Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Tour du lịch Hà Nội – Làng mây tre đan Phú Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.83 KB, 23 trang )

BÀI THUYẾT MINH
MÔN: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Tour du lịch Hà Nội – Làng mây tre đan
Phú Vinh
Kính thưa q khách, trong buổi chiều hơm nay, đồn chúng ta sẽ đi
đến làng mây tre đan Phú Vinh. Chúng ta đang ở đường Láng, một con
đường được xem như dài nhất ở Hà Nội, được hình thành từ rất lâu,
trường tồn với ngàn năm văn hiến. Xe của chúng ta sẽ rẽ trái và xuống Hà
Đơng.
Kính thưa q khách, làng mây tre đan Phú Vinh trước đây thuộc xã
Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Nhưng cho đến thời điểm năm
2008 thì Hà Tây đã sát nhập vào Hà Nội, thủ đô thân yêu của đất nước
chúng tôi, tạo điều kiện cho Hà Nội trở thành một trong mười ba thủ đô
lớn nhất thế giới. Và con đường mà chúng ta đang đi, ngày nay đã quận
Hà Đông, trực thuộc Hà Nội. Xe của đòn chúng ta đang tiến đến đường
Quang Trung, một vị tướng tài của nghĩa quân Tây Sơn, ơng rất có cơng
lớn trong việc đánh thắng giặc Siêm và hai mươi vạn quân Thanh. Từ Hà
Nội, chỉ mất gần một tiếng là đồn chúng ta có thể đến làng thủ công
truyền thống, mây tre đan Phú Vinh, men theo quốc lộ 6A.
Kính thưa quí khách, Việt Nam chúng tôi là một đất nước nhiệt đới,
trồng được muôn vàn loại cây mà có thể làm nguyên liệu cho nghề thủ
cơng truyền thống, vì vậy Việt Nam có rất nhiều làng nghề thủ công. Hầu


như trên mọi nẻo đường của Tổ Quốc đều có những làng ngề với những
sản phẩm danh tiếng. Đặc biệt là các nghề gốm, chạm khắc đá, đúc đồng,
chạm khắc gỗ, kim hoàn, dệt vải và tơ lụa, dệt thổ cẩm, mây tre đan, khảm
trai, kim hoàn, dệt chiếu, làm nón…mỗi nghề có lịch sử phát triển lâu dài
và khá độc đáo. Chính vì thế tên làng và sản phẩm như một cặp song
hành. Nhắc đến làng là người ta biết luôn tới sản phẩm, và nhắc tới sản


phẩm là người ta biết ngay đến tên làng. Nơi tập trung làng nghề đông đặc
nhất là Nam Định và Hà Nam với trên 200 làng nghề…và đặc biệt là thủ
đô Hà Nội, nơi được mệnh danh là miền đất trăm nghề. Chính nơi đây là
nơi hội tụ và phát tán tinh hoa văn hoá dân tộc cũng như tinh hoa nghề.
Hà Nội đã hình thành nên những làng nghề, phố nghề thủ công truyền
thống lâu đời, sầm uất và cũng là nơi hội tụ những nghệ nhân tài hoa vào
bậc nhất trong cả nước. Trong hàng trăm nghề truyền thống của Hà Nội,
ta không thể không nhắc đến nghề mây tre đan. Và chúng ta đang đến rất
gần làng mây tre đan Phú Vinh, thuộc xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội.
Đất nước Việt Nam chúng tơi rất có tiềm năng để phát triển nghề mây tre
đan. Trên khắp chiều dài đất nước có rất nhiều nơi sản xuất hàng mây tre
đan như: mây tre đan ở Hồng Đơng, Duy Tiên, Hà Nam; mây tre đan ở
xã miền núi Hoàng Xã, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ; làng mây tre đan ở
xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang…Ở Việt Nam, các làng
nghề mây tre đan chiếm số lượng khá lớn 322/1451 nghề thủ cơng truyền
thống. Trong đó, làng mây tre đan có thể là tiêu biểu và đặc sắc nhất.
Đồn chúng ta đã rời trung tâm Hà Nội 45 phút, và chúng ta đang ở
địa bàn xã Phú Nghĩa. Gần như cả xã biết làm nghề mây tre đan. Để đến
được làng Phú Vinh, trước hết chúng ta haỹ quan sát làng Phú Hữu, tuy
không được xem như cái nôi của nghề mây tre đan, nhưng vừa đến đầu xã


chúng ta đã bắt gặp khơng khí nhộn nhịp của các công đoạn làm ra sản
phẩm mây tre đan. Trước đây, cả xã có hợp tác xã chuyên sản xuất hàng
mây tre đan, mọi người dân tập trung ở đây làm ra sản phẩm. Nhưng ngày
nay, với cơ chế thị trường mở rộng, thì đã có sự phân cơng rõ rang, từng
hộ gia đình sẽ làm từng cơng đoạn để tạo ra sản phẩm. Hàng mây tre đan
chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, nhận đơn đặt hàng từ các nước ở Châu
Âu, Mỹ, một vài nước Châu Á, sau khi nhận được hợp đồng thì các chủ
xưởng sản xuất, đồng thời là những nghệ nhân và nhà kinh doanh, họ sẽ

làm cơng tác tài chính với từng hộ dân, giao tiền để họ mua nguyên vật
liệu, sản xuất tại nhà theo đơn đặt hàng, mẫu mã do nhà cung ứng đưa
cho. Sau thời hạn mà chủ thu mua sẽ đến từng hộ gia đình để lấy sản
phẩm, đóng hộp và mang đi xuất khẩu. Hiện nay trên địa bàn xã Phú
Nghĩa đã hình thành 16 doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất và kinh doanh các
mặt hàng mây tre đan xuất khẩu, trong đó co 9 doanh nghiệp kinh doanh
tập trung tại khu công nhiệp Phú Nghĩa đã được qui hoạch. Số còn lại là
những doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất nhỏ nằm trong các hộ dân. Các câu
lạc bộ Phú Vinh cũng đã được thành lập năm 2007, tập hợp được 19 nghệ
nhân, trong đó người nhiều tuổi nhất 85 tuổi và trẻ nhất là 25 tuổi. Câu lạc
bộ này vơi mục đích chính là tập hợp những nghệ nhân, thợ giỏi đoàn kết
sát cánh, cùng phát huy những tài năng, tài nghệ của mình để giữ gìn, bảo
vệ nghề truyền thống, sang tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, nhiều tác phẩm mới,
đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới trong hội nhập hiện nay.
Xe của đoàn chúng ta đã dừng lại rồi ạ, mời quí khách xuống xe ạ!
Q vị hãy nhìn sang phía bên tay trái của mình, đây chính là khơng gian
chợ của xã Phú Nghĩa, nơi được xem như đầu mối buôn bán tất cả các sản
phẩm của người dân. Chân chất, mộc mạc, giản dị như nghề thủ công


truyền thống mà họ làm ra vây, con người ở đây vơ cùng hiền lành, chịu
thương chịu khó. Nghề chính của họ là làm nông nghiệp, một nắng hai
sương, tần tảo nhưng họ là những con người vô cùng thân thiện và dễ
mến. Mỗi ngày có hai phiên chợ, sang và xế chiều. Những lúc họp chợ,
mọi cảnh sinh hoạt có vẻ nhộn nhịp hơn, tấp nập hơn. Tại đây, bạn sẽ cảm
thấy rất ngạc nhiên về những mặt hàng vô cùng đa dạng, phong phú,
nhưng không hề xuất hiện hàng thủ cơng truyền thống mây tre đan, vì nhà
nhà làm, người người làm nên họ không cần đem ra trao đổi mua bán mà
cũng có sản phẩm để dung. Đôi lúc bạn sẽ gặp những quán hang rong ăn
vặt như: bánh khoai, chè…phổ biến ở trung tâm Hà Nội.

Thưa q khách, trước mặt q khách là thơn Phú Vinh, làng mây
tre đan nổi tiếng của Việt Nam. Thôn Phú Vinh thuộc xã Phú Nghĩa,
Chương Mỹ, Hà Nội. Làng mây tre đan Phú Vinh đã có từ rất lâu đời. Các
cụ trong làng kể rằng nghề mây tre đan Phú Vinh có từ rất lâu đời, khoảng
từ thế kỉ XVII. Nhiều tài liệu cho rằng ông tổ nghề là ông Nguyễn Văn
Xơi, nhưng lại có ý kiến trái ngược cho rằng, vì nghề mây tre đan được
hình thành từ quá lâu, trải qua thời gian và chiến tranh mà không cịn tài
liệu ghi lại ơng tổ nghề là ai? Do vậy đến nay trong làng khơng có nơi nào
thờ cụ tổ nghề. Thơn Phú Vinh gồm có bốn xóm: xóm Thượng, xóm Hạ,
xóm Đầm Bung và xóm Gị Đậu. Là làng mây tre đan nổi tiếng với những
sản phẩm kiểu dáng phong phú. Ở Phú Vinh, gia đình nào cũng có người
làm hàng mây tre. Nghề mây tre đã giải quyết được việc làm cho dân lúc
nông nhàn, việc làm cho phụ nữ, trẻ em và người tàn tật. Vì vậy cuộc
sống của người dân Phú Vinh tương đối khá giả. Nhờ vậy cuộc sống của
người dân Phú Vinh tương đối khá giả. Hàng mây tre đan của Phú Vinh có
tới hàng trăm mẫu mã, có loại địi hỏi kỹ thuật rất cao như tranh chân


dung,

phong

cảnh,

hồnh

phi,

câu


đối,

chim

thú....

Có loại cần sự khéo tay và cũng rất cơng phu như lẵng hoa quả, khay đĩa,
làn, cặp, mũ, chao đèn... với nhiều kiểu dáng phong phú. Có loại thuộc
nhóm sản phẩm gia dụng, kích thước lớn... Các mặt hàng mây tre đan của
Phú Vinh đang cung cấp cho nhiều nước trên thế giới. Đến Phú Vinh, quí
vị chỉ thăm một làng nghề truyền thống đã nổi tiếng mà còn là dịp vãn
cảnh một làng quê của nông thôn Việt Nam ở vùng Đồng bằng châu thổ
sông Hồng.
Bây giờ xin mời quí vị rẽ trái, chúng ta sẽ đi thăm đình lang Phú
Vinh, nơi được xem như thờ cái nơi của nghề mây tre đan. Trước mắt quí
vị là một sân bóng, tương truyền xưa kia đình làng rộng, chiếm hết phần
diện tích của tồn sân bóng, nhưng thời gian nó đã bị phá huỷ và đã bị thu
hẹp lại diện tích. Vì vậy ngày nay chúng ta chỉ được chiêm ngưỡng một
kiến trúc đình tuy nhỏ bé nhưng đầy giá trị lịch sử. Nơi đây, người dân kể
lại rằng, ông tổ nghề mây tre đan đã cắm chiếc đinh đầu tiên vào chiếc cột
ở đình làng để tuyên bố về tính độc tơn của nghề mây tre đan, mà chỉ Phú
Vinh mới làm được và tuyên bố cho cả làng bíêt tính bí kíp gia truyền của
nghề đan Phú Vinh, và cấm người dân trong làng không được truyền bá
cách làm hàng mây tre đan ra khỏi thơn xóm. Nếu phá vỡ lời thề đó thì sẽ
bị quả báo. Quả thật, sáng tạo ra nghề và giữ được ngọn lửa nghề ấy thì
khơng hề đơn giản. Ngơi đình này đến ngày nay khơng cịn một tư liệu
chính xác về năm xây dựng, chỉ biết khi nghề mây tre đan ra đời thì thì
này mới xuất hiện. Nhắc đến làng mây tre đan Phú Vinh, chúng ta không
thể không nhắc đến câu ca dao:
Phú Vinh có giếng Bồ Đề

Có chùa Cổ Ngỗng, có nghề mây tre


Vâng, thưa quí vị, những địa danh trong câu ca dao trên còn nguyên
vẹn, chưa bao giờ mất đi dù là ở dạng vật chất hay trong đời sống tinh
thần của người dân Phú Vinh. Khi được tiếp xúc với người dân thì khơng
ai khơng thuộc câu ca dao đã đi vào trong tiềm thức của họ. Hiện xã Phú
Nghĩa có 7/7 làng nghề được UBND tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà
Nội) cơng nhận làng nghề, trong đó làng nghề Phú Vinh được công nhận
làng nghề truyền thống vào năm 2002. Theo thống kê của UBND Xã, hiện
có khoảng 7.800 nhân khẩu sinh sống bằng nghề này, chiếm 90% số hộ
trong toàn xã. Sản phẩm làng nghề Phú Vinh có đến 500 chủng loại mẫu
mã, hàng hố về mây tre đan, ngày ngày sản phẩm được xuất khẩu ra
nhiều nước. Người dân Phú Vinh tự hào rằng, hàng hố của họ đã có mặt
ở các châu lục trong hội nhập kinh tế thế giới. Đời sống nhân dân nơi đây
ngày một khấm khá, số hộ có kinh tế khá, giầu đạt tới 45%, hộ trung bình,
ổn định chiếm hơn 41%, chỉ cịn 14% hộ nghèo và khơng có hộ đói.
Và bây giờ để hiểu rõ về qui trình làm làm ra một sản phẩm mây tre đan,
xin mời q khách cùng tơi đến xưởng chế tạo sản phẩm của ơng Nguyễn
Văn Tĩnh tại xóm Đậu, thơn Phú Vinh. Trước khi vào nhà ông Tĩnh, tôi
xin kể một chút sơ qua về giai thoại của xóm Gị Đậu cũng như làng mây
tre đan Phú Vinh. Người xưa truyền miệng rằng, tại thôn Phú Vinh, xã
Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà
Nội), có một địa danh gọi là bãi Cị Đậu, vì nơi đây có rất nhiều cị tụ tập,
sinh sơi nảy nở thành đàn. Vì thế, người ta gọi ln là làng Cị Đậu, nay
gọi chệch thành làng Gị Đậu. Lơng những chú cị rụng trắng xố một
vùng, có người đem nhặt về tết thành mũ, nón xinh xắn. Ban đầu người
nhà dùng, thấy vừa bền, lại đẹp, họ đem làm quà, tặng người thân, dần
dần sản phẩm mũ lơng cị được nhiều người ưa chuộng, tìm mua… Từ đó,



mũ lơng cị trở thành hàng hố, mang lại giá trị kinh tế và được người
làng Gò Đậu phát triển nhân rộng nghề đan mũ lơng cị. Lâu dần, lơng cị
cũng có hạn, người đan mũ lại quay sang tìm thêm cỏ lau, cỏ lác, mọc
ngoài đồng hoang để thay thế. Và rồi, cỏ lau cũng có hạn, con người lại
phải vào rừng tìm ngun liệu mây, tre, có nhiều tính năng ưu việt hơn để
đan thành nhiều mặt hàng sản phẩm phong phú. Cũng như bây giờ, ngoài
mây tre, người ta đã tìm tịi sáng tạo phát triển thêm cả nguyên liệu giang,
nứa, bèo bồng, sắt, thép, gốm sứ…để đan, dệt thành sản phẩm ngày một
hoàn thiện, sắc nét hơn. Và từ đó, thơn Phú Vinh đã hình thành làng nghề
mây tre đan nổi tiếng, sau lan dần ra cả xã Phú Nghĩa. Có những sản
phẩm mây đan được làm từ làng nghề Phú Vinh, nay vẫn đang được người
đời lưu giữ như một tác phẩm nghệ thuật cổ quý hiếm. Hiện, tại Bảo tàng
cung đình Huế đang được lưu giữ một tác phẩm thư pháp chữ Hán đan
bằng mây của các cố nghệ nhân thôn Phú Vinh vào năm 1712. Hay một số
nhà chức vị giàu có ở Cộng hoà Chi Nê và một số nơi khác, vẫn đang cất
giữ những bức hoành phi câu đối được đan dệt bằng mây từ những năm
1840. Theo tài liệu nghiên cứu của Câu lạc bộ nghệ nhân Phú Vinh cho
biết: vào thời vua Thành Thái, làng nghề truyền thống Phú Vinh có 9 cụ
nghệ nhân trong làng đã được nhà vua phong sắc.
Gia đình ơng Nguyễn Văn Tĩnh là một gia đình truyền thống về
nghề sản xuất hàng mây tre đan. Đã là thợ làng nghề Phú Vinh, không ai
là không biết đến tên tuổi của cố nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu (1905 –
1983). Cụ là người làng Phú Vinh, có đơi bàn tay khéo léo đến lạ kỳ. Cụ
là nghệ nhân thành công đầu tiên đan ảnh chân dung Bác Hồ bằng chất
liệu dây mây truyền thống. Con trai của Cụ là anh Nguyễn Văn Tĩnh cũng
đang tiếp nối nghề truyền thống cha ông, vẫn hàng ngày lưu giữ những


tinh nghệ, trải nghiệm tỷ mỷ của cha mình như một báu vật. Khi cịn sống,

cụ Khiếu vẫn từng nói: “ Nghề đan mây - một nghề cho ra nghề quả là
khó.” Theo Cụ, nghề mây cũng như bao nghề thủ công mỹ nghệ khác, chỉ
được gọi là thành công khi nào làm được ra những sản phẩm mỹ nghệ có
hồn. Khi ta đang cầm sợi mấy đan, ta chợt thấy chim vỗ cánh bay, càng
ngắm càng thấy chim bay cao dần. Tết hoa cũng vậy, làm sao để người
ngắm mà thấy hoa nở tươi hơn, duyên dáng hơn. Dùng sợi mây, nan tre,
để làm được việc đó đã khó, nhưng cịn khó hơn nhiều, khi dùng nó để tả
phong cách, dáng điệu một chân dung con người. Nếu như các hoạ sỹ vẽ
tranh được dùng tới 7 màu cơ bản để thể hiện tác phẩm thì với nghệ nhân
đan mây chỉ có thể dùng 2 màu đen, trắng. Màu đen là màu của cật giang
được nhuộm từ nước quả bàng, còn màu trắng là màu trắng ngà tự nhiên
của dây mây. Với 2 màu ấy, nghệ nhân phải nghiên cứu, tính tốn, đan
làm sao cho tốt lên cái hồn của tác phẩm. Tả phong cảnh có thể chấp
nhận, nếu có sai sót kỹ thuật, cịn tả chân dung một con người phải làm
sao vừa đẹp vừa giống, là điều cực khó. Nếu đẹp mà khơng giống thì cũng
bỏ đi, nếu giống mà lại khơng đẹp thì cũng vơ ích. Nối tiếp truyền thống,
con ông Nguyễn Văn Tĩnh là anh Nguyễn Văn Quang cũng đã trở thành
một nghệ nhân thành thạo, đạt được rất nhiều bằng khen của nhà nước và
thành phố tuy tuổi đời cịn rất trẻ.
Q khách đã nhìn thấy cổng chào của xóm Gị Đậu chưa ạ? Vâng,
khi chúng ta đi hết đoạn đường bê tông này và rẽ trái thì chúng ta sẽ đến
nhà ơng Tĩnh ạ! Q vị có thể nhìn thấy người dân thơn Phú Vinh, không
chỉ đan lát giỏi mà họ làm nghề nơng cũng khơng thiếu sự chun sâu.
Q vị có thể quan sát, đó chính là những bó mạ xanh non, để đảm bảo
cho mạ phát triển bình thường và khơng bị chết rét trong mùa đông, người


nồn dân đã làm hệ thống mái che cho mạ. Thưa q khách, chúng ta đang
đứng trước nhà ơng Tĩnh, q vị có thể quan sát, rất nhiều nhân cơng đang
làm việc hết sức say sưa. Để làm ra sản phẩm mây tre đan, khơng hề đơn

giản chút nào, đó là cả một quá trình làm việc sâu chuỗi, các công đoạn
lien kết với nhau. Thông thường để làm ra một sản phẩm thì phải trải qua
12 bước.
Bước 1: Chọn nguyên liệu:
Cũng có rất nhiều loại nguyên liệu như: mây, song, giang, tre. Bước
này là bước khá quan trọng, quyết định đến chất lượng của sản phẩm.
Trước kia, cây mây, song có thể là nguyên liệu tại chỗ mà người dân Phú
Vinh có thể tìm kiếm tại nơi mình ở. Nhưng ngày nay, nguyên liệu đã trở
lên khan hiếm. Thông thường thì người dân phải mua mây được chuyển
từ Hồ Bình, Thanh Hố, có khi cả miền Trung Bộ, mây thì họ thường
mua theo cân, khoảng 8 -> 11.000 VNĐ/ 1kg, tuỳ theo chất lượng mà giá
đắt hay rẻ. Còn cây song thì trước đây họ thường nhập ở vùng Tây
Nguyên, nhưng ngày nay, vì khai thác quá nhiều mà khơng cịn đủ để
cung ứng nữa mà phải nhập từ Lào và Campuchia. Song thì họ khơng mua
theo cân mà mua theo mét, thường thì 11.000VNĐ/1mét. Tre thì mua theo
cây, khoảng từ 25 – 35000VNĐ/1cây. Trong quá trình chọn, ta phải chọn
cây mây, song, tre sao cho phù hợp với sản phẩm định làm, sao cho không
quá non, không quá già mà phải chọn cây bánh tẻ thì khơng bị gãy, bị
khúc phù hợp với sản phẩm cần làm.
Bước 2: Pha chế nguyên liệu
Sau khi chọn nguyên liệu thì ta pha chế ngun liệu,ta cũng dựa
vào hình dáng kích thước từng sản phẩm mà pha chế cây mây kích thích
cho phù hợp, có thể pha mây ( chẻ mây) thành 3, 4, sợi hay 7, 8 sợi. Để


đạt được độ chuẩn của sợi mây, đòi hỏi kĩ thuật chẻ khá công phu, các loại
nan phải được chẻ đều tay.
Bước 3: Sấy nguyên liệu trong lưu huỳnh
Sau khi pha mây, ta đem sấy trong lưu huỳnh khoảng 9 đến 10
tiếng, sau đó đem phơi nắng. Lị sấy lưu hùnh có thể chỉ là một qng đất

rộng có khơng gian, đố lưu hùynh, ngấm và các nguyên liệu. Với những
người không tiếp xúc nhiều với lưu huỳnh, khi gửi thấy mùi này ta sẽ thấy
rất khó chịu, nên khuyến cáo quí vị cẩn trọng khi tiếp xúc. Việc phơi
nguyên liệu cũng là một kĩ thuật, không phải ai cũng làm được mà nó cả
là một q trình quen mắt, quen tay, hiểu được tính chất của sợi mây. Kỹ
thuật Sưsấy cũng rất quan trọng, sấy mà nhiều khói quá, mây bsẽ bị đỏ,
mà ít khói q, mây cũng bị đỏ, phải làm sao vừa đủ độ thì mây mới đẹp.
Khi phơi, nếu sợi mây gặp mưa thì sợi mây mất vẻ đẹp, mà nắng gắt thì
sợi mây mất vẻ tươi. Sợi mây khi chưa khơ tới thì nước da bi úa, mà khơ
q thì nước da mất vẻ óng mềm. Nhiều sản phẩm yêu cầu phải nhuộm
màu, thì người làm sản phẩm phải nấu hoá chất, cho sợi mây vào luộc.
Hoá chất thường mua màu ở chợ. Tuỳ theo đơn đặt hàng mà nhuộm sợi
mây.
Bước 4: Sửa mây
Sau khi mây đã khô, ta sửa mây ( kéo mây, cạo mây), sửa mây cho
mây bóng và đẹp hơn. Có hai cách sửa mây, sửa bằng tay ( thư cơng) thì
sợi mây đẹp hơn, cịn sửa bằng máy thì sợi vẫn ráp và khơng có độ mềm.
Bước 5: Thiết kế sản phẩm


Đây là công đoạn thể hiện ý tưởng của nhà thiêt kế, của các nghệ
nhân muốn “đứa con” sản phẩm của mình là gì, to hay nhỏ, màu sắc và
cách thức làm…

Bước 6: Làm các chi tiết của sản phẩm
Đây là công đoạn yêu cầu thể hiện kĩ thuật đan của các nghệ nhân.
Tuỳ theo kiểu dáng, kích thước sản phẩm mà ta sử dụng lối đan cho phù
hợp. Về các lối đan thì có: đan nong mốt, đan nong đôi, nong ba, nong
bốn…kiểu đan sâu xiên…
Bước 7: Tạo các vành cốt, hình dáng

Sau khi sản phẩm đan được một phần, nếu sản phẩm quá cỡ và yêu
cầu mẫu mã đẹp thì phải chèn thêm một khn cho sản phẩm mà người ta
gọi là dưỡng. Để tạo hoa văn trang trí, người ta vẽ các hình hoa văn, cắt
ra, dán lên sản phẩm bằng lớp keo.
Bước 8: Lắp ráp các chi tiết
Thông thường sản phẩm là tập hợp các chi tiết, co khi một người
chỉ chuyên làm một chi tiết, ví dụ làm một chiếc ủ ấm thì có người chuyên
đan thân ấm, người chuyêh đan vành ấm, nắp ấm…
Bước 9: Đánh bóng, xơ tước
Đây là giai đoạn làm cho sản phẩm đẹp hơn. Tất cả sự tua rua thì bị
cắt đi. Tuỳ thuộc vào từng nơi sản xuất mà họ dung phun ga để xơ tước,
có thể dung kéo cắt bằng tay.
Bước 10: Nhúng keo


Tuỳ theo sản phẩm mà có thể trải qua hoặc không trải qua giai đoạn
này.
Bước 11: Quăng dầu
Đây là giai đoạn, người ta sẽ quét sơn lên sản phẩm. Sơn do nhà
sản xuất mua ở các cửa hiệu, chỉ đơn thuần thơi. Qt sơn địi hỏi phải
đều tay, để sản phẩm đẹp đều. Quét bằng chổi nhựa. Vì là chuyên nghiệp,
nên q khách có thể nhìn thấy thao tác của họ rất nhanh và tinh xảo.
Bước 12: Bảo quản
Người ta cho vào lị hun khói để đảm bảo cho sản phẩm không bị
mốc khi đem ra thị trường và sử dụng.
Không phải sản phẩm nào cũng phải trải qua 12 bước trên mà phải
tuỳ thuộc vào sản phẩm. Nhưng dù là sản phẩm nào cũng phải trải qua
từng bước thứ tự như trên.
Gia đình nhà ơng Tĩnh nổi tiếng với chiếc bình kỉ lục nhất, đan dựa
trên khn có sẵn. Q vị có thể quan sát thấy, chiếc bình mang đầy giá trị

nhân văn, thân mình có đan ba hình ảnh có giá trị văn hiến lâu đời của Hà
Nội: chùa Một Cột, khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn và hình con rồng bay
lên để hướng tới đại lễ ngàn năm Thăng Long – Đơng Đơ – Hà Nội. Đó là
tác phẩm của con Ông Nguyễn Văn Tĩnh, anh Nguỹên Văn Quang. Cơng
trình này do anh thiết kế, cả gia đình khởi cơng đan từ ngày 10/10/2007
(đúng vào ngày anh rời quân ngũ). Mất 1000 ngày để hoàn thành tác
phẩm. Tác phẩm đối với anh và gia đình anh là vơ giá dâng tặng cho đại lễ
nghìn năm của Hà Nội.
Sau khi q vị xem xong các cơng đoạn làm ra một sản phẩm, quí vị
cảm thấy thế nào a? Có khó khơng ạ? Vâng, để hiểu rõ hơn về làng mây


tre đan Phú Vinh, mời q vị đi theo tơi, đến thăm nghệ nhân Nguyễn Văn
Hạnh, thuộc xóm Hạ, thơn Phú Vinh. Nói đến mây tre đan, chắc hẳn trong
chúng ta, ai cũng nghĩ đơn thuần nguyên vật liệu chỉ là mây, tre, song,
giang…nhưng đã có một sự độc đáo vơ cùng mới mẻ. Đó là sự kết hợp
của các làng nghề với nhau, vừa thể hiện sự sáng tạo của các nghệ nhân,
vừa thể hiện sự đoàn kết của các làng nghề, truyền thống của dân tộc Việt
Nam. Theo như thống kê và nhận xét của ông Nguyễn Văn Hạnh thì sản
phẩm nghề mây tre đan rất đa dạng và phong phú, có thể chia làm ba loại:
- Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ xuất khẩu, chiếm 88,18%
tổng giá trị sản phẩm.
- Sản phẩm mỹ nghệ được tiêu dùng bởi những người sành chơi,
những người thuộc tầng lớp thượng lưu và những người có thu nhập cao
trong nước chiếm 8,20% tổng giá trị sản phẩm.
- Sản phẩm dân dụng được tiêu dùng phổ biến trong nước chiếm
3,62% tổng giá trị sản phẩm.
Tính chất đa dạng của sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ mây
tre đan tạo nên sự phong phú về các loại nguyên liệu đầu vào. Những
nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn về khối lượng vật chất và chi phí sản

xuất là: giang, nứa, tre, mây, song chiếm khoảng trên 80% tổng giá trị
nguyên liệu đầu vào. Các nguyên liệu khác tuy chỉ chiếm khoảng 5% tổng
giá trị nguyên liệu đầu vào nhưng không thể thiếu cho một sản phẩm trọn
vẹn (sơn, các chất bảo quản). Bên cạnh đó, sản phẩm của làng nghề đơi
khi cịn sử dụng một số ngun liệu khác như sắt, thép để sản xuất các
loại bàn nghế, các loại đồ sứ chiếm khoảng 15% tổng giá trị nguyên liệu
đầu vào. Và gia đình ơng Hân là một điển hình cho việc kết hợp giữa mây
tre đan và gốm. Từ suy nghĩ thấy rằng chỉ đơn thuần sản phẩm là mây tre


đan thì q đơn điệu nên ơng đã quyết định kết hợp hai làng nghề thủ
cơng với nhau, đó là làng gốm Bát Tràng và làng mây tre đan. Gia đình
ơng đã nhận được rất nhiều bằng khen của nhà nước phong tặng. Vợ ông
là bà Nguyễn Thị Hân cũng nhận được khơng ít giải thưởng. Sản phẩm
của gia đình ông là sự kết hợp giữa gốm và mây, song. Khi thiết kế ra sản
phẩm thì ơng sẽ mang hình vẽ cho nghệ nhân ở làng gốm Bát Tràng làm
mẫu, làm ra cái cốt cho sản phẩm. Gốm Bát Tràng làm ra hình sản phẩm
và tráng men, chỗ nào khơng tráng men thì sẽ đan mây, song vào để tạo
được sự kết dính. Các cơng đọng cịn lại làm như thong thường. Ông được
rất nhiều giải thưởng với sự thiết kế sáng tạo cùng kiểu mẫu mới như: các
bình hoa, chai lọ, …Ông được các giải thưởng như: Cúp bạc giải nhì về
sản phẩm thủ cơng Việt Nam 2005, cúp vàng giải thưởng sáng tạo kiểu
dáng sản phẩm 2006, giải thưởng bàn tay vàng, huy chương vàng 1986 thi
sản phẩm thủ công mĩ nghệ Việt Nam, giải thưởng Festival Huế 2004…
Q vị có thể tự do chụp ảnh …
Và bây giờ chúng ta se đi thăm nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Trung,
được xem như là người giữ và truyền ngọn lửa cho làng nghề mây tre đan
Phú Vinh. Nhà ông ở xóm Thượng, thơn Phú Vinh. Ơng Nguyễn Văn
Trung tơt nghiệp trường Đại Hoc Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Mặc dù
sức khoẻ yếu và bị mất một chân do tai nạn bất ngờ từ năm 16 tuổi, ông

Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1953 tại làng Phú Vinh, Xã Phú Nghĩa,
huyện Chương Mỹ, Hà Tây vẫn trở thành một trong những nghệ nhân làm
nghề mây tre đan nổi tiếng nhất cả nước. Không chỉ trực tiếp làm các sản
phẩm như những người thợ thủ cơng khác, ơng Vinh cịn tích cực mày
mị, nghiên cứu để cải tiến kỹ thuật, tìm những nguyên liệu mới thay thế
nguyên liệu chính là mây đang ngày càng khó khai thác và đắt đỏ, đồng


thời sáng tác nhiều mẫu mã mới phong phú, đa dạng và tiện dụng, được
khách hàng nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Vừa làm nghề, ông Trung
vừa theo học Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội (nay là Đại học Mỹ
thuật công nghiệp Hà Nội). Vốn tâm huyết với nghề, lại được đào tạo bài
bản, ông đã tập hợp và biên soạn giáo trình dạy nghề mây tre đan cơ bản,
một việc trước đây chưa từng ai làm. Giáo trình nhanh chóng được phổ
biến rộng rãi và trở thành tài liệu quí giá trong việc phát triển nghề mây
tre đan đến nhiều địa phương trong cả nước. Năm 1980, ơng được Trung
ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng danh hiệu Tuổi trẻ sáng tạo và
được công nhận là một trong hai nghệ nhân đầu tiên của miền Bắc. Ông
Nguyễn Văn Trung cùng những người thợ giỏi của làng nghề Phú Vinh đã
tích cực truyền nghề mây tre đan đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong
đó nhiều người khuyết tật đã được học nghề, thành nghề và ổn định được
cuộc sống. Đài Truyền hình Việt Nam (Chương trình VTV2) cũng mời
nghệ nhân Nguyễn Văn Trung dạy nghề mây tre đan cơ bản và nâng cao
qua truyền hình. Cảm phục tài năng của ông, Đại sứ quán các nước Cu
Ba, Lào đã mời ông Trung sang dạy nghề cho nhân dân nước mình. Bên
cạnh đó, ơng cịn mở tổ hợp sản xuất hàng mây tre đan ngay tại làng nghề
Phú Vinh. Do hàng của tổ hợp thuộc loại cao cấp, mẫu mã ln đổi mới
nên có sức tiêu thụ lớn, được xuất khẩu sang hàng chục quốc gia trên thế
giới, hàng làm không đủ đáp ứng nhu cầu của người mua. Năm 2004,
doanh thu của tổ hợp là 1,2 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 120 người với

thu nhập từ 600 nghìn đến 1,2 triệu đồng/người/tháng. Nhằm mở rộng qui
mô sản xuất, ông Trung đã thành lập Công ty Mỹ nghệ Hoa Sơn. Cuối
năm 2005, công ty sẽ đi vào hoạt động, chuyên làm các mặt hàng cao cấp
và sẽ giải quyết được việc làm cho hàng trăm lao động. Nói đến truyền
nghề ra nước ngồi, năm 1982, Bộ Ngoại giao Cu Ba cũng đã từng đề


nghị Chính phủ Việt Nam cho phép nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, người
làng Phú Vinh sang trực tiếp giúp đỡ nhân dân Cu Ba học nghề mây tre
đan của Việt Nam. Trong 4 năm nhận nhiệm vụ (1982 – 1987), ông Trung
đã xây dựng và đào tạo được một xưởng nghề cho nước Bạn, giải quyết
việc làm cho 300 công nhân.
Thông tin từ các bạn Cu Ba cho ông hay, xưởng nghề do ông tạo
dựng, nay đã đã phát triển thêm 3.000 lao động. Cái khóm tre ơng trồng
trên nước bạn, từ ngày ấy, nay đã phát triển rộng thêm đường kính chu vi
3m. Người dân Cu Ba bây giờ gọi xưởng nghề đó là xưởng nghề Trung
Cu Ba. Và bây giờ người làng nghề Phú Vinh cũng gọi ông là nghệ nhân
Trung Cu Ba. Cái tên Trung Cu Ba như một món quà nặng nghĩa của
người dân Cu Ba dành tặng riêng cho ơng vậy. Và có lẽ nhiều nhiều năm
nữa, người dân Cu Ba cũng sẽ lục tìm ông tổ làng nghề đan mỹ nghệ của
họ là ai. Có phải là của một nghệ nhân người làng nghề truyền thống Phú
Vinh, Việt Nam?
Tính ra thâm niên nghề của nghệ nhân Trung đã có 50 năm, ơng nối
nghiệp cha từ năm lên 10, hiện ông là nghệ nhân xuất sắc về đan mây
chân dung các vị lãnh tụ nổi tiếng thế giới. Chân dung Bác Hồ kính yêu
cũng được ông thể hiện qua hàng trăm tác phẩm nghệ thuật các loại. Một
điều đặc biệt là, ông không bao giờ bán ảnh Bác Hồ. Ơng chỉ sáng tác cho
riêng mình, hoặc để tặng, hoặc là tham gia triển lãm, hội chợ…
Được cơng tác tại nước ngồi một vài năm, lại là người may mắn đi
thăm nhiều nước trên thế giới như: Liên Xô, Angola, Mỹ, Đức, Pháp, Bỉ,

Trung Quốc,…trong các chuyến cơng tác, ơng giữ vai trị là chun gia
giới thiệu nghề mây tre đan ở Việt Nam. Hơn ai hết ông thấm hiểu sự thua
thiệt của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thương trường


Quốc tế. Lối làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát tại các làng nghề, cộng
thêm sự quy hoạch thiếu tầm vĩ mô, các hợp đồng kinh tế lớn thiếu quy
mơ tổ chức, điều hành và bảo lãnh từ phía Nhà nước, sản phẩm mỹ nghệ
của các làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghề mây tre đan Phú Vinh
nói riêng, mặc dù chất lượng tốt, mẫu mẽ đẹp, khách nước ngồi đặc biệt
ưa chuộng, nhưng vì khơng xây dựng được thương hiệu Quốc tế, nên rất
khó cạnh tranh tại các châu lục. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam,
muốn ký kết được hợp đồng, phải “lóp ngóp, trật trầy” tìm kiếm, thuyết
phục đối tác. Sản phẩm của làng nghề Việt Nam khơng có nguồn ra là vậy.
Ơng Trung kể rằng, năm 2006, ông đã từng thổi sáo tại các phố phường
nước Bỉ, và ngồi đánh đàn bầu ở chân cầu Béc lin (Thủ đô nước Đức), để
bán hàng rong mây tre đan do doanh nghiệp ông sản xuất. Ông nhớ là đã
đánh cả một contenner 70 khối với 40 mặt hàng mây tre đan các loại,
bằng phương pháp thổi sáo và đánh đàn bầu, ông đã bán sạch hết số hàng
đó. Ơng cảm nhận rằng, khách nước ngồi tỏ ra ưa thích mặt hàng của
mình, chỉ khổ nỗi, hàng Madein Việt Nam chưa dành được thương hiệu
Quốc tế, nên phải “bán rong ” cực lắm! Nhà ông Trung cịn là nơi dạy
nghề cho các con em trong thơn và có những nội qui riêng cho lớp học.
Sản phẩm ở nhà ông rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng rất tinh tế. Ông sắp
cho ra đời nhà trưng bày, đó là một ý tưởng lớn ơng sắp thực hiện xong.
Con trai ông, anh Nguyễn Văn Sơn cũng nối nghiệp cha với rất nhiều tác
phẩm như tựơng chân dung picastal, lục bình lớn…Ngay bên cạnh nhà
ơng Chung là chùa Cổ Ngỗng mà tôi đã đề cầp đến trong câu ca dao trên.
Theo ơng Trung thì chùa được xây dựng sau khi có nghề mây tre đan thì
chùa mới được khởi cơng xây dựng để cầu mong cho mưa thuận gió hoà,

nghề nghiệp phát triển. Hàng tháng cứ vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch thì


người dân thường đến đây thắp hương và mong cầu điều tơt đẹp. Trong
chùa có bức tượng rất đẹp đại diện cho đức phật từ bi.
Quí khách sau khi thăm chùa, chúng ta cùng đi thẳng một chút và rẽ
tay phải. Đây là nhà ông Đô, một trong những nhà sản xuất hàng tre chất
lượng cao, và cũng là một trong những gia đình kinh doanh các mặt hàng.
Ơng cũng là một trong những gia đình đi tiên phong trong việc áp dụng
các cơ cấu kinh tế mới vào làng nghề. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn
Văn Đô, Trưởng thôn Phú Vinh đồng thời cũng là một trong nhiều hộ gia
đình làng nghề làm ăn phát triển và ổn định nơi đây khẳng định: Mơ hình
cơng nghệ do Đại học Lâm nghiệp chuyển giao cho người dân làng nghề
chúng tôi rất hay, từng bước được triển khai áp dụng vào làng nghề. Công
nghệ này đảm bảo được 3 yếu tố: Thứ nhất, giá thành đầu vào hạ thấp hơn
do chủ yếu là dùng các hố chất cơng nghệ sinh học của Viện Khoa học
Lâm nghiệp sản xuất; thứ hai, công nghệ đảm bảo cho công tác bảo vệ
môi trường do hệ thống lọc và thoát nước đảm bảo, tất cả nhằm phục vụ
cho sự nghiệp phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra; thứ ba,
công nghệ này phù hợp với sự phát triển của làng nghề với công đoạn sản
xuất chủ yếu là nhỏ lẻ, tập trung theo từng hộ gia đình thì điều này có
nghĩa là mấy hộ gia đình cùng tập trung đầu tư cơng nghệ, từ đó tận dụng
ưu thế của loại cơng nghệ này góp phần làm ra những sản phẩm đẹp hơn,
chất lượng tốt và cung ứng được nhiều đơn hàng đều đặn và thường
xuyên hơn. Một sản phẩm làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện
nay để cạnh tranh được cần dựa vào các yếu tố vốn, con người, giá thành
và chất lượng sản phẩm. Việc chuyển giao công nghệ từ lý thuyết vào
thực tiễn do đó càng đóng một vai trị quan trọng bởi điều này góp phần
vào việc xây dựng, khẳng định và củng cố thương hiệu các sản phẩm



truyền thống “made in Vietnam” vừa bền, vừa đẹp mà giá cả phải chăng…
Với những thành công bước đầu của dự án trên, tin tưởng rằng trong một
tương lai không xa, mơ hình này sẽ được nhân rộng ra tồn làng nghề Phú
Nghĩa nói riêng và làng nghề mây tre đan nói chung trên khắp cả nước để
cùng nhau chung sức làm nên thương hiệu hàng hoá, sản phẩm mây tre
đan truyền thống của Việt Nam; đưa các sản phẩm mang vẻ đẹp và sự độc
đáo của nền văn hoá Việt đến với bạn bè khu vực và quốc tế. Đó là những
gia đình đi đầu trong sự tiên tiến, q vị hãy quan sát để thấy được chu
trình làm hàng tre, tấm rèm cửa. Sau đó q vị cùng tơi đi thăm phịng
trưng bày hàng mẫu, rất nhiều sản phẩm đẹp và tinh tế. Tại đây quí vị sẽ
được giao lưu với người làm. Theo ơngHồng Gia Un, chủ tịch UBND
xã Phú Nghĩa thì có tới gần 100% các hộ trong thôn Phú Vinh tham gia
vào hoạt động của làng nghề với tất cả các khâu: từ cung cấp nguyên liệu
đến xử lý, đóng gói, thu mua sản phẩm. Nhờ đôi bàn tay khéo léo cùng sự
nhạy bén, năng động phát huy lợi thế quê hương, nhiều người đã xây
dựng cho mình được cả cơ nghiệp vững vàng, ổn định, đầy đủ tiện nghi.
Trung bình tiền cơng lao động của thợ thủ công khoảng 30.000
đồng/ngày. Tuy nhiên, công việc khá an nhàn, ít độc hại, đặc biệt khơng
có khái niệm"ngồi độ tuổi lao động", do đó từ người già, em nhỏ, thậm
chí cả các chị con mọn, ai cũng có thể kiếm tiền, khẳng định giá trị bản
thân.
Phương thức sản xuất của làng nghề song song tồn tại hai cách: Hoặc
là lấy mẫu ở các cơ sở thu gom, rồi tự mua nguyên liệu, tiến hành chế tạo,
gia công sản phẩm, sau khi được một số lượng nhất định thì mang đi bán.
Hoặc là làm trực tiếp tại nhà các hộ kinh doanh theo kiểu làm công ăn
lương. Hỏi về thu nhập, chị Nguyễn Thị Vui,xóm Hạ cho biết:"Ở đây còn


có cả người ở xã khác đến làm, tiền cơng 25.000đồng/ngày cùng một bữa

ăn trưa. Ai khơng ăn thì 30.000đồng/ngày". Tôi hỏi:"Với mức chi tiêu
hiện nay, liệu số tiền ấy có q ít khơng? Chị cười:"Bao nhiêu là đủ hở
chú, làm quen rồi, khơng muốn tìm việc khác". Vui miệng, chị Nhinh
cũng góp lời:"Ở quê như vậy khá tươm rồi. Nói thật với chú, khơng có
nghề này thì có mà bà già phải nhịn ăn trầu, trẻ con nhịn quà sáng".
Có lẽ khơng đến nỗi phải"nhịn ăn trầu"nhưng chắc chắn một điều
cuộc sống người dân Phú Vinh sẽ gặp muôn vàn khó khăn nếu làng nghề
gặp bất trắc, bởi hơn một nửa các khoản chi tiêu trong gia đình phụ thuộc
vào bàn tay chuốt giang, đan mây của người phụ nữ.
Những năm gần đây, sản phẩm mây, tre, giang đan Phú Vinh còn
chen chân vào được cả những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ,
Trung Quốc. Trước tiềm năng không nhỏ về cả kinh tế lẫn dịch vụ, Phú
Vinh đã thu hút được sự quan tâm, đầu tư lớn của tỉnh (Hà Tây cũ) và các
tổ chức quốc tế. Đường làng đổ bê tơng thênh thang, thống đãng, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, trong
thời gian gần đây, xe chở nguyên liệu, chở hàng lăn trên đường dường
như kém rộn ràng hơn trước. Quả đúng như vậy, trao đổi với chúng tơi,
chủ tịch xã Hồng Gia Un cho biết:"Vì khơng thể chủ động nguồn
nguyên liệu cho nên các cơ sở sản xuất và người dân dễ bị tác động tiêu
cực bởi sự biến động thịtrường. Xăng dầu vừa lên chút ít, giá mây, tre,
giang… đã tăng gấp đôi, gấp ba, trong khi đó hàng xuất vẫn nguyên giá.
Điều đó khiến các doanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn, ảnh hưởng trực
tiếp đến người lao động".
Tạm thời đối mặt với thử thách nhưng doanh thu của làng nghề vẫn
góp phần lớn vào lợi nhuận chung của ngành CN -TTCN trong toàn xã.


Cụ thể, năm 2005, doanh thu của làng nghề đạt 33 tỷ đồng, nhưng đến
năm 2007, con số này đạt tới 42 tỷ đồng và năm nay (2008) ước đạt 45,3
tỷ đồng, chiếm hơn 50% thu nhập trong cơ cấu kinh tế.

Vượt qua thử thách, giữ vững và phát triển làng nghề là bài tốn
nan giải, địi hỏi cả chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân cùng bắt tay
vào cuộc. Với phương châm kinh doanh:"Chia sẻ quyền lợi, chia sẻ trách
nhiệm"của ông Nguyễn Văn Đô, chủ cơ sở sản xuất mây, tre, giang đan
xuất khẩu Hằng Đồ (xóm Thượng) thì khi doanh nghiệp gặp khó khăn,
người lao động cũng sẽ chung tay giúp sức.
Q khách có muốn mua đồ lưu niệm về làm quà cho người thân
không ạ? Vâng, điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến tour của chúng ta
là xưởng sản xuất kinh doanh và buôn bán sản phẩm. Tại đây q khách
có thể mua bán đa dạng các sản phẩm với giá phải chăng nhất. Các mặt
hàng như đồ túi xách khoảng 100 >140.000/1 chiếc, tuỳ thuộc vào kích cỡ
của sản phẩm mà sẽ có giá bán khác nhau. Có sản phẩm càng địi hỏi cơng
sức, sự tỉ mỉ, khéo léo mà chỉ những nghệ nhân mới có thể làm được thì
khá đắt. Có sản phẩm lên đến vài triệu đồng. Hiện nay sản phẩm mây tre
đan đang rất được ưa chuộng trên thế giới và đang trở thành thú chơi tao
nhã, thời thượng của các bậc đại gia. Vì thế, q khách hãy tận dụng cơ
hội này để mua những sản phẩm mà mình mong muốn. Những sản phẩm
to và cồng kềnh thì tơi có thể liênhệ với trung tâm để vận chuyển sản
phẩm đến tận khách sạn cho q khách. Có thắc mắc gì về giá thì q vị
hãy hỏi tơi, tơi đã tham khảo khá kĩ về giá thành sản phẩm nên quí vị cứ
yên tâm về chất lượng và giá cả.
Đoàn chúng ta đã mua xong sản phẩm mà mình thích chưa ạ?
Vâng, và bây giờ mời đồn mình lên xe và về khách sạn. Trên đường đi


về tơi xin nói thêm đơi nét về cơng nghệ làm sản phẩm. Ngày nay với sự
phát triển vượt bậc về cơng nghệ thì các gia đình đã sử dụng thêm các
công cụ hiện đại như máy trẻ tre, tước mây, phun sơn ( tránh hại sức khoẻ)
… để rút ngắn thời gian làm sản phẩm. Nhưng q vị có đồng ý với tôi là
không sản phẩm nào đẹp bằng chính bàn tay con người làm ra phải khơng

ạ?
Vâng, và chúng ta đã về đến khách sạn. Chúc quí khách có bữa
cơm chiều thật ngon, và khơng qn về làng mây tre đan Phú Vinh. Hôm
nay tôi cũng rất vui khi được đồng hành cùng các bạn trong suốt chuyến
hành trình. Xin cảm ơn q khách. Xin tạm biệt q khách, hẹn gặp lại q
khách trong một ngày khơng xa!




×