Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý GIÁO dục kĩ NĂNG tự PHỤC vụ CHO TRẺ 5 6 TUỔI ở các TRƯỜNG mầm NON HUYỆN mỹ đức, THÀNH PHỐ hà nội THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.75 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ
PHỤC VỤ CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
phát triển giáo dục mầm non của huyện Mỹ Đức, thành
phố Hà Nội
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mỹ
Đức, thành phố Hà Nội
Mỹ Đức là huyện ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh
Hà Tây, kể từ ngày 1/8/2008 là huyện được sát nhập vào
thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ, phía
Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hịa Bình, phía
đơng giáp huyện Ứng Hịa, ranh giới là con sơng đáy.
Huyện Mỹ Đức có diện tích:230,0 km2 với dân số
169.999 người. Các đơn vị hành chính của huyện bao gồm
thị trấn Đại nghĩa và 21 xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Đốc Tín,
Vạn Kim, Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Bột Xuyên,
An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Hợp
Tiến, Phù Lưu Tế, Hợp Thanh, Đại Hưng, An Tiến, An Phú,
Hùng Tiến, Hương Sơn.


Từ một vùng đất nông thôn chủ yếu dựa vào sản xuất
nơng nghiệp với kinh tế cịn nghèo nàn, hạ tầng cơ sở yếu
kém, giờ đây sau 10 năm thực hiện hợp nhất, điều chỉnh địa
giới hành chính Thủ Đơ Hà Nội, Huyện ủy, Hội đồng nhân
dân, UBND huyện Mỹ Đức đã triển khai nhiều giải pháp
đồng bộ, huy động mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế của Huyện, làm cho bức tranh


kinh tế của Huyện khởi sắc từng ngày. Tốc độ tăng trưởng
bình quân hằng năm đạt 9,2%/năm. Tổng giá trị sản xuất
năm 2018 ước đạt 8326,8 tỷ đồng, tăng 4817,8 tỷ đồng so
với năm 2008. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực,
tỷ trọng nơng, lâm nghiệp, thủy giảm từ 46,8% (năm 2008)
xuống còn 27,94% (giữa năm 2018); Thương mại - Dịch vụ
- Du lịch đã trở thành nghành kinh tế mũi nhọn tăng từ
28,3% ( năm 2008) lên 44,06% ( giữa năm 2018). Tổng thu
ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.082 tỷ 980
triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đến tháng 6/2018
đạt 38,9 triệu đồng/ người / năm, tăng gấp 7,5 lần so với
năm 2008. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện. Số hộ giàu tăng, số hộ nghèo giảm. Cơ sở vật chất hạ
tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, làm cho bộ mặt nơng
thơn ngày càng đổi mới. Tồn huyện có 10/21 xã đạt chuẩn
nơng thơn mới. Bên cạnh đó, cơng tác an sinh xã hội, văn


hóa giáo dục được huyện Mỹ Đức đặc biệt quan tâm. Huyện
đã đầu tư đồng bộ theo quy hoạch các cơng trình phục vụ
phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa - thể thao, y tế và nhiều
cơng trình phúc lợi khác.
Khái quát tình hình phát triển GD&ĐT huyện Mỹ
Đức, thành phố Hà Nội
Khái quát tình hình phát triển GD&ĐT nói chung
Tình hình chung về giáo dục mầm non trên địa bàn
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay
- Quy mô mạng lưới cơ sở GDMN, tăng tỷ lệ huy động
trẻ. Củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục cho trẻ
5 tuổi: Theo nguồn cung cấp của Phịng GD&ĐT Huyện

Mỹ Đức, tồn huyện có 26 trường mầm non cơng lập, với
13215 trẻ / 463 nhóm, lớp. Trong đó:
+ Lớp nhà trẻ: 105 nhóm với 2504 cháu đạt 31,8% so
với độ tuổi.
+ Lớp mẫu giáo: 358 lớp với 10711 cháu, đạt 98,7%
so với độ tuổi, trong đó mẫu giáo 5 tuổi là 117 lớp với 3688
trẻ, đạt tỷ lệ huy động 100%.
+ Huy động được 11/18 trẻ khuyết tật học hòa nhập,
đạt tỷ lệ 61%.
Các nhà trường đã tăng cường nề nếp, kỷ cương, trách
nhiệm, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong chăm sóc, giáo


dục trẻ. Nhiều trường mầm non đã làm tốt công tác tuyên
truyền, phối hợp, huy động trẻ ra lớp, điển hình là trường:
MN Phúc Lâm, Mỹ Thành, Bột Xuyên, Phùng Xá, Tế Tiêu,
Đại Nghĩa, Hùng Tiến…
Phịng GD&ĐT ln tích cực tham mưu UBND huyện
Mỹ Đức đầu tư kinh phí xây dựng phịng học cho trẻ, xóa
phịng học tạm, nhờ, phịng xuống cấp, thực hiện kiên cố
hóa trường lớp đảm bảo trường, nhóm lớp các điểm trườn lẻ
có cơng trình vệ sinh, nước sạch đạt chuẩn, rà soát, điều
chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp, gom điểm lẻ, tách
trường ở những xã có địa bàn rộng như Hương Sơn, Hợp
Tiến.
Phịng GD&ĐT huyện Mỹ Đức luôn nâng cao chất
lượng Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ. Ban chỉ đạo XMC PCGD huyện đã chỉ đạo Ban chỉ đạo XMC - PCGD các xã,
thị trấn thực hiện tốt công tác PCGD, XMC và tổ chức triển
kiểm tra công tác phổ cập giáo dục, xóa mùa chữ ở tất cả
các đơn vị trong huyện, sau kiểm tra đã quyết định công

nhận 22 xã, thị trấn đạt phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
- Về chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
+Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ: Các trường mầm
non trong tồn huyện ln quan tâm xây dựng môi trường


giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng chống bạo
lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện,
phát hiện các yếu tố, nguy cơ mất an toàn, có biện pháp
khắc phục kịp thời, đảm bảo an tồn tuyệt đối về thể chất và
tinh thần cho trẻ trong các cơ sở GDMN.
+ Nâng cao chất lượng công tác ni dưỡng, chăm
sóc sức khỏe: Các trường đã phối hợp với ngành y tế huyện,
xã, thị trấn triển khai các biện pháp theo dõi phòng chống
các dịch bệnh và triển khai công tác y tế học đường. Đảm
bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra khám sức khỏe,
đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng
của Tổ chức Y tế Thế giới.
100% các trường mầm non tổ chức ăn bán trú, tỷ lệ trẻ
bán trú nhà trẻ đạt 88,8%; Mẫu giáo đạt 97,9%. Bếp ăn bán
trú của các trường đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, dinh
dưỡng cho trẻ. Các nhà trường đều xây dựng thực đơn, chế
độ ăn, khẩu phần ăn cho trẻ cân đối, đa dạng, hợp lý theo
quy định trong Chương trình GDMN do Bộ GDDT ban
hành. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ có nhiều tiến bộ, tỉ
lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. Tiêu biểu là các trường: MN
Phúc Lâm, Xuy Xá, Phù Lưu Tế, Tế Tiêu…
+ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Đổi
mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ: 100% các trường mầm



non trên địa bàn huyện xây dựng môi trường giáo dục đáp
ứng 06 nội dung trong tiêu chí theo Kế hoạch số 56/KHBGD&ĐT ngày 25/1/2017 của Bộ GD&ĐT về triển khai
chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
giai đoạn 2016 - 2020. Chú trọng thiết kế khung cảnh sư
phạm thân thiện sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn. Thực hiện
Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong trường
học giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến năm 2025” ban
hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ - TTg ngày 17/6/2016
của Thủ tướng Chính phủ thực hiện đổi mới phương pháp
tăng cường thực hiện nội dung phát triển thể chất cho trẻ
mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp các hoạt động giáo
dục khác trong chương trình GDMN. Thiết kế khu vui chơi,
khu thể chất, phòng thể chất, các phòng chức năng được sử
dụng để đổi mới các hình thức tổ chức các hoạt động học
chuyên biệt (âm nhạc, tạo hình, thể dục, văn học, khám
phá…) 100% các trường mầm non trong huyện xây dựng
Chương trình giáo dục nhà trường dựa trên cơ sở khung
chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành và phát triển
nội dung hoạt động mới phù hợp điều kiện thực tiễn, đáp
ứng tốt nhất mục tiêu giáo dục của các nhà trường.
Tuy cịn gặp một số khó khăn nhưng Phịng GD&ĐT
huyện đã ln chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc


hoạt động dạy trẻ theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc
giáo dục trẻ. Ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori
trong lĩnh vực thực hành cuộc sống; mơ hình khơng gian sáng
tạo, khuyến khích các trường đổi mới tư duy, chỉ đạo giáo
viên thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục theo phương

pháp giáo dục tiên tiến, quan điểm tiếp cận học qua chơi. Chú
trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi. Phối hợp các
phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động tích cực hoạt
động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”. Giáo
viên không làm thay trẻ tạo cơ hội bộc lộ khả năng của cá
nhân, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
Kết quả trẻ mầm non trong toàn huyện nhìn chung
khỏe mạnh, phát triển cân đối hài hịa, trên 96% trẻ đạt theo
yêu cầu quy định. Trẻ có nề nếp trong các hoạt động, tự tin
mạnh dạn trong giao tiếp, biết thể hiện tình cảm với mọi
người, bước đầu có những kỹ năng tự phục vụ tốt.
+ Xây dựng đội ngũ và đổi mới công tác quản lý giáo
dục
- Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL): có 67 người; trình
độ chun mơn đạt chuẩn trở lên 100%, trên chuẩn 97%.
+ 100% CBQL đạt chuẩn về kiến thức quản lý giáo
dục;
+ 100% CBQL có trình độ tin học trình độ A trở lên;


+ 100% CBQL đạt chuẩn quản lý nhà nước đạt;
+ 100% CBQL có trình độ Trung cấp lý luận chính trị;
- Đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN): Có 1197 giáo
viên cơng lập. Trong đó GV biên chếcó1023người, đạt 85%;
Giáo viên nhà trẻ đạt tỷ lệ 2,8 GV/lớp; mẫu giáo 3,9 GV/lớp.
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%; Trên chuẩn 71,2%
- Nhân viên: 517; trong đó nhân viên ni dưỡng: 326
* Về công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ:
Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức chỉ đạo các trường

thực hiện các giải pháp của Đề án 380/ĐA-HU về nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2016 - 2020; thực
hiện quyết định của Bộ GD&ĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo
viên các cấp học phổ thông và mầm non. Phòng giáo dục đã
tổ chức và chỉ đạo các trường mầm non trong huyện thực
hiện nghiêm túc kế hoạch, chương trình bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên. Quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng,
đạo đức nhà giáo, tác phong sư phạm. Biểu dương, tuyên
truyền việc làm tốt những tấm gương nhà giáo tiêu biểu
trong các cơ sở đi đầu trong đổi mới và phát triển. Phịng
GD&ĐT huyện ln tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà
trường trong việc đề xuất các nội dung bồi dưỡng theo nhu
cầu của cơ sở. Bồi dưỡng CBQL, GV đáp ứng thực hiện


nhiệm vụ giáo dục thủ đô. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên nâng cao trình độ đào tao, chuyên mơn nghiệp vụ,
CBQL có đủ trình độ đào tạo và chứng chỉ theo quy định.
Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường cử cán bộ, giáo viên dự
đầy đủ các buổi kiến tập, tập huấn bồi dưỡng chun mơn
do Sở, phịng GD&ĐT và trường bồi dưỡng cán bộ quản lý
giáo dục Hà Nội tổ chức…
* Việc đẩy mạnh công tác quản lý giáo dục: Phòng
giáo dục tổ chức chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực
quản lý cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường trong
tồn huyện, bồi dưỡng chính trị hè cho đội ngũ cán bộ về
Nghị quyết TW 7 và Học tập chuyên đề Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
+ Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng trừng
chuẩn quốc gia:

Công tác đầu tư cơ sở vật chất được quan tâm, đầu tư,
cải thiện đáng kể. Số phòng học kiên cố tăng. Tồn cấp học
hiện có 461 phịng học/461 nhóm lớp. Trong đó có 353
phịng học kiên cố chiếm tỷ lệ 76%, 60 phòng học bán kiên
cố và 48 phòng học tạm. Tỷ lệ phịng học có đủ bộ thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi tối thiểu phục vụ cho các hoạt động chăm
sóc, giáo dục trẻ đạt 59%. Tỷ lệ sân chơi có đủ 05 loại đồ
chơi ngồi trời đạt 65%. Tổng số trường có cơng trình vệ


sinh đạt 100%, trong đó cơng trình vệ sinh đạt yêu cầu
chiếm 80%. Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
Quốc gia được gắn với mục tiêu xây dựng xã nơng thơn
mới. Tồn huyện có 08 trường mầm non đạt chuẩn Quốc
gia, tỷ lệ 32%.
Hiện tại, huyện Mỹ Đức đã đáp ứng đủ phòng học cho
trẻ em mẫu giáo 5 tuổi theo tiêu chuẩn phổ cập. Tuy nhiên,
do sự gia tăng dân số và nhu cầu gửi con đến trường mầm
non ngày càng cao nên ở một số trường, sĩ số trẻ/lớp đông,
đặc biệt là các trường: MN Đồng Tâm, Hợp Tiến, Tuy Lai,
Vạn Kim.
Phòng giáo dục và đào tạo đã rà soát lại thực trạng cơ sở
vật chất, công tác quy hoạch mạng lưới các trường học, xây
dựng “Đề án kiên cố hóa, hiện đại hóa trường học và xây
dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020”.
Nghành giáo huyện kết hợp với chính quyền địa
phương đã tham mưu với các cấp có thẩm quyền của huyện
Mỹ Đức tập trung nguồn lực để xây dựng trường học, đầu
tư mở rộng, xây mới trường lớp, gom điểm lẻ, đảm bảo các
sĩ số trẻ trên lớp theo điều lệ trường mầm non ưu tiên thực

hiện kiên cố hóa trường lớp, tiếp tục xây dựng trường mầm
non đạ chẩn quốc gia và tái chuẩn theo hướng tạo môi
trường thiên nhiên xanh, đạt chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm


bảo cơng năng sử dụng hiệu quả, tăng số phịng chức năng
hoạt động chuyên biệt, đầu tư thiết bị ngoài danh mục tối
thiểu và hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Phịng
GD&ĐT huyện khơng ngừng đầu tư, tăng cường ứng dụng
CNTT trong quản lý và dạy học. Từ việc đầu tư cơ sở vật
chất sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo
viên, học sinh.
Bên cạnh những thành tựu đã nêu trên, giáo dục mầm
non huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội vẫn còn gặp phải
những tồn tại sau:
- Chất lượng giáo dục các nhà trường trong huyện
chưa đồng đều.
- Năng lực một số cán bộ quản lý ở một số trường còn
hạn chế, trách nhiệm, sự tâm huyết với công việc chưa cao,
vẫn cịn một số giáo viên yếu về chun mơn, chưa tích cực
đổi mới phương pháp dạy học, nhiều giáo viên cịn chưa
phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học. Trình
độ giáo viên giữa các trường trong huyện có sự phân hóa rõ
ràng. Một số chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên cịn nặng
về lý thuyết, ít thực hành nên chất lượng chưa cao. Giáo
viên năng lực sử dụng thiết bị, thí nghiệm thực hành, cơng
nghệ thơng tin còn yếu.


- Đồ dùng trang thiết bị dạy học tại các trường mầm

non trong huyện Mỹ Đức chưa đồng bộ. Cơ sở vật chất ở
một số trường cịn khó khăn, hệ thống chiếu sáng, nước
sạch còn chưa đảm bảo, thiếu các phòng chức năng, sân
chơi, bãi tập…Cán bộ quản lý một số trường chưa chú ý
đến việc trang bị các đồ dùng, trang thiết bị dạy học hiện
đại, có giá trị sử dụng an toàn và lâu dài. Một số giáo viên
khơng có kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả: chưa
biết khai thác hết tính năng của đồ dùng đồ chơi, không biết
cách bảo quản đồ dùng trang thiết bị dẫn đến hỏng hóc thất
thốt của đồ dùng trang thiết bị gây thiệt hại cho các nhà
trường.
- Điều kiện kinh tế - xã hội phát triển khác nhau dẫn
đến việc đầu tư, quan tâm đến giáo dục của một số trường
trong huyện còn chưa đồng đều. Bên cạnh đó ảnh hưởng
của mặt trái cơ chế thị trường đã có tác động đến một số
giáo viên làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ. Nhận thức của cha mẹ học sinh không đồng đều, nhiều
quan điểm chưa thực sự hiểu biết về giáo dục mầm non nên
đôi khi cịn có những u cầu, địi hỏi giáo viên khơng phù
hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, gây lên áp lực cho
giáo viên.


Trường mầm non Phùng Xá được thành lập năm 1997. Trường
thuộc miền trung Huyện Mỹ Đức, nằm ven sông đáy, nằm ở vị trí trung
tâm của xã Phùng Xá - Là quê hương nổi tiếng với nghề truyền thống dệt
khăn mặt.
Là ngơi trường có bề dày thành tích trong cơng tác dạy và học.
Năm 2012 trường được đón nhận là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Trường có 21 phịng học, có các phịng chức năng: âm nhạc thể chất cho

trẻ hoạt động, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trường có tổng số 76 cán bộ giáo viên nhân viên. Tổng số học
sinh: 640 trẻ.(5 lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng; 5 lớp mẫu giáo bé; 5 lớp mẫu
giáo nhỡ; 5 lớp mẫu giáo lớn)
Nhà trường thực hiện tốt đổi mới công tác quản lý và giảng dạy.
Thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường các hoạt động sáng
tạo cho trẻ tại trường. Với đội ngũ giáo viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt
tình, yêu nghề, mến trẻ, trường mầm non Phùng Xá khẳng định thương
hiệu, chất lượng trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, xứng đáng là ngôi
nhà thứ hai cho các con, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tạo dựng
niềm tin cho các bậc phụ huynh và nhân dân khi gửi con em đến trường.
Tổ chức khảo sát thực trạng
Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở một số trường mầm non
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Khách thể và địa bàn khảo sát
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành khảo sát trên 6 trường mầm
non trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội: Trường mầm non Phúc
Lâm, trường mầm non Xuy Xá, trường mầm non Hợp Thanh, trường mầm
non Phùng Xá, trường mầm non Đại Hưng, trường mầm non An Phú B.


Trong đó có 03 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I: Phúc Lâm,
Xuy Xá, Phùng Xá và 03 trường mầm non thuộc vùng khó khăn hơn: Hợp
Thanh, Đại Hưng, An Phú B.
Trường mầm non An Phú B là trường thuộc vùng dân tộc thiểu số,
mới được tách ra từ trường mầm non An Phú năm 2018.
- Khảo sát nghiên cứu thực trạng được tiến hành đối với 60 giáo
viên đang phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi thuộc một số trường trên địa

bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội:
• Trường mầm non Xuy Xá
• Trường mầm non Phúc Lâm
• Trường mầm non Phùng Xá
• Trường mầm non Hợp Thanh
• Trường mầm non Đại Hưng
• Trường mầm non An Phú B
- Khảo sát nghiên cứu thực trạng đối với 18 CBQL, 205 trẻ 5-6
tuổi ở 06 trường mầm non
* Thời gian khảo sát:
Từ ngày 6/2/2019 đến ngày 10/3/2019.
Nội dung khảo sát
- Khảo sát quan điểm, ý kiến của CBQL, GVMN về tầm quan
trọng của giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua hoạt động trải nghiệm.
- Khảo sát thực trạng việc quản lý giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
- Khảo sát thực trạng về nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
- Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ


mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
- Những khó khăn của CBQL, giáo viên trong việc giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm.
Phương pháp khảo sát
Phương pháp quan sát
a. Mục đích: quan sát việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm của giáo viên
mầm non và mức độ thực hiện kĩ năng của trẻ trong các hoạt động vui chơi
góc.

b. Cách thức tiến hành:
- Quan sát trực tiếp dự giờ 15 buổi khi giáo viên thực hiện các
hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề và ghi chép lại nội dung chi tiết
toàn bộ buổi quan sát bằng biên bản quan sát cá nhân. Đồng thời quan
sát giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động cho trẻ. Khi trẻ tham gia các
hoạt động, người nghiên cứu quan sát, ghi nhận và đánh dấu vào mức độ
đạt được của trẻ trong mỗi hoạt động theo tiêu chí đã xây dựng.
- Quan sát trẻ trong quá trình người nghiên cứu đàm thoại với trẻ.
- Chọn lọc và xử lý các thông tin trong nội dung chi tiết đã ghi
chép trong biên bản quan sát cá nhân cho phù hợp với mục đích nghiên
cứu.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Bảng hỏi: Dành cho CBQL
Mục đích: Thu thập thơng tin từ phía CBQL
+ Nhận thức vai trò, ý nghĩa của kĩ năng tự phục vụ đối với trẻ
+ Nhận thức trách nhiệm của CBQL đối với việc quản lý các hoạt
động, nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ thông qua hoạt động trải
nghiệm
+ Những khó khăn của CBQL trong việc quản lý giáo dục kĩ năng
tự phục vụ thông qua hoạt động trải nghiệm.


* Bảng hỏi: Dành cho GV
Mục đích: Thu thập thơng tin từ phía giáo viên về:
+ Nhận thức vai trị, ý nghĩa của kĩ năng tự phục vụ
+ Những khó khăn và các biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ
Cách tiến hành: Cho giáo viên trả lời những câu hỏi trên các phiếu
điều tra. (Phụ lục1, 2).
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
a. Mục đích:

Phân tích hồ sơ quản lý việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 56 tuổi trong trường mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm.
Phân tích giáo án tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục kĩ năng
tự phục vụ của giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm thu thập thông
tin mà giáo viên đã đề cập trong phiếu khảo sát, sau đó đánh giá thực
trạng được chính xác hơn.
b. Cách tiến hành:
- Lập bảng tiêu chí đánh giá hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
- Lập bảng tiêu chí đánh giá giáo án của giáo viên.
- Sau đó tiến hành phân tích, thu thập thơng tin. Đối chiếu với
bảng tiêu chí nhằm đánh giá mức độ giáo viên tích hợp đưa kĩ năng tự
phục vụ vào hoạt động chơi góc, chơi ngồi trời; những hoạt động trải
nghiệm nào được giáo viên chọn nhiều để đưa vào hoạt động góc, ngồi
trời. Sau đó tổng hợp chọn các hoạt động trải nghiệm giáo viên tổ chức
nhiều để triển khai biện pháp.
Phương pháp phỏng vấn sâu một số CBQL, GV
* Mục đích: Sau khi lấy được số liệu điều tra và quan sát trẻ ta tiến
hành phỏng vấn sâu nhằm làm rõ thêm được mức độ kĩ năng tự phục vụ,
nguyện vọng của trẻ tiến hành phỏng vấn giáo viên để làm rõ hơn mức độ


kĩ năng của trẻ.
* Cách thức tiến hành:
Phỏng vấn sâu một số giáo viên. (Phụ lục 3).
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
a. Mục đích: Xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến
đề tài như thực trạng, hệ thống tiêu chí, hệ thống biện pháp giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hiện nay giáo viên sử dụng để
có hướng điều chỉnh hợp lý khi tiến hành điều tra thực trạng.
b.Cách thức tiến hành.

- Gặp trực tiếp các CBQL, các giáo viên có kinh nghiệm, xin ý
kiến. (Phụ lục 4).
Phương pháp thực nghiệm
a. Mục đích: Kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các
biện pháp đã đưa ra sau khi nghiên cứu thực tiễn trên mẫu nghiên cứu.
b. Cách thức tiến hành.
Tổ chức thực nghiệm ở hai nhóm lớp 5-6 tuổi (nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm) trường mầm non Phùng Xá, huyện Mỹ Đức.
2.2.4.7. Phương pháp thống kê tốn học
a. Mục đích: Từ số liệu thu được tiến hành phân tích đánh giá kĩ
năng tự phục vụ của trẻ và quan điểm, ý kiến, biện pháp, hình thức tổ chức
của giáo viên.
b. Cách thức tiến hành: Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu
nghiên cứu.
Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên đối với giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các hoạt động trải
nghiệm
Số lượng khách thể khảo sát các trường mầm non


Stt
1
2
3
4
5
6

Đơn vị
MN Hợp Thanh

MN Đại Hưng
MN Xuy Xá
MN Phùng Xá
MN Phúc Lâm
MN An Phú B
Tổng

Giáo viên 5 tuổi
12
12
8
10
10
8
60

Học sinh 5 tuổi
220
121
130
138
202
83
894

Kết quả khảo sát trên CBQL
Khảo sát quan điểm, ý kiến của Hiệu trưởng 26 trường mầm non
huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội về tầm quan trọng của giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải
nghiệm; Chất lượng của việc quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục

vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
Quan điểm về hoạt động trải nghiệm
Quan điểm
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động rất quan
trọng giúp trẻ hình thành kĩ năng tự phục vụ
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động quan trọng
giúp trẻ hình thành kĩ năng tự phục vụ
Hoạt động trải nghiệm có ảnh hưởng khơng nhiều
đến việc dạy trẻ hình thành kĩ năng tự phục vụ

SL

%

8

31

13

50

5

19

Qua bảng chúng ta thấy phần lớn các Hiệu trưởng đều cho rằng
hoạt động trải nghiệm khá quan trọng đối với việc dạy trẻ kĩ năng tự
phục vụ (50%); số Hiệu trưởng trường mầm non đánh giá hoạt động trải
nghiệm rất quan trọng đối với việc dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ chiếm

31% và số Hiệu trưởng đánh giá hoạt động trải nghiệm có ảnh hưởng
khơng nhiều đến việc dạy trẻ hình thành kĩ năng tự phục vụ chiếm số ít
hơn (19%)


Những khó khăn của CBQL trong việc quản lý giáo dục kĩ năng
tự phục vụ thông qua hoạt động trải nghiệm
Quan điểm
CBQL chưa hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ thơng
qua hoạt động trải nghiệm
Chưa có biện pháp cụ thể trong việc quản lý hoạt
động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ
Có biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng tự phục vụ
thông qua hoạt động trải nghiệm nhưng chưa hiệu
quả

SL

%

6

23

15

58

5


19

Qua bảng chúng ta thấy, phần đa các Hiệu trưởng chưa có biện
pháp quản lý cụ thể đối với giáo dục kĩ năng tự phục vụ thông qua
hoạt động trải nghiệm (58%); một số Hiệu trưởng còn chưa nhận thức
rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng tự phục
vụ thông qua hoạt động trải nghiệm (23%) và một số Hiệu trưởng đã
có biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng tự phục vụ thông qua hoạt động
trải nghiệm nhưng chưa hiệu quả (19%).
Kết quả khảo sát trên giáo viên
Khảo sát quan điểm, ý kiến của GVMN về tầm quan trọng của
giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động trải nghiệm.
* Quan điểm của GVMN về hoạt động trải nghiệm
Quan điểm về hoạt động trải nghiệm
Quan điểm
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động được tổ chức nhằm
giúp trẻ được tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống thực tiễn.
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động được tổ chức nhằm
trang bị những kiến thức về cuộc sống xung quanh, các
kĩ năng sống cần thiết cho trẻ.
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động được tổ chức nhằm giúp
trẻ độc lập lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, hình thành thái độ

SL

%

12


20

9

15

39

65


thơng qua sự tham gia trực tiếp, từ đó kinh nghiệm, kĩ năng
của trẻ cũng trở nên phong phú, nâng cao hơn.

Qua bảng chúng ta thấy phần lớn giáo viên đã có nhận thức đúng
về hoạt động trải nghiệm có 65% giáo viên cho rằng: hoạt động trải
nghiệm là hoạt động được tổ chức nhằm giúp trẻ độc lập lĩnh hội kiến
thức, kĩ năng, hình thành thái độ thơng qua sự tham gia trực tiếp, từ đó
vốn kinh nghiệm, kĩ năng của trẻ cũng trở nên phong phú. Có 15% giáo
viên hiểu hoạt động trải nghiệm là hoạt động được tổ chức nhằm giúp
trẻ được tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống và có 20% giáo viên cho rằng
hoạt động trải nghiệm là hoạt động được tổ chức nhằm trang bị những
kiến thức về cuộc sống xung quanh cho trẻ.
* Ý kiến GV về mục đích sử dụng hoạt động trải nghiệm.
Mục đích sử dụng hoạt động trải nghiệm
Mục đích

Ý kiến
của giáo viên

Số lượng
%
60
100
60
100

Kích thích trí tị mị, lịng ham hiểu biết
Gây hứng thú
Hình thành biểu tượng và cung cấp hiểu biết về các
60
100
mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng tự nhiên
Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ (quan sát, so
60
100
sánh, phân tích, suy luận, khái quát....)
Phát triển vốn từ tích cực về các sự vật, hiện tượng,
60
100
mối quan hệ, phát triển những cảm úc tích cực
Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy 100% ý kiến GV cho rằng mục
đích hoạt động trải nghiệm khơng những nhằm mục đích kích thích tính tị
mị và lịng lịng ham hiểu biết, gây hứng thú cho trẻ mà còn phát triển được
những năng lực hoạt động trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, suy luận, khái
qt....) hình thành biểu tượng và cung cấp hiểu biết về các mối quan hệ giữa
các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Từ đó giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự
phục vụ khi được trải nghiệm.
* Ý kiến của GV về vai trò của hoạt động trải nghiệm nhằm rèn kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi.



Vai trò của hoạt động trải nghiệm nhằm rèn kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Vai trị
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Khơng quan trọng
Tổng

Số lượng điều tra
Số lượng
%
46
78, 3
12
20
2
3,3
0
0
60
100

Nhìn vào bảng trên ta thấy, hầu hết GV đều nhận thấy vai trò của hoạt
động trải nghiệm, cụ thể có 98,3 % ý kiến cho rằng việc phát triển kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động trải nghiệm có vai trị rất quan
trọng và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ (ý kiến được cho là quan
trọng chiếm 20%, đặc biệt ý kiến khẳng định vai trò rất quan trọng chiếm tỷ lệ

78,3%). Theo họ thì hoạt động trải nghiệm khơng chỉ thỏa mãn được nhu cầu
chơi, mà cịn thỏa mãn được nhu cầu nhận thức và tích cực hóa kĩ năng tự
phục vụ thể hiện nhũng cảm xúc thích hợp hoàn cảnh; phù hợp với phương
thức “Trẻ học mà chơi, chơi mà học. Khơng có GV nào xem nhẹ việc này.
Khi được hỏi tại sao thì GV trả lời rằng “Việc phát triển kĩ năng tự phục vụ
cho trẻ 5-6 tuổi tốt nhất là thông qua hoạt động trải nghiệm vì ở đó trẻ được
thực hiện các kĩ năng trên thực tế, dễ dàng nhận ra đúng sai và điều chỉnh kịp
thời, từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân và có thể vận dụng tốt hơn sau
này”. Tuy nhiên vẫn có 2 ý kiến cho rằng hoạt động trải nghiệm chỉ giúp ích
phần nào trong sự phát triển kĩ năng tự phục vụ của trẻ chứ không thực sự
quan trọng (chiếm 3,3%). Khi được hỏi, thì GV trả lời rằng “Giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tốt nhất là thông qua hoạt động học, vì đó giúp trẻ
học chính xác các kĩ năng”. Kết quả trên chứng tỏ rằng hầu hết các GV đều
thấy được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, song bằng cách nào có
thể giúp trẻ phát triển kĩ năng tự phục vụ trong hoạt động trải nghiệm là vấn
đề đang được quan tâm.


Nhận thức về nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Nhận thức về nội dung giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm
Cất ba lô
Đi giày dép
Bê khay và chia bát, chia cơm cho bạn
Vệ sinh bàn ăn
Đóng, mở cửa
Bê ghế
Đứng lên, ngồi xuống ghế
Cuộn thảm
Cách cầm kéo, dao
Chải tóc, buộc tóc
Đánh răng
Cài khuy áo
Xử lý khi ho
Quét rác trên sàn
Sử dụng dao cắt dưa chuột

Vắt khăn mặt bơng
Mặc áo khốc, cài khuy
Sử dụng dĩa
Gắp bằng đũa
Lau nước trên mặt bàn
Điều này cho thấy nhận thức của giáo viên

GV

Tỷ lệ %

60
100
38
63,3
42
70
40
66,7
41
68,3
37
61,7
42
70
45
75
47
78,3
36

60
41
68,3
48
80
43
71,7
40
66,7
42
70
50
83,3
32
53,3
35
58,3
47
78,3
43
71,7
về nội dung các kĩ

năng cần giáo dục cho trẻ chưa đầy đủ, còn nhiều giáo viên chưa xác
định được nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi. Ở
trường mầm non hầu hết giáo viên chỉ giáo dục cho trẻ những kĩ năng
như xúc ăn, đi vệ sinh, rửa mặt, khi trẻ có những kĩ năng này thì giảm đi
vất vả cho giáo viên, còn những kĩ năng tự phục vụ khác giáo viên tự
làm cho trẻ cô cho rằng một lần cô lấy đồ dung đồ chơi cho trẻ sẽ được
nhiều mà không bị rơi đồ, bị nhầm lẫn vì thế mà nhiều giáo viên cịn làm

hộ trẻ.


Nhìn chung các giáo viên, đã có nhận thức nhất định về giáo dục
kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi, tuy nhiên giáo viên chưa nhận thức
đầy đủ và sâu sắc, vì vậy cần có các biện pháp nâng cao nhận thức của
giáo viên mầm non về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi.
* Ý kiến của giáo viên về ý nghĩa giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm.
Ý nghĩa giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động
trải nghiệm
STT
1
2
3
4

Nhận thức về ý nghĩa giáo dục kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
Giúp trẻ sống khỏe mạnh, sống an tồn
Giúp trẻ thích ứng với thay đổi hàng ngày của
cuộc sống
Giúp trẻ tự chủ, tự tin trong cuộc sống, là nền

GV

Tỷ lệ

0


%
0

0

0

0
0
tảng cho sự phát triển trong tương lai
Tất cả các nội dung trên
60
100
Dựa vào bảng số liệu trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các

giáo viên khi được hỏi ý kiến, đều nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của
việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi. Qua bảng số liệu trên
có 60 giáo viên chiếm 100% cho rằng ý nghĩa của giáo dục kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi là giúp trẻ sống khỏe mạnh, sống an tồn, thích
ứng với thay đổi hàng ngày của cuộc sống, giúp trẻ tự chủ, tự tin trong
cuộc sống, là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.
Khi trò chuyện với giáo viên, một số giáo viên cho rằng, tổ chức
giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ sẽ giúp trẻ nhanh chóng hình thành
các kĩ năng tự phục vụ cần thiết. Khi trẻ biết tự phục vụ trẻ sẽ hồn thành
tốt hơn cơng việc của trẻ, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống.
Đánh giá thực trạng


- Ưu điểm: Đội ngũ CBQL và GV nhìn chung đã có nhận thức
đúng đắn về vai trị, ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ

5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
- Tồn tại: Một số CBQL, GV chưa nhận thức sâu sắc tầm quan
trọng của việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm. Chưa có sự đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu sâu về
việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động trải
nghiệm, nên chưa có biện pháp cụ thể đối với nội dung này.
Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Mỹ Đức,
Thành phố Hà Nội thông qua hoạt động trải nghiệm
Để biết thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Mỹ Đức, Thành
phố Hà Nội thông qua hoạt động trải nghiệm, tác giả dựa vào phiếu hỏi
CBQL, giáo viên và tiến hành quan sát các hoạt động của 176 trẻ 5-6
tuổi ở 6 trường mầm non trong huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
Để tìm hiểu thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục
kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm, tác
giả sử câu hỏi số 5 phụ lục 1, qua thống kê, kết quả thể hiện ở bảng sau:
Mức độ thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
Stt
1
2

Nội dung
Cất ba lô
Đi giày dép

Thường

Thỉnh
Hầu như
xuyên
thoảng
không
GV % GV % GV %
55
92
5
8
0
35 58,3 7 11,7 18 30


3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20

Bê khay và chia bát, chia
36
60
9
15
17 25
cơm cho bạn
Vệ sinh bàn ăn
40 66,6 10 16,7 10 16,7
Đóng, mở cửa
37 61,7 11 18,3 12 20
Bê ghế
42
70
8 13,3 10 16,7
Đứng lên, ngồi xuống
60 100 0
0
0
0
ghế
Cuộn thảm
34 56,7 12
20
14 23,3
Cách cầm kéo, dao
30

50 17 28,3 13 21,7
Chải tóc, buộc tóc
47 78,3 7 11,7 6
10
Đánh răng
31 51,6 16 26,7 13 21,7
Cài khuy áo
38 63,4 14 23,3 8 13,3
Xử lý khi ho
39
65 13 21,7 8 13,3
Quét rác trên sàn
30
50 15
25
15 25
Sử dụng dao cắt dưa
27
45 18
30
15 25
chuột
Vắt khăn mặt bông
42
70 14 23,3 4 6,7
Mặc áo khoác, cài khuy
38 63,3 14 23,3 8 13,4
Sử dụng dĩa
30
50 16 26,7 14 23,3

Gắp bằng đũa
40 66,6 10 16,7 10 16,7
Lau nước trên mặt bàn
35 58,3 16 26,7 9
15
Với các nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông

qua hoạt động trải nghiệm, kĩ năng cất ba lơ có 92% giáo viên thường xun
thực hiện, 10% GV thỉnh thoảng thực hiện và 6,7% GV hầu như khơng thực
hiện;
Kĩ năng đi giày dép có 58,3% GV thường xuyên thực hiện, 11,7%
GV thỉnh thoảng thực hiện và 30% GV hầu như khơng thực hiện. Khi
được hỏi thì GV cho biết: Một số trẻ đi giáy dép mất rất nhiều thời gian
nên GV đi cho trẻ luôn cho nhanh để trẻ vào lớp hoặc ra về.
Kĩ năng bê khay và chia bát chia cơm cho bạn có 60% giáo viên
thường xuyên thực hiện, 15% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 25%
giáo viên không bao giờ thực hiện, giáo viên không thực hiện cho rằng,


×