Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.38 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<i>Ngày soạn:13/9/2019</i>
<i>Ngày giảng: 18/9/2019</i> <i> Tiết 12</i>
<i><b>1. Kiến thức: </b></i>
- HS nắm được định nghĩa về lũy thừa , phân biệt được cơ số và số mũ, nắm
được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
<i><b>2. Kỹ năng: </b></i>
- Biết viết gọn lũy thừa. Tính giá trị một lũy thừa. Biết nhân hai lũy thừa cùng
cơ số
<i><b> 3. Tư duy:</b></i>
- Rèn tư duy logic, diễn đạt ý tưởng của mình, hiểu được ý tưởng của người
khác
<i><b> 4. Thái độ:</b></i>
- HS Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, thấy được sự tiện lợi của cách viết gọn
bằng lũy thừa.
<i><b>5. Phát triển năng lực học sinh: </b></i>
- Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính
<b>II. CHUẨN BỊ</b>
<b>GV: SGK, phấn màu, bảng phụ</b>
<b>HS: SGK, nghiên cứu bài mới</b>
<b>III. PHƯƠNG PHÁP:</b>
Nêu vấn đề, vấn đáp gợi mở
<b>IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC</b>
<i><b>1. Ổn định lớp: (1’)</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: </b></i>
- Thời gian: 3 phút
- Mục tiêu : HS nhớ lại cách viết gon tổng chứa các số hạng giống nhau bằng
cách dùng phép nhân.
- Phương pháp: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.
Viết tổng sau bằng cách dùng phép nhân 2 + 2 + 2 + 2; a + a + a + a
<i><b>3.Bài mới:</b></i>
<i><b>Hoạt động của GV và HS</b></i> <i><b>Nội dung</b></i>
<i><b>Hoạt động 1: Tìm hiểu lũy thừa với số mũ tự nhiên</b></i>
- Mục tiêu: + HS biết cách viết một số tự nhiên dưới dạng lũy thừa.
+ Rèn kĩ năng viết một số tự nhiên dưới dạng lũy thừa.
- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa.
- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập và thực hành.
- Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
GV giới thiệu 2.2.2.2 viết gọn là 24
Ta viết: 2.2.2.2 = 24
Vậy: a.a.a.a viết gọn là gì?
HS:
GV: HS cách đọc lũy thừa, cơ số, số mũ
GV: a.a.a….a=? (có n thừa số)
HS:
GV: Em hãy phát biểu định nghĩa lũy thừa
bậc n của số a
a gọi là gì, n gọi là gì?
HS:
GV: Vậy phép tính nâng lên lũy thừa là gì?
HS:
GV hướng dẫn HS cách đọc
a2<sub>= a.a</sub>
(a bình phương)
a3<sub>=a.a.a</sub>
(a lập phương)
HS:
5 bình phương bằng bao nhiêu?
2 lập phương bằng bao nhiêu?
<i><b>1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên</b></i>
<i>Ví dụ: 2.2.2.2=2</i>4
24<sub> là một lũy thừa.</sub>
Đọc:
2 mũ 4 hoặc đọc 2 lũy thừa 4
hoặc lũy thừa bậc 4 của 2
a.a.a.a=a4
a.a.a…a = an<sub> </sub>
<i><b>Định nghĩa: Lũy thừa bậc n của</b></i>
<i>a là tích của n thừa số bằng</i>
<i>nhau ,mỗi thừa số bằng a </i>
an <sub>=a.a.a…a n 0</sub>
(n thừa số)
a gọi là cơ số, n gọi là số mũ
<i>Phép nâng lên lũy thừa là phép</i>
<i>nhân nhiều thừa số bằng nhau</i>
Chú ý: a1<sub>=a</sub>
a2<sub>=a.a</sub>
(a bình phương)
a3<sub>=a.a.a</sub>
(a lập phương)
<i><b>Hoạt động 2: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số:</b></i>
- Thời gian: 15 phút
- Mục tiêu: + HS biết cách nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa.
- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập và thực hành.
- Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi
GV: Khai triển và viết gọn
23<sub>.2</sub>2
a.a3
HS:
GV: Vậy am<sub>.a</sub>n<sub>=?</sub>
<i><b>2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ</b></i>
<i><b>số:</b></i>
<i>Vídụ: 2</i>3<sub>.2</sub>2<sub> = 2.2.2.2.2=2</sub>5 <sub>= 2</sub>2+3<sub> </sub>
a.a3<sub>=a.a.a.a=a</sub>4 <sub>=</sub> <sub>a</sub>1+3
Tổng quát: am<sub>.a</sub>n<sub>= a</sub>m+n
HS:
GV: Gọi HS phát biểu quy tắc nhân hai lũy
thừa cùng cơ số
<i>Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số</i>
<i>ta giữ nguyên cơ số và cộng các</i>
<i>số mũ</i>
<i><b>4. Củng cố: </b></i>
- Thời gian: 7 phút
- Mục tiêu: hs nắm chắc định nghĩa lũy thừa bậc n của a, công thức nhân hai luỹ
thừa cùng cơ số.
- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa
- Phương pháp: phát hiện và giải quyết vấn đề
+ Lũy thừa bậc n của một số tự nhiên a là gì?
+ Muốn nhân hai luỹ thừa của cùng cơ số ta làm như thế nào?
+ BT 56, 57
<i><b>5. Hướng dẫn về nhà </b></i>
- Thời gian: 2 phút
- Mục tiêu: Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài học tiết sau.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ
+ Học bài , xem lại lí thuyết, các bài tập đã chữa.
+ Làm bài tập 58, 59, 62, 63 tr 28 SGK
<b>V. RÚT KINH NGHIỆM</b>