Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của sự hài lòng và sự căng thẳng trong công việc đến dự định nghỉ việc của công nhân ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.33 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

--------------

TRỊNH THỤY Ý NHI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ HÀI LỊNG VÀ
SỰ CĂNG THẲNG TRONG CƠNG VIỆC ĐẾN
DỰ ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA CÔNG NHÂN
NGÀNH DỆT MAY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------------

TRỊNH THỤY Ý NHI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ HÀI LỊNG VÀ
SỰ CĂNG THẲNG TRONG CƠNG VIỆC ĐẾN
DỰ ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA CÔNG NHÂN
NGÀNH DỆT MAY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trần Kim Dung
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Trịnh Thụy Ý Nhi là học viên cao học khóa 20 của trường Đại học kinh tế
TP. Hồ Chí Minh, tác giả của nghiên cứu được trình bày trong luận văn này.
Tôi xin cam đoan những kiến thức mà tơi đã trình bày trong nghiên cứu này là
công sức của bản thân, không thực hiện việc sao chép hoặc sử dụng những nghiên cứu
của người khác dưới bất kỳ hình thức sai trái nào.
Tơi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật và chịu hoàn tồn trách nhiệm
nếu có sự gian dối.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2014

Trịnh Thụy Ý Nhi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.......................................................................... 3
1.7 Kết cấu báo cáo nghiên cứu .................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 5
2.1 Một số khái niệm .................................................................................................. 5
2.1.1 Dự định nghỉ việc ........................................................................................ 5
2.1.2 Sự hài lịng trong cơng việc ......................................................................... 6
2.1.3 Sự căng thẳng trong công việc .................................................................... 6
2.2 Đặc điểm công nhân viên ngành may mặc .......................................................... 7
2.2.1 Ngành may mặc Việt Nam ......................................................................... 9
2.2.2 Ngành dệt may tỉnh Bình Dương .............................................................. 12
2.3 Mối quan hệ giữa dự định nghỉ việc và nghỉ việc ............................................... 15
2.3.1 Mơ hình TRA của Ajzen và Fishbein (1975) ............................................ 15
2.3.2 Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) ........................................ 15
2.4 Các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu .................................................... 18


2.4.1 Thuyết hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow (1943) ........................ 18
2.4.2 Thuyết hai yếu tố của Herzberg (1959) .................................................... 20
2.5 Các nghiên cứu trước đây về dự định nghỉ việc ................................................. 21
2.5.1 Sự hài lịng trong cơng việc và dự định nghỉ việc ..................................... 21
2.5.2 Sự căng thẳng của công việc và dự định nghỉ việc ................................... 22
2.5.3 Các biến nhân khẩu học và dự định nghỉ việc ........................................... 24
2.6 Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết của mơ hình .............................. 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 27
3.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 27
3.2 Quy trình nghiên cứu........................................................................................... 28

3.3 Phương thức lấy mẫu .......................................................................................... 30
3.3.1 Kích thước mẫu ......................................................................................... 30
3.3.2 Xử lý và phân tích dữ liệu ........................................................................ 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 33
4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát ....................................................................................... 33
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................................ 33
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................ 35
4.3.1 Phân tích EFA các biến độc lập................................................................. 35
4.3.2 Phân tích EFA biến phụ thuộc ................................................................... 38
4.4 Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................... 39
4.4.1 Phân tích hồi quy bội ................................................................................. 39
4.4.2 Kiểm tra các giả định ngầm của hồi quy tuyến tính .................................. 40
4.4.3 Kiểm định các giả thuyết ........................................................................... 43
4.5 Kiểm định sự khác biệt về dự định nghỉ việc của công nhân ngành dệt may trên địa
bàn Tỉnh Bình Dương theo các đặc điểm cá nhân .................................................... 44
4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính ....................................................... 44
4.5.2 Kiểm định sự khác biệt theo thâm niên công tác ...................................... 44


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG KẾT QUẢ....................... 46
5.1 Kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của nghiên cứu ..................................... 46
5.1.1 Kết quả nghiên cứu chính .......................................................................... 46
5.1.2 Về mặt lý thuyết ........................................................................................ 47
5.2 Đề xuất hướng sử dụng kết quả nghiên cứu ........................................................ 48
5.2.1 Giảm bớt sự căng thẳng ............................................................................. 48
5.2.1 Tăng cường sự hài lòng ............................................................................. 49
5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
WTO: World Trade Organization: tổ chức thương mại thế giới
VITAS: Hiệp Hội Chè Việt Nam
FDI: Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
TPP: Tran - Pacific Partnership: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
TRA: Theory of reasoned action: Mơ hình thuyết hành động hợp lý
TPB: Theory of Planned Behavior: Mơ hình hành vi dự định


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu công ty theo vốn chủ sở hữu năm 2013
Biểu đồ 2.2: Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất
Biểu đồ 2.3: Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2013
Biểu đồ 2.4: Giá trị xuất khẩu theo tháng giai đoạn 2010 đến 2013
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu xuất khẩu vào các thị trường chính năm 2013
Hình 2.1: Mơ hình TRA của Fishbein và Ajzen
Hình 2.2: Mơ hình hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991)
Hình 2.3: Mơ hình hành vi có kế hoạch phiên bản lần 2 của Ajzen (1994)
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh
Hình 4.1a: Biểu đồ phân tán Scatterplot
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Hình 4.3: Đồ thị Q-Q Plot của phần dư


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng quan tình hình dệt may Việt Nam
Bảng 2.2: Chủng loại hàng hóa dệt may xuất khẩu năm 2013

Bảng 3.1.: Tiến độ thực hiện nghiên cứu
Bảng 3.1a: Thang đo dự hài lịng trong cơng việc
Bảng 3.2: Thang đo sự căng thẳng trong công việc
Bảng 3.3: Thang đo dự định nghỉ việc
Bảng 4.1: Thống kê nhân khẩu học
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha
Bảng 4.3a: Phân tích EFA biến độc lập
Bảng 4.3b: Các thành phần sau khi thực hiện phép quay trong phân tích EFA biến độc lập
Bảng 4.4a: Phân tích EFA biến phụ thuộc
Bảng 4.4b: Tổng phương sai trích
Bảng 4.4c: Các thành phần sau khi thực hiện phép quay trong phân tích EFA biến phụ
thuộc
Bảng 4.5: Phân tích tương quan Pearson
Bảng 4.6a: Phân tích hồi quy
Bảng 4.6b: Kết quả tác động của các nhân tố đến dự định nghỉ việc
-

Bảng 4.7: Kiểm định giả thuyết
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định T-test theo giới tính
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Levene theo độ tuổi
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định ANOVA theo độ tuổi
Bảng 5.1: Giá trị trung bình các thành phần của các yếu tố căng thẳng
Bảng 5.2: Giá trị trung bình các thành phần của yếu tố sự hài lịng
Bảng 5.3: Giá trị trung bình các thành phần của yếu tố mối quan hệ trong công ty


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định ảnh hưởng của
sự hài lịng và sự căng thẳng trong cơng việc đến dự định nghỉ việc của công nhân
ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ bảng câu hỏi gửi cho
công nhân thuộc trong các khu cơng nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương.
Từ các lý thuyết về sự hài lòng và sự căng thẳng trong công việc và các nghiên
cứu thực tiễn của các nhà nghiên cứu trong vấn đề này thang đo các nhân tố của sự hài
lòng và sự căng thẳng trong cơng việc đã được xây dựng.
Sự hài lịng trong công việc được đo lường bởi 8 biến quan sát, sự căng thẳng
trong công việc được đo lường bằng 4 biến quan sát và thang đo dự định nghỉ việc
được đo bằng 6 biến quan sát .
Độ tin cậy của thang đo đã được kiểm định bởi hệ số Cronbach’s alpha và phân
tích nhân tố. Mơ hình hồi quy tuyến tính cũng được xây dựng ban đầu với biến phụ
thuộc là sự hài lòng và sự căng thẳng trong cơng việc của cơng nhân.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng và sự căng thẳng trong cơng việc
ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến dự định nghỉ việc của cơng nhân. Trong đó sự
căng thẳng trong cơng việc có ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của cơng nhân mạnh
hơn so với sự hài lịng.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ngành dệt may có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vừa là ngành
cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho xã hội, vừa có khả năng thu hút, tạo việc làm cho
nhiều lao động nhất trong các ngành cơng nghiệp.Từ những năm qua, dệt may cịn là
ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong cả nước, công nghiệp dệt may luôn được
Đảng và Nhà nước quan tâm trong chính sách phát triển chung của công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng.
Ngày nay, các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được phát
triển cả về sản lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu trở thành một

trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế giới. Những
thành tựu của ngành dệt may đóng góp vào sự nghiệp kinh tế-xã hội ở nước ta đã đánh
dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn
nhận một cách thực tế là nguồn nhân lực trong ngành này ln có biến động nhân sự cao
nhất (dao động từ 15 - 40%) do công nhân bỏ việc khá nhiều vì thu nhập quá thấp, mức
lương phổ biến cho ngành này thường dao động trên dưới 2,5 triệu đồng/tháng. Việc giá
cả sinh hoạt tăng liên tục thời gian gần đây đã góp phần khơng nhỏ khiến lao động sẵn
sàng bỏ việc khi có một nơi khác trả lương cao hơn. Quan hệ lao động ở khu vực doanh
nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhiều nơi vẫn diến
biến phức tạp do tiền lương, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, sự giám sát quá khắt
khe của cấp trên hoặc do áp lực từ đơn hàng khiến người lao động phải tăng ca quá mức...
Đây là nguyên nhân khiến người lao động bỏ việc hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến
xung đột, tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình cơng tự phát.
Hiện tại đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về sự thỏa mãn và sự căng thẳng đối với
cơng việc của nhân viên văn phịng, lao động có trình độ với nhiều lĩnh vực, ngành nghề
được thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu đối với cơng nhân cịn rất sơ khai. Các bài bình


2

luận về dự định nghỉ việc của công nhân trên các phương tiện truyền thơng cịn mang tính
chất cảm tính, cảm quan là chủ yếu. Đồng thời các nghiên cứu trước được thực hiện với
nhân tố là sự hài lòng đối với công việc, tuy nhiên nhân tố sự căng thẳng trong cơng việc
cũng có tác động khơng nhỏ tới dự định nghỉ việc của họ.
Ngành dệt may của tỉnh Bình Dương khơng nằm ngồi vịng xốy này. Để tìm ra
giải pháp cho nguồn nhân lực của ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì tác giả
xin chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của sự hài lòng và sự căng thẳng trong công
việc đến dự định nghỉ việc của công nhân ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình
Dương” làm luận văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
• Thứ nhất, xác định các yếu tố tác động đến dự định nghỉ việc của công nhân làm
việc tại các công ty dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
• Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến dự định nghỉ việc của
công nhân làm việc tại các công ty dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương
• Thứ ba, kiểm định sự khác biệt về dự định nghỉ việc giữa công nhân khác nhau về
giới tính, thâm niên cơng tác làm việc tại các cơng ty dệt may trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
• Cuối cùng, trên cơ sở phân tích thì tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế
tình hình nghỉ việc tại các công ty dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với dự định
nghỉ việc của công nhân làm việc tại các công ty dệt may.
 Đối tượng khảo sát: Công nhân làm việc tại các công ty dệt may trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
 Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Bình Dương.


3

1.4. Câu hỏi nghiên cứu.
 Thứ nhất, những nhân tố nào tác động đến dự định nghỉ việc của công nhân ngành
dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
 Thứ hai, sự tác động của những nhân tố đó đến dự định nghỉ việc của công nhân
ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào?
 Thứ ba, có hay khơng sự khác biệt dự định nghỉ việc giữa cơng nhân nam và nữ?
 Thứ tư, có hay không sự khác biệt dự định nghỉ việc giữa các cơng nhân có thâm
niên cơng tác khác nhau?
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

 Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm xác định các khái niệm dùng trong
thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của cơng nhân dưới
góc nhìn của chun gia. Nghiên cứu được thực hiện dưới hình thức một cuộc thảo
luận nhóm với các chuyên gia trong ngành dệt may.
 Nghiên cứu định lượng: Thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi. Phương pháp
chọn mẫu trong cuộc nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Công
cụ hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA được sử dụng
để gạn lọc các khái niệm dùng trong nghiên cứu. Phần mềm thống kê SPSS-20
được dùng trong quá trình xử lý dữ liệu. Phép thống kê hồi quy tuyến tính được sử
dụng để tìm ra mối tác động của các yếu tố đến dự định nghỉ việc của công nhân.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng ta có thể biết được những yếu tố nào có ảnh
hưởng lớn đến dự định nghỉ việc của công nhân ngành dệt may. Từ đó có thể cung cấp
thơng tin tham khảo cho các nhà quản lý trong việc xây dựng chính sách đào tạo, duy trì
và phát triển nguồn nhân lực tại các công ty dệt may trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


4

1.7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Đề tài này được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và đề xuất ứng dụng kết quả


5


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1, tác giả giới thiệu tổng quan về mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi,
đối tượng nghiên cứu của luận văn. Mục đích của chương 2 này là giới thiệu cơ sở lý
thuyết về dự định nghỉ việc để đưa ra mơ hình lý thuyết của nghiên cứu. Chương này tập
trung vào 3 nội dung chính đó là: (1) Lý thuyết về dự định nghỉ việc và các yếu tố liên
quan (2) Tổng kết các mơ hình nghiên cứu trước đây về dự định nghỉ việc (3) Mơ hình lý
thuyết của nghiên cứu và giả thuyết.
2.1 Một số khái niệm.
2.1.1 Dự định nghỉ việc.
Nghỉ việc xảy ra khi thành viên của tổ chức tự nguyện nghỉ việc và rời bỏ tổ chức
(Allen, Weeks & Moffitt, 2005; Mobley, 1977). Dự định nghỉ việc là ý định mà nhân
viên có trước khi chính thức nghỉ việc; ý định này bao gồm sự sẵn sàng, khả năng và lập
kế hoạch cho việc từ chức. Có nhiều định nghĩa khác nhau về dự định nghỉ việc, sau đây
tác giả xin trình bày một số khái niệm được xem là phổ biến nhất:
• Dự định nghỉ việc của nhân viên là ý định rời khỏi môi trường làm việc hiện
tại để chuyển sang môi trường làm việc khác. Nhân viên trong một tổ chức
rời bỏ tổ chức vì nhiều lý do nhưng những lý do được xem là thơng thường
và phổ biến nhất đó là khi nhân viên nhận thấy hành vi lãnh đạo hay giám sát
không tốt hoặc không phù hợp, các vị trí khơng thách thức, cơ hội thăng tiến
bị giới hạn, lương, thưởng là không tương xứng với công việc đảm nhận
(Janet Cheng, 2004 ).
• Dự định nghỉ việc là dự định rời bỏ công việc hiện tại của người lao động.
Người lao động tự nguyện rời bỏ tổ chức có thể là do mơi trường làm việc
hoặc do họ có những cơ hội nghề nghiệp khác (Dess & Shaw, 2001).
• Dự định nghỉ việc là mong muốn của người lao động tiếp tục duy trì hay từ
bỏ mối quan hệ việc làm với tổ chức trong một thời gian nhất định (Price &
Muller, 1981). Nhìn chung, dự định nghỉ việc thường được đo bằng mục hỏi



6

rằng liệu là người lao động có kế hoạch rời bỏ việc làm hiện tại trong một
thời gian cụ thể sắp đến, thường là sáu tháng đến một năm (Camp, 1994;
Lambert, Hogan, & Barton, 2001; Mueller et al. 1994).
• Dự định thực hiện hành vi là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi đó (Fishbein
& Ajzen, 1975).
2.1.2 Sự hài lịng trong cơng việc.
Khái niệm về sự hài lịng trong cơng việc có nhiều định nghĩa khác nhau từ các
nhà nghiên cứu, sau đây tác giả xin trình bày một số khái niệm được xem là phổ biến
nhất:
• Sự hài lịng với cơng việc là tổng hợp sự hài lịng về tâm lý, sinh lý và các
yếu tố mơi trường khiến cho một người thật sự cảm thấy hài lịng về cơng
việc của họ (Hoppock, 1935).
• Sự hài lịng trong công việc là thái độ về công việc được thể hiện bằng cảm
nhận, niềm tin và hành vi của người lao động (Weiss,1967).
• Sự hài lịng với cơng việc chỉ đơn giản là cảm giác mà người lao động cảm
nhận về cơng việc của họ (Smith,1983).
Như vậy có thể thấy sự hài lịng trong cơng việc là thái độ về công việc được thể
hiện bằng cảm nhận, niềm tin và hành vi của người lao động.
2.1.3 Sự căng thẳng trong cơng việc.
• Sự căng thẳng trong cơng việc là một dạng tâm lý của cá nhân khi phải đối
diện với sự hỗn loạn, xung đột giữa nhu cầu cá nhân, trách nhiệm, cơ hội
cũng như đối với những đòi hỏi về thu nhập của bản thân khi những yếu tố
này khơng rõ ràng (Usam và Ismail, 2010).
• Sự căng thẳng trong công việc là những phản ứng về tâm lý của người lao
động đối với môi trường công việc. Mơi trường cơng việc đó có thể do có
nhiều áp lực, công việc quá tải, trách nhiệm không rõ ràng (Nelson và Burke,
2000).



7

2.2 Đặc điểm lao động ngành dệt may Việt Nam.
Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao
động, chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo số
liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác. Lao động trong ngành Dệt May
hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh
nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất
khẩu chủ yếu là CMT (85%).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu công ty theo vốn chủ sở hữu năm 2013
(Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Do yêu cầu về lao động của ngành dệt may tăng rất nhanh nên khả năng đáp ứng
của cơ sở đào tạo khơng theo kịp. Dẫn đến tình trạng tranh giành lao động giữa các doanh
nghiệp trong ngành tăng lên đã đến mức báo động. Khi tình trạng đó xảy ra, các doanh
nghiệp ngại đào tạo người lao động vì khả năng họ rời bỏ công ty sau khi được đào tạo là
quá lớn. Doanh nghiệp không đào tạo, nhân viên cảm thấy khơng thỏa mãn nhu cầu được
học tập của mình lại muốn ra đi tìm nơi khác nhiều hơn.


8

Đơn vị tính: lần

Biểu đồ 2.2: Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất
(Nguồn: UNIDO China statistical yearbook)
So với các quốc gia khác, năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam rất
thấp. Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4; trong khi các

quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như Trung Quốc, Indonesia là 6,9 và 5,2. Đây là một
trong những điểm yếu lớn nhất của dệt may nói riêng và các ngành cơng ngành sản xuất
thâm dụng lao động nói chung của nước ta. Theo tỷ lệ định chuẩn của ngành Dệt May, tỷ
lệ lao động gián tiếp trên tổng số lao động yêu cầu khoảng 10%. Trong khi đó theo số
liệu thống kê cho thấy lao động có trình độ cao đẳng trở lên trong ngành mới chỉ có tỷ lệ
dao động từ 3,5% đến 3,9%. Điều đó cảnh báo trình độ của cán bộ quản lý ngành Dệt
May Việt Nam chưa cao.
Lao động trong ngành dệt may chủ yếu là lao động di cư từ các vùng khác đến và
đa phần trong số họ phải sống nhờ ở nhà người quen hoặc tự th nhà để ở. Cơng nhân
dệt may có trình độ học vấn không cao, phần lớn công nhân dệt may xuất thân từ các hộ
làm nông nghiệp. Do thiếu hụt lao động trầm trọng trong ngành nên công nhân dệt may
hiện tại phải làm việc với thời gian dài, kiệt sức và khơng cịn thời gian và sức lực để tụ
tập vui với bạn bè, tìm bạn trai hoặc mở rộng quan hệ xã hội, phải làm việc muộn đến
khuya.


9

Theo qui hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 - tầm nhìn
2020, năm 2010 ngành đã thu hút 2,5 triệu lao động và đến năm 2020 là 3 triệu lao động.
Như vậy, bình quân hàng năm ngành dệt may cần thêm khoảng 160 ngàn lao động chưa
kể phải bổ sung cho số lao động đến tuổi nghỉ hưu và rời bỏ ngành. Thêm nữa, Việt Nam
gia nhập WTO, để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, ngành Dệt May đang
cần nhanh chóng đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có của ngành. Đây thực sự là một áp lực
rất lớn cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của ngành Dệt May nói chung và các doanh
nghiệp Dệt May nói riêng.
2.2.1 Ngành dệt may Việt Nam.
Bảng 2.1: Tổng quan tình hình dệt may Việt Nam

(Nguồn: Ministry of Foreign affairs of the Netherlands)

Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua.
Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh
thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu


10

Việt Nam và 10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn 20082013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới.
Đơn vị tính: tỷ USD

Biểu đồ 2.3: Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2013
(Nguồn: Ministry of Foreign affairs of the Netherlands)
Nếu tính cả giá trị xuất khẩu xơ, sợi với 2,15 tỷ đồng; tổng giá trị xuất khẩu dệt may
và xơ, sợi năm 2013 đạt 20,1 tỷ đồng; thấp hơn 1,15 tỷ đồng so với nhóm hàng có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất là điện thoại các loại và linh kiện.


11

Đơn vị tính: tỷ USD

Biểu đồ 2.4: Giá trị xuất khẩu theo tháng giai đoạn 2010 đến 2013
(Nguồn: Nguồn: VITAS)
Chu kỳ xuất khẩu hàng dệt may do tính chất mùa vụ nên thường đạt giá trị thấp
những tháng đầu năm; bắt đầu tăng trưởng vào tháng 5 và đạt mức cao nhất vào tháng 8
hằng năm; sau đó giảm nhẹ trong những tháng cuối năm. Tháng 07/2013, kim ngạch xuất
khẩu đạt 1,82 tỷ USD – mức cao kỷ lục của xuất khẩu dệt may Việt Nam. 2 tháng đầu
năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD; tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Đây là dấu hiệu cho sự tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch xuất khẩu năm 2014.


Biểu đồ 2.5: Cơ cấu xuất khẩu vào các thị trường chính năm 2013
(Nguồn: Bloomberg)


12

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất
của Việt Nam. Năm 2013, tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt
15,3 tỷ USD, chiếm tới 85,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Đặc
biệt, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng mạnh qua các năm và đạt
8,6 tỷ USD năm 2013; chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam. Đồng
thời trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ thì hàng dệt may
dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 2.2: Chủng loại hàng hóa dệt may xuất khẩu năm 2013

(Nguồn: VITAS)
Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu ra thế giới chủ yếu là áo jacket, áo thun, quần
và áo sơ mi. Năm 2013, giá trị xuất khẩu áo jacket đạt 3,88 tỷ USD; tăng 19,6% so với
cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 21,6% trong tổng giá trị xuất khẩu dệt may. Đạt mức tăng
trưởng ấn tượng trong năm 2013 là mặt hàng áo thun và quần với tỷ lệ tăng lần lượt là
23,7% và 25,8% so với cùng kỳ.
2.2.2 Ngành dệt may tỉnh Bình Dương.
Trong những ngành cơng nghiệp dệt may là ngành chủ lực của tỉnh, cũng là ngành
hàng đang có giá trị xuất khẩu cao nhất hiện nay. Năm 2013, các doanh nghiệp đã xuất
khẩu hàng dệt may đạt gần 1,5 tỷ USD tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2012. Trong
đó, mặt hàng quần áo người lớn may sẵn đã sản xuất, gia công được hơn 370 triệu cái,
đáp ứng kịp các đơn hàng xuất khẩu.



13

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có gần 300 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh
vực dệt may, giải quyết công ăn việc làm cho gần 300.000 lao động. Ngành công nghiệp
dệt - may phân bố chủ yếu ở thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, khu vực Nam Tân Un. Đây
là những khu vực có vị trí địa lý thuận lợi do gần TP.HCM, có khả năng thu hút lực
lượng lao động trình độ cao từ TP.HCM đến làm việc. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng
khu vực này khá phát triển, thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Nhiều khu công nghiệp
và cụm công nghiệp đã được hình thành ở các khu vực này, hiện nay đa số các khu công
nghiệp đã lấp đầy.
Mặc dù năm 2013, ngành dệt may gặp rất nhiều thách thức về nguyên phụ liệu nhập
khẩu liên tục tăng, giá nhân công đội thêm sau khi có quyết định tăng lương, nhưng các
doanh nghiệp đã tìm được đầu ra các đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh, góp phần đưa ngành
dệt may trở thành ngành mũi nhọn có năng lực xuất khẩu lớn nhất tỉnh Bình Dương.
Đồng thời, nhờ tập trung vào thị phần có phân khúc giá rẻ mà nhiều doanh nghiệp vốn
đầu tư trong nước đã tìm được nhiều đơn hàng xuất khẩu, góp phần giải quyết cơng ăn
việc làm ổn định cho hàng trăm nghìn lao động. Trong đó, biến động lao động trong thời
gian Tết và đầu năm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công suất sản xuất và xuất khẩu và
khiến khơng ít doanh nghiệp lao đao đi tuyển dụng lao động. Theo kết quả khảo sát mới
nhất của Liên đồn Lao động tỉnh Bình Dương cho hay, ngành dệt may đang sử dụng hơn
30% trong số hơn 800.000 lao động trong tỉnh, trong đó số lao động nữ chiếm 90%. Đa
số lao động ngành dệt may có thu nhập tương đối thấp so với các ngành nghề khác, tỷ lệ
biến động lao động lớn, hay xảy ra tranh chấp lao động tập thể và nghỉ việc tập thể…
Liên đồn Lao động tỉnh Bình Dương đã khuyến cáo, các doanh nghiệp cần tăng cường
ký kết thỏa ước lao động với công nhân để giữ vững ổn định sản xuất và chăm lo tốt hơn
cho đời sống cho công nhân sẽ góp phần giải quyết khó khăn về tình hình biến động lao
động mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong những tháng cuối năm. Thoả ước lao
động tập thể này được xây dựng trên cơ sở thoả thuận thống nhất giữa người sử dụng lao
động và người lao động thông qua các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể như chế độ tiền
lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, thu nhập bình qn, văn hố ứng xử trong doanh



14

nghiệp, bình đẳng giới, tranh chấp lao động và một số thỏa thuận khác trong quan hệ lao
động. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện mức tiền lương tối thiểu trả cho người lao
động phải cao hơn ít nhất 3% so với mức tiền lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy
định. Tiền lương của người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao
hơn ít nhất 7% so với tiền lương của người làm việc trong điều kiện lao động bình thường
cùng nhóm. Việc xét nâng lương cho người lao động được tiến hành hàng năm theo quy
chế của doanh nghiệp và hệ thống thang lương, bảng lương mà doanh nghiệp đã đăng ký
với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương. Ngồi những cam kết của
người sử dụng lao động và tập thể người lao động ở các doanh nghiệp thuộc ngành dệt
may tỉnh Bình Dương, thỏa ước cịn quy định cam kết về sự phối hợp giữa Ban chấp hành
Hiệp hội Dệt May và Ban chấp hành Cơng đồn ngành dệt may tỉnh Bình Dương trong
việc chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp, các Cơng đồn cơ sở cùng tham
gia thỏa ước. Về hiệu lực thi hành, Thỏa ước này được áp dụng trong vòng 2 năm, kể từ
ngày ký. Sau 6 tháng kể từ ngày có hiệu lực, mỗi bên có quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung
thỏa ước lao động tập thể ngành
Đồng thời, trong nguồn vốn FDI đầu tư thì vốn cho cơng nghiệp phụ trợ ngành dệt
may tăng tốc đáng kể. Với tiềm năng và lợi thế của tình nhà thì chỉ trong thời gian ngắn
tỉnh đã thu hút những dự án đầu tư lớn vào công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may từ các
nhà đầu tư FDI. Các nhà đầu tư này cho rằng, cùng với môi trường đầu tư thuận lợi và
hiệu quả đã được chứng minh, những tác động tích cực của việc đàm phán ký kết Hiệp
định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) gần đây giúp nhà đầu tư tự
tin đầu tư vào lĩnh vực này tại tỉnh. Việc phát triển công nghiệp phụ trợ nói chung và cho
ngành dệt may nói riêng được tỉnh rất quan tâm. Tỉnh có chính sách thu hút các DN đầu
tư vào ngành công nghiệp phụ trợ dệt may để kịp thời đáp ứng nhu cầu nguyên liệu tại
chỗ, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả cho ngành dệt may của tỉnh
trong thời gian tới.



15

2.3 Mối quan hệ giữa dự định nghỉ việc và nghỉ việc.
2.3.1 Mơ hình TRA của Ajzen và Fishbein (1975).
Nghiên cứu dự định nghỉ việc là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi nghỉ việc.
Mơ hình thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action) được Martin Ajzen
và Icek Fishbein xây dựng từ năm 1975 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian.
Theo Ajzen và Fishbein (1975) thì thái độ và các ảnh hưởng của xã hội là hai nhân
tố chính tác động đến hành vi. Trong đó, thái độ được định nghĩa là xu hướng tâm lý
được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể với một số mức độ thỏa mãn –
khơng thỏa mãn, tốt xấu (Eagly và Chaiken, 1993). Cịn ảnh hưởng xã hội thể hiện ảnh
hưởng của quan hệ xã hội lên các nhân, là nhận thức của con người rằng hầu hết những
người quan trọng với họ sẽ nghĩ họ nên hay không nên thực hiện hành vi đó.

Thái độ
Ý định
hành vi

Hành vi
thực sự

Ảnh hưởng xã hội

Hình 2.1: Mơ hình TRA của Fishbein và Ajzen
(Nguồn: Schiffman và Kanuk, 1987)
2.3.2 Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991).
Theo Ajzen cho rằng ý định hành vi không phải lúc nào cũng dẫn đến hành vi thực
tế. Vì vậy, Ajzen đã thêm khái niệm kiểm soát hành vi cảm nhận vào mơ hình TRA, tạo

nên Mơ hình hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior – TPB). Mơ hình TPB
đã được chấp nhận rộng rãi và giúp các nhà khoa học dự đoán hành vi con người.
Kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived Bahavior Control): Là nhận thức về sự dễ
dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi (Ajzen, 1991, p.188). Các nhân tố kiểm sốt có
thể là bên trong của một người như kỹ năng, kiến thức… hoặc là bên ngoài như thời gian,
cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác… Mơ hình hành vi có kế hoạch được thể hiện như
sau:


×