Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tai lieu lich su 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.08 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN HAI</b>


<b>LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX</b>
<b>CHƯƠNG I</b>


<b>BÀI 13</b>


<b>VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY</b>
<b>1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam</b>


<b>-</b> Cách đây 30 – 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống. Các bằng chứng về
khảo cổ học đã chứng minh điều này: răng hóa thạch và các cơng cụ đá ghè đẻo thơ sơ mà
các nhà khảo cổ học tìm thấy ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước…


<b>-</b> Đặc điểm của Người tối cổ: sống thành từng bầy, săn bắt thú rừng và hái lượm để sinh
sống.


<b>2. Sự hình thành và phát triển của Cơng xã thị tộc</b>
<i><b>a) Sự hình thành Cơng xã thị tộc</b></i>


<b>-</b> Sau một q trình dài phát triển và tiến hóa, Người tối cổ đã chuyển hóa thành Người tinh
khơn. Đó là dấu tích mà các nhà khảo khổ học đã tìm thấy tại các di tích văn hóa Ngườm (Võ
Nhai – Thái Ngun), Sơn Vi (Lâm Thao – Phú Thọ).


<b>-</b> Chủ nhân của văn hóa Sơn Vi cư trú trong các hang động, mái đá ngồi trời, ven bờ sơng,
suối, trên một địa bàn khá rộng: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Trị. Họ sống thành các thị tộc. Công cụ lao động của họ là những hòn đá
được ghè đẽo.


<b>-</b> Hoạt động kinh tế: săn bắt, hái lượm là hoạt động chủ đạo.
<i><b>b) Sự phát triển của Cơng xã thị tộc</b></i>



<b>-</b> Sau nền văn hóa Sơn Vi, ở Hịa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước
Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích của văn hóa sơ kì đá mới, cách ngày nay
khoảng 6000 – 12000 năm.


<b>-</b> Tổ chức xã hội: cư dân Hịa Bình, Bắc Sơn hợp thành các thị tộc, bộ lạc. Họ đã sống định
cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.


<b>-</b> Hoạt động kinh tế: săn bắt, hái lượm là nguồn sống chính của cư dân Hịa Bình, Bắc Sơn.
Ngồi ra họ cịn biết đến các loại rau, củ, cây ăn quả.


<b>-</b> Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hịa Bình, Bắc Sơn cũng được nâng cao thêm.
<b>-</b> Cuộc “Cách mạng đá mới”: Cách ngày nay khoảng 5000 – 6000 năm, con người đã biết sử
dụng kĩ thuật cưa khoan đá và làm đồ gốm bằng bàn xoay. Phần lớn các thị tộc đã biết sử
dụng cuốc đá trong nông nghiệp trồng lúa.


<b>-</b> Công cụ được cải tiến đã làm tăng năng suất lao động. Việc trao đổi sản phẩm giũa các bộ
lạc được đẩy mạnh. Nhờ vậy, cuộc sống con người cũng được ổn định và cải thiện. Đời sống
tinh thần được nâng cao. Địa bàn cư trú của con người cũng được mở rộng hơn trước.


<b>-</b> Cuộc “Cách mạng đá mới” đã tạo tiền đề cho sự ra đời thuật luyện kim và nông nghiệp
trồng lúa nước.


<b>3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước</b>


<b>-</b> Cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm, các bộ lạc trên đất nước ta, trên cơ sở trình độ
phát triển cao của kĩ thuật chế tác đá, làm gốm đã biết khai thác, sử dụng nguyên liệu đồng và
thuật luyện kim để chế tạo công cụ lao động và các vật dụng trong cuộc sống. Nghề trồng lúa
nước trở nên phổ biến.



<b>-</b> Các bộ lạc Phùng Nguyên làm nông nghiệp trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các
thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu là bằng đá. Họ làm đồ gốm bằng bàn xoay, biết xe
chỉ, dệt vải, chăn nuôi gia súc gia cầm như trâu, bị, lợn, gà. Trong các di chỉ của văn hóa
Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng.


<b>-</b> Các bộ lạc ở vùng châu thổ sơng Mã (Thanh Hóa), sơng Cả (Nghệ An) cũng đã tiến đến
thời đại sơ kì đồng thao. Hoạt động kinh tế của cư dân chủ yếu là nghề nơng. Bên cạnh đó có
các nghề thủ cơng làm đá, làm gốm. Ở các di tích, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy các hiện vật
bằng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

khí, cách ngày nay chừng 3000 – 4000 năm. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh
là nông nghiệp trồng lúa. Ngồi ra họ cịn dệt vải, làm gốm và làm đồ trang sức.


<b>-</b> Ở lưu vực sông Đồng Nai (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương,
Long An…), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số di tích thuộc thời đại đồ đồng.
Cư dân văn hóa sơng Đồng Nai làm nơng nghiệp trồng lúa nước và các cây lương thực khác.
Ngoài ra, họ còn làm nghề khai thác sản vật rừng, săn bắn, làm nghề thủ công.


<b>-</b> Như vậy, cách ngày nay khoàng 3000 – 4000 năm, các bộ lạc sinh sống trên các vùng
miền khác nhau của Việt Nam đã bước vào thời đại kim khí. Đó chình là cơ sở, tiền đề làm
cho xã hội nguyên thủy ở nước ta chuyển sang thời đại dựng nước đầu tiên.


<b>Bài tập:</b>


<i>* Lập niên biểu về các nền văn hóa nêu trên?</i>
<b>Bài 14</b>


<b>CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM</b>
<b>1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc</b>



<i><b>a) Quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc</b></i>


<b>-</b> Sự chuyển biến của nền kinh tế: với các công cụ lao động bằng đồng thao phổ biến và bắt
đầu có công cụ bắng sắt. Nền nồng nghiệp trồng lúa nước với việc dùng cày và sức kéo của
trâu bò khá phổ biến. Đã có sự phân cơng lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
<b>-</b> Sự chuyển biến xã hội: từ sự chuyển biến trong nền kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa giàu
nghèo ngày càng rõ rệt. Cùng với sự phân hóa xã hội là sự tan rã của các Công xã thị tộc và
sự ra đời của công xã nông thôn


<i><b>b) Tổ chức nhà nước Văn Lang – Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai:</b></i>


<i><b>-</b></i> Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An
Dương Vương. Giúp việc cho vua có Lạc Hầu, Lạc Tướng. cả nước chia làm 15 bộ, do Lạc
Tướng đứng đầu. Dưới bộ là các xóm, làng do Bồ Chính (già làng) cai quản.


<i><b>-</b></i> Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về lãnh thổ so với nhà nước Văn Lang, có qn đội
mạnh, vũ khí tốt và thành Cổ Loa kiên cố. Nhờ đó, nhân dân Âu Lạc đã tiến hành kháng
chiến chống ngoại xâm thắng lợi.


<i><b>c) Kết cấu xã hội Văn Lang – Âu Lạc gồm có các tầng lớp:</b><b> vua, quý tộc, dân tự do và nơ</b></i>
tì.


<b>-</b> Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có đời sống vật chất tinh thần khá phong phú: ăn gạo nếp, gạo
tẻ, khoai, sắn, ở nhà sàn, có tục nhuộm răng đen, ăn trầu. Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.
<b>-</b> Tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng có
cơng với nước, với làng.


<b>2. Quốc gia cổ Cham-pa</b>


<b>-</b> Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành trên cơ sở của văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực đồng


bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.


<b>-</b> Thời gian: cuối thế kỉ II, nước Lâm Ấp ra đời sau cuộc khởi nghĩa do Khu Liên lãnh đạo
giành thắng lợi.


<b>-</b> Lãnh thổ của nước Lâm Ấp về sau được mở rộng đến sơng Gianh (Quảng Bình) ở phía
Bắc, đến sơng Dinh (Bình Thuận) ở phía Nam và đổi tên nước là Cham-pa, kinh đơ ban đầu
đóng ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu – Quảng Nam). Sau đó rời đến In-đra-pu-ra (Đồng Dương –
Quảng Nam) rồi đến Vi-giay-a (Chà Bàn – Bình Định).


<b>-</b> Cham-pa theo chế độ chuyên chế cổ đại*, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế,
tôn giáo.


<b>-</b> Hoạt động kinh tế của cư dân Cham-pa: chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, sử dụng cơng cụ
bằng sắt và sức kéo của trâu bị. Ngồi nơng nghiệp, họ cịn có các nghề thủ cơng và khai
thác lâm thổ sản. Nhiều cơng trình xây dựng đạt ở trình độ cao như các tháp Chăm, tượng và
các bức chạm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>-</b> Sau một thời kì phát triển, từ cuối thế kỉ XV, Cham-pa suy thoái và trở thành một bộ phận
của lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam.


<b>3. Quốc gia cổ Phù Nam</b>


<b>-</b> Thời gian ra đời: trên cơ sở của nền văn hóa Ĩc Eo (An Giang), vào khoảng thế kỉ I, quốc
gia cổ Phù Nam hình thành; phát triển nhất là trong các thế kỉ III – V.


<b>-</b> Về kinh tế: cư dân Phù Nam chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp trồng lúa nước, ngồi ra cịn
làm nghề thủ cơng, ngoại thương.


<b>-</b> Về văn hóa: cư dân có tập quán ở nhà sàn, mặc áo chui đầu, xăm mình, xõa tóc. Nghệ


thuật ca múa nhạc cũng khá phát triển. Tôn giáo là Phật giáo và Hin-đu giáo. Tục chơn người
chết có thủy táng, hỏa táng, thổ táng.


<b>-</b> Xã hội: đã có sự phân hóa giàu nghèo, gồm các tầng lớp q tộc, bình dân và nơ lệ.
<b>-</b> Từ cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thơn tính.


<b>Bài tập:</b>


<i>1. Vẽ sơ đồ về tổ chức nhà nước Văn Lang – Âu Lạc</i>


<i>2. Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng</i>
<i>của cư dân Văn Lang – Âu Lạc và cư dân Phù Nam.</i>


<b>Bài 15</b>


<b>THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC</b>
<b>(Từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)</b>


<b>I – Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến</b>
<b>trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam</b>


<b>1. Chế độ cai trị</b>


<i><b>a) Tổ chức bộ máy cai trị</b></i>


Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành quận và sáp nhập vào nước Nam Việt
của Trung Quốc. Tiếp đó các triều đại Hán, Tùy, Đường tiếp tục đặt ách cai trị lên đất nước
ta. Đặc biệt từ sau khi lật đổ chính quyền của Hai Bà Trưng.


<i><b>b) Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa</b></i>



<b>-</b> Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp đối với nhân dân ta: bắt nộp những thứ lâm thổ sản
quý, cướp ruộng đất, lập đồn điền, nắm độc quyền muối và sắt.


<b>-</b> Mở trường dại học chữ Hán và truyền bá Nho giáo vào Việt Nam, bắt nhân dân ta phải
thay đổi phong tục theo người Hán.


<b>-</b> Đưa người Hán ở lẫn với người Việt.


<b>-</b> Chính quyền đơ hộ cịn áp dụng pháp luật hạ khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy
của nhân dân ta.


<i><b>c) Phân tích âm mưu của phong kiến Trung Quốc về việc thực hiện các chính sách trên</b></i>
Đồng hóa dân tộc ta, biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc.


<b>2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội</b>
<i><b>a) Về kinh tế</b></i>


<b>-</b> Nông nghiệp: công cụ bằng sắt được sử dụng ngày càng phổ biến. Công cuộc khai hoang
mở rộng diện tích canh tác được đẩy mạnh, các cơng trình thủy lợi được xây dựng. Năng suất
lúa tăng hơn trước.


<b>-</b> Thủ cơng nghiệp: có những bước phát triển mới. Các nghề cũ như rèn sắt, khai thác vàng
bạc, làm đồ trang sức… tiếp tục phát triển. Một số nghề mới xuất hiện như nghề làm giấy,
làm thủy tinh.


<b>-</b> Đường giao thơng thủy, bộ giữa các vùng, quận được hình thành.
<i><b>b) Về văn hóa, xã hội</b></i>


<b>-</b> Mặc dù các triều đại phong kiến phương Bắc tìm mọi cách để nơ dịch và đồng hóa, nhưng


nhân dân ta một mặt biết tiếp thu những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Quốc như
ngôn ngữ, văn tự. Đồng thời cải biến cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Các phong tục tập
quán truyền thống của dân tộc vẫn được bảo toàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Bài 16</b>


<b>THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC</b>
<b>(Tiếp theo)</b>


<b>II – Các cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)</b>
<b>1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X</b>


<b>-</b> Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó
cho đến thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân,
Nhật Nam.


<b>-</b> Nhiều cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi và thành lập chính quyền tự chủ như: Hai
Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ.


<b>-</b> Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp đã chứng tỏ tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của
dân tộc.


<b>2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu</b>
<i><b>a) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng</b></i>


<b>-</b> Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa.


<b>-</b> Cuộc khởi nghĩa được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.


<b>-</b> Quân khởi nghĩa lần lượt đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)


và Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh).


<b>-</b> Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước.


<b>-</b> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Vương được suy tôn làm vua, đóng đơ ở Mê Linh.
<b>-</b> Cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược:


+ Trưng Vương đã xây dựng chính quyền độc lập tự chủ trong 2 năm.


+ Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm chỉ huy một đạo quân sang xâm lược
nước ta.


+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã diễn ra quyết liệt
nhưng do lực lượng yếu nên cuối cùng thất bại.


+ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc và vai trò to
lớn của người phụ nữ Viêt Nam.


<i><b>b) Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân</b></i>


<i><b>-</b></i> Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 542. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được châu
thành Long Biên (Bắc Ninh), chính quyền đơ hộ bi lật đổ.


<i><b>-</b></i> Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân dựng kih
đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).


<i><b>-</b></i> Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm
lược nước ta. Lý Nam Đế mang quân ra trấn giữ Chu Diên. Nhưng trước thế giặc mạnh, Lý
Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và sau đó trao quyền cho Triệu Quang
Phục – một tướng trẻ và tài năng.



<i><b>-</b></i> Năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua.
<i><b>c) Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ</b></i>


<i><b>-</b></i> Năm 905, nhân sự suy yếu của nhà Đường, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh
chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ.


<i><b>-</b></i> Năm 907, Khúc Hạo lên thay, đã tiền hành một số cải cách về kinh tế, hành chính nhằm ổn
định tình hình xã hội.


<i><b>-</b></i> Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ: cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, đặc biệt là những cải cách của
Khúc Hạo trong tồn bộ tiến trình khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc, đưa đến
thắng lợi của trận Bạch Đằng năm 938.


<i><b>d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>-</b></i> Ngơ Quyền đã dùng kế đóng cọc trên sơng Bạch Đằng, cho quân mai phục hai bên bờ
sông và nhữ quân địch vào trong trận địa bãi cọc. Với kế sách này, Ngô Quyền đã đánh bại
cuộc xâm lược của quân Nam Hán.


<i><b>-</b></i> Ý nghĩa lịch sử: chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 đã mở ra một thời đại mới – thời
đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.


<b>CHƯƠNG II</b>


<b>VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV</b>
<b>Bài 17</b>


<b>QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN</b>


<b>CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN</b>


<b>(Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)</b>
<b>I – Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X</b>


<b>-</b> Năm 939, sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đóng đơ ở
Cổ Loa (Đơng Anh – Hà Nội).


<b>-</b> Năm 944, Ngô Quyền mất, nhà Ngô suy vong dẫn đến “loạn 12 sứ quân”.


<b>-</b> Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp loạn và thống nhất đất nước. Ông lên ngơi Hồng
đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt và chuyển kinh đơ về Hoa Lư (Ninh Bình).


<b>-</b> Tiếp nối nhà Đình, nhà Tiền Lê đã xây dựng nên một nhà nước quân chủ sơ khai. Ở trung
ương gồm 3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban. Cả nước được chia làm 10 đạo. Quân đội
được tổ chức lại và xây dựng theo hướng chính quy.


<b>-</b> Mặc dù chỉ là nhà nước quân chủ sơ khai nhưng Nhà nước thời Đinh – Tiền Lê đã đặt cơ
sở cho việc xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước quân chủ ở các triều đại sau.


<b>II – Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI – XV</b>
<b>-</b> Năm 1009, nhà Lý được thành lập.


<b>-</b> Năm 1010, vua Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một thời kì phát
triển mới của lịch sử dân tộc.


<b>-</b> Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
<b>1. Tổ chức bộ máy nhà nước</b>


Trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê (từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV), nhà nước quân chủ


ngày càng được tổ chức và hoàn thiện chặt chẽ. Từ trung ương đến địa phương, tổ chức chính
quyền được bổ sung và có hệ thống hơn. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan,
các chức quan cũng được quy định cụ thể và rõ ràng.


<i><b>a) Thời Lý, Trần, Hồ</b></i>


<b>-</b> Ở trung ương, đứng đầu có vua, dưới có Tể tướng, một số đại thần và bên dưới là các cơ
quan như sảnh, viện, đài.


<b>-</b> Ở địa phương, cả nước chia thành nhiều lộ trấn. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu.
<i><b>b) Thời Lê sơ</b></i>


<b>-</b> Năm 1428, sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, nhà nước quân
chủ mới được tổ chức theo mơ hình thời Trần, Hồ với một số thay đổi.


<b>-</b> Năm 1428, sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, nhà nước qn
chủ mới được tổ chức theo mơ hình thời Trần, Hồ với một số thay đổi.


<b>-</b> Đến thới vua Lê Thánh Tơng với cuộc cải cách hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước ở
trung ương cũng như chính quyền ở địa phương có những thay đổi chặt chẽ và hệ thống hơn.


Đây cũng là thời kì xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam.


<b>-</b> Thời Lê-sơ, giáo dục phát triển. Thi cử trở thành nguồn để tuyện chọn quan lại chủ yếu,
đặc biệt là thời Lê Thánh Tông.


<b>2. Luật pháp và quân đội</b>
<i><b>a) Luật pháp</b></i>


<b>-</b> Năm 1042, vua Lý Thái Tơng ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước


ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, bộ luật đã đề cập đến mọi mặt của đời
sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và giáo dục.


<i><b>b) Quân đội</b></i>


<b>-</b> Từ thời Lý, quân đội ngày càng được tăng cường và tổ chức chặt chẽ hơn so với thời Đinh
– Tiền Lê.


<b>-</b> Trải qua thời Trần, Hồ đến thời Lê sơ, lực lượng quân đội ngày càng được tăng lên về số
lượng, chất lượng và trang bị vũ khí. Điều này cũng thể hiện sự vững mạnh của nhà nước
phong kiến qua từng thới kì lịch sử.


<b>3. Hoạt động đối nội và đối ngoại</b>
<i><b>a) Chính sách đối nội</b></i>


<b>-</b> Thực hiện chính sách nhằm đồn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh
của các triều đại Lý, Trần và Lê sơ, như:


<b>-</b> Luôn coi trọng vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia


<b>-</b> Quan tâm đến đời sống nhân dân: đắp đê chống lụt, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp,
chú trọng cơng tác thủy lợi.


<b>-</b> Chính sách “ nhu viễn” đối với các vùng dân tộc ít người.
<i><b>b) Chính sách đối ngoại</b></i>


<b>-</b> Thực hiện chính sách mềm dẻo khéo léo nhưng kiên quyết giữ vững độc lập và chủ quyền
đối với các triều đại phương Bắc ( triều cống đầy đủ nhưng sẵn sàng kháng chiến nếu xâm


phạm lãnh thổ Đại Việt).


<b>-</b> Đối với các nước láng giềng phía tây và phía nam như Lang Xang, Chăm Pa, Chân Lạp,
nhà nước Đại Việt luôn giữ quan hệ thân thiện, mặc dù đôi lúc xảy ra chiến tranh.


<b>Bài tập: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước qua các thời kì: Đinh – Tiền Lê, Lí – Trần – Hồ,</b>
<i>Lê sơ và rút ra nhận xét.</i>


<b>BÀI 18</b>


<b>CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ</b>
<b>TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV</b>


<b>1. Mở rộng và phát triển nông nghiệp</b>


<i><b>* Trong các thế kỉ X đến XV ruộng đất ngày càng được mở rộng, nông nghiệp phát triển</b></i>
<i><b>ra sao?</b></i>


<b>-</b> Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác phát triển, một mặt nhà nước phong
kiến có chính sách khuyến khích khai hoang, mặt khác nhân dân các làng xã tự động tiến
hành khai hoang. Nhờ vậy, vùng châu thổ các con sơng lớn và vùng ven biển được khai phá,
nhiều xóm, làng mới được thành lập.


<b>-</b> Công việc đắp đê từ thời Lý đã được chú ý. Đến thời Trần và thời Lê sơ nhà nước cũng có
những biện pháp đắp đê ở các con sông lớn và đê biển.


<b>-</b> Sản xuất nông nghiệp: nhà nước thời Tiền Lê, Lý, Trần và Lê sơ đều quan tâm đền sản
xuất nông nghiệp, hằng năm các vua đều làm lễ Cày tịch điền đẻ khuyến khích nhân dân sản
xuất. trong các bộ luật đều có các điều luật bảo vệ sức kéo của trâu bị và sản xuất nơng
nghiệp.



<b>-</b> Phép qn điền được đặt ra từ thời Lê sơ để chia ruộng đất cơng làng xã.


<b>-</b> Kết luận: nhờ các chính sách trên, nông nghiệp ở nước ta tư thế kỉ X đến thế kỉ XV có
bước phát triển mới.


<b>2. Phát triển thủ công nghiệp</b>


<i><b>* Sự phát triển của thủ công nghiệp từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?</b></i>
<b>-</b> Kinh tế nông nghiệp phát triển đã tạo cho thủ công nghiệp phát triển.


<b>-</b> Trong dân gian, các nghề thủ công như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa
đều phát triển. Bên cạnh đó, các nghề làm gạch, chạm khắc đá, làm đồ trang sức, làm giấy
đều phát triển hơn trước.


<b>-</b> Việc khai thác mỏ như cũng có bước phát triển mới.


<b>-</b> Một số làng chuyên làm nghê thủ cơng được hình thành như:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>3. Mở rộng thương nghiệp</b>


<i><b>* Trình bày thương nghiệp ngày càng phát triển ở các đô thị và nông thôn từ thế kỉ X đến</b></i>
<i><b>thế kỉ XV?</b></i>


<b>-</b> Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, ngày càng được mở rộng. Các chợ làng, chợ liên làng, chợ
chùa mọc lên ở nhiều nơi. Các sản phẩm là những mặt hàng được mang ra buôn bán ở các
chợ và giữa các vùng với nhau.


<b>-</b> Thời Lý, Trần và Lê sơ, là một đô thị lớn với nhiều phố phường và chợ, sản xuất và bn
bán các loại hàng hóa, sản phẩm.



<b>-</b> Giao thương với được mở rộng. Các cảng (Quảng Ninh), (Thanh Hóa), (Nghệ An), (Hà
Tĩnh), Thị Nại (Bình Định) đều được hình thành và phát triển ở thời kì này. Ngồi ra ở biên
giới cịn có các địa điểm đẻ thương nhân hai nước trao đổi bn bán.


<b>4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nhân dân</b>


<i><b>* Sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc từ thế kỉ X đến thế kỉ XV như thế nào?</b></i>


<b>-</b> Sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế dưới chế độ phong kiến, một mặt góp phần đất nước,
nâng cao đời sống nhân dân, mặt khác cũng đẩy nhanh sự giữa giai cấp thống trị và giai cấp
bị trị, trong đó chủ yếu là nơng dân.


<b>-</b> Từ cuối thế kỉ XIV, do vua quan, quý tộc ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến cuộc sống của
nhân dân. Thêm vào đó tình trạng, đã dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông dân.Cuộc khủng
hoảng của xã hội cuối thế kỉ XIV đã đưa đến những cải cách của và sự thành lập Vương triều
vào năm 1400 thay thế nhà Trần.


<b>BÀI 19</b>


<b>NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM</b>
<b>Ở CÁC THẾ KỈ X – XV</b>


<b>I – Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống</b>


<i><b>* Trình bày những nét khái quát về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến</b></i>
<i><b>– hai lần chống Tống ở các thế kỉ X đến XV?</b></i>


<b>1. Các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê</b>



<b>-</b> Năm 981, nhà Tống nhân cơ hội Đinh Tiên Hồng mất, người nối ngơi là Đinh Tồn còn
nhỏ tuổi, đã mang quân sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Thập đạo tướng qn Lê
Hồn được Thái hậu Dương Vân Nga và các tướng lĩnh suy tôn lên làm vua, lãnh đạo cuộc
kháng chiến.


<b>-</b> Nhân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng, đã bắt được nhiều tướng giặc, quân tống phải
rút quân. Đất nước được độc lập.


<b>2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý</b>


<b>-</b> Âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt: vào những năm 70 của thế kỉ XI, nhà
Tống đang gặp những khó khăn. Trong nước nơng dân nổi dậy đấu tranh, phía Bắc hai nước
Liêu và Hạ uy hiếp. Theo lời khuyên của Vương An Thạch, vua Tống cho tập trung quân ở
một số nơi giáp với Đại Việt, chuẩn bị cho cuộc xâm lược.


<b>-</b> Trước tình hình đó, vua Lý giao cho Thái úy Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến.
<b>-</b> Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của
các tù trưởng dân tộc ít người tập kích sang đất Tống, đánh tan các đạo quân của nhà Tống ở
các cứ điểm Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu rồi rút quân về nước.


<b>-</b> Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống sang xâm lược Đại Việt. Dưới sự lãnh đạo của Lý
Thường Kiệt, nhân dân ta xây dựng phịng tuyến sơng Như Nguyệt (sơng Cầu) và đánh tan
quân xâm lược. Nền độc lập của nước ta được giữ vững.


<b>II – Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XVIII</b>


<i><b>* Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược</b></i>
<i><b>Mông – Nguyên vào thời Trần?</b></i>


<b>-</b> Từ thế kỉ XIII, đế quốc Mông – Ngun hình thành và phát triển, vó ngựa của chúng đã


giày xéo từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á. Nhân dân Đại Việt phải 3 lần kháng chiến chống
quân xâm lược Mông – Nguyên hung bạo (1258, 1285, 1287 – 1288).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>-</b> Cả 3 lần quân Mông – Nguyên đều thất bại. Với các chiến thắng: Đông Bộ Đầu, Chương
Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt là chiến thắng sông Bạch Đằng năm 1288. Đây
là chiến thắng oanh liệt của quân và dân Đại Việt, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
<b>III – Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn</b>
<i>*</i> <i><b>Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?</b></i>


<i><b>-</b></i> Năm 1407, quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của quân dân ta đã gây nhiều
khó khăn cho địch. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về lực lượng cuộc kháng chiến thất bại, nước
ta lại rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.


<i><b>-</b></i> Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở đầu thế kỉ XV. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa
do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hóa) vào năm 1418. Với chiến lược, chiến thuật
tài giỏi, có bộ tham mưu khởi nghĩa sáng suốt,… và được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
<i><b>-</b></i> Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được thắng lợi. Đất nước được giải phóng, nhà Lê sơ
được thành lập vào năm 1427, mở đầu một thời kì mới của lịch sử dân tộc.


<b>Bài tập:</b>


<i>*</i> <i><b> Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc kháng chiến của quân và dân Đại Việt từ thế kỉ</b></i>
<i>X đến thế kỉ XV?</i>


<i>Cuộc kháng</i>


<i>chiến</i> <i>Thời gian</i> <i>Quân xâm lược</i> <i>Người chỉ huy</i>


<i>Trận quyết</i>
<i>chiến chiến lược</i>


<i>* Rút ra nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc kháng</i>
<i>chiến đó?</i>


<b>BÀI 20</b>


<b>XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC</b>
<b>TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV</b>


<b>I – Tư tưởng, tơn giáo</b>


<i><b>* Tình hình tư tưởng và tơn giáo, giải thích được sự thay đổi vaai trị thống trị về tư</b></i>
<i><b>tưởng của Phật giáo và Nho giáo trong các thế kỉ X đến thế kỉ XV?</b></i>


<b>-</b> Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo vốn được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc; sang thời
kì độc lập, càng có điều kiện phát triển.


<b>-</b> Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị và là tư tưởng
chi phối nội dung giáo dục, thi cử.


<b>-</b> Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo cịn ít.
Trong khí đó, đạo Phật lại giữ vị trí quan trọng và phổ biến. Từ vua đến quan và dân đều sùng
đạo Phật, các nhà sư được triều đình coi trọng.


<b>-</b> Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo. Một số đạo quán được xây dựng.
<b>-</b> Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy giảm. Trong khi đó, ở thế kỉ XV, Nho giáo
được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến thời
Lê sơ. Sự phát triển của giáo dục Nho học cũng góp phần củng cố vị trí của Nho giáo.


<b>II – Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật</b>
<b>1. Giáo dục</b>



<b>-</b> Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở
thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.


<b>-</b> Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.


<b>-</b> Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành.
<b>-</b> Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn.
<b>-</b> Thời Lê sơ, nhà nước quy định:


<i>+</i> Cứ 3 năm có một kì thi Hội để chọn tiến sĩ.


<i>+</i> Trong dân gian, số người đi học ngày càng đông và số người đỗ đạt cũng tăng thêm
nhiều.


<i>+</i> Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, có 501
người đỗ tiến sĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>+</i> Nhiều trí thức tài giỏi đã góp phần quan trọng vào cơng cuộc xây dựng, phát triển đất
nước.


<b>2. Văn học</b>


<b>-</b> Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo.


<b>-</b> Từ thời Trần, văn học dân tộc càng phát triển. Công cuộc xây dựng đất nước và các cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm trở thành chủ đề chính của các bài thơ, phú và hịch như “Hịch
tướng sĩ”, “Bạch Đằng giang phú”, “Bình Ngơ Đại cáo”,… Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời
thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc.



<b>-</b> Cùng với văn học chữ Hán, các tập thơ bằng chữ Nôm ra đời như: “Hồng Đức quốc âm
thi tập” của Lê Thánh Tơng va “Qc âm thi tập” của Nguyễn Trãi,


<b>3. Nghệ thuật</b>


<b>-</b> Nghệ thuật kiến trúc có bước phát triển, các chùa, tháp được xây dựng như chùa Một Cột,
chùa Dâu, chùa Phật Tích, thap Bảo Thiên, tháp Phổ Minh, kinh đô Thăng Long được xây
dựng từ thời Lý. Thành nhà Hồ được xây dựng ở cuối thế kỉ XIV là những cơng trình nghệ
thuật tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam. Ngoài ra, các đền tháp Chăm cũng được xây dựng.
<b>-</b> Nghệ thuật điêu khắc cũng có những nét đặc sắc như: rồng mình trơn cuộn trong lá bề, bệ
chân cột hình hoa sen nở, các bức phù điêu có các cơ tiên, vũ nữ vừa múa, vừa đánh đàn,…
<b>-</b> Nghệ thuật sân khấu như tuồng chèo ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình
nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.


<b>-</b> Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh.
<b>-</b> Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến.


<b>4. Khoa học – kĩ thuật</b>


<b>-</b> Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, nhiều cơng trình khoa học ra đời, như: “Đại Việt sử kí” của Lê
Văn Hưu (thời Trần), “Lam Sơn thực lục”, “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Hồng Đức bản đồ
thời Lê Thánh Tơng.


<b>-</b> Về qn sự có “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tơng bí truyền thư” của Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn.


<b>-</b> Về tốn học có “Đại thành toán pháp” của Lương Thế Vinh, “Lập thành toán pháp” của
Vũ Hữu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×