chương trình tham quan và viết thuyết minh cho điểm du lịch Làng cổ Đông Ngạc .Thực hành hướng dẫn tại điểm du lịch đó.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.55 KB, 19 trang )

Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Xây dựng chương trình tham quan và viết thuyết minh cho điểm du lịch
Làng cổ Đông Ngạc .Thực hành hướng dẫn tại điểm du lịch đó.

Làng cổ Đơng Ngạc
Đường đi : Đại học văn hóa ( Đê La Thành ) - Cầu Giấy – Xuân Thủy –
Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – Làng Đơng Ngạc.

1.
2.
3.
4.
5.

Những điểm tham quan chính:
Đình Vẽ( đình Đơng Ngạc) xóm 1
Nhà thờ họ Phạm, xóm 3
Nhà thờ họ Đỗ, xóm 3
Nhà thờ họ Phan, xóm 4A
Chùa Tư Khánh, xóm 4C.

Bài thuyết trình:
Chào q khách, tơi là Bùi Quỳnh Giao, đến từ công ty du lịch
Saigontourist, rất hân hạnh được dẫn quý khách đến thăm làng cổ Đông
Ngạc ngày hôm nay : ngôi làng không chỉ được biết đến là một trong
những ngôi làng cổ nhất của kinh thành Thăng Long xưa và thủ đơ Hà
Nội nay mà cịn nổi tiếng với truyền thống hiếu học khoa bảng. Rất hi
vọng chúng ta sẽ có một chuyến đi thực sự lí thú và bổ ích.
Kính thưa quí khách, để giúp quí khách có cái nhìn bao qt về di tích
tham quan của chúng ta hơm nay thì trước khi bắt đầu hành trình, tơi xin
cung cấp cho q khách những nét khái quát chung về lịch sử


Làng cổ Đông Ngạc
1.
Đôi nét khái quát về làng cổ Đông Ngạc
Làng cổ Đông Ngạc nằm về phía tây bắc thủ đơ Hà Nội, cách trung tâm
thành phố 11km, phía đơng giáp làng Nhật Tảo, đơng nam giáp làng Cáo
Đỉnh( xã Xn Đỉnh), phía nam giáp làng Cổ Nhuế, phía tây giáp làng
Chèm( xã Thụy Phương), phía bắc giáp sơng Hồng.
Làng cổ Đơng Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất ở Hà Nội.
làng có tên Nơm là Làng Vẽ. theo các thư tịch cổ còn lại đến nay, vào
1
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
cuối đời nhà Trần( thế kỉ 14), lần lượt các dòng họ Nguyễn, Phạm, Phan,
Đỗ…từ các đất Ái Châu, Hoan Châu ra định cư ở làng. Làng từ đó mà
hình thành.Thời Lê Trung Hưng, ở làng đào được một cái chng cổ, có
khắc chữ:” Đống Ngạch phường, Diên Hỗ tự chung, Diên Hựu nhị niên
chú. Tín hoạn Tơng Trân thí kim nhất lạng”. qua đó cho thấy chuông đúc
vào năm 1315 triều Trần Minh Tông. Làng Vẽ khi đó có tên là phường
Đống Ngạch, sang đến triều Lê Sơ mới đổi tên là làng Đông Ngạc. có
nhiều cách giải thích khác nhau về tên gọi của làng. Về cái tên làng Vẽ,
người dân cho rằng sở dĩ đặt tên vậy là vì: làng có đường đi lối lại thẳng
tắp như bàn cờ, đẹp như vẽ. lại có cách giải thích rất dân gian là: do làng
có nhiều quan to nên hay bày vẽ trong cách ăn ở, sinh hoạt. về cái tên
Đông Ngạc ngày nay được giải thích như sau: xưa làng ở trên một gị đất
cao kề bờ sơng, trên gị có nhiều hàng quán phục vụ khách vãng lai, là nơi
học trò tụ tập để học bài, những trưa hè tiếng những chú bé học bài ,đọc

vang những câu đông dao, nghe râm ran như tiếng ếch, đống ếch( theo
cách goi dân gian của người thơn q) , sau đó người ta gọi tên làng là
Đơng Ngạc. hay cách giải thích khác là: thời nhà Trần, dân làng có nghề
làm gạch rất phát đạt, người dân ở nhiều nơi tụ tập về đây làm ăn sinh
sống và hành nghề, các ngõ xóm đều có những lị gạch và 1 đống gạch
chất cao trước cổng xóm, người ta đọc chệch chữ đống gạch thành Đống
Ngạch rồi chuyển là Đông Ngạc, tên làng cổ từ những sự ly giải rất dân
quê ấy mà ra đời.
Xưa làng có 13 xóm. ở trong đê có 6 xóm là: ngõ Đông, ngõ Ngác, ngõ
Vẽ, ngõ Trung, ngõ Ngấn, ngõ chùa. Ngồi đê cị 7 xóm là: Lị Nồi, Vạn,
Vườn, Hàng Quang, Thượng Khu, Hạ Khu, Trung Khu. Ngày nay, làng
cịn lại 12 xóm và các xóm mang tên các số như sau: Ngõ Đơng mang tên
xóm 1A( cách 1 cái cầu là xóm 1B mới lập); Ngõ Ngác- xóm 2, Ngõ Vẽxóm 3 đây là xóm tập trung nhiều quan lại khi xưa nhất làng; Ngõ Trungxóm 4A; Ngõ Ngấn- xóm 4B; Ngõ Chùa- xóm 4C gọi tên là ngõ chùa vì
2
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
có ngơi chùa Tư Khánh bề thế nằm ở đây; Lị Nồi, Vạn, Vườn- xóm 5A;
Hàng Quan, Thượng Khu, Trung Khu, Hạ Khu- xóm 5B; xóm 6 xưa là ấp
trại nay phát triển như phố thị; xóm 7 dọc theo đê từ song Nhuệ vào lang
Giàn; xóm 8 là xóm mới lập.
Theo tương truyền, ngày trước ở làng mỗi xóm đều có cổng riêng và 1
cổng chung của làng, chiếc cổng nào cũng có cánh cổng bằng gỗ và
người dân quy đinh giờ đóng mở cổng ở mỗi xóm, đến nay làng khơng
cịn cổng làng chung mà chỉ cỏ những cổng riêng của từng xóm, những
cổng này đều được xây mời, cổng khơng có cánh nên người dân có thể ra
vào xóm bất cứ giờ nào cũng được. chiếc cổng xóm thường được xây 4

trụ cột bằng đá, trên có ghi những chữ Hán Tự tên của xóm. Các trụ cột
đều xây cao với 2 chóp nhọn như 1 cây bút, điều này tượng trưng cho tinh
thần hiếu học của làng.
Các cô chú đã từng nghe câu nói dân gian“ đất kẻ Giàng, quan kẻ Vẽ”
chưa ạ? câu nói đề cao truyền thống khoa bảng của làng cổ Đơng Ngạc.
làng có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan nhiều đời. ngay từ cuối đời
Trần đã có cụ Phan Phu Tiên đỗ Thái Học Sinh vào năm Quý Dậu(1393),
sau đó lại đỗ khoa Minh Kinh vào năm Kỷ Dậu( 1429). Từ đó đến hết
triều Nguyễn, làng Đơng Ngạc đã có 21 tiến sĩ, 2 Sĩ Vọng và hàng trăm
cử nhân, tú tài, ngồi ra cịn có 1 tạo sĩ( tiến sĩ võ).
Ngày nay, truyền thống văn hóa học giỏi vẫn được kế tục, duy trì và phát
triển ở làng, vì vậy làng Đơng Ngạc được suy tôn là làng Văn Hiến
Trải qua những biến động của lịch sử, thiên nhiên tàn phá nhiều hạng
mục của làng bị phá hủy hoặc xuống cấp xong làng vẫn giữa được
nguyên vẹn nét kiến trúc cổ, mang đậm dấu ấn của 1 làng văn hiến lâu
đời. cho tới nay, làng cổ Đơng Ngạc cịn lại nhiều di tích với những giá trị
lịch sử văn hóa sâu sắc như: đình làng Vẽ nguy nga, tráng lệ, nhiều nhà
thờ cổ kính của các dòng họ như Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, và ngơi chùa
Tư Khánh có từ rất sớm cịn ngun vẹn kiến trúc cổ xưa.
3
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Vì vậy, đến với làng cổ Đông Ngạc du khách không chỉ biết thêm phần
nào về truyền thống hiếu học, khoa bảng của mảnh đất ven kinh kì xưa
mà cịn khám phá những nét kiến trúc văn hóa thơng qua các di tích cịn
lại đã tái hiện hình ảnh 1 làng quê cổ điển hình với nếp sống xưa cũ của

con người nơi đây.
Từ bao đời nay, khi nhắc đến làng quê cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ
người ta không thể không nhắc đến ngơi đình làng, một kiến trúc đặc
trưng, điển hình cùa làng, nơi hội tụ những giá trị cũng như chức năng
của loại hình di tích này. Vì vậy, điểm tham quan đầu tiên trong lộ trình
tìm hiểu làng cổ Đơng Ngạc của chúng ta hơm nay là đình Đơng Ngạc,
tên gọi phổ biến là đình làng Vẽ ở xóm 1.
Kính thưa quý khách, chúng ta đang đi trên con đường của xóm 1, điểm
tham quan đầu tiên của ta ở phía trước ạ. Q khách có thấy con đường
làng này rất đẹp không ạ? Vâng, đây là một nét đăc trưng của làng cổ
Đông Ngạc, những con đường dẫn vào mỗi xóm đều lát bắng gạch đều
đặn, hàng tiếp hàng rất đẹp, tạo 1 không gian đường quê quang đãng,
sạch sẽ. Đây là kết quả của những lần nộp cheo của các cô gái làng từ xa
xưa. Xưa , con gái làng Đông Ngạc xuất giá, nhà chồng lại thể hiện sự tri
ân với cha mẹ, làng xóm bằng việc bỏ công, của xây dựng một đoạn
đường. cứ như vậy, đường tiếp đường những người con gái Đơng Ngạc
đã góp phần làm cho xóm thơn khang trang, sạch đẹp. quả là một tục lệ
đẹp phải không ạ?
Vâng, thưa quý khách trước mắt chúng ta là ngơi đình làng Đơng Ngạc.
từ vị trí này, q khách có thể bao qt thấy tồn bộ khơng gian và kết cấu
kiến trúc đình. Ngơi đình có một kiến trúc tổng thể hồn chỉnh. Được xây
dựng theo kiểu Nội công ngoại quốc. Qua tam quan ngoại vào tam quan
nội có ba cửa thơng suốt, một đường gạch thẳng vào sân rộng. hai bên
nhà hành lang mỗi dãy 7 gian. Đại đình có hai bái đường nội và ngoại,
mỗi lớp 9 gian, trung cung 3 gian và hậu cung 3 gian.
4
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C



Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Lịch sử xây dựng đình :
Tương truyền từ xưa, ở ven sông của làng đã có một ngơi miếu nhỏ thờ
thần, khơng biết được xây dựng từ bao giờ. Khoảng nửa cuối thế kỉ 15,
sau khi bình định xong giặc Minh, nhà Lê được thành lập, đất nước thanh
bình trơ lại. Đời sống dân làng ổn định và phát triển cả về vật chất và văn
hóa, nhất là về nho học khoa bảng. Do nhu cầu tín ngưỡng tâm linh,
người làng đã lần lượt đi rước chân nhang 2 vị thần nữa về thờ là Thiên
Thần và Nhân Thần cho đủ ba bậc tam tài là Thiên – Địa – Nhân. Về sau,
do bờ sông khi lở khi bồi nhu cầu có một ngơi đình to lớn vĩnh cửu cho
xứng với tầm của một kho bảng trở nên cấp bách.
Đến năm Dương Hòa III , triều Lê Thần Tông ( 1637 ) , dân làng đã quyết
định xây dựng ngơi đình mới ở đầu xóm Ngác ( xóm 1 ) và rước 3 vị
thượng đẳng thần từ miếu cũ ở bờ sông về thờ. Ngôi đình đã trải qua nhều
lần trùng tu song vẫn giữ ngun vẹn nét cổ kính, kiến trúc của ngơi đình
truyền thống xưa.
Bây giờ xin mời quí vị vào trong.
Chúng ta đang đứng trước cửa tam quan nội. Hai bên là hai ao Nhật Nguyệt tượng trưng cho hai mắt rồng, ngơi đình được đặt trên một thế đất
đẹp có hình đầu rồng. nói về thế đất này dân làng có truyền nhau một bài
thơ:
Đình làng Đơng Ngạc dáng đầu rồng
Chính mũi tam quan thẳng hướng sơng
Hai giếng to trịn hình mắt ngọc
Một tòa đại bái đỉnh đầu long
Nội cung u tĩnh thờ ba vị
5
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C



Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Miếu mạo trang nghiêm nức một vùng
Tam thánh tối linh ban phúc lớn
Dân yên, tục đẹp, quý vô cùng.
Qua tam quan nội xin quý khách hướng tầm mắt của mình qua hai bên tả
vu và hữu vu. Đây là hai kiến trúc phổ biến của đình làng Bắc bộ. Bên
phải là điện thờ cụ Phạm Thọ Lý, người đã có cơng hiến đất để xây dựng
đình, người dân thường quen gọi cụ là cụ Đường, khi làng đang tìm đất
thì có thầy địa lý nói rằng “ khu đất này có tú khí trung tụ, nếu làm đình
thì dân làng sẽ được thịnh vượng, hiển đạt đời đời”. Khi đình được hồn
thành, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của dân làng, khơng qn cơng
lao cụ, họ đã mang bài vị cụ đến đây để thờ.
Bên trái là nhà bia nơi lưu giữ 7 tấm bia nói về cơng lao của các vị đã
cống hiến để xây dựng ngơi đình và những lần trùng tu ngơi đình. Các
bạn nhìn thấy có một tấm bia duy nhất đặt trên lưng rùa, đó là tấm bia của
cụ Phan Phu Tiên, đây là người đầu tiên đỗ đạt tiến sĩ mở đầu cho khoa
bảng làng Đông Ngạc.
Qua hai dãy tả - hữu vu, chúng ta sẽ tham quan thượng điện là nơi thờ
chính của đình với 5 gian 2 dĩ. Mái đình lợp bằng ngói mũi hài, một loại
ngói cổ của Việt Nam. Các đao đình vút cong ở 4 góc mái làm cho 2 mái
đình trở nên thanh thốt, nhẹ nhàng. Mặt ngồi của các đầu đao được đắp
nhiều hình rồng sinh động như q vị có thể thấy. Bây giờ xin mời quý vị
cùng vào bên trong thượng điện.
Trước mắt q khách là đơi tượng hạc gỗ, một con vật được thờ phổ biến
ở nhiều đình làng Bắc Bộ, hình tượng hạc đứng trên lưng rùa tượng trưng
cho sự kết hợp âm dương. Ngày trước đình có đơi hạc bằng đồng rất q
đặt trong thượng điện nhưng nay đã bị thất lạc.
6

Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Bên trái của gian thờ này là bàn thờ đức Lê Quận Công, tên thật là Phạm
Cơng Dung, đỗ Đình Ngun tiến sĩ khoa Bính Tuất (1706) dưới thời vua
Lê Dụ Tông. Cụ giữ nhiều chức vị quan trọng trong triều đình, khi mất,
cụ được phong chức Công bộ Thượng thư, tước Lê Quận Công. Cụ chính
là người hiến tồn bộ số gỗ để xây dựng ngơi đình này.
Bên phải của gian thờ này là bàn thờ đức Mạc Quận Cơng. Vị thần
này đã có cơng giúp vua Trần đánh qn Ngun xâm lược, có bùa phép.
Nhân dân trong làng đã rước chân nhang tữ xã Trân Vệ (vùng ven song
Đà) về thờ ở bờ sơng của làng, sau đó mới chuyền về thờ ở đình.
Trước mắt quý vị là bộ tranh cổ được vẽ bằng sơn màu vào gỗ rất quý
hiếm Xưa kia làng có 48 bức nhưng 8 bức đã bị kẽ gian lấy mất vào đêm
mùng 2 tháng 3 năm Ất Hợi( 1995) cùng với đơi hạc đồng. Đình trưng
bày 32 bức ở ngoại bái đường này. Trên 16 bức tranh lớn kia có 16 đại tự,
16 bức tranh nhỏ kề bên mỗi bức lớn có 16 câu thơ của hai bài thơ Đường
luật, lấy 16 chữ trên làm tiếng đầu câu.Các quý vị có thể thấy tại gian này
có hai bức hoàng phi, bức bên tay trái quý vị là “Kỳ phúc tang lưu”( nơi
xin thẻ cầu phúc), bức kia là”Đông lân thụ phúc”(làng Đông Ngạc nhận
phúc).
Hai bên của hương án này là 8 đồ trang trí dùng trong các nghi lễ.
Như quý khách có thể thấy hai bên thượng điện có 8 bục đá, xưa kia chỉ
những người có chức sắc trong làng được ngồi để bàn việc làng, hay
trong lễ hội. Thể hiện sự đề cao các chức sắc trong làng như dân gian đã
từng nói : “ Một miếng của làng bằng một sàng xó bếp ” .
Lớp sau của thượng điện là một cung nhỏ thờ Hạ thần quan, vào

hậu cung chúng ta bắt gặp tượng hai ông phỗng đang giơ tay về phía
trước ám chỉ đây là cung cấm không được vào. Trong hậu cung này thờ
“Tam vị Đại vương Thượng đẳng tối linh thần” tức là 3 vị thần tượng
trưng cho tam tài". Đầu tiên là Đệ nhất đẳng thần (thiên thần) là thần Độc
Cước còn gọi là Hỏa Quang Tiêu, Sơn Tiêu đại thánh, thần có năng lực
7
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
trừ yêu quái, bảo vệ dân biển. Phan Phu Tiên đã rước chân nhang thần từ
Cửa Roi- Nghệ An về thờ tại đình. Đệ nhị đẳng thần (nhân thần) là Lê
Khôi- cháu gọi vua Lê Thái Tổ bằng chú ruột . Thần có cơng bảo vệ dân
vùng song nước được bình an vơ sự. Cụ Đô đốc đồng tri Đông Xuyên
Hầu đã rước chân nhang từ vùng Trào Khẩu- Hưng Nguyên- Nghệ An về
thờ.Vị cuối cùng là Đệ tam đảng thần( địa thần) là thần cai quản vùng đất
này. Thần vốn được thờ ở ven sông để trừ tai, bảo vệ và ban phúc cho dân
làng.
Lễ hội đình được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 2 âm lịch. Xưa, lễ hội
đình lành Vẽ được tổ chức rất qui mơ, nghiêm túc và có những nét đặc
thù của một làng nho học, quan cách. Qui trình lễ hội thường diễn ra như
sau: mồng 8 mở cửa đình, trần thiết lễ cụ và trồng kiệu. Ngày mồng 9,
sang diễn ra lễ phục triều( lễ mặc mũ áo đại triều vào thánh giá trên long
ngai), lễ phụng nghênh( lễ đặt mũ, đai, kiếm của 3 vị lên ngai của 3 cỗ
kiệu bát cống). Ngày mùng 10, sang là lễ rước văn, trưa diễn ra lễ chính
tịch. Ngày 11 diễn ra hội lễ tế xuân, lễ giải triều y, hóa mã, rước bài vị
thần vào hậu cung và lễ đóng cửa đình.
Điểm tham quan tiếp theo trong lộ trình của chúng ta hơm nay là

các nhà thờ tộc của các dịng họ, đây là 1 loại hình di tích đặc biệt, nhất là
ở các làng khoa bảng. trước tiên chúng ta sẽ thăm quan nhà thờ họ Phạm
ở xóm 3.
Thưa quý khách, chúng ta đang có mặt tại nhà thờ họ Phạm làng
Đơng Ngạc. Đây là dịng họ lớn nhất, lâu đời nhất trong làng. Họ Phạm
đến đây có lẽ muộn nhất là khoảng năm 1370- 1380 khi giặc Chiêm tiến
vào thành Thăng Long. Cả họ Nguyễn và họ Phạm trong làng đều từ
Thanh Hóa đến. Theo thư tịch cổ thì có ba anh em họ Phạm từ Thanh Hóa
lên ba vùng khác nhau: Đơn Thư( Thanh Oai), Bát Tràng, và Đơng Ngạc.
Khi đến Đơng Ngạc thì dịng họ này nổi tiếng ngay vì tinh thần hiếu học.

8
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Người đỗ đại khoa đầu tiên của họ Phạm là cụ Phạm Lân Định, thi đỗ tam
giáp đồng tiến sĩ khoa Giáp Tuất 1514, khai khoa họ Phạm .Cụ cũng
chính là người đầu tiên ở làng có tên khắc trên bia đá ở Văn Miếu vào
thời Lê.Từ đó cho đến năm 1849 có 11 người đỗ đại khoa( 9 tiến sĩ và 2
sĩ vọng), đến trước cách mạng tháng Tám, họ có tổng cộng 16 tiến sĩ và
78 cử nhân.Trong 16 tiến sĩ đó có 11 người đỗ đại khoa Hán học và 5
người đỗ tiễn sĩ Tây học ở Pháp.
Thưa quý khách, trước mắt quý khách là hòn non bộ. Đây là một hòn
núi giả thường được đặt ở trước sân của mỗi nhà thờ họ cũng như ở một
số ngôi nhà ở Việt Nam để tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, gia
đình, họ tộc sẽ thịnh vượng.
Trên hai cây cột này là đơi câu đối:

“Tịng qn kiệt tiết mãn xoan trung nghĩa quán hồng luân”- bên trái
“Học cổ chí than dịch thề khoa danh khai xích xí”-bên phải của q
khách
Đơi câu đối này nói về truyền thống hiếu học và khoa bảng của
dịng họ Phạm. Phía trên đỉnh hai cột có đắp nổi hình con Nghê là con vật
thiêng, có khả năng nhận ra kẻ ác hay kẻ thiện.
Phía sau hai chiếc cột này là hai bức tường với hai bức tranh vinh
quy bái tổ, thể hiện khung cảnh của làng quê mỗi khi trong làng cò người
đỗ đạt.
Xin mời quý khách hãy nhìn sang bên tay phải, đây là tấm bia ghi danh
sách những vị tiến sĩ của dòng họ. Trên tấm bia này khắc tên 9 vị tiến sĩ
và hai cụ đỗ sĩ vọng. Đó là các cụ : Phạm Lân Đính, Phạm Thọ Chỉ,
Phạm Hiển Danh, Phạm Quang Trạch, Phạm Quang Hồn, Phạm Thế
Anh, Phạm Cơng Liêu. Điều đặc biệt là cụ Phạm Quang Trạch chính là
thầy dạy của Trạng Quỳnh. Riêng họ Phạm có 9 tiến sĩ, cịn các dịng họ
khác trong làng chỉ có từ 4 đến 5 tiến sĩ. Họ Đỗ thì có Đỗ Thế Giai và Đỗ
Thế Dân( tạo sĩ- tiến sĩ võ). Họ Nguyễn có 5 tiến sĩ thuộc 5 họ khác
9
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
nhau:họ Nguyễn gốc có tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng, họ Nguyễn ở Mai Dịch
có Nguyễn Dự,họ Nguyễn ở Thanh Trì có phó bảng Nguyễn Văn Hội, họ
Nguyễn Hữu có Nguyễn Hữu Tạo, họ Nguyễn Đình có Nguyễn Đình
Thạc. Ngồi ra, cịn có họ Hồng, là dịng họ đền làng muộn nhất, người
khai khoa là Hồng Ngun Thự, sau đó là Hồng Tế Mĩ, Hồng Tướng
Hiệp, Hồng Tăng Bí.

Thưa q khách!
Trước mắt q khách là cửa nhà thờ họ với bức hồnh phi ở giữa
có các Hán tự “ Phạm tộc từ đường ” (nhà thờ tổ họ Phạm), bức hồnh
phi bên trái có chữ “Ất chi” (chi Ất), bên phải là “Giáp chi” (chi Giáp).
Xin mời quý khách cùng vào bên trong nhà thờ. Tại đây có bàn
thờ gia tộc họ Phạm, ngày mồng 3 tháng Giêng hàng năm là ngày xuân tế
của họ Phạm. Bây giờ, xin mời quý khách cùng ra bên ngoài để tiếp tục
hành trình tham quan. Phía sau của nhà thờ này là nhà thờ của chi Ất nhất
họ Phạm. Chúng ta sẽ đến một nhà thờ họ tiếp theo cũng có truyền thống
khoa bảng đó la nhà thờ họ Đỗ cùng ở xóm 3.
Họ Đỗ ở làng Đơng Ngạc thì xuất hiện muộn hơn dịng họ Phạm, nhà thờ
họ được xây dựng khoảng năm 1740, thờ cụ tổ Đỗ Thế Giai – là người đỗ
tiến sĩ đầu tiên của dòng họ Đỗ. Cụ sinh ngày 21/ 10 năm Kỷ Sửu, đời
Vĩnh Thịnh (1079), là một quan chức cao cấp thời Lê – Trịnh. Năm Bính
Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu, cụ thi hội và đỗ Tam trưởng, được phong làm
Huấn đạo huyện Trà Vinh. Năm Mậu Ngọ cụ làm hai bài văn chức, và
được vào phủ chúa Trịnh giảng kinh. Khi chúa Trịnh Minh Vương lên
ngôi, giao cho cụ làm Quân hậu nội thủy đội. Năm Quý Hợi được thăng
làm Tham nghị tỉnh Tuyên Quang. Năm Cảnh Hưng thứ 3 được phong
làm Phó Chi binh phiên. Năm Cảnh Hưng thứ 11 lại được phong làm Suy
trung tán trị cương chính công thần. Cùng năm ấy chúa Trịnh lại phong
cụ làm Thái tể. Cụ được chúa Trịnh ban 4 chữ: “ Thiết thạch tinh trung ”,
để ghi nhận tấm lòng trung kiên, chính trực của cụ. Sau khi cụ mất, đền
10
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch

thờ cụ được Ân Vương ( Trịnh Doanh ) phong là Đỗ Đại Vương từ với
bức hoành phi ghi 4 chữ “ Thượng đẳng phúc thần ”. Cụ là một trong số
ít người được phong Vương lúc cịn sống và được tơn thành Thần khi qua
đời. Năm nào người trong họ cũng tổ chức sinh nhật cho cụ, giỗ cụ vào
ngày 8/ 8 và ngày mùng 2/1 là ngày xn tế.
Dịng họ Đỗ có hai người đỗ tiến sĩ, ngoài cụ Đỗ Thế Giai sau đó
có Đỗ Thế Giân nhưng là tiến sĩ võ ( tiến sĩ vọng).
Chúng ta đang đứng trước ngôi nhà thờ tổ, Các bạn có thể nhìn
thấy, kiến trúc nhà gồm 5 gian và 2 dĩ, mái đầu đao, được lợp ngói mũi
hài. Khung nhà được bố trí theo hình chữ Nhị phía ngồi là tiền tế có 6
hàng chân cột. Tuy có 5 gian nhưng được bưng 2 gian đầu để cho con
cháu ở, có 3 gian giữa, chiều rộng của mỗi gian là 3m, lòng nhà 9,5m.
Nền nhà được lát bằng gạch Bát Tràng đỏ. Qua thời gian, ngôi nhà này đã
được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc của thế
kỉ XVII, XIX.
Tiền bái gồm đơi hạc và 4 bức hồnh phi. Như chúng ta thấy, từ thế
kỉ XVII trở về sau hạc chỉ cao 2,5 – 3,5m; cũng như ở đình Vẽ mà các
bạn vừa được tham quan đôi hạc chỉ là sự phóng to hơn về kích thước so
với những đơi hạc thơng thường. Cịn hạc ở đây thì cơ thể trù phú hơn, cổ
mập hơn và đặc biệt đôi chân không có tỷ lệ cao như những hạc khác.
Đơi hạc này có dáng đầm ấm và gần gũi với thực hơn.
Trước mắt chúng ta từ phải sang là 4 bức hoành phi đề:
 “ Vạn phúc du đồng ”( vạn phúc lành cùng nhau kéo đến, niên hiệu
Cảnh Hưng 18 năm 1757).
 Bên dưới là “Thiết thạch tinh trung” ( lòng trung hiếu vững như
sắt, niên hiệu Cảnh Hưng 21 năm 1760).
 Bên trên là 4 chữ “ Đỗ Đại Vương từ” do chúa Trịnh ban cho khi
phong Vương.
11
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao


Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
 “Ngũ phúc lâm môn” ( 5 phúc: phú, quý, thọ, khang, ninh tràn
ngập cửa nhà, niên hiệu Cảnh Hưng 17 năm 1756.
Phía dưới hồnh phi là 2 bức tranh long – mã có nghĩa là “ tung
hoành”, rồng bay lên, ngựa phi nước đại tức là chí khí nam nhi tung
hồnh trời đất.
Bây giờ chúng ta sẽ tham quan hậu cung. Hậu cung cũng được kết
cấu kiểu 5 gian 2 dĩ giống tiền bái. Cũng giống như nhiều nhà thờ họ
khác, nơi đây thờ các vị tổ của dòng họ và còn lưu giữ nhiều đồ đạc và
những vật phẩm liên quan đến công đức to lớn của danh nhân Đỗ Thế
Giai.
Phía trước hậu cung là bức hoành phi gồm 4 chữ : “ Thượng đẳng
phúc thần ” do Ân Vương ( Trịnh Doanh ) đề tặng khi cụ đã qua đời.
Chúng ta thấy ở đây hoa văn trên các bộ cửa, bàn, xà, ngưỡng,… được
chạm trổ kĩ hơn. Điều đặc biệt là ở bàn thờ chính giữa có 2 ơng phỗng
chầu hai bên, ông phỗng ở đây có sự khác biệt so với phỗng thế kỉ XVII
mắt xếch, mũi sư tử, miệng rộng, phỗng ở đây có nhiều nét chân dung,
hiện thực, gần gũi hơn.
Thông thường đa số nhà thờ tổ mang chức năng vừa là nhà thờ vừa
là nhà ở. Sự đặc biệt ở nhà thờ họ Đỗ so với các nhà thờ họ khác là có
hậu cung.
Các đồ thờ đều là những vật được vua, chúa ban cho cụ Đỗ Thế
Giai lúc sinh thời. Tất cả đều có niên đại từ thế kỷ XVII. Chính vì thế mà
nơi đây được coi như đình làng thứ hai của làng Vẽ. Đây cũng là ngôi nhà
được chọn làm bối cảnh quay nhiều phim truyện, phim truyền hình.
Điểm tham quan tiếp theo là nhà thờ họ Phan, là một trong những

nhà thờ họ thuộc loại cổ nhất ở làng cổ Đông Ngạc. Họ Phan, một dòng
12
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
họ có rất nhiều đặc trưng nơi đây và là một trong các dòng họ đầu tiên di
cư tới làng Đông Ngạc này.
Nằm sâu trong ngõ xóm 4A đây là nơi thờ ơng tổ họ Phan làng Đông
Ngạc và cũng là người mở đầu cho khoa bảng làng.
Trước mắt các bạn là bức tượng thờ của cụ Phan Phu Tiên.
Theo tộc phả thì ơng Phan Phu Tiên, con trưởng ông Phan Quang Minh
, hậu duệ ông Phan Hách từ Thu Hoạch ( Hà Tĩnh ) rời ra ở làng Ðông
Ngạc huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã 2 lần thi đậu Thái học sinh nên được
phong danh là “ Lưỡng Triều Tiến Sĩ ”. Lần đầu Khoa Bính Tý ( 1396 )
đời vua Trần Thuận Tơng, đồng khoa với Hồng Qn Chỉ là anh vợ của
ơng.
Cuối thế kỷ XIV Hồ Quý Ly giết vua cướp ngôi nhà Trần, rồi lại bị
giặc Minh sang đánh chiếm nước ta, ông bỏ quan đi ở ẩn xã Xuân Tảo
(nay là làng Xuân Ðỉnh) lúc vua Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh, giành
lại đất nước ông lại thi lần thứ hai vào năm 1429 và lại đậu Thái học sinh
Khoa Kỷ Dậu. Ông làm quan nhưng về sau thấy các đời vua kế vị bạc đãi
công thần, nên ông lại xin nghỉ về q vợ là em ơng Hồng Quán Chỉ ở
làng Hạ Yên Quyết, ông làm thuốc, viết sách, rồi mất ở đó.
Tương truyền dịng họ ơng Phan Phu Tiên đến đây từ rất sớm,vào
khoảng những năm 1370, khi cha ơng ra kinh thành nhậm chức có dắt
theo gia đình, đến kinh thành biết được rằng Đơng Ngạc là một làng học
nổi tiếng nên đã gửi con theo học. Sau khi đỗ đạt ơng có quan và có một

số cống hiến nhất định :
+ Ông là người viết tiếp cuốn sử “ Đại Việt sử kí tục biên ”

13
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
+ Sưu tập tất cả văn thơ của các vua quan từ thời tiền Lê, Lý đến
đầu hậu Lê được gọi là “ Việt Âm thi tập ” ( là văn thơ của người Việt
làm đọc theo âm Hán Việt ) gồm 7 tập.
+ Thực vật toản yếu là bộ sưu tầm các bài thuốc trong dân gian.
+ Ngồi ra ơng cịn soạn luật là cơ sở để xây dựng Luật Hồng Đức.
Năm 1472 ông mất, sau đó Mạc chiếm Lê con cháu nhà dịng họ Phan
di tản đi nhiều nơi. Đầu thời Lê Trung Hưng, sau quá trình lưu lạc gần
100 năm,họ kéo về đây và hình thành nên 7 chi họ Phan. Tuy nhiên
khơng biết chi trưởng chi phó. Năm Minh Mạng thứ 14 , 7 chi họ họp lại
quyết định cùng thờ tổ Phan Phu Tiên chọn ngày 13 tháng 1 là ngày tế tổ
gọi là ngày Xuân tế, để gọi tên các chi, họ lấy tên 28 vị sao, viết vào giấy,
sau đó người đứng đầu mỗi chi sẽ bốc thăm để chọn tên cho chi của
mình, từ đó tên các chi ra đời và mỗi năm mỗi chi đăng cai một lần làm
giỗ theo thứ tự.
Các bạn có thể thấy bên tay trái chúng ta có một tấm bia khắc dòng
chữ “ Nơi đây 1907 - Nhà tập luyện võ nghệ của hội Đông Kinh Nghĩa
Thục Làng Đông Ngạc ”. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra vào
đầu thế kỉ 20 nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam, với mục đích
khai thơng dân trí, dạy học cho dân không mất tiền đúng với ý nghĩa chữ
“ nghĩa thục ”. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, làng Đông Ngạc

là một trong những nơi diễn ra hoạt động yêu nước của hội Đông Kinh
Nghĩa Thục mà thành phần chủ chốt có những người trong dịng họ Phan
làng Đơng Ngạc như : Phan Văn Trường ( Tiến sĩ luật tại Pháp), Phan
Trọng Kiên, Phan Tuấn Phong…Nhà thờ này xưa kia là một trong những
nơi tập luyện võ nghệ của hội.

14
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Chúng ta đang đứng trước gian thờ chính của nhà thờ dịng họ Phan, như
các bạn có thể thấy hai bên hiên của gian thờ có hai tấm bia, hai tấm bia
này ghi lại xuất xứ dòng họ, về cuộc đời sự nghiệp cụ Phan Phu Tiên và
tên tuổi các hậu duệ đời sau đỗ đạt trong làng.
Trên cửa chính có một hồnh phi màu đỏ ghi các chữ Hán tự và dịch ra
tiếng việt có nghĩa là : Lưỡng Triều Tiến Sĩ – nói về cụ Phan Phu Tiên đã
hai lần đỗ tiến sĩ ở hai triều đại khác nhau.
Khơng gian bên trong, chính giữa có bàn thờ cụ Phan Phu Tiên, trên bàn
thờ có một tấm bia ghi cơng danh cụ đã đạt được dưới cùng là tên bảy chi
trong dòng họ Phan. Ngồi ban thờ cụ ra trên tường cịn treo rất nhiều
tranh ảnh về các hoạt động của họ trong những lần tế giỗ, đáng lưu ý là
bức ảnh của Hồ Chủ Tịch, Phan Chu Trinh – một trong những người lãnh
đạo phong trào Đơng Kinh nghĩa thục.
Phía sau của ban thờ là phần hậu lâu thờ các tổ vị dòng họ Phan và chỉ
mở cửa vào dịp tế giỗ.
Một điểm không thể bỏ qua khi đến thăm làng cổ Đông Ngạc là chùa Tư
Khánh

Làng Đơng Ngạc có 2 chùa : Diên Khánh và Tư Khánh. Chùa Diên
Khánh lập ở ngoài cánh đồng phía cuối làng. Hồi kháng chiến chống
Pháp, địch phá mất. Hiện nay khơng cịn dấu tích gì. Đất chùa ngày trước,
bây giờ là khu tập thể nhà máy bê tơng Chèm.
Kính thưa q khách, bây giờ tơi sẽ dẫn các bạn đi thăm Chùa Tư
Khánh - ngôi chùa này nằm ở cuối làng, tiếp giáp với đường cái Kiện –
đây là con đường lớn ở phía Tây Nam làng Đông Ngạc chạy qua để ngăn
cách giữa làng Đông Ngạc (làng Vẽ) với làng Thụy Hương (làng Chèm)
nhưng xảy ra tranh chấp, kiện nhau lên triều đình nên gọi là đường cái
Kiện.

15
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Chúng ta đang đứng trước tam quan chùa Tư Khánh. Bên trên cổng
có đắp hình con nghê, có nhiệm vụ phân biệt kẻ tốt kẻ xấu, nhận diện tư
cách của mỗi người vào chùa.
Chùa được xây dựng từ đời nào hiện nay không rõ, nhưng chùa đã
qua nhiều lần trùng tu. Chùa do quan Thái giám lập nên, cụ là người làng
Đông Ngạc nhưng không biết rõ thuộc dòng họ nào. Tương truyền cụ đỗ
tiến sĩ, khơng có con ra làm quan ít lâu rồi từ quan về làng mở trường dạy
học. Sau đó cụ đã “biến gia vi tự” tức là “biến nhà thành chùa”. Đất của
chùa bây giờ chính là của nhà quan Thái giám. Vì sợ con cháu trong họ
đời sau đến quẫy nhiễu chùa, nên cụ đã không khắc họ tên thật vào bia.
Tấm bia cổ nhất đặt trong hậu cung chùa có ghi năm Hồng triều Thịnh
đức. Vào thời vua Lê Thần Tông (1653 - 1661) chùa được tu sửa lại, bây

giờ cịn tấm bia ghi cơng đức của ơng bà Nguyễn Phúc Ninh đã cúng gia
tư điền sản để tu bổ, dựng lại chùa.
Chùa có tới 59 gian, kiến trúc nội tự chữ Đinh, ngoại tự chữ Quốc.
Đây là ngôi chùa duy nhất ở thành phố Hà Nội được phong tặng danh
hiệu "Toàn gia kháng chiến" trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 1954). Chùa là nơi nuôi dưỡng bộ đội. Thượng toạ Thích Thanh Lộc sư
trụ trì chùa đã từng bị giặc bắt giam ở nhà tù Hoả Lò và Liễu Giai và bị
tra tấn rất dã man, nhưng vẫn giữ bí mật cho cách mạng. Sau khi ra tù,
Thượng toạ vẫn hoạt động bí mật và ni quân, và còn giác ngộ được hai
sư bác cùng tham gia kháng chiến. Sau này hai sư bác đã được phong
tặng danh hiệu liệt sĩ.
Chùa đã được nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử Nghệ thuật ngày
16/02/1993.
Kiến trúc của chùa bao gồm tam quan, gác chuông, nhà vuông, tiền
đường, hữu vu, hậu cung và nhà Tổ.

16
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào trong, tôi sẽ dẫn các bạn đi tham quan
ngơi chùa này. Các bạn nhìn sang hai bên chính là hai hồ nước, đây là
kiến trúc thông thường của một ngơi đình hay chùa cổ, tạo nên thế “ sơn
chầu thủy tụ” nghĩa là có sự kết hợp hài hịa giữa âm và dương.
Đây là gác chng treo quả chuông đúc năm Đinh Sửu tức năm
Gia Long thứ 16 ( 1817) và hai quả chuông nhỏ hơn cũng được đúc vào
thời Nguyễn. Chuông cao 2 thước không kể quai, rộng 2 thước với trọng
lượng: đồng đỏ 750 kg, thiếc 450 kg, vàng 3 lạng.

Phía trước là ngơi nhà vng trước đây là nơi họp bàn của các vị
chức sắc trong làng khi làng có việc quan trọng.
Hai bên là 4 tháp cổ được xây dựng từ ban đầu khi xây dựng chùa,
nơi đây chứa đựng tro của các vị tổ sư của chùa.
Chính điện có 8 pho tượng phật kim cương, đây là những pho tượng được
tạo tác công phu mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII - XIX và
Chùa cịn ba bộ cửa võng, nhang án, hồnh phi, câu đối chạm trổ tinh xảo
càng tôn thêm giá trị cho chùa.
Hậu cung thờ vợ chồng ông Nguyễn Phúc Ninh, đã cúng gia tư
điền sản để tu bổ, dựng lại chùa, và được dân làng tôn làm Hậu Phật, hiện
cịn tấm bia có niên đại Thịnh Đức ghi rõ công đức của hai người.
Bây giờ chúng ta sẽ đi thăm vườn tháp, ở đây gồm 5 tháp mới được
xây đựng để đựng tro của sư trụ trì và các sư trong chùa – những người
đã gắn bó cả cuộc đời với ngơi chùa này.
Kính thưa q khánh, chúng ta vừa kết thúc chuyến thăm quan các di tích
của làng cổ Đơng Ngạc, thật thiếu sót nếu đến thăm một ngơi làng cổ điển
hình cuả khu vực đồng bằng Bắc Bộ mà không thưởng thức ẩm thực nơi
đây, nét văn hóa vơ cùng độc đáo của làng q. Sau đây, chúng ta sẽ ghé
qua chợ Đông Ngạc để thưởng thức những đặc sản của vùng đất này. Tôi

17
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
xin giới thiệu tới quý khách một vài món ăn dân gian của làng Đơng
Ngạc.
Bánh khoai ( còn gọi “ nạp thiểu thu đa” ). Nguyên liệu làm bánh

từ chính là gạo nếp, khoai sọ, thêm gia vị gừng, riềng, gấc, bồ kếp, đường
kính, rượu, mỡ nước. Món bánh này thường làm vào mùa nắng hanh theo
dân làng tức là mùa bổ cau mới đảm bảo phơi đúng kĩ thuật. Đây là đặc
sản mà mỗi người con của làng Vẽ dù đi đâu cũng không thể quên được.
Cách làm cũng đơn giản:
Lấy bồ kếp và bắc nước ngâm gạo nếp rồi thổi xôi. Dùng cối chày
máy, giã xơi, giã khoai sọ sống ( có nhựa) thành một thứ bột quánh. Dùng
bột quánh ấy “bắt” xôi lên trong cối, nhào nhuyễn, dát mỏng, rồi cắt
thành từng miếng bằng đồng 5 xu, đặt vào nong thưa đem phơi nắng hanh
một tuần lễ.
Thắng đường kính có pha nước riềng và gừng, cho những miếng
bột gạo ấy vào trộn kỹ. Đun chảo mỡ sôi, thả những miếng bột ấy vào,
đun đều. Khi đã chin và nở vừa tầm thì lấy gầu (đan bằng giang) xúc ra,
lấy khăn lót tay chọn bánh, phân loại đặt và phên, sàng thưa. Bánh chín
tới rất xốp, trắng muốt trơng như quả muỗm hay quả trứng ngỗng. Khi ăn
các bạn sẽ cảm nhận được vị thơm, dòn, ngon ngọt, thưởng thức cùng với
nước trà hương. Cái hương vị làm say lòng khách mỗi khi đến với làng.
Bên cạnh món bánh khoai cịn có bánh sấy, quý khách sẽ cảm nhận
được hương vị của nó khơng thua kém gì món bánh khoai. Ngun liệu
từ: Thịt lợn, thăn nõn và mông quả, nước mắm ngon, gừng, riềng, đường
kính.
Cách làm: Thịt lợn lạng mỏng, pha thành từng miếng tròn bằng đồng bạc
hoa xòe cũ. Riềng gừng giã nhỏ lấy nước nguyên chất pha vào với nước
mắm ngon có trộn nước đường kính. Tẩm những miếng thịt đó vào nước
này khi gia vị ngấm đủ vào thịt thì lấy lá chuối tươi mềm, chọn những lá
không dày quá khơng mỏng q, đặt lên thớt. Sau đó đặt thịt lên trên
18
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C



Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
dùng dao đập mạnh, đến khi thịt mỏng như bánh đa nem, mới bóc lá
chuối, đem đạt từng miếng vào trong cái cót quây chung quanh một lò
than củi hồng rực trên đậy nong thưa. Đến khi chin có màu nâu là được.
Nếu quý vị thưởng thức luôn sẽ rất ngon, nếu sau mới ăn thì trước khi ăn
tẩm qua gia vị, hơ trên than hồng.
Các bạn cảm thấy thế nào, có ngon khơng ạ? Bây giờ chúng ta sẽ
vào chợ đê thưởng thức hương vị đặc sản của làng Vẽ. Chúc quý khách
ngon miệng.
Kính thưa quý khách, chúng ta đã kết thúc hành trình tham quan
làng cổ Đông Ngạc tại đây. Tôi hi vọng, với những di tích chúng ta vừa
tham quan và những thông tin tôi cung cấp cho quý khách đã mang lại
những trải nghiệm vô cùng độc đáo, cùng những ấn tượng khó qn về
một làng khoa bảng ven kinh kì. Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ nhiệt
tình của du khách.

19
Sinh viên: Bùi Thị Quỳnh Giao

Lớp: VHDL 15C



×