Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Thuyết minh tour thăm quan làng lụa Vạn Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.31 KB, 24 trang )

1


Kính chào q khách! Tơi xin tự giới thiệu, tơi là Nga. Hơm nay tơi rất vui được
hướng dẫn đồn của chúng ta tham quan làng lụa Vạn Phúc. Chuyến đi buổi
sáng hôm nay của chúng ta sẽ bắt đầu từ Nhà lưu niệm Bác Hồ, sau đó là đình
làng Vạn Phúc, tiếp theo chúng ta sẽ vào thăm xưởng dệt lụa nổi tiếng của cố
nghệ nhân Triệu Văn Mão, và cuối cùng, quý vị sẽ được tự do mua sắm. Tơi hy
vọng q vị sẽ cảm thấy hài lịng sau chuyến tham quan này. Xin chúc quý
khách có chuyến đi vui vẻ, bổ ích và tìm mua được những sản phẩm lụa ưng ý!
Điểm đến đầu tiên của đoàn chúng ta là NHÀ LƯU NIỆM BÁC HỒ
Thưa quý vị! Làng Vạn Phúc nằm ven bờ sông Nhuệ đã nổi tiếng với nghề
dệt lâu đời. Trước Cách mạng Tháng Tám, làng thuộc phủ Hồi Đức, nay thuộc
thị xã Hà Đơng (Hà Nội).
Làng dệt lụa ấy còn nổi tiếng là “Làng cách mạng” bởi trong thời kỳ đấu
tranh giành chính quyền, đây là một trong các cơ sở cách mạng vững mạnh nằm
trong ATK (An toàn khu) của Xứ uỷ Bắc Kỳ. Nhiều cơ quan, cán bộ lãnh đạo
của Đảng, trong đó có vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, đã từng ở và làm việc tại
Vạn Phúc qua nhiều thời gian, được chi bộ Đảng và quần chúng bảo vệ an tồn.
Cả làng Vạn Phúc Có 18 gia đình được Nhà nước tặng “Kỷ niệm chương”, 13
gia đình được tặng bằng “Có cơng với nước”, 16 gia đình được ghi sổ vàng “Gia
đình cơ sở cách mạng”. Mặc dù thời gian và chiến tranh đã phá đi một số di tích,
nhưng người Vạn Phúc vẫn giữ được nhiều di tích cách mạng q giá: Nhà cụ
Nguyễn Quang, xóm Quyết Tiến, nơi các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Tổng
bí thư Nguyễn Văn Cừ, các đồng chí Hồng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh… đã
từng ở và làm việc. Nhà cụ Ba Niệm, cụ Bính Thu xóm Hạnh Phúc, là nơi đặt cơ
quan và xưởng in báo Cứu quốc do đồng chí Xuân Thuỷ phụ trách. Nhà cụ Ba
Niệm cũng là nơi Xứ uỷ Bắc Kỳ họp Hội nghị phát động khởi nghĩa giành chính
2



quyền tháng 8/1945. Nhà cụ Tý Hà xóm Độc Lập, nơi ở và làm việc của đồng
chí Tổng bí thư Trường Chinh… Nhà cụ Tư Thủy là nơi ở và làm việc của đồng
chí Hồn Văn Thụ. Nhà cụ Tư Hỏa, nơi tổ chức lễ truy điệu đồng chí Hồng Văn
Thụ…Cánh đồng Rộc Thát là địa điểm tổ chức cuộc mít tinh lớn chào mừng
Mặt trận Việt Minh tỉnh ra mắt Đình làng Vạn Phúc - một cơng trình có giá trị về
kiến trúc - cũng là di tích cách mạng. Đình được xây dựng cách đây trên 10 năm
gồm Hậu cung, Phương đình tám mái và 10 gian tả mạc, thờ bà Lã Thị Nga - tổ
nghề dệt lụa làng Vạn Phúc. Sân đình rộng từng là nơi quần chúng tập trung biểu
tình, đấu tranh chống chính sách thuế khoá nặng nề của thực dân phong kiến,
chống âm mưu chiếm đoạt ruộng đất công của Phủ thống xứ Bắc Kỳ… Chùa
Vạn Phúc ở ngay đầu làng là nơi diễn ra cuộc biểu tình đưa dân nguyện cho
Goda đại diện của Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp khi Tổng đốc Hồng Trọng
Phu đưa ơng này về thăm Vạn Phúc. Đây là cuộc đấu tranh lớn, có tới 500 quần
chúng, mở đầu cho cao trào đấu tranh dân chủ sôi động và rộng lớn của Hà
Đơng. Tuy nhiên, di tích lịch sử cách mạng giàu ý nghĩa và quan trọng nhất ở
Vạn Phúc là Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xóm Quyết Tiến.
Cuối năm 1946, trong những ngày khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở và
làm việc ở Vạn Phúc, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương, từ ngày 3/12
đến 9/12/1946. Trong thời gian ở đây, Người đã cùng các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cách mạng quan trọng. Tại ngôi nhà
này, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Người đã chủ trì Hội nghị Ban thường vụ
Trung ương mở rộng, phát động cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Những đường lối, phương châm cơ bản của cuộc kháng chiếm
được vạch ra tại hội nghị này đã được thể hiện trong Chỉ thị “Toàn quốc kháng
chiến” của Đảng. Hội nghị cũng đã thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng
3


chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo. Tối 19/12/1946, Bác rời Vạn Phúc

về ở và làm việc tại Xuyên Dương, một làng ven sông Đáy thuộc huyện Thanh
Oai.
Ngôi nhà Bác ở và làm việc trong thời gian ở Vạn Phúc nay trở thành Nhà
lưu niệm Bác Hồ. Công việc xây dựng nhà lưu niệm được tiến hành năm 1973
và khánh thành năm 1974. Ngôi nhà ba gian, hai tầng xây dựng năm 1941 1942. Bên phải và bên trái ngơi nhà chính là hai dãy nhà ngang, mỗi dãy ba gian,
trước đây đặt khung cửi, đồ dùng của gia đình, nay được sửa chữa, nâng cấp trần
và nền. Dãy bên phải là phịng khách thường xun đón tiếp nhân dân, khách
trong nước và nước ngoài tới thăm. Dãy bên trái là phòng trưng bày truyền
thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc.
Ngơi nhà chính mỗi tầng có ba phịng. Tầng một trưng bày một số hình ảnh,
hiện vật phản ánh làm việc và sinh hoạt của Bác trong thời gian ở đây: Hai bức
tranh sơn mài lớn thể hiện hai sự kiện quan trọng: Bác chủ trì Hội nghị Ban
thường vụ Trung ương mở rộng bàn về toàn quốc kháng chiến; Bác viết “Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Một số hiện vật Bác dùng trong sinh hoạt, luyện
tập sức khoẻ như chiếc chậu thau đồng nhỏ, đôi tạ tay… Phần trưng bày bổ sung
là những bức ảnh, hiện vật, sách báo, tài liệu… phản ánh khái quát cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Bác Hồ.
Tầng hai, trưng bày phục nguyên như Bác ở và làm việc khi xưa. Ây là căn
phòng nhỏ bên trái có diện tích chưa đầy 12m 2, vẫn còn chiếc giường gỗ dẻ quạt
đơn sơ Bác nằm, chiếc gối gỗ sơn màu huyết dụ. Kề bên giường là bàn làm việc
- một án thư cao chừng 75cm, chân con tiện. Trên bàn là chiếc đèn dầu hoả,

4


trang bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Quanh bàn còn bốn chiếc
ghế gỗ chân con tiện là hiện vật gốc.
Khi tình hình Hà Nội căng thẳng, đồng chí Trần Đăng Ninh giao cho đồng
chí Nguyễn Tấn Phúc – Bí thư chi bộ xã Vạn Phúc tìm một nơi đón Bác Hồ về ở

và làm vệc, nơi đó phải đáp ứng được hai điều kiện: bảo đảm tin cậy, an tồn bí
mật, có điều kiện ăn ở đi lại thuận tiện và có thể theo dõi sát tình hình diễn biến
hằng ngày ở Hà Nội để chỉ đạo đối phó kịp thời. Đồng chí Phúc nghĩ ngay đến
Vạn Phúc, căn cứ chí cốt của cách mạng trước tháng 8/1945 và gia đình ơng
Nguyễn Văn Dương đã được chọn vì gia đình ơng Dương đã ủng hộ cách mạng
và có quan hệ mật thiết với Mặt trận Bình Dân. Thêm vào đó, nhà ơng lại ở gần
đầu làng và có gian gác riêng biệt, thuận tiện cho việc ăn ở, làm việc, đi lại của
Bác Hồ. Đồng chí TRần Đăng Ninh về tận nơi xem xét và đồng ý.
Trong những ngày Hồ Chủ Tịch ở lại nhà ông Dương, chị Thanh nấu nướng
cho Người ăn. Để đảm bảo bí mật, gạo rau thì gia đình cung cấp, thịt thà có tỉnh
lo. Chị Thanh thường làm món thịt kho tàu cho Bác.
Trong những giờ phút hiểm nghèo của đất nước, Bác Hồ làm việc miệt mài
ngày đem: dậy rất sớm, thức rất khuya. Ngày nào Bác ra Hà Nội để tiếp khách
ngoại giao, nhà báo hay thân sĩ thì 4, 5 giờ sáng Bác đã ra đi.
Đêm 17 rạng 18 và đêm 18 rạng ngày 19-12-1945, Ban Thường vụ Trung
ương họp dưới sự chủ trì của bác để vạch ra đường lối kháng chiến
Như vậy, chúng ta đã kết thúc điểm tham quan đầu tiên. Tôi nghĩ chắc hẳn
quý khách cũng đã phần nào hiểu được con người cũng như truyền thống anh
hùng của làng lụa nơi đây. Bây giờ chúng ta sẽ đến đình làng Vạn Phúc – khơng
5


gian thiêng liêng của làng, Và ở đó, quý vị sẽ có dịp được tìm hiểu kỹ hơn về tổ
nghề cũng như là nghề dệt lụa.
Trên đường đến đình làng, q khách nhìn thấy trên cổng của rất nhiều nhà
có gắn biển mang dịng chữ “Gia đình văn hóa”. Gia đình văn hóa là cái đích mà
mỗi gia đình nơi đây đều hướng đến và xây dựng. Nhờ nghề dệt truyền thống,
ngày nay cuộc sống vật chất của người dân Vạn Phúc có thể nói là khá đầy đủ.
Ngồi việc chú trọng phát triển nghề dệt, họ luôn qua tâm đến việc nuôi dưỡng
và giáo dục con cái, hướng con cái vào học hành. Những người bố người mẹ

luôn làm tốt cơng việc của mình để làm tấm gương sáng cho các thế hệ sau.
ĐÌNH LÀNG VẠN PHÚC
Thưa quý khách! Trước mắt chúng ta hiện ra ngơi đình làng tơn nghiêm, nơi
hương khói nhớ người hiếu nghĩa đã có cơng đức dạy nghề, lập nên nơi quần tụ
yên vui, ổn định cho làng và cũng là nơi hội tụ tinh hoa, duy trì “mỹ tục khả
phong” của người Vạn Phúc hiền hậu.
Cách đây hơn 1000 năm, làng Vạn Phúc còn mang tên “Trại Vạn Bảo”,
gồm một số gia đình nghèo đến phá hoang sinh sống. Năm 868, bà Lã Thị Nga
( tức Ả Lã Thị Nương ) cùng chồng là tiết độ sứ An Nam _ Cao Biền đi công du
thiên hạ. Thuyền nhằm hướng Tây Nam thẳng tiến, mới đi cách thành Đại La
mươi dặm, thấy một vùng cây cối tốt tươi, song núi vờn quanh như uốn lượn, thế
đất “tiền sơn hậu thủy”. Là một tướng thông lầu kinh sử, giỏi phong thủy, Cao
Biền nhìn thấy đất hay liền cho thuyền ghé vào, đến trại Vạn Bảo lại thấy ngơi
chùa nhỏ, hai bên cạnh chùa có hai cái giếng khơi, nước xanh như ngọc, Cao
Biền liền thốt lên “ Đất rồng chầu hổ phục, lại có khí dưỡng thanh long. Bà Ả
Lã Thị Nương thấy quang cảnh u nhàn, phong tục thuần hậu, bà bèn xin chồng ở
lại và dạy cho dân làng cách trồng lúa, trồng khoai, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa.
6


Khi bà Ả Lã mất, dân làng Vạn Bảo lập bà thành Thành Hoàng làng và xây
đền thờ bà.Bên cạnh thẻ bài, sắc phong, cịn có nhiều đồ thờ, trong đó có cả
những thoi, kéo, thước, lược để ghi nhớ công ơn bà. Bà đã được phong thần hiệu
là “ Quốc vương thiên tử - Nga hoàng Đại vương”
Thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông phong Mỹ Tự cho Thành Hoàng làng
Vạn Bảo và cho tu bổ đền thờ. Thời nhà Lê, triều Lê Trung Tông, sau khi dẹp
được nhà Mạc, nhớ tới ân đức của bà, vua ban cho làng Vạn Bảo 100 quan tiền
đồng để tu sửa nơi thờ Thành Hồng làng thành đình Vạn Bảo. Như vậy, theo sử
sách đình Vạn Phúc được xây cất từ thời nhà Lê.
Đình Vạn Phúc tọa lạc trên một doi đất cao giữa làng được xây dựng theo

hình chữ “Quốc” nên rất bề thế hồnh tráng. Kiến trúc ngơi đình rất đẹp, bề thế
mà thanh nhã. Một điều rất đặc biệt là đình Vạn Phúc khơng giống bất cứ một
ngơi đình nào trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khi nhớ tới đình làng, ta sẽ nhớ
ngay tới đó là một ngơi đình lớn với vơ số các cột gỗ. Nhưng ở đây, ta lại thấy
đình Vạn Phúc mang dáng dấp một ngơi chùa. Bố cục ngơi đình Vạn Phúc theo
chiều sâu: sân đình, phương đình, trung đình, hậu cung, nahf quan cư phía sau và
hai ben tả vu, hữu vu.
Trước đình làng có giếng đình với tường bao quanh rất sạch đẹp và bắt mắt.
Đặc biệt, đối diện với cổng đình là bức bình phong có hình rồng ẩn mây được
đắp nổi. Đây là nơi tụ phúc, hội tụ linh khí của làng Vạn Phúc. Giếng đình cùng
với cảnh vật xung quanh đã tạo nên vẻ hài hòa, tĩnh lặng, cân đối cho tồn bộ
khơng gian nơi đây.
Q khách có thể nhìn thấy cổng của đình Vạn Phúc rất cơng phu với việc
đắp nổi voi chầu, lính gác, phía trên đỉnh hai cột là hai con nghê bằng đá, bốn
cột trụ rồng, phượng cách điệu vươn cao phân cách chính mơn và tả hữu mơn.
Hình tượng nghê được ở vị trí cao nhất vì Nghê là con vật có thể phân biệt đúng
7


sai, tốt xấu và như vậy, nó sẽ cho những điều tốt vào đình, cản trở những cái
xấu, cái ác vào đình.
Qua cổng đình, ta tiến vào sân đình. Tồn bộ sân đình được lát bằng gạch
kết hợp với các bồn trồng bàng, trồng đại, hoa và cây cảnh tạo nên vẻ hài hịa,
n tĩnh cho ngơi đình.
Trước mắt q khách là phương đình – khơng gian lớn nhất của ngơi đình.
Phương đình có mặt bằng hình vng thay cho đại bái, diện tích 100m2 với bốn
hàng cột chia thành ba dòng: dòng giữa dành cho quan hưu, chức sắc của làng,
bên tả của các hào trưởng, bên hữu dòng các vị bơ lão. Nghệ thuật kiến trúc ngơi
đình tập trung nhiều nhất ở phương đình, kiểu dáng phương đình thanh tao, trang
nhã. Tám mái gấp khúc tạo nên những đầu đao uốn cong kẻ đắp hình rồng chầu,

cánh phượng hết sức tinh xảo Những đầu đao mái phương đình in lên nền trời
chiều tĩnh lặng đẹp đến mê hồn, con người như cảm thấy được tiếp thêm hơi thở
giữa trời và đất. Mái phương đình được nâng cao hai tầng nên khi đứng giữa
phương đình nhìn lên nóc cao hun hút cho người ta cảm giác như đang đứng
trong sự xoay vần của vũ trụ. Toàn bộ hệ thống mái phương đình được đặt trên
các bộ vì kèo chạm trổ rất đẹp, đỡ dưới là các cột gỗ to, sơn son thiếp vàng có vẽ
hình rồng cuộn mây ơm quanh cột hết sức tinh tế.
Trên cùng của mái đình là một bình rượu được làm từ gốm Bát Tràng mang
ý nghĩa đây là nơi hội tụ tinh hoa của đất và trời
Trước bàn thờ chính có hình tượng hạc đứng trên mai rùa. Đây là hình
tượng rất quen thuộc mà quý vị có thể bắt gặp ở rất nhiều đền, chùa, đình. Con
hạc tượng trưng cho dương, con rùa tượng trưng cho âm, hình tượng này thể
hiện sự cân bằng âm dương, sự hài hòa giữa đất và trời. Theo truyền thuyết, hạc
và rùa là đôi bạn than, vào mùa nước lũ, rùa đã đưa hạc đến vùng cao hơn. Khi
nơi này bị hạn hán, hạc đã đưa rùa đến nơi có đủ nước để sống. Và từ đó, tình
bạn giữa rùa và hạc càng trở nên gắn bó keo sơn.
8


Trên bàn thờ chính giữa có bức hồnh phi “Đức hợp vơ cương”, ý nói đức
lớn của bà Ả Lã sẽ được muôn đời biết ơn và ghi nhớ
Từ bức hồnh phi nhìn xuống hay nhìn lên trên cao, ta bắt gặp hình ảnh “
Lưỡng long chầu nhật”. Đây là một mơ típ trang trí rất có ý nghĩa và phổ biến
trong những cơng trình kiến trúc xưa ở Việt Nam. Rồng có vị trí đặc biệt quan
trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Nó đứng hàng thứ
nhất trong tứ linh: “long, ly, quy, phượng”. Ở giữa hai con rồng là một quả cầu
lửa tượng trưng cho mặt trời. Như vậy, hình tượng lưỡng long chầu nhật mang ý
nghĩa cầu mưa của người dân Việt Nam.
Bức tường bên trong phương đình được đắp nổi hình ảnh “ Tứ quý” tùng,
cúc, trúc, mai tượng trưng cho các mùa trong năm: hình tượng mai phản ánh về

mùa Xuân, hình tượng trúc phản ánh về mùa Hạ, hình tượng cúc phản ánh về
mùa Thu, hình tượng tùng phản ánh về mùa Đơng
Đằng sau bàn thờ chính là chiếc kiệu sơn son thiếp vàng rất lớn và được
mang ra trưng bày ngồi trời vào mỗi dịp lễ hội đình làng để dân làng cùng du
khách thập phương chiêm ngưỡng
Kề liền ngay với phương đình nhưng chênh cột khác nhau là hai dãy tả vu
và hữu vu. Mỗi bên mười gian, cả thảy là hai mươi gian. Sau gian phía trong,
mỗi bên ba gian được giữ lại nguyên vẹn từ tả hữu vu đình cũ thời Lê, mười bốn
gian phía ngoài, mỗi bên bảy gian đẻ dành cho mười bốn giáp hội họp ngày làng
có việc.
Như q khách nhìn thấy, đây là mơ hình khung dệt cổ truyền với các bộ
phận như: cây suốt, néo trằng cưa, tai voi, con độn, gáo đựng suốt, quạt…được
dựng lại ở đây mang ý nghĩa tôn vinh, tưởng nhớ đến công lao trời biển của Ả
Lã Thị - Tổ nghề làng lụa Vạn Phúc. Ở đây còn chứa đựng rất nhiều thứ khác
phục vụ cho lễ hội đình làng diễn ra từ ngày 13 – 15 tháng Giêng như: trống,
9


bảng lời kêu gọi tòa quốc kháng chiến, …Và ở gian này có trưng bày một số
hình ảnh mà các khối đăng cai lễ hôi theo từng năm.
Chúng ta đi tiếp vào bên trong. Đây là trung đình, khơng gian chuyển tiếp
giữa hậu cung và phương đình. Trung đình có mái tựa trên vì kèo mai rùa (phong
cách kiến trúc thời Nguyễn) rất đặc biệt, trạm trổ tinh vi.
Hậu cung là chốn thâm nghiêm, nơi đặt nét bút đầu tiên để viết thành chữ
“Quốc” trong khn viên đình, là nơi có khơng gian lớn thứ hai sau phương
đình. Hậu cung được chia làm hai tầng, có sàn gỗ và cầu thang gỗ, gác trên là
nơi thờ Thành Hoàng và để các báu vật của Thành Hoàng làng như gương, lược,
thước đo, chỉ may…để dưới hoành phi, câu đối. Hậu cung có sáu mái hai tầng
giao nhau,nhờ có sự chênh mái mà trong hậu cung có rất nhiều ánh sáng và
thống gió, hậu cung được ngăn chia với khơng gian bên ngoài bởi các vách

tường xây bằng gạch nung.
Như vậy chúng ta đã tham quan xong ngơi đình. Ngơi đình làng Vạn Phúc
quả là rất đặc biệt phải không, thưa quý vị! Bây giờ chúng ta sẽ đến thăm xưởng
dệt của cố nghệ nhân Triệu Văn Mão.
Thưa quý khách! Trên đường đi vào xưởng dệt của cố nghệ nhân Triệu Văn
Mão, ta đi qua lối rẽ vào nhà nghệ nhân Nguyên Hữu Chỉnh. Ơng Nguyễn Hữu
Chỉnh sinh ra trong gia đình dệt lụa nổi tiếng bậc nhất làng Vạn Phúc xưa. Ông
nội ông là cụ Nguyễn Chấp Chung khi xưa chuyên dệt các mặt hàng tơ lụa phục
vụ triều đình nhà Nguyễn. Cụ cũng chính là một trong ba người thợ dệt Việt
Nam được vinh danh tại cuộc đấu xảo thuộc địa của Pháp ở Marseille mà tên
tuổi vẫn được lưu trong bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Cha ông là Nguyễn Văn
Thiệp cũng là một nghệ nhân của làng nghề, chính ơng đã thừa hưởng tay nghề
từ cha trong việc thiết kế mẫu mã hoa văn trên chất liệu tơ tằm. Ông Triệu Văn
Mão là người phường Vạn Phúc, Quận Hà Đơng, Hà Nội. Ơng hoạt động về
Ngành nghề: Dệt lụa từ năm 1969 đến nay được 38 năm. Ông đã có cơng truyền
10


dạy nghề cho các cháu tại địa phương thành thợ sửa chữa khung cửi, đồng thời
truyền nghề cho nhiều cháu thành thợ giỏi của nghề dệt lụa tơ tằm làng lụa Vạn
Phúc. Ơng là thành viên chính thức của đề tài nghiên cứu “Vải sợi Văn hóa
Đơng Sơn”; Đạt Huy chương vàng cho sản phẩm Lụa tơ tằm, xưởng dệt lụa tơ
tằm Vạn Phúc - Hà Đông tại Hội chợ Thương mại Làng nghề truyền thống Hà,
nghệ nhân làng nghề; giải thưởng bàn tay vàng, nghệ nhân dân gian…
Vào năm 2000, ông Mão bắt đầu sự nghiệp khôi phục lụa cổ bằng việc đi
khắp làng xin hoặc mua lại những mẫu lụa cũ từ những chiếc áo dài, những
mảnh khăn cũ kĩ. Rồi ơng cịn bắt xe đị đi khắp trong Nam ngồi Bắc, nơi nào
hay tin có lụa cổ là ơng tìm đến. Mục đích của ơng là tìm lại những mẫu lụa vân
chính tơng của làng. Sau 2 năm, gia tài của ông đã gần khánh kiệt, song ông đã
tìm lại được gần đầy đủ những mẫu lụa cổ của làng: lụa vân triện thọ, lụa vân

quế hồng điệp hoa nhỏ, lụa vân song hạc, lụa vân tứ q… Sau đó, ơng nhờ
nghệ nhân Lê Văn Bằng là người thiết kế mẫu lớn tuổi và có tay nghề nhất làng
giúp ông thiết kế lại các mẫu lụa cũ. Qua nhiều lần dệt thử nghiệm, đến nay ông
Mão đã thành công với sự nghiệp phục chế lụa cổ với 20 mẫu lụa cổ đang được
sản xuất hàng ngày ở xưởng dệt nhà ơng.
Ơng Mão cũng đã thành cơng loại vải dệt từ vỏ cây lanh, cây gai được ưa
chuộng trên thế giới với tính năng: thống mát, thấm mồ hơi, phịng được tia cực
tím. Những mẫu gai thơ có mẫu mịn, mẫu trơn, mẫu dệt hoa chanh, mẫu hoa văn
dích dắc, mẫu hoa văn kỷ hà. Khi may lên áo được khách nước ngồi tha thiết
hỏi mua, ơng đành để cho họ và may cái khác. Các nhà thiết kế thời trang cũng
ưa chuộng sản phẩm từ vỏ cây độc đáo này. Khi những thước lụa ra đời, người
thợ dồn hết kỹ năng tinh xảo, tâm hồn vào sản phẩm. Truyền thống dệt lụa đã đi
vào thơ, vào nhạc như một đặc trưng của Hà Tây. Ca khúc “Hà Tây quê lụa” của
nhạc sĩ Nhật Lai nay trở thành nhạc hiệu của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà
Tây mỗi ngày phát sóng.
11


Thưa quý khách! Chúng ta đang dừng chân trước cổng xưởng dệt lụa của cố
nghệ nhân Triệu văn Mão với tấm biển được thiết kế rất đặc với dòng chữ nổi
bật “Triệu văn Mão, chuyên sản xuất và phục chế các mặt hàng tơ lụa truyền
thống”. Qua cổng, vào đến sân ta gặp ngay những giỏ hoa lan rất bắt mắt, làm
cho không gian của xưởng dệt trở nên đẹp hơn, làm giảm bớt độ khô cứng bởi
tiếng ầm ầm của máy dệt.
Xưởng dệt của ơng Mão có hơn mười khung dệt và luôn cho ra đời các mặt
hàng lụa truyền thống, chất lượng cao Mỗi khung dệt lúc mua mới là 15 – 20
triệu đồng. Từ những khung dệt thơ sơ, giản đơn ban đầu như khung “con cị”,
rồi khung “chân dậm tay thoi”, khung “tay giật, thoi lao” rồi khung dệt máy...đến
nay kỹ thuật phát triển, mỗi hộ gia đình ở Vạn Phúc đã có nhiều khung dệt khác
nhau, mỗi khung cho một sản phẩm mặt hàng lụa khác nhau: hàng trơn, hàng

khổ rộng, hàng tơ tằm nguyên chất, hàng Vân, …để cho ra các sản phẩm với
nhiều chất liệu khác nhau như lụa thường, ngang xe, hay dọc tơ chập, ngang tơ
chập, dọc tơ xe…
Ngày xưa khung dệt vải lụa cũng đơn giản như khung dệt chiếu bây giờ.
Người thợ dệt ngồi vào khung cửi không ngừng tay đưa chân dận. Con thoi đưa
sợi ngang cức thoăn thoắt lao đi lao lại. Thơ cổ đã miêu tả cảnh dệt vải:
“Tay ngọc lần đưa thoi nhật nguyệt
Gót vàng dận đạp máy âm dương”
Khung dệt xưa có “con cị” và hai lá go, một lá buộc vào đầu con cị, một lá
buộc vào đi con cị. Khi người thợ dệt hoạt động, con cò làm hai lá go mở
miệng. Một nâng lên, một hạ xuống cứ tiếp tục như thế mà đan sợi ngang sợi
dọc vào với nhau. Chiếc khung dệt cổ truyền kiểu ấy được sử dụng qua nhiều
đời. Tiến lên một bước người ta dùng cái khung “ba lăng” rộng hơn, có con cuốn
thay cho con cị. Con cuốn mắc được nhiều lá go. Người thợ dệt vẫn tay đưa
chân dận. Về sau không đưa thoi nữa mà là giật thoi. Khi giật thoi, có một bộ
12


phận đẩy thoi đi, được buộc vào sợi dây phía trên khung dệt. Chân dận go, tay
dật dây, thoi lao đi nhanh hơn. Lại tiến thêm một bước nữa, người ta dung cái
khung “tay cày”. Chân đưa, tay bẩy cái “tay cày”, tay cày truyền lực đến bộ
phận mở go, và lao thoi “tự động”. Khung “tay cày” có thể “điện khí hóa” một
phần.
Trước mắt q khách là khung dệt máy với các bộ phận chủ yếu như: go
dung để co sợi dọc, ba tăng dung để đưa sợi ngang qua lại và đóng chặt sợi
ngang, trục cuộn vải, thoi chứa suốt đưa qua đưa lại trên miệng vải, suốt, và
văng dung để giữ sợi ngang.
Xưởng dệt ông Mão đã sản xuất được số mẫu lụa quý hiếm bằng nguyên
liệu tơ tằm 100% như: Lụa vân Quế hồng diệp, lụa vân Triện thọ, lụa vân Băng
hoa, lụa vân Long phượng mây bay, lụa vân Song hạc, lụa vân Mai thọ, lụa sa

Đuôi công to, lụa vân Lưỡng long song phượng, lụa vân Lưỡng long song thọ...
Tất cả gồm 21 mẫu lụa quý hiếm. Lụa được phục chế không chỉ quý bởi cách dệt
thủ công tạo ra mặt hàng tinh xảo, màu sắc êm dịu “mịn mặt, mát tay” mà các
hoa văn mang hồn Việt rất đậm nét.
Thưa quý khách, dệt là một trong các cơng đoạn chính của sản xuất lụa.
Quy trình dệt lụa bao gồm nhiều khâu: khâu tơ, khâu hồ sợi, khâu dệt, khâu
nhuộm. Mỗi khâu sản xuất ấy đều phải tiến hành theo những quy định khá
nghiêm ngặt.
Đầu tiên là khâu tơ.
Từ con tơ hay còn gọi là bối tơ, trước khi dệt phải quay tơ thành sợi. Thiết
bị dùng để quay tơ gọi là “xa quay”. Người thợ sử dụng xa để quấn sợi tơ vào
ống sợi. Trong việc dệt lụa nói chung, khâu tơ khơng đơn thuần chỉ có quấn sợi
vào ống sợi thật đều, liên tục mà còn phải chọn sợi, đẽo sợi, mắc sợi. Cơng việc
địi hỏi sự tỉ mỉ, cơng phu nên công đoạn này đã được các thế hệ trước làm thành
13


bài ca dao để các thế hệ sau nhớ mà làm:
“Quay tơ ra mắc, ra mành
Mắc thì mắc dọc, mành thì dệt ngang
Mốt soi thì dệt đầu hàng
Mốt cục thì đánh go ngang cho bền”
Sợi mốt cục là sợi to nhất có nhiều nút, bỏ riêng ra khơng làm; sợi mốt là
sợi tương đối to; sợi mắc là sợi to vừa phải và sợi mảnh là sợi nhỏ. Khi lựa chọn
thì bao giờ cũng để riêng ra từng loại, người ta thường dùng sợi mắc để đưa vào
làm sợi dọc vì nó tương đối đều và độ nhỏ vừa phải, làm sợi dọc khơng bị đứt.
Sợi mảnh nhỏ hơn thì làm sợi ngang, và cũng tùy theo mặt hàng định làm có thể
chập 2-4 sợi vào với nhau để tiết diện phù hợp. Riêng sợi dọc thì chỉ được dùng
một sợi. Hai sợi dọc chập với nhau thì phải dùng một loại hồ bằng bột gạo dính
vào với nhau để khi đưa lên máy dệt, sợi đều và không bị đứt.

Sau khâu tơ là khâu hồ.
Việc hồ sợi chỉ được thực hiện đối với sợi dọc. Khâu này đòi hỏi đến trình
độ cao. Như ta đã biết, Hà Đơng là nơi dệt lụa nổi tiếng nhất trong cả nước.
Nhưng Hà Đơng khơng có làng dệt nào có kỹ thuật cao như ở Vạn Phúc. Người
thợ ở đây nấu hồ hết sức công phu. Khi nấu hồ, người ta thường cho thêm một ít
sáp ong để hồ sợi,đồng thời sử dụng bí quyết kỹ thuật riêng làm cho sợi hồ vừa
dẻo dai lại vừa bóng. Có thể nói khâu hồ là công đoạn chứa đựng “cái riêng”
trong cái chung của kỹ thuật dệt lụa, làm nên cái độc đáo rất riêng của lụa Vạn
Phúc mà khơng nơi nào có được.
Tiếp theo là khâu dệt.
Dệt là khâu quan trọng nhất của nghề dệt lụa thủ công. Tùy mỗi loại sản
phẩm tơ lụa mà người ta có cách dệt khác nhau. Từ những khung dệt thô sơ, giản
14


đơn ban đầu như khung “con cò”, rồi khung “chân dậm tay thoi”, khung “tay
giật, thoi lao” rồi khung dệt máy…Tất cả các loại hàng tơ lụa tựu trung lại chỉ là
sản phẩm của hai hình thức dệt là: hàng dệt lụa trơn và hàng dệt lụa hoa
Để tạo hoa văn cho lụa, người thợ phải vẽ mẫu trước, sau đó phóng to mẫu,
từ đó xác định các điểm nổi để đưa vào đục trên tấm bìa các tơng. Những điểm
nổi sẽ được mã hóa thành các ơ trên bìa các tơng, và bìa này sẽ được đưa lên
máy dệt có cơ cấu làm nhiệm vụ nâng hạ sợi theo quy định được đục sẵn trên bìa
các tơng, nó sẽ quyết định sợi tơ nào được lên, sợi nào được xuống để tạo ra hoa
văn.
Dệt lụa trơn loại khơng có hoa cần phải sử dụng hai loại go: go thẳng và go
vòng. Go thẳng để dệt loại lụa mỏng, mịn. Cịn go vịng thì để dệt loại lụa mỏng
có châm thủng hay dệt thủng.
Điều quyết định tạo ra được các loại sản phẩm lụa khác nhau chính là việc
sử dụng số lượng sợi dọc nhiều hay ít, cũng như độ nhỏ cần thiết của sợi ngang
và cách mắc sợi dọc qua go, cịn gọi là “thăm go”. Muốn có độ to nhỏ theo ý

muốn của sợi ngang, ta chỉ việc chập đôi, chập ba hay chập bốn sợi nhỏ lại với
nhau.
Đối với các dệt hoa, thao tác cũng như dệt hàng trơn. Nhưng dệt hoa khác
dệt trơn ở chỗ: trước khi cần hoa gì, cần phải vẽ kiểu hoa đó trên giấy hoặc có
mẫu vẽ sẵn. Người thợ dệt đặt mẫu hoa ấy lên bàn khâu hoa. Dệt cài hoa phải có
hai người, một người dệt, một người kéo hay cài hoa. Động tác cài hoao như
sau: giữ vai trò điều khiển chính là người dệt, cịn người cài hoa chỉ có nhiệm vụ
kéo go xà thật ăn ý với động tác của người dệt chính. Khi người dệt ngồi ở dưới
dậm chân địn kêu “cắc” một tiếng thì khii đó người kéo hoa ở phía trên đồng
thời kéo go xà lên. Có lẽ do cách dệt như thế mà dân gian gọi hàng dệt trên là
hàng đơn, gọi hàng dệt hoa là hàng kép.
15


Một trong những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao là lĩnh hoa và
dệt gấm. Chẳng hạn như lĩnh hoa chanh, một sản phẩm dệt tơ, nhuộm đen khá
dày dặn, nhưng không thô, một mặt mờ, một mặt bóng, có điểm những bơng hoa
chanh, chấm hoa kín đáo, mịn màng. Kỹ thuật dệt lĩnh hoa chanh kha phức tạp:
Số sợi dọc của mỗi tấm lĩnh thường tới 5400 sợi dặm mắc, tức là những sợi tơ to
vừa phải. Người thợ dệt lĩnh nhất thiết phải đếm đủ số sợi rồi mắc lên khung dệt,
mà không được đếm sai, mắc lầm, không được làm rối tơ. Dệt lĩnh hoa đã khó,
dệt lĩnh trơn cịn khó hơn. Khung dệt phải them một thứ go hoa tức là một bộ
phận dụng cụ gá lắp và phải có thêm một người thợ gài hoa bên người dệt chính.
Nhưng dệt xong rồi thì cũng chỉ được một tấm lĩnh mộc mà thơi. Người ta
cịn phải tiến hành cơng đoạn chuội trắng và nhuộm đen thật vất vả, khó khăn thì
mới được một tấm lĩnh hoa thật sự, một thớ vải tơ đen nhánh, mềm mại, óng
mượt.
Tiếp theo là khâu nhuộm.
Khơng phải sản phẩm dệt tơ nào cũng đều phải nhuộm cả, mà chỉ chỉ có
một số sản phảm cần nhuộm. Vì có loại để trắng tinh khiết, ngả vàng ngà như

lụa nõn. Có loại chỉ dệt xong là được, nhuộm màu chỉ ở ngay khâu sợi như gấm,
vóc. Nhưng có loại chỉ nhuộm và hồ khi đã dệt xong như lĩnh, the…Nhuộm
hàng tơ lụa là cả một quy trình kỹ thuật hết sức phức tạp,nghiêm ngặt, không thể
bỏ qua công việc nào.
Kỹ thuật nhuộm có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo việc sử dụng
cách nhuộm thủ công hay nhuộm công nghiệp. Trong các xí nghiệp nhuộm hiện
nay người ta thường một số hóa chất và màu để nhuộm đói với sợi bong và
nhuộm tơ lụa.
Trước khi nhuộm cần nhúng vật liệu vào nước xà phòng , rồi giũ thật sạch,
nhúng trở lại vào nước nóng, sau đó mới đưa vào nhuộm hoặc cán màu. Vải, sợi,
lụa nhuộm xong phải giũ thật sạch và treo ở nơi thống gió hoặc đưa qua thiết bị
16


sấy khô. Tuyệt đôi không bao giờ trộn lẫn các màu có bản chất khác nhau, vì
trộn lẫn sẽ gây ra kết tủa, các bột màu sẽ khơng hịa tan, làm cho vật liệu nhuộm
bị vệt màu gây loang nổ.
Công nghiệp nhuộn tơ lụa: tơ lụa “nấu” ở 90 độ C đến 95 độ C trong nước
có xà phịng (loại xà phịng có độ sút 40 độ), rồi đưa vải vào nhuộm. Trong dung
dịch axit, tơ lụa được làm mềm ra. Thông thường người ta cho thêm phụ gia,
thiếc, clrua và tơ lụa sau khi đã được naauus bằng một hóa chất và đem giặt thật
kỹ
Để giữ được màu sắc nhuộm cần thiết phải xử lý tơ lụa bằng cao su-mác
hay gọi là “chiết màu”. Nhuộm tơ lụa người ta hay dung các loại phẩm màu axit
theo một trong hai cơng thức: dung dịch axit, dung dịch trung tính
Cơng thức nhuộm: tơ lụa: 1 phần, nước: 25 phần, natri sunphat kết tinh: 0,5
phần, Sut (NAOH) 40 độ B: 0,07 phần.
Thực tế cho thấy trong công nghiệp nhuộm, nếu dùng phẩm màu để nhuộm
thì tơ lụa khơng chỉ bền màu mà màu lại rất tươi sang
Nhuộm thủ công:

Theo kinh nghiệm cổ truyền, các loại tơ lụa được nhuộm bằng phương pháp
thủ công, nàu sắc thường bền, đẹp. Để nhuộm, ông cha ta đã biết khai thác các
màu sắc từ cỏ cây, hoa lá, đất đá gtrong thiên nhiên. Đó là các loại đá chàm, củ
nâu, nghệ, phèn chua, than, bồ hóng, bùn, ao, đất màu, đất đồi…rồi từ những
màu nguyên thủy vủa chất liệu đó pha chế thành vơ số gam màu khác nhau để
nhuộm, để vẽ, để “chiết màu”
Nhuộm thủ công là cả một công nghệ phức tạp được tiến hành qua nhiều
cơng đoạn địi hỏi người thợ phải có tính kiên trì, cẩn thận và khơng thể bỏ qua
một công đoạn nào. Tùy màu sắc của từng sản phẩm mà áp dụng kỹ thuật nhuộm
khác nhau, tuân theo một quy trình rất nghiêm ngặt.Chẳng hạn như việc nhuộm
lĩnh đen. Lĩnh mộc trước tiên được chuội trắng, nhuộm chàm, sau đó suốt trong
17


7 ngày mỗi ngày phải nhuộm 5 lần nước lá bàng rồi trát bùn phơi khô. Hôm sau
đem giặt lại rồi lại tiếp tục nhuộm nước lá bàng, như vậy tấm lĩnh phải trải qua
“35 thâm, 7 thổ”. Lĩnh được đem hồ để tăng độ bền của sợi rồi cả tấm được cuộn
lại, và lấy chày ghè cho mềm. Sau q trình phức tạp đó, người ta mới được một
tấm lĩnh đen nhánh, óng mượt
Thưa quý khách, chúng ta đã vừa được cung cấp thông tin về các công đoạn
làm lụa. Theo quý khách thì khâu nào được xem là khâu quan trọng nhất ạ?
Vâng, mỗi khâu lại có một vị trí đặc biệt riêng, chúng phụ thuộc lẫn nhau, cùng
liên đới với nhau để tạo nên thành phẩm tuyệt vời, làm đẹp cho cuộc sống và
làm đẹp cho chính những người tiêu dùng như chúng ta.
Gian bên cạnh xưởng dệt là phòng trưng bày các bằng khen, giấy chứng
nhận, cúp, huy chương mà cố nghệ nhân Triệu Văn Mão đạt được: bằng chứng
nhận nghệ nhân làng nghề Việt nam, chứng nhận doanh nhân tiêu biểu 1000 năm
Thăng Long Hà Nội,…cùng với đó là các bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ
trong cuộc đời của nghệ nhân.s
Cạnh đó là phòng trưng bày sản phẩm từ lụa: quần áo, váy, khăn, calavát,…

Ở đây, q khách có thể ngắm nhìn và chọn mua cho mình những sảm phẩm ưng
ý.
Bây giờ chúng ta sẽ vào chợ để tham quan và mua sắm sản phẩm lụa tuyệt
vời của làng lụa Vạn Phúc.
Nói tới Lụa Vạn Phúc không thể không nhắc tới Lụa Vân. Lụa Vân là một
sản phẩm cao cấp - loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt, với đủ các
loại màu sắc, hoa văn độc đáo. Lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có
đặc điểm bền đẹp, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, mặc vào có cảm
giác nhẹ nhàng, mềm mại phù hợp với mọi lứa tuổi. Chính bởi những ưu điểm
ấy mà Lụa Vạn Phúc tạo cho mình một thương hiệu lụa truyền thống nổi tiếng cả
18


trong nước và nước ngoài. Và đã đi vào lịch sử phát triển của dân tộc với câu ca
dao sau:
“The La, lĩnh Bưởi, chổi Phùng
Lụa Vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên”
Tơ Lụa Vạn Phúc có nhiều loại: lụa, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế,
đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi...
Trước hết là Gấm:
Gấm là loại hàng dệt nền dày có nhiều màu sắc khác nhau tạo nên gấm các
loại như: gấm lam, gấm hồng cánh chấu, gấm đỏ, gấm vàng…
Hoa trên gấm thường có màu tươi rực rỡ, được dệt cài hoa nổi, tựa như thêu
chỉ các màu rất khéo trên nền sa tanh, hoa văn phức tạp và đẹp.
Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là 5 hay 7 màu gọi là gấm ngũ
thể hay gấm thất thể
Gấm được dệt bằng tơ tằm, tơ nhuộm nhiều màu. Khung dệt gấm gọi là
khung hoa, một loại máy dệt khá phức tạp. Sợi ngang và sợi dọc mỗi tấm gấm
đều nhuộm màu theo đúng gam màu đã định trước. Sợi dọc tạo nền chìm ở dưới,
sợi ngang tạo hoa nổi lên trên mặt phải tấm gấm. Khi ánh sáng rọi vào, tùy vào

độ sáng trời hay ánh sáng đèn, nến thì ở góc độ nhìn, mặt gấm hoa phản chiếu
màu và do đó đã tạo nên góc độ khác nhau trơng óng ánh, sinh động.
Trong tất cả các loại hàng lụa dệt hoa thì gấm là mặt hàng quý nhất, khó
làm nhất. Người đời coi gấm là “bà chúa” của các mặt hàng dệt tơ lụa. Gấm nền
lam màu sẫm điểm hoa văn chữ “Thọ” nhiều kiểu, nhiều màu, dùng để may lễ
phục cho những người có chức vị ngày xưa
Dệt gấm địi hỏi người thợ phải có tay nghề rất cao, trình độ kỹ thuật điêu
luyện, tinh xảo và có đầu óc thẩm mỹ tuyệt vời. Vì vậy xưa nay chỉ có ít nghệ
nhân biết dệt gấm. Theo dân gian truyền lại, dưới thời Lê, chỉ có làng Vạn Phúc
19


là nơi duy nhất biết dệt gấm: “Gấm cụ Đa, lụa hoa bà Tính”. Câu ca đã thể hiện
độ khó để dệt được gấm.
Vân
Vân là mặt hàng lụa mỏng có hoa nổi, hoa chìm. Hoa nổi trên mặt lụa thì
bóng mịn, cịn hoa chìm phải soi lên ánh sáng mới thấy được. Vân được dệt ở
Vạn Phúc là một loại sản phẩm tơ lụa rất nổi tiếng. Lụa vân và gấm có họ gần
với nhau. Dệt lụa vân gần giống với dệt gấm nhưng dệt vân đơn giản hơn gấm
bởi vì lụa vân mỏng hơn gấm, màu sắc và hoa văn cũng không cầu kỳ bằng gấm.
Kiểu hoa và màu sắ của lụa vân đã đi vào thói quen thẩm mỹ của người trong
nước, ngoài nước và đã đạt tới giá trị nghệ thuật cổ điển. Trông thấy lụa ấy,
người ta biết ngay đó là lụa Việt Nam, khơng thể trộn lẫn vào đâu được với các
hoa văn “con bướm, bông hồng”, “con bướm, bông cúc”, “hạc trắng trong mây”,
“con phượng, chữ thọ”…Chỉ có thợ vạn Phúc dệt vân giỏi nhất nên mới có câu
ca: “The La, lụa Vạn, vải Canh”. Đó là câu ca nói về các làng thủ cơng dệt từng
mặt hàng đẹp có tiếng: làng La, nay là La Khê, La Cả dệt the, làng Vạn tức Vạn
Phúc dệt lụa, lụa ở đây chính là lụa Vân, làng Canh nay là Canh Diễn dệt vải sợi
bông.
Lụa

Dệt bằng tơ tằm, có nhiều sợi dộc và ngang hơn the, mặt hàng nhẵn, dày
hơn, bền hơn the.
Lụa có lụa trơn và lụa hoa
Lụa trơn khơng có hoa bao gồm: lụa nan tre thì mỏng, lụa nan đồng thì dày,
lụa tường gạch, lụa quả tram, lụa quả xoan, chéo go, sa tanh, đoạn đũi…
Lụa hoa là lụa trơn có cải hoa: lụa cầu kỳ là loại đặc hoa.
Lụa là mặt hàng dệt theo kiểu đan nong mốt nhưng mặt lụa rất mịn màng,
óng ả. Khổ rộng tấm lụa vừa phải nên việc may cắt rất thuận lợi
20


The, sa, xuyến, băng, quế
Các loại sản phẩm này có đặc điểm chung, nét đặc sắc là đều dệt thủng
nghĩa là trên mặt tấm the, sa, xuyến, băng, quế đều có những lỗ thủng nhỏ rất
đẹp. Nhưng chúng lại khác nhau ở bố cục sợi dọc và sợi ngang. Lỗ dệt thủng
giữa các loại này khác nhau về kích thước và dộ thưa, dày. Kỹ thuật dệt như thế
không chỉ tạo nên các loại hàng khác nhau mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ của
từng mặt hàng tơ lụa, có khả năng thỏa mãn sở thích, nhu cầu, thị hiếu đa dạng
của người tiêu dung.
Lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh
Các đoạn lĩnh, vóc, sa tanh là hàng dệt dày. Số lượng sợi dọc của mặt hàng
này nhiều hơn tơ lụa. Mỗi tấm lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh có số sợi dọc quãng đọ
8000 sợi, trong khi đó, lụa có khoảng 3000 sợi. Khi dệt các hàng dệt này thì một
răng go có 8 hột của đi qua.
Khi dệt lĩnh, đoạn, vóc và sa tanh, người thợ phải làm sao cho sợi dọc nổi
lên nhiều hơn để mặt vải bóng nhống hơn.
Ngồi các lụa là gấm vóc kể trên,thợ thủ cơng trong làng dệt Vạn Phúc
trong lịch sử nghề tơ lụa đã sản xuất nhiều mặt hàng khác nữa.
Là hàng thủ công, lụa Vạn Phúc rất coi trọng tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Các thế hệ nghệ nhân và thợ dệt ở đây không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất

mẫu hàng và những thủ pháp nghệ thuật. Các sản phẩm của họ ở bất cứ loại nào
cũng đạt tới mức hoàn mỹ. Hàng trơn thì mịn óng, mềm mại, nuột nà. Hàng dệt
hoa thì tới độ cực kỳ tinh tế với màu sắc khi óng ánh, khi trang nhã, có khi cịn
rực rỡ, khi nổi, khi chìm những hoa văn, đồ án trang trí bằng kỹ thuật sợi dọc,
sợi ngang phức tạp hay bằng nghệ thuật cài hoa, dệt thủng tinh vi.
Nghệ thuật trang trí và hoa văn trên lụa được xem như mẫu mực của phong
cách tạo hình trên chất liệu mỏng bằng tơ sợi của các nghệ nhân và các nghệ sĩ
dân gian Việt Nam.
21


Các nghệ nhân tạo mẫu và những ngườu thợ dệt Vạn Phúc đã sử dụng
những đề tài trang trí từ kho tang nghệ thuật truyền thống dân tộc, nhưng có
sang tạo chứ khơng dập khn nhằm thích ứng với chất liệu dệt.
Trước kia, lụa Vạn Phúc chủ yếu được dùng để cung cấp, phục vụ cho tầng
lớp trên, những người giàu có trong xã hội Cho nên đề tài họa tiết trên lụa cũng
nhằm ca ngợi những tầng lớp quý tộc ấy và đề tài nào cũng chứa đựng ý nghĩa,
giá trị truyền thống văn hóa sâu sắc.
Đề tài thường gặp trên một số hàng tơ lụa dệt hoa là: nguyên hoa, hoa lộc,
tứ hữu, tứ thời, hồng điêp, trúc mai…Hoa lộc là bong hoa trên chồi biếc biểu
trưng cho ước vọng sinh sôi, nảy nở, phát triển của con người và sự vật. Tứ hữu
gồm bốn loài cây: mai thể hiện tính hồn nhiên, lan thể hiện sự thanh khiết, cúc
thể hiện sự an nhàn ẩn dật, trúc thể hiện tính cứng rắn, qn tử. Cịn tứ thời gồm
bốn loài động thực vật: mai - điểu biểu tượng của mùa xuân, liên – áp biểu trưng
cho mùa hạ, cúc – điệp biểu trưng cho mùa thu, trúc – hạc biểu trưng cho mùa
đơng.
Trên gấm vóc xưa chỉ dung cho vua chúa, quan lại thường là các mẫu tứ
linh, bát vật, tam đa, ngũ phúc, thọ đỉnh, long vân…Các họa tiết này được mơ
phỏng từ các đề tài trang trí trong các di tích, các kiến trúc cổ của dân tộc. Ví dụ
như dệt tứ linh với long (rồng) biểu tượng cho uy lực, cho nam tính, lân (kỳ lân,

một con vật tưởng tượng đầu sư tử, mình nai, đi trâu, ăn cỏ, rất hiền lành) biểu
trưng cho ước vọng thái bình, quy (rùa) biểu tượng cho sự sống trường tồn và
phụng biểu tượng cho nữ tính.
Tứ linh kết hợp thêm bốn con vật nữa thành bát vật. Bốn con vật đó là ngư
– phúc – hạc – hổ. Ngư (cá) gắn với thuyết “cá chép hóa rồng” biểu trưng cho sự
thành đạt. Chữ “phúc” nghĩa là phúc đức viết gần giống với chữ “bức” nghĩa là
con dơi, vì vậy người xưa lấy con dơi để biểu tượng cho phúc đức. Con hạc –
22


loài chim quý hiếm, tượng trưng cho phong cách thần tiên. Hổ tượng trưng cho
sức mạnh.
Hay chủ đề Ngũ phúc là năm con dơi được bám vào nhau biểu trưng cho:
thọ, phú, khang ninh, hiếu đức, chung mệnh nghĩa là sống lâu, giàu có, yên ổn,
yêu đức và sống hết mệnh trời
Nhìn chung hoa văn dệt truyền thống bao giờ cũng bố trí đối xứng. Đường
nét trang trí khơng rườm rà, phức tạp mà ln mềm mại, phóng khống và dứt
khốt. Họa tiết hoa lá thì theo thế liên hồn, cân đối, thoáng đạt.
Ngày nay hoa văn trên lụa rất phong phú và đa dạng, gồm những mầu hoa
hiện đại như: hoa đuôi công, lá lan, lá nho, hoa sao, hoa hướng dương, hoa
tuylip,…Đặc biệt có những mẫu hoa văn truyền thống kết hợp hiện đại như:
trúc-cúc-thọ-hỷ, hòng-thọ, cúc-thọ…
Nghề dệt lụa của đất này từ lâu đã nổi tiếng bởi những mặt hàng tinh tế. Sản
phẩm chính là lụa tơ tằm. Từ những sản phẩm lụa, người ta đã dùng may lên
những bộ trang phục nhẹ nhàng, những chiếc túi thêu, các kiểu ví, những chiếc
váy xinh xinh và nhất là rất nhiều khăn lụa phù hợp với thời tiết nhẹ nhàng của
những ngày đầu đông.
Từ những dải lụa mềm mại, người ta thêm nhiều phụ kiện đính thêm lên các
sản phẩm khiến những chiếc túi hay chiếc ví thêm đẹp và có thêm nhiều lựa
chọn cho khách hàng.

Giá cả của những sản phẩm bán tại làng lụa Vạn Phúc phải chăng và dễ
chọn lựa. Mặt hàng được bày bán trong các cửa hàng nhiều màu sắc đa dạng và
phong phú về chủng loại. Vào những ngày đầu đông, sản phẩm khăn lụa,
caravat, áo khốc bơng trần, lụa may áo dài được bày bán nhiều hơn hẳn. Suốt
dọc chiều dài vài trăm mét với gần 50 cửa hàng quý khách sẽ tha hồ chọn lựa
cho mình những sản phẩm thích hợp với mình
23


Nhưng quý khách cũng nên lưu ý, trong nhiều cửa hàng lụa Vạn Phúc, lụa
Trung Quốc chất lượng kém được bày bán rất nhiều, thậm chí được danh nghĩa
lụa Vạn Phúc. Bên cạch đó, cũng có các sản phẩm khơng phải là lụa “nguyên
chất”, được pha bằng các loại sợi công nghiệp nhập từ Trung Quốc. Các sản
phẩm này lại có nhiều màu sắc, kiểu dáng bắt mắt và giá “mềm" hơn các sản
phẩm chính thống.
Ngồi các điểm chúng ta vừa tham quan ở trên, làng lụa Vạn Phúc còn rất
nhiều điểm tham quan thú vị khác như: chùa Vạn Phúc, miếu, đền phường cửi…
Bây giờ quý khách sẽ có một khoảng thời gian đi múa sắm, hẹn quý vị đúng
11h15phút có mặt tại cổng làng phía trước để chúng ta lên xe trở về khách sạn ăn
uống nghỉ ngơi, chuẩn bị tư thế cho chuyến tham quan buổi chiều.
Kính thưa quý khách, như vậy chúng ta đã kết thúc chuyến tham quan làng
lụa Vạn Phúc trong buổi sáng hôm nay. Chắc hẳn quý khách cũng đã mua sắm
được những món đị ưng ý. Từ cổng thứ hai này, q vị nhìn sang bên kia là
chùa Vạn Phúc, một ngơi chùa thờ tổ nghề Ả Lã Thị Nương. Trong thời gian gần
đây, ngôi chùa đang tu sửa nên chúng ta không thể vào tham quan, hẹn quý
khách lần sau chúng ta sẽ vào thăm ngôi chùa.
Bây giờ chúng ta lên xe!

24




×