Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.66 KB, 133 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------





KHỔNG THỊ KIM LIÊN





NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH HUYỆN BÌNH LIÊU VÀ
THỊ XÃ CẨM PHẢ CỦA TỈNH QUẢNG NINH








LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ












THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------




KHỔNG THỊ KIM LIÊN




NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH HUYỆN BÌNH LIÊU VÀ
THỊ XÃ CẨM PHẢ CỦA TỈNH QUẢNG NINH


Chuyên ngành: NGÔN NGỮ
Mã số: 60 22 01






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ





Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG






THÁI NGUYÊN – 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC

Mục lục .......................................................................................................... i
Mở đầu .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu ................................................... 4
5. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 6

6. Bố cục luận văn .......................................................................................... 7
Chƣơng 1: Những cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học....... 8
1.1. Khái quát sơ lược về lịch sử nghiên cứu địa danh .................................... 8
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới .............................................. 8
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam .............................................. 9
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Quảng Ninh ........................................ 10
1.2. Khái niệm về địa danh và địa danh học ................................................. 11
1.3. Phân loại địa danh ................................................................................. 13
1.4. Các phương pháp và phương diện nghiên cứu ....................................... 15
1.5. Những nét cơ bản về địa danh Quảng Ninh và địa danh B. Liêu, C. Phả ......... 16
1.5.1. Giới thiệu chung về địa danh Quảng Ninh .......................................... 16
1.5.1.1. Về địa lý .......................................................................................... 16
1.5.1.2. Về lịch sử ........................................................................................ 18
1.5.1.3. Về văn hoá ....................................................................................... 19
1.5.1.4. Về dân cư ........................................................................................ 20
1.5.1.5. Về ngôn ngữ .................................................................................... 22
1.5.2. Vài nét về lịch sử, địa lý của các địa bàn nghiên cứu .......................... 23
1.5.2.1. Thị xã Cẩm Phả ............................................................................... 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
1.5.2.2. Huyện Bình Liêu ............................................................................. 25
1.6. Tiểu kết ................................................................................................. 27
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh huyện Bình Liêu và thị xã
Cẩm Phả ..................................................................................................... 29
2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ....................................................... 29
2.1.1. Khái niệm về phức thể địa danh .......................................................... 29
2.1.2. Kết quả điều tra địa danh huyện Bình Liêu và Cẩm Phả ..................... 30
2.1.3. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả ............ 32

2.2. Thành tố chung ...................................................................................... 34
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 34
2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả ..... 35
2.2.3. Sự chuyển hoá của thành tố chung ...................................................... 36
2.2.3.1. Sự chuyển hoá thành tố chung ở địa danh Bình Liêu ....................... 36
2.2.3.2. Sự chuyển hoá thành tố chung ở địa danh Cẩm Phả ......................... 37
2.3. Thành tố riêng (tên riêng) ...................................................................... 38
2.3.1. Đặc điểm chung .................................................................................. 38
2.3.2. Cấu trúc thành tố riêng trong địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả......... 39
2.3.2.1. Số lượng yếu tố trong thành tố riêng của Bình Liêu ......................... 39
2.3.2.2. Số lượng yếu tố trong thành tố riêng của Cẩm Phả .......................... 40
2.4. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả .......................... 41
2.4.1. Nhận xét khái quát về các kiểu cấu tạo địa danh ................................. 42
2.4.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Bình Liêu ........................................... 43
2.4.2.1. Đặc điểm cấu tạo ............................................................................. 43
2.4.2.2. Đặc điểm nguồn gốc ........................................................................ 48
2.4.3. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Cẩm Phả ............................................ 49
2.4.3.1. Đặc điểm cấu tạo ............................................................................. 49
2.4.3.2. Đặc điểm nguồn gốc ........................................................................ 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
2.5. Các phương thức định danh trong địa danh của Bình Liêu và Cẩm Phả ............. 54
2.5.1. Khái quát chung.................................................................................. 54
2.5.2. Khái niệm phương thức địa danh ........................................................ 56
2.5.3. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả .... 57
2.5.3.1. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu ..................... 58
2.5.3.2. Các phương thức định danh trong địa danh Cẩm Phả....................... 64
2.6. Tiểu kết ................................................................................................. 70

Chƣơng 3: So sánh địa danh Bình Liêu và địa danh Cẩm Phả ............... 73
3.1. Khái quát chung .................................................................................... 73
3.2. So sánh đặc điểm cấu tạo ....................................................................... 74
3.2.1. Về số lượng địa danh .......................................................................... 74
3.2.2. Về đặc điểm cấu tạo địa danh ............................................................. 75
3.2.2.1. Về thành tố chung và thành tố riêng ................................................ 75
3.2.2.2. Về cấu tạo đơn và cấu tạo phức ....................................................... 77
3.2.3. Về nguồn gốc địa danh ....................................................................... 81
3.3. So sánh về phương thức định danh ........................................................ 83
3.3.1. Phương thức cấu tạo mới .................................................................... 84
3.3.2. Phương thức chuyển hoá .................................................................... 85
3.3.3. Phương thức vay mượn....................................................................... 87
3.4. So sánh về văn hoá - ngôn ngữ trong địa danh Quảng Ninh ................... 88
3.4.1. Khái niệm văn hoá .............................................................................. 88
3.4.2. Ngôn ngữ trong quan hệ với văn hoá .................................................. 89
3.4.3. Khái quát về văn hoá Bình Liêu và Cẩm Phả ...................................... 90
3.4.4. Các thành tố địa danh và đặc trưng văn hoá ........................................ 91
3.4.4.1. Thành tố chung, tổng loại ................................................................ 91
3.4.4.2. Thành tố riêng, biệt loại ................................................................... 93
3.5. So sánh địa danh và các loại hình văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả...... 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
3.5.1. Địa danh và văn hoá vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả ........................ 96
3.5.2. Địa danh và văn hoá phi vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả .................. 97
3.5.3. Địa danh và sự đa dạng văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả .................. 98
3.6. Một số địa danh gắn với lịch sử, văn hoá ............................................. 104
3.6.1. Địa danh đền Cửa Ông ..................................................................... 104
3.6.2. Địa danh đình Lục Nà ....................................................................... 106

3.6.3. Địa danh phường Cửa Ông ............................................................... 108
3.7. Tiểu kết ............................................................................................... 110
Kết luận ..................................................................................................... 112
Bài báo của tác giả đã đƣợc công bố có liên quan đến luận văn ............ 116
Tƣ liệu tham khảo .................................................................................... 117
Phụ lục ...................................................................................................... 121







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Hà
Quang Năng, người thầy đã tận tâm, hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Trong quá trình làm luận văn, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy giáo dạy Cao học Ngôn ngữ khoá 15 đặc biệt là TS. Hoàng Cao
Cương, PGS. TS Nguyễn Văn Phúc, cùng Ban giám hiệu trường THPT Lê
Quý Đôn và các quý cơ quan, ban ngành của huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm
Phả. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, Ban giám hiệu nhà trường và các
quý cơ quan.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
khoa Sau Đại học, các cô giáo ở thư viện trường đã giúp tôi tư liệu và kiến
thức để tôi hoàn thành luận văn.

Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp và
các bạn học đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học và làm
luận văn.
Quảng Ninh, ngày 25 tháng 9 năm 2009
Tác giả


Khổng Thị Kim Liên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Địa danh là một trong những mảng đề tài còn nhiều mới mẻ nên
chưa thực sự được đào sâu nghiên cứu ở nhiều phương diện,vì thế chúng thu
hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bởi vì khi đi tìm hiểu về
địa danh của một vùng đất nào đó không chỉ cho chúng ta hiểu một cách cụ
thể về vùng đất, con người, nền văn hoá nơi ấy... mà còn cho chúng ta hiểu
thêm về vấn đề ngôn ngữ qua cách sử dụng từ vựng để gọi tên các sự vật, hiện
tượng và cơ chế định danh của sự vật, hiện tượng ấy.
1.2. Địa danh là những đơn vị được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ giống
như từ nhưng lại có ưu thế hơn từ về nội dung ngữ nghĩa, sắc thái biểu đạt,
biểu cảm và sự tồn tại lâu bền của chúng trong lòng cộng đồng dân cư kể cả
khi chúng bị thay đổi, biến mất bởi hầu hết các địa danh khi xuất hiện đều có
nguồn gốc, lý do. Chính vì thế địa danh là một kho ''dữ liệu'' vô cùng phong
phú cần được khai thác.

1.3. Bất cứ địa danh nào cũng đều mang bóng dáng về vùng đất và con
người nơi đó. Chính vì thế mỗi địa danh đều luôn có sự liên quan chặt chẽ đến
lịch sử, văn hoá, địa lý, dân cư...của vùng đất ấy. Ngoài ra, địa danh còn ghi
dấu ấn đậm nét về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư
dân ở một vùng đất. Do đó, nghiên cứu địa danh cũng là một cách bổ trợ thêm
kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử.
1.4. Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong phương
thức gọi tên, có thể một vùng đất có nhiều tên gọi khác nhau, trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu địa danh sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử phát
triển của một vùng đất, làm sáng rõ sự ảnh hưởng và tác động của những nhân
tố bên ngoài vào cách đặt tên: đặc điểm văn hoá, sự thiên di, tiếp xúc, hoà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
trộn giữa các dân tộc về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán... Mặt khác,
địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn (nhất là địa danh hành chính) thường
là sản phẩm của một chế độ nhất định. Chúng được đặt tên theo những quan
điểm, chính sách, ý tưởng của chính quyền hoặc dân chúng thời đó. Nếu một
vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống thì nơi đó sẽ có sự phong phú về ngôn
ngữ. Sự phong phú này sẽ được dân tộc đó thể hiện rõ trong các địa danh nơi
họ sinh sống. Ngoài ra, mỗi địa danh được hình thành trong một hoàn cảnh
văn hoá, lịch sử nhất định và những địa danh này chắc chắn sẽ còn lưu giữ
mãi về sau.Tất cả những điều trên cho thấy địa danh có thể trở thành ''linh hồn
bất tử'' đối với mỗi con người.
1.5. Quảng Ninh là một trong những khu kinh tế phát triển của đất nước
bởi nó nằm trong tam giác kinh tế mạnh (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn là khu du lịch nổi tiếng với rất nhiều danh lam
thắng cảnh đẹp đặc biệt có vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, Quảng Ninh còn là mảnh đất lịch sử với dòng

sông Bạch Đằng ghi dấu lịch sử, với đệ tứ chiến khu Đông Triều... Không
những thế, Quảng Ninh còn có sự đa dạng về địa hình: không chỉ có biển với
hàng nghìn hòn, đảo, vịnh, bến... mà có cả vùng núi đá, vùng đồi núi và đồng
bằng. Quảng Ninh còn là mảnh đất cư trú của nhiều dân tộc thiểu số như: Tày,
Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan... Những điều kiện đó đã tạo nên sự đa
dạng, phức tạp về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh ở
các điạ danh nơi đây.
1.6. Một điều khác biệt mà không phải địa phương nào cũng có đó là ở
Quảng Ninh có sự phân vùng, sự khác biệt rõ rệt giữa hai vùng Miền Đông và
Miền Tây về địa hình, dân tộc, kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập
quán...Nếu như thị xã Cẩm Phả là vùng đồng bằng thì huyện Bình Liêu là
vùng miền núi. Nếu như huyện Bình Liêu chỉ có sông, suối mà không có biển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
thì thị xã Cẩm Phả lại có bờ biển chạy dọc theo thị xã với nhiều hòn, đảo lớn
nhỏ. Huyện Bình Liêu là miền núi cao nên dân tộc thiểu số (đặc biệt là dân
tộc Tày) chiếm đa số trong dân cư, chi phối trực tiếp đến đời sống, văn hoá,
kinh tế và địa danh của địa phương này. Ngược lại, thị xã Cẩm Phả dân tộc
Kinh chiếm số lượng lớn và có ảnh hưởng trực tiếp về nhiều mặt ở mảnh đất
này. Vì thế, kinh tế, văn hoá, đời sống sinh hoạt của người dân thị xã Cẩm
Phả cao hơn, khác biệt hơn rất nhiều so với huyện Bình Liêu. Do đó, luận văn
này chúng tôi đã chọn huyện Bình Liêu (đại diện cho vùng Miền Đông) và thị
xã Cẩm Phả (đại diện cho vùng Miền Tây ) thuộc tỉnh Quảng Ninh làm đối
tượng để khảo sát, nghiên cứu, so sánh trong luận văn của mình.Từ đó, chỉ ra
sự khác biệt sâu sắc trong cách đặt tên, cơ chế định danh, đặc điểm cấu tạo địa
danh và sự tri nhận về lịch sử, văn hoá, con người, sự vật, hiện tượng, văn hoá
giữa hai vùng miền này.
2. môc ®Ých nghiªn cøu

Luận văn này là sự thể nghiệm lần đầu trong nghiên cứu địa danh ở
Quảng Ninh. Dựa trên kết quả khảo sát các đặc điểm về cấu tạo, phương thức
định danh, ý nghĩa, nguồn gốc, văn hoá...để so sánh sự khác biệt của hai địa
phương Bình Liêu và Cẩm Phả. Qua đó, khẳng định thêm giá trị, vị trí, vai trò
và mối quan hệ hữu cơ giữa địa danh học với từ vựng học, ngữ âm học; giữa
địa danh học với địa lý học, lịch sử học, văn hoá học...Từ kết quả này sẽ phần
nào giúp cho các nhà khoa học có thêm cơ sở khi nghiên cứu về từ vựng,
ngôn ngữ, văn hoá...của tiếng Việt nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng.
3. ®èi t-îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu
3.1. Luận văn này lấy đối tượng nghiên cứu là địa danh (địa danh tự
nhiên và địa danh nhân văn) ở khu vực huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả,
khảo sát những đặc điểm chính của địa danh về cấu tạo, phương thức định
danh, nguồn gốc và sự khác biệt giữa hai địa danh trên.Trong khả năng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
mình, chúng tôi cố gắng khái quát một cách đầy đủ và trung thực nhất về các
khía cạnh của địa danh ở hai khu vực Bình Liêu và Cẩm Phả. Kết quả
nghiên cứu địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả sẽ góp phần vào việc hệ
thống hoá các phương pháp nghiên cứu địa danh ở Quảng Ninh nói riêng
và Việt Nam nói chung.
3.2. Thông qua kết quả thông kê, khảo sát địa danh của hai khu vực
Bình Liêu và Cẩm Phả, tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm địa danh Bình Liêu và
Cẩm Phả về các phương diện: cấu tạo, nguồn gốc, phương thức định danh,
văn hoá, lịch sử...Tập trung nghiên cứu sâu một số địa danh nổi tiếng của
Bình Liêu và Cẩm Phả để làm sáng rõ những đặc điểm ngữ nghĩa và đặc
trưng ngôn ngữ -văn hoá, lịch sử được thể hiện trong địa danh. Bên cạnh đó,
trong chừng mực nhất định, chúng tôi có so sánh về sự đồng nhất và khác biệt
trong các đặc điểm cấu tạo, cách định danh về những đặc điểm văn hoá, lịch

sử...thể hiện ở các địa danh, làm cơ sở cho việc xác định mối quan hệ giữa
văn hoá tộc người với cách định danh qua các địa danh.
4. ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu vµ t- liÖu NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có được tư liệu một cách đầy đủ và trung thực về địa danh ở Bình
Liêu và Cẩm Phả, chúng tôi đã sưu tầm và tập hợp các tên gọi của đối tượng
được phân bố rộng trong địa danh hành chính, địa danh thiên nhiên, địa danh
nhân văn và một số địa danh khác.
a. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: điều
tra điền dã, thống kê định lượng, so sánh - đối chiếu, so sánh - lịch sử, văn
hoá, phân tích - tổng hợp...Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là
phân tích - tổng hợp số liệu và tư liệu để lý giải các vấn đề liên quan, từ đó
đưa ra các phân tích, nhận định, đánh giá và kết luận theo các mục đích
nghiên cứu đã đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
b. Trong quá trình phân tích giá trị nội dung, ngữ nghĩa; giá trị biểu đạt,
biểu cảm ở các địa danh thì ngoài phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học
luận văn còn sử dụng thêm các phương pháp khác như: phương pháp ngữ âm
học- so sánh lịch sử ; phương pháp địa lý- ngôn ngữ học (phương ngữ học)
để xác định vùng phân bố của các thành tố chung; phương pháp nghiên cứu
của từ vựng học (phần ý nghĩa và cấu tạo từ) được vận dụng trong lý giải các
phương thức định danh và phương pháp ngôn ngữ học xã hội để tìm hiểu
nguồn gốc, xuất xứ của các địa danh đặc biệt là một số địa danh nổi tiếng.
c. Tiến trình nghiên cứu của luận văn sẽ đi từ những vấn đề cơ bản của
lý thuyết địa danh như: khái niệm địa danh và địa danh học, thống kê, phân
loại địa danh, tìm hiểu miêu tả các đặc điểm về mặt cấu tạo, nguồn gốc, các
phương thức định danh và ý nghĩa về mặt ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử của các

địa danh nghiên cứu, từ đó rút ra nhận xét hay kết luận. Có thể đi theo hướng
từ qui nạp đến diễn dịch hoặc ngược lại hay đi từ quá khứ đến hiện tại hoặc
từ hiện tại trở ngược về quá khứ sẽ được vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng
mục đích nghiên cứu.
4.2. Tƣ liệu nghiên cứu
a. Để có được những kết quả nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác
về địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các cứ
liệu từ những nguồn sau: tư liệu điều tra điền dã ở huyện Bình Liêu và thị xã
Cẩm Phả, đây là tư liệu chủ yếu và quan trọng nhất; tư liệu viết (sách, báo,
các công trình nghiên cứu về dân tộc, văn hoá, lịch sử, địa lý, tôn giáo, phonh
tục tập quán và các số liệu thống kê của một số cơ quan nhà nước như sở Văn
hóa thông tin, sở Địa chính, UBND huyện và tỉnh...vv.
b. Sau khi khảo sát, thu thập tư liệu, chúng tôi tiến hành xử lý, sắp xếp,
thống kê, phân loại địa danh như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
- Loại hình địa danh tự nhiên (ví dụ: đồi, núi, đảo, hòn... thuộc sơn
danh; sông, hồ, suối, vịnh... thuộc thuỷ danh).
- Loại hình địa danh hành chính (ví dụ: huyện, thị xã, thôn, bản, khu phố...).
- Loại hình địa danh nhân văn (ví dụ: đường phố, cầu, đập, mỏ...;
đình, chùa, đền...).
Sự phân loại địa danh theo đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc, sự
thay đổi tên gọi địa danh này là cơ sở so sánh về sự đồng nhất và khác biệt về
địa danh giữa hai huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả để phục vụ cho các mục
đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
5. nh÷ng ®ãng gãp cña luËn v¨n
5.1. Cung cấp một bức tranh toàn diện, có hệ thống về các địa danh ở
huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đây là hai địa

phương mang những nét đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá của vùng
miền Đông và miền Tây của tỉnh.
5.2. Nghiên cứu địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả là công trình đầu
tiên khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, so sánh một cách đầy đủ, toàn
diện và hệ thống về các phương diện: cấu tạo, nguồn gốc, phương thức định
danh, ngôn ngữ ,văn hoá, lịch sử và ý nghĩa các địa danh ở huyện Bình Liêu
và thị xã Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh. Luận văn này đã đi sâu nghiên cứu
sự gắn kết giữa địa danh với ngôn ngữ văn hoá.Từ đó, làm sáng rõ hơn bản
chất của từ qua những đặc trưng ngôn ngữ, văn hoá của địa danh.Với sự đóng
góp nhỏ này, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào giúp thêm cho các nhà ngôn ngữ
học khi đi nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt.
5.3. Thông qua việc tìm hiểu cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc biến đổi và sự
khác biệt trong cách định danh giữa hai vùng miền Đông và miền Tây, bước
đầu tìm hiểu, lý giải sự ảnh hưởng của địa lý, lịch sử, dân tộc, phong tục tập
quán và ngôn ngữ đối với địa danh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
5.4. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung thêm tư liệu
cho ngành nghiên cứu lịch sử, văn hoá, du lịch của Quảng Ninh nói riêng
cũng như việc nghiên cứu địa danh Việt Nam nói chung. Đồng thời kết quả
nghiên cứu này sẽ góp phần giúp Quảng Ninh phát triển văn hoá, du lịch cũng
như việc sử dụng làm tư liệu tham khảo bổ ích trong việc giảng dạy văn hoá,
dân tộc, lịch sử và giáo dục việc giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống về bản
sắc văn hoá dân tộc trong nhà trường, trong huyện, thị xã và trong tỉnh.
6. bè côc luËn v¨n
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học.

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả.
Chương 3: So sánh địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
CHƢƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC

1.1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh được phát triển từ rất lâu trên thế
giới. Sự phát triển này không phải chỉ được nhắc nhiều ở các nước phương
Tây mà ngay ở phương Đông, đặc biệt Trung Quốc, một nước liền kề với
chúng ta, địa danh cũng được quan tâm từ rất sớm như: đầu đời Đông Hán
(32- 92 sau công nguyên), Ban Cố đã ghi chép được hơn 4.000 loại địa danh,
trong đó một số địa danh đã giải thích được tên gọi, nguồn gốc và ý nghĩa,
trong Thuỷ Kinh Chú sớ của Lịch Đạo Nguyên đời Bắc Nguỵ (380- 535) đã
chép hơn 2 vạn địa danh, số được giải thích ngữ nguyên là trên 2300 [15].
Theo tài liệu của Trung Quốc, ở các nước phương Tây, bộ môn địa
danh học được chính thức nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX. Năm 1872, J.J.Eghi
(Thuỵ Sĩ) viết Địa danh học và năm 1903, J.W.Nagl (người Áo) cũng cho ra
đời tác phẩm Địa danh học. Những tác phẩm này bước đầu mới chỉ chú trọng
vào việc khảo chứng nguồn gốc địa danh.
Đến thế kỷ XX, việc nghiên cứu địa danh được quan tâm, chú trọng và
phát triển một cách sâu rộng. Các nhà nghiên cứu về địa danh không chỉ thuần
tuý đi tìm hiểu nguồn gốc địa danh mà còn đi tìm hiểu sự gắn kết giữa địa
danh với lịch sử, địa lý, ngôn ngữ...
Đầu tiên phải kể đến cuốn Átlát ngôn ngữ Pháp của J.Gllie'non, ông đã
nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lý học. Tiếp theo là cuốn

Nguồn gốc và sự phát triển địa danh của A.Dauzat (người Pháp) viết vào năm
1926 đã đề xuất phương pháp văn hoá địa lý học để nghiên cứu các lớp niên
đại của địa danh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Đặc biệt vào năm 1960, các nhà địa danh học ở Liên Xô đã cho ra đời
hàng loạt các công trình nghiên cứu về địa danh. Chẳng hạn như:
E.M.Murrzaev với cuốn Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học
(1964) và A.V.Superanxkaia với cuốn Địa danh là gì (1984) đã cùng quan
tâm đến vấn đề khuynh hướng chung. Tác giả Iu.A.Kapenco (1964) lại đi
nghiên cứu địa danh về mặt đồng đại và N.V.Podonxkaia trong phân tích, lý
giải địa danh mang những thông tin gì cũng đã góp thêm những ý kiến cho sự
nghiên cứu địa danh đi sâu vào bản chất bên trong của đối tượng.
Những công trình nghiên cứu địa danh thế giới ở các quốc gia khác
nhau đã góp phần minh chứng sự phong phú, đa dạng cũng như những vấn đề
nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Chẳng hạn, Ch.Rostainy (1965) với Lesnoms de Lieux đã nêu ra hai
nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu
tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức
ngữ âm học địa phương. Đây là một chuyên khảo bổ sung thêm cho vấn đề
mà A.I.Popov đã nghiên cứu trước đó [15], [25], [27].
1.1.2. Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu địa danh cũng được quan tâm từ
rất sớm. Theo các tài liệu Tiền Hán thư, Dư địa chí, Hậu Hán thư, Tấn thư thì
trong thời kỳ Bắc thuộc có đề cập đến địa danh ở Việt Nam. Các tài liệu này
đều do người Hán viết để phục vụ trực tiếp cho cuộc xâm lược nước ta của
chúng. Sau thời kỳ Bắc thuộc, đặc biệt từ thế kỷ XV trở đi, việc nghiên cứu
địa danh mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện. Trong thời gian
này, địa danh mới chỉ được các tác giả thu thập, tìm hiểu về nguồn gốc và ý

nghĩa. Đó là một số cuốn sách sau: Dư địa chí của nguyễn Trãi (1435), Lịch
triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Phương Đình dư địa chí
của Nguyễn Văn Siêu (1900), Ô Châu cận lục của Dương Văn An (1977)...
[2], [15], [25]. Đặc biệt phải nhắc đến Lê Quí Đôn, vì ông là một nhà nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
cứu rất tâm huyết với vấn đề địa danh của Việt Nam. Điều này được khẳng
dịnh rõ trong hai công trình Phủ biên tạp lục và Kiến văn tiểu lục của ông.
Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam thực sự có bước tiến đáng kể
từ năm 1960 trở đi. Với công trình Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông
Nam Á qua một vài tên sông của Hoàng Thị Châu (1964) được xem như công
trình đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn
ngôn ngữ học.
Tiếp theo là Lê Trung Hoa với Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh
(1991) đã đưa những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho sự phân tích và chỉ ra các
đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa, ... về địa danh của thành phố Hồ Chí
Minh. Đến năm 1996, Nguyễn Kiên Trường với luận án PTS Những đặc điểm
chính về địa danh Hải Phòng đã bổ sung thêm những vấn đề lý thuyết mà Lê
Trung Hoa đã đưa ra trước đó. Ngoài ra, luận án của ông còn mang nhiều nét
mới đó là đã có sự so sánh giữa địa danh Hải Phòng với địa danh của các
vùng khác về đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc ... Kế đến là các nghiên
cứu của Nguyễn Văn Âu [3], Lê Hồng Chương [13], Phạm Xuân Đạm [15],
Từ Thu Mai [27], Hoàng Hải Đường [18], Hà Thị Hồng [25]...lần lượt ra đời.
Những công trình nghiên cứu này đều có những đóng góp to lớn về vấn đề địa
danh học dưới góc nhìn ngôn ngữ học.
Để tạo được chỗ đứng vững cho ngành địa danh học như những
ngành nghiên cứu khác và cũng là để tạo thêm tư liệu tham khảo bổ ích
cho những nhà nghiên cứu liên quan đến địa danh, ngoài những công

trình nghiên cứu đã nêu ở trên còn phải kể đến một số công trình ra đời
dưới dạng từ điển địa danh, dư địa chí của một số địa phương, địa danh
lịch sử văn hoá, sổ tay địa danh...
1.1.3. Địa danh Quảng Ninh là đề tài nghiên cứu còn nhiều mới mẻ,
hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu địa danh Quảng Ninh dưới góc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
độ ngôn ngữ học mà chỉ có hai công trình tiêu biểu trong đó một công trình
mang tính thống kê Địa danh Quảng Ninh (1996), một công trình mang tính
tổng hợp Địa chí Quảng Ninh (2002) và một số sách viết về lịch sử đảng
bộ của các huyện, thị xã, thành phố. Vì thế, chúng tôi hy vọng luận văn
này sẽ đóng góp thêm một phần nhỏ những gì còn thiếu về địa danh của
Quảng Ninh.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC
Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng có những điểm riêng biệt về
địa lý, lịch sử của nước mình. Mỗi nước có hệ thống tên gọi riêng về tên
người, địa lý...Đặc biệt là địa lý thì hoàn toàn khác biệt (tên gọi địa lý hay còn
gọi là địa danh), bởi mỗi nước, mỗi vùng có những cách đặt tên mang tính đặc
trưng. Vì vậy, địa danh rất phong phú và đa dạng.
Địa danh Toponima hay Toponoma được dịch là "tên gọi vị trí" là thuật
ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp.Tuy nhiên, lý giải một cách đầy đủ và
chính xác khái niệm địa danh là gì không hề đơn giản. Nếu hiểu theo lối chiết
tự thì "địa danh" là tên đất. Cách hiểu này mang tính bó hẹp phạm vi của địa
danh. Bởi địa danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lý gắn với từng
vùng đất cụ thể mà còn có thể là tên gọi đối tượng địa lý cư trú sinh sống (địa
danh hành chính), hay các công trình do con người xây dựng (địa danh nhân
văn), hoặc đối tượng địa hình thiên nhiên (địa danh thiên nhiên).
Địa danh nói riêng và từ nói chung đều nằm trong kho từ vựng của một

ngôn ngữ.Vì thế, nó được sử dụng và chịu sự tác động của các quy tắc ngôn
ngữ về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
Hiện nay trong giới nghiên cứu địa danh vẫn chưa có sự thống nhất
nhau về khái niệm địa danh. Địa danh được giải thích một cách dễ hiểu và
ngắn gọn nhất trong hai cuốn từ điển: Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh giải
thích "Địa danh là tên gọi các miền đất", còn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Phê chủ biên lại coi "Địa danh là tên đất, tên địa phương ". Gần với cách hiểu
này, Nguyễn Văn Âu cũng quan niệm địa danh là "tên gọi các địa phương hay
tên gọi địa lý ". Định nghĩa một cách đầy đủ hơn, bao quát hơn sau khi trình
bày hàng loạt các vấn đề liên quan đến địa danh, A.V.Supêranskaia trong
cuốn Địa danh là gì đã viết như sau: "Địa danh học - đó là một chuyên ngành
của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu về lịch sử hình thành, thay đổi và chức
năng của các tên gọi địa lí. Thành tố lịch sử trong địa danh học là bắt buộc"
[35, tr. 3].
Còn nhiều cách định nghĩa khác có thể lý giải rõ ràng hơn về địa danh.
Ở đây có thể chia làm hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất nghiêng về nghiên
cứu địa danh gắn với địa lý - văn hoá. Nguyễn Văn Âu đại diện cho quan
điểm này cho rằng: "Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc... hay
là tên các địa phương, các dân tộc " [3, tr. 15]. Quan điểm thứ hai nghiêng về
nghiên cứu địa danh theo góc độ ngôn ngữ học. Đại diện cho quan điểm này
là Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai, Phạm Xuân Đạm.
Lê Trung Hoa quan niệm: "Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định
được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng,
các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ" [22, tr. 15].
Nguyễn Kiên Trường cũng khẳng định: "Địa danh là tên riêng của các
đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất "

[41, tr. 16].
Từ Thu Mai cho rằng: "Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các
đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt trái đất " [27, tr. 21].
Phạm Xuân Đạm đưa ra định nghĩa về địa danh và địa danh học như
sau: "Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt được định ra để đánh dấu vị trí, xác
lập tên gọi các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn. Địa danh học là
một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống địa danh về các mặt:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
nguồn gốc, cấu trúc, ý nghĩa, sự chuyển hoá, biến đổi, các phương thức
định danh [15, tr. 12].
Như vậy, trừ định nghĩa của Nguyễn Văn Âu, các định nghĩa còn lại
đều nêu rất cụ thể về những vấn đề liên quan đến địa danh. Tuy nhiên mỗi
định nghĩa vẫn có nét riêng.
Định nghĩa địa danh của Phạm Xuân Đạm vừa mang tính kế thừa
những người đi trước vừa có tính tiến bộ khi nhấn mạnh hơn vào chức năng
và đối tượng của địa danh. Lê Trung Hoa mặc dù đã gắn địa danh với ngôn
ngữ nhưng thiên về tính lý thuyết và việc chỉ ra phạm vi của định nghĩa, cách
phân loại các địa danh. Còn Nguyễn Kiên Trường, trong định nghĩa của mình
đã nêu giới hạn phạm vi của địa danh "...có vị trí xác định trên bề mặt trái đất
" [41]. Cũng giống như Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường chia địa danh
thành từng loại nhỏ. Ngoài ra, ông còn tiến hành phân loại theo nguồn gốc,
chức năng của địa danh. Từ Thu Mai khẳng định, khi phân tích định nghĩa địa
danh cần chú ý đến những vấn đề nội tại trong bản thân định nghĩa [25].
Trong 4 định nghĩa nằm trong quan điểm thứ hai, theo chúng tôi, định
nghĩa của Phạm Xuân Đạm là chuẩn xác hơn cả bởi định nghĩa này nhấn
mạnh đủ các đối tượng và đặc điểm chức năng của địa danh. Chính vì thế,
chúng tôi hiểu địa danh theo quan niệm của Phạm Xuân Đạm và trong quá

trình nghiên cứu địa danh Quảng Ninh, chúng tôi cũng đi theo hướng này.
Qua tất cả những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi hiểu địa danh như
sau: Địa danh là từ hoặc cụm từ chuyên dùng vào việc đặt tên các đối tượng
địa lý tự nhiên và nhân văn. Mỗi địa danh có thời gian tồn tại khác nhau và
địa danh thường gần gũi với con người, thực vật, động vật...
1.3. PHÂN LOẠI ĐỊA DANH
Qua tất cả các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy một điều: hiện
nay chưa có sự thống nhất trong cách phân loại địa danh giữa các nhà nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
cứu. Điều này không chỉ xảy ra với các nhà nghiên cứu địa danh trên thế giới
mà còn xảy ra với các nhà nghiên cứu địa danh ở Việt Nam.
Ở Nga, các nhà địa danh học G. P. Smolicnaja và M. V. Gorbanevskij
chia địa danh làm 4 loại: Phương danh (tên các địa phương); Sơn danh ( tên
núi, đồi, gò...); Thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao, đầm, vịnh, vũng...); Phố
danh (tên các đối tượng trong thành phố ). Còn A.V.Supêranskaia lại chia địa
danh thành 7 loại: Phương danh, thuỷ danh, sơn danh, phố danh, viên danh
(tên các quảng trường ), lộ danh, đạo danh ( tên các đường giao thông trên
đất, dưới đất, trên nước, trên không) [35].
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu chia địa danh thành 2 loại: Địa danh tự
nhiên và địa danh kinh tế - xã hội với 7 kiểu: Thuỷ danh, lâm danh, sơn danh,
làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia và 12 dạng: Sông ngòi, hồ đầm,
đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông- trảng, làng - xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh,
thành phố, quốc gia...[3, tr. 38]. C¸ch phân loại này của tác giả dễ thống kê,
phân loại nhưng hơi tỉ mỉ, chi tiết, tính khái quát chưa cao.
Lê Trung Hoa phân loại địa danh dựa theo hai tiêu chí: Tự nhiên và
không tự nhiên. Trong địa danh không tự nhiên (địa danh nhân tạo) tác giả lại
chia thành ba loại nhỏ: Địa danh chỉ các công trình xây dựng; Địa danh chỉ

các đơn vị hành chính; Địa danh chỉ các vùng. Cách chia này khá hợp lý và
khoa học bởi một phần do tác giả đã căn cứ vào nguồn gốc để phân loại địa
danh [22].
Trên cơ sở vận dụng cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa, trong
luận án của mình, Nguyễn Kiên Trường đã mở rộng thêm một tiêu chí phân
loại khác đó là: Phân loại địa danh theo đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn;
Phân loại địa danh theo chức năng giao tiếp; phân loại địa danh theo nguồn
gốc ngữ nguyên [41].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Chúng tôi cũng vận dụng cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa và
Nguyễn Kiên Trường vào trong cách phân loại điạ danh của mình. Điều này
được thể hiện rõ ở chương 2 và 3 của luận văn.
1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG DIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
Từ khi địa danh được quan tâm và đưa vào nghiên cứu, các nhà địa
danh học đã xây dựng nên phương pháp nghiên cứu địa danh. A.V.
Supêranskaia cho rằng: cần phải nghiên cứu địa danh bằng phương pháp tổng
hợp, lấy phương pháp ngôn ngữ học là chính, vận dụng các phương pháp bổ
trợ của lịch sử học, địa lí học, khảo cổ học, nhân chủng và dân tộc học...[35].
Đúng vậy, khi nghiên cứu địa danh đòi hỏi chúng ta phải có sự kết hợp
giữa các phương pháp. Phương pháp ngôn ngữ học giúp chúng ta xác định
chính xác hơn mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa của địa danh và có sự so sánh
giữa các vùng. Phương pháp nghiên cứu địa lý giúp xác định đối tượng và vị
trí của các đối tượng địa lý... Phương pháp nghiên cứu lịch sử giúp xác định
tính đồng đại và lịch đại của địa danh. Đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
lịch sử của địa danh cũng như vùng đất đó qua một số sự kiện lịch sử: di dân,
di cư, chiến tranh, văn hoá, ngôn ngữ, kinh tế.
Có thể khẳng định, địa danh được phát triển dựa trên 3 ngành khoa học

cơ bản : ngôn ngữ học, lịch sử, địa lí; bên cạnh đó, địa danh còn tham khảo
thêm các tài liệu của ngành văn hoá, khảo cổ, du lịch... Vì thế, không ai đi
nghiên cứu địa danh chỉ bằng một phương pháp [41].
Theo cách hiểu thông thường, địa danh bao gồm các đối tượng địa lí tự
nhiên và nhân văn được xác định có vị trí nằm trên bề mặt trái đất hoặc ở
ngoài trái đất. Như vậy, phạm vi của địa danh rất rộng và đương nhiên đối
tượng nghiên cứu của địa danh cũng phải rộng. Nhắc đến địa danh là nhắc đến
hàng loạt các tên gọi: tên đất, tên dân tộc, tên các đơn vị hành chính, tên các
tổ chức chính trị - xã hội, tên các doanh nghiệp, tên các loài thực vật, động
vật, tên các núi, đồi, sông, suối...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Trong cuốn Địa danh là gì A.V.Supêranskaia cũng có nêu tên gọi của
một số đối tượng sau: tên gọi của các đối tượng địa lí; tên gọi các công trình
do con người xây dựng; tên gọi của những điểm dân cư; tên gọi các công trình
nội đô [35, tr. 33- 54].
Bộ môn khoa học nghiên cứu về tên gọi được gọi là danh học. Địa danh
học cũng là một bộ môn trong danh học và là một bộ môn ngôn ngữ học
chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa, sự thay đổi tên gọi,
phân bố địa danh.
Như vậy, khi nghiên cứu về địa danh cần phải thực hiện các bước sau:
- Thông kê, phân loại địa danh.
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo.
- Tìm hiểu các phương thức định danh của địa danh (quá trình tạo ra
địa danh).
- Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của địa danh.
- Tìm hiểu ngữ nghĩa của địa danh.
- Tìm hiểu về sự nảy sinh và tiêu biến cũng như sự phân bố của địa

danh qua mọi không gian và thời gian.
- So sánh, đối chiếu để tìm ra sự đồng nhất và khác biệt giữa các địa
danh của các tộc người, các tỉnh, thành và các quốc gia.
- Chuẩn hoá các địa danh.
Trong quá trình thực hiện, các nhà địa danh học có thể chia nhỏ vấn đề
ra nữa để tiện cho việc nghiên cứu.
1.5. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ ĐỊA DANH QUẢNG NINH VÀ ĐỊA DANH
BÌNH LIÊU , CẨM PHẢ
1.5.1. Giới thiệu chung về địa danh Quảng Ninh
1.5.1.1. Về địa lí
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam. Có một câu
thơ rất hay khái quát về chiều dài đất nước "Từ mũi Cà Mau đến địa đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Móng Cái". Quảng Ninh vừa có phần đất liền vừa có vùng hải đảo với hàng
nghìn hòn đảo lớn nhỏ trên biển. Phía bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa, với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang. Phía tây và tây nam giáp
tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Phía đông giáp với vịnh Bắc Bộ.
Địa giới Quảng Ninh trải rộng từ 106
0
26' đến 108
0
33' kinh độ đông và
từ 20
0
40' đến 22
0
40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi dài nhất là 195

km
2
,

bề dọc từ bắc xuống nam, nơi dài nhất là 102 km
2
.
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên là 5.900 km
2
, gồm 2 thành phố (Hạ
Long, Móng Cái), 2 thị xã (Cẩm Phả, Uông Bí) và 10 huyện (Đông Triều,
Yên Hưng, Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm
Hà, Hải Hà), 130 xã, 43 phường, 11 thị trấn.
Địa hình Quảng Ninh là địa hình miền núi thuộc vùng Đông Bắc nhưng
có đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, ven biển và hệ thống đảo và thềm
lục địa. Đây vừa là khó khăn nhưng cũng là thuận lợi cho tỉnh Quảng Ninh
phát triển kinh tế, du lịch, thương mại. Đồi và núi thấp là bộ phận quan trọng
chiếm 80% diện tích, đồng bằng 18%, còn lại là diện tích đồi núi đá vôi, hải
đảo. Trong các vùng đồi và núi thấp thì nơi thấp nhất là 300m, nơi cao nhất là
1330m. Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ, được bồi đắp bởi phù sa các sông,
suối trong tỉnh và sông Thái Bình. Nối tiếp phần đồng bằng là các bãi sú
vẹt có diện tích khá rộng. Biển và bờ biển là dạng địa hình đặc trưng của
tỉnh. Trên biển có vịnh Hạ Long - thắng cảnh đẹp nổi tiếng và có 2077 hòn
đảo lớn nhỏ.
Quảng Ninh là tỉnh biên giới ở vùng Đông Bắc, lại nằm trong cánh
cung Đông Triều nên khí hậu Quảng Ninh vừa có những đặc điểm chung của
khí hậu miền Bắc vừa mang nét riêng của tỉnh, đó là nhiệt độ mùa đông
thường thấp hơn các tỉnh khác do chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa
đông bắc.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Ngoài biển ra, Quảng Ninh còn có hệ thống sông lớn nhỏ và 72 hồ, đập
đã tạo nên sự đa dạng cho địa hình của tỉnh.
Quảng Ninh có rất nhiều khoáng sản đặc biệt là than có trữ lượng bằng
90% trữ lượng cả nước. Hệ thống giao thông bộ, thuỷ rất phát triển. Đường
biển thuận tiện cho giao thông trong nước và quốc tế với các cảng lớn như
Cửa Ông, Cái Lân. Điều này đã tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, du
lịch và sự giao lưu văn hoá, ngôn ngữ [13], [30].
1.5.1.2. Về lịch sử
Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, thời Hùng Vương (2.622 năm),
vùng Quảng Ninh thuộc bộ Ninh Hải, nước Văn Lang.
Trong thời kì Bắc thuộc - thời nhà Hán, Quảng Ninh thuộc quận Giao
Chỉ, đến thời Tiền Lý và nhà Triệu, vùng Quảng Ninh thuộc quận Hải Ninh
của nước Vạn Xuân.
Từ thế kỷ X trở đi, nhất là từ thời Ngô, Đinh - Tiền Lê, các triều đại đã
quan tâm đến hệ thống hành chính một cách có bài bản. Đời nhà Đinh chia
nước thành 10 đạo. Đến đời nhà Tiền Lê đổi đạo làm lộ, phủ, châu. Vùng
Quảng Ninh thuộc lộ Triều Dương, vùng Đông Triều thuộc lộ Nam Sách
Giang. Từ đời nhà Lý đến đời nhà nhà Hồ lộ Triều Dương lần lượt được đổi
thành châu Vĩnh An, lộ Hải Đông, lộ An Bang, lộ phủ Tân An, châu Tĩnh An.
Đến đời nhà Lê, vào năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Lê Thái Tổ
chia nước thành 5 đạo, Quảng Ninh thuộc Đông đạo. Đến năm Quang Thuận
thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông đã thay đổi lại, chia nước ta thành 12 đạo thừa
tuyên và một phủ Trung Đô, Quảng Ninh thuộc đạo thừa tuyên An Bang. Đến
thời Hậu Lê, trấn An Bang đổi thành trấn An Quảng, rồi lại thành Yên Quảng.
Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đã đổi trấn Yên Quảng thành trấn Quảng
Yên. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), đổi trấn Quảng Yên thành tỉnh
Quảng Yên.Tiếp theo đến năm 1906 (Thành Thái năm thứ 18), phủ toàn

×