Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Xây dựng chương trình thăm quan và viết thuyết trình cho chương trình tại điểm du lịch làng lụa Vạn Phúc Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.66 KB, 19 trang )

LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG

Xây dựng chương trình thăm quan và viết thuyết
trình cho chương trình tại điểm du lịch làng lụa
Vạn Phúc - Hà Nội

I. Xây dựng chương trình thăm quan.
LÀNG LỤA VẠN PHÚC - MÂY TRE PHÚ VINH - CHÙA
TRĂM GIAN.
Thời gian : 1 Ngày bằng Ô tô
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Hà Nội là nơi hội tụ khí thiêng và tinh hoa của bốn ngàn năm đất nước. Ai
cũng thấy bồi hồi nhớ nhung khi xa Hà Nội, và ai chưa một lần đến Hà nội
đều háo hức được tận mắt chứng kiến đất và người Hà Nội - Tràng An thanh
lịch và tinh tế.
Lộ Trình tour
Sáng : 6h30 Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn, đưa đồn đi thăm
quần thể di tích lịch sử văn hóa chùa Trăm Gian -ngơi chùa được đánh giá là
một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm bản sắc Phật giáo Bắc
Bộ kết hợp hài hòa với tín ngưỡng dân gian. Giữ lịng thanh tĩnh, bước qua
cổng chùa trong tiếng chng chùa văng vẳng, hịa mình với thiên nhiên của
nắng, của gió, của rừng thơng xanh và hương hoa Hoàng Lan mới thấy cuộc
sống thật đẹp, thật bình dị.
1
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG


Rời chùa Trăm Gian, đồn ghé thăm làng nghề mây tre đan Phú Vinh tại xã
Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ - một trong các làng nghề xuất khẩu nổi tiếng
của Hà Nội, được ra đời từ thế kỷ thứ 17. Tại đây, quý khách tha hồ lựa chọn
cho mình những món q lưu niệm từ mây tre đan xinh xắn và tinh xảo qua
bàn tay khéo léo của những nghệ nhân tài hoa…
Trưa : Ăn trưa tại nhà hàng. Xe đưa đoàn về thăm làng lụa Vạn Phúc- làng
lụa tơ tằm lâu đời và lừng danh nhất Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế
giới.
Chiều : Đến với Vạn Phúc, từ đầu làng đã nghe thấy tiếng khung cửi và
tiếng thoi đưa rộn ràng, cùng với rất nhiều các cửa hàng giới thiệu sản phẩm
đa dạng và đầy màu sắc. Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ
thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đặc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào
đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc.
Rời Vạn phúc mà trong lòng vẫn còn vương vấn – phải chăng là cái vấn
vương của tơ, của lụa, của con người làng Vạn Phúc vừa tinh tế vừa dịu nhẹ.
Xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu. Chia tay quý khách. Kết thúc chương
trình.
GIÁ TOUR : 350.000 VNĐ / 1NGƯỜI
( Giá trên áp dụng cho đoàn khách từ 20 người trở lên )
GIÁ TOUR BAO GỒM :
1. Các bữa ăn theo chương trình ( 80.000 VNĐ / Bữa chính )

2
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG


2. Xe ơ tơ đời mới máy lạnh đón khách theo chương trình
3. Hướng dẫn viên nhiệt tình, chu đáo,chuyên nghiệp
4. Vé thăm quan theo chương trình
5. Bảo hiểm du lịch (mức đền bù tối đa 10.000.000/vụ)
GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM
1. Đồ uống, bảo hiểm, thuế VAT, các chi phí cá nhân.
Đối tượng khách: khách trung niên.
CHÚ Ý :
Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí , 5- 8 Tuổi tính 50 % vé , từ 9 tuổi tính 100 %
vé. Hai người lớn chỉ kèm 1 trẻ em dưới 5 tuổi .
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ Hotline : 0974 717 803

II. Viết thuyết trình cho chương trình tại điểm du lịch
làng lụa Vạn Phúc - Hà Nội.
Cháu xin chào các cô, các chú ạ !..
Sáng nay chúng ta đã đi thăm quần thể di tích lịch sử văn hóa chùa Trăm
Gian - ngôi chùa được đánh giá là một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo,
mang đậm bản sắc Phật giáo Bắc Bộ kết hợp hài hòa với tín ngưỡng dân
gian và thăm làng nghề mây tre đan xuất khẩu nổi tiếng của Hà Nội.
3
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG

Nó thật thú vị và hấp dẫn phải không ạ. Và để tiếp tục chuyến tham quan
chiều nay chúng ta sẽ thăm làng lụa Vạn Phúc.
Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
(Thơ Tố Hữu)
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng
Lụa Vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên
(Ca dao)
Hà Đông, từ lâu đã được coi là quê hương của tơ lụa. Câu ca, câu thơ
trên có lẽ bất cứ người Việt Nam nào cũng thuộc, cũng thích, đã phản ánh
một vùng dệt tơ lụa thủ công lâu đời và lừng danh của nước ta, mà sản
phẩm ở nơi đây đã nổi tiếng khắp trong nước, cũng như trên thị trường
quốc tế: Tơ lụa Hà Đông.
Tơ lụa Hà Đông là những mặt hàng dệt thủ công bằng tơ tằm, rất đặc
sắc và độc đáo, tiêu biểu nhất trong số những hàng dệt bằng tơ sợi ở Việt
Nam. Nói đến tơ lụa Việt Nam khơng thể khơng nói tới tơ lụa Hà Đơng.
Hàng tơ lụa của ta rất bền, đẹp, lại vô cùng phong phú về màu sắc, kiểu
dáng.
Làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông,
cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một làng nghề dệt lụa tơ tằm
đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam.
Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà
Nguyễn.

4
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG

Nằm bên bờ sơng Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn cịn giữ được ít nhiều nét cổ

kính q ngày xưa như hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen,
cạnh cây đa cổ thụ, buổi chiều vẫn họp chợ trước đình. Làng lụa Vạn Phúc
từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống. "Lụa Hà Đông" cũng
như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường
được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn
được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
Và điểm dừng chân đầu tiên của chuyến tham quan của chúng ta là Nhà
lưu niệm Bác Hồ.
Thưa các cô, các chú!..
Làng Vạn Phúc nằm ven bờ sông Nhuệ đã nổi tiếng với nghề dệt lâu đời.
Trước Cách mạng Tháng Tám, làng thuộc phủ Hoài Đức, nay thuộc thị xã
Hà Đông (Hà Nội).
Làng dệt lụa ấy còn nổi tiếng là “Làng cách mạng” bởi trong thời kỳ đấu
tranh giành chính quyền, đây là một trong các cơ sở cách mạng vững mạnh
nằm trong ATK (An toàn khu) của Xứ uỷ Bắc Kỳ. Nhiều cơ quan, cán bộ
lãnh đạo của Đảng, trong đó có vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, đã từng ở và
làm việc tại Vạn Phúc qua nhiều thời gian, được chi bộ Đảng và quần chúng
bảo vệ an toàn.
Mặc dù thời gian và chiến tranh đã phá đi một số di tích, nhưng người
Vạn Phúc vẫn giữ được nhiều di tích cách mạng quý giá: Nhà cụ Nguyễn
Quang, xóm Quyết Tiến, nơi các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Tổng bí
thư Nguyễn Văn Cừ, các đồng chí Hồng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh… đã
từng ở và làm việc. Nhà cụ Ba Niệm, cụ Bính Thu xóm Hạnh Phúc, là nơi
5
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG


đặt cơ quan và xưởng in báo Cứu quốc do đồng chí Xuân Thuỷ phụ trách.
Nhà cụ Ba Niệm cũng là nơi Xứ uỷ Bắc Kỳ họp Hội nghị phát động khởi
nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Nhà cụ Tý Hà xóm Độc Lập, nơi ở
và làm việc của đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh… Đình làng Vạn Phúc một cơng trình có giá trị về kiến trúc - cũng là di tích cách mạng. Chùa Vạn
Phúc ở ngay đầu làng là nơi diễn ra cuộc biểu tình đưa dân nguyện cho Goda
(Godard) đại diện của Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp khi Tổng đốc
Hồng Trọng Phu đưa ơng này về thăm Vạn Phúc. Tuy nhiên, di tích lịch sử
cách mạng giàu ý nghĩa và quan trọng nhất ở Vạn Phúc là Nhà lưu niệm Bác
Hồ tại xóm Quyết Tiến.
Thưa các cơ, các chú!..
Cuối năm 1946, trong những ngày khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở
và làm việc ở Vạn Phúc, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương, từ ngày
3/12 đến 9/12/1946. Trong thời gian ở đây, Người đã cùng các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cách mạng quan trọng. Tại
ngôi nhà này, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Người đã chủ trì Hội nghị
Ban thường vụ Trung ương mở rộng, phát động cuộc toàn quốc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. Những đường lối, phương châm cơ bản của
cuộc kháng chiếm được vạch ra tại hội nghị này đã được thể hiện trong Chỉ
thị “Toàn quốc kháng chiến” của Đảng. Hội nghị cũng đã thơng qua “Lời
kêu gọi tồn quốc kháng chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo. Tối
19/12/1946, Bác rời Vạn Phúc về ở và làm việc tại Xuyên Dương, một làng
ven sông Đáy thuộc huyện Thanh Oai.
Thưa các cô, các chú!..
6
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C



LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG

Ngơi nhà Bác ở và làm việc trong thời gian ở Vạn Phúc nay trở thành
Nhà lưu niệm Bác Hồ. Công việc xây dựng nhà lưu niệm được tiến hành
năm 1973 và khánh thành năm 1974. Ngôi nhà ba gian, hai tầng xây dựng
năm 1941 - 1942 được giữ gìn nguyên trạng làm khu vực chính nhà lưu
niệm Bác Hồ. Bên phải và bên trái ngơi nhà chính là hai dãy nhà ngang, mỗi
dãy ba gian, trước đây đặt khung cửi, đồ dùng của gia đình, nay được sửa
chữa, nâng cấp trần và nền. Dãy bên phải là phịng khách thường xun đón
tiếp nhân dân, khách trong nước và nước ngoài tới thăm. Dãy bên trái là
phòng trưng bày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn
Phúc.
Ngơi nhà chính mỗi tầng có ba phịng. Tầng một trưng bày một số hình
ảnh, hiện vật phản ánh làm việc và sinh hoạt của Bác trong thời gian ở đây:
Hai bức tranh sơn mài lớn thể hiện hai sự kiện quan trọng: Bác chủ trì Hội
nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng bàn về toàn quốc kháng chiến; Bác
viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Một số hiện vật Bác dùng trong
sinh hoạt, luyện tập sức khoẻ như chiếc chậu thau đồng nhỏ, đôi tạ tay…
Phần trưng bày bổ sung là những bức ảnh, hiện vật, sách báo, tài liệu… phản
ánh khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và
dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ.
Thưa các cô, các chú!..
Hiện nay tầng 1 đang được tu sửa và các hiện vật được chuyển đi cất giữ ở
nơi khác.

7
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C



LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG

Tầng hai, trưng bày phục nguyên như Bác ở và làm việc khi xưa. Ây là
căn phịng nhỏ bên trái có diện tích chưa đầy 12m 2, vẫn còn chiếc giường gỗ
dẻ quạt đơn sơ Bác nằm, chiếc gối gỗ sơn màu huyết dụ. Kề bên giường là
bàn làm việc - một án thư cao chừng 75cm, chân con tiện. Trên bàn là chiếc
đèn dầu hoả, trang bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Quanh
bàn còn bốn chiếc ghế gỗ chân con tiện là hiện vật gốc. Tại đây, vào ngày 19
tháng 12, ông đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động
cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán
hịa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để
công nhận một nước Việt Nam độc lập, khơng thành cơng. Đây là "Văn kiện
chính trị" cơng bố đêm 19.12.1946 nhằm phát động cuộc kháng chiến trên
toàn quốc của nhân dân Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam lần thứ hai của thực dân Pháp. "Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến"
của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là lời hịch cứu nước, khơi dậy tình cảm sâu xa,
truyền thống anh hùng bất khuất và tinh thần cách mạng của dân tộc Việt
Nam và của mỗi người dân Việt Nam.
Ngày 20 tháng 12 tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Tây), Đài
Tiếng Nói Việt Nam đã phát đi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
Nhà lưu niệm Vạn Phúc chính là tấm lịng của người làng dệt lụa dành cho
Bác. Nơi đây cũng là một trong những “điểm đến” của mọi người để nhớ về
vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Nội dung văn bản:
Hỡi đồng bào tồn quốc!
Chúng ta muốn hồ bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng
nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta
lần nữa!

8
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG

Khơng! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm,
khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống
thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn
đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng
lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi mn
năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Kính thưa các cô, các chú!..Điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến
thăm quan này sẽ là đình làng Vạn Phúc.
Đình làng Vạn Phúc - một cơng trình có giá trị về kiến trúc - cũng là di
tích cách mạng. Đình được xây dựng cách đây trên 10 năm gồm Hậu cung,
Phương đình tám mái và 10 gian tả mạc, thờ bà Lã Thị Nga - tổ nghề dệt lụa

làng Vạn Phúc. Sân đình rộng từng là nơi quần chúng tập trung biểu tình,
đấu tranh chống chính sách thuế khố nặng nề của thực dân phong kiến,
chống âm mưu chiếm đoạt ruộng đất công của Phủ thống xứ Bắc Kỳ…
9
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG

Kiến trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật
phong thủy. Địa điểm của đình khác đền chùa. Trong khi chùa và đền
chuộng địa điểm tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ yếu lấy
địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thống đãng nhìn ra
sơng nước. Nếu khơng có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào
giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ thủy" vì họ cho
đó là điềm thịnh mãn cho làng. Kiểu xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố
nghiêng về trang trí và chạm khắc.
Đình làng là một ngơi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to
thẳng tắp đặt trên những hịn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình
cũng làm tồn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói
mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc
đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long trầu nguyệt"
hay "lưỡng long tranh châu".
Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được
tạc hình con nghê.
Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành
hồng. Có truyền thuyết cho rằng nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có từ hơn ngàn
năm trước, do một vị tổ sư tên Lã Thị Nga, dòng dõi Hùng Vương, truyền

dạy. Để ghi nhớ cơng ơn, dân làng tơn bà làm Thành hồng, tổ sư nghề dệt,
thờ tại đình làng Vạn Phúc, lấy ngày 10 tháng Tám âm lịch, ngày sinh của bà
và 25 tháng Chạp âm lịch, ngày mất của bà, làm ngày tế lễ và giỗ tổ hàng
năm.

10
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG

Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp
ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính cơng việc của làng.
Ý nghĩa các con vật trong kiến trúc đìng làng Vạn Phúc nói riêng và đình
làng Việt nói chung.
Hình tượng Rồng
Đối với các nước phương Đơng, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có
lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó
khơng tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự
nhiên. Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước phương Đơng hình
thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh
thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức
mạnh… Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước phương
Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh
hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi
nước.
Đối với dân tộc Việt Nam, ngoài nét chung nói trên, rồng cịn có ý nghĩa
riêng, đó là nó chỉ dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ con rồng cháu tiên. Từ

câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc
trăm trứng, sau nở thành một trăm người con, hình ảnh con rồng đã dần dần
ǎn sâu vào tâm thức của người Việt. Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi
đầu tiên: Thăng Long (rồng bay). Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ Long (rồng
hạ), một trong những thắng cảnh đẹp nhất nước. Đồng bằng Nam Bộ phì
nhiêu được làm nên bởi dịng sơng mang tên Cửu Long (chín rồng). Khơng
những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là
thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa
màng tốt tươi. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua
11
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG

chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Thời Lê, rồng trở
thành bản mệnh của nhà vua. Hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua
mặc.
Trong thời kỳ đất nước ta bị lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc, rồng Việt
Nam chịu ảnh hưởng của những con rồng các thời Tần, Hán, Đường,
Tống… và được cách điệu hóa dần dần để biến thành rồng hoàn chỉnh,
tượng trưng cho uy quyền độc tôn của vua chúa phong kiến và thường được
trang trí ở những nơi linh thiêng. Vào thế kỷ XI, dưới triều Lý, chế độ phong
kiến Việt Nam bắt đầu được xác lập. Con rồng thật sự của Việt Nam đã được
ra đời. Cho đến nay, rồng vẫn được sử dụng trong kiến trúc tôn giáo theo
một số nét: mắt quỷ, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, miệng lang, cổ rắn, vảy cá
chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Và con rồng ln là hình ảnh sâu đậm
trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.

Hình tượng con Rùa
Về mặt sinh học, rùa là lồi bị sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình
vững chắc. Nó có thể nhịn ǎn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài. Rùa
khơng ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát
tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội
hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh
Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên
bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là lồi vật chuyển
tải thơng tin và văn hóa. Tuy khơng phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa
cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa
thời Lý – Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa
đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát
vào thân mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một
12
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG

con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu – Quốc Tử
Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của
dân tộc Việt Nam.
Hình tượng chim Phượng
Phượng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng thường có mỏ vẹt,
thân chim, cổ rắn, đi cơng, móng chim cứng đứng trên hồ sen. Với ý nghĩa
đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây
cỏ, cánh là gió, đi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả
vũ trụ. Khi phượng ngậm lá đề hoặc ngậm cành hoa đứng trên đài sen, nó

biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức là có khả nǎng giảng về đạo pháp,
làm nhiệm vụ giống như các nữ thần chim: nhảy múa, hát ca chào mừng
Phật pháp.
Quan niệm của người Việt Nam cho rằng phượng xuất hiện báo hiệu đất
nước được thái bình. Chim phượng là lồi chim đẹp nhất trong 360 lồi
chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh
lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Chim phượng cịn tượng trưng
cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.
Hình tượng con Hạc
Ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa
trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài
hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng
trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn
rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc
tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập
úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp
13
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG

hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán,
rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lịng chung
thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những
người bạn tốt.

Thưa các cô, các chú!..Và điểm dừng chân cuối cùng của chuyến tham

quan của chúng ta là nhà nghệ nhân Triệu Văn Mão.
Chúng ta đang đứng ở xưởng dệt lụa của nghệ nhân Triệu Văn Mão Người đã đạt rất nhiều các danh hiệu: Nghệ nhân làng nghề; giải thưởng bàn
tay vàng, Cuối năm 2005, khi tròn 70 tuổi, cầm giấy chứng nhận “Nghệ
nhân dân gian” do Hội Văn nghệ dân gian VN trao tặng…xưởng dệt của ơng
có tiếng ở Vạn Phúc khơng chỉ bởi có nhiều khung dệt (hơn mười khung) mà
còn nổi tiếng bởi chất lượng các mặt hàng lụa truyền thống, chất lượng
cao… nghệ nhân Triệu Văn Mão, một trong những nghệ nhân cuối cùng biết
dệt lụa Vân - một loại lụa cổ “chính tơng Vạn Phúc” đã thất truyền mới được
chính ơng khơi phục từ gần chục năm nay.
Biết nghề từ khi học “đồng ấu” (7 tuổi, lớp vỡ lòng), gây dựng nên cả một
cơ nghiệp lớn nhất nhì làng Vạn Phúc, nhưng kể từ khi dựng lại nghề dệt lụa
Vân, ông Mão “truyền” hẳn một cửa hàng, một cơ sở sản xuất lụa vào loại
lớn nhất làng Vạn Phúc (Hà Đông, tỉnh Hà Tây) cho con cháu trơng nom.
Ơng lui về ngày ngày mải miết tìm cách phục chế các mẫu lụa cổ và truyền
dạy cho những người cùng nghề.
Ông chuẩn bị tiền và sức để tiến hành những chuyến đi khắp nước. Ông đặt
mục tiêu: tìm cho ra những mẫu lụa Vân chính tơng của làng, dù cịn một
14
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG

mẩu áo, một mảnh khăn cũng phải đem về cho bằng được. Những mẫu lụa
cổ làng cịn giữ được, ơng Mão sưu tầm đã hết. Ông chuyển hướng đi xa
hơn. Nghe tiếng một bà cụ trên Vĩnh Phúc còn giữ được một chiếc áo lụa
được dệt theo kiểu “chồi Phùng” (một mẫu mà lụa cổ Hà Đông vẫn dệt), ông
Mão tức tốc bắt xe khách lên xin.

Một lần khác, nghe tin Bảo tàng lịch sử VN tại TP.HCM có trưng bày long
bào của vua Quang Trung được dệt bằng lụa, ông Mão vội vã nhảy tàu hỏa
vào ngay để thuê thợ ảnh chụp lại mấy kiểu đem về. Rồi thêm nhiều chuyến
ngược xuôi vào tận Đà Nẵng, Quảng Nam, Tây nguyên... Hết tiền, ông nhờ
anh em bạn bè giúp đỡ. Hơn hai năm, ông Mão tìm được đã gần đầy đủ
những mẫu lụa cổ của làng: lụa Vân triện thọ, lụa Vân quế hồng diệp hoa
nhỏ, lụa Vân song hạc, lụa Vân tứ quí... Gia tài của ông đã gần khánh kiệt
song ông vẫn tự hào: “Tiền hết, nhưng tơi đã tìm được kho báu cho làng”.
Ơng đã có rất nhiều giải thưởng, chứng nhận, nhưng với ơng, giải thưởng
lớn nhất là những bí quyết dệt lụa cổ của làng đã được giữ lại, làng nghề đã
tạm sống bằng nghề.
Thưa các cô, các chú!... trong dịp lễ hội 1000 năm Thăng Long Hà Nội Chị
Nguyễn Thị Tâm - con dâu cụ Mão - Giám đốc xưởng dệt lụa tơ tằm đã lên
khuôn cho một mặt hàng hết sức độc đáo phục vụ. Đó là mặt hàng lụa vân
có hình rồng chầu Thăng Long. Chất liệu lụa vân là chất liệu độc đáo của
làng nghề. Được biết đây là mặt hàng mà ở Vạn Phúc gia đình nghệ nhân là
một trong những hộ rất hiếm dệt được. Lụa vân là mặt hàng cao cấp vừa
mát, mềm, không nhăn, không phai, được may áo dài mặc trong dịp quốc lễ.
Kết hợp phối màu vừa truyền thống nhưng vẫn có nét hiện đại khiến mặt

15
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG

hàng này vừa mang nét độc đáo của Việt Nam vừa có nét đặc trưng riêng của
làng nghề Vạn Phúc.

Thưa các cô, các chú!..
Từ bao đời nay, nghề dệt lụa đã trở thành nghề truyền thống của làng Vạn
Phúc. Lụa Vạn phúc không giống bất kỳ một loại lụa nào được dệt ở những
nơi khác bởi chất liệu mượt mà, mềm mại và độ tinh xảo trong từng đường
tơ, từng hoạ tiết trang trí . Chính vì thế lụa Vạn Phúc khơng chỉ là đặc sản
của làng mà còn là một thứ quà quý, một thứ đặc sản truyền thống của người
Việt Nam. Chính vì lẽ đó lụa Vạn Phúc đã có mặt rộng rãi trong cả nước và
thị trường quốc tế.
Kỹ thuật dệt lụa Hà Đông.
Để tạo ra được những loại sản phẩm tơ lụa tuyệt hảo nói trên, những thợ dệt
thủ cơng ở trung tâm tơ lụa Hà Đông, cũng như các hàng dệt khác ở nước
ta, đã phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp, làm hết sức mình với
lịng kiên trì và say mê, chịu khó tìm tịi học hỏi trong nhiều năm, thậm chí
suốt cả cuộc đời. Quy trình cơng nghệ dệt lụa bao gồm nhiều bước cũng gọi
là các công đoạn hay các khâu công việc:
* Khâu tơ
* Khâu hồ sợi
* Khâu dệt
* Khâu nhuộm.

Quy trình dệt lụa Vạn Phúc
Chúng ta sẽ được biết đến quy trình dệt lụa qua xưởng dệt của ông Triệu
Văn Mão.
16
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG


Cơng đoạn 1: Ni tằm
Ni tằm khoảng 25 ngày tuổi, nó bắt đầu chín và nhả tơ.
Món ăn ưa thích của chúng chính là những lá dâu tươi ngon.
Công đoạn 2: Ươm tơ
Những chú kén vàng ươm này sẽ được cho vào nước sôi để kéo sợi tơ ra.
Đặc biệt, kén đều được làm bằng một sợi tơ duy nhất và dài đến hàng trăm
mét, có khi đến cả... cây số. Nhiều sợi tơ 1đó được chập lại thành chỉ
(thường là bốn sợi chập với nhau) dệt lụa.
Cơng đoạn 3: Kéo sợi
Đây chính là con thoi dùng để kéo sợi. Chỉ sẽ được cuốn thành từng cuộn và
nhuộm các màu sặc sỡ.
Công đoạn 4: Dệt lụa
Đây là chiếc máy dệt lụa bằng tay truyền thống. Hiện nay nó vẫn cịn được
dùng ở một số cơ sở sản xuất nhỏ.
Để giám bớt sức lao động của con người và tăng năng suất lao động, mọi
người đã dùng chiếc máy công nghiệp.
Các loại hàng tơ lụa Hà Đơng:
Mặt hàng tơ lụa thủ cơng của Việt Nam có tới hàng trăm loại khác nhau.
Trong đó, đa số hàng được dệt bằng tơ tằm, gọi chung là tơ lụa, lại ra đời ở
vùng làng nghề dệt Hà Đơng. Đó là các loại: lụa, là, gấm, vóc, the, lĩnh,
bằng, quế, đoạn, sa, đũi, kỳ cầu... Chỉ riêng làng dệt Vạn Phúc (Hà Đông
cũ), một trung tâm dệt thủ công lớn và nổi tiếng nhất trong cả nước đã từng
làm ra tới 70 thứ hàng the, lụa, đũi, gấm, lĩnh, vải...
Gấm: Đây là loại hàng dệt dày (nền dày), có nhiều màu sắc khác nhau tạo
nên gấm các loại, như gấm lam, gấm hồng cánh chấu, gấm đỏ, gấm vàng...
17
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C



LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG

Hoa trên gấm thường có màu tươi rực rỡ, được dệt cài nổi, tựa như thêu chỉ
các màu rất khéo trên nền sa tanh. Một tấm gấm có nhiều màu, phổ biến là
5 hay 7 màu - gọi là gấm ngũ hay gấm thất thể.
Gấm là mặt hàng quý nhất, khó làm nhất trong tất cả các mặt hàng tơ lụa.
Người ta coi gấm là "bà chúa" của các loạt hàng dệt, tơ, lụa. Người thợ dệt
gấm phải đạt tới tay nghề rất cao, kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo và có óc
thẩm mỹ tuyệt vời. Xưa nay, chỉ có rất ít nghệ nhân biết dệt gấm. Theo
truyền tụng dân gian, dưới thời Lê, chỉ có làng Vạn Phúc (Hà Đơng) là nơi
duy nhất biết dệt gấm.
Vân: Là mặt hàng lụa mỏng có hoa nổi, hoa chìm. Hoa nổi trên mặt lụa thì
bóng mịn. Cịn hoa chìm phải soi lên ánh sáng mới thấy được. Vân được dệt
ở Vạn Phúc, là một loại sản phẩm nổi tiếng. Chỉ có thợ Vạn Phúc dệt vân
giỏi nhất trong nước, ca dao xưa có câu "The La, lụa Vạn, vải Canh" để chỉ
các làng dệt với từng sản phẩm đẹp có tiếng: làng La (nay là La Khê, La Cả)
dệt the, làng Vạn Phúc dệt lụa, làng Canh (nay là Canh Diễn) dệt vải bằng
sợi bông.
Nét đặc biệt của lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung là ấm áp vào
mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng
như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý ... khiến cho các bộ trang
phục trở nên duyên dáng, sống động.
Lụa: Bao gồm các loại lụa trơn, lụa hoa. Đấy là mặt hàng dệt theo kiểu đan
lóng mót, nhưng mặt lụa rất mịn mang, óng ả.
The, sa, xuyến, băng, quế: Các loại sản phẩm này có đặc điểm chung, nét
đặc sắc là đều dệt thủng - nghĩa là trên mặt tấm the, sa, xuyến, hay băng,
quế đều có những lỗ thủng nhỏ rất đẹp, nhưng cách bố cục sợi dọc, sợi
18

Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C


LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐƠNG

ngang khơng giống nhau. Lỗ dệt thủng giữa các loại này khác nhau về kích
thước và độ thưa, dày. Kỹ thuật dệt như thế vừa tạo ra các loại hàng dệt
khác nhau, vừa tăng thêm tính thẩm mỹ của từng mặt hàng tơ, lụa.
Lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh: Là các loại hàng dệt dày. Số lượng sợi dọc của
hàng này đều nhiều hơn lụa. Mỗi tấm lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh có số sợi dọc
khoảng độ 8.000 sợi. Trong khi đó lụa tơ chừng 3.000 sợi dọc mỗi tấm. Là
hàng thủ công, lụa Hà Đông không thể coi nhẹ yêu cầu về thẩm mỹ. Các
thế hệ nghệ nhân và thợ dệt ở đây không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất,
mẫu hàng và những thủ pháp nghệ thuật. Các sản phẩm của họ ở bất cứ loại
nào cũng đã đạt tới mức hoàn mỹ. Nghệ thuật trang trí và hoa văn trên lụa
được xem như mẫu mực của phong cách tạo hình trên chất liệu mỏng, bằng
sợi của các nghệ nhân và nghệ sĩ dân gian Việt Nam. Các nghệ nhân tạo
mẫu và những người thợ dệt Hà Đông đã sử dụng những đề tài trang trí từ
kho tàng nghệ thuật truyền thống dân tộc, nhưng sáng tạo chứ khơng rập
khn, nhằm thích ứng với chất liệu dệt. Đề tài thường gặp trên một số
hàng tơ lụa dệt hoa là Ngũ phúc, Long vân (rồng mây), Nguyên hoa (hoa
chanh, cúc, hồng...), Thọ đỉnh (lư hương và chữ Thọ)... Nhìn chung, hoa
văn dệt truyền thống bao giờ cũng bố trí đối xứng. Đường nét trang trí
khơng rườm rà, phức tạp mà ln mềm mại, phóng khống và dứt khoát.
Vừa rồi chúng ta đã thăm quan một số điểm của làng lụa Vạn Phúc - Hà
Đông. Cháu hi vọng đây là chuyến tham quan du lịch đầy bổ ích và lý thú
đối với các cơ các chú ạ.


19
Khương Thị Phượng

Lớp: VHDL 15C



×