Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 VỀ BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.31 KB, 22 trang )

ÔN THI VÀO THPT
NGỮ VĂN 9
ĐỀ LUYỆN
VỀ BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ”

Giáo viên: Nguyễn Thị Loan
Trường THCS Trần Mai Ninh, Thành phố Thanh Hoá


Đề số 1:
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vơ tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
(Trích ”Ánh trăng” – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ và nêu ý nghĩa của các từ láy đó.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.
Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình
bày suy nghĩ của em về lịng vị tha.
Câu 2 (5,0 điểm). 
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình đồng chí của
những người lính trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp.
Bằng hiểu bết của em về bài thơ “Đồng chí” hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.


Đề số 1:



GỢI Ý GIẢI ĐỀ.

I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
Câu 2: Các từ láy: vành vạnh, phăng phắc
+ Vành vạnh: sự tròn đầy, vẹn nguyên -> trăng (con người năm xưa) vẫn
nghĩa tình, thủy chung trọn vẹn.
+ phăng phắc: chỉ sự im lặng -> trăng (con người năm xưa) khơng một lời
trách cứ, gợi tấm lịng bao dung mà vẫn nghiêm khắc.
Câu 3:
Nội dung của đoạn thơ: Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa
nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng
phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người
lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của
nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận,
ăn năn day dứt, làm đẹp con người.


Đề số 1:
I.

GỢI Ý GIẢI ĐỀ.

ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Câu 4:
Bài thơ từ sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời
người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu, qua đó

nhắc nhở em cũng như bạn đọc chúng ta phải có một thái độ sống “ Uống
nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với q khứ. Đó là đạo lí truyền thống
tốt đẹp của dân tộc mà chúng ta cần gìn giữ, trân trọng. Nhớ quên là lẽ
thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm để hoàn thiện chính
mình.


II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo kết cấu đoạn văn NLXH với dung lượng 200 chữ như sau:
Dàn ý tham khảo
1. Dẫn dắt nêu vấn đề.
2. Giải thích:
- Vị tha là gì ? Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, khơng ích kỷ, khơng vì riêng
mình, khơng mưu lợi cá nhân, xuất phát từ trái tim biết yêu thương đồng loại.
- Biểu hiện:
+ Trong cơng việc, một con người có được đức tính này ln đặt lợi ích tập thể lên
trên tư lợi cá nhân, không lười biếng, ỷ lại hay tránh né, đùn đẩy trách nhiệm.
+ Trong quan hệ với mọi người, họ ln vui vẻ, hịa nhã, biết đồng cảm sẻ chia và
sẵn lòng thứ tha cho lỗi lầm của kẻ khác.


II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Dàn ý tham khảo
3. Bàn luận:
- Lòng vị tha giữ một vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống con người:
+ Nó giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn, giữ được cảm tình, sự
tơn trọng từ những người xung quanh.
+ Lòng vị tha cũng kéo người gần lại với nhau hơn, góp phần kiến tạo một xã hội
lành mạnh và bác ái, nơi độc ác mưu toan khơng cịn chỗ đứng.

4. Mở rộng:
- Sống vị tha không đồng nghĩa với việc nuông chiều, dung túng những thói hư tật
xấu ...
- Phê phán những người thiếu lịng vị tha, ích kỉ, hẹp hịi, toan tính nhỏ mọn…
5. Bài học nhận thức hành động (liên hệ bản thân)
- Mỗi chúng ta hãy học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác cũng như
chính bản thân mình, để lịng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời
đẹp đẽ, hạnh phúc hơn.


Đề số 1:
GỢI Ý:
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 2 (5,0 điểm):
Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài
Cách 1: Giới thiệu đơi nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”.
+ “Đồng chí” là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp.
+ Bài thơ đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình đồng chí của những người lính
trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp.
Cách 2: 
- Trong suốt những năm tháng chiến đấu khốc liệt, giữa những người lính chiến đã hình
thành một thứ tình cảm hết sức đặc biệt và thiêng liêng ấy là tình đồng chí.
- Và thứ tình cảm ấy đã được Chính Hữu xây dựng một cách rất giản dị, hồn nhiên và cũng
đầy xúc cảm qua bài thơ “Đồng chí”.


II. Thân bài


* Tác giả:
- Chính Hữu (1926-2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh
Hà Tĩnh, gia nhập vào Trung đồn Thủ đơ năm 1946, cuộc đời của ông trải dọc suốt
chiều dài của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Các sáng tác của ông chủ yếu viết về đề tài chiến tranh và người lính, thơ của
Chính Hữu bộc lộ được những cảm xúc chân thành mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình
ảnh và giọng điệu phong phú.
* Tác phẩm:
- “Đồng chí” (1948), in trong tập “Đầu súng trăng treo” là tác phẩm đã đánh dấu tên
tuổi của Chính Hữu trong thi đàn Việt Nam.
- Nhan đề "Đồng chí" xét về nghĩa đen là những người có cùng chí hướng lý tưởng,
ngồi ra cịn là sự khám phá ngợi ca một tình cảm thiêng liêng sâu nặng của một
người lính Cách mạng.


II. Thân bài

* Phân tích:
- Cơ sở của tình đồng chí (7 câu thơ đầu):
+ Cùng xuất thân là nơng dân, đến từ những làng quê nghèo khó đất đai khơ cằn.
+ Có chung lý tưởng cách mạng, lịng u nước, tinh thần tự tơn dân tộc hịa trong
khơng khí cách mạng thời đại, người nông dân đứng lên làm chủ đất nước.
+ Chung một nhiệm vụ chiến đấu, chung nhau một cuộc đời quân ngũ, chung một
hoàn cảnh sinh hoạt, từ đó dẫn đến sự sẻ chia ấm áp.
- Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội (10 câu thơ tiếp):
+ Thấu hiểu lẫn nhau, cả về những mối bận lòng, cả về nỗi nhớ quê hương và cả ý
chí kiên cường mãnh liệt.
+ Sự đồng cam cộng khổ, trong những năm tháng chiến đấu, dẫu có khó khăn
nhưng vẫn kề vai sát cánh, lạc quan trước chiến tranh khắc nghiệt.
+ Tình yêu thương, khao khát được gắn kết, chiến đấu cùng nhau, lấy tinh thần để

bù đắp cho những thiếu thốn vật chất => Tình đồng chí vững bền.


II. Thân bài

* Phân tích:
- Ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí (3 câu thơ cuối):
+ Giữa không gian, thời gian khắc nghiệt, đối diện với trận chiến khốc liệt sắp bắt
đầu nhưng người lính chiến vẫn ung dung, điềm tĩnh, luôn ở thế chủ động.
+ Hình ảnh "đầu súng trăng treo" mang nhiều sức gợi: Súng là biểu tượng của chiến
tranh, của người lính, trăng lại là biểu tượng của hịa bình, của sự lãng mạn thi vị.
+ Vầng trăng còn đại diện cho vẻ đẹp sáng trong của tình đồng chí, cũng là vẻ đẹp
tâm hồn của những người lính chiến, của nhân dân Việt Nam.
3. Kết bài:
- “Đồng chí” của Chính Hữu đã khám phá và ngợi ca một tình cảm đẹp giữa những
người lính chiến ấy là tình đồng chí, đồng đội, qua đó xây dựng thành cơng hình
tượng người lính thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.
- Nghệ thuật nổi bật là lối miêu tả chân thực, tự nhiên giàu sức gợi, từ ngữ hình ảnh
cũng rất dung dị nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ tự nhiên cảm xúc dồn
nén chân thành.


Đề bổ sung 1 (NLVH): Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”
của Chính Hữu.
Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài
- Tác giả: Chính Hữu là nhà thơ quân đội, tham gia cả hai cuộc k/c chống Pháp và
chống Mĩ. Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén,
ngơn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
- Tác phẩm: “Đồng chí” là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của

cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Nội dung vấn đề: Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí cao
đẹp.


II. Thân bài

- Những người lính xuất thân từ nơng dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn
đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.
- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng
gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa
quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính.
-Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở
những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách
vai”, “quần có vài mảnh vá”, với "chân khơng giày". Đói, rét, gian khổ khắc nghiệt đã
khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét: “miệng cười buốt giá”, ”sốt run
người”, ”vừng trán ướt mồ hôi”.


II. Thân bài

- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc
+ Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ
người ra lính”, niềm thương “gian nhà khơng”, qua ý thức về cảnh ngộ“quê hương
anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
+ Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo
sơn, gắn bó với lịng u thương giữa những con người cùng cảnh ngộ,cùng chung
lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng
đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức
mạnh để vượt qua gian lao thử thách.

III. Kết bài:
- Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được
Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách
mạng.
- Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ
trong đời thường, được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân
thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.


Đề bổ sung 2 (NLVH):
Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân khơng giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(“Đồng chí” – Chính Hữu)


Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài
-  Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
-  Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngơn
ngữ hàm súc, cơ đọng, giàu hình ảnh.
-  “Đồng chí” là một trong những tác phẩm thành cơng của Chính Hữu. Bài thơ diễn tả thật

sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến, được biểu hiện rõ
nét nhất ở đoạn thơ:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
…Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
II. Thân bài:
1. Nêu khái quát về cơ sở nảy sinh tình đồng chí của những người lính (ở 7 câu thơ đầu)


II. Thân bài: Phân tích:

2.  Phân tch đoạn thơ:
2.1. Tình đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi niềm của nhau:
-  Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội
mình:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Căn nhà khơng mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
-  Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng
nương, gian nhà, giếng nước gốc đa…Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khốt của người
lính.
-  Tuy nhiên, sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngồi mặt trận, họ vẫn hình
dung thấy gian nhà khơng đang lung lay trong gió nơi q nhà xa xơi. Nói “Giếng nước gốc đa
nhớ người ra lính” nhưng thực ra chính là nói nỗi nhớ của tiền tuyến gửi về hậu phương.


II. Thân bài: Phân tích:

2.2.  Tình đồng chí cịn là sự đồng cam cộng khổ, cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn
của cuộc đời người lính:
Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh

.....................................................
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
-  Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện
lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày…
-  Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết được sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ:
người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hơi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người, biết được cảm
giác “miệng cười buốt giá”: trời lạnh, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn.
-  Thế nhưng, những người lính vẫn cười trong gian lao bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng
đội “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lịng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân
khơng giày” và thời tiết “buốt giá”. Sức mạnh của tình đồng đội đã truyền cho họ niềm tin, động lực để
giúp họ vượt qua tất cả, đẩy lùi khó khăn, gian khổ.
- Trong đoạn thơ, “anh” và “tơi” ln đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ. Có khi đi sóng
đơi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.


II. Thân bài: Phân tích:

III. Kết bài: Đánh giá
-  Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, bút pháp tả thực, lời thơ giản dị, mộc mạc, cơ
đọng; hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa…
-  Qua đây khắc họa chân thực mà sinh động tình đồng chí gắn bó keo sơn của những lính vệ
quốc trong những ngày đầu kháng chiến, đồng thời thể hiện tài năng của tác giả.


Đề bổ sung 3 (NLVH)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!''
( Đồng chí – Chính Hữu)
Từ đó, liên hệ với một khổ thơ khác để thấy được vẻ đẹp của người lính cách mạng
Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.


Đề bổ sung 1 (NLVH)
DÀN Ý (tham khảo)
I. Mở bài.
- Giới thiệu đôi nét về đề tài chiến tranh, người lính trong thơ ca: Đây là đề tài quen
thuộc đã đi vào thơ ca của rất nhiều các tác giả tiêu biểu.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hoàn cảnh lịch sử. chủ đề, ý chính 7 dịng thơ
-Trích thơ:
II. Thân bài: Phân tích cảm nhận.
1. Ý khái quát: 7 câu thơ mở đầu là cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Cùng chung cảnh ngộ xuất thân:
+ Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với biết bao nỗi gian lao vất vả.
Nhưng nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ sẵn sàng ra đi và nhanh chóng có
mặt trong đồn qn chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
+ Chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở
cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.


Đề bổ sung 1 (NLVH)
DÀN Ý (tham khảo)
II. Thân bài: Phân tích cảm nhận.
- Chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu:
+ “Tự phương trời” họ về đây đứng trong cùng đội ngũ vì có một lí tưởng chung, cùng

một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
+ Hình ảnh: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng” và “đầu” là hình ảnh đẹp, mang
ý nghĩa tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹp.
- Chung khó khăn thiếu thốn: Chính trong những ngày thiếu thốn, khó khăn ấy từ “xa
lạ” họ đã trở thành tri kỉ của nhau. Vất vả nguy nan đã gắn kết những người đồng chí
khiến họ trở thành người bạn tâm giao gắn bó “đơi tri kỉ”.
- “Đồng chí” được đặt thành cả một dòng thơ ngắn gọn mà ngân vang, giản dị mà
thiêng liêng. Khơng cịn anh, cũng chẳng cịn tơi, họ đã trở thành một khối đồn kết,
thống nhất gắn bó... Dịng thơ vẻn vẹn có 2 chữ như chất chứa, dồn nén bao cảm xúc
sâu xa từ sáu câu thơ trước và khởi đầu cho những suy nghĩ tiếp theo.


Đề bổ sung 1 (NLVH)
DÀN Ý (tham khảo)
2. Đánh giá tổng hợp: Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
- ND: Tình đồng chí của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh
ngộ và lí tưởng chiến đấu à góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của
những người lính trong thời kỳ đầu chống Pháp.
-NT: Thể thơ tự do linh hoạt, các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu,
chân thực, ngơn ngữ cơ đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm...
3. Liên hệ: với một khổ thơ (Có thể lấy 1 khổ trong bài “BTVTĐXKK”: “những chiếc xe
từ trong bom rơi...nghĩa là gia đình đấy” hoặc ngoài SGK (bài “Nhớ” của Hồng
Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu) -> khẳng định vẻ đẹp tình đồng chí của những người
lính cách mạng, hình tượng đẹp trong thơ ca kháng chiến...
III. Kết bài:
- Vẻ đẹp của người lính cách mạng Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và
Mỹ...
- Tuổi trẻ hôm nay...




×