Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐIÊU KHẮC CHĂMPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.56 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
I.

MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. GIỚI THIỆU CHUNG
III. NỘI DUNG
1. Lịch sử hình thành
1.1 Giai đoạn miền Bắc thế kỷ VII-XI
1.1.1. Phong cách Mỹ Sơn E1
1.1.2. Phong cách Đồng Dương
1.1.3. Phong cách Mỹ Sơn A1
1.2. Giai đoạn Miền Nam
2. Những giá trị của nghệ thuật tạo hình điêu khắc Chămpa
IV.KẾT LUẬN
1. Nhận xét
2. xu hướng phát triển trong du lịch

1


I.- MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân Chămpa đã xây dựng nên một
nền văn hoá độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu ảnh hưởng của tơn giáo Ấn
Độ. Chămpa đã để lại 1 khối lượng di tích và di vật lớn về kiến trúc, điêu khắc,
các loại đồ đồng, trang sức,… có giá trị về nhiều mặt đặc biệt là về nghệ


thuật.Đề tài này sẽ góp phần:
- Phác thảo diệm mạo nghệ thuật tạo hình điêu khắc Chăm phát triển theo
tiến trình lịch sử văn hố Chămpa
- Tìm bản sắc những giá trị của nghệ thuật điêu khắc Chăm tiến tới quy
nạp đúc kết những đặc trưng,đặc điểm và hệ thống những giá trị của nghệ thuật
điêu khắc Chămpa.
- Nghiên cứu về lịch sử hình thành nghệ thuật tạo hình điêu khắc Chăm
nhằm nêu lên những đặc điểm, đặc trưng và ý nghĩa của nghệ thuật điêu khắc
Chăm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và với thế giới.
- Nghiên cứu có tính chất bao qt,lý giải những vấn đề văn hố đầy bí ẩn
và huyền bí.
-

Góp phần tìm hiểu văn hố Chăm và văn hố Việt Nam trong cơ tầng

văn hố Đơng Nam Á.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài nghiên cứu nghệ thuật tạo hình điêu khắc đã có một số cơng trình
của các nhà nghiên cứu sau:
1. Cao Xuân Phổ : “ điêu khắc Chàm” -1988. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
2. Huỳnh Thị Được : “ Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ” – 2005, nxb
Đà Nẵng.
3. Ngô Văn Doanh :“ Thánh địa Mỹ Sơn”- 2003, nxb trẻ, tp. Hồ Chí Minh
4.Jean Boisselier: “ nghệ thuật tạc tượng Chămpa” –Viễn Đông Bác Cổ
Pháp

2


5.Thông Thanh Khánh : “ Dấu ấn phật giáo Champa” -1999. nxb mũi Cà

Mau.
……
3. Đối tượng ,phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: Với đề tài này, tôi chủ yếu tập trung vào đối tượng nghệ
thuật

tạo hình điêu khắc Chămpa.
3.2.Phạm vi
Để thực hiện được vấn đề đó, chúng ta sẽ tìm về các bảo tàng, các địa danh

lịch sử ,để tìm hiểu nền văn hố champa trong đó có nghệ thuật tạo hình điêu
khắc chăm.
4. phương pháp nghiên cứu
•phương pháp thống kê : thống kê các di tích, di vật. Trên cơ sở đó ta có
cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề.
•phương pháp phân tích, tổng hợp: cùng với việc thống kê phải có óc phân
tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp để nêu ra những dẫn chứng
để phân tích , mổ xẻ vấn đề.
•phương pháp logic học:
•Phương pháp xã hội học văn hố :là phương pháp thường dùng trong việc
nghiên cứu các hiện tượng văn hố dưới góc độ xã hội học.Nó thường chỉ ra vai
trò và mức độ ảnh hưởng của văn hố đối với mỗi địa phương ,mỗi cộng đồng.
•Phương pháp liên ngành : là phương pháp kết hợp nhiều chuyên ngành
khác nhau để nghiên cứu các dân tộc học ,ngôn ngữ học ,khảo cổ học..
=> Các phương pháp trên được thực hiện song hành hoặc đan xen tạo ra
phương pháp tổng hoà
II. GIỚI THIỆU CHUNG
Vương quốc Chămpa cổ ở ven biển miền trung Việt Nam tồn tại từ cuối thế
kỷ II tới thế kỷ XV. Do án ngữ ở vị trí quan trọng của con đường tơ lụa trên
biển, Chămpa đã sớm dự nhập vào tiến trình giao lưu văn hoá và thương mại


3


quốc tế. Trong tiến trình này văn hố chămpa đã hình thành và phát triển trên cơ
sở giao lưu, tiếp thu và bản địa hoá văn hoá Ân Độ.
Di sản của nghệ thuật chămpa để lại ngày nay gồm điêu khắc đá chămpa,
kiến trúc chămpa hội hoạ và âm nhạc.
Nghệ thuật điêu khắc đá chămpa là bộ phận quan trọng trong kho tàng di
sản nghệ thuật việt nam, cả số lượng tác phẩm cũng như tính thẩm mĩ hết sức
độc đáo.Điêu khắc đá chămpa là 1 bộ môn được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX.
Các nhà nghiên cứu đã nhận định ra được các phong cách tạo hình của chămpa
từ giai đoạn trước thế kỷ VII (chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Amaravati của Ấn
độ ) cho tới giai đoạn nửa sau thế kỷ VII trở đi đã tạo được những nét riêng biệt
của điêu khắc đá chămpa qua các phong cách: Mỹ sơn E1, Hoà Lai, Đồng
Dương, Khương Mỹ, Chánh Lộ, Tháp Mẫn, Yang Mun, Po Rame. Hiện nay sưu
tập điêu khắc chămpa tập chung ở các Bảo tàng lịch sử Hà nội, Bảo tàng Chăm
Đà Nẵng, Bảo tàng tổng hợp Huế, Bảo tàng Bình Định, Bảo tàng mỹ thuật thành
phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam- thành phố Hồ Chí Minh.
III. NỘI DUNG
1. Lịch sử hình thành
1.1 giai đoạn nghệ thuật miền Bắc
Từ thế kỷ IV người Chăm đã xây dựng đền thờ tại Mỹ Sơn nhưng khơng
cịn lại đến ngày nay. Các di tích đền tháp cịn lại được phát hiện có niên đại
sớm nhất cũng là vào nửa sau của thế kỷ VII , các ngôi đền tháp thuộc thời gian
này cho đến cuối năm 980 đều thuộc cùng 1 giai đoạn nghệ thuật miền Bắc.
Các tháp thuộc giai đoạn này đều đơn giản làm bằg gạch nung màu đỏ có
chân đế là một khối hình chữ nhật, các mặt tháp đều bố trí mi cửa ẩn, trừ hướng
có cửa chính trên đó có nhiều hình điêu khắc các vị thần. Trên vịm và các trụ bổ
tườngcó chạm khắc các phù điêu theo thần thoại Ân Độ với các chạm khắc tập

trung chính ở đầu cột. Theo các tác giả Philippe Stern( nghệ thuật Chămpa,
1942) và Jean Boisselier ( Điêu khắc chămpa, 1963) được các nhà sử học Jean

4


Francois Hubert tổng hợp thì có thể phân chia giai đoạn này thành các phong
cách sau :
1.1.1 Phong cách mỹ sơn E1(thế kỷ VII- VIII): được xác định là sớm
nhất phản ánh ảnh hưởng từ bên ngồi của văn hố tiền AngKor và cả nghệ thuật
Avaravati và miền nam Ấn Độ. Tiêu biểu là bệ thờ bên trong tháp làm bằng đá
cát kết có hình dạng Linga xung quanh có chạm khắc các tu sĩ đang tu luyện
trong rừng núi hay hang động với các hình dạng khác nhau đang giáo hố các
lồi vật và cả đang thư giãn, bức phù điêu ở trên lối vào chính chạm khắc buổi
bình minh thời đại theo thần thoại Ấn Độ.
1.1.2 Phong cách Đồng Dương
Mở đầu bằng các tháp Hoà Lai ( nửa đầu thế kỷ IX) với các vòm cửa nhiều
mũ tròn và các trụ bổ tường hình bát giáp làm bằng đá cát kết với cách trang trí
hình lá uốn cong. Sang Đồng Dương ( nửa sau thế kỷ IX) các trang trí chuyển
những hình hoa lá hướng ra ngồi. Các tháp thuộc phong cách Đồng Dương đều
có những hàng trụ bổ tường và vịm cửa khoẻ khoắn góc cạnh. Đây cũng là điểm
khác biệt giữa phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn. Đỉnh cao của
phong cách Đồng Dương là kiến trúc của một tu viện phật giáo vào cuối thế kỷ
IX. Bức tường tu viện dài đến 1km và có rất nhiều tượng phật nhưng trải qua
chiến tranh thì chỉ cịn lại một số hiện vật được lưu giữ tại các bảo tàng cho thấy
điêu khắc thời kỳ này có tính uyển chuyển, phong phú thể hiện nhữnh hình khắc
là những ảnh tượng của các vị thần các bức tượng có mũi và mơi dày và khơng
hề cười. Các đề tài là đức phật, các vị sư, các hộ pháp dvarapalas, bồ tát
Avalokiteshvara và nữ thần tình thương Tara.
1.1.3 Phong cách Mỹ Sơn A1 ( thế kỷ X- XI) các trụ bổ tường đứng thành

đôi một với bức tường hình người ở giữa như trong tháp Mỹ Sơn A1. Các vịm
cửa có hình dáng phức tạp nhưng khơng chạm khắc . Thân tháp cao vút với các
tầng dần thu nhỏ lại. Đây là thời kỳ chịu ảnh hưởng của Java và cũng là thời
hoàng kim của ChămPa. Phong cách này đặt tên theo tồ tháp có cùng ký hiệu
nhưng do hậu quả của chiến tranh đến nay không cịn. Các tháp thuộc nhóm B,
5


C va D trong khu di tích Mỹ Sơn cũng thuộc phong cách này. Phong cách Mỹ
Sơn có tính động dường như đang nhảy múa với vẻ đẹp duyên dáng. Các vũ
công là các hoạ tiết đựơc ưa chuộng của các nhà điêu khắc Chăm thời kỳ này
bên cạnh đó các linh vật cũng là chủ đề được ưa thích: Voi, Hổ, Garuda, sư
tử, ....
.Thần Siva được thờ dưới hình tượng Linga hay với kiểu tóc búi hoặc trang
trí tóc người.
Cũng thuộc Mỹ Sơn A1 cịn có các nhóm tháp ở Khương Mỹ, các cơng
trình Khương Mỹ, các di vật ở Trà Kiệu( đài thờ sư tử, voi, Garuda, macara, nữ
thần Lasmi, thần Siva múa,…) nằm trong giai đoạn giữa Đồng Dương và Mỹ
Sơn A1 đồng thời chịu ảnh hưởng của Khmer va Java
1.2 Giai đoạn miền Nam: sau thế kỷ XI đến thế kỷ XV.
Giai đoạn này còn được gọi là phong cách Bình Định hay Tháp Mẫm – đại
diện cho giai đoạn cuối- giai đoạn suy tàn của điêu khắc Chămpa. Khởi đầu
bằng các tháp ở Chánh Lộ có phong cách chuyển tiếp từ Mỹ Sơn A1 sang Tháp
Mẫm. Một số hiện vật ở Tháp Mẫm vẫn còn dáng dấp cân đối, nhẹ nhàng nhưng
phần lớn các điêu khắc đã trở nên thơ với hình khối trịn mang tính bản địa dần
dần chiếm lĩnh khắp các hình tượng Ân Độ giáo ở miền Nam. Các thiết kế kiến
trúc với các đường nét sắc sảo nhất là các đường tròn uốn lượn dần dần chuyển
sang phong cách mạnh mẽ với các hình chạm khắc cho thấy ấn tượng mạnh mẽ
nhưng dường như khơng cịn nét tinh tế nếu so sánh với phong cách Mỹ Sơn A1.
Ở đây các vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo. Các tháp nhỏ trên các

tầng bên trên cuộn tròn lại thành các khối đậm nhưng khoẻ. Các trụ bổ tường thu
hẳn vào trong tường thành một khối phẳng. Bề mặt tháp là các bức tường với
những đường gân sống. Chỉ có các hình linh vật là có thể so sánh được với các
phong cách trước. Đường trang trí chiếm khá nhiều cùng với tượng vũ nữ,
Gảuda ở góc bộ tượng, sư tử trụ thần gác cửa, chim thần Kinavi,…. Chạm khắc
trong phong cách này đi vào chi tiết trang trí hơn là nhìn vào tổng thể vẻ đẹp và
tính động của hình tượng. Một trong các hoạ tiết của phong cách Tháp Mẫm là
6


chạm trên đá một hàng các bộ ngực phụ nữ xung quanh chân đế một bệ thờ. Hoạ
tiết này đã thấy ở Trà Kiệu nhưng trở thành điển hình cho phong cách Tháp
Mẫm và là một họa tiết độc đáo trong nền nghệ thuật Đông Nam Á.
2. Những giá trị của nghệ thuật tạo hình điêu khắc Chămpa
Các hiện vật điêu khắc tiêu biểu:
2.1. Phù điêu 9 vị thần: Cho đến nay đây kà bức phù điêu duy nhất về loại
hình này được tìm thấy ở ChămPa ( hiện vật tại bảo tàng ký hiệu BTLS5979).
Với lối thể hiện vị thần thứ nhất ngồi trên xe ngựa kéo và một vị thần ngồi trên
bệ còn các vị thần khác đề cưỡi trên một con vật đựoc coi là vật cưỡi của thần.
Các con vật cưỡi của thần đựơc điêu khắc ngay dưới bệ thần ngồi ( Các thần
không trực tiếp cưỡi lên nó) vì bức phù điêu bị sứt mẻ nhiều nên khó nhận dạng.
Mặc dù ở ChămPa đã tiếp thu Ấn Độ giáo mà Ấn Độ giáo cho rằng tất cả
hành động kể cả hành động của thượng đế cũng đều biểu thị 3 khuynh hướng:
Sáng Tạo, Bảo Tồn, Huỷ Diệt va được quy tu thành 3 đấng tối cao Brahma,
Visnu, Siva được gọi là tam vị nhất thể, nhưng qua bức phù điêu này chứng tỏ
tín ngưỡng đa thần vẫn tồn tại ở Chămpa.
Thần Indra tư thế ngồi trên bệ tay cầm lưỡi tầm sét, chân xếp bằng và một
con voi là vật cưỡi của thần đang phủ phục.
2.2 Siva- vị thần được người Chămpa thờ cúng và tôn vinh là thần tối cao.
Khoảng thế kỷ IV, sự tơn thờ Siva một cách tuyệt đối đã hình thành một thế giới

chuyên thờ thần Siva mà từ đó ra đời khu thánh địa Mỹ Sơn. Siva vừa mang
tính sáng taọ vừa mang tính huỷ diệt là hung thần phá hoại, huỷ diệt mn lồi
vừa là phúc thần bảo vệ đời sống của cư dân Chămpa. Biểu tượng của Siva là
linga- biểu hiện của tam vị nhất thể với chỏm đầu hình cầu trịn là Siva, phần
giữa là Visnu có tám cạnh, phần cuối là Brahma có bốn cạnh.
2.3.Nữ thần Devi: đựoc tạo tác bán thân, tóc búi kiểu lơng mày liền nhau
mắt mở to, sống mũi thẳng, cân đối, miệng hơi nở nụ cười tạo nên khuôn mặt
xinh đẹp hài hồ tượng để hở bộ ngực trịn căng sức sống nhưng lại tạo nên một
cảm giác thánh thiện.
7


2.4.Nữ thần Laksmi loại tượng thần phổ biến trong điêu khắc đá ChămPa,
theo thần thoại Ấn Độ Laksmi xuất hiện trong cuộc quấy biến giữa các thần và
loài quỷ để tìm thuốc trường sinh bất tử Laksmi được xem là nữ thần sắc đẹp, nữ
thần may mắn.
2.5.Hình tượng những người cầu nguyện và tu sĩ.
Tượng người đầu tượng bị mất cổ đeo tràng hạt tay trái bị vỡ mất hoàn
toàn, tượng thể hiện ở tư thế ngồi hai chân xếp vào nhau lòng bàn chân ngửa hai
tay đặt lên hai đầu gối.
2.6.Tượng phật đầu đội miện 3 tầng, tay đeo trang sức chuỗi ngọc. Phật
được thể hiện ở tư thế ngồi đây là hình ảnh phật đang thiền định.
2.7.Bệ thờ hình ngực phụ nữ: Ở giữa bệ thể hiện những hình ngực phụ nữ,
phía trên và phía dưới là dãy hoa văn hình cánh sen. Việc tơn thờ những hình
ngực phụ nữ dường như chỉ tập trung ở phong cách Bình Định
2.8.Apsara cùng Kinnara: Apsara là một trong những vị nữ thần sông
suối ,cây cỏ xinh đẹp sống ở thiên đường Indra. Tượng Kinnara là vũ nữ thiên
thần và nhữn Apsara đang bay lượn trên trời, Hình tượng này khá phổ bíên trong
nghệ thuật điêu khắc ChămPa. Đặc biệt là tượng Apsara đựoc thể hiện ở tư thế
quỳ, hay tay đang chấp một búp hoa hoắc một loại quả với động tác dâng cúng

thần linh bên cạnh là hình đám mây. Tuy với khối đá nhỏ, nhưng người nghệ
nhân đã thể hiện được sự khái quát tinh không gian đạt trình độ cao tạo cảm giác
mênh mơng của khơng giới.
2.9.Sư tử ( Trà Kiệu- Quảng Nam thế kỉ X-XI) là hình tượng phổ biến
trong điêu khắc ChămPa, đặc biệt là ở kinh đô Simhapura Trà Kiệu. Sư tử là con
vật khơng có ở ChămPa nhưng vua chúa Chămpa lại dùng sử tử làm biểu tượng
cho vương quyền. Sư tử ChămPa thường được tạo thân hình vạm vỡ với các tư
thế đứng, ngồi, quỳ, phổ biến là tư thế đứng nghệ nhân thể hiện sư tử khơng
hồn tồn đúng như đợi thường nhưng lại được mang rất nhiều đồ trang sức.
Trừ một đầu sư tử có nguồn gốc tại Chiên Đàn và một tượng sư tử ở Tháp
Mẫm, những tượng sư tử cịn lại trong sưu tập có nguồn gốc ở Trà Kiệu. Hầu
8


hết sư tử đều là sư tử đực, hình thức thể hiện ở hai dạng phù điêu nổi với
tượngtròn, tất cả đều ở tư thế đứng với hai biến thể: Loại thứ nhất chân phải
bước lên khớp gối hơi gấp cong chân trái duỗi thẳng, loại kia thì ngược lại. Cả
hai loại đều thể hiện chi trứoc dơ lên ngang đầu lịng bàn tay ngửa về phía trước
miện trên đầu đựoc trang trí những hình lá đề nhiều tầng. Trang phục trên mình
sư tử là một loại áo giáp, ở ngực có những hình như dải yếm xếp từng lớp với
vạt dưới nhọn, phía dưới là một loại quần cụt ngang ống chân. Tượng sư tử Tháp
Mẫm có trang sức, trang phục và hoa văn trang trí gần giống chim thân Gajuda
Tháp Mẫm.
2.10.Bò thần Nandin là vật cưỡi của thần Siva thường thể hiện dưới tư
thế nắm và thuộc dạng tượng trịn .Xét ở góc độ hình thái cơ thể học bức tượng
đã đạt trình độ cao trong nghệ thuật tả thực.
2.11.Voi là hình tượng khá phổ biến va sớm có mặt trong nghệ thuật điêu
khắc ChămPa trên mọi loại hình voi là vật cưỡi của thần Indra song hành với
việc tơn thờ voi theo giáo lý người Chăm cịn coi voi là bạn, là ân nhân cứu con
người .

2.12.Chim thần Garuda là vật cưỡi của thần Visnu loại hình này khá phổ
biến trong điêu khắc đá ChămPa. Hiện nay bảo tàng lịch sử Việt Nam- thành phố
Hồ Chí Minh cịn lưu giữ ba tiêu bản: Hai thuộc loại hình Trà Kiệu và thuộc loại
hình Tháp Mẫm.
Tiêu bản Gadura Tháp Mẫm với phong cách thể hiện cách điệu cao ( giống
như con thú). Hoa văn trang trí cầu kỳ, hoa nhiều cánh, những hình xoăn móc,
dây lưng thường được đính những hạt viên tròn…v…v.. cũng là nét đặc biệt của
phong cách Tháp Mẫm.
Theo thần thoại Ấn Độ, vì mẹ của loài rắn Naga đã giết mẹ của loài
chim thần Gadura, do đó giữa hai lồi này có mối thù truyền kiếp, vì thế chim
thần Gadura thường bắt hoặc giết lồi rắn Naga, đề tài này được thể hiện trong
điêu khắc đá Chămpa khá phổ biến. Hai tiêu bản trong sưu tập này cũng thể hiện
chim thần Gadura đang bắt những con rắn Naga.
9


2.13.Vật trang trí gắn ở góc tháp :Đây là hình tượng một mảng mây.
Mây là một biểu tượng “ Không Giới ’’ nơi ngự trị của các vị thần linh, mơ típ
này cũng khá phổ biến ở ChămPa. Hình ngọn lửa thường gắn ở góc tháp. Lửa là
yếu tố liên quan nhiều đến thần thoại và tôn giáo. Thần thoại Ấn Độ gọi thần lửa
là A-nhi, (Agni) lửa cũng là hình thức khởi phát của thần Siva. Lửa cũng là hình
thức khởi phát của thần Siva. Lửa cịn được coi là có vai trị mơ giới giữa người
trần tục và cõi thần linh trong những lễ cúng tế…
3. Thực trạng
Thực tế hiện nay có rất nhiều cổ vật Chămpa bằng nhiều con đường khác
nhau đã khơng cịn. Sự phát triển của đất nước, sự bùng nổ của các phương tiện
truyền thơng ,thì các giá trị văn hố nghệ thuật đặc biệt là điêu khắc đá Chămpa
đang gặp nhiều nguy cơ thách thức. Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách bảo
tồn và phát huy, nhưng xét tồn cục thì chúng ta và cả cộng đồng người Chăm
hiện nay phải cùng nhau góp sức. Có như thế các giá trị văn hố nghệ thuật đó

mới tiếp tục trường tồn với thời gian.
IV. KẾT LUẬN
1. Nhận xét
Qua những giá trị văn hoá nghệ thuật mà Chămpa để lại ta thấy được quá
trình phát triển của nghệ thuật điêu khắc Chămpa. Sự tồn tại và phát triển của
nógắn liền với bối cảnh lịch sử, từ đó tạo nên những đặc trưng độc đáo của từng
thời kỳ. Những đặc trưng đó thể hiện đời sống sinh hoạt tơn giáo, phong tục, tín
ngưỡng của người Chăm trong lịch sử, tất cả các tác phẩm nghệ thuật qua bàn
tay điêu khắc của cắc nghệ nhân Chămpa đã tạo nên một loại hình nghệ thuật
điêu khắc có một khơng hai của Đơng Nam Á.
Nền văn hố Chămpa chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nghệ thuật Ân Độ. Vì thế,
xuyên suốt quá trình phát triến này ta dễ dàng bắt gặp những dấu ấn văn hoá Ấn
Độ trong từng tác phẩm. Tuy nhiên , người Chăm cũng đã học hỏi và giao lưu
văn hố khơng những ở Ấn Độ mà còn của các quốc gia khác, các nền văn hoá

10


lân cận: Đại Việt, Trung Quốc, khmer… kết hợp với những yếu tố đó tạo thành
những nét về văn hố, những phong cách điêu khắc của riêng mình.
Điêu khắc Chămpa nói riêng, nghệ thuật Chămpa nói chung đã hình thành ,
hưng thịnh và suy tàn trong vòng mười thế kỷ, từ thế kỷ VII-XVI. Tuy không
phát triển được lâu nhưng những gì cịn sót lại của điêu khắc Chăm đã trở thành
di sản vô giá của nước ta. Trân trọng và giữ gìn các di sản ấy là nhiệm vụ nặng
nề của các thế hệ người Việt Nam trước kia, ngày nay và mai sau.
2. Xu hướng phát triển trong du lịch
- Nhằm giữ gìn ,phát huy những nét tinh hoa văn hố trong nghệ thuật tạo
hình điêu khắc Chăm,hiện nay Đảng và nhà nước đã có rất nhiều chính sách
trong việc quảng bá ,phát triển rộng rãi nghệ thụât điêu khắc Chăm trong hoạt
động du lịch.Xây dựng những khu riêng biệt dành cho nghệ thuật điêu khắc,

nhiều bảo tàng trưng bày các di tích di vật Champa với các kỹ thuật tinh sảo đã
thu hút rất nhiều khách tham quan trong nước và trên thế giới để cùng tìm về
giai đoạn hoàng kim phát triển rực rỡ của Champa.Và du khách sẽ hiểu hơn về
văn hoá chămpa- một trong các yếu tố cấu thành nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Tương lai chúng ta sẽ có nhiều dự án hơn nữa để nhằm đưa nghệ thuật Chămpa
đến với du khách để bảo tồn và giữ gìn những giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc.

11


Tài liệu tham khảo
•Bảo tàng lịch sử Việt Nam- tp. Hồ Chí Minh: 1994” sưu tập hiện vật
champa tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.”
•Cao Xuân Phổ : 1998, “Điêu khắc Chàm”.Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
•Jean Boisselier: “ Nghệ thuật tạc tượng Champa”. Viến Đơng Bác Cổ
Pháp
•Ngơ Văn Doanh: 2003, “ Thánh địa Mỹ Sơn” , Nxb trẻ, tp, Hồ Chí Minh.
•www.cuocsongviet.com.vn
•www.baotanglichsu.com.vn
•www.Wikipedia.com.vn

12



×