Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 10b trung tâm GDNN GDTX cẩm thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.95 KB, 19 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Để đào tạo ra được những con người có thể phục vụ tốt cho sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước, đòi hỏi ngành giáo dục phải đặt ra mục
tiêu “đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề
nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn
lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các
chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý” (Luật
Giáo dục 1998). [1].
Muốn đạt được điều đó thì giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về
đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ,
hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Do đó, giáo dục là một nhiệm
vụ vô cùng cần thiết rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng
người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với
những con người có ích và hướng thiện.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người
không chỉ là sự nghiệp của tồn nhân loại nói chung mà cịn của tồn Đảng, tồn
dân ta nói riêng. Đối với nước ta, quan điểm "Giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu” (Nghị Quyết số 04-NQTW). [2] .
Giáo dục là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của con người, sự
phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả
của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm phải trờng cây, vì lợi ích trăm năm
phải trờng người”(Lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh năm 1958). [3].
Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin
phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vơ cùng cần thiết. Làm thế nào để
những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự
nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn
xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo
viên chủ nhiệm lớp . Người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em
học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người ln ở
bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính


trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ khơng ai
khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp
tơi rất mong muốn học trị của mình là những con ngoan, trị giỏi, tài đức vẹn
tồn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở
thành những người công dân có ích cho xã hội.
Về bản thân, tơi rất mong muốn mình là người được đờng nghiệp tin u,
được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỡ,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của TT.GDNN-GDTX Cẩm Thủy nói
riêng, của huyện Cẩm Thủy nói chung.
Chính vì thế mà tơi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ
nhiệm lớp mình. Hơm nay tơi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp
1


nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 10B Trung Tâm GDNN-GDTX
Cẩm Thủy" đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tơi
trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm 2020 – 2021. Rất mong sự góp ý
chân thành của cấp trên cùng q bạn đờng nghiệp để tơi ngày càng có thêm
nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tơi hồn thành
cơng tác tốt hơn và cũng là hồn thiện bản thân mình hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của
người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “cơm no áo ấm” dần dần tiến tới
“ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn. Chính sách mở
cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác
động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta. Cho nên ta
dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và
hiểu biết hơn. Đúng như ơng cha ta đã từng nói “Con hơn cha là nhà có
phúc”.Tuy nhiên ta khơng thể khơng bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lý trí,

bơi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh
phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà
đi xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ,
quan hệ giữa người với người dần theo kiểu: “Tiền, tiền và tiền”. Rồi các tệ nạn
xã hội như lưu truyền, tiếp xúc văn hóa phẩm đời trụy, cờ bạc, ma túy …Có thể
nói là đầy rẫy trước mắt. Đau lịng hơn nữa là có những học sinh xem thường,
vơ lễ, thậm chí chống đối lại thầy cơ giáo đang dạy mình ….mà đằng sau đó là
một sự bao che dung túng của gia đình. Thực trạng này ln là rào cản, gây khó
khăn cho những người làm cơng tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên chủ
nhiệm đâu chỉ là quản lí các em mà cịn phải dạy dỡ, phải chịu trách nhiệm về
mặt học tập, đạo đức của các em. Tơi thường nói với các em rằng: Các em là
những cái cây còn non, còn người giáo viên chủ nhiệm – Thay mặt nhà trường
(cùng với cha mẹ các em) là người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được
lớn lên thẳng, đủ độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh để chống chọi lại vô vàn thử
thách, bão táp của cuộc đời. Do đó, chủ nhiệm lớp là một cơng việc khó khăn
nhưng vơ cùng nghiêm túc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tồn bộ 34 học sinh lớp 10B của TT.GDNN-GDTX Cẩm Thủy năm học
2020-2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra, trị chuyện.
- Phương pháp tìm hiểu tâm sinh lý học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thử nghiệm.
2



2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận
a. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Thứ nhất thay mặt Ban Giám Đốc quản lý lớp học. Vai trò quản lý của
giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các
kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng
của học sinh trong lớp.
Thứ hai người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết.Vì giáo
viên chủ nhiệm là linh hờn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng
sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đồn kết
trong tập thể, dìu dắt các em như con em mình trưởng thành theo từng năm
tháng .
Thứ ba người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp. Các hoạt
động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán
xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Các phong trào thi đua đi
vào thực chất như phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tiến hành
thường xuyên....
Thứ tư người cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp. Với
tinh thần trách nhiệm, với công tác chủ nhiệm của mình làm tham mưu cho chi
đồn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ
chức các nội dung sinh hoạt và phối hợp với cán sự lớp để xây dựng tập thể,
đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Thứ năm là người giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực
lượng giáo dục. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong
đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội
dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy
giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo
dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất.
b. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
Giáo chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, là người góp phần khơng nhỏ

hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của học sinh, những chủ nhân tương lai của
đất nước. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo
dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người
lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp;
Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp Ban Giám Đốc bao quát lớp
học; Người giúp Ban Giám Đốc thực hiện việc kiểm tra tu dưỡng và rèn luyện
của học sinh; Người có trách nhiệm phản hời tình hình lớp. Một giáo viên chủ
nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ
xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu:
Đầu năm học 2020 - 2021 tôi được Ban Giám Đốc nhà trường phân công
chủ nhiệm lớp 10B. Đây là lớp mà các em vừa mới trúng tuyển vào trường có

3


nhiều em lười học, ham chơi game, thường hay trốn học ảnh hưởng đến kết quả
thi đua của lớp.
Trình độ học sinh trong lớp chủ yếu ở mức trung bình (Sĩ Số: 34).
Thống kê từ học bạ học lực, hạnh kiểm năm học 2019 – 2020 và kết quả
khảo sát nhanh đầu năm học 2020-2021 như sau:
Học lực:
Giỏi
0

Khá

0%

4


Trung bình

11,76%

24

70,59%

Yếu
6

17,65%

Kém
0

0%

Hạnh kiểm :
Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

44,12
0%

2
5,88%
0
%
Nhiều em có hồn cảnh khó khăn phải phụ giúp gia đình, bố mẹ làm ăn
xa khơng có thời gian chăm sóc con học, phó mặc cho nhà trường như: Nguyễn
Hải Dương; Lê Thị Quỳnh Hương; Bàn Thanh Trường;...
Lớp có 5 học sinh cá biệt
1) Hà Xuân Đức (Trốn tiết, chơi game, gia đình bng lỏng).
2) Nguyễn Đức Định (Khơng chịu học, bỏ nhà đi, chơi game, gia đình
bng lỏng).
3) Trần Đức Giang (Bố mẹ bỏ nhau, em chán học, không muốn học).
4) Bùi Văn Long (Bố thường uống rượu chửi bới em).
5) Nguyễn Anh Đào (Bố mẹ đi làm ăn xa).
Khả năng tư duy, thơng minh, nhanh trí: 4 em ( Lê Thị Quỳnh Hương, Lê
Như Quỳnh, Cao Văn Tài, Nguyễn Văn Thành)
Đa số học sinh chưa ý thức học tập cịn ham chơi: Em Nguyễn Đình Nam,
em Lê Anh Tuấn, em Mai Nam Anh, em Phạm Ngọc Ưng, em Trần Quang Vĩnh.
2.3. Các giải pháp khi giải quyết vấn đề
2.3.1. Người giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng đạt được một số yêu cầu
sư phạm cơ bản:
Có thể nói thế kỉ thứ XXI là thế kỉ của khoa học cơng nghệ con người
phải nhanh chóng trở thành trung tâm của sự phát triển, con người vừa là mục
tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy người giáo viên phải không ngừng
nâng cao hiệu quả giáo dục để đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất đáp ứng
nhu cầu của xã hội muốn đảm bảo tốt vai trị ấy thì giáo viên nói chung và giáo
viên chủ nhiệm nói riêng phải có phẩm chất và năng lực phù hợp trong giai đoạn
mới. Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải có tấm gương sáng biết hồn thiện
phẩm chất nhân cách của mình, có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín sống mẫu
mực, tự trọng và biết giữ gìn chữ tín, hiểu biết tâm lý lứa tuổi học sinh mình chủ

nhiệm. Cuộc sống nội tâm của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến
17

50%

15

4


đổi. Quá trình hình thành nhân cách chưa ổn định và đặc biệt chịu sự tác động
của xã hội, hoàn cảnh gia đình...Người giáo viên chủ nhiệm phải có tinh thần
trách nhiệm cao yêu nghề và yêu thương học sinh, ln xác định phương trâm vì
sự nghiệp trăm năm trờng người và tất cả vì học sinh thân yêu. Phải thực sự
kiềm chế, bình tĩnh xử lý trong mọi tình huống. Kiên định thực hiện thiên chức
người kỹ sư tâm hờn, biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư phạm để
cảm hóa học sinh cá biệt.
Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lịng u nghề mến trẻ,
phải am hiểu nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà
nước trong thời kì đổi mới, phải có niềm tin ở các em. Chính niềm tin ấy sẽ tiếp
thêm nghị lực để giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ hai là người giáo viên chủ nhiệm phải có “chữ tín” với phụ huynh và
học sinh, phải khéo léo đối xử sư phạm, mà biểu hiện cụ thể là phải tôn trọng và
yêu mến học sinh. Khi yêu mến và tôn trọng học sinh thì ta mới thực sự cảm hóa
được các em, bởi con đường tác động đến tình cảm theo tơi chỉ là con đường
tình cảm, chúng ta cho như thế nào thì chúng ta cũng sẽ nhận được những tình
cảm như thế ấy.
Thứ ba, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có chun mơn
vững vàng có tay nghề cao. Có dạy tốt, có kiến thức sâu thì học sinh mới phục
và chấp nhận sự giáo dục của mình. Mỡi ngày xung quanh chúng ta có bao nhiêu

là kiến thức mới lạ nếu chúng ta không “Học, học nữa, học mãi” thì sẽ khơng
theo kịp, khơng đáp ứng được yêu cầu của thời đại cũng như của học sinh.
Thứ tư là giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho các em noi
theo, phải là ngọn đèn soi đường dẫn lối cho các em. Vậy muốn làm được điều
đó thì từng lời nói cử chỉ, điệu bộ đến thái độ ứng xử phải chuẩn mực, đúng đắn
tránh để học sinh “Coi nhẹ, xem thường” thực tế cho thấy giáo viên được sự tơn
trọng kính u của học sinh thì cơng tác giáo dục sẽ dễ dàng đạt hiệu quả.
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm phải là một cơng dân gương mẫu có lối
sống lành mạnh, biết sống vì mọi người, khơng chỉ có tài mà cịn phải có một cái
“Tâm” trong sáng. Chỉ có như thế ta mới đáp ứng và thực hiện tốt yêu cầu mà xã
hội đã tín nhiệm giao phó.
2.3.2. Phải là người nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm:
Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng
của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận?
Theo tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi
trị chuyện tìm hiểu về hồn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích… của
các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tơi đã tìm hiểu học sinh qua các
mặt.
Học sinh có hồn cảnh khó khăn về kinh tế:
Nguyễn Hải Dương, Lê Thị Quỳnh Hương, Bàn Thanh Trường, Cao Văn Tài, Lê
Như Quỳnh.
Địa bàn cư trú. Hầu hết các em đều ở xa trường.

5


Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên
của năm học mới với các nội dung sau:
SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH
I. Phần tự ghi của học sinh

1. Họ và tên học sinh:……………….…………………… Giới tính: ……
2. Ngày…. tháng…. năm sinh…… Dân tộc:…..….. Tơn giáo:……….
3. Địa chỉ thường trú: Xóm………..thơn ………..xã ……….huyện …
Số điện thoại bàn của gia đình:…………………
4. Họ, tên cha: ……………Nghề nghiệp:………Số điện thoại:………
Họ, tên mẹ: …………………….Nghề nghiệp:……….Số điện thoại:...
5. Số anh……….. chị……….….. em………….. trong gia đinh.
6. Điều kiện kinh tế gia đình:………………….
7. Xếp loại của năm học 2019 - 2020:
Học lực:…………….
Hạnh kiểm:………………
Chức vụ đã làm ở năm học 2019 - 2020:……………
8. Năng khiếu, Sở thích:……………………….………
9. Các bạn thân hiện nay:…………
10. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này:
Học lực:...................................................
Hạnh kiểm:……………………………….
11. Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:
.......................................................................................................................
II. Phần ghi của PHHS.
1. Phụ huynh có thường xuyên quan tâm, giáo dục con em mình hay
khơng? Vì sao?..................................................................................................
2. Phụ huynh tạo điều kiện gì cho con em mình học tốt ?
......................................................................................................................
Phụ huynh có nhận xét gì về con em mình?
PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN?
……………………………………………………………………………
Bước 2:
Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua
phiếu điều tra tơi cố gắng tìm hiểu thơng qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn

bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh,…
Qua đó sẽ hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hồn cảnh gia đình các em. Từ đó tơi
có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em
bởi giáo dục không phải là một cơng thức chung có sẵn. Bên cạnh đó tơi cịn trị
chuyện, liên hệ các giáo viên bộ mơn trong lớp cũng như các giáo viên khác để
có thêm những thơng tin chính xác về các em.
Bước 3:
Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn. Tôi cung cấp số
điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình học
6


sinh qua điện thoại, sổ liên lạc điện tử. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa
nhà trường với gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh. Bằng
các hình thức liên hệ đó tơi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập
của các em từ đó có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời
điều chỉnh phương pháp giáo dục. Vì đạo đức, học lực của từng em luôn biến
đổi từng giờ, từng ngày chứ không phải là bất biến theo kiểu “Đầu sao đuôi
vậy”.
Tiến hành làm sổ chủ nhiệm:
Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp. Nó ghi lại kết quả học tập,
những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học. Vì vậy khi làm sổ chủ nhiệm
tôi thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu. Trong đó tôi chú ý nhất
là:
SƠ ĐỒ CHỖ NGỒI LỚP
Giáo viên chủ nhiệm : Mai Thị Thương
 CỬA VÀO

BÀN GIÁO VIÊN


HẢI - Đ.LONG

B.LONG - GIANG

THÀNH - ĐÀO

GIANG - T. HÙNG

HOÀNG - V. ĐỨC

TRƯỜNG - H.ĐỨC

ĐẠT – TÀI-NAM

VŨ - NHẤT

T.ANH - QUỲNH

HƯƠNG - PHƯỢNG

ƯNG - N. ANH

KỲ - VINH-TUẤN

DƯƠNG - BÌNH

VĨNH - N.ANH
GẤM- HỒNG
B.ĐỨC - ĐẠT


7


Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – Số điện thoại).
T
T

Họ và tên

ngày tháng, Dạy
năm
môn

1

Mai
Thương

2

Nguyễn
Tuấn

3

Nguyễn
Hương

4


Đỗ
Hùng

5

Vũ Thị Nguyệt 17/02/1981

Ngữ
Văn

6

Cao Bá Sơn

4/07/1982

Lịch
Sử

7

Lê Thị n

3/08//1987

8

Pham Thị Ngà

1/08/1976


Địa

Cơng
Dân

Thị 20/05/1980

Anh 1/05/1981

Thị 20/09/1979

Mạnh 3/07/1980

Tốn

Vật

Hóa
Học
Sinh
Học

Nơi ở
hiện
nay
TT
Phong
Sơn
TT

Phong
Sơn
TT
Phong
Sơn
TT
Phong
Sơn
TT
Phong
Sơn
TT
Phong
Sơn
Cẩm
Thạch
TT
Phong

Huyện

Số điện thoại

Cẩm
Thủy

0364060303

Cẩm
Thủy


0987469858

Cẩm
Thủy

0867707659

Cẩm
Thủy

0914324512

Cẩm
Thủy

0919611868

Cẩm
Thủy

09155760368

Cẩm
Thủy
Cẩm
Thủy

09823562154
0339542742


Mỗi môn học là một giáo viên phụ trách. Do đó kết quả học tập cũng như
từng hành vi cử chỉ thái độ của các em, giáo viên chủ nhiệm khi mà tự mình
nắm bắt, rất cần sự phối hợp, hỗ trợ với các giáo viên bộ môn. Đây là một hoạt
động liên tục, thường xuyên gắn bó thống nhất giữa dạy học và giáo dục. Bản
thân người giáo viên giảng dạy trên lớp cũng là người giáo dục tốt nhất cho nên
phải thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ mơn dưới bất kỳ hình thức nào như
giờ ra chơi hoặc gọi điện để trao đổi với giáo viên bộ môn biết được sự biến đổi
về tâm lý của các em, cách ứng xử của các em với thầy cô và bạn bè một cách
liên tục và kịp thời.

8


Lập danh sách học sinh: Họ và tên, nơi sinh, dân tộc họ tên cha hoặc mẹ, số
điện thoại
DANH SÁCH HỌC SINH – LỚP 10B – NĂM HỌC 2020 - 2021
TT

Họ và

tên

Nơi sinh

Dân tộc

Họ và tên cha

SĐT


1 Mai Nam

Anh

Cẩm Quý, C.Thủy, Thanh Hóa

Kinh

2 Đinh Ngọc

Anh

Cẩm Yên, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Đinh Văn Nguyện

0373195594

3 Nguyễn Trâm

Anh

Cẩm Thành, C.Thủy, Thanh Hóa

Kinh

0349005994

4 Cao Văn


Bình

Cẩm Quý, C. Thủy, Thanh Hóa

Mường Cao Văn Yên

0974024318

5 Cao Văn

Duy

Cẩm Tú, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Cao Văn Viện

0372105369

6 Nguyễn Hải

Dương

Cẩm Quý, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Nguyễn Thanh Xuân

0354101195

7 Nguyễn Anh


Đào

Vĩnh Lộc, C.Thủy, Thanh Hóa

Kinh

0961387228

8 Cao Thành

Đạt

Cẩm Quý, C. Thủy, Thanh Hóa

Mường Cao Văn Chỉnh

0981473770

9 Nguyễn Đức

Định

Cẩm Giang, C. Thủy, Thanh Hóa

Mường Nguyễn Đức Khải

0345106652

10 Hà Xuân


Đức

Cẩm Giang, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Hà Xuân Hưng

0366733751

11 Bùi Minh

Đức

Cẩm Quý, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Bùi Văn Thơm

0862955731

12 Hà Thị

Gấm

Cẩm Yên, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Hà Văn Thọ

0344986135

13 Quách Trường


Giang

Cẩm Ngọc, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Quách Văn Hùng

0382643657

14 Trần Đức

Giang

Cẩm Long, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Trần Văn Hải

0974614488

15 Nguyễn Ngọc

Hải

Cẩm Phong, C. Thủy, Thanh Hóa

Kinh

Nguyễn Ngọc Quang

0365875277


16 Nguyễn Việt

Hồng

Thị trấn, C.Thủy, Thanh Hóa

Kinh

Nguyễn Văn Việt

0987799908

17 Lê Thị

Hờng

Cẩm n, C. Thủy, Thanh Hóa

Kinh

Lê Văn Bình

0915793698

18 Trương Văn

Hùng

Cẩm Ngọc, C. Thủy, Thanh Hóa


Mường Trương Văn khánh

0382643657

Lê Thị Quỳnh Hương Cẩm Long, C. Thủy, Thanh Hóa
20 Lê Như
Quỳnh Cẩm Thành, C. Thủy, Thanh Hóa

Kinh

Lê Xn Quang

0988038571

Kinh

Lê Xn Cường

0973537334

21 Lưu Hồng

Kỳ

Cẩm Lương, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Lưu Vĩnh Cường

0329003126


22 Bùi Văn

Long

Cẩm Long, C. Thủy, Thanh Hóa

Mường Bùi Văn Lệ

0365400813

23 Điền Văn

Long

Cẩm Phong, C. Thủy, Thanh Hóa

Kinh

0348807346

24 Nguyễn Đình

Nam

Cẩm Long, C. Thủy, Thanh Hóa

Mường Nguyễn Đình Số

0339120228


25 Nguyễn Đình

Nhất

Cẩm Tú, C. Thủy, Thanh Hóa

Mường Nguyễn Văn Hoa

0363968800

26 Nguyễn Thị

Phượng Cẩm Long, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Nguyễn Văn Nguyên

0349005994

27 Cao Văn

Tài

Cẩm Quý, C. Thủy, Thanh Hóa

Mường Cao Văn Hợp

0973537334

28 Lê Anh


Tuấn

Cẩm Giang, C. Thủy, Thanh Hóa

Mường Lê Văn Đàn

0393344839

29 Nguyễn Văn

Thành

Cẩm Yên, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Nguyễn Văn Thanh

0336327549

30 Bàn Thanh

Trường Cẩm Châu, C. Thủy, Thanh Hóa

Dao

0975988761

31 Phạm Ngọc

Ưng


Cẩm Yên, C.Thủy, Thanh Hóa

Mường Phạm Minh Hữu

0329003126

32 Triệu Văn

Vinh

Cẩm Châu, C. Thủy, Thanh Hóa

Dao

0398075339

33 Trần Quang

Vĩnh

Cẩm Long, C. Thủy, Thanh Hóa

Mường Trần Quang Hịa

0339120228

34 Nguyễn Hồng




Cẩm Thành, C.Thủy, Thanh Hóa

Kinh

0975988761

19

Mai Văn Tuấn
Nguyễn Song Hào

Nguyễn Văn Tiến

Điền Văn Niên

Bàn Thanh Sơn
Triệu Văn Bình
Nguyễn Văn Thảo

0326712219

Tiến hành phân nhóm: Bước này mới là bước quan trọng

9


1. Nhóm gia đình có hồn cảnh khó khăn cần trợ giúp như em Nguyễn
Hải Dương mẹ thì ốm đau quanh năm khơng có khả năng lao động, em Lê Thị
Quỳnh Hương bố mất lúc em mới tám tháng tuổi em ở với mẹ cuối cùng mẹ bỏ

em đi lấy chồng em phải ở với bà nội, em Bàn Thanh Trường bố thì hay đau yếu
một mình mẹ ni ba anh em ăn học, em Cao Văn Tài gia đình q khó khăn bố
mẹ đều khơng có khả năng lao động, em Lê Như Quỳnh bố mẹ đều đi làm ăn xa
nhưng thu nhập chẳng được nhiều không đủ ăn.

Tôi đã huy động từ quỹ nhân đạo, quỹ chữ thập đỏ của nhà trường, từ
phong trào nuôi lợn đất của lớp, trích một phần quỹ lớp, cơ giáo chủ nhiệm hỗ
trợ một phần nhỏ, rồi kêu gọi xưởng may của nhà trường ủng hộ. Rồi từ hội chữ
thập đỏ của huyện, hội khuyến học của huyện kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ. Được số
tiền: 5.000.000 đồng. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp đã đến từng nhà
bạn một và trao số tiền 1.000.000 đờng cho một gia đình và động viên các em cố
gắng học tập thật tốt. Tuy số tiền không lớn nhưng cũng giúp đỡ một phần nhỏ
để động viên các em học tập.
2. Nhóm các em học sinh cá biệt cần được quan tâm về tâm sinh lý như
em Hà Xuân Đức nhà có hai chị em, chị thì mới mất do bện ung thư nên gia đình
đang bị khũng khỗng về tâm lý, em Nguyễn Đức Định bố mẹ không quan tâm
đến em, em Trần Đức Giang bố mẹ bỏ nhau em được ở với bố nên bố không
quan tâm, em Bùi Văn Long bố thường xuyên uống rươu say và về chửi bới mẹ
con, em Nguyễn Anh Đào cả bố cả mẹ đều đi làm ăn xa để em ở nhà một mình
khơng ai quản lý em.
Tôi luôn quan tâm gần gũi động viên các em và hỏi xem các em có
nguyện vọng gì cần giúp đỡ, tránh nói nặng miệt thị các em. Thường xuyên liên
lạc với gia đình các em qua điện thoại mà tơi cịn đến thăm và trao đổi với gia
đình các em và tơi cũng đến rất nhiều lần để động viên gia đình, động viên các
10


em. Theo tơi đây là hình thức giáo dục có hiệu quả giáo dục cao bởi lẽ qua việc
đến thăm gia đình học sinh sẽ tạo được sự đờng cảm, thiện cảm giữa phụ huynh
và giáo viên chủ nhiệm. Chính mối thiện cảm này giúp học sinh phải tự ý thức

để xứng đáng với sự quan tâm dạy dỗ của thầy cơ. Bên cạnh đó tơi cịn đề xuất
với nhà trường trong những buổi lễ sơ kết hoặc tổng kết năm học mời các phụ
huynh có con em học giỏi được khen thưởng đến dự lễ để họ tự hào hãnh diện
về con mình và ngược lại cũng thấy được rằng mình cần phải cố gắng để đem lại
niềm vui cho cha mẹ.
3. Nhóm học sinh có tâm sinh lý không ổn định cần được uốn nắn như
trong lớp hay nói chuyện tự do, hay nghịch bạn, trêu gẹo bạn như em Nguyễn
Anh Đào hay nói tự do trong lớp, em Đinh Ngọc Anh hay nói chuyện riêng, em
Nguyễn Đức Định hay trêu gẹo các bạn...
Tôi phải thường xuyên tâm sự với các em là trong lớp phải chú ý nghe
thầy cô giáo giảng bài làm như thế là ảnh hưởng đến thầy cô giáo ảnh hưởng đến
các bạn trong lớp. Nếu nhắc nhiều lần vẫn khơng sữa thì đưa ra buổi sinh hoạt
lớp và sử lý bằng cách cho lao động quét dọn quanh sân trường.
4. Nhóm học sinh học khá như em Lê Thị Quỳnh Hương học tốt mơn
Ngữ Văn, em Lê Như Quỳnh học tốt mơn Tốn, em Cao Văn Tài học tốt mơn
Hóa Học, em Nguyễn Văn Thành học tốt môn Sinh Học...
Cô sẽ giao nhiệm vụ là mỗi em sẽ kèm một bạn học yếu trong lớp và
ngồi ra bạn nào cảm thấy bạn mình yếu mơn nào thì nhờ các bạn kèm mơn đó.
5. Nhóm học sinh học yếu như em Nguyễn Đình Nam học lực yếu, em
Bùi Văn Long nhác học, em Lê Anh Tuấn không chịu học, em Mai Nam Anh
không chịu làm bài tập, em Phạm Ngọc Ưng học yếu tất cả các mơn, em Cao
Văn Bình học lực yếu...
Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên kiểm tra vở ghi, vở bài tập nhắc
nhở nhiều, liên lạc với phụ huynh để phụ huynh nhắc nhở con việc học ở nhà.
Ngoài ra phân công các bạn học khá phải kèm các bạn này chỡ nào khơng hiểu
thì các bạn phải giảng lại cho các bạn ấy. Phân công chỗ ngồi bạn học khá ngồi
với bạn học yếu để đôi bạn cùng tiến.
Đưa riêng nội quy lớp 10B.
1. Đi học đầy đủ và đúng giờ.
2. Chăm chỉ học tập và khơng nói chuyện riêng trong giờ học.

3. Đoàn kết với bạn bè.
4. Lễ phép với thầy cô giáo.
5. Vệ sinh sạch sẽ
Theo dõi kết quả thi đua.
Thi đua giữa hai tổ, thi đua giữa các bạn trong lớp nếu tổ nào có thành
tích cao sẽ được thưởng, bạn nào có thành tích sẽ được thưởng, bạn nào vi phạm
sẽ bị phạt.
Theo dõi học sinh cá biệt.
1. Xác định đối tượng qua dư xã hội.

11


2. Phân loại học sinh. Tìm hiểu nguyên nhân, lựa chọn phương pháp lên
kế hoạch thực hiện rút ra kinh nghiệm.
Đối với đối tượng học sinh này không cô lập, khơng xúc phạm, khơng q
khắt khe, ln gần gũi tình cảm, thân thiện. Phải kiên trì tạo niềm tin, biết động
viên kịp thời đúng lúc đúng chỡ, ngồi ra phối hợp với các đoàn thể khác để
giáo dục.
Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ.
Theo dõi từng học sinh một để có phương pháp thích hợp.
Kiểm diện phụ huynh đi họp.
Nếu phụ huynh nào vắng họp thì sẽ mời vào sáng ngày hôm sau. Để thông
báo từng nội dung của cuộc họp.
2.3.3. Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực:
Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần
có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban
cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính tốn khơng phải học sinh nào cũng
đảm nhiệm được.
Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau:

Bầu ban cán sự lớp:
Lớp trưởng: Lê Thị Quỳnh Hương.
Lớp phó học tập: Lê Như Quỳnh.
Lớp phó lao động : Nguyễn Thị Trâm Anh.
Thủ quỹ, Bí thư đồn: Hà Thị Gấm.
Bầu tổ trưởng:
Tổ 1: Nguyễn Đức Định.
Tổ 2: Hà Văn Thanh.

Ban cán sự lớp
Phân công nhiệm vụ cụ thể:
Lớp trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt
hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần,
hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.

12


Lớp phó học tập: Theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc
của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn
lên, bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp
hàng tuần, hàng tháng.
Lớp phó lao động: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp,
phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và báo cáo kết
quả cho giáo viên chủ nhiệm.
Thủ quỹ, Bí thư đồn: Thu và chi quỹ lớp, xây dựng kế hoạch khen
thưởng, báo cáo thu chi cho lớp trưởng và cho giáo viên chủ nhiệm.
Sắp xếp chỗ ngời:
Ngồi theo sơ đồ đã có sẵn dán ở trên góc lớp
Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt

Chú ý tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp ngồi trước, cao
ngồi sau; Nam - Nữ xen kẽ; học sinh Giỏi - Yếu, Khá - Trung bình ngời cùng
bàn; Tỉ lệ Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ở hai tổ đều nhau).
Chú ý những em có cùng khuyết điểm.
Một số yêu cầu khác: Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy
của lớp.Các em chép nội quy nhà trường và về nhà theo dõi xin ý kiến của phụ
huynh học sinh. Quy định về thưởng phạt: Cuối mỡi học kì, bất kì học sinh nào
có ý thức vươn lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất có thể
được khen thưởng 3 cuốn vở/ HS ‘Trích từ quỹ lớp, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ
thêm,…’Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh đầu
năm.
Nếu như ở trường các em là học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà
các em là thành viên của một gia đình là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ
nhiệm và cha mẹ các em đều là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáo
dục của học sinh. Tôi thiết nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh
và giáo viên chủ nhiệm phải đờng cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắc
nhở, dạy bảo động viên con em mình, ở trường thầy cơ tận tình chỉ dạy thì chắc
chắn học sinh ấy sẽ tiến bộ, vâng lời.
Trong phiên họp phụ huynh đầu năm tơi u cầu tồn thể phụ huynh đều
có mặt bằng cách gửi thư mời trước một tuần. Nếu ngày đó phụ huynh nào
khơng có đến được thì sáng ngày hôm sau phải đến gặp giáo viên chủ nhiệm tại
trường. Tơi u cầu như thế bởi một lí do thật đơn giản. Phụ huynh không biết
người chịu trách nhiệm dạy dỡ con em mình là ai? Người đó như thế nào? Thì
làm sao nắm được kết quả học tập của con em mình?
Thơng qua phiên họp tơi đã làm các công việc sau:
Thông qua nội quy nhà trường.
Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh.
Thông báo về các khoản thu đầu năm (Tránh việc học sinh lợi dụng lấy tiến của
cha mẹ để đi chơi ).
Học sinh nộp các khoản thu bao nhiêu thì đều được gởi giấy báo về gia đình.


13


Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: Nhiệt tình - Có thời gian để giúp giáo viên
chủ nhiệm trong suốt năm học.
Lấy số điện thoại của phụ huynh để liên lạc và lấy chữ kí mẫu để tránh các
trường hợp học sinh thay mặt cha mẹ tự tiện làm đơn nghỉ học.
Sinh hoạt hàng tuần: Tiết sinh hoạt tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt lớp.
Tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra
những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng
phương hướng cho tuần tới.

Buổi sinh hoạt cuối tuần
Tiết sinh hoạt chủ nhiệm khơng nặng nề mà rất cần sự góp ý phê bình góp
ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là
làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Cho nên tôi thực hiện
nghiêm túc các hoạt động sau:
Hoạt động 1: Tự kiểm điểm (5 phút). Hoạt động này nhằm thể hiện tính tự giác,
tự phê bình của học sinh vì có ý thức được cái sai, cái xấu, cái có hại cũng có
nghĩa là học sinh biết được cái lỡi vi phạm từ đó có hướng khắc phục sửa chữa.
Hoạt động 2: Lớp trưởng tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh yếu của các tổ.
Tuyên dương những bạn có điểm tốt, làm việc tốt, phê bình những học sinh vi
phạm nội qui, mắc điểm xấu và nêu rõ hình thức kỉ luật (5 phút).
Hoạt động 3: Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (5 phút). Nêu ưu điểm: Ưu
điểm của lớp trong tuần vừa qua như các em đi học đầy đủ, trong lớp chú ý nghe
thầy cô giáo giảng bài, làm bài tập trước khi đến lớp. Trong tuần có 5 điểm tốt là
các em: Hương, Quỳnh, Anh, Thành, Tài. Nêu khuyết điểm: Một số em chưa
nghiêm túc học trong lớp đang cịn nói chuyện riêng như: Định, Tuấn, Hoàng,
Kỳ...Nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm, thi hành kỉ luật đối với từng học

sinh vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ mà nhắc nhở, khiển trách, cảnh cá…
Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch cho tuần tới (10 phút).
Nhắc lại nội quy, nêu kế hoạch của nhà trường, của Đồn Trường.
Phân cơng cụ thể (Có ghi chép cẩn thận).
Hoạt động 5: Giải đáp thắc mắc của học sinh (5 phút)

14


Giáo viên chủ nhiệm giải đáp những thắc mắc, xem xét những yêu cầu
của học sinh và có thể giải quyết nhu cầu cho các em nếu nhu cầu đó là chính
đáng.
Hoạt động 6: Mỡi tuần nói theo một chủ đề (15 phút):
Chia sẻ với học sinh: Tôi hỏi thăm trong gia đình em nào có sự kiện đặc biệt như
ốm đau, tai nạn, hiếu hỉ, mùa màng như thế nào,...
Biện pháp của giáo viên chủ nhiệm đối với tập thể lớp.
Để lớp đi vào nề nếp, chăm chú học tập, tham gia hoạt động tốt tôi đã bám
sát kế hoạch giảng dạy từng học kì, kế hoạch Đồn để đề ra kế hoạch hoạt động
cho lớp chủ nhiệm. Lớp tiến hành hoạt động theo sự quản lí và theo dõi của ban
cán sự lớp có sự kiểm tra đơn đốc của giáo viên chủ nhiệm. Ở mỗi tuần, mỗi
tháng tơi đều có lời khen đúng lúc cũng như kịp thời uốn nắn những hành vi sai
trái.
Việc làm này tôi thực hiện thường xun liên tục, kiên trì khơng hề bỏ qua
dù bất cứ lí do nào. Tơi ln ln giữ uy tín đối với học sinh, nói và làm luôn đi
đôi với nhau, việc làm phải tới nơi tới chốn. Là giáo viên chủ nhiệm cũng là
giáo viên dạy bộ mơn Tốn ở lớp, tơi ln ứng dụng phương pháp mới. Sử dụng
thường xuyên đồ dùng dạy học trực quan, đầu tư giáo án điện tử để thu hút học
sinh, tạo hứng thú học tập cho các em. Bởi giáo viên khơng có trình độ cao, kiến
thức rộng thì khó mà thành cơng trong cơng tác giáo dục.
Ngồi ra, tơi cịn sắp xếp thời gian để đọc nhiều tài liệu, thường xuyên

theo dõi thời sự, tin tức,… nhằm làm phong phú kiến thức cho bản thân từ đó
giúp cho việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Giáo viên chủ nhiệm phải là một người khéo léo, ứng xử và giao tiếp tốt.
Nghĩa là giáo viên phải có kĩ thuật sư phạm trong mọi tình huống, phải nhẹ
nhàng, tế nhị, phải tôn trọng danh dự của học sinh. Đến lớp giáo viên luôn tạo sự
vui vẻ lạc quan nhiệt tình khơng nên chán nản, b̀n rầu nhất là những chuyện
buồn của cá nhân ‘Riêng bản thân tôi, nếu tơi có chuyện cá nhân tơi cũng khơng
giấu kín mà sẵn sàng tâm tình với các em vì các em đã lớn, đã có thể hiểu được,
chia sẻ được, và khi được các em chia sẻ tơi càng nhanh chóng định hướng lại tư
tưởng của mình theo hướng lạc quan, tích cực khơng làm ảnh hưởng đến tinh
thần chung của lớpơ’’. Khi vào lớp phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự nhằm
tạo ấn tượng tốt đẹp cho học sinh cũng như phụ huynh học sinh vì muốn người
khác tơn trọng ta thì trước hết ta phải tơn trọng người, đặc biệt phải tơn trọng
chính mình.
Tóm lại giáo viên chủ nhiệm là đại diện cho quyền lợi chính đáng cho học
sinh, bảo vệ cho học sinh về mọi mặt một cách hợp lí. Giáo viên chủ nhiệm cịn
là cầu nối để phản ánh những tâm tư tình cảm nguyện vọng của học sinh đến với
Ban Giám Đốc nhà trường, giáo viên bộ mơn, gia đình và các đồn thể xã hội
khác. Để đạt được hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp ở TTGDNN-GDTX
Cẩm Thủy cần có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường cộng với ý thức trách nhiệm sự khéo léo tinh tế của giáo viên chủ
nhiệm.
15


2.3.4. Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng
giáo dục khác.
a. Phối hợp với gia đình học sinh
Thơng thường, ở bất kì một học sinh nào khi bị điểm xấu hoặc vi phạm
nội qui trường lớp thường về nhà sợ bị la rầy, thậm chí bị đánh đập nên các em

thường giấu cha giấu mẹ. Vì vậy tơi có kế hoạch thơng báo cho gia đình học
sinh biết kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, lao động,… Sau 3 tháng đầu mỡi
học kì, cuối học kỳ I và cuối học kỳ II cũng như cả năm. Và khi nhận được kết
quả từ giáo viên chủ nhiệm thì gia đình cũng kịp thời nắm bắt được tinh thần
học tập, hành vi của con em mình. Từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời.
Khi phối hợp với gia đình tơi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt
trong sử dụng các biện pháp và hình thức vì “Mười ngón tay có ngón ngắn ngón
dài” hồn cảnh gia đình khơng ai giống ai. Có gia đình có điều kiện kinh tế, có
thời gian ln quan tâm theo dõi sâu sát chuyện học tập của con em thậm chí là
ln đưa rước con cái đi học, theo dõi sách vở của các em hàng ngày. Nhưng
cũng có gia đình cha mẹ phải đầu tắt mặt tối đi sớm về khuya, họ khơng có thời
gian để quan tâm con cái, mặc dù ai cũng muốn con mình học giỏi, ngoan
ngoãn. Vậy làm thế nào để phụ huynh nào cũng nắm bắt kịp thời kết quả học tập
của con em mình? Đó cũng là điều tơi trăn trở, suy nghĩ. Từ đó tơi đi đến quyết
định: Mình phải thường xuyên liên hệ phối hợp với gia đình học sinh.
b. Phối hợp với các giáo viên bộ môn.
Để sự phối hợp này được nhịp nhàng đồng bộ tôi đã làm các công việc sau:
Thường xuyên thông báo trao đổi với giáo viên bộ mơn về tình hình học
tập của lớp, cũng như của từng học sinh, để giáo viên nắm bắt được khả năng
trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp. Tơi cịn đề nghị
giáo viên bộ mơn có kế hoạch phụ đạo thêm những em yếu kém giúp các em lấy
lại kiến thức căn bản. Tôi xin phép giáo viên bộ môn được dự giờ thăm lớp mình
để biết được thực lực từng mơn của các em như thế nào, từ đó đề ra biện pháp
giúp đỡ phù hợp. Còn với những tiết học chính khóa giáo viên bộ mơn cần
thường xun kiểm tra bài vở, gọi các em phát biểu ý kiến. Những câu trả lời
đúng giáo viên bộ môn tuyên dương hoặc là cộng điểm để các em có hứng thú
trong học tập và khơng cịn phải sợ bị gọi đến tên.
Đối với lớp tôi đề nghị các em mạnh dạn đóng góp ý kiến, nêu những trở
ngại trong các mơn học đối với giáo viên bộ môn. Các em không nên tự ti giấu
dốt, có vấn đề gì chưa rõ cứ nhờ giáo viên bộ môn giúp đỡ. Tôi luôn tạo mối

quan hệ gần gũi giữa học sinh với giáo viên bộ mơn bằng cách: Khun các em
phải biết kính trọng, quan tâm đến các thầy cô.
Tôi thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài của lớp rồi trao đổi cùng giáo
viên bộ môn về những nhận xét các tiết học. Tôi đề nghị giáo viên bộ môn ghi
thật cụ thể đúng người đúng tội để tránh tình trạng chung chung khơng biết xử lí
em nào.
Nhằm nắm bắt kịp thời tình hình học của các em tơi thường xun xem
và theo dõi sổ điểm của giáo viên bộ môn để xem qua điểm số của các bài kiểm
16


tra thường xuyên và bài kiểm tra giữa kì, cuối kì. Với cách làm này tơi sẽ nắm
bắt được kết quả học tập của từng em và thông báo về gia đình để gia đình cùng
nhà trường có biện pháp giáo dục tích cực. Theo tơi nghĩ khơng nên để các em
mất kiến thức cơ bản mà phải điều chỉnh kịp thời đúng lúc bởi thông thường khi
đã mất kiến thức cơ bản mơn nào rời thì các em sẽ chán học mơn đó thậm chí
khơng có cảm tình ngay với giáo viên phụ trách bộ mơn đó.
c. Phối hợp với Đoàn thanh niên.
Ngoài việc các em học tập kiến thức văn hóa thì việc các em tham gia các
hoạt động của Đồn là điều tất nhiên đó là các hoạt đông như thể dục thể thao,
văn nghệ, hoạt động ngoại khóa, thanh niên tình nguyện.... Thơng qua những
hoạt động của Đoàn, các em sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người
học sinh cần có như là: Tình đồn kêt, lịng nhân ái, tinh thần cầu tiến...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
2.4.1.Kết quả đạt được.
Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của Ban
Giám Đốc, tất cả các thầy cô trong nhà trường cũng như sự cộng tác nhịp nhàng
ăn ý của phụ huynh học sinh. Tôi đã đạt được kết quả khả quan học sinh biết
vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập
thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt

sau một năm học lớp 10B được sự tin tưởng thương yêu của tất cả các thầy cô,
thầy cô nào cũng hào hứng khi bước vào lớp giảng dạy. Riêng bản thân tơi được
phụ huynh tín nhiệm, đờng nghiệp tin u.
Kết quả cuối năm học 2020-2021 đạt được như sau:
1. Nhóm gia đình có hồn cảnh khó khăn như em Nguyễn Hải Dương, em
Lê Thị Quỳnh Hương, em Bàn Thanh Trường, em Cao Văn Tài, em Lê Như
Quỳnh. Đối với các em này đã đi đầy đủ hơn, có ý thức phấn đấu học tập cao
hơn, số tiền tuy ít ỏi nhưng các gia đình đã sử dụng vào việc mua sách vở, đồ
dùng học tập, quần áo cho các em. Kết quả là có một em đạt học lực loại giỏi,
hai em đạt học lực loại khá.
2. Nhóm các em học sinh cá biệt như em Hà Xuân Đức, em Nguyễn Đức
Định, em Trần Đức Giang, em Bùi Văn Long, em Nguyễn Hoàng Vũ. Đối với
các em này tâm lý các em ổn định hơn và chuyên tâm vào việc học tập. Đã có
hai em học lực loại khá.
3. Nhóm học sinh có tâm sinh lý khơng ổn định như em Nguyễn Anh
Đào ,em Đinh Ngọc Anh, em Nguyễn Đức Định...Các em này đã bớt nói chuyện
riêng trong lớp, khơng cịn trêu gẹo các bạn nữa, thậm chí cịn hay dơ tay phát
biểu xây dựng bài. Kết quả là có ba em đạt học lực loại khá.
4. Nhóm học sinh có học lực yếu như em Nguyễn Đình Nam, em Bùi Văn
Long, em Lê Anh Tuấn, em Mai Nam Anh, em Phạm Ngọc Ưng, Cao Văn
Bình...Đối với nhóm học sinh này thì thực hiện bạn học khá kèm bạn học yếu
đôi bạn cùng tiến nên các em đã vươn lên đạt học lực trung bình.
Kết quả chung về học lực và hạnh kiểm
Học lực:
17


Giỏi
1


Khá

2,94%

8

Trung bình

23,53%

25

73,53%

Yếu
0

Kém

0%

0

0%

Hạnh kiểm
Tốt
25

73,53%


Khá
9

26,47%

Yếu

Trung bình
0

0%

0

0%

2.4.2. Bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được
cho tôi ngày hôm nay. Tôi rút ra được các kinh nghiệm sau:
Giáo viên chủ nhiệm cần có lịng nhiệt tình tính chịu khó, năng động sáng
tạo nhất là thực sự yêu mến quan tâm đến học sinh như chính con em mình.
Đúng như ơng cha ta đã nói: “Trờng cây gì thu được quả đó”. Vâng! Chúng ta
hãy cởi mở tâm hờn mình với mọi người, với các em. Hãy yêu thương các em
bằng chính trái tim của người anh, người chị, người cha, người mẹ, lúc đó ta
hiểu được các em cần gì? Ước mơ gì?
Người giáo viên cần phải nắm và am hiểu sự phát triển tâm sinh lí của học
sinh lớp mình chủ nhiệm nói riêng và của học sinh TT.GDNN-GDTX Cẩm Thủy
nói chung để có biện pháp giáo dục, mỡi con người đều có hồn cảnh, có tâm sự,
có tình cảm, tính tình khác nhau cho nên việc am hiểu các em và tìm biện pháp

giáo dục thích hợp quả là khơng đơn giản. Nó vốn đã khó với một giáo viên lại
càng khó hơn đối với một giáo viên chủ nhiệm. Nhưng càng đắng cay bao nhiêu
thì thành quả lại càng ngọt ngào và đáng trân trọng bấy nhiêu.
Người giáo viên phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng toàn vẹn
từ nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng
xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. Để
trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tôi luôn quan niệm: Phải sống
cho trong sạch dù có nghèo về vật chất nhưng ln giàu có về mặt tâm hờn, tình
cảm và mỡi ngày sẽ là một sự tiến bộ hơn hoàn thiện hơn.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phải
thực sự am hiểu nắm bắt sâu sát, chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và
Nhà nước trong thời kì đổi mới. Chính lí tưởng và lịng u nghề mến trẻ sẽ là
nghị lực niềm tin để người giáo viên vững bước trong sự nghiệp giáo dục mà
mình đã theo đuổi.
Giáo viên cần phải không ngừng học tập, trau dời chun mơn, phải có
tay nghề cao. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của công tác chủ
nhiệm vì: “Để cung cấp cho người học một hạt nhỏ hào quang kiến thức thì
người thầy giáo phải cố gắng một biển cả ánh sáng.”
18


3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Tóm lại, để làm tốt cơng tác chủ nhiệm, địi hỏi người giáo viên chủ
nhiệm không chỉ phải là một giáo viên dạy tốt mơn học văn hố, phải quan tâm
đến chất lượng hai mặt giáo dục là học lực và hạnh kiểm của học sinh (là vấn đề
trọng tâm) mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị đạo
đức, thẩm mỹ, thể chất,…Do vậy, theo tôi, hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối
là người giáo viên chủ nhiệm lớp đó là “cái tài” của một nhà tâm lí và “cái tâm”
của một nhà giáo dục. Khi kết hợp nhuần nhuyễn, hoà quyện hai yếu tố này thì

người giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng đã có thể
làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và hơn thế làm thăng
hoa nhân cách của mình trong lịng bao thế hệ đờng nghiệp và học trị u dấu.
3.2. Kiến nghị
Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỡ lực và kiên trì của mỡi giáo
viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng
đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ
lượng,… chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành cơng trong cơng tác giáo dục
học sinh lớp mình phụ trách. Nói cách khác nhà giáo là một con người trí tuệ,
đức độ giàu lịng nhân ái khoan dung có vai trò như là người cha, người mẹ
đúng như câu nói: “Cha mẹ cho hình hài vóc dáng cịn thầy cô cho các em kiến
thức, nhân nghĩa để các em có thể vững bước trên con đường đời đầy chơng gai
thử thách”.
Đề nghị Ban Giám Đốc phổ biến sáng kiến kinh nghiệm này trong các
buổi sinh hoạt để các giáo viên chủ nhiệm khác cùng học hỏi lẫn nhau, đúc kết
kinh nghiệm để đề tài hoàn thiện hơn.
Đề nghị Sở giáo dục và đào tạo có kế hoạch nhân rộng mơ hình này cho
các Trung tâm GDNN - GDTX khác cùng nghiên cứu thực hiện.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đờng giáo dục nhà trường cũng như
của tất cả các quý thầy cô. Và đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác chủ
nhiệm lớp để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Cẩm Thủy, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến


Mai Thị Thương

19



×