Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 27 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
1. Định nghĩa
2. Thành phần
3. Đặc trưng
4. Mảng kiến tạo
5. Tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất
6. Một số quy luật của lớp vỏ địa lí
<b>1. Định nghĩa:</b>
Thạch quyển (Lithosphere) là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên
Trái đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ địa lý và phần trên cùng trên của lớp Manti, dày khoảng
100 km.
<i>Thạch quyển bao gồm lớp vỏ địa lý và lớp Manti trên</i>
<b>2. Thành phần</b>
Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái đất.
Các thành phần đá của lớp vỏ Trái đất hầu hết là các ơxít. F.W. Clarke đã tính tốn rằng gần
47% khối lượng lớp vỏ Trái đất là ôxy. Nguyên tố này có mặt trong các ơxít, chủ yếu là của
silic, nhôm, sắt, canxi, magiê, kali và natri. Silica là thành phần quan trọng chính của lớp vỏ,
có mặt trong các khoáng chất silicat, là khoáng chất phổ biến nhất trong các loại đá lửa và đá
biến chất. Từ tính tốn dựa trên 1.672 phân tích các loại đá, Clarke đưa ra thành phần phần
trăm trung bình theo khối lượng như sau:
Ơxít %
SiO2 59,71
CaO 4,90
MgO 4,36
Na2O 3,55
FeO 3,52
K2O 2,80
Fe2O3 2,63
H2O 1,52
TiO2 0,60
P2O5 0,22
Tổng cộng 99,22
Các thành phần khác chỉ có rất ít và chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 1%.
Do lớp bề mặt đang nguội đi nên độ dày của thạch quyển tăng dần lên theo thời gian.
Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày,… vỏ Trái đất được chia thành hai
kiểu chính: lớp vỏ lục địa (còn gọi là quyển Sial) và lớp vỏ đại dương (quyển Sima).
<i>Thạch quyển (Lithosphere) bao gồm: tầng trên cùng của lớp phủ phía trên (Upper Mantle)</i>
<i>và lớp vỏ (Crust)</i>
<b>* Lớp vỏ lục địa:</b>
Lớp vỏ lục địa chủ yếu được tạo nên từ đá granit có chứa nhiều nhơm và điơxít silic (SiO2) và
các loại đá nhẹ có tính chất tương tự như đá granit. Các loại đá này được hình thành do vật
chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái đất đơng đặc lại. Bề dày trung bình của lớp vỏ này
khoảng 40 km.
Vỏ lục địa được cấu tạo bởi các lớp:
- Lớp trầm tích có bề dày trung bình khoảng 3 km. Thành phần chủ yếu gồm các đá
trầm tích có tuổi khác nhau. Tốc độ truyền sóng địa chấn từ 3,5 đến 5 km/s.
- Lớp granit có tốc độ truyền sóng địa chấn từ 5,5 đến 6,1 km/s.
- Lớp bazan (đá núi lửa, hình thành do magma phun trào).
<b>* Vỏ đại dương:</b>
Lớp vỏ đại dương chủ yếu chứa các loại đá bazan.
Lớp vỏ này có độ dày 6-15 km.
Lớp vỏ đại dương được cấu tạo bởi silic, sắt, manhe, gồm các lớp:
- Lớp trầm tích ở phía trên, dày khoảng 1 km.
- Lớp bazan ở giữa, dày khoảng 2,5 km.
<i>Lớp vỏ đại dương chủ yếu là lớp Bazan được hình thành do Magma phun trao</i>
Vỏ Trái đất có độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Nhiệt độ lớp vỏ
nằm trong khoảng từ nhiệt độ khơng khí bề mặt tới khoảng 900°C ở gần phần trên lớp phủ.
<i>Lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương</i>
Vỏ Trái đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái đất
nhưng có vai trị rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người.
<b>3. Đặc trưng: sự trôi dạt lục địa.</b>
Thạch quyển bị chia cắt ra thành các mảng tương đối lớn, được gọi là các đĩa kiến tạo (mảng
kiến tạo), các mảng này chuyển động tương đối độc lập với nhau. Chuyển động này của các
mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo địa tầng.
<i>Lớp vỏ (Crust) và tầng trên của lớp phủ Manti (Mantle) trôi trên quyển mềm (Asthenosphere)</i>
Theo “Thuyết trơi lục địa” (1915) của nhà địa-vật lí người Đức Alfred Wegener (1880
-1930): Trái đất lúc đầu (khoảng 300 triệu năm trước) là một đại lục duy nhất, gọi là siêu lục
địa Pangaea (từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "toàn bộ đất đai"), được bao quanh bởi phần đại
dương có tên gọi là Panthalassa, về sau siêu lục địa này bị gãy vỡ và tách ra thành nhiều phần
lục địa, quần đảo,… rồi di chuyển trôi dạt thành các mảng khác nhau, gọi là các mảng kiến
tạo.
<i>Những đường vẽ đen chính là ranh giới giữa các lục địa hiện nay </i>
<i>Q trình trơi dạt lục địa</i>
* Các bằng chứng về sự trôi dạt lục địa:
- Năm 1942, nhà nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực người Đức Alfred Wegener đã nhận thấy
rằng hình dáng của các lục địa ở hai bên bờ của Đại Tây Dương có thể được xếp khít vào
nhau (ví dụ hình dáng các bờ của Châu Phi và Nam Mỹ).
- Sự tương đồng giữa các cấu trúc địa lý và di tích hóa thạch được tìm thấy ở bờ của các lục
- Hiện tại, Nam Mỹ và Châu Phi đang rời xa nhau với tốc độ 3 cm trong một năm. Tốc độ này
bằng tốc độ mọc của móng tay người.
<b>4. Mảng kiến tạo:</b>
<b>4.1. Thuyết kiến tạo mảng:</b>
Hiện nay người ta biết rằng Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện tượng
kiến tạo mảng.
Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở tiếp nối “Thuyết trôi lục địa” trước đây.
Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa… là
do hoạt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất.
Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra
thành những mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. Thạch quyển được cấu tạo bởi một số
mảng kiến tạo nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo của lớp phủ
Manti và di chuyển một cách chậm chạp.
Đa số các nhà khoa học cho rằng, thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng
nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo này thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có
mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.
* Bảy mảng kiến tạo lớn:
Mảng Thái Bình Dương
Mảng Ấn - Úc
Mảng Âu - Á
Mảng châu Phi
Mảng Bắc Mỹ
Mảng Nam Mỹ
Mảng Nam Cực
<i>Bảy mảng kiến tạo lớn của thạch quyển</i>
* Các mảng kiến tạo nhỏ:
- Mảng Ả Rập (bán đảo Ả Rập).
- Mảng Caribean (Trung Mỹ và biển Caribean).
- Mảng Cocos (phía tây Mexico).
- Mảng Juan de Fuca (ngoài khơi Califorrnia).
- Mảng Nazca (phía tây châu Nam Mỹ).
- Mảng Phillippin.
<i>Các mảng kiến tạo nhỏ của thạch quyển</i>
Ranh giới giữa các mảng kiến tạo không trùng với ranh giới các châu lục. Ví dụ, mảng kiến
tạo Bắc Mỹ bao trùm khơng chỉ Bắc Mỹ mà cịn cả Greenland, vùng viễn đơng của Siberi và
phần phía bắc Nhật Bản.
Các mảng kiến tạo có độ dày khoảng 100 km (60 dặm) và bao gồm hai loại vật liệu cơ bản:
lớp vỏ đại dương (còn gọi là quyển sima) và lớp vỏ lục địa (quyển sial). Nằm dưới chúng là
một lớp tương đối dẻo của lớp phủ Manti được gọi là quyển mềm (asthenosphere), nó chuyển
động liên tục.
Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xơ vào nhau hoặc tách xa nhau.
<i>Tiếp xúc dồn ép</i>
Ví dụ: dãy núi Himalaya được hình thành do mảng Ấn Độ - Ơ-xtrây-li-a xơ vào mảng Âu - Á.
<i>Tiếp xúc dãn tách</i>
Nhìn chung, vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn, thường có các hoạt
động kiến tạo xảy ra, kèm theo nó là các hiện tượng như động đất, núi lửa…
<i>Khe nứt San Andreas chạy theo hướng bắc- nam đang phân tách với tốc độ 5 cm/năm, khiến</i>
<i>cho Los Angeles tiến gần về San Francisco. Ước đoán Los Angeles sẽ trở thành khu vực</i>
<i>ngoại ô của Thành phố bên Vịnh San Francisco trong 15 triệu năm nữa.</i>
<b>5. Tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đ ất </b>
<i>Nội lực và ngoại lực tác động lên trái đất</i>
<b>5.1. Nội lực</b>
Nội lực là các lực bên trong Trái đất.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng
lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái
<b>* Tác động của nội lực:</b>
Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các
đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…
<b>- Vận động theo phương thẳng đứng:</b>
a)
b) c)
<i>Quá trình đứt gãy tạo ra các địa hào ( b), địa luỹ (c)</i>
Khi sự chuyển dịch diễn ra với biên độ lớn, có bộ phận trồi lên nhưng cũng có bộ phận sụt
xuống giữa hai đường đứt gãy, sẽ tạo ra các địa luỹ, địa hào. Ví dụ: dải núi Con Voi nằm kẹp
giữa sơng Hồng và sơng Chảy là địa luỹ điển hình của Việt Nam; Biển Đỏ, các hồ dài ở Đông
Phi… đều là những địa hào.
<b>- Vận động theo phương nằm ngang:</b>
Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở
khu vực kia gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
<i>Trước khi uốn ép</i>
<i>Sau khi uốn ép</i>
<b>+ Hiện tượng uốn nếp:</b>
Vận động theo phương nằm ngang làm biến đổi thế nằm ban đầu của đá, khiến chúng bị xô
ép, uốn cong thành các nếp uốn, đặc biệt ở những nơi đá có độ dẻo cao, rõ rệt nhất là các đá
trầm tích.
<i>Nếp uốn ép của các lớp đá trầm tích ở vùng núi</i>
<i>Saint-Godard-de-Lejeune, Canada</i>
<b>+ Hiện tượng đứt gãy:</b>
Vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy,
chuyển dịch tạo ra các hẻm vực, thung lũng…
<i>Khe núi</i>
Nếu cường độ tách dãn còn yếu, đá chỉ bị nứt nẻ, không chuyển dịch, tạo nên khe nứt.
<b>5.2</b>.<b> Ngoại lực:</b>
<i>Do có lớp quyển mềm nằm bên dưới nên thạch quyển có khả năng nâng lên hay hạ xuống.</i>
<i>Vd: dưới tác dụng của trọng lượng của các núi băng tuyết, quyển mềm của lớp phủ Manti bị</i>
<i>nén ép và biến dạng võng xuống. Khi các núi băng này tan, lớp quyển mềm này sẽ nổi lên cao</i>
<i>hơn mực nước biển dâng cao</i>
<i>a) Dưới tác dụng của trọng lượng núi băng, thạch quyển bị võng xuống</i>
<i>b) Khi núi băng tan chảy, thạch quyển có xu hướng nâng lên</i>
<i>c) Vị trí bề mặt thạch quyển khi khơng cịn tác dụng của núi băng </i>
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.
Nói chung, xu hướng tác động của ngoại lức là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi. Chúng
phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng tạo ra những dạng địa hình mới.
Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong
hố, bóc mịn, vận chuyển và bồi tụ.
<b>a. Q trình phong hố:</b>
<i><b>- Phong hố lí học:</b></i>
Là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ
học, khơng làm thay đổi thành phần hố học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay
đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước…
Phong hố lí học có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ
thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào tính chất và cấu trúc của các loại đá…
<i><b>- Phong hoá hố học:</b></i>
Là q trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hố học của đá và khống
vật bằng tác động của các chất khí, nước, những chất khống hồ tan trong nước…
Nước có tác động hồ tan rất nhiều loại khoáng vật. Trên Trái đất, ở những nơi có những lớp
đá dễ bị hồ tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao… nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hoà
<i>Động núi đá vơi Phong Nha - Các thạch nhũ trong động trải qua hàng triệu năm kiến tạo từ</i>
<i>nước có hịa tan đá vơi (CaHCO3) mà tích tụ thành những hình hài lạ mắt</i>
[1] CaCO3 + CO2 + H2O <---> Ca(HCO3)2 [2]
Chiều phản ứng [1] <sub></sub> [2] : quá trình xâm thực núi đá vôi.
Chiều phản ứng [2] <sub></sub> [1] : quá trình hình thành thạch nhũ trong các hang động.
Phong hố hóa học diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió
mùa ẩm ướt…
- <i><b>Phong hố sinh học</b></i>
<b>b. Q trình bóc mịn:</b>
Q trình bóc mịn là q trình các tác nhân ngoại lực như nước, gió, sóng biển,… làm
chuyển dời các vật liệu (sản phẩm phong hoá ) ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.
Q trình bóc mịn gồm có các q trình: xâm thực, thổi mịn, mài mịn…
<i><b>- Xâm thực</b></i>
Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà…
Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh tạo thành những dạng địa
hình phổ biến trên bề mặt Trái đất. Các dòng chảy tạm thời thường tạo ra những khe rãnh, cịn
dịng chảy thường xun tạo thành các thung lũng sơng…
Tác động xâm thực của sóng biển tạo nên các vịnh và mũi đất nhơ ra biển.
<i><b>- Thổi mịn</b></i>
Tác động xâm thực do gió cịn gọi là q trình thổi mịn, thường xảy ra mạnh ở những vùng
khí hậu khơ khan. Các cơn gió cuốn theo những hạt cát đập mạhh vào bề mặt đá, phá huỷ đá
để tạo thành những dạng địa hình độc đáo như nấm đá, cột đá…
<i>Hòn Phụ Tử - Kiên Giang</i>
<i><b>- Mài mòn</b></i>
Mài mòn là quá trình tác động của nước chảy tràn trên sườn dốc, sóng biển,… Q trình này
diễn ra chậm, chủ yếu là ở trên những bề mặt đất đá.
<i>Lõm hàm ếch dưới vách đá vơi của chân hịn Gà chọi – Vịnh Hạ Long</i>
<b>c. Quá trình vận chuyển</b>
Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Khoảng cách chuyển dịch
xa hay gần phụ thuộc và động năng của q trình, vào kích thước và trọng lượng của vật liệu,
vào điều kiện địa lí tự nhiên...
<b>d. Q trình bồi tụ</b>
Bồi tụ là q trình tích tụ các vật liệu phá huỷ cịn gọi là quá trình lắng đọng vật chất hoặc quá
trình trầm tích.
Kết quả của q trình bồi tụ này là tạo nên hàng loạt địa hình mới. Ở sa mạc, gió vận chuyển
và tích tụ vật liệu, tạo ra các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát,…Ở hạ lưu các con
sơng, địa hình bồi tụ là các đồng bằng châu thổ,…
Việc phân tách hoạt động tạo địa hình của các tác nhân ngoại lực thành các quá trình phong
hố, bóc mịn, vận chuyển và bồi tụ mang tính quy ước, vì ranh giới giữa chúng khơng rõ
ràng.
Nội lực và ngoại lực tác động đồng thời lên bề mặt Trái đất. Nhìn chung, những biểu hiện của
chúng đối nghịch nhau: các q trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái đất gồ ghề
hơn, cịn q trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Tuy nhiên, chúng
rất thống nhất và ln xen kẽ, bổ sung cho nhau để tạo ra các dạng địa hình bề mặt Trái đất.
Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận (khí
quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn
nhau.
<b>6.1. Quy luật địa đới:</b>
<b>* Khái niệm</b>
Quy luật địa đới là sự thay đổi có tính quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí
theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).
<i>Các đường vĩ tuyến</i>
Arctic Circle Bắc cực
Tropic of Cancer Hạ chí tuyến (chí tuyến Bắc)
Equator Xích đạo
Tropic of Capricorn Đơng chí tuyến (chí tuyến Nam)
Antarctic Circle Nam cực
Ngun nhân dẫn tới quy luật địa đới là do dạng hình cầu của Trái đất và bức xạ Mặt trời.
Dạng cầu của Trái đất làm cho góc chiếu của tia sáng Mặt trời tới bề mặt đất thay đổi từ xích
đạo về hai cực, vì vậy lượng bức xạ Mặt trời mà mặt đất nhận được cũng thay đổi theo.
<i>Những vùng có vĩ độ cao nhận được ít năng lượng mặt trời</i>
<b>* Biểu hiện của quy luật</b>
- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất.
- Các đai khí áp và các đới gió trên Trái đất.
- Các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Các nhóm đất và các thảm thực vật.
<b>6.2. Quy luật phi địa đới</b>
<b>* Khái niệm</b>
Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố khơng phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới
của các thành phần địa lí và cảnh quan.
Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do nguồn năng lượng bên trong của Trái đất.
Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái đất thành lục địa, đại dương và địa
hình núi cao.
<b>* Biểu hiện của quy luật</b>
Biểu hiện rõ nhất của quy luật phi địa đới là quy luật địa ô và quy luật đai cao.
<i>Các đường kinh tuyến</i>
Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương, làm cho khí
hậu ở lục địa bị phân hố từ đơng sang tây: càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa càng
tăng. Ngồi ra cịn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
Biểu hiện của quy luật: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ là biểu hiện rõ nét
nhất của quy luật địa ô.
- Quy luật đai cao:
Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo
<i>độ cao địa hình.</i>
Nguyên nhân tạo nên các đai cao là sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ
ẩm và lượng mưa ở miền núi.
Biểu hiện rõ rệt nhất của tính quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật
theo độ cao địa hình.
lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trị chủ yếu trong từng trường hợp cụ thể, chi
phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên.
<b>6.3. Quy luật thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ địa lí</b>
<b>* Khái niệm</b>
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ lẫn nhau giữa
các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của các lớp vỏ địa lí.
Nguyên nhân tạo nên quy luật này là do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng
thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp các ngoại lực và nội lực, vì thế chúng khơng tồn tại
và phát triển một cách độc lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật
chất và năng lượng với nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất
và hoàn chỉnh.
<b>* Biểu hiện của quy luật</b>
Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc
nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và tồn
bộ lãnh thổ.
Ví dụ 1: đầm lầy là vùng có địa hình trũng, nơng, nước ngập hầu như quanh năm, thực vật chỉ
có các lồi ưa nước như sậy, súng, rong rêu… cịn động vật có tơm, cá, nhuyễn thể… Theo
thời gian, thực vật trong đầm lầy ngày càng mọc rậm rạp; sau khi chết đi, xác của chúng bị
phân huỷ tại chỗ ngày càng nhiều, kết hợp với các vật liệu do nước mưa mang từ các vùng
xung quanh đến làm cho đầm lầy bị lấp đầy dần. Khi khơng cịn ngập nước nữa thì đầm lầy
trở nên khơ cạn, các động vật sống ở dưới nước và phần lớn các thực vật ưa nước bị chết, đất
rắn lại và biến đổi tính chất.
Ví dụ 2: sự biến đổi của khí hậu từ khơ hạn sang ẩm ướt sẽ làm chế độ dịng chảy thay đổi,
làm tăng q trình xói mịn, mặt khác làm thực vật phát triển mạnh, q trình phá huỷ đá và
hình thành đất nhanh hơn.
Ví dụ 3: rừng bị phá huỷ dẫn đến khí hậu bị biến đổi, dịng chảy khơng ổn định, lũ lụt, hạn
hán xảy ra thường xuyên hơn, đất đai bị thoái hoá, sinh vật bị suy giảm dần dần.
* Ý nghĩa thực tiễn của quy luật
<b>7. Niên đại địa chất</b>
Miêu tả thời gian và quan hệ của các sự kiện đã diễn ra trong lịch sử Trái Đất.
Các nhà địa chất học cho rằng Trái đất hình thành cách đây khoảng 4.570 triệu năm. Khoảng
thời gian địa chất trong quá khứ của Trái đất được xây dựng thành thang thời gian địa chất có
các cấp tính từ cao xuống thấp là liên đại (eon), nguyên đại hay đại (era), kỷ (period), thế
(epoch), kỳ (age) và thời (chron) khác nhau, tương ứng với thang phân vị địa tầng: liên giới,
giới, hệ, thống, bậc và đới.
* Các niên đại địa chất:
Liên đại Thái Viễn Cổ hay Hỏa Thành (Hadean): 3.800-4.500 triệu năm trước
Liên đại Thái Cổ (Archean/Archaean/Archeozoic) hay Vô Sinh (Azoic): khoảng 2.500-3.800
triệu năm trước
Liên đại Nguyên Sinh hay Nguyên Cổ (Proterozoic): khoảng 540-2.500 triệu năm trước
Ba liên đại trên đây trước đây được gọi chung là thời kỳ Tiền Cambri hoặc Ẩn Sinh
(Cryptozoic).
Liên đại Hiển Sinh (Phanerozoic)
- Đại Cổ Sinh (Paleozoic): khoảng 248-542 triệu năm trước
- Đại Trung Sinh (Mesozoic): khoảng 65-251 triệu năm trước
- Đại Tân Sinh (Cenozoic): 0-65 triệu năm trước
<b>1.2. Sự phong hóa và q trình hình thành đất </b>
* Sự phong hóa
Dưới tác động của các nhân tố vật lý, hố học và sinh học trong mơi trường làm cho trạng thái
vật lý và hóa học của đá và khoáng chất trên bề mặt của quả đất bị biến đổi dần và trở thành
vụn nát. Quá trình biến đổi đó được gọi là q trình phong hóa.
· Phong hóa lý học. Tác dụng của phong hóa lý học diễn ra chủ yếu nhất là do sự thay đổi
nhiệt độ. Khi nhiệt độ của môi trường tăng lên cao thì các khống trong đá bị đun nóng lên và
trương nở ra. Ngược laị, khi nhiệt độ của mơi trường hạ xuống thì các khống trong đá bị co
rút lại. Thí dụ như ở Sa mạc ban ngày nhiệt độ có thể lên đến 50oC- 60oC cịn ban đêm nhiệt
độ có thể hạ đến dưới 0oC, chính sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ là nguyên nhân gây nên sự
vở vụn mẫu thạch. Mặt khác, mỗi loại khống có hệ số co giản khác nhau (thạch anh: 0,
00031; calcit: 0, 0002 ; mica: 0, 00035 ), sự co giản nội bộ của các khoáng bên trong mẫu
thạch xảy ra không đều càng làm tăng thêm sự rạn nứt mẫu thạch. Ngoài ra, khi nước xâm
nhập vào các khe nứt và len lỏi tới những khe nứt nhỏ sẽ sinh ra áp suất mao dẫn làm chỗ nứt
càng rộng hơn hoặc khi nước trong các khe nứt bị đóng băng thì thể tích tăng lên, tác động lên
thành của khe nứt làm khe nứt rộng ra và đá càng mau bị phá hủy hơn. Tốc độ phong hóa vật
lý phụ thuộc vào tính chất của đá: đá có cấu tạo bởi nhiều loại khống bị phong hóa nhanh
hơn đá có một loại khống; đá có ít lổ hổng bị phong hóa chậm hơn có nhiều lỗ hổng. Ngồi
yếu tố nhiệt độ, sự phong hóa lý học cịn được sinh ra bởi sự di chuyển của gió, nước, băng hà
và các hoạt động của sinh vật kể cả con người.
· Phong hóa hóa học. Tác dụng phong hóa hóa học thực hiện bởi nước, 02 và C02 được
thể hiện dưới 4 dạng: oxid hóa, hydrat - hóa, hịa tan và hóa sét... làm thay đổi thành phần của
các khống trong đá:
- <i><b>Oxid hóa. Trong nhiều loại khống hình thành đá có nhiều loại ion hóa trị</b></i> thấp như Fe
và Mn, những ion này bị oxid hóa thành dạng hóa trị cao hơn làm khống ban đầu bị phá hủy
và biến đổi. Thí dụ: khống pyrit (FeS2 )
2 Fe S2 + 7 O2 + 2 H2O ---> 2 Fe SO4 + 2 H2 SO4
12 Fe SO4 + 3 O2 + 6 H2O ---> 4 Fe2 (SO4) + 4 Fe (OH)3
2 Fe2 (SO3) + 9 H2O ---> 2 Fe2 O3. 3 H2O + 6 H2 SO4
- <i><b>Hydrat hóa. Nước là một phân tử phân cực nên khi những khống có các</b></i> cation hoặc ion
2 Fe2O3 + 3 H2O ---> 2Fe2O3. 3H2O
- <i><b>Hòa tan. Nước là dung mơi hịa tan hầu hết các khống. Tác dụng hịa tan</b></i> tăng khi trong
nước chứa khí CO2. Thí dụ: Các Carbonat biến thành bicarbonat hòa tan trong nước:
CaCO3 + CO2 + H2O ---> Ca (HCO3)2
- <i><b>Hóa sét. Quá trình này hay xảy ra đối với các silicat và aluminosilicat</b></i> trong đá Magma.
Dưới tác dụng của CO2 và H2O, các kim loại kiềm và kiềm thổ bị tách ra dưới dạng Carbonat
còn lại là sét và các chất khác. Thí dụ:
K2OAl2O3.6 SiO2 + CO2 + nH2O ---> Al2O3.2SiO2.2H2O + K2O + 4 SiO2.nH2O
sét Kaolinit
· Phong hóa sinh học. Q trình phong hóa sinh học gắn liền với phong hóa lý học và
phong hóa hóa học. Rễ cây khi chui vào các khe nứt của đá và càng ngày càng lớn lên làm
cho các khe nứt càng rộng ra. Mặt khác, trong quá trình sống rể cây tiết ra acid carbonic và
một số acid hữu cơ khác làm hịa tan được các khống trong đá. Sau khi chết, xác của chúng
bị vi sinh vật phân hủy tạo nhiều acid mùn, loại acid hữu cơ nầy cũng có tác dụng hịa tan các
khống trong đá làm tăng sự phân hủy đá. Rêu, địa y khi bám trên đá chúng hịa tan các
khống để hấp thụ góp phần làm cho đá bị phân hủy nhanh hơn.
* Quá trình hình thành đất
Những sản phẩm do sự phong hóa đá tạo ra chưa được gọi là đất vì chúng thiếu thành phần
quan trọng là các hợp chất hữu cơ. Ngồi vai trị là nguồn thức ăn quan trọng cho thực vật,
chất hữu cơ cịn có tác dụng giữ các chất dinh dưỡng, tác động qua lại với các thành phần
khống của đất, làm cho đất có một thuộc tính khác hẳn với đá đó là khả năng cung cấp chất
dinh dưỡng để sản xuất ra sản phẩm của cây trồng.
Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất là do sinh vật mà chủ yếu là do thực vật tạo ra. Thực vật đã
hấp thu chất dinh dưỡng trong đất để sinh trưởng và phát triển, khi chết xác của chúng làm
giàu thêm chất hữu cơ cho đất, chất hữu cơ nầy được các vi sinh vật phân giải thành chất dinh
dưỡng trả lại cho đất.
Như vậy, chất dinh dưỡng trong đất luôn luôn được luân chuyển trong một vịng tuần hồn đất
- cây - đất; đặc tính của vịng tuần hồn này là khơng khép kín mà phát triển theo kiểu xoắn
trôn ốc nghĩa là sau một chu kỳ cây sẽ trả lại cho đất một khối lượng chất dinh dưỡng nhiều
hơn khối lượng mà cây đã hấp thu được trong q trình sống của nó. Như vậy tác dụng của
sinh vật làm cho đất ngày càng dồi dào chất dinh dưỡng hơn.