Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý GIÁO dục kỹ NĂNG tự bảo vệ bản THÂN CHO TRẺ 5 6 TUỔI ở các TRƯỜNG mầm NON HUYỆN mỹ đức, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.98 KB, 38 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN
THÂN CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Định hướng đề xuất và cơ sở pháp lý
* Cơ sở lý luận:
- Xuất phát từ cơ sở lý luận của đề tài và của Tâm
lý học hoạt động, đặc điểm tâm sinh lí trẻ 5-6 tuổi có liên
quan đến giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.
- Xuất phát từ lý luận dạy học hiện đại với xu hướng
dạy học “lấy người học làm trung tâm”.
- Xuất phát từ Học thuyết lịch sử - văn hóa về sự
phát triển tâm lí trẻ em của nhà tâm lý giáo dục nổi tiếng
người Nga Lev Xemenovits Vugotxki: “Mơi trường xã
hội có thể giúp phát triển nhận thức, kỹ năng cho trẻ;
trong quá trình dạy học, trẻ đóng vai trị chủ thể của hoạt
động, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý và sau đó trẻ
dùng những hướng dẫn này mà tự điều chỉnh bản thân”
[27].
- Xuất phát từ Chương trình giáo dục mầm non
2009 và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ Giáo
dục – Đào tạo Việt Nam ban hành vào năm 2010.


- Xuất phát từ đặc trưng các phương pháp giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là kỹ năng tự bảo
vệ.
* Cơ sở thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu thực trạng biện pháp giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi.
- Sự thay đổi và phát triển với tốc độ rất nhanh của


xã hội đòi hỏi cần trang bị những kỹ năng sống cần thiết
cho trẻ.
Nguyên tắc
Nguyên tắc mục đích:
- Các biện pháp phải nhằm đạt được kết quả mong
đợi của Chương trình Giáo dục mầm non 2009 và các
chuẩn trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
- Các biện pháp phải thống nhất với các hoạt động
giáo dục khác góp phần vào sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Nguyên tắc kế thừa
- Các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở kế
thừa, có chọn lọc những thành tựu của giáo dục cũng như
dựa trên những khả năng, sự phát triển của trẻ.
- Kế thừa các mặt tích cực trong tổ chức các hoạt


động nhằm hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
trong trường mầm non hiện nay.
Nguyên tắc khả thi
- Các biện pháp phải dựa trên cơ sở đặc trưng của
việc hình thành kỹ năng sống của trẻ mầm non cũng như
các điều kiện thực tế tại mỗi vùng miền để đảm bảo tính
thực thi.
- Các biện pháp phải hệ thống, mềm dẻo, linh hoạt
đảm bảo trẻ được hoạt động và trải nghiệm thể hiện được
tính tích hợp đặc thù của ngành Mầm non.
Nguyên tắc kết hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội
- Các biện pháp phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất
trong quá trình giáo dục bằng sự phối hợp chặt chẽ giữa
các hoạt động của giáo viên với gia đình trẻ và với các

tổ chức xã hội theo một chương trình giáo dục thống
nhất về mục đích, nội dung, phương pháp tác động.
Nguyên tắc cá thể hố

- Các biện pháp phải đảm bảo được tính cá thể và
các hoạt động phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ.


Hệ thống biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự
bản vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách
nhiệm cho các chủ thể trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
bản thân cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn
* Mục tiêu biện pháp:
- Giúp cho đội ngũ CBQL, GV trường MN nhận thức
rõ về sự phát triển của giáo dục gắn với sự chỉ đạo của
Đảng và nhà nước nhằm đạt được mục tiêu đề ra của từng
cấp học. Thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của Đảng,
chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong
thời kỳ mới và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà
giáo của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiên nay.
- Giúp CBQL, GV nhận thức đúng vai trò, tầm quan
trọng của giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ 5-6
tuổi ở các trường mầm non nhằm nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, năng lực cho CBQL,GV.
* Nội dung biện pháp:
- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường MN
về các quan điểm chỉ đạo, chủ trương đường lối, các chính



sách phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước ta trong giai
đoạn hiện nay, vai trò của nhà giáo đối với chất lượng giáo
dục.
+ Nhận thức đúng vai trò của người GV, xu thế phát
triển GDMN và yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với
chất lượng GDMN. Từ đó nâng cao chất lượng trong việc
giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ.
+ CBQL, GV phải nhận thức được sứ mệnh, uy tín của
mình, của trường MN đối với xã hội đóng vai trị quan trọng.
Vì thế, xây dựng đội ngũ GV các trường MN “vừa hồng, vừa
chuyên” là nhiệm vụ quan trọng.
+ CBQL cần gương mẫu đi đầu trong việc tu dưỡng
rèn luyện bản thân để nâng tư duy ở trình độ, kinh nghiệm
thực tế lên trình độ tư duy lý luận, tư duy khoa học, từ đó có
khả năng nhạy bén, linh hoạt, trong phong cách quản lý.
Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với mối quan hệ trong
cơng việc, ln tìm cách thấu hiểu, chia sẻ với đội ngũ GV
trường MN.
- CBQL, GV nhận thức rõ về mục đích, nội dung giáo
dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ các trường MN, từ
đó CBQL sẽ nhận thức rõ tầm quan trọng, thấy rõ trách
nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trong việc bồi dưỡng và


tự bồi dưỡng nhằm đáp ứng những yêu cầu mà nghành đề
ra.
+ Nghiên cứu kỹ nội dung giáo dục kỹ năng tự bản vệ
bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non.

- Tuyên truyền, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện
cho CBQL, GV trong hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về
kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
+ Nâng cao ý thức cho CBQL, GV trong hoạt động
giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ. Đây là công
việc thường xuyên, liên tục, trong suốt cả một quá trình để
đạt được kết quả tốt trên trẻ. Đó cũng là yêu cầu của các
nhà trường để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
+ Xây dựng phong trào thi đua học tập trong nhà
trường, tạo điều kiện làm việc cho GV, học sinh được thoải
mái về tinh thần để động viên GV quyết tâm học tập,
khuyến khích tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong
học tập.
+ Trao quyền, tạo cơ hội và nâng cao ý thức trách
nhiệm, nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi, tổ chức
phong trào thi đua, học tập các cá nhân điển hình tiên tiến.
Tổ chức các khóa bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề tập huấn


nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho GV các
trường MN.
* Cách tiến hành biện pháp:
Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức cần tăng cường tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL dựa trên kế
hoạch của Huyện ủy, Đảng ủy, Phòng Nội vụ của Huyện.
- Thường xuyên tổ chức phổ biến học tập, nghiên cứu
các quy định, các chủ trương chính sách có liên quan đến
giáo dục và hoạt động giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân
cho trẻ các trường MN.
- Triền khai các văn bản chỉ đạo, các quy định của các

cấp Ủy đảng, các ngành đến 100% đội ngũ GV các trường
MN trong nhà trường.
- Triển khai vị trí, vai trị, nhiệm vụ của nhà trường
với xã hội nói chung, đối với từng địa phương nói riêng
và mục tiêu phấn đấu của nhà trường.
- Triển khai cho GV nghiên cứu kỹ nội dung giáo dục
kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ngay thời gian
trước khi bước vào năm học. Đây sẽ là căn cứ để GV nhận
thức được những nội dung còn hạn chế của bản thân và


nhận thấy được trách nhiệm của mình về cơng tác bồi
dưỡng trong năm học, đặt ra mục tiêu cần đạt cho bản thân.
+ Trong q trình tập huấn, khơng chỉ có CBQL là
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mà đội ngũ cốt cán
của các trường MN như tổ trưởng chun mơn, các đồn
thể cần được thực hành về qui trình, phương pháp, cơng cụ
đánh giá xếp loại CBQL, GV các trường MN cheo chuẩn.
Hướng dẫn GV hiểu được nguồn minh chứng lấy từ đâu và
việc sử dụng nguồn minh chứng như thế nào.
- Thông qua việc thực hiện các cuộc vân động, các
phong trào thi đua của các cấp, các ngành như: Cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh…Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức tự học,
tự sáng tạo..Đây cũng là nội dung cần thiết để GV được trau
dồi thêm nhiều kiến thức.
- Công tác tập huấn phải được kiểm tra, đánh giá
thường xuyên sau mỗi buổi, mỗi đợt.. bằng các hình thức
như: viết bài thu hoạch, tổng kết rút kinh nghiệm..gắn với
đánh giá thi đua hàng tháng của nhà trường tạo động lực

cho CBQL, GV phấn đấu.


Kế hoạch hóa và tổ chức hiệu quả giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non
trên địa bàn
* Mục tiêu biện pháp:
- Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức hiệu quả giáo dục
kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN sẽ
giúp cho hiệu trưởng, giáo viên có cái nhìn tổng qt, chủ
động trong việc dự kiến các điều kiện cần thiết nhằm đạt
được mục tiêu của nhà trường, thông qua kế hoạch, mọi
người trong nhà trường hiểu được nhiệm vụ, các mục tiêu
cần đạt, các phương pháp, hình thức thực hiện để đạt được
mục tiêu đó. Biện pháp này nhằm xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ
5-6 tuổi một cách khoa học, hợp lý, có tính khả thi, đáp
ứng với đổi mới GDMN và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao
phẩm chất chính trị , trình độ chun mơn, nghiệp vụ của
CBQL.
- Trong công tác quản lý họat động giáo dục kỹ năng
tự bản vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non,
việc lập kế hoạch sẽ giúp cho CBQL các trường chủ động
trong quản lý công tác giáo dục kỹ năng cho học sinh, có


phương hướng kịp thời tổ chức các hoạt động bồi dưỡng
GV.
- Việc tổ chức họat động giáo dục kỹ năng tự bản vệ
bản thân cho trẻ 5-6 tuổi bằng nhiều hình thức phong phú,

đa dạng sẽ giúp cho GV có thể lựa chọn hình thức phù hợp
với điều kiện, khả năng của học sinh đồng thời qua đó giúp
học sinh bù đắp được những thiếu hụt về các năng lực, kĩ
năng địi hỏi người GVMN phải có trong thời kì đổi mới
căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Có như vậy thì việc giáo dục kỹ năng tự bản vệ
bản thân cho trẻ 5-6 tuổi mới có hiệu quả.
* Nội dung biện pháp:
- Kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho
trẻ 5-6 tuổi phải xác định được mục tiêu tổng quát của toàn
ngành, toàn cấp học, theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng
GD&ĐT, dựa trên nhu cầu bồi dưỡng của CBQL, GV theo
qui định. Mục tiêu là tiền đề cho việc xây dựng nội dung ,
chương trình giáo dục trẻ. Do đó, mục tiêu phải mang tính
cụ thể hóa, định lượng hóa, tiêu chuẩn hóa và tính dự báo
kết quả cao. Xác định một cách cụ thể mục tiêu cần đạt sau
qua trình giáo dục kỹ năng cho trẻ.


- Kế họach xây dựng phải xác định, lựa chọn, hình
thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự
bản vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng phù hợp với độ
tuổi, nội dung giáo dục sao cho phát huy tối đa tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của các con khi tham gia vào các
hoạt động.
- Kế hoạch xây dựng cần xác định thời gian hoàn
thành, các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí
phục vụ cơng tác giáo dục kỹ năng cho trẻ. Xác định nhiệm
vụ của các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
GV theo định hướng mới giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Kế hoạch bồi dưỡng cho GV cần mang tính thiết
thực, khả thi, kết hợp bồi dưỡng tập chung và triển khai kéo
dài cả năm học. Trong kế hoạch bồi dưỡng cho GV Ban
giám hiệu cần hướng về GV và học sinh, xuất phát từ nhu
cầu mong muốn của GV, học sinh để xây dựng kế hoạch.
Qua kết quả đánh giá hàng năm Hiệu trưởng cần có sự phân
loại GV, học sinh để xác định được nhu cầu cần bồi dưỡng
cho từng đối tượng cụ thể, từng yêu cầu, tiêu chí cụ thể.
- Kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho
trẻ 5-6 tuổi các trường MN cần tập trung vào các nội dung


theo qui định. Dựa vào nhu cầu của cả phụ huynh, học sinh,
giáo viên đưa ra những yêu cầu đổi mới giáo dục MN .
- Các nội dung của mỗi mục tiêu thể hiện yêu cầu về
năng lực của GV cần có, cần thực hiện của tiêu chí đó. Vậy
những mục tiêu nào GV gặp khó khăn khi thực hiện, cách
giải quyết khó khăn đó như thế nào, cần được nêu rõ trong
kế hoạch. Các nội dung giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân
cho trẻ 5-6 tuổi cần lựa chọn theo các mục tiêu đề ra:
+ Kỹ năng an toàn khi tự chơi;
+ Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể;
+ Kỹ năng ứng xử khi bị lạc;
+ Kỹ năng an tồn khi tham gia giao thơng...
+ Kỹ năng tự chơi một mình.
- Việc tổ chức thực hiện các lớp giáo dục kỹ năng tự
bản vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non để
đạt được mục đích theo chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tao
đã ban hành cho 100% CBQL, GV trường MN thì phải
quan tâm đến nhiều yếu tố tạo mọi điều kiện thuận tiện cho

họ trong quá trình tham gia bồi dưỡng.
- Theo trường, lớp giúp cho các hoạt động thuận tiện,
dễ dàng.


- Theo nội dung một số chuẩn mà giáo viên tự xét thấy
cấp thiết đối với học sinh.
- Theo khả năng của học sinh từng trường.
- Căn cứ vào nội dung, chương trình mà các trường tổ
chức sẽ dự báo được số lượng, thời gian của các lớp để lựa
chọn được địa điểm có các điều kiện trang thiết bị dạy học
phù hợp cần thiết, tối ưu và giáo viên có năng lực đáp ứng
được mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân đã đặt
ra.
- Các hoạt động giáo dục kỹ năng của các lớp cần sắp
xếp thời gian hợp lý theo các hoạt động 1 ngày, kế hoạch
tuần, tháng, năm trong năm học để bổ sung những gì bị
thiểu hụt cho học sinh.
CBQL sẽ chỉ đạo các tiểu ban phối hợp với nhau để
nắm vững toàn bộ kế hoạch, nội dung, chương trình giáo
dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở các
trường mầm non phù hợp với điều kiện thực tế.
* Cách tiến hành biện pháp:
- Khi xây dựng kế hoạch phải dựa trên nhu cầu thực
tiễn, xuất phát từ thực trạng của đội ngũ GV về trình độ,
năng lực. Từ đó có sự phân định theo các nhóm đối tượng
để có kế hoạch xây dựng mục tiêu cần đạt, xác định các nội


dung, hình thức, phương pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự

bản vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi phù hợp. Kế hoạch phải
mang tính thống nhất trong nội dung và phương pháp. Dự
kiến rõ ràng trình tự, qui trình tiến hành, những tình huống
có thể xảy ra.
- Kế hoạch phải được xây dựng ngay từ đầu năm học,
được triển khai đến toàn thể GV các trường MN của Huyện
để họ tham gia đóng góp ý kiến. Đặc biệt đội ngũ GV cốt
cán, tổ trưởng, tổ phó chun mơn cần được tập huấn bồi
dưỡng, trao đổi để hiểu rõ vai trò trách nhiệm đối với hoạt
động giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi.
Tập trung được trí tuệ của mọi người hồn thiện kế hoạch
đảm bảo tính khả thi.
- Trong kế hoạch cũng cần chỉ rõ việc tự học, tự bồi
dưỡng có thể thực hiện ở những nội dung nào, thực hiện nó
ra sao.
- Khi xây dựng kế hoạch cần tính đến những điều kiện
hỗ trợ các khâu trong quá trình theo một kế họach chặt chẽ và
cách thức kiểm soát, đánh giá một cách khoa học kết quả như
chất lượng của quá trình giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản
thân cho trẻ 5-6 tuổi các trường mầm non. Tất cả những nội
dung trên phải được cụ thể hóa trong kế hoạch.


- Tổ chức hiệu quả giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân
cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non cần tập trung đi
theo đứng hướng, đúng trọng tâm, mục tiêu để sau quá trình
thực hiện đạt được kết quả cao trên học sinh đó là thành
cơng của mỗi người giáo viên và CBQL.
* Điều kiên thực tiễn của biện pháp:
- Việc giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ 5-6

tuổi ở các trường mầm non cần xuất phát từ chính nhu cầu
của học sinh, phụ huynh, giáo viên các trường MN của
Huyện, cần dựa vào lực lượng và nguồn lực tại chỗ. Xây
dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bản vệ bản thân cho trẻ
5-6 tuổi dựa trên công việc hàng ngày của chính GV, được
xây dựng từ cá nhân mỗi GV, ở từng tổ khối và kế họach
chung của nhà trường.
- CBQL của các nhà trường cần xác định nguồn lực
cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch, đó là nguồn lực bên
trong và nguồn lực bên ngoài. Nguồn lực bên trong là
nguồn lực quan trọng, bởi chính khi bản thân mỗi GV có
quyết tâm phấn đấu thì mới có khả năng tiếp nhận các kiến
thức, kỹ năng và nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản
thân cho trẻ.
- Đội ngũ CBQL các trường phải có trình độ, năng lực
quản lý, chun mơn, tâm huyết với cơng việc thì mới thực


hiện có hiệu quả việc lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bản
vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi theo chương trình giáo dục mới
hiện nay.
- CBQL cần phải nắm được số lượng chính xác, nhu
cầu cần được giáo dục các kỹ năng ở mức độ nào? Khả
năng tổ chức triển khai nội dung ra sao? Phải nắm được các
hình thức giáo dục, ưu, nhược điểm của từng hình thức, từ
đó giúp họ lập kế hoạch và lựa chọn được hình thức phù
hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh ở các trường MN
trong Huyện.
Quản lý, duy trì chặt chẽ việc thực hiện nội dung
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi của

giáo viên ở trường mầm non trên địa bàn
*Mục tiêu biện pháp:
Từ thực tiễn khảo sát, phân tích các nội dung giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi các trường MN
và tìm ra những ưu,nhược điểm trong từng nội dung giáo
dục hiện nay của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Sở
Giáo dục – Đào tạo Hà Nội, từ đó CBQL các trường tiến
hành chỉ đạo cải tiến nội dung, vận dụng nội dung tích cực
vào quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 56 tuổi cho các trường MN nhằm phát huy cao nhất tính chủ


động, tích cực, sáng tạo của CBQL, GV các trường MN,
khai thác được vốn kinh nghiệm giảng dạy của GV cũng
như vốn kinh nghiệm sống của mỗi GV qua đó nâng cao
hiệu quả giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
* Nội dung biện pháp :
Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng
tích hợp với các hoạt động dạy, vui chơi và các hoạt
động khác là quan điểm hiện đại, không những phù hợp
với tâm lý trẻ mà còn phù hợp với xu hướng giáo dục của
thế giới hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng
giáo dục kỹ năng này.
* Cách tiến hành biện pháp:
Căn cứ vào Chương trình giáo dục mầm non 2009,
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, căn cứ vào đặc điểm
lứa tuổi, điều kiện của từng trường để xác định nội dung
cụ thể của kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi.
Xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hình thành kỹ
năng tự bảo vệ của trẻ để định hướng chung, tránh việc
đánh giá theo cảm tính và mỗi GV dạy mỗi kiểu. Để từ đó

có cách quản lý chặt chẽ, thường xuyên để kịp thời bổ
xung những nội dung, phương pháp mới, sáng tạo cho giáo
viên về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6


tuổi các trường mầm non trên địa bàn.
+ Rà soát tồn bộ chương trình giáo dục mầm non,
xem xét nội dung nào có thể lồng ghép nội dung kỹ năng
tự bảo vệ cho trẻ. Tuỳ vào những chủ đề theo tuần, tháng,
học kỳ mà GV lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp để
giáo dục cho trẻ. Ví dụ trong chủ đề về “Bản thân”
chúng ta có thể giáo dục giới tính và kỹ năng tránh bị xâm
hại tình dục.
+ Xây dựng mục tiêu của từng nội dung và của kỹ
năng tự bảo vệ cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái
độ.
+ Xác định các mức độ cần đạt được dựa vào các tiêu
chí và mức độ của từng kỹ năng. - Xây dựng kế hoạch
bài học theo hướng lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ.
+ Xây dựng
nội dung bài
học.
+ Xác định
phương pháp.
+ Thiết kế các hoạt động phù hợp.


Tổ chức tuyên truyền kiến thức về giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi theo khoa học cho các

bậc phụ huynh
*Mục tiêu biện pháp:
Giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo
vệ nói riêng cho trẻ là việc hết sức quan trọng địi hỏi sự
tham gia của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi
như Dorothy Holte đã nói. "Cây giáo dục chỉ đơm hoa
thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của
nhà trường, gia đình và xã hội". Và ông bà, cha mẹ,
thầy cô, anh chị hãy là tấm gương sáng để các em noi
theo. Hãy gần gũi, chia sẻ, tâm sự, động viên và cùng
các emmtháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống và
tuyệt nhiên không được so sánh hay áp đặt ý nghĩ chủ
quan của mình.
Bắt đầu từ năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT chủ
trương đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chương
trình học chính khóa trong các nhà trường phổ thông, từ bậc
tiểu học đến Trung học phổ thông. Lần đầu tiên Bộ
GD&ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học. Mặc dù kỹ năng
sống chưa là một yêu cầu bắt buộc trong nội dung giáo


dục ở trường mầm non. Tuy nhiên, BGH và GV các
trường đều nhận thấy việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ
là rất cần thiết và hồn tồn có thể thực hiện được.
Việc hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ không chỉ
được thực hiện tại trường mầm non, mà việc rèn luyện kỹ
năng cần thực hiện đều đặn ở nhà. Điều này chỉ có thể
thực hiện được nếu có sự hỗ trợ của phụ huynh.
Hiện nay, nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ,

trong đó có kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non rất được
phụ huynh quan tâm. Các chương trình giáo dục kỹ
năng sống của nhiều trung tâm giáo dục kỹ năng sống
được phụ huynh lựa chọn.
Dấu hiệu tích cực trong nhận thức này của cả phụ
huynh và GV là một điều kiện thuận lợi để chúng ta có
thể giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
* Nội dung biện pháp :
Tuyên truyền các kiến thức liên quan đến giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi để phụ huynh hiểu
được tầm quan trọng, sự cần thiết để dạy trẻ các kỹ năng
phịng tránh khi gặp phải các tình huống huy hiểm.
* Cách tiến hành biện pháp:


- Tuyên truyền cho phụ huynh và GV về vai trò quan
trọng của kỹ năng tự bảo vệ với trẻ mẫu giáo.
- Nhà trường và gia đình cần thống nhất nội dung
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi.
- Giáo viên trao đổi phương pháp rèn luyện kỹ năng
cụ thể cho phụ huynh để họ có thể thực hiện được tại nhà.
- Phụ huynh theo dõi các nội dung giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ trên lớp và hướng dẫn thêm con của mình ở
nhà.
- Phụ huynh trao đổi với GV về những biểu hiện
của trẻ, những khó khăn khi thực hiện, kết quả đạt
được…
- Phụ huynh và GV cùng tham gia đánh giá mức độ
hình thành và phát triển kỹ năng của trẻ sau khi thực
hiện.

Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non trên địa bàn
* Mục tiêu biện pháp:
Hiện nay, các trường đã bắt đầu quan tâm đến việc
giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non,


trong đó có kỹ năng tự bảo vệ. Tuy nhiên, qua khảo sát
chúng tôi nhận thấy đa phần GV chưa được tập huấn về
phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, và trên thực tế
GV khi thực hiện còn mang nặng tính kinh nghiệm. Bên
cạnh đó, tài liệu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
cũng chưa có nhiều. Do vậy, việc GV cần được cung cấp
các phương pháp giáp dục kỹ năng, các tài liệu hướng
dẫn là điều quan trọng. Bởi chỉ khi GV có nhận thức
đúng về kỹ năng, thì mới có thể tổ chức hoạt động giáo
dục kỹ năng này ở trẻ.
Mục tiêu của kỹ năng tự bảo vệ là cung cấp kiến
thức, các năng lực để giúp trẻ có thể ứng phó với những
tình huống bất lợi. Để làm được điều này, trước hết
phương pháp giảng dạy phải là giáo dục chủ động. Nghĩa
là qua các tình huống được phân tích, các trải nghiệm, qua
làm việc nhóm, thảo luận, tự rút ra cho mình những bài
học hoặc biết cách tự giải quyết trong một tình huống
sắm vai, đóng kịch xã hội, phim, tranh ảnh, câu
chuyện…Từ đó sẽ giáo dục được kỹ năng cho trẻ.
Giáo viên tại các trường là những người trực tiếp
làm việc với trẻ vì vậy họ cũng nên được tham gia những
lớp đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về nội dung và



phương pháp giảng dạy kỹ năng.
Dạy kỹ năng là quá trình làm cho người học khơng chỉ
hiểu biết mà cịn thực hành và duy trì kỹ năng sống đó
trong cuộc sống. Do vậy, không thể áp dụng kiểu dạy một
chiều mà phải áp dụng các phương pháp giáo dục chủ động
như thảo luận nhóm, sắm vai, hỏi chuyên gia... Với các
phương pháp giáo dục chủ động, người học được tham gia
trao đổi, thảo luận, thực hành, giải trí... để từ đó khám phá
và thực hành kỹ năng trong cuộc sống.
Về lâu dài, các trường có đào chuyên ngành Giáo
dục Mầm non cần quan tâm dạy kỹ năng sống và phương
pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên để họ có thể
thực hiện tốt cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sau
này.
* Nội dung biện pháp:
Quản lý, duy trì chặt chẽ việc thực hiện phương pháp
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi của
giáo viên ở trường mầm non trên địa bàn bao gồm đưa ra
những quyết định sử dụng nội trong giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ bản thân các trường MN theo mục tiêu đưa ra ban
đầu; Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ bản thân đạt được mục tiêu đặt ra.


Quản lý, duy trì chặt chẽ, tăng cường vận dụng các
phương pháp dạy học tích cực như phương pháp học bằng
trải nghiệm, giải quyết tình huống trong quá trình học tập.


Đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường MN
là những nhà giáo đã kinh qua hoạt động quản lý trong một
thời gian nhất định những kinh nghiệm thực tiễn về ni
dưỡng, giáo dục trẻ ở trường MN. Do đó, việc quản lý, cải
tiến phương pháp dạy học của giáo viên đối với hoạt động
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho phù hợp với GV
các trường MN nhằm khai thác, phát huy tối đa tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của GV là cách thức vô cùng quan
trọng để nâng cao hiệu quả học tập, bồi dưỡng.
* Cách tiến hành biện pháp:
- Xây dựng và xác định các tiêu chí của kỹ năng tự
bảo vệ.
- Tập huấn cho GVMN về nội dung và phương pháp
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.
Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non
* Mục tiêu biện pháp:


- Kiếm tra, giám sát và đánh giá là một trong những
biện pháp quản lý có vị trí đặc biệt quan trọng trong quản lý
nhà trường. Trong công tác quản lý, đặc biệt công tác quản
lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 56 tuổi, nếu hoạt động này thực hiện không tốt hoặc khơng
triển khai thì sẽ rất khó để hoạt động này tiến hành có hiệu
quả trong mỗi trường MN.
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi cần tăng cường hoạt động
kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu trong hoạt động bồi
dưỡng, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện kế hoạch.

Có như vậy mới nắm bắt được những thông tin ngược về
chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ bản thân cho trẻ, kịp thời phát hiện những kết quả đạt
được và hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục,
qua đó uốn nắn, đơn đốc, có những điều chỉnh cho phù hợp.
* Nội dung biện pháp:
Thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi một
cách thường xuyên.
Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung , phương
pháp,hình thức, nguyên tắc trong kế hoạch kiểm tra. Xác


×