Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

moi quan he bien chung giua ton tai xa hoiva y thuc xa hoi tu do rut ra y nghiaphuong phap luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.64 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Câu 40: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã</b>
<b>hội, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.</b>


Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội. Kết cấu của tồn tại xã hội gồm ba yếu tố: Điều kiện tự nhiên, điều
kiện dân số và phương thức sản xuất do phương thức sản xuất quyết định.


Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã
hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử.


Giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng trong đó tồn tại
xã hội giữ vai trò quyết định và ý thức xã hội tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.


<i>Tính quyết định của tồn tại xã hội thể hiện ơ: Tồn tại xã hội có trước, ý thức xã</i>
hội có sau; tồn tại xã hội thế nào thì ý thức xã hội thế đó; tồn tại xã hội biến đổi, đặc
biệt là sự biến đổi của phương thức sản xuất dẫn đến sự biến đổi của ý thức xã hội. Vì
vậy, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng lý luận trong óc người mà phải tìm nó
trong hiện thực vật chất. Không thể giải thích một cách đầy đủ sự biến đổi của một
thời đại nào nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại đó. Tuy vậy, không phải bất cứ ý
thức xã hội nào cũng trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của thời đại nó, mà
chỉ xét đến cùng thì những quan hệ kinh tế mới được phản ánh bằng cách này hay
cách khác trong những tư tưởng đó.


<i>Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện những mặt sau:</i>


- Ý thức xã hội thường có tính lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Thông thường
đó là thói quen, tập quán, truyền thống, niềm tin tôn giáo,.. Tính lạc hậu của ý thức xã
hội bao giờ cũng cản trở đối sự phát triển của tồn tại xã hội.


- Những tư tưởng tiến bộ, khoa học thường vượt trước tồn tại xã hội, nó có vai
trò định hướng, hướng dẫn cho hoạt động thực tiễn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Trong sự phát triển, các hình thái ý thức xã hội luôn có sự tác động qua lại lẫn
nhau. Chính vậy, có những tính chất, những mặt của ý thức xã hội hoặc của mỗi hình
thái ý thức xã hội không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội
hoặc bằng các quan hệ vật chất.


- Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội diễn ra theo hai
hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào ý thức xã hội là tiến bộ, khoa học hay lạc
hậu, phản tiến bộ, phản khoa học.


Tuy vậy, vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại luôn phụ thuộc vào tính chất
của các quan hệ kinh tế mà trên đó nảy sinh những tồn tại nhất định, và vai trò lịch sử
của giai cấp giương cao ngọn cờ tư tưởng đó, phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng
đắn của tư tưởng đối với nhu cầu phát triển xã hội, phụ thuộc vào mức độ thấm
nhuần, mở rộng tư tưởng trong quần chúng nhân dân.


<i>Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này:</i>


</div>

<!--links-->

×