Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Ý nghĩa của một số thực vật được đặt và trang trí trong các công trình kiến trúc tôn giáo việt nam đình, chùa, miếu, phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.73 KB, 34 trang )

NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Ý nghĩa của một số thực vật được đặt và trang trí trong các cơng
trình kiến trúc tơn giáo Việt Nam: đình, chùa, miếu, phủ
1. CÁC LOÀI THỰC VẬT
1.1. Cây hoa sen
Sen là loại cây cao quý, gắn với Phật giáo, có biểu tượng của sự cao
quý, trong sạch của tâm hồn. Do mọc từ bùn nhơ, ngâm mình trong
nước, vươn lên trời cao, hoa sen cịn biểu tượng cho sự chân tu, thốt
khỏi những hệ lụy của cuộc đời mà có phẩm hạnh. Trong nghệ thuật tạo
hình Phật giáo, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh Đức Phật ngồi tọa
thiền hoặc đứng thuyết giảng trên tồ sen. “Một trong nhiều ý nghĩa
bơng sen được nghĩ tới là: nơi để sinh ra. Đó là một ý nghĩa bắt nguồn từ
thời nguyên thuỷ. Chúng ta đã gặp những hiện vật của thời đó về người
đàn bà, mà bộ phận để sinh ra và bộ phận nuôi dưỡng được cường điệu
khá lớn, trong ý nghĩa cầu phồn thực - một mặt của hạnh phúc... Từ ý
kiến trên, có thể rút ra: hoa sen mang yếu tố âm. Vì thế trong kiến trúc
người ta nhìn thấy đá chân tảng chạm đài sen (âm) làm chỗ kê của chiếc
cột (mang hình Linga - dương) như một sự kết hợp của âm dương trong
sự cầu mong vững bền và sinh sơi nảy nở”. Hoa sen được dùng làm mơ
típ trang trí chủ đạo trong chùa. Trong trang trí đình làng, hoa sen được
sử dụng nhiều trong những ngơi đình muộn. Tuy nhiên, chúng ta bắt gặp
hình hoa sen cách điệu, cây sen (hoa, lá, thân) tả thực trong hoạt cảnh
1


tắm đầm sen trên gạch trang trí vách tường đình Yên Sở (Hoài Đức, Hà
Tây), hoa sen và rồng trên cốn đình Ngọc Canh...
1.2. Cây đào
Cây đào là một trong những loại cây có vị trí quan trọng trong nhiều
loại hình nghệ thuật và tập quán, phong tục của nhiều nước ở phương
Đông. Các nhà thực vật học cho rằng cây đào có nguồn gốc từ Trung


Quốc. Loại cây này được biết như loài cây cho trái quý của chốn thần
tiên, mọc ở khu vườn Tây Vương Mẫu, 3000 năm mới kết quả một lần,
ăn vào sẽ “trường sinh bất lão”. Cây đào có biểu tượng phổ biến là mùa
xuân, mùa bắt đầu của năm, mùa của sự phồn sinh, đem lại sinh lực và
hạnh phúc mới. Hoa đào còn là biểu tượng vẻ đẹp của người phụ nữ, nó
tượng trưng cho gương mặt, cho nụ cười của người con gái đẹp. Hoa đào
cịn mang lại tình u, hạnh phúc đơi lứa (được u nhiều = đào hoa).
Hình tượng cây đào cổ thụ mang biểu tượng của sự trường sinh. Trên
cốn của đình Dư Hàng (Hải Phịng) cây đào được bố cục uốn lượn trong
hình chữ nhật dài, bên cạnh cây tre. Trong chạm khắc trang trí đình làng,
đào được cách điệu với mơtíp “đào hố lân” hoặc “đào hố rồng” ở
những ngơi đình muộn. Đây là loại mơtíp có tính lưỡng nguyên: vừa là
cây, vừa là vật.
1.3. Lá đề
Cây Bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức Phật. được sử dụng rất
nhiều trong trang trí điêu khắc như vòm cửa chùa tháp thời Lý. Lá đề

2


tượng trưng cho sự giàu có, phồn thịnh. Thường hay gặp trong trang trí
cấu kiện gỗ cùng sóng nước.
1.4. Bát quả
Bát quả bao gồm: đào, lựu, mận, lê, phật thủ, mãng cầu (na), nho,
bầu (bí). Chúng đều mang biểu tượng của sự đông đúc, phú quý, con
cháu đầy đàn
- Quả đào: là trái quý của chốn thần tiên gọi là Tiên quả. Là loại quả
làm dược liệu trị bệnh. Vì là loại quả quý ai ăn vào sẽ trở thành bất tử
(cây trồng trong vườn Tây Vương Mẫu, 3000 năm mới kết quả một lần)
nên nhấn mạnh về biểu tượng của quả đào là sự trường thọ.

- Quả lựu: Biểu tượng chính của trái lựu - vì nó có nhiều hạt (tử), là
hình ảnh của sự đơng đúc, phồn thực và khả năng sinh sản. Vì vậy nó
mang ước vọng con cháu đầy đàn nhưng trật tự (cấu tạo bên trong của
hạt lựu).
- Quả mận: Hoa mận tượng trưng cho cái đẹp và sự rực rỡ ngay cả
trong mùa đông. Vì thế hoa mận và trái mận trở thành biểu tượng của vẻ
đẹp trong nghịch cảnh. Trái mận tượng trưng cho sự thuận lợi.
- Quả lê: Truyền thuyết Trung Quốc vào năm 1053 trước cơng cơng
ngun có vị quan tên là Triệu Công nổi tiếng vô tư, công bằng, thanh
liêm. Ông thường phán xử những vụ kiện dưới gốc lê hoang, công minh
trong phán xử. Cho nên quả lê là biểu tượng cho sự thông thái, sáng
suốt.
- Phật thủ: Phật thủ, cịn có tên là Hương Dun. Quả khơng ăn được.
Mỗi múi Phật thủ vào phần cuối trở nên dài và nhọn như những ngón
tay. Tồn bộ hình dáng của quả như hai bàn tay úp lại với nhau vì vậy có
3


tên là Phật Thủ (bàn tay Phật). Hình ảnh này rõ nhất là bức tường ở đầu
Chùa Cầu Hội An có đắp vơi hình dáng quả Phật Thủ. Biểu tượng quả
nói lên sự giàu có, vinh hoa, phú quý, sự liên tưởng đến an bình, hướng
thiện.
- Mãng cầu (na): Vì nhiều hạt nên mang biểu tượng tính phồn thực
nhưng cũng mang ý nghĩa sự mãn nguyện, toại nguyện do liên tưởng sự
đồng âm.
- Quả nho: Cây nho có đặc điểm cấu tạo lá nho, dây leo, chùm trái
quấn quýt đã gợi sự đông đúc sum vầy.chùm trái quấn quýt đã gợi sự
đơng đúc sum vầy.
- Quả bầu (bí): Là quả có 2 hình cần như dáng chiếc nồi nấu luyện
thuốc của nhà luyện đan và có dáng hình núi Cơn Luân (Trung Quốc)

của người theo Đạo giáo hay bình đựng nước cam lồ của Bồ Tát Quán
Thế Âm… Là loài có nhiều hạt, mang biểu tượng sung mãn phồn thực.
Là nguồn gốc của sự sống, của sự tái sinh, nguồn gốc nơi sinh ra các
dân tộc trong đó có người Việt. Vì vậy mà bầu mang ý nghĩa tượng
trưng cho sự sinh sôi phát triển.
1.5. Tứ thời ( Mai , sen , tùng, cúc )
- Cây mai
Hoa mai biểu tượng cho sự may mắn, phúc lành. Năm cánh hoa mai
là hình ảnh của năm vị thần may mắn, gọi là ngũ phúc. Mai cũng được
xem là biểu tượng của trường thọ. Người ta diễn tả đặc trưng này bằng
những đóa hoa rực rỡ trên một thân cây trụi lá và gân guốc, vững chãi
như sức công phá của thời gian chẳng làm gì được nó.
4


Là cây trong Tứ quý, như: mai, liên (sen), cúc, trúc hay mai, lan, cúc,
trúc hoặc tùng, cúc, trúc, mai. Cây mai với thân rắn rỏi, phong sương,
vững bền với thời gian (dương tính) thì hoa mai trắng muốt lại biểu
tượng cho sự trắng trong, tinh khiết (âm tính), nhưng yếu đuối. Hoa mai
mang lại điềm lành, hạnh phúc, mùa xuân, nhưng cũng nhắc nhở con
người về sự mong manh của vẻ đẹp, hạnh phúc trước thời gian “như
bóng câu qua cửa”. Người Trung Quốc đặc biệt yêu thích hoa mai. Ngay
từ thời Thương Chu, hoa mai đã được trồng rộng rãi với mục đích lấy
quả làm gia vị chua. Đến thời Bắc Tống, thông qua kỹ thuật chiết cây đã
gây trồng nên giống “Tương Mai”, sắc nhị màu vàng nhạt, một bơng có
đến 20 cánh, có tên là “thiên diệp hồng hương mai”, có hương thơm và
vẻ đẹp thầm kín, trở thành một kỳ quan. 5 Trong mơ típ Tứ quý, cây mai
thường đứng bên cạnh đá và thường xuất hiện trong chạm khắc trang trí
ở những ngơi đình muộn thời Nguyễn.
- Hoa sen kết hợp với hoa cúc: Thường gặp ở thời Lý, tượng trưng

cho âm dương giao hồ, thường gặp ở trang trí diềm bia, chạm khắc
trang

trí

trên

tháp

cổ.

- Cây hoa sen:
Sen trong nghệ thuật tạo hình được xem là biểu tượng của đức hạnh
và sự hoàn hảo bởi đặc điểm của nó là vươn lên từ bùn nhơ và khơng bị
vấy bẩn. Hoa sen là một món trong kiểu thức trang trí bát bửu của Phật
giáo, là dấu huyền nhiệm của bước chân Phật.
Là loại cây cao quý, gắn với Phật giáo, có biểu tượng của sự cao quý,
trong sạch của tâm hồn. Do mọc từ bùn nhơ, ngâm mình trong nước,
5


vươn lên trời cao, hoa sen còn biểu tượng cho sự chân tu, thoát khỏi
những hệ lụy của cuộc đời mà có phẩm hạnh. Trong nghệ thuật tạo hình
Phật giáo, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh Đức Phật ngồi tọa thiền
hoặc đứng thuyết giảng trên toà sen. “Một trong nhiều ý nghĩa bông sen
được nghĩ tới là: nơi để sinh ra. Đó là một ý nghĩa bắt nguồn từ thời
nguyên thuỷ. Chúng ta đã gặp những hiện vật của thời đó về người đàn
bà, mà bộ phận để sinh ra và bộ phận nuôi dưỡng được cường điệu khá
lớn, trong ý nghĩa cầu phồn thực - một mặt của hạnh phúc... Từ ý kiến
trên, có thể rút ra: hoa sen mang yếu tố âm. Vì thế trong kiến trúc người

ta nhìn thấy đá chân tảng chạm đài sen (âm) làm chỗ kê của chiếc cột
(mang hình Linga - dương) như một sự kết hợp của âm dương trong sự
cầu mong vững bền và sinh sôi nảy nở”. Hoa sen được dùng làm mơ típ
trang trí chủ đạo trong chùa. Trong trang trí đình làng, hoa sen được sử
dụng nhiều trong những ngơi đình muộn. Tuy nhiên, chúng ta bắt gặp
hình hoa sen cách điệu, cây sen (hoa, lá, thân) tả thực trong hoạt cảnh
tắm đầm sen trên gạch trang trí vách tường đình n Sở (Hồi Đức, Hà
Tây), hoa sen và rồng trên cốn đình Ngọc Canh...
Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù
điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật đến các dáng gốm và hoạ tiết
trang trí. Song cơ đọng và sáng tạo hơn cả là hình tượng hoa sen trong
kiến trúc chùa tháp Phật giáo.
Những cơng trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường
xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thời Lý
thế kỷ thứ 11 với Chùa Một Cột - Hà Nội; thế kỷ thứ 17 với Tháp Cửu
6


phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh; thế kỷ 18 với Chùa Tây
Phương - Hà Tây, Chùa Kim Liên - Hà Nội.
Theo truyền thuyết chùa Một Cột hình thành từ một giấc mộng của
vua Lý Thái Tông. Vào một đêm mùa xuân năm Kỷ Sửu (1049), vua
nằm mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài hoa sen, dẫn vua lên đài.
Khi tỉnh dậy, vua nói chuyện lại với triều thần, có người cho là điềm
xấu, nhưng thiền sư Thiền Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa, dựng cột đá
giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Phật Quan Âm ở trên, đúng như hình
ảnh đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn xung quanh, tụng kinh cầu
sống lâu và đặt tên là chùa Diên Hựu.
Hình tượng hoa sen ở Tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp là
một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi

tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm. Cả tháp cao 7 đến 8 m.
Phía ngồi tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp
so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của
sự tinh tiến trong đạo Phật.
Hoa sen trong các sản phẩm trang trí – thờ tự
Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là hoa sen đã quá đỗi gần gũi với nhà
chùa. Trên mái lợp của chùa cũng có hoa sen, gạch lót nền, những phù
điêu trên vách, những chạm trổ trên cửa đều có hoa sen, thậm chí thơng
gió cũng là hình hoa sen… Điều này muốn nói lên rằng, ngồi tính biểu
tượng cho những gì thuộc về triết lý cao siêu của nhân sinh, của Phật
giáo; ngoài những gì thuộc về tính “bác học”, hoa sen cịn in đậm dấu ấn
của mình trong tâm khảm của những nghệ nhân, những người thiết kế,
7


những người tạo mẫu cho các sản phẩm xây dựng, trang trí. Ở đó, những
đường nét của hoa sen cũng sống động, cũng hài hịa, thanh thốt.
- Hoa cúc:
Hoa cúc thời Lý Trần thường thể hiện với dạng dây lượn hình sin. Lúc
đầu hoa cúc phổ biến ở Trung Quốc với biểu trưng Ðạo giáo, về sau ảnh
hưởng vào Phật giáo như một biểu tượng bình dị, thanh cao, kín đáo và
lâu bền.
Cúc biểu tượng của sự trường thọ. Thường dùng để chúc thọ, chúc người
già. Vì thế có lồi cúc mang tên Cúc Vạn thọ.
Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi hoa cúc đều biết Hoa cúc
tàn nhưng khơng rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thơi. Nó gợi cho ta
đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ khơng chết nằm.
Hoa cúc có thể dùng làm thuốc và pha trà. Trung Quốc có loại trà hoa
cúc rất thơm ngon, có thể pha thuần hoa cúc, có thể thả vài bơng vào ấm
chè mạn, thanh nhiệt giải độc. Các cụ già rất khoái uống trà này. Uống

trà hoa cúc, bình thơ, đàm đạo, đánh cờ thì rất tuyệt.
Hoa cúc với màu vàng rực rỡ, thuộc hành thổ, biểu tượng cho sự giàu
sang, phú quý, vương giả. Hoa cúc còn là biểu tượng của mùa thu, người
xưa gọi tháng chín là “cúc nguyệt”. Chữ cúc và chữ lưu (giữ lại) đều có
cách phát âm giống nhau là Ju. Tháng chín là “cửu” ( Jiu) cũng đồng âm
với từ “cửu” với nghĩa vĩnh cửu. Do đó, “cúc nguyệt” (cúc tháng chín)
có biểu tượng là lời chúc cho sự trường thọ, an khang, nhiều may mắn.
Hoa cúc còn biểu tượng cho sự an lạc, viên mãn, niềm vui. Đào Tiềm
(365 - 427) là thi sỹ nổi tiếng ở Trung Quốc đã cáo quan, về ở ẩn để làm
8


thơ, vui thú với rượu, nhạc và trồng hoa cúc. Hoa cúc là đề tài được sử
dụng nhiều trong chạm khắc đình làng, dưới nhiều kiểu thức như: cúc
hoa, cúc dây, cúc leo... Ở ngơi đình sớm nhất, đình Thụy Phiêu (năm
1531), trên cột trốn vì nóc người thợ đã tạc một bông hoa cúc mãn khai
khá lớn.
- Cây tùng:
Biểu tượng của cây tùng là sự trường thọ, một ước vọng muôn đời
của con người. Cây tùng (hoặc bách, thông) ln xanh tốt trong bốn
mùa, có khả năng sống bền bỉ trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt,
cho nên tùng cịn biểu tượng cho khí phách kiên cường, khơng sợ hiểm
nguy trước những thử thách của thiên nhiên và cuộc đời. Do sống trên
núi cao, nên cây tùng còn biểu tượng cho lối sống ẩn dật, lánh đời,
nhưng kiêu hãnh để giữ cho tâm hồn trong sạch. Trong Tứ quý, cây tùng
biểu tượng của mùa đông. Tùng thường đi với hạc, để tạo nên mơtíp
tùng - hạc có tính biểu tượng cao về sự trường thọ, ngay thẳng và trong
sạch. Mơ típ Tứ q này thường được trang trí ở những ngơi đình thời
Nguyễn.
1.6. Tứ q

Mỗi mùa có một lồi cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa
lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa
phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thơng (tùng). Mỗi lồi hoa, lồi cây
lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là
đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước
9


(mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà
(kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)...
Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
Tùng lăng đơng tuyết ngọc thiên chi.
Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở
những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt
Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên
thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền
văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn hố thuộc vùng khí hậu nói
trên. Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được
sử dụng nhiều trong văn hố truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực
Đơng Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam.
Ngồi ra, biểu tượng này cịn được các cộng đồng người Hoa và người
Việt ở nước ngoài lưu giữ. ở những cộng đồng này, tứ quý được xem
như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.
Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của
tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu
tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đơng đã được
hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử
dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ

tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh
10


tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh
- những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong
những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông
qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh
sơn - nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà
sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngồi ra cịn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ
tát, tứ thiên vương…
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự
đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc... như tứ phương, tứ trụ, tứ
đức... Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ cịn được hình tượng hoá thành cụm
biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu
Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đơng, xứ
Nam, xứ Đồi và xứ Bắc. Trong một trị chơi dân gian khá thịnh hành
trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý
hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc
phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn.
Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý
trong quan niệm dân gian khơng cịn là một biểu tượng riêng của thời
tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành
khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý
trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để
trang trí trong nhà khơng có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem
“lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất
đặc thù trong văn hố Việt Nam nói riêng và văn hố phương Đơng nói
11



chung. ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị
thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Cịn ở phương Đơng, đặc
biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu
tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong
thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số... Thậm chí, cịn có cả những điều may
mắn chỉ do một con nhện đưa lại (!). Chẳng hạn như khi đang dự định
một cơng việc gì quan trọng, nếu nhìn thấy một con nhện đang kéo tơ đi
lên thì chắc chắn cơng việc đó sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo
ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu
tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân
mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng
để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá của người xưa.
Ý

nghĩa

của

từng

loài

cây:

- Cây tùng
Biểu tượng của cây tùng là sự trường thọ, một ước vọng muôn đời
của con người. Cây tùng (hoặc bách, thông) luôn xanh tốt trong bốn

mùa, có khả năng sống bền bỉ trong mơi trường thiên nhiên khắc nghiệt,
cho nên tùng cịn biểu tượng cho khí phách kiên cường, không sợ hiểm
nguy trước những thử thách của thiên nhiên và cuộc đời. Do sống trên
núi cao, nên cây tùng còn biểu tượng cho lối sống ẩn dật, lánh đời,
nhưng kiêu hãnh để giữ cho tâm hồn trong sạch. Trong Tứ quý, cây tùng
biểu tượng của mùa đơng. Tùng thường đi với hạc, để tạo nên mơtíp
tùng - hạc có tính biểu tượng cao về sự trường thọ, ngay thẳng và trong
12


sạch. Mơ típ Tứ q này thường được trang trí ở những ngơi đình thời
Nguyễn.
- Hoa cúc
Hoa cúc với màu vàng rực rỡ, thuộc hành thổ, biểu tượng cho sự giàu
sang, phú quý, vương giả. Hoa cúc còn là biểu tượng của mùa thu, người
xưa gọi tháng chín là “cúc nguyệt”. Chữ cúc và chữ lưu (giữ lại) đều có
cách phát âm giống nhau là Ju. Tháng chín là “cửu” ( Jiu) cũng đồng âm
với từ “cửu” với nghĩa vĩnh cửu. Do đó, “cúc nguyệt” (cúc tháng chín)
có biểu tượng là lời chúc cho sự trường thọ, an khang, nhiều may mắn.
Hoa cúc còn biểu tượng cho sự an lạc, viên mãn, niềm vui. Đào Tiềm
(365 - 427) là thi sỹ nổi tiếng ở Trung Quốc đã cáo quan, về ở ẩn để làm
thơ, vui thú với rượu, nhạc và trồng hoa cúc. Hoa cúc là đề tài được sử
dụng nhiều trong chạm khắc đình làng, dưới nhiều kiểu thức như: cúc
hoa, cúc dây, cúc leo... Ở ngơi đình sớm nhất, đình Thụy Phiêu (1531),
trên cột trốn vì nóc người thợ đã tạc một bông hoa cúc mãn khai khá lớn.
- Cây trúc
Cây trúc là loại cây phổ biến trong trang trí ở nhiều nước như Trung
Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Việt Nam cây trúc được ưa thích vì vẻ
đẹp và ý nghĩa của nó. Trong nghệ thuật tạo hình, cây trúc là biểu tượng
của người quân tử. Sống ngay thẳng không khuất phục trước cường

quyền và danh lợi. Đốt trúc rỗng (vô tâm) thể hiện sự trong sáng, ngay
thẳng, khiêm tốn, khơng vụ lợi. Có sức sống bền bỉ trước thiên nhiên
khắc nghiệt, nên cây trúc còn là biểu tượng của sự trường thọ. Trong
13


chạm khắc trang trí đình làng, cây trúc trong bộ Tứ quý biểu tượng cho
mùa hạ. Cây trúc nhiều khi đứng một mình trong bố cục “trúc hố rồng”
như ở đình Thắng Núi (Bắc Giang). Đây là mơ-típ trang trí có tính biểu
tượng cao, vừa là cây, vừa là vật, có tính lưỡng ngun.
- Cây mai
Là cây trong Tứ q, như: mai, liên (sen), cúc, trúc hay mai, lan, cúc,
trúc hoặc tùng, cúc, trúc, mai. Cây mai với thân rắn rỏi, phong sương,
vững bền với thời gian (dương tính) thì hoa mai trắng muốt lại biểu
tượng cho sự trắng trong, tinh khiết (âm tính), nhưng yếu đuối. Hoa mai
mang lại điềm lành, hạnh phúc, mùa xuân, nhưng cũng nhắc nhở con
người về sự mong manh của vẻ đẹp, hạnh phúc trước thời gian “như
bóng câu qua cửa”. Người Trung Quốc đặc biệt yêu thích hoa mai. Ngay
từ thời Thương Chu, hoa mai đã được trồng rộng rãi với mục đích lấy
quả làm gia vị chua. Đến thời Bắc Tống, thông qua kỹ thuật chiết cây đã
gây trồng nên giống “Tương Mai”, sắc nhị màu vàng nhạt, một bơng có
đến 20 cánh, có tên là “thiên diệp hồng hương mai”, có hương thơm và
vẻ đẹp thầm kín, trở thành một kỳ quan Trong mơ típ Tứ q, cây mai
thường đứng bên cạnh đá và thường xuất hiện trong chạm khắc trang trí
ở những ngơi đình muộn thời Nguyễn.
2. CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT
2.1. Con Nghê.
Con Nghê còn gọi là Toan Nghê hay Kim Nghê. Là con vật biểu
trưng mang yếu tố huyền thoại, dũng mãnh, thiên biến vạn hóa, tượng
trưng cho trí tuệ, là biến thể từ sư tử và chó dữ, có sức mạnh như chúa tể

14


mn lồi. Khi nghê hóa rồng biểu tượng cao cho quyền lực chính trực;
khi nghê có mình chó thể hiện lịng trung thành; khi nghê có đi vút
cao liên tưởng đến ngọc như ý; khi nghê đội giá sớ hay bài vị, thường
toát ra vẻ cam chịu; khi nghê ngậm ngọc biểu tượng độc đáo của sự
khôn ngoan (suy nghĩ, uốn lưỡi và lựa lời trước khi nói); khi nghê đứng
chầu hai bên khán thờ vẻ uy nghiêm; khi nghê đeo lục lạc hay rỡn hí
cầu… thể hiện sự tinh nghịch,vui tươi; khi nghê có lơng hình xoắn ốc
như trên đầu tượng phật mà người ta gọi là Phật ốc, Bụt ốc thể hiện sức
mạnh toàn năng, phi phàm.
Con nghê trong Phật giáo: Theo Bùi Ngọc Tuấn thì con nghê thuần
Việt là biến thể từ con chó. Chó đá canh giữ nhà, đình, chùa, miếu, phủ.
Nghê được chạm trên xà ngang vì kèo trong đình cổ hay trên các mái
đình cổ. Với mục đích đánh đuổi tà ma. Theo ơng thì con nghê khơng
phải là con sư tử theo như một số nghiên cứu khác. “Một số người lại
còn tưởng lầm con Nghê là con sư tử. Bởi vì chữ “Nghê” (hay “toan
nghê”) trong chữ Hán vốn có nghĩa là con sư tử. Tuy nhiên phải để ý
rằng có nhiều chữ Hán-Việt mà nếu ta tra tự điển Tầu, thì lại có nghĩa
khác hẳn, bởi vì ơng cha ta rất nhiều khi mượn chữ Hán nhưng lại đổi
nghĩa đi mà dùng (người Pháp khi nghiên cứu về Việt Nam thì lại
thường học chữ Hán của người Tầu, tra cứu sách Tầu viết về Việt Nam chứ khơng tìm hiểu thẳng vào văn hóa Việt - nên nhiều khi sai nghĩa, sai
sự việc rất xa”.
Hình tượng con nghê khơng những được sử dụng nhiều trong kiến
trúc mà còn dùng để trang trí trên các đồ vật như lưu đốt trầm hương,
nậm rượu, trên đình đồng....
15



2.2. Con Hạc
Con hạc gắn liền với nhiều biểu tượng và truyền thuyết khác nhau.
Người xưa quan niệm có 4 lồi hạc nổi tiếng, được phân biệt qua màu
lơng: đen, vàng, trắng, xanh. Trong đó lồi hạc đen là lồi sống lâu nhất.
Tuy nhiên, trong nghệ thuật tạo hình, con hạc thường được thể hiện với
bộ lông trắng muốt, biểu tượng cho sự cao quý, thanh khiết. Đầu hạc
màu đỏ, hành hoả, nơi tập trung khí dương, tạo nên sự bền bỉ và sức
sống dẻo dai. Hình tượng con hạc với với đôi cánh dang rộng bay trên
trời xanh, thể hiện cảm hứng thi ca và những ước vọng cao quý. Con hạc
với đôi cánh dang rộng và một chân hơi co lên, lại liên hệ với nghi lễ với
người đã khuất. Con hạc thường xuất hiện trong điêu khắc trang trí đình
làng với mơ típ hạc - rùa (tượng trịn, đặt hai ban thờ Thành Hồng
làng), biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu, có ý nghĩa về thời gian và
trục vũ trụ. Trong những chạm khắc, hạc thường xuất hiện với mơtíp hạc
tùng, hoặc hạc - thạch - tùng, cũng có ý nghĩa và biểu tượng của sự
trường thọ, bền vững, cao sang và an lạc. Đại học Van hóa Hà Nội)
Trong đó hình tượng hạc đứng trên lưng rùa hay còn gọi là tượng
“rùa đội hạc” rất phổ biến trong việc bài trí nội thất thờ cúng trong đền,
miếu, chùa ở Việt nam. Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của
sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật
tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc
là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước,
biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm
mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước
nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược
16


lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều
này nói lên lịng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó

khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Chim hạc cịn gọi là đại điểu là con chim của vũ trụ, của tầng cao,
báo hiệu sự chuyển mùa, đại diện cho thế lực siêu nhiên từ trời cao
mang tới.
Trong hình tượng trang trí, hạc có kích thước lớn, cao với ước mong
phát triển của con người; mỏ dài, nhọn như mũi tên của sự vận động; đơi
khi nó ngậm ngọc minh châu biểu trưng cho sang quý, hoặc khi ngậm
hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ.
Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý,
ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối.
Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như chột chống
trời.
2.3. Kỳ Lân
Kỳ lân là một vật linh thiêng trong bộ Tứ linh. Lân là con vật báo
hiệu điều tốt lành, là biểu tượng cho sự trường thọ, sang quý, niềm hạnh
phúc lớn lao. Kỳ lân khi xuất hiện là báo hiệu sự ra đời của minh chúa,
hay bậc hiền nhân quân tử. Sử sách Trung Hoa đã chép rằng kỳ lân xuất
hiện dưới thời vua Nghiêu, Thuấn, khi Khổng Tử ra đời. Kỳ lân xuất
hiện ở sông Hoàng Hà dưới thời vua Phục Hy và mang trên mình cuốn
thư Hà Đồ. Con đực được gọi là kỳ, con cái là lân. Giữa con lân, con
nghê hay con xơ khơng có sự phân biệt rõ ràng. Trong điêu khắc trang trí
đình làng, con lân khơng ở những vị trí trung tâm, trang trọng như con
17


rồng. Nó có mặt ở trên gác thờ, trên nóc đình, trên cửa nghi mơn... để tơ
điểm và canh chừng các thế lực tà ám. (Đại Học Văn hóa Hà Nội).
Kỳ lân là một trong 4 linh vật: long, ly, quy, phượng theo tín ngưỡng
dân gian Á Đơng như tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam…
Kỳ lân là một con vật tưởng tượng, có đầu nửa rồng nửa thú, đơi khi chỉ

có một sừng, do khơng húc ai bao giờ nên sừng này (được coi) là hiện
thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt
quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đi bị. Đơi khi nó
có hình dáng của một con hưu xạ, với chiếc đi bị, trán sói, móng
ngựa, da có 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, dưới bụng có màu vàng.
Con vật này lắm lúc xuất hiện với mình của một con hoẵng, có vảy
cá ở thân… Nhưng dù xuất hiện với hình dạng như thế nào thì trong trí
tưởng tượng của tín ngưỡng dân gian phương Đông, kỳ lân cũng là con
vật báo hiệu điềm lành, là biểu tượng cho sự trường thọ, sự nguy nga
đường bệ và niềm hạnh phúc lớn lao. Kỳ lân mang trong mình tất cả
những phẩm chất của một con vật nhân từ, nó tránh giẫm lên các loại
cơn trùng, cũng như không phá hoại cỏ mềm dưới chân mình.
Nó khơng bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào cũng như
không bao giờ uống nước bẩn. Kỳ lân xuất hiện đồng nghĩa với việc một
vị minh quân, một nhà hiền triết nào đó sắp ra đời. Sử sách Trung Quốc
cho rằng trong lịch sử, kỳ lân đã xuất hiện dưới triều vua Nghiêu, Thuấn
và sau đó là vào thời điểm Khổng Tử ra đời. à con vật biểu trưng cho
niềm vui và may mắn nên kỳ lân được sử dụng nhiều trong các chi tiết
trang trí kiến trúc. Lân được dùng như một kiểu trang trí trên các bức
18


bình phong của chùa, đền, miếu… lắm lúc chuyên chở trên lưng các bức
cổ đồ, hình bát quái… với ý niệm thể hiện sự may mắn luôn song hành
cùng chữ nghĩa, đạo lý cuộc đời, đó là sự bảo trợ cần thiết mang tính
linh thiêng. Thỉnh thoảng, lân cũng được gửi gắm như con vật linh bảo
vệ cho các công trình kiến trúc, dinh thự, lăng mộ… từ Trung Quốc,
hình tượng kỳ lân với đầy đủ ý nghĩa của nó đã vào Việt Nam theo bước
chân xâm lăng và ý muốn đồng hóa dân tộc Việt của người Hán.
(Wikipedia)

2.4. Rồng
Rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh
hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước
tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin,
lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh.
ngồi nét chung nói trên, rồng cịn có ý nghĩa riêng, đó là nó chỉ dân
tộc Việt Nam có xuất xứ từ con rồng cháu tiên
nó cịn có một ý nghĩa sâu xa trong sinh hoạt đời thường của người
Việt: biểu tượng cầu mưa, ước mong phồn thực. Từ thuở xa xưa, nhân
dân ta sống chuyên về nghề trồng lúa nước\
Cho nên, dù trang trí ở đâu (trong cung đình, ngồi dân gian) và bất
cứ thời đại nào, hình ảnh con rồng vẫn ln đi kèm với mây trời và sông
nước. Rồng đã trở thành phúc thần của người làm ruộng và là bản mệnh
của người làm vua.
Cho đến nay, rồng vẫn được sử dụng trong kiến trúc tôn giáo theo
một số nét: mắt quỷ, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, miệng lang, cổ rắn,

19


vảy cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Và con rồng ln là hình ảnh
sâu đậm trong tâm hồn mỗi người Việt Nam
2.5. Chim phượng
Quan niệm của người Việt Nam cho rằng phượng xuất hiện báo hiệu
đất nước được thái bình. Chim phượng là lồi chim đẹp nhất trong 360
lồi chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại,
thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các lồi chim. Chim phượng cịn
tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.
ượng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng thường có mỏ
vẹt, thân chim, cổ rắn, đi cơng, móng chim cứng đứng trên hồ sen.

Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu
trời, lơng là cây cỏ, cánh là gió, đi là tinh tú, chân là đất, vì thế
phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Khi phượng ngậm lá đề hoặc ngậm
cành hoa đứng trên đài sen, nó biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức
là có khả năng giảng về đạo pháp, làm nhiệm vụ giống như các nữ thần
chim: nhảy múa, hát ca chào mừng Phật pháp.
Chim phượng được tơn vinh là vua của các lồi chim, được sinh ra từ
mặt trời và lửa. Chim trống gọi là phượng, biểu tượng cho phúc lộc,
chim mái gọi là hoàng, biểu tượng cho hồng hậu, xuất hiện bên cạnh
hình tượng rồng biểu tượng cho vua. Loài linh điểu này cũng là hiện
thân của nhiều loài vật khác: cổ rắn, mỏ gà, đuôi chẻ như đuôi cá, trán
của chim hạc, mào của vịt xiêm, thân có những dấu vằn của rồng và
phần đằng sau cuốn vịm như con rùa. Lơng chim phượng có 5 màu,
tiếng hót của phượng hồng như tiếng nhạc và có 5 biến điệu diệu kỳ.
Chim phượng cũng là biểu tượng của hiền đức
20


Trong kiến trúc đình miếu dân gian, hình ảnh phượng hoàng thường
gắn với nơi thờ các vị nữ thần.
Theo thần thoại, khi chim Phượng xuất hiện, đó là sự báo hiệu của
điềm tốt lành, xã hội thái bình, có thánh nhân, hiền triết, có vua hiền
sáng suốt. Vì vậy triều đình phong kiến đã sử dụng hình ảnh chim phượng làm biểu trưng cho vương quyền của mình.
Truyền thuyết kể nhiều chuyện về chim Phượng thường bay chở
những bậc thánh nhân, hiền triết, những người tu hành, những ẩn sĩ của
đạo Giáo lên chỗ thiên đình xa xơi, nơi ở của những ngời bất tử. Chim
Phượng còn là sứ giả của các tiên nữ trên trời. Các tiên nữ cưỡi chim Phượng bay xuống hạ giới tìm gặp những người hiền tài. Chính vì vậy,
trong nghệ thuật chạm khắc cổ, chim
Phượng thường xuất hiện cùng với hình ảnh tiên nữ, nhạc công,
thiên thần, mặt trời, mây

Chim Phượng không gắn nhiều với Phật giáo mà chỉ tượng trưng cho
điềm lành, mỗi khi xuất hiện thì báo hiệu đất nước thái bình, phồn thịnh,
vẻ đẹp của phụ nữ... Thường được chạm khắc trên cốn, thành bậc, đầu
dư, đầu đao...
2.6. Voi
Voi là phương tiện để thánh thần và vua chúa tuần du xẽmét nhân thế,
Trong Phật giáo, voi biểu trưng cho chân lý tuyệt đối, biểu tượng cho
phẩm hạnh của bồ tát, từ bi, cứu độ.
Voi đã trở thành người bạn thân thiết biểu tượng của sự giàu sang
sung túc, là bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc bản địa
Tây Nguyên, voi là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của các vị tù
21


trưởng xưa. Ở đây người ta quan niệm rằng con voi là động vật đứng
đầu trong các loài thú rừng. Từ trước đến nay chỉ có một lồi vật tượng
trưng cho quyền uy, sức mạnh vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi
bn làng hay mọi người, đó là lồi voi
2.7. Con cá
- Ở phương Đơng quan niệm con cá là con vật báo điềm lành.
- Người ta cũng cho rằng, nhiều giống cá sống lâu và điều này con
cá còn được gắn với biểu tượng của sự trường thọ.- Trong tiếng Hán, chữ “ngư” là cá với chữ “dư” là thừa thãi, có cách
phát âm là “Yu” rất giống nhau, cho nên con cá được xem như biểu
tượng của sự dư thừa, sung túc, giàu có.
- Từ thời đại Hùng Vương, con cá là nguồn thức ăn giàu đạm, có mặt
trong bữa ăn hàng ngày, được khảo cổ học minh xác qua những vết tích
xương cá ở nơi cư trú.
Hình ảnh cá được khắc vẽ trên đồ gốm Chu Đậu. Cũng vậy hình ảnh
con cá, con ốc đã được khắc vẽ, đúc tạc trên trống đồng, thố đồng, mi
đồng...

Hình ảnh con cá sau này đã thấm sâu vào sinh hoạt của nhân dân, có
mặt khắp nơi, cái mõ hình con cá ở điếm làng Vân Nội, con cá chép thờ
sơn son thếp vàng trong đền thờ Chử Đồng Tử ở xã Dạ Trạch (Hải
Hưng), ở hội làng Me (Hà Tây) người ta đã tế thần Tản Viên bằng cá
nướng.
Hình tượng cá chép hố rồng đã được thể hiện khá phong phú, sinh
động. Một con vật mang tính lưỡng nguyên, đuôi là cá mà đầu đã thành

22


rồng, trở thành gạch nối giữa cái thiêng và cái tục. Cá chép cịn có mặt
trong các bố cục với hoa sen, sóng nước...
2.8. Hổ
- Hổ là mãnh thú thuộc loại lớn nhất trong họ mèo Felidae và đứng
hàng thứ 3 trong Thập nhị địa chi. Hổ đứng vào hàng ngũ chúa sơn lâm
của các loại mãnh thú.
- Hình tượng hổ chứa đựng nhiều sự ẩn dụ. Với người phương Bắc,
hổ biểu tượng cho quyền uy. Hổ trắng là hình ảnh của đấng minh quân,
khác với biểu tượng của phương Nam là con voi trắng (bạch tượng).
Trong điện thờ của tín ngưỡng thờ Mẫu có khu vực riêng để thờ Ngũ
hổ (5 con hổ), cịn được gọi là ơng Năm Dinh. Hổ được quan niệm là
một mãnh lực siêu phàm có thể chống lại những thế lực ma quỷ. Ngũ hổ
trấn giữ ở 5 khu vực: Hoàng hổ trấn ở Trung khu (địa khu); Hắc hổ trấn
ở Bắc khu (thuỷ khu); Bạch hổ trấn ở Tây khu (kim khu); Xích hổ trấn ở
Nam khu (hoả khu); Thanh hổ trấn ở Đông khu (mộc khu)
Trong đạo Phật, con hổ biểu tượng cho sức mạnh của niềm tin, sự
chiến thắng mọi trở ngại trên con đường tu chứng. Cho nên chúng ta
thường thấy hình tượng Bồ Tát, Văn Thù cưỡi trên lưng hổ, sư tử. Hình
ảnh đó tượng trưng cho sự diệt trừ được tham, sân, si và ác nghiệp, tu

thành quả Phật.
2.9. Trâu
- Hình tượng trâu cũng xuất hiện từ thoì ngun thuỷ trong văn hố
Hồ Bình. Và hình tượng trâu còn thấy được ở kiến trúc Phật giáo là bắt
đầu từ thời Lý.

23


Con trâu rất có ý nghĩa trong nhà Phật, thể hiện qua bức tranh thập mục
chăn trâu. Tượng tròn (chùa Phật Tích), lan can đá ( chùa Bút Tháp)
2.10. Rùa
- Về mặt sinh học, rùa là lồi bị sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân
hình vững chắc.. Rùa khơng ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một
con vật thanh cao, thoát tục.
- Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt.
- Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt
nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai.
- Rùa có chiếc mai dạng mái vòm, là biểu tượng của bầu trời; bụng
rùa phẳng được biểu tượng cho mặt đất .
- Ở đình làng, hình tượng rùa có mặt trong các bố cục trang trí rùa hạc (hạc đứng trên lưng rùa) - biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu,
đồng thời còn thể hiện sự chịu đựng, nhẫn nhịn bền bỉ .
- Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt
Nam chứng tỏ rùa là lồi vật chuyển tải thơng tin và văn hóa
2.11. Ngựa
- Ngựa là con vật ăn cỏ, sống trên núi cao, uống nước ở suối, nên con
ngựa cịn mang hình ảnh về sự thanh khiết, sang quý, không vướng
những tục lụy của đời.
- Con ngựa mang biểu tượng của sự dũng mãnh, trung thành và tận
tụy.

- Biểu trưng cho lòng trung thành tuyệt đối, sự trung thực thẳng
thắn. Thần ngựa hướng vè ánh sáng, nên các đền thờ Mã Thần thường
được xây ở cửa ngõ phía Đơng ra vào kinh đơ (ở Hà Nội có đền Bạch
24


Mã trấn phía Đơng).
Thờ ngựa thể hiện mong muốn rút ngắn khoảng cách giữa người và thần
linh để những lời xin sẽ nhanh chóng đến với thần.
2.12. Con sư tử
- Sư tử được cho là có khả năng tuyệt vời bảo vệ các chốn linh thiêng
và vì vậy thường được chọn đứng gác ở cổng đền chùa. Người ta cũng
có thể bài trí những bức tượng sự tử đá to lớn ở hai bên cửa chính hoặc
dọc theo lối vào các dinh thự. Đơi khi cũng có thể gặp tượng sư tử đá
bảo vệ phần mộ của tổ tiên.
- Sư tử được cho là có khả năng hóa giải tà khí, xua đuổi những kẻ ác
ý.
2.13. Chim thần Garuda
- Garuda – Krud (tiếng Khmer) từ lâu đã hình tượng gắn chặt trong
đời sống tâm linh, tôn giáo của người Khmer.
- Theo thần thoại Ấn Độ, Garuda là loại chim thần nửa người, nửa
chim.Chim thần Garuda được coi là vua của mọi loài chim, là vật cưỡi
của thần Visnu – vị thần Bảo tồn (một trong ba vị thần tối cao của Bà La
Môn giáo). Theo thần thoại Ấn Độ, Garuda thù địch với Naga vì mẹ của
Garuda bị mẹ của rắn Naga bắt làm nô lệ và sỉ nhục nên Garuda ln tìm
cách giết rắn Naga để báo thù cho mẹ. Trong các tác phẩm điêu khắc
thường có hình Garuda đang nuốt rắn Naga, chân quắp chặt hoặc giẫm
lên rắn Naga với thái độ dữ dằn, mạnh mẽ.Đồng thời, là sự kết hợp hài
hịa với đời sống tơn giáo ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo du nhập từ
Ấn Độ. Rắn thần Naga thường xuất hiện gắn liền với chim thần Garuda.

Garuda là kẻ thù của rắn Naga. Garuda có đầu, mỏ, móng của chim đại
25


×