Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý GIÁO dục THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NĂNG lực vận ĐỘNG CHO TRẺ THEO CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI ở các TRƯỜNG mầm NON HUYỆN mỹ đức, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.49 KB, 39 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC THỂ CHẤT PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ THEO
CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu là cái đích mà tất cả mọi hoạt
động đều hướng tới thực hiện đó là việc cần làm trong việc
nghiên cứu. Mục tiêu của các biện pháp quản lý là nhằm
hướng đến việc thực hiện hoạt động giáo dục phát triển thể
chất phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát
triển trẻ 5 tuổi dạt kết quả cao hơn và có chất lượng hơn
trong các trường mầm non hiện nay.
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hệ thống là tập hợp gồm nhiều phần tử có các mối
quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới
một mục đích chung. Các biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ phải
được thực hiện đồng bộ, tồn diện thì mới bổ sung và hỗ trỡ


được cho nhau. Do đó khi đề xuất các biện pháp quản lý cần
đảm bảo được nguyên tắc này.
Giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ
5 tuổi là hoạt động diễn ra thường xuyên và được tổ chức
dưới nhiều hình thức, hoạt động này có thể tích hợp được
trong nhiều mơn học. Hiệu quả của các hoạt động cao hay
thấp còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố và các yếu tố này
thường có mối quan hệ mật thiết với nhau, ràng buộc, hỗ trợ
nhau trong phạm vi của nhà trường.


Mỗi biện pháp quản lý giáo dục thể chất phát triển
năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
đưa ra phải được tổ chức thực hiện một cách hợp lý, có sự
tác động đồng bộ nhằm tạo nên sự thay đổi rõ nét, tích cực
đến chất lượng giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động trong các nhà trường góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho trẻ.
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Phát triển thể chất là một trong năm lĩnh vực phát triển
của trẻ. Giáo dục thể chất đã được xây dựng và thực hiện
chương trình thường xuyên trong các nhà trường và đã
mang lại những kết quả tích cực cho trẻ. Tuy nhiên đứng


trước yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục mầm
non nói riêng, trước yêu cầu nhiệm vụ phải thực hiện đổi
mới được phương pháp, tăng cường thực hiện nội dung giáo
dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ theo
hướng lồng ghép, tích hợp các hoạt động giáo dục khác. Đặc
biệt là phải nâng cao được chất lượng giáo dục thể chất phát
triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5
tuổi ở các trường mầm non giúp trẻ có được sức khỏe tốt,
tâm lý tốt trước khi bước vào lớp một. Dựa trên những kết
quả đã thực hiện từ đó hệ thống lại các biện pháp quản lý
giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động sao cho vừa
chọn lọc được các biện pháp cũ vừa áp dụng được các thành
tựu mới của khoa học quản lý giáo dục, cập nhật xu hướng
hiện đại của QLGD trong thời kỳ mới, phù hợp với yêu cầu
đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực
tế tại các nhà trường, phát huy được các kết quả đã đạt được
của đồng nghiệp và bản thân về quản lý giáo dục thể chất
phát triển năng lực vận động cho trẻ, từ đó đề ra các biện
pháp quản lý giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động
cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi một cách khả thi nhất


để có thể áp dụng vào thực tế cơng tác giáo dục trẻ trong
các trường mầm non hiện nay. Các biện pháp quản lý này
phải thuận lợi cho việc thực hiện, mang lại kết quả tích cực,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong các nhà
trường. Để đạt được điều này các biện pháp phải được kiểm
chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ cần được thực hiện
rộng rãi và được điều chỉnh phù hợp để ngày càng hoàn
thiện hơn.
Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục thể chất phát
triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5
tuổi của hiệu trưởng các trường mầm non
Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về sự
cần thiết của giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Mục đích
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên
về ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm của mỗi cá nhân
trong việc giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho
trẻ. Từ đó sẽ tạo ra động cơ, phát huy được tính tích cực, chủ
động của CBQL và GV khi tham gia giáo dục thể chất phát
triển năng lực vận động cho trẻ. Đội ngũ CBQL và GV cần



thực hiện nghiêm túc đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước, đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ theo định
hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy được năng lực của trẻ,
từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói
chung và giáo dục phát triển năng lực vận động của trẻ nói
riêng.
Biện pháp còn giúp cho đội ngũ giáo viên phụ trách
dạy lớp 5 tuổi nhận thức rõ được trọng trách của mình khi
dạy trẻ. Đây là lứa tuổi cần được các GV trang bị nhiều hơn
về kiến thức và quan trọng hơn đó là trang bị cho trẻ có
được một thể lực khỏe mạnh, sự nhanh nhẹn, dẻo dai để
vững bước vào cấp học cao hơn. Từ nhận thức đó mỗi giáo
viên sẽ phấn đấu nâng cao hơn nữa về năng lực và phẩm
chất sư phạm, đạo đức của nhà giáo để cống hiến cho sư
nghiệp giáo dục nhiều hơn nữa.
Nội dung thực hiện
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về tầm
quan trọng của việc thực hiện giáo dục thể chất phát triển
năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi các
trường mầm non cần quan tâm thực hiện các nội dung cơ
bản sau:


Đối với cán bộ quản lý: Cần nhận thức và nắm rõ được
vai trị và vị trí quan trọng của mình trong nhà trường, nắm
được xu thế phát triển của nền giáo dục và yêu cầu đặt ra của
bậc học mầm non với sự nghiệp phát triển của đất nước. Từ
đó nâng cao được ý thức, trách nhiệm của mình trong việc
thực hiện sứ mệnh, uy tín của nhà trường đối với xã hội.

Càng sâu sát hơn trong việc quản lý chuyên môn của giáo
viên nhất là quản lý giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động cho trẻ. Nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực của giáo
viên về số lượng và trình độ năng lực, tác phong sư phạm để
có kế hoạch phân cơng, giao nhiệm vụ cụ thể, tổ chức kiểm
tra đánh giá thường xuyên tổ chức giáo dục thể chất phát
triển năng lực vận động cho trẻ.
Đối với giáo viên: Giúp cho giáo viên nhận thức đúng
đắn về vai trò và trách nhiệm, chức năng của mình trong
việc thực hiện một cách thường xuyên, hiệu quả, chất lượng
các hoạt động giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Nâng cao việc
lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục thể chất phát triển
năng lực vận động cho trẻ trong các hoạt động và các môn
khác. Từ đó có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ


chun mơn nghiệp vụ của mình để góp phần cho sự nghiệp
giáo dục mầm non.
- Tổng kết việc triển khai, thực hiện các hoạt động
giáo dục phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn
phát triển trẻ 5 tuổi.
Tổ chức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch về hoạt động truyền thông nâng
cao nhận thức cho CBQL và GV. Bảng kế hoạch gồm có:
mục tiêu, hoạt động thực hiện, thời gian, người thực hiện,
nguồn lực, kết quả mong đợi… Kế hoạch này cần được tổ
chức thường xuyên và tập trung vào những thời điểm quan
trọng cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non
như: trước khi khai giảng năm học mới, trước chương trình

hội giảng…
- Tổ chức học tập, bồi dưỡng chuyên đề, nhiệm vụ
năm học, sinh hoạt chuyên môn, tập huấn để thực hiện việc
tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ năm học, cơng tác trọng
tâm…đến tồn thể CBQL và GV. Yêu cầu CBQL và GV
thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được hàng tháng,


hàng quý. Đồng thời các CBQL và GV cùng trao đổi và
chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.
- Hiệu trưởng nhà trường lên kế hoạch tổ chức, mời
chuyên gia, giảng viên về lĩnh vực giáo dục thể chất đến để
tập huấn, giảng dạy về vai trị, mục đích, nội dung phương
pháp hình thức của giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động đối với trẻ cho tập thể giáo viên nhà trường.
- Ban giám hiệu ban hành quy chế làm việc của các
hoạt động trong nhà trường đặc biệt là quy chế chuyên môn
để đưa ra lấy ý kiến thống nhất của các tổ chuyên môn
trước khi áp dụng vào thực tế nhà trường.
- Nhà trường tổ chức các phong trào thi đua, cuộc vận
động cho CBQL và GV về các chủ đề: “Thi đua dạy tốt học tốt”; phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương
đạo đức tự học và sáng tạo”; thi giáo viên dạy giỏi các cấp;
Thi đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục phát triển
năng lực vận động cho trẻ, đẩy mạnh học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…Qua các phong trà thi
đua để nâng cao tinh thần tự học, phát huy sáng tạo trong
đội ngũ, đồng thời là cơ hội để các CBQL và GV học tập



giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động nói chung và giáo dục
thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ nói riêng.
- Xây dựng mơi trường làm việc thân thiện để các giáo
viên yên tâm công tác, cởi mở trong việc trao đổi những
khó khăn, thắc mắc trong quá trình thực hiện tổ chức giáo
dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn
phát triển trẻ 5 tuổi.
- Tạo cơ hội và điều kiện để các GV có cơ hội học tập
để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đi thăm quan,
dự giờ các trường bạn về chuyên đề giáo dục thể chất phát
triển năng lực vận động cho trẻ để giáo viên có thêm nhiều
kinh nghiệm, tạo thêm niềm tin và sự yêu thích trong việc
tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất phát triển năng lực
vận động cho trẻ tại trường và lớp mình phụ trách.
- Hiệu trưởng cần có biện pháp đánh giá kết quả thực
hiện hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của CBQL và GV.
- Hiệu trưởng trao quyền chủ động đi đôi với trách
nhiệm để các giáo viên có ý thức hơn trong việc kiểm sốt
các cơng việc của mình, từ đó thúc đẩy giáo viên phải tự bồi
dưỡng để nâng cao được kỹ năng cho bản thân.


- Người CBQL cần phải tự bồi dưỡng để rèn khả năng
tư duy lý luận, tư duy khoa học, cùng với sự linh hoạt, nhạy
bén, tâm huyết sẽ tạo ra được uy tín trong việc quản lý.
Đồng thời CBQL phải ln tìm cách để thấu hiểu GV của
mình để đưa ra những quyết định quản lý phù hợp nhất.
- Luôn biểu dương, khen thưởng kịp thời những
CBQL và GV có thành tích xuất sắc trong việc triển khai,
thực hiện giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động

cho trẻ theo chuẩn phát triển 5 tuổi và kịp thời nhắc nhở,
động viên những GV làm chưa tốt để giáo dục thể chất phát
triển năng lực vận động cho trẻ trong các nhà trường ngày
càng đi lên.
Điều kiện thực hiện
Để biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL
và GV về tầm quan trọng của việc thực hiện giáo dục thể
chất phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát
triển trẻ 5 tuổi trong trường mầm non đạt kết quả cao cần
phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Cần làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, giáo dục
tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa tầm quan trọng
của việc giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho


trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi trong trường mầm non là
một trong những yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản nhất để tập thể
cán bộ giáo viên trong trường cùng thực hiện.
- Sự tự giác, sự tự nhận thức của chính bản thân giáo
viên dạy lớp 5 tuổi ở các trường mầm non về ý thức trách
nhiệm của mình trong chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và
trong việc giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho
trẻ nói riêng.
- Điều kiện về vật chất và tinh thần của giáo viên ở các
trường mầm non khi thực hiện dạy lớp 5 tuổi.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ
theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
Mục đích của biện pháp
- Tạo sự thay đổi về phương pháp, hình thức tổ chức

các hoạt động giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Từ đó thúc đẩy
sự chủ động, sáng tạo từ phía giáo viên, kích thích sự hứng
thú tham gia hoạt động, rèn luyện kỹ năng, năng lực vận
động cho trẻ.


- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn
phát triển trẻ 5 tuổi sẽ góp phần nâng cao chất lượng
chuyên môn của nhà trường, là cơ sở cho việc tổ chức các
hoạt động giáo dục thể chất phát triển năng lực cho trẻ một
cách dễ dàng, thường xuyên và có hiệu quả hơn.
Nội dung thực hiện
Hiểu và nắm bắt tâm lý trẻ mẫu giáo 5 tuổi và dựa vào
Các chuẩn phát triển vận động (thuộc lĩnh vực phát triển thể
chất) theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để đổi mới phương
pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất
phát triển năng lực vận động cho trẻ một cách sáng tạo, phù
hợp nhất để phát huy tối đa năng lực của trẻ, góp phần vào
sự phát triển toàn diện của trẻ. Tập trung đổi mới phương
pháp, hình thức tổ chức ở các hoạt động vận động chính
như: Hoạt động thể dục sáng, giờ học thể dục, trò chơi vận
động và hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Cách thức thực hiện
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động giáo dục có vai trị to lớn, quyết định đến chất lượng
của giáo dục mầm non. Muốn thực hiện được điều đó trước



hết hiệu trưởng các nhà trường phải chỉ đạo được việc xây
dựng chương trình giáo dục theo hướng đổi mới với một kế
hoạch cụ thể, chỉ tiết. Chỉđạo giáo viên chủ động, tìm tịi,
sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp, hình thức giáo
dục, tạo sự hứng thú, mới lạ, kích thích trẻ hăng hái tham
gia hoạt động, tránh sự nhàm chán, thụ động. Đặc biệt, quan
tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục thể
chất phát triển năng lực vận động cho trẻ 5 tuổi qua việc tổ
chức các hoạt động: Thể dục sáng, giờ học thể dục, trò chơi
vận động và hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
* Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thể
dục sáng cho trẻ: Việc trẻ em được tập thể dục đều đặn mỗi buổi sáng có
ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, giúp trẻ
tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày dài. Hoạt động thể dục sáng cần
được thực hiện theo đúng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non
nhưng linh hoạt về hình thức, chứ khơng cứng nhắc theo một khn mẫu
gị bó.
+ Đảm bảo đủ các nội dung trong hoạt động thể dục sáng
+ Giáo viên tổ chức cho trẻ tập thể dục vào thời gian nhất định vào
buổi sáng, thông thường từ 8h với mùa hè và 8h15 với mùa đông. Thời
gian tập thể dục khoảng 10 phút. Chuẩn bị cho trẻ mặc quần áo, đi giày
dép thích hợp để vận động.
+ Thực hiện các động tác trong bài tập thể dục sáng được tổ chức
linh hoạt dưới nhiều hình thức khác nhau để trẻ không nhàm chán như:
Chọn các bản nhạc có nhịp 2⁄4 vui nhộn làm nhạc nền thể dục để luân


chuyển theo các thứ trong tuần; thay đổi một số động tác theo chủ đề đề
thay đổi các hoạt động cơ bắp và giúp trẻ thêm hứng thú.
+ Thay đổi hình ảnh giáo viên tập mẫu bài tập bằng việc luân

chuyển trẻ lên thay cô làm mẫu các động tác trước lớp.
+ Sử dụng đa dạng các dụng cụ thể dục cho các bài tập thể dục của
trẻ như: Gậy thể dục, vịng, quả bơng, phách tre...tuỳ theo chủ đề tháng
của trẻ
+ Tổ chức đan xen giữa các trò chơi hiện đại.
+ Lồng ghép các nội dung giao lưu, trò chuyện buổi sáng vào giờ
thể dục để tăng thêm sự gắn kết giữa cô và trẻ.
* Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động học
có chủ đích giáo dục thể chất cho trẻ:
Hoạt động học có chủ đích là hoạt động chủ đạo trong giáo dục
phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non. Với trẻ mẫu giáo lớn 5
tuổi, hoạt động học có chủ đích giáo dục thể chất thường được tiến hành
1 lần trên một tuần. Khác với hoạt động thể dục sáng hay hoạt động mọi
lúc mọi nơi, hoạt động học có chủ đích giáo dục thể chất được thực hiện
theo phương pháp với các bước nhất định và là hoạt động để giáo viên
dạy và rèn kỹ năng cá nhân tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên nếu hoạt động học
có chủ đích giáo dục thể chấtnào cũng qua các bước: Khởi động - trọng
động (gồm: bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động)
- hồi tĩnh và được tổ chức theo lối mịn phương pháp thì giờ học sẽ kém
hấp dẫn đối với trẻ.
+ Làm mới bài tập bằng cách thay đổi tên gọi và đỏ dùng dạy học
để thu hút trẻ. VD: Bài tập bật xa 30 cm, giáo viên có thể thay tên bằng
“Bật qua suối nhỏ”, thay bằng việc chuẩn bị 2 vạch kẻ cách nhau 30 em
thì giáo viên chuẩn bị dải đề can màu xanh rộng 30 cm để làm con suối.
Tên gọi lạ, đỗ dùng mới sẽ tăng thêm phản tập trung, hứng thú cho trẻ.


+ Chia tách trẻ hợp lý trong quá trình thực hiện để đảm bảo trẻ có
cơ hội được tập luyện nhiều nhất trong hoạt động học có chủ đích giáo
dục thể chất, không để trẻ phải chờ đợi lâu mới đến lượt vận động của

mình. Một điều khó khăn trong quá trình đạy trẻ vận động của giáo viên
là khâu bao quát, thu hút học sinh tập trung chú ý, kích thích sự hứng thú
tham gia của trẻ trong quá trình tập luyện. Bởi vậy, thay bằng hình thức
giáo viên cho trẻ xếp hàng dài và gọi từng trẻ lên tập thì nên chia trẻ ra
thành từng nhóm nhỏ khi thực hiện và hai giáo viên cùng bao quát, điều
khiển trẻ luyện tập thì số lần trẻ được tập luyện tăng lên và thời gian chờ
đợi đến lượt của trẻ sẽ giảm xuống. Các bài tập gồm hai vận động (ôn
một vận động cũ, dạy một vận động mới) giáo viên chia trẻ làm 2 nhóm,
một nhóm ơn vận động cũ do giáo viên số hai phụ trách, một nhóm dạy
vận động mới do giáo viên số một phụ trách chotrẻ tập luyện và thực
hiện việc đối trẻ ở hai nhóm sau một nửa giờ dạy.
+ Thay đổi mơi trường dạy hoạt động học có chủ đích giáo dục thể
chất cho trẻ 5 tuổi: Giáo viên thường hay tổ chức hoạt động học có chủ
đích giáo dục thể chất vận động của học sinh ở trong lớp để thuận tiện
cho việc chuẩn bị sân tập, không mất thời gian di dời trẻ, dễ dàng trong
việc bao quát, thu hút trẻ do không gian lớp học nhỏ. Tuy nhiên với trẻ
mẫu giáo lớn việc học trong lớp sẽ gây cảm giác nhàm chán, khơng hấp
dẫn với trẻ vì trẻ đã trải qua rất nhiều hoạt động học như vậy qua các lứa
tuổi, Vậy nên việc thay đổi môi trường dạy tiết học vận động cho trẻ là
rất quan trọng và cần thiết trong việc gây thêm sự hứng thú, kích thích sự
tò mò, mong muốn được hoạt động của trẻ. Với các hoạt động học có
chủ đích giáo dục thể chất bị, trườn, bật...giáo viên có thể tổ chức trong
phịng học thể chất nơi có sàn tập bằng phẳng. an tồn cho trẻ. Với các
hoạt động: đi, trèo, chạy, ném, đập bóng, chuyền bóng...giáo viên tổ


chức ngoài sân trường, hoặc sảnh lớp học nơi đủ điều kiện về diện tích
và đảm bảo an tồn cho trẻ học vận động.
+ Thay đổi hình thức hỗi tĩnh: Trong mỗi hoạt động học có chủ
đích giáo dục thể chất của trẻ thì hình thức hồi tĩnh là khơng thể thiếu và

có vai trị rất quan trọng trong cấu trúc của một tiết học. Sau những lần
tập luyện hăng say đầy cố gắng của trẻ, giây phút hồi tĩnh khiến trẻ được
thư giãn, cân bằng nhịp tim, nhịp thở. Hoạt động hồi tĩnh rất quan trọng
nhưng lại ít được quan tâm. Giáo viên chỉ cho trẻ đi lại nhẹ nhàng và đưa
tay lên xuống cho đúng động tác chứ khơng kết hợp với việc hít vào thở
ra để điều hịa vì những động tác đó khơng kích thích được trẻ hứng thú
tham gia sau khi đã tập luyện mệt mỏi. Có thể tham khảo những video
tập dưỡng sinh, yoga, chọn lọc những động tác dễ và phù hợp để cho trẻ
hồi tĩnh. Việc thực hiện những động tác yoga, dưỡng sinh kết hợp trên
nền nhạc nhẹ nhàng sẽ mang đến sự thư thái, thoải mái cho trẻ sau giờ
vận động mệt mỏi.
+ Coi trọng yếu tố âm nhạc trong các giờ vận động để tăng hứng
thú cho trẻ.
* Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các trò chơi
vận động và hoạt động mọi lúc, mọi nơi cho trẻ.
+ Sáng tạo các trò chơi vận động mới cả trong và ngoài tiết học
cho trẻ. Bên cạnh các trò chơi quen thuộc như: mèo đuổi chuột, lộn cầu
vồng, bịt mắt bắt dê, chạy tiếp cờ, chuyển bóng...thì cần đan xen các trò
chơi hiện đại, mới lạ, phù hợp với độ tuổi và mục đích tiết học hay hoạt
động của trẻ như: Chuyển chứng, đua xe cân bằng, đây bóng yoga, thảm
bay, chuyển bao cát bằng các bộ phận cơ thể...để mang lại niềm vui và sự
phát triển toàn diện cho trẻ.
+ Tổ chức các trò chơi vận động theo hình thức thi đua và huy
động sự tham gia của phụ huynh: Từ kế hoạch năm học và kế hoạch


tháng, giáo viên xây dựng và tổ chức các trò chơi vận động nhằm mục
đích cho trẻ thi đua giữa các tổ trong lớp hoặc giữa các lớp với nhau để
kích thích trẻ cố gắng hết mình. Huy động sự tham gia của phụ huynh
vào các hoạt động như: ngày hội thể thao, giao lưu trò chơi khối mẫu

giáo lớn, hoạt động ngày lễ hội (vui hội Trăng rằm, ngày hội 8⁄3, bé vui
Noel, hội chợ quê...) để phụ huynh cùng chơi trị chơivới các bé. Qua đó
động viên trẻ thẻ hiện bản thân, gắn bó thêm tình cảm giữa học sinh, phụ
huynh và nhà trường, đồng thời quảng bá được các hoạt động của nhà
trường đến các phụ huynh một cách nhanh nhất.
Để tổ chức các trò chơi vận động và hoạt động mọi lúc, mọi nơi của
trẻ theo hướng đổi mới cần sự quản lý, chỉ đạo sát sao của hiệu trưởng từ
việc lập kế hoạch trong năm học, cụ thể hóa trong kế hoạch tháng và sự
đầu tư của giáo viên trong việc tìm tịi, học hỏi, sáng tạo trong việc đổi
mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận
động cho trẻ mà vẫn đảm bảo phương pháp bộ môn.
Điều kiện thực hiện
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thể chất
phát triển vận động cho giáo viên lớp 5 tuổi trong trường như: Mời
chuyên gia, cử đi tập huấn, tham quan, dự giờ,cung cấp sách, tài liệu
tham khảo...đồng thời nghiên cứu các quy định, văn bản hướng dẫn của
Sở, phòng GD & ĐT vẻ việc thực hiện chương trình giáo dục phát triển
vận động cho trẻ và triển khai đến giáo viên trong trường.
- Năng lực lập kế hoạch của đội ngũ cán bộ quản lý và năng lực tổ
chức các hoạt động GD phát triển vận động của đội ngũ giáo viên trong
nhà trường.


- Đội ngũ giáo viên yêu nghề, tâm huyết, năng lực sư phạm, có
năng lực chun mơn, có phẩm chất đạo đức nhà giáo tốt, muốn cống
hiến với nhà trường và sự nghiệp giáo dục.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
thực hiện chương trình giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động
cho trẻ 5 tuổi

Mục đích của biện pháp
- Trang bị cho đội ngũ giáo viên những kiến thức về chuyên môn
nghiệp vụ nói chung và lĩnh vực giáo dục thể chất phát triển năng lực
vận động nói riêng. Đồng thời giúp cho giáo viên nâng cao phẩm chất
chính trị, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và hoàn thành các nhiệm vụ
chuyên môn từ yêu cầu thực tiễn.
- Thực hiện việc đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng ở
mỗi giáo viên trong nhà trường, tăng cường việc tham gia tích cực vào
các hoạt động sinh hoạt chun mơn từ đó nâng cao chất lượng việc tổ
chức thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ đáp
ứng được những yêu cầu của Bộ chuẩn và đáp ứng được lịng mong mỏi
của phụ huynh.
- Góp phần nâng cao khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục thể
chất phát triển năng lực vận động và các hoạt động khác của giáo viên và
nhà trường.
Nội dụng của biện pháp
Trong bối cảnh xã hội phát triển đi lên hiện nay, yêu cầu về chất
lượng đội ngũ nhà giáo được coi là vấn đề then chốt quyết định kết quả
chất lượng giáo dục. Để bắt kịp với xu hướng đó, giáo dục mầm non nói
chung và giáo dục phát triển năng lực vận động cho trẻ 5 tuổi nói riêng
cần chú trọng đến việc bồi đưỡng đội ngũ giáo viên ở các nội dung sau:


- Bồi dưỡng về nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, các chính
sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của ban ngành cấp trên cho tập
thể cán bộ giáo viên.
- Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức về giáo dục mầm non,
nhất là các kiến thức về giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động
mà giáo viên còn yếu: kỹ năng lập kế hoạch; đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất phát triển năng lực vận

động cho trẻ; kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá; vấn đề đảm bảo an
toàn cho trẻ khi tập luyện; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ và phụ
huynh...
- Phát triển năng lực giáo dục, năng lực dạy học theo yêu cầu của
chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu
cầu phát triển, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các
hoạt động:
+ Tổ chức các phong trào thi đua: Thi giáo viên dạy giỏi, thi viết
sáng kiến kinh nghiệm.
+ Xây dựng các tiết dạy mẫu về lĩnh vực giáo dục thể chất phát
triển năng lực vận động cho trẻ 5 tuổi cho giáo viên trong nhà trường học
tập, rút kinh nghiệm.
+ Dự giờ, thăm lớp để nắm bắt chất lượng giáo viên từ đó có
hướng bồi dưỡng phù hợp.
+ Tổ chức các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn, sinh hoạt
chuyên đề để nâng cao năng lực cho giáo viên.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khoá học, lớp học bồi
đưỡng, đi tham quan, dự giờ, học tập để nâng cao trình độ.
+ Khích lệ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để bổ sung kiến thức,
nâng cao năng lực cho bản thân.
Cách thực hiện


Bồi dưỡng, giúp đỡ, đào tạo ra những người giáo viên giỏi, có tình
u nghề mến trẻ, đặc biệt là bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên lớp 5 tuổi
về lĩnh vực giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động. Để làm tốt
được nội dung này, các nhà trường cần thực hiện những bước sau:
- Tuyên truyền đến 100% giáo viên hưởng ứng và thực hiện đúng
các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước và ngành phát động như: “Học lập
và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào thi

đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”, cuộc vận động:
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” và có sự nhận xét,
đánh giá của Ban giám hiệu cuối mỗi kỳ, năm học.
- Hàng tháng, trong các cuộc họp hội đồng sư phạm, các buổi sinh
hoạt chuyên môn, Ban giám hiệu luôn triển khai đầy đủ các thông tư, chỉ
thị, văn bản của cấp trên cho tập thể giáo viên được biết.
- Ban giám hiệu có kế hoạch xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên vừa hồng vừa chuyên của nhà trường đề đáp ứng với yêu cầu ngày
càng cao của ngành giáo dục mầm non và của xã hội.
- Chọn, cử giáo viên đi học tập, bồi dưỡng, tập huấn theo hình
thức cuốn chiếu, ưu tiên giáo viên xung phong đi học và những giáo viên
cốt cán có khả năng lan toả các kiến thức đã học đến tập thể đi học trước.
Đồng thời có kế hoạch hỗ trợ kinh phí trong khả năng của nhà trường để
khích lệ phong trào tự học tập, nâng cao trình độ của giáo viên.
- Tổ chức hội thảo chuyên đề là hình thức rất hiệu quả để nâng cao
năng lực từng lĩnh vực cho giáo viên. Với chuyên đề thể chất phát triển
năng lực vận động có thể mời giảng viên chuyên về phát triển thể chất về
giảng dạy, tập huấn. Việc làm này giúp lấp đầy những lỗ hỗng kiến thức
bộ môn, đồng thời là cơ hội để giáo viên được học hỏi những phương
pháp, hình thức giáo dục tiên tiến mới. Các nhà trường nên tổ chức các
buổi hội thảo, tập huấn vào dịp hè để 100% giáo viên được tham gia học


tập trung và cũng để tiết kiệm chi phí cho nhà trường khơngphải tổ chức
nhiều buổi học theo hình thức nhóm.
- Việc tổ chức các hội giảng, hội thi chuyên môn cấp trường như:
Giáo viên dạy giỏi, hội giảng chuyên đề giáo dục thể chất phát triển năng
lực vận động, viết sáng kiến kinh nghiệm, thi làm đồ dùng dạy học tự
tạo... là cách thức hiệu quả giúp thúc đẩy khả năng sáng tạo, sự nỗ lực
trong công việc của mỗi giáo viên. Đó cũng là cơ hội để các giáo viên

được tham gia học hỏi, rút kinh nghiệm qua những nhận xét, đánh giá
của ban giám hiệu và đồng nghiệp. Kết quả các hội thi sẽ giúp nhà
trường biết được giáo viên còn hạn chế ở nội dung nào để kịp thời bồi
dưỡng cho phù hợp, đồng thời qua đó cũng tìm được những cá nhân xuất
sắc, tâm huyết để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao để tham dự các cuộc
thi ở những cấp cao hơn.
- Tổ chuyên môn bám sát vào lịch bồi dưỡng chuyên môn của
nhà trường để tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn phù hợp với
năng lực, trình độ của giáo viên và đáp ứng được với nguyện vọng,
yêu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên trong trường.
- Tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các
trường điểm, trường tiến tiến xuất sắc về chuyên đề “Nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ mầm non”
trong Huyện và Thành phố tử đó lĩnh hội được những điểm mạnh,
những phương pháp, hình thức mới, những cách trang trí mơi trường,
cách tổ chức các sự kiện... để về nhân rộng trong nhà trường mình.
- Một hình thức cũng rất hiệu quả trong việc bồi dưỡng chun
mơn của giáo viên đó là dự giờ, thăm lớp. Thông qua việc dự giờ, ban
giám hiệu sẽ nắm bắt được tình hình giảng dạy, việc chuẩn bị lên lớp,
chất lượng dạy học của giáo viên từ đó sẽ trao đổi với giáo viên để giáo


viên biết được khả năng của mình đến đâu, khắc phục những hạn chế
phát huy những mặt mạnh trong những giờ học tiếp theo.
- Ln khích lệ giáo viên tự bồi dưỡng, học hỏi, nâng cao khả năng
của mình về các nội dung mà mình cịn hạn chế hay những nội dung đang
được nhà trường và ngành học quan tâm. Đối với giáo viên mầm non, việc
chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường đã chiếm hết thời gian trong ngày, vì vậy
việc bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên theo các hình thức tập trung đơi
khi rất khó thực hiện.Từ đó địi hỏi mỗi giáo viên phải nâng cao tinh thần tự

học tập bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi. Có thể học tập từ sách báo, mạng
internet, học từ đồng nghiệp, từ những điền hình trong Huyện, Thành phố...
nhằm nâng cao năng lực bản thân, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã
hội.
Điều kiện thực hiện
- Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm
non về kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất phát triển năng
lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cần được tổ chức
thường xuyên để đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên để hoạt động này được
thực hiện thường xun thì cần phải có các điều kiện về:
- Sự quan tâm, tạo điều kiện của Sở, phòng giáo dục và các nhà
trường trong việc tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được học tập, thi
cử, tập huấn nâng cao trình độ.
- Ban giám hiệu nhà trường phải nhận thức được tầm quan trọng
của cơng tácbồi dưỡng đội ngũ, từ đó mới có biện pháp bồi dưỡng phù
hợp tới giáo viên, giúp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo
dục thể chất phát triển năng lực vận động nói riêng.
- Các giáo viên phải có trình độ chun mơn, năng lực sư phạm,
có phẩm chất nhà giáo nhất định, đồng thời có nhu cầu và ý thức học tập


nâng cao trình độ. Trên cơ sở đó việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho giáo viên của nhà trường sẽ trọng tâm và đạt kết quả tốt hơn.
Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất phát
triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Mục đích của biện pháp
- Kiểm tra là chức năng rất quan trọng và không thể thiếu của nhà
quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất phát triển
năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của giáo viên
trong nhà trường. Việc thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất phát

triển năng lực vận động cho trẻ từ thể dục sáng, tiết học, hoạt động mọi
lúc, mọi nơi...có được thực hiện nề nếp, nghiêm túc hay khơng chính là
phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của mỗi giáo viên dưới sự giám sát,
kiểm tra, đánhgiá của ban giám hiệu nhà trường. Chính vì vậy nhà quản
lý phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên công tác này để đưa chất
lượng giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động của nhà trường đi
lên.
- Việc kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình
của đội ngũ giáo viên, nắm bắt được thực trạng tổ chức hoạt động, tình
hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động
cho trẻ 5 tuổi, từ đó có sự đơn đốc, uốn nắn, hay phát huy thế mạnh để
thực hiện mục tiêu giáo dục của lĩnh vực.
- Từ việc xử lý thông tin sau kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục
thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ 5 tuổi, nhà quản lý sẽ có
những bước điều chỉnh kịp thời nếu có sai sót nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả quản lý đối với công tác này.
Nội dung của biện pháp
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất
phát triển năng lực vận động cho trẻ 5 tuổi trong nhà trường:


+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ hoạt động giáo dục thể chất
phát triển năng lực vận động cho trẻ 5 tuổi trong trường ngay từ đầu năm
học và có thơng báo trong hội đồng nhà trường.
+ Kiểm tra hồ sơ sổ sách, kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục
thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ 5 tuổi.
+ Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất phát triển
năng lực vận động cho trẻ 5 tuổi của giáo viên từ: Thể dục sáng, hoạt
động học có chủ đích giáo dục thể chất, hoạt động dạo chơi,hoạt động
mọi lúc mọi nơi, hoạt động ngày lễ hội..từ đó đánh giá được chất lượng

giáo viên và chất lượng của các hoạt động này.
+ Kiểm tra về cơ sở vật chất, môi trường, các trang thiết bị, đồ dùng
phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ
5 tuổi của nhà trường.
+ Kiểm tra việc đánh giá trẻ theo các chỉ số phát triển vận động
trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
Cách thực hiện
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đã xây dựng, Hiệu trưởng ra quyết
định thành lập ban kiểm tra hoạt động giáo dục thể chất phát triển năng
lực vận động của trẻ 5 tuổi trong nhà trường. Ban kiểm tra gồm các
thành phần: Đại diện Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán
có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao và hiểu biết tốt về hoạt
động giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động của trẻ 5 tuổi.
Các tiêu chí đánh giá phải phù hợp, sát với các nội dung trong
hoạt động giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ. Đồng
thời hiệu trưởng cần phổ biến các tiêu chí đánh giá đến tập thể giáo viên
để kích thích giáo viên phấn đấu, đầu tư về mọi mặt nhằm đạt kết quả
cao trong quá trình kiểm tra.


Hiệu trưởng luôn xác định được tầm quan trọng của việc kiểm tra
đánh giá đối với giáo viên. Từ đó quán triệt để công tác kiểm tra, đánh
giá được khách quan, chính xác, cơng bằng, theo đúng tiêu chuẩn đánh
giá đã đề ra. Giáo viên sẽ thấy được sự đánh giá thực chất, công tâm để
phát huy thế mạnh của mình và cố gắng hơn nữa trong hoạt động giáo
dục.
Có nhiều hình thức kiểm tra hoạt động giáo dục phát triển năng
lực vận động của trẻ 5 tuổi như: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra có báo trước,
kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra việc thực hiện chuyên đề.
Bởi vậy ban kiểm tra cần cân đối giữa các hình thức kiểm tra sao cho

phù hợp với tính chất hoạt động và thời điểm tổ chức hoạt động. Có sự
kết hợp giữa kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất; đan xen giữa việc
kiểm tra của ban giám hiệu và của tổ chuyên môn; huy động kiểm tra
chéo giữa các lớp trong khối, giữa các giáo viên với nhau.
Thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển năng lực
vận động cho trẻ 5 tuổi phải thường xuyên, tránh việc mang kết quả kiểm
tra, đánh giá cuối năm ra làm kết quả đánh giá khả năng sư phạm, trình độ
của giáo viênvà chất lượng tổ chức hoạt động cho cả năm học. Hiệu
trưởng thường xuyên dự giờ giáo viên để đánh giá việc thực hiện chương
trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 tuổi, đánh giá việc đưa các chỉ
số trong bộ chuẩn phát triển lồng ghép vào nội dung dạy học. Qua việc dự
giờ sẽ giúp nâng cao ý thức tự giác trong công việc của giáo viên, đồng
thời cũng giúp hiệu trưởng nắm bắt được khả năng sư phạm, phương pháp
giảng dạy, việc thực hiện nề nếp chuyên môn, việc sử dụng các trang thiết
bị phục vụ dạy học của giáo viên ở mức nào đề kịp thời điều chỉnh và bồi
dưỡng. Sau khi dự giờ, cần có những phân tích, đánh giá sư phạm về hoạt
động của giáo viên, cuối cùng là kết luận của ban giám hiệu, ghi biên bản
kiểm tra và lưu vào hồ sơ của giáo viên.


×